Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Một số giải pháp thực hiện kích cầu, ngăn chặn suy thoái kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.77 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LỚP: CHK23A-KTCT

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

BAN HÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THUẾ NHẰM THỰC
HIỆN CHỦ TRƯƠNG KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ TIÊU DÙNG,
NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21-01-2009 của Thủ tướng Chính phủ.
NHÓM 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Giáo viên hướng dẫn

Phan Văn Đồng
Ninh Hữu Hải
Trần Thanh Minh
Bùi Xuân Minh
Lê Hải Nam
Phan Xuân Nam
Lưu Đức Quang
Nguyễn Vĩnh Quý


Mai Tùng Sơn

TS. Nguyễn Hoài Nam

Tháng 02/2016


Mở đầu
Trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, chính sách tài khóa có vai trò rất lớn đối
với nền kinh tế quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng linh hoạt
chính sách tài khóa- tiền tệ nhằm đạt mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế. Thuế
và chi ngân sách của Chính phủ đang dần trở thành những công cụ điều tiết kinh tế
vĩ mô quan trọng của Nhà nước. Đây là hai công cụ cốt lõi của chính sách tài khóa.
Chính sách tài khóa chỉ có một nhưng yêu cầu đặt ra thì có nhiều và nó đối chọi
nhau. Chính sách tài khóa tốt phải cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu và những
đối chọi nhau ấy.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của chính sách tài khóa đối với thúc đẩy kinh tế,
ta xem xét Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu
đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh
nghiệp.
I.

Bối cảnh ra đời và phạm vi Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày
21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ

1. Bối cảnh ra đời
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong
nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên
liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm

kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy
ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền
kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây
trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
và đời sống dân cư. GDP giảm liên tiếp trong các quý của năm 2008. Bước vào
năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng
hoảng tài chính năm 2008 làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường
vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác của nước ta.
Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, Chính
phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách sử dụng công cụ thuế là
“Ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư
và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh
nghiệp” (Theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21-01-2009 của Thủ tướng
Chính phủ).
2. Phạm vi chính sách
1
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


a. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2009 đối với 7 nhóm hàng hoá, dịch vụ;
b. Gia hạn nộp thuế trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp năm 2009 tính trên thu nhập từ 6 hoạt động sản xuất kinh doanh;
c. Không thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu được sản xuất từ gỗ
nhập khẩu cho các tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đăng ký với cơ quan hải
quan trước ngày 01 tháng 12 năm 2008;
d. Bãi bỏ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 104/2008/QĐ-TTg ngày
21 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với

mặt hàng gạo và phân bón xuất khẩu, số 119/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm
2008 về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuấtkhẩu đối với mặt hàng quặng
đồng thô và tinh quặng đồng, số 129/2008/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2008 về
việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng Barite và
Apatit.
Vậy chính sách này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 như thế nào?
II.

Khung lý thuyết

1. Tăng trưởng kinh tế:
Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng
của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ
giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
2. Chính sách tài khóa
a. Định nghĩa
Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế
khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô
như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
b. Phân loại
- Chính sách tài khóa mở rộng
Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi
tiêu (tăng đầu tư công cộng) để chống lại suy giảm.
- Chính sách tài khóa thu hẹp
Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể
tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng
quá nóng dẫn tới đổ vỡ.
2
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT



Hình 1. Mô tả chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp
c. Công cụ
- Thuế (T):
+ Thuế trực thu: Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
+ Thuế gián thu: Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông
thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
- Chi tiêu chính phủ (G):
+ Chi tiêu thường xuyên: Chi lương cho công chức, chi cho các hoạt động giáo
dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng …
+ Chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ
+ Chi đầu tư phát triển: Chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, …
- Tài trợ thâm hụt ngân sách:
+ Sử dụng khi thâm hụt ngân sách (T+ Phát hành tín phiếu/trái phiếu chính phủ (nghĩa là đi vay trong nước hoặc
nước ngoài)
+ Bán bớt các tài sản quốc gia (bán tài nguyên hay bán cổ phần trong các doanh
nghiệp nhà nước)
+ In tiền, …
d.
-

Trạng thái cán cân ngân sách Chính phủ
Nếu T > G => thặng dư ngân sách
Nếu T < G => thâm hụt ngân sách
Nếu T = G => cân bằng ngân sách

3
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


 Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là sử dụng CSTK mở
rộng, nhằm mục đích làm tăng tổng cầu và do đó thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng.
Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng,
Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân
sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai.
Kết quả là tổng cầu tăng, sản lượng tăng, tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp.
3. Hàm tổng cầu và ảnh hưởng của giá cả, tiêu dùng

AD = C + I + G + NX
Độ dốc của đường tổng cầu:
Đường tổng cầu dốc xuống bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu dùng, đầu tư
và xuất khẩu ròng.
- Mức giá và tiêu dùng (Hiệu ứng Pigou): với mức giá thấp, lượng tiền mà các
hộ gia đình nắm giữ có giá trị hơn, các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn nên
họ chi tiêu nhiều hơn trước => tăng tiêu dùng.
- Mức giá và đầu tư (hiệu ứng Keynes): Với mức giá thấp các hộ gia đình cần
giữ ít tiền hơn để tiêu dùng. Nên họ cho vay số tiền thừa, làm lãi suất giảm
=> kích thích đầu tư.
- Mức giá và xuất khẩu ròng(Hiệu ứng tỷ giá hối đoái): với mức giá thấp, làm
cho hàng trong nước rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu =>tăng xuất khẩu ròng.
4
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT



4. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến tăng trưởng kinh tế

Hình 2. Mô tả chính sách tài khóa mở rộng

GDP = C + I + G + (X - M) = C + I + G + NX
Trong đó:
C: Tiêu dùng các hộ gia đình
G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
NX = (X - M): Xuất khẩu ròng trong năm
- Trường hợp 1: Chi tiêu chính phủ tăng
G tăng => AD tăng => Y tăng từ Y1 -> Y2
- Trường hợp 2: Giảm thuế
Thu nhập khả dụng Yd = Y – T = C + S
T giảm => Yd tăng => C tăng => AD tăng => Y tăng
- Trường hợp kết hợp G tăng, T giảm: Y tăng.
III.

Kết quả áp dụng Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21-01-2009
của Thủ tướng Chính phủ năm 2009
1. Thực trạng GDP năm 2008
Năm 2008, kinh tế Việt Nam suy thoái, mức sụt giảm GDP thấy rõ theo từng quý:
5
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


Hình 3. Kết quả GDP theo quý
Quý


GDP

Mức sụt giảm

2007Q4

8.48

2008Q1

7.49

11.32%

2008Q2

6.47

11.57%

2008Q3

6.40

1.09%

2008Q4

6.15


4%

2009Q1

3.14

195.8%

Đứng trước thực trạng kinh tế suy thoái ngày càng nghiêm trọng, GDP sụt giảm
liên tục, Chính phủ bắt buộc phải đưa ra các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó có chính sách tài khóa sử dụng công cụ thuế
là Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg.
2. GDP năm 2009 sau khi áp dụng Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg

Kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng tốt, mặc dù chưa cao nhưng GDP đã tăng
trưởng ổn định theo từng quý.
Quý

GDP

2008Q4

6.15

Mức tăng

6
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT



2009Q1

3.14

-195.8%

2009Q2

4.46

14.2%

2009Q3

6.04

13.54%

2009Q4

6.90

11.42%

3. Biểu diễn kết quả theo đồ thị

Hình 4. Tăng trưởng GDP năm 2009
Qua các số liệu và đồ thị ở trên, có thể thấy tác động của chính sách tài khóa mở
rộng mà cụ thể là áp dụng Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21-01-2009 của

Thủ tướng Chính phủ năm 2009 về việc “Ban hành một số giải pháp về thuế
nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm
kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp” tới tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.
IV.

Đánh giá chính sách

Qua các số liệu và đồ thị ở trên, có thể thấy tác động của chính sách tài khóa mở
rộng. Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21-01-2009 của Thủ tướng Chính phủ
năm 2009 về việc “Ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ
trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó
7
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


khăn đối với doanh nghiệp” đã có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.
Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg là một phần chính sách tài khỏa mở rộng của
Chính phủ, để tăng trưởng kinh tế không chỉ trông chờ vào một chính sách riêng
biệt mà cần nhiều chính sách kết hợp. Tuy nhiên công cụ thuế nói trên cũng đã cho
thấy tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng GDP trong năm 2009.
Chính sách trên đã sử dụng công cụ thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế làm cho
GDP của nước ta năm 2009 tăng trưởng theo từng quý, giúp ổn định kinh tế vĩ mô
sau khi suy thoái trong năm 2008.
Chính sách đã cho thấy mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế, kết quả tăng
trưởng kinh tế thể hiện đúng theo khung lý thuyết.
V.


Một số vấn đề cần quan tâm sau khi nghiên cứu chính sách tài khóa

Sau khi nghiên cứu chính sách tài khóa tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhóm nhận
thấy một số vấn đề cần được quan tâm khi thực hiện chính sách tài khóa như sau:
1. Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế
Chính sách thuế và chi tiêu sẽ phụ thuộc vào sự biến động của chu kỳ kinh tế.
Khi nền kinh tế tăng trưởng nguồn thu thuế của chính phủ cũng sẽ tăng lên trong
khi nhu cầu chi tiêu hay quy mô của các gói trợ cấp của chính phủ cũng sẽ giảm đi.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái thì nguồn thu thuế của chính phủ cũng sẽ bị
suy giảm và nhu cầu trợ cấp của chính phủ cũng sẽ tăng lên.
=> Thuế là công cụ ổn định tự động nhanh và mạnh của nền kinh tế.
2. Số nhân tài khóa
Cho biết với một chính sách tài khóa mở rộng hay thu hẹp nhất định sẽ làm đường
tổng cầu dịch chuyển bao nhiêu.
Số nhân tài khóa là tỷ số của sự thay đổi GDP thực do thay đổi mang tính tự định
trong chi tiêu hoặc thuế của Chính phủ.
Điều này cho phép Chính phủ kiểm soát vấn đề tăng trưởng kinh tế và các vấn đề
khác một cách chủ động.
Tuy nhiên:
Việc xác định chính xác hệ số k là rất khó khăn do liên quan đến nhiều thông số
(tiêu dùng cận biên, đầu tư biên, nhập khẩu biên, …)
8
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


=> Có thể dẫn đến hậu quả sai lầm về mức độ thay đổi chính sách tài khóa cần
thiết.
3. Độ trễ chính sách
Một trong những lý do làm giảm tính hiệu lực của chính sách tài khóa do khi ra

đời không phù hợp với bối cảnh và các trục trặc mới nảy sinh
- Độ trễ trong: Khoảng thời gian từ khi vấn đề trục trặc của nền kinh tế vĩ mô
được nhận diện cho đến khi chính sách tài khóa can thiệp được hoạch định và
được cơ quan có thẩm quyền thông qua
- Độ trễ ngoài: Khoảng thời gian từ khi chính sách tài khóa được thông qua cho
đến khi nó được triển khai và bắt đầu phát huy tác dụng
4. Tác động chèn lấn đầu tư tư nhân
Chính sách tăng chi tiêu và chấp nhận thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ
không chỉ tạo ra tác động lan tỏa mà còn tạo dựng niềm tin cho người dân và
cộng đồng doanh nghiệp.
Thâm hụt ngân sách và tài trợ thâm hụt cũng tạo ra tác động chèn lấn đầu tư và
tiêu dùng của khu vực tư nhân

Hình 5. Tác động chèn lấn đầu tư tư nhân
VI.

Kết luận và khuyến nghị

Thực hiện tốt chính sách tài khóa trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn là
nhiệm vụ rất khó khăn của Chính phủ. Cần nhận thức sau sắc các tác động tích cực
và tiêu cực của chính sách tài khóa để vận dụng linh hoạt vào các thời điểm của chu
kỳ kinh tế.
Ngoài ra Chính phủ cần phải phối hợp nhuần nhuyễn chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ mới có thể ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
9
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT


Trong khuôn khổ Tiểu luận này chỉ mới đề cập đến khía cạnh thúc đẩy kinh tế

của bằng công cụ thuế trong chính sách tài khóa với số liệu dẫn chứng cụ thể từ
năm 2008, 2009.
Chính sách tài khóa còn nhiều vấn đề phức tạp khác mà tiểu luận chưa đề cập
đến, nhóm 4 mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và cả lớp để làm rõ vấn đề
hơn.
Trân trọng cảm ơn!

10
Chủ đề 4 - Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhóm 4 - CHK23 - KTCT



×