Bày tỏ quan điểm về ý kiến của nhà văn Pháp La
Bơruye về tác phẩm văn học
Từ trước tới nay, trên thế giới có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về cách đánh giá giá trị của một tác
phẩm văn chương. Có người thì đề cao nghệ thuật, có người thì đề cao nội dung. La Bơ-ruy-e, nhà
văn Pháp đã bày tỏ quan điểm của mình như sau: Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi
cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa:
đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra.
Xét về mặt ý nghĩa thì quan điểm trên gần giống với quan điểm của nhà văn hiện thực Nga nổi tiếng
Mác-xim Gorơ-ki: Văn học là nhân học. La Bơ-ruy-e nhấn mạnh tới chức năng giáo dục của văn
học. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn chương có khả năng đặc
biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của con người. Đặc điểm của văn học là
thông qua các sự kiện, các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm để giáo dục cho con người tình
cầm trong sáng, đạo lí làm người. Mặt khác, văn học giúp con người hoàn thiện nhân cách, nâng
cao tình thần và gợi cho con người những tình cảm cao quý và can đảm.
Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang tạt cho con người những
rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, trước cuộc sống phong phú, đa dạng
muôn màu muôn vẻ và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hồn. Mục đích trước tiên và quan
trọng của văn học là giúp con người đối chiếu, liên tưởng, suy ngẫm về cuộc đời và về chính bản
thân, nâng cao niềm tin vào bản thân để từ đó có nhận thức đúng đắn hơn, có khát vọng hướng tới
chân lí, dám đấu tranh chống cái xấu, cái ác; biết tìm tòi và hướng tới cái Đẹp, cái Thiện của cuộc
sống. Đó chính là văn học chân chính có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa, xứng đáng là bạn tốt
của con người.
Nhà văn La Bơ-ruy-e cũng bày tỏ ý kiến về cách đánh giá một tác phẩm văn chương và một nghệ sĩ
chân chính. Theo ông, tác phẩm nào có ảnh hưởng lớn lao tới đời sống tinh thần của con người
theo chiều hướng tích cực thì đó là một cuốn sách hay, đích thực là văn chương và người viết ra nó
xứng đáng được gọi là nghệ sĩ.
Hai nhà văn nổi tiếng của Việt Nam là Thạch Lam và Nam Cao cũng có quan điểm gần giống với La
Bơ-ruy-e. Thạch Lam cho rằng: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người
đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại, văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng
ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn. Còn Nam Cao đã thông qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời
thừa để bày tỏ quan điểm của mình về tác phẩm văn chương, về nhà văn chân chính. Là một nhà
văn, Hộ từng ấp ủ một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương của mình. Anh mong ước sẽ sáng tạo
ra những tác phẩm thật sự có giả trị, vượt lên tất cà bờ cõi và giới hạn. Quan điểm về văn chương
của Hộ cũng hết sức tiến bộ : Một tác phẩm văn chương đích thực phải chứa đựng được một cải gì
lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bình… Nó làm cho người gần người hơn. Nhà văn phải ỉà những người nghệ sĩ vừa có tâm vừa có
tài, trong sáng tác phải tạo cho mình một phong cách riêng, một dấu ấn riêng không thể lẫn với bất
cứ ai khác; vì: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa
ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (Nam Cao).
Chúng ta có thể lấy một số tác phẩm kinh điển của các nhà văn nổi tiếng thế giới để chứng minh và
khẳng định ý kiến của La Bơ-ruy-e là đúng.
Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô là bài ca tuyệt vời về tình thương yêu con
người, về đức vị tha, hi sinh đến quên mình. Nhân vật Giăng Van-giăng là “nhân vật tư tưởng” tiêu
biểu cho chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. Người thợ làm vườn nghèo khổ này vì thương đàn cháu
mồ côi nheo nhóc, đói khát nên đã liều đập vỡ cửa kính tiệm bán bánh mì để lấy cắp một ổ bánh. Bị
kết án khổ sai, Giăng Van-giăng mấy lần tìm cách vượt ngục nhưng không thành nên thời gian ngồi
tù cứ kéo dài ra mãi. Sau khi được trả tự do, vì hoàn cảnh ngặt nghèo, Giăng Van-giăng lại phạm tội
cướp đồng xu của một đứa trẻ và lấy cắp bộ đồ ăn bằng bạc của giám mục Mi-ri-en. Sự độ lượng
và lòng bác ái của vị giám mục nhân từ đã cứu Giăng Van-giăng thoát vòng lao lí và nó tác động rất
lớn tới tư tưởng, tình cảm của con người tội nghiệp này. Nó đóng vai trò quyết định trong việc thay
đổi cuộc sống và tính cách của Giăng Van-giăng.
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vích-to
Huy-gô và mang dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương Pháp thế kỉ XIX. Nội
dung đoạn trích phản ánh sự đối lập giữa cái ác và cái thiện, giữa bạo lực cường quyền và nạn
nhân của nó. Qua đó, nhà văn phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người
khốn khổ và khẳng định lí tưởng nhân đạo tốt đẹp.
Từ một người tù khổ sai, sau nhiều năm làm việc cật lực, Giăng Van-giăng đã trở thành ông chủ nhà
máy có uy tín và được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng, ông quan tâm và có những nghĩa cử
cao đẹp đối với người đàn bà bất hạnh Phăng-tin. Bị tên mật thám Gia-ve phát hiện và đến bắt,
Giăng Van-giăng (tức thị trưởng Ma-đơ-len) không hề run sợ. Trước thái độ hung hăng, tàn nhẫn
của Gia-ve, ông vẫn tìm cách trấn an Phăng-tin để níu kéo sự sống cho chị. Phăng-tin chết vì bị sốc
trước sự thực phũ phàng (tên mật thám Gia-ve túm cổ áo ngài thị trưởng đáng kính). Giăng Vangiăng ghé tai chị thì thầm hứa sẽ tìm bằng được bé Cô-dét – đứa con gái yêu quý của chị. Một điều
kì diệu ngoài sức tưởng tượng đã xảy ra: Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người
độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà
trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa
xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết. Đây là một ảo tưởng cảm động trước một sự thực
cao cả làm rung động sâu xa tâm hồn người đọc.
Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp khồng ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của
chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải gánh chịu do chiến tranh ; đồng thời ca
ngợi lòng nhân hậu, vị tha của người lính Hồng quân nói riêng và của nhân dân Nga nói chung. Tác
phẩm này ra đời như một sự kiện làm chấn động nền văn học Xô viết và Sô-lô-khốp được đánh giá
là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XX.
Nhân vật chính của truyện là An-đrây Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân tham gia cuộc chiến tranh
vệ quốc của Liên bang Xô viết chống phát xít Đức xâm lược. Bị bắt làm tù binh, anh phải chịu đựng
sự hành hạ dã man của kẻ thù. Trong một cuộc trốn chạy để trở về với Hồng quân, anh đã mưu trí
dũng cảm bắt sống một tên thiếu tá Đức và cướp một xe vận tải. Chiến tranh kết thúc, thay vì được
hưởng niềm hạnh phúc vô biên là được đoàn tụ với gia đình trên quê hương thân yêu thì Xô-cô-lốp
lại phải chịu đựng một số phận bất hạnh : Vợ và hai con gái nhỏ bị trúng bom của phát xít; con trai
lớn của anh cũng là một chiến sĩ Hồng quân đã trúng đạn ngã xuống tại cửa ngõ Béc-lin ngay trong
ngày chiến thắng. Đất nước đã hòa bình nhưng Xô-cô-lốp không thể sống yên ổn bởi anh mang
trong tim một nỗi đau vô hạn. Anh nhận chú bé mồ côi Va-ni-a làm con nuôi và từ đó cuộc sống của
anh thay đổi hẳn. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng Xô-cô-lốp thấy lòng vui trở lại, thấy cuộc đời là đáng
yêu, đáng sống. Tình yêu thương quả là một sức mạnh thần kì giúp con người vượt qua nghịch
cảnh, chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận. Nhân vật Xô-cô-lốp là hiện thân của tính cách Nga
kiên cường, dũng cảm và giàu lòng nhân ái. Bằng hình tượng nhân vật điển hình này, nhà văn Sôlô-khốp đã đề cập tới một vấn đề trọng đại từng ám ảnh bao nghệ sĩ lớn, đó là vấn đề số phận con
người. Một khái niệm trừu tượng đã được nhà văn cụ thể hóa thông qua cuộc đời của một nhân vật
với nhiều đau khổ, mất mát; để rồi với ý chí, nghị lực phi thường và lòng nhân ái sâu sắc, nhân vật
đã vượt qua tất cả để chiến thắng số phận bất hạnh. Đọc truyện ngắn Số phận con người của Sôlô-khốp, người đọc nhận thức được rất nhiều điều và cũng học được nhiều bài học nhân sinh bổ ích
từ nhân vật Xô-cô-lốp. Đó là thành công của tác phẩm, là vinh dự lớn lao của người nghệ sĩ.
Trong tiểu thuyết ông già và biển cả của nhà văn Mĩ Hê-minh-uê, hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc
dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình
gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Tác phẩm này là một bài học thiết thực và
bổ ích về khát vọng, ý chí và nghị lực của con người. Nhà văn đặt nhân vật vào một tình huống đặc
biệt là chỉ có một mình giữa biển khơi bao la đầy bất trắc ; một mình săn đuổi, đánh bắt con cá kiếm
khổng lồ và một mình đương đầu với đàn cá mập hung dữ để bảo vệ thành quả lao động, ông lão
đánh cá Xan-ti-a-gô suốt đời làm lụng vất vả, cực nhọc nhưng không nguôi mơ ước một ngày nào
đó sẽ đánh bắt được một con cá thật to để thỏa mãn ước mơ và khẳng định tài năng của mình. Trớ
trêu thay, cho tới lúc ông đã quá già thì ước mơ này mới trở thành hiện thực. Suốt mấy ngày đêm
lênh đênh trên biển, ông lão mới phát hiện ra con cá kiếm khổng lồ, to hơn chiếc thuyền của ông.
Cuộc chiến đấu gay go giữa người và cá kéo dài tưởng chừng quá sức chịu đựng của ông lão,
nhưng ông lão không nản chí, vẫn đem hết sức lực để bắt bằng được con cá mà ông ao ước đã
bao lâu. Thế nhưng đàn cá mập tham lam đã tấn công con cá kiếm. Mặc dù ông lão chống đỡ quyết
liệt để xua đuổi đàn cá mập hung dữ nhưng đến lúc thuyền cập bến thì con cá kiếm chỉ còn là một
bộ xương.
Cốt truyện giản dị chỉ có vậy nhưng Hê-minh-uê đã viết nên một áng văn xuôi giản dị và trung thực
về con người. Tuy không có âm hưởng anh hùng ca nhưng câu chuyện về ông lão đánh cá thực sự
là bài ca ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường rất đáng khâm phục của người lao động. Tác
phẩm còn chứa đựng một tầng nghĩa sâu xa hơn trong hình tượng con cá kiếm và ông già đánh cá.
Vẻ đẹp kiêu hùng của con cá kiếm vùng vẫy tự do trên biển cả tượng trưng cho ước mơ và lí tưởng
mà con người suốt đời khao khát và theo đuổi. Ông lão đánh cá với ý chí kiên cường tiêu biểu cho
quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực của con người. Tiểu thuyết ông già và biển cả với số trang
khiêm tốn chì nhiều hơn một truyện vừa chút ít nhưng thực sự là một sáng tác mà nhà văn nào
cũng ao ước viết được lấy một lần (Phôn-cơ-ne), bởi nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc trên toàn thế giới và đem lại vinh quang cho tên tuổi Hê-minh-uê – một nghệ sĩ vĩ đại của
nhân loại.
Ý kiến của La Bơ-ruy-e đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của chức năng giáo dục trong
văn chương và nêu lên cách đánh giá đúng đắn về – tài năng người nghệ sĩ. Văn chương đem lại
cho con người những giá trị tinh thần cao quý, giúp con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc
sống. Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tư tưởng ; giá trị nghệ thuật cao sẽ vượt qua thử
thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, không gian để trở thành kiệt tác muôn đời của nhân
loại. Đúng như La Bơ-ruy-e khẳng định: …đó là một cuốn sách hay và người viết ra nó xứng đáng là
một nghệ sĩ đích thực.