Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.83 KB, 23 trang )

CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THƯƠNG LƯỢNG,
KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Ths.Mai Đức Chính
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, sự can thiệp của
nhà nước vào quan hệ lao động ngày càng có xu
hướng giảm; Chủ yếu nhà nước ban hành cơ chế,
chính sách và đứng trung gian nhằm tạo điều kiện
cho các bên (NSDLĐ và đại diện cho tập thể lao
động) thương lượng, thỏa thuận về điều kiện lao
động;
Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận bảo
đảm cho NLĐ có những điều kiện thuận lợi hơn so
với quy định của pháp luật về lao động.


Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định:
TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể
lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao
động mà hai bên đạt được thông qua thương
lượng tập thể.
Nội dung TƯLĐTT không được trái với
quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho
NLĐ so với quy định của pháp luật;



Trong những năm qua việc thương
lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT tuy có
đạt được một số tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều
tồn tại hạn chế; nhiều bản TƯLĐTT chủ yếu
sao chép luật, ít có nội dung có lợi hơn cho
NLĐ so với quy định của pháp luật;
Việc thực hiện TƯLĐTT cũng gặp nhiều
khó khăn, do NSDLĐ ký TƯLĐTT nhằm đối
phó với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.


Việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ lao động và hoạt
động của tổ chức công đoàn nhằm thực hiện tốt chức
năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của NLĐ.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng,
ký kết và thực hiện TƯLĐTT là vấn đề cấp bách và cần
thiết nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong hoạt
động công đoàn các cấp.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt
Nam lần thứ XI, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn LĐVN
(khóa XI) xây dựng chương trình “Nâng cao chất lượng
thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước
lao động tập thể” với các nội dung cụ thể như sau:


I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp
CĐ trong việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký

kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT nhằm đại
diện, bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
NLĐ, góp phần xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và
tiến bộ trong DN.
2. Tăng cường vai trò của CĐ cấp trên trực tiếp
cơ sở trong việc hỗ trợ CĐCS hoặc đại diện TTLĐ ở
những DN chưa có CĐCS thương lượng, ký kết và
thực hiện TƯLĐTT.
3. Việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký
kết và thực hiện có hiệu qủa TƯLĐTT phải đi vào
thực chất, khắc phục tính hình thức trong thương
lượng ký kết và thực hiện TƯLĐTT.


II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1- Mục tiêu
a. Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết
và thực hiện cú hiệu quả TƯLĐTT.
b. Nâng tỷ lệ các DN có tổ chức CĐ thương
lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
c. Triển khai thực hiện thí điểm thương lượng,
ký kết TƯLĐTT ở một số ngành TW, địa phương,
nhóm DN và KCN-KCX…


2- Một số chỉ tiêu phấn đấu
- 100% số DNNN, 65% trở lên số DN ngoài NN
và DN có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức CĐ có
TƯLĐTT.
- Có 80% trở lên bản TƯLĐTT được thương

lượng, ký kết đảm bảo chất lượng và thực hiện có hiệu
quả, có nhiều điều khoản quy định có lợi hơn cho NLĐ
so với quy định của pháp luật.
- CĐ ngành Cao su VN và 3 CĐ ngành địa
phương thương lượng, ký kết TƯLĐTT ngành.
- Thí điểm thương lượng và ký kết thỏa ước lao
động tập thể ở nhóm doanh nghiệp, ở khu công nghiệp.


III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Nghiên cứu, tham gia với Quốc hội, Chính
phủ và các Bộ ngành liên quan và tham mưu với
Đoàn Chủ tịch TLĐ ban hành các văn bản liên quan
đến thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
- Kiến nghị và tham gia với CP sớm ban hành
các Nghị định hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2012,
nhất là các vấn đề: Tiền lương, HĐLĐ… và một số
điều của Bộ Luật Lao động cần được hướng dẫn.
- Tham gia xây dựng các dự án luật trình Quốc
hội như Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật
An toàn vệ sinh LĐ, Luật Tố tụng lao động, Luật
BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi)…


- Tham mưu với Đoàn Chủ tịch TLĐ ban hành
hướng dẫn của TLĐ về thực hiện quyền và trách
nhiệm của công đoàn trong thương lượng, ký kết và
thực hiện TƯLĐTT.
- Xây dựng giáo trình đào tạo, tập huấn và kỹ
năng thương lượng tập thể.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng
TƯLĐTT.


2- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ CĐ
các cấp và NLĐ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng
của việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục cho CB, đoàn viên CĐ và NLĐ với các hình thức và
nội dung đa dạng phong phú nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật LĐ và CĐ nói chung và các quy
định về thương lượng, ký kết TƯLĐTT nói riêng.
- Triển khai hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch TLĐ về
thực hiện quyền và trách nhiệm của CĐ trong thương
lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT, cũng như bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng TƯLĐTT và thực hiện TƯLĐTT cho
các cấp CĐ và NLĐ để thực hiện và giám sát.


3- Đào tạo đội ngũ giảng viên, chuyên gia và
cán bộ CĐCS về kỹ năng thương lượng, giám sát
thực hiện TƯLĐTT
- Tổng Liên đoàn LĐVN đào tạo đội ngũ giảng
viên và chuyên gia về kỹ năng đàm phán, thương
lượng cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở.
- Đội ngũ giảng viên và chuyên gia của CĐ cấp
trên cơ sở đào tạo kỹ năng đàm phán, thương lượng
cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cớ sở và
CĐCS.

- Hàng năm tổ chức bồi dưỡng bổ sung kiến
thức, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ giảng
viên và chuyên gia về TƯLĐTT.


4- Tăng cường vai trò của CĐCTTTCS trong việc
hỗ trợ CĐCS thương lượng, ký kết và thực hiện
TƯLĐTT; cũng như đại diện cho NLĐ thương lượng,
ký kết TƯLĐTT ở những DN chưa có CĐCS
- Thống kê, rà soát, lập danh sách những đơn vị đã
thành lập CĐCS mà chưa thương lượng, ký kết TƯLĐTT
đề ra kế hoạch, lộ trình để các cơ sở đã tiến hành thương
lượng và ký kết TƯLĐTT.
- Thống kê các DN đang hoạt động mà chưa có
CĐCS nhưng có đủ điều kiện thương lượng và ký kết
TƯLĐTT đưa vào chương trình kế hoạch để CĐCTTTCS
đại diện thương lượng và ký kết TƯLĐTT khi có yêu cầu
của NLĐ.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng
tập thể cho cán bộ CĐCS.


- Cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến
thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
cho CĐCS.
- Tham dự phiên họp thương lượng tập thể theo
đề nghị của CĐCS.
- Quyết định phân công đại diện thương lượng và
ký kết TƯLĐTT ở DN chưa có CĐCS khi NLĐ ở DN
đó yêu cầu.



- Định kỳ hàng năm tổng hợp và đỏnh giỏ kết
quả thực hiện việc thương lượng tập thể và TƯLĐTT,
tập hợp những vướng mắc, tồn tại, kiến nghị với cơ
quan có thẩm quyền giải quyết; báo cáo kết quả thực
hiện với CĐ cấp trên.
- Hoàn thiện hệ thống thống kê, báo cáo đầy đủ,
trung thực số liệu tỷ lệ DN có thương lượng, ký kết và
thực hiện TƯLĐTT.


5- Đánh giá chất lượng TƯLĐTT và thực hiện
TƯLĐTT
- Căn cứ khung tiêu chí đánh giá chất lượng
TƯLĐTT và thực hiện TƯLĐTT của TLĐ, CĐCTCS
xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT và
thực hiện TƯLĐTT phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương, ngành.
- Đưa chỉ tiêu đánh giá chất lượng thương lượng
và thực hiện TƯLĐTT vào tiêu chuẩn xét thi đua của
CĐCTTTCS hoặc vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại CĐ
vững mạnh hàng năm.
- Định kỳ hàng năm các cấp CĐ tổng hợp, đánh
giá chất lượng và kết quả thực hiện TƯLĐTT báo cáo
về CĐCTCS và TLĐ.


6- Đẩy mạnh việc thương lượng, ký kết và thực
hiện TƯLĐTT ở cấp ngành TƯ và địa phương

- Chỉ đạo CĐ Dệt May VN sơ kết, đánh giá việc
thực hiện thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
ngành Dệt May VN lần 2, trên cơ sở kết quả đạt được
tiếp tục thương lượng TƯLĐTT với chất lượng hiệu quả
cao hơn khi chuẩn bị thương lượng TƯLĐTT lần 3.
- Hoàn thành việc quá trình thương lượng và ký
kết TƯLĐTT nhóm DN ở Khu Công nghiệp Đồng Nai
và tiếp tục nghiên cứu thí điểm thương lượng và ký kết
TƯLĐTT nhóm DN khác.
- Mở rộng việc thương lượng và ký kết TƯLĐTT
ngành ít nhất 3 ngành địa phương khác.


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Đoàn Chủ tịch TLĐ tổ chức chỉ đạo, triển khai
thực hiện Chương trình này trong hệ thống CĐ cả
nước.
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ có liên quan
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế
hoạch cụ thể, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch TLĐ chỉ
đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực
hiện Chương trình ở các cấp CĐ.
- Ban Chính sách – Pháp luật và Văn phòng TLĐ
có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch TLĐ tổng hợp,
đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này.


2. LĐLĐ tỉnh, TP; CĐ ngành TW; CĐ TCty
trực thuộc TLĐ

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của
cấp mình và tổ chức triển khai đến CĐCS thuộc ngành,
địa phương, đơn vị mình.
- Lập kế hoạch, giao chỉ tiêu cho CĐ cấp trên
trực tiếp cơ sở về chất lượng thương lượng và thực hiện
TƯLĐTT.
- Tuyên truyền phổ biến, chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ
CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, CĐCS về thương lượng, ký
kết và thực hiện TƯLĐTT.
- Cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến
thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT cho CĐ
cấp dưới.


- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về chính
sách pháp luật và kỹ năng thương lượng cho cán bộ
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS.
- Xây dựng đội, nhóm chuyên gia hỗ trợ CĐCS
thương lượng và ký kết TƯLĐTT.
- CĐ ngành Trung ương phối hợp với LĐLĐ tỉnh,
TP chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thuộc ngành mình đóng
trên địa bàn tỉnh, TP.
- Định kỳ hàng năm sơ kết, báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình về TLĐ (qua Ban Chính sách–Pháp
luật TLĐ).


3. CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở
- Căn cứ Chương trình này và chỉ đạo, hướng
dẫn của CĐ cấp trên, cụ thể hóa thành chương trình,

kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình và tổ chức
thực hiện.
- Chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn
đốc và hỗ trợ CĐCS thương lượng, ký kết và thực
hiện TƯLĐTT.
- Quyết định phân công đại diện thương lượng
và ký kết TƯLĐTT ở DN chưa thành lập CĐCS khi
NLĐ ở DN đó yêu cầu.


4. Công đoàn cơ sở
- Căn cứ Chương trình này và chỉ đạo, hướng dẫn
của CĐCTTTCS, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch
công tác hàng năm của cấp mình và tổ chức thực hiện.
- Chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng, tổ chức
thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT đảm
bảo chất lượng và hiệu quả, đạt được nhiều thỏa thuận có
lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật.
- Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo và đề nghị
CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ trong quá trình thương
lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT khi gặp khó khăn.
- Trong quá trình thương lượng tập thể có thể đề
nghị CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tham dự phiên họp
thương lượng tập thể.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!




×