Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

thực trạng sinh con lần thứ 3 trở lên tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.44 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ ANH

THỰC TRẠNG SINH CON THỨ 3
TRỞ LÊN Ở PHỤ NỮ SINH CON NĂM
2009 TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76

HÀ NỘI - 2010


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ ANH

THỰC TRẠNG SINH CON THỨ 3
TRỞ LÊN Ở PHỤ NỮ SINH CON NĂM
2009 TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THỦY


HÀ NỘI - 2010

ii


iii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành là kết quả tâm huyết của cá nhân tôi với sự dìu
dắt, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và Phòng Quản lý học viên
Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thủy –
Giảng viên Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
ân cần để tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện Khoái Châu, các
xã/thị trấn huyện Khoái Châu đã tạo điều kiện cho tôi học tập, thực hiện nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp đang công tác tại Trung tâm DSKHHGĐ huyện Khoái Châu đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã chia sẻ
khó khăn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2011
NguyÔn ThÞ Anh

iii



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT
CBYT
DSKHHGĐ
ĐTNC
ĐTV
GSV
HV
KHHGĐ
TĐT
TTYT
YTCC

Biện pháp tránh thai
Cán bộ y tế
Dân số kế hoạch hóa gia đình
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giám sát viên
Học viên
Kế hoạch hóa gia đình
Tổng điều tra
Trung tâm y tế
Y tế công cộng

iv



v

MỤC LỤC
MỤC LỤC v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
TÓM TẮT LUẬN VĂN xiii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương I 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Khái niệm mức sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh : 6
2. Dân số thế giới 9
3. Dân số Việt Nam, vấn đề sinh con thứ ba và sự hạn chế gia tăng dân số 11
3.1. Dân số Việt Nam 11
3.2. Vấn đề sinh con thứ ba và sự hạn chế gia tăng dân số 12
3.3. Cơ sở lý luận cho hạn chế gia tăng dân số và sinh con thứ ba 18
4. Dân số và vấn đề sinh con thứ ba ở Khoái Châu, Hưng Yên 23
Chương II 28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
1. Đối tượng nghiên cứu: 28
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
3. Thiết kế nghiên cứu 28
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 28
5. Phương pháp thu thập số liệu: 28
5.1. Thu thập số liệu định lượng: 28
5.2. Thu thập số liệu định tính: 30
6. Biến số nghiên cứu: 31
7. Phương pháp xử lý số liệu 32
8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu: 33

9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: 34
10. Những hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục: 34
11. Khó khăn và thuận lợi của nghiên cứu: 35
Chương III 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

v


vi

3.1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 36
Bảng 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo địa giới hành chính 36
Bảng 2: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi bà mẹ 37
Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo tuổi của người mẹ khi có con đầu lòng 37
Bảng 3: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo kinh tế gia đình 38
Bảng 4: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tôn giáo của mẹ 38
Bảng 5: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của mẹ 39
Bảng 6: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của mẹ 39
Bảng 7: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo mẹ có danh hiệu Đảng viên 39
3.2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên 40
Bảng 8: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi vợ/chồng 40
Bảng 9: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tuổi kết hôn của vợ/chồng 40
Bảng 10: Phân bố tuổi của các cặp vợ chồng khi có con đầu lòng 41
Bảng 11: Phân bố tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của vợ/chồng 41
Bảng 12: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của vợ/chồng 41
Bảng 13: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp là CBCCNN 42
Bảng 14: Tỉ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên theo danh hiệu đảng viên 42
Bảng 15: Phân bố số con hiện có của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 16: Tình hình sức khỏe các con hiện có của các gia đình sinh con 3 trở lên 42

Biểu đồ 2: Phân bố giới tính lần sinh này 43
Bảng 17: Phân bố giới tính của các con trước lần sinh này: 43
Bảng 18: Phân bố khoảng cách giữa các lần sinh 43
Bảng 19: Phân bố khoảng cách lần sinh này 43
3.3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về các lý do sinh con thứ ba trở lên 44
Bảng 20: Phân bố ý kiến sinh con thứ 3 trở lên là do mong muốn 44
Bảng 21: Người quyết định chính sinh con thứ 3 trở lên 44

vi


vii

Bảng 22: Lý do sinh con thứ 3 trở lên 46
Hình 1: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người vợ đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 2 chiều 48
Hình 2: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người vợ đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 3 chiều 48
Hình 3: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người chồng đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 2 chiều 51
Hình 4: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người chồng đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 3 chiều 52
Bảng 23: Phân bố người gây áp lực sinh thêm con thứ 3 trở lên 53
Bảng 24: Phân bố các lý do không áp dụng các biện pháp tránh thai trước khi sinh con thứ 3
trở lên dẫn đến có thai ngoài ý muốn 54
Bảng 25: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại 54
Bảng 26: Phân bố về lý do áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại 54
Chương IV 57
BÀN LUẬN 57
4.1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu 57

4.2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên 61
4.3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên 65
1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu 71
2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên 71
3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên 71

vii


viii

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo địa giới hành chính .....Error: Reference
source not found
Bảng 2: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi bà mẹ ...Error: Reference source
not found
Bảng 3: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo kinh tế gia đình Error: Reference source
not found
Bảng 4: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tôn giáo của mẹ ...........Error: Reference
source not found
Bảng 5: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của mẹ ...............Error:
Reference source not found
Bảng 6: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của mẹ ....Error: Reference
source not found
Bảng 7: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo mẹ có danh hiệu Đảng viên ..........Error:
Reference source not found
Bảng 8: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi vợ/chồng .........Error:
Reference source not found
Bảng 9: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tuổi kết hôn của vợ/chồng
............................................................................Error: Reference source not found

Bảng 10: Phân bố tuổi của các cặp vợ chồng khi có con đầu lòng ...............Error:
Reference source not found
Bảng 11: Phân bố tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của vợ/chồng
............................................................................Error: Reference source not found
Bảng 12: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của vợ/chồng
............................................................................Error: Reference source not found
Bảng 13: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp là CBCCNN
............................................................................Error: Reference source not found
Bảng 14: Tỉ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên theo danh hiệu đảng viên Error:
Reference source not found
Bảng 15: Phân bố số con hiện có của đối tượng nghiên cứu .......Error: Reference
source not found
Bảng 16: Tình hình sức khỏe các con hiện có của các gia đình sinh con 3 trở lên
............................................................................Error: Reference source not found

viii


ix

Bảng 17: Phân bố giới tính của các con trước lần sinh này......... Error: Reference
source not found
Bảng 18: Phân bố khoảng cách giữa các lần sinh ......Error: Reference source not
found
Bảng 19: Phân bố khoảng cách lần sinh này . . .Error: Reference source not found
Bảng 20: Phân bố ý kiến sinh con thứ 3 trở lên là do mong muốn ...............Error:
Reference source not found
Bảng 21: Người quyết định chính sinh con thứ 3 trở lên . Error: Reference source
not found
Bảng 22: Lý do sinh con thứ 3 trở lên ............Error: Reference source not found

Bảng 23: Phân bố người gây áp lực sinh thêm con thứ 3 trở lên .Error: Reference
source not found
Bảng 24: Phân bố các lý do không áp dụng các biện pháp tránh thai trước khi
sinh con thứ 3 trở lên dẫn đến có thai ngoài ý muốn . Error: Reference source not
found
Bảng 25: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại Error: Reference source
not found
Bảng 26: Phân bố về lý do áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại ..........Error:
Reference source not found

ix


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo tuổi của người mẹ khi có con đầu lòng
............................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2: Phân bố giới tính lần sinh này ........Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH
MỤC LỤC...........................................................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................................................x
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................................................xiii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................................3
Chương I............................................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................................4
1. Khái niệm mức sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh :....................................................6
2. Dân số thế giới........................................................................................................................9
3. Dân số Việt Nam, vấn đề sinh con thứ ba và sự hạn chế gia tăng dân số..............................11

3.1. Dân số Việt Nam................................................................................................................11
3.2. Vấn đề sinh con thứ ba và sự hạn chế gia tăng dân số.......................................................12
3.3. Cơ sở lý luận cho hạn chế gia tăng dân số và sinh con thứ ba...........................................18
4. Dân số và vấn đề sinh con thứ ba ở Khoái Châu, Hưng Yên .................................................23
Chương II.........................................................................................................................................28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................28
1. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................................28
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................................28
3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................................28
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................................................28
5. Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................................................28
5.1. Thu thập số liệu định lượng: .............................................................................................28
5.2. Thu thập số liệu định tính: ................................................................................................30
6. Biến số nghiên cứu:...............................................................................................................31

x


xi

7. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................................32
8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu:.........................................................33
9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:..........................................................................................34
10. Những hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục: .......................................34
11. Khó khăn và thuận lợi của nghiên cứu: ..............................................................................35
Chương III........................................................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................................36
3.1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ..............................................................................................36
Bảng 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo địa giới hành chính...................................................36
Bảng 2: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi bà mẹ............................................................37

Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo tuổi của người mẹ khi có con đầu lòng............................37
Bảng 3: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo kinh tế gia đình..........................................................38
Bảng 4: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tôn giáo của mẹ.........................................................38
Bảng 5: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của mẹ...........................................39
Bảng 6: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của mẹ .................................................39
Bảng 7: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo mẹ có danh hiệu Đảng viên ......................................39
3.2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên...................................................40
Bảng 8: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo độ tuổi vợ/chồng....................................40
Bảng 9: Phân bố về tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tuổi kết hôn của vợ/chồng.....................40
Bảng 10: Phân bố tuổi của các cặp vợ chồng khi có con đầu lòng.............................................41
Bảng 11: Phân bố tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo trình độ học vấn của vợ/chồng..................41
Bảng 12: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp của vợ/chồng .......................41
Bảng 13: Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp là CBCCNN............................42
Bảng 14: Tỉ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên theo danh hiệu đảng viên.............................42
Bảng 15: Phân bố số con hiện có của đối tượng nghiên cứu....................................................42
Bảng 16: Tình hình sức khỏe các con hiện có của các gia đình sinh con 3 trở lên.....................42
Biểu đồ 2: Phân bố giới tính lần sinh này..................................................................................43
Bảng 17: Phân bố giới tính của các con trước lần sinh này:......................................................43

xi


xii

Bảng 18: Phân bố khoảng cách giữa các lần sinh......................................................................43
Bảng 19: Phân bố khoảng cách lần sinh này..............................................................................43
3.3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về các lý do sinh con thứ ba trở lên.................................44
Bảng 20: Phân bố ý kiến sinh con thứ 3 trở lên là do mong muốn............................................44
Bảng 21: Người quyết định chính sinh con thứ 3 trở lên..........................................................44
Bảng 22: Lý do sinh con thứ 3 trở lên......................................................................................46

Hình 1: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người vợ đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 2 chiều..............................................................................................48
Hình 2: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người vợ đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 3 chiều..............................................................................................48
Hình 3: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người chồng đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 2 chiều..............................................................................................51
Hình 4: Những lý do sinh con thứ 3 trở lên do người chồng đưa ra – Đồ thị phân tích thang đo
nhiều chiều – phương án 3 chiều..............................................................................................52
Bảng 23: Phân bố người gây áp lực sinh thêm con thứ 3 trở lên..............................................53
Bảng 24: Phân bố các lý do không áp dụng các biện pháp tránh thai trước khi sinh con thứ 3
trở lên dẫn đến có thai ngoài ý muốn.......................................................................................54
Bảng 25: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại.........................................................54
Bảng 26: Phân bố về lý do áp dụng các biện pháp tránh thai thất bại......................................54
Chương IV.......................................................................................................................................57
BÀN LUẬN.......................................................................................................................................57
4.1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu...............57
4.2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên...................................................61
4.3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên....................65
1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu..................71
2. Một số đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở lên......................................................71
3. Sự khác nhau giữa vợ và chồng về lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên.......................71

xii


xiii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nước năm 2008 và 2009 tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên tăng rõ rệt, chỉ tính riêng số trẻ sinh ra trong 3 tháng đầu năm

2009 là 268.450 cháu tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2008 [2], [5]. Dự ước số trẻ
sinh ra trong 6 tháng đầu năm 2009 là 60.368 cháu tăng 1% so với năm 2008, mà
năm 2008 là năm có số con thứ 3 trở lên tăng cao nhất trong các năm gần đây. Lý
do của sinh con thứ 3 trở lên được đưa ra là do hiểu sai về điều 10 pháp lệnh dân số
hoặc do chưa thực hiện tốt các biện pháp KHHGĐ [28]. Những lý do khác đưa ra là
các yếu tố văn hóa, xã hội liên quan đến giới tính các lần sinh và phong tục tập
quán, điều kiện kinh tế gia đình, các dịch vụ sinh con theo ý muốn [1], [20], [33],
[45].
Tại Hưng Yên tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đã tăng lên hàng năm (năm 2009
chiếm 10,15% tổng số trẻ sinh ra), tổng số trẻ từ con thứ ba trở lên là 1.579 cháu
[6], [7], [32]. Sinh từ con thứ ba trở lên một vấn đề khá cấp thiết hiện nay tại Hưng
Yên. Khoái Châu là một huyện lớn nhất của tỉnh, dân số đông nhất, vấn đề này sẽ
trở thành gánh nặng hơn hết đối với địa phương. Câu hỏi đặt ra là thực trạng sinh
con thứ 3 trở lên tại Khoái Châu là như thế nào và các yếu tố nào đã quyết định việc
sinh con thứ 3 trở lên của các hộ gia đình. Từ đó, tìm ra các giải pháp nhằm làm
giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên”
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010 bao gồm số
liệu thứ cấp về sinh con năm 2009 và phỏng vấn các cặp vợ chồng sinh con thứ 3
trở lên năm 2009 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang có phân tích với 3 mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ sinh con thứ 3
trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. (2) Xác
định một số yếu tố và mối liên quan về đặc điểm của các gia đình sinh con thứ 3 trở
lên (tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh tế,v.v…), các yếu tố đặc

xiii


xiv


trưng cá nhân; giới tính con; cơ chế chính sách, KHHGĐ) tại Khoái Châu năm
2009. (3) Xác định mối tương quan của các lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở
lên đối với người vợ và người chồng ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm
2009.
Quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được những kết quả sau: Tỷ lệ sinh con
thứ 3 trở lên tại huyện Khoái Châu năm 2009 là 8,7%, tỷ lệ này không đều ở các xã
trong huyện [cao nhất (17,1%) và thấp nhất (4,7%)]; Giới tính của các con trước lần
sinh này là 70,2% các gia đình có con một bề là con gái, 6,2% chỉ có con trai và
23,6% có cả trai lẫn gái; Có rất nhiều lý do được các cặp vợ chồng nêu ra cho việc
sinh con thứ 3 trở lên của mình. Trong đó có 3 lý do các cặp vợ chồng đề cập đến
nhiều nhất để sinh con thứ 3 trở lên là muốn có con trai để nối dõi, muốn có thêm
con để “có nếp có tẻ” và muốn có nhiều con (chiếm trên 40%). Từ những kết quả
trên chúng tôi đưa ra một số những kiến nghị như: Tuyên truyền, vận động, giáo
dục ý thức cộng đồng về thực hiện bình đẳng giới tính, loại bỏ đi sự nặng nề tư
tưởng trọng nam khinh nữ hay cứ nhất thiết phải có con trai để nối dõi tông đường
đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân. Đồng thời cán bộ dân số cần phải nắm
rõ tâm tư nguyện vọng của từng gia đình, nhất là những hộ sinh con một bề toàn
gái, nghèo đói để động viên họ. Tuyên truyền tập trung vào các đối tượng sinh con
một bề, làm ruộng, trình độ học vấn thấp, nghèo đói, các hộ buôn bán. Tích cực
tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để mọi người dân trên địa bàn hiểu rõ
và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Pháp lệnh dân
số và tinh thần Nghị định số 104/2003/NĐ của Chính phủ.Cần có chế độ khen
thưởng khuyến kích kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu dân sốKHHGĐ và có chế độ kỷ luật, sử phạt với đảng viên, cá nhân, tập thể vi phạm chính
sách dân số - KHHGĐ phù hợp với địa phương và đúng luật dân số.

xiv


ĐẶT VẤN ĐỀ

Quy mô dân số thế giới hiện nay đã xấp xỉ 7 tỷ người đã gây ra những khó
khăn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội cho nhiều quốc gia
trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, mức sinh quá cao đang là đặc điểm
dân số nổi bật trong suốt gần 50 năm qua. Các nước này đã rút ra một kết luận
chung là giảm sinh là một bộ phận không thể thiếu được trong bất cứ một chương
trình phát triển dân số nào.
Tổng điều tra dân số 1/4/2009, Việt Nam có 85.789.573 người tăng 9,47
triệu người so với năm 1999 và tỷ lệ tăng dân số trong 10 năm là 1,2% giảm 0,5%
so với 10 năm trước và tỷ lệ tăng thấp nhất trong 50 năm qua [1]. Tỉ suất sinh ở Việt
Nam đã giảm từ 28‰ xuống 17,6‰. Tỉ lệ phát triển dân số giảm dần từ mức xấp xỉ
2% giảm xuống 1,2% sau 10 năm nhưng vẫn chưa thực hiện được chỉ tiêu của
Quốc hội giao là giảm tỉ suất sinh chung trong cả nước năm 2010 là 0,2‰ [36]. Tỉ
suất sinh đã giảm từ 3,1 con năm 1994 xuống còn 2,03 con năm 2009. Với quy mô
dân số nước ta mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người như hiện nay thì chỉ ít năm nữa
số người không có nhà ở sẽ rất nhiều và cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố năm 2008 và 2009 tỷ lệ sinh con thứ 3
trở lên tăng, chỉ tính riêng số trẻ sinh ra trong 3 tháng đầu năm 2009 là 268.450
cháu tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2008. Dự ước số trẻ sinh ra trong 6 tháng đầu
năm 2009 là 60.368 cháu, tăng 1% so với năm 2008, mà năm 2008 là năm có số con
thứ 3 trở lên tăng cao nhất trong các năm gần đây [2], [35], [38].
Một số báo cáo nêu ra, nguyên nhân của sinh con thứ 3 trở lên là người dân
hiểu sai về điều 10 pháp lệnh dân số, chưa thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa
gia đình [11]. Các yếu tố khác cũng được đưa ra như các yếu tố văn hóa, xã hội liên
quan đến giới tính các lần sinh và phong tục tập quán, điều kiện kinh tế gia đình,
các dịch vụ sinh con theo ý muốn [2], [17].


2

Hưng Yên, cũng như một vài tỉnh thành khác trong cả nước, tỷ lệ sinh con

thứ ba trở lên trong những năm gần đây ngày càng tăng so với những năm liền kề
trước đó. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2005 là 9,2; năm 2006 - 9,0; năm 2007 –
8,9%; 2008 – 9,3% và năm 2009 là 10,2%. Sinh từ con thứ ba trở lên một vấn đề
khá cấp thiết hiện nay tại Hưng Yên [5], [8]. Khoái Châu là một huyện có diện tích
lớn nhất tỉnh Hưng Yên gồm 24 xã và 1 thị trấn và có dân số đông nhất (194.455
dân). Theo thống kê của Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện cho thấy
tại huyện Khoái châu tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng: năm 2005 tỉ lệ
sinh con thứ 3 là 8,1%, năm 2007 là 7,9%, năm 2008 là 8,2% và năm 2009 là 8,7%
[41], [20]. Khoái Châu đã đạt được mức sinh thay thế và hạn chế được sự gia tăng
dân số, nhưng vấn đề sinh con thứ 3 trở lên và sự mất cân bằng giới tính ngày càng
tăng cao đang là một vấn đề cần phải bàn có nguy cơ tiềm ẩn tăng dân số trở lại.
Vấn đề đặt ra với địa phương đặc biệt là công tác dân số huyện là thực trạng sinh
con thứ 3 trở lên của huyện ra sao và những lý do nào dẫn đến tình trạng tăng sinh
con thứ 3 đó, mặc dù công tác DSKHHGĐ được tổ chức có hệ thống hoạt động
thường xuyên, liên tục. Đã có một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố liên quan
đến việc sinh con thứ 3 trở lên của một số tác giả như Đoàn Quốc Dân năm 2000,
Nguyễn Thị Vũ Thành (2004) tại Hà Nội, Phạm Tất Chủ năm 2001 tại Hà Tây cũ,
Nguyễn Hải năm 2005 tại Bắc Ninh. Điểm chung của các nghiên cứu này đưa ra
yếu tố chính liên quan đến hành vi sinh con thứ 3 trở lên là tư tưởng muốn có con
trai để nối dõi, muốn có nếp có tẻ, muốn có nhiều con và phần khác do chất lượng
dịch vụ KHHGĐ chưa thực sự tốt [12], [18], [27]. Mặt khác, vấn đề sinh con thứ 3
trở lên chưa có một công trình nghiên cứu nào ở tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện
Khoái Châu nói riêng.
Vì vậy, để góp phần xác định những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc sinh con
thứ 3 trở lên ở huyện Khoái Châu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên” .

2



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Xác định tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở phụ nữ sinh con năm 2009 tại
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
2. Xác định được một số mối liên quan về đặc điểm của các gia đình sinh
con thứ 3 trở lên (tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh tế, v.v… các
yếu tố dặc trưng cá nhân; giới tính con; cơ chế chính sách, KHHGĐ) tại Khoái
Châu năm 2009.
3. Xác định mối tương quan của các lý do dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở
lên đối với người vợ và người chồng ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm
2009.

3


4

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Theo các nhà nghiên cứu, trong thập niên đầu thế kỷ 21 có 4 biến chuyển lớn
đang định hình những biến cố cho kinh tế xã hội toàn cầu của nhân loại. Những
chuyển biến này tác động đặc biệt đến kinh tế xã hội có những quan hệ mật thiết với
kinh doanh, với nền văn hóa và với lối sống của toàn cầu. Trong 4 biến chuyển lớn
có dến 2 biến chuyển là vấn đề dân số, điều này nói lên rằng dân số là vấn đề chủ
thể, đồng thời cũng là đối tượng quản lý của xã hội, là tác nhân chủ yếu trong công
cuộc kinh tế xã hội hiện nay. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình vô cùng quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, đất nước, vì thế Ban chấp hành
trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị

về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình với mục
tiêu: - Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong tuổi
sinh đẻ có 2 con), tiến tới ổn định qui mô dân số nước ta ở mức 115 – 120 triệu
người vào giữa thế kỷ XXI [38], [40], [39].
Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu
nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Điều đó chứng tỏ công tác dân số quan trọng như thế nào trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Trước khi đi vào các khái niệm sâu của dân số chúng ta cần
phải làm quen với một số khái niệm chung của dân số sau:
* Dân số và cơ cấu dân số: [39], [29]
* Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý hoặc
đơn vị hành chính (Pháp lệnh dân số, Điều 3 - Khoản 1)
* Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một địa phương thành các nhóm,
các bộ phận theo một hay nhiều tiêu thức như giới tính, độ tuổi, dân tộc, học vấn,
nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác (Pháp lệnh dân số, Điều 3)

4


5

* Cơ cấu dân số theo giới tính: Phân chia toàn bộ dân số theo tiêu thức giới tính
thành 2 bộ phân dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Tiêu
thức này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì giới tính có vai trò quyết định cân bằng
sinh thái của cộng đồng trong các mối liên hệ xã hội và kinh tế mật thiết.
* Đo lường cơ cấu dân số theo giới tính: Hai chỉ tiêu giúp xác định cơ cấu dân số
theo giới tính là:
- Tỷ trọng nam/nữ/tổng dân số: tỷ trọng nam hoặc nữ trong tổng dân số là quan hệ
so sánh giữa bộ phận dân số nam hoặc nữ với tổng dân số của một địa phương

(xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố, quốc gia). Nó thường được biểu thị bằng
con số phần trăm (%). Theo kết quả điều tra Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày
01/4/2009 (TĐT), quy mô dân số Việt Nam tại thời điểm điều tra là 85.759.573
người, trong đó dân số nữ là 43.307.024, dân số nam là 42.452.549. Như vậy tại
thời điểm TĐT dân số Việt Nam có 85,7 triệu người với 50,5% là nữ và 49,5% là
nam.
- Tỷ số giới tính (Sex Ratio - SR): tỷ số giới tính biểu thị quan hệ giữa bộ phận dân
số nam với bộ phận dân số nữ, thường được biểu thị bằng số nam giới trên 100 nữ
Theo kết quả điều tra Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009 tỷ số giới tính
chung của dân số Việt Nam là 98,1. Con số này có nghĩa là trong dân số Việt Nam
hiện nay cứ 100 nữ thì có 98,1 nam.
Vậy giới tính là gì? [29], [4]
* Giới tính là một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh học, chỉ sự khác biệt giữa
2 các thể nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá
trình sinh đẻ và di truyền nòi giống. Đối với mỗi một con người giới tính là một đặc
trưng không thay đổi (trừ một số ngoại lệ như ái nam ái nữ, chuyển đổi giới tính so
với giới tính gốc của mình). Đặc trung giới tính được định hình ở mỗi người với
những biểu hiện khác biệt về hình dáng bề ngoài, cấu tạo của một số cơ quan trên
cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Giới tính được quyết định ngay trong quá trình
thụ thai.

5


6

* Khác với khái niệm giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học thì
khái niệm giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội hay nói khác đi giới là
một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên
quan đến nam và nữ. Với những khác biệt sinh học giữa nam và nữ, xã hội lại lý

giải và quy định chi tiết những khác biệt vốn có đó thành một hệ thống những kỳ
vọng về hành vi và hoạt động được coi là thích hợp với nam giới và phụ nữ hay
những quyền hạn, nguồn lực và quyền hạn của mỗi giới. Tuy những kỳ vọng về giới
trong các xã hội (ở mỗi địa phương) khác nhau có thể khác nhau nhưng vẫn có
những điểm tương đồng nổi bật. Thí dụ, phụ nữ và trẻ em gái được coi là có vai trò
chính yếu của gia đình và con cái, còn nghĩa vụ hay tham gia quốc phòng là việc
của nam giới (Ngân hàng thế giới 2001). Như vậy, các đặc trưng không bất biến, nó
có thể thay đổi trong quan niệm, trong nhận thức xã hội. Và vì giới người ta có thể
sinh rất nhiều con để đạt được một mục đích nào đó mà người ta kỳ vọng về giới.
Sinh nhiều, sinh ít là mức sinh; vậy mức sinh là gì?
1. Khái niệm mức sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh :
Mức sinh được đo bằng tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ), tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, tỉ suất sinh thô hoặc tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên. Trong đó, tổng tỷ suất sinh là thước đo chung và chính xác
hơn cả.
Mức sinh phản ánh mức sinh sản của dân cư, nó biểu thị số trẻ em sinh sống
mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh không chỉ
phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà còn phụ thuộc vào hàng
loạt các yếu tố khác như tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng.
số con mong muốn, trình độ phát triển kinh tế xã hội, địa vị của người phụ nữ, mức
độ áp dụng các BPTT [36], [37] …
Mức sinh thường xuyên biến động và chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên sinh vật và các yếu tố kinh tế - xã hội [3]. Vì vậy, ở từng nước và trong các thời kỳ
khác nhau, biến động mức sinh có khác nhau. Tuy nhiên, sự biến động mức sinh
vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định và có tính quy luật.

6


7


Căn cứ vào sự vận động mức sinh, mức chết, nhà dân số học người Pháp
A.Landri và nhiều nhà dân số học khác đã phân chia sự biến động dân số thành 4
giai đoạn khác nhau, tương ứng với các giai đoạn đó hình thành các kiểu tái sản
xuất dân số khác nhau.
- Giai đoạn I: Cả mức sinh, mức chết đều lớn, dân số tăng chậm. Đó là kiểu
tái sản xuất dân số cổ truyền.
- Giai đoạn II: Mức sinh còn cao và tiếp tục tăng, trong khi mức chết giảm
nhanh, do đó dân số tăng rất nhanh, có thể gọi là thời kỳ bùng nổ dân số (baby
boom). Giai đoạn này hình thành kiểu tái sản xuất dân số mở rộng.
- Giai đoạn III: Mức sinh bắt đầu giảm xuống, có nơi giảm nhanh. Mức chết
chững lại, không tiếp tục giảm nữa. Khoảng cách giữa sinh và chết thu hẹp, dân số
tăng chậm dần. Đó là kiểu tái sản xuất dân số tăng chậm.
- Giai đoạn IV: Cả sinh và chết đều đạt mức thấp và ổn định, hình thành kiểu
tái sản xuất dân số ổn định. Hình thức này đang tồn tại ở các mức có trình độ phát
triển cao.
Các nhà nghiên cứu phương Tây cũng đưa ra lý thuyết quá độ dân số. Theo lý
thuyết này, tiến trình phát triển dân số của mỗi nước trải qua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ trước quá độ được đặc trưng bằng mức sinh cao và ổn định còn chết
cao và biến động do vậy tạo nên sự cân bằng dân số lãng phí.
- Thời kỳ quá độ là thời kỳ có những biến động lớn cả về mức sinh và mức
chết, tùy mức độ khác nhau đối với mỗi giai đoạn khác nhau.
- Thời kỳ sau quá độ đặc trưng bởi mức sinh và mức chết đều thấp và ổn định.
Như vậy quá độ dân số là giai đoạn nhất thiết phải trải qua, dù độ dài ngắn có thể
khác nhau.

7


8


* Những yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh:
Mô hình Ronald Freedman: Freedman lấy mức độ trực tiếp hay gián tiếp tác
động lên sự tái sản xuất của dân số để phân loại các yếu tố tác động theo sơ đồ [42]:

NHẬN THỨC
VÀ SỰ SẴN
SÀNG CHẤP
NHẬN KIỂM
SOÁT SINH
ĐẺ(3)

TỬ VONG

DI
DÂN

Kiểm soát sinh
- KHHGĐ
- Nạo thai

Vi mô: kinh tế, xã hội
Vĩ mô: Văn hóa, luật
pháp
(1)
KHHGĐ

Chuẩn mực xã hội
về các yếu tố tác
động(2)


MỨC
SINH(3)

Sinh đẻ tự nhiên
- Hôn nhân
- Kiêng khem sau sinh

Tuyên truyền: tiềm
năng số con mong
muốn(2)

Chuẩn mực xã hội
về quy mô gia
đình(2)

(1): Các yếu tố hạ tầng
(2): Các yếu tố tâm lý xã hội trung gian
(3): Các yếu tố tác động trực tiếp
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ta rằng mọi người sẽ muốn có nhiều
con vì họ lo sợ rằng có thể số con hiện có sẽ chết, họ cần người lao động cho gia
đình, họ tin rằng phải nhờ cậy những đứa con lúc tuổi già. Như vậy 3 chiến lược
quan trọng nhất để giảm mức sinh là:
− Phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe và KHHGĐ.
− Có trình độ giáo dục cơ bản, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ.
− Có những dịch vụ bảo trợ xã hội để giúp đỡ, chăm sóc người dân lúc họ bị
ốm khi tuổi già hay thất nghiệp [13], [22].

8



9

2. Dân số thế giới
Dân số và tốc độ tăng dân số là vấn đề được cả thế giới quan tâm đặc biệt:
Dân số thế giới hiện đang tăng trưởng tất nhanh. Tỷ suất phát triển dân số hàng năm
ngày một tăng lên 1,78% vào giai đoạn 1950 - 1955, khoảng 2,04% vào giai đoạn
1965 - 1970, khoảng 1,75% vào giai đoạn 1990 - 1995, năm 2001 là 1,35% [3].
Liên hợp quốc dự báo trong những năm tới tỷ suất phát triển dân số sẽ tiếp tục giảm
xuống. Tuy nhiên do quy mô dân số ngày một lớn nên thời gian để thế giới có thêm
1 tỷ người ngày càng bị tút ngắn [23].
Chúng ta đã có “Ngày 6 tỷ người” vào ngày 12/10/1999. Con số cập nhật nhất
dân số thế giới hiện nay là gần 7 tỷ người [25]. Từ giữa thế kỷ thứ XX, số lượng
dân số trên thế giới đã tăng với một nhịp độ rất nhanh. Hiện nay, dân số thế giới
tăng khoảng 200.000 người/ngày. Dự tính với TFR trung bình 2,1 thì năm 2010,
dân số thế giới sẽ là 7 tỷ: năm 2015 là 7,5 tỷ và năm 2050 là 9,8 tỷ người. Điều đó
có nghĩa rằng trong 50 năm tới, dân số thế giới sẽ tăng nhanh hơn rất nhiều so với
50 năm qua [25].
Tuy vậy, dân số thế giới tăng trưởng và phân bó không đồng đều giữa các khu
vực địa lý. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó yếu tố quyết
định là phương thức sản xuất. Năm 1950, châu Á có 502 triệu người, châu Âu 163
triệu, trong khi cả châu Mỹ rộng lớn chỉ có 18 triệu, châu Đại Dương 2 triệu. vào
những thế kỷ tiếp sau, sự chênh lệnh về số dân giữa các châu lục đã giảm bớt: trên
88% dân số tập trung ở Đông bản cầu, còn Tây bán cầu chỉ có 15%. Dân cư thường
tập trung ở vùng ven biển, cách bờ biển vào khoảng 200m. Do sự phân bố dân cư
không đồng đều nên mật độ dân số thế giới cũng thay đổi nhiều từ vùng nay qua
vùng khác. Năm 1981, mật độ dân số trung bình trên thế giới là 33 người/km 2
nhưng ở Đông Á, Nam Á, Tây Âu, Nam Âu, miền Duyên Hải Đại tây Dương và
vùng Ngũ Hồ Bắc Mỹ là những vùng có mật độ dân số cao, từ 100 - 200 người/km 2.
Ngược lại, có những vùng như sa mạc hoặc vùng núi xa xôi hẻo lánh có rất ít người,
chỉ 1 - 2 người/km2 [4].


9


10

Vào năm 1980, 10 quốc gia có hơn 100 triệu dân, chiếm 60% dân số thế giới
là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil, liên bang Nga, Pakistan, Nhật
Bản, Bangladesh, Nigeria. Trong năm 1994 có 77 quốc gia trong tổng số 228 quốc
gia có dân số ít hơn 1 triệu người, tổng cộng là 16 triệu người và chỉ bằng 0,3% dân
số trên toàn thế giới [4].
Châu Phi là nơi có tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm và tổng tỷ suất sinh
cao nhất trong tất cả các thời kỳ. Đến năm 1990 - 1995 là 5,8%, ngược lại châu Âu
thấp nhất 1,58. Với TFR như thời ký 1990 - 1995, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ
La Tinh phải có một thời gian dài nữa mới đạt mức sinh thay đổi [4]. Dân số châu
Phi hiện đang tăng nhanh so với các khu vực, vào năm 1950 chỉ chiếm 9% và dự
báo vào năm 2050 sẽ chiếm 21% dân số thế giới
Sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển gấp đôi ở các nước phát triển.
khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ở các nước chậm phát triển cho thấy sự tiềm
tàng gia tăng dân số cao. Tỷ lệ chết và tỷ lệ sinh đã thay đổi trong những thập kỷ
gấn đây. Con người sống lâu hơn ở các nước đang và đã phát triển. Tình trạng vệ
sinh và chăm sóc xã hội được cải thiện, với những có gắng về kiểm soát lũ lụt, khắc
phục thiên tai, giảm đói nghèo đã và đang thúc đẩy thêm sự giảm mức chết. Cùng
với việc cải thiện tuổi thọ trung bình đã dẫn đến tăng tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên. Cho dù nói chung, khi kiểm soát được bệnh tật, điều kiện sức khỏe được cải
thiện, những đứa trẻ sinh ra còn khả năng sống sót cao nên các cặp vợ chồng sinh ít
nhất con hơn; KHHGĐ giúp họ kiểm soát được số con và khoảng cách sinh; với sự
phát triển của giáo dục và việc làm, càng ngày càng nhiều phụ nữ kết hôn muộn
hơn, có ít con và có những đứa con khỏe mạnh hơn [3]. Thực tế cho thấy, phụ nữ ở
các nước đang phát triển đang có mức sinh chỉ bằng 1 nửa mức sinh năm 1960

nhưng mức sinh vẫn đang giữ ở mức cao tại các nước nghèo vì thiếu những dịch vụ
xã hội cần thiết. Thế giới vẫn phải nỗ lực rất nhiều trong công tác KHHGĐ [23],
[10]. Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ qua các nước đang phát triển đã giảm mức sinh
đáng kể như ở Bangladesh tỷ suất sinh giảm từ 6,7 con/1 phụ nữ vào đầu những
năm 1950 xuống còn 2,7con năm 2008. Một sự cam kết mạnh của Chính phủ với

10


11

các chính sách dân số và các chương trình KHHGĐ dựa vào thành công. Mức sinh
giảm đáng kể ở Guatemala từ 7,0 con xuống còn 4,4 con trong cùng thời kỳ.
Mexico còn giảm sinh gây ấn tượng hơn, thể hiện một đất nước phát triển kinh tế và
theo đuổi mục tiêu xây dựng gia đình nhỏ hơn. Ethiopia, Nigeria và Uganda có các
mức giảm sinh khá khiêm tốn giúp giải thích vì sao sự gia tăng dân số ở châu Phi
tiếp tục vượt xa các khu vực khác.
3. Dân số Việt Nam, vấn đề sinh con thứ ba và sự hạn chế gia tăng dân số
3.1. Dân số Việt Nam
Tại Việt Nam vào đầu thế kỷ I dân số nước ta khoảng 1 triệu người (tài liệu
của nhà Đông Hán). Từ thế kỷ II đến thế kỷ III không có nguồn tài liệu ghi chép
đáng tin cậy nào vì quá ít lại nhiều mâu thuẫn. Dân số Việt Nam từ thế kỷ IX đến
thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV được ghi chép thông qua đăng ký của các triều đại Lê,
Lý, Trần. Theo tài liệu của cuộc kiểm tra nhân khẩu toàn Đông Dương ngày
14/02/1921 thì dân số Việt Nam là 15.584 triệu người, trong đó Bắc Kỳ là
6.854.000 người, Trung Kỳ là 4.933.000 người, Nam Kỳ là 3.797.000 người [4].
Sau khi thống nhất đất nước chúng ta mới có điều kiện để thực hiện tổng điều
tra dân số trong cả nước (năm 1979, 1989, 1999). Theo tài liệu của Tổng Cục
Thống kê, sự thay đổi dân số bất thường diễn ra trong vòng 30 năm từ năm 1921
đến 1951, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 1,9% trong thời kỳ 1921 - 1926 đã giảm

xuống chỉ còn 0,7% thời kỳ 1926 - 1931. Trong 30 năm này có 3 sự kiện lớn ảnh
hưởng đến sự phát triển dân số; Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1925 1929; thời kỳ Pháp bắt lính Việt Nam đưa sang Pháp nhiều nhất; thời kỳ có nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân bị Pháp đàn áp. Thời kỳ 1943 - 1951 cũng có tốc độ tăng
dân số thấp, do tình hình kinh tế chính trị phức tạp đã dẫn đến nạn đói năm 1945
chết 2 triệu người [4].
Từ thế kỷ XX, dân số Việt Nam phát triển nhanh. Thời kỳ 1954 - 1960 nền
kinh tế được phục hồi và phát triển, quy luật dân số tăng bù sau chiến tranh đã làm
cho dân số tăng với tốc độ kỷ lục, tới 3,9% một năm. Từ năm 1976 - 1979, tốc độ
phát triển dân số giảm nhanh do tác động của giảm tỷ suất sinh. Trong 10 năm từ

11


×