Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hiệu quả bổ sung sữa có prebiotic và probiotic đến tình trạng dinh dưỡng, tiêu hoá, miễn dịch của trẻ 18 – 36 tháng tuổi tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.41 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



DƯƠNG THỊ TÌNH




HIÖU QU¶ Bæ SUNG S÷A Cã PREBIOTIC Vμ PROBIOTIC
§ÕN T×Nh TR¹NG DINH D¦ìng, tiªu ho¸, miÔn dÞch
cña trÎ 18 – 36 th¸ng tuæi t¹i huyÖn gia b×nh,
tØnh b¾c ninh





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC






HÀ NỘI – 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




DƯƠNG THỊ TÌNH


HIÖU QU¶ Bæ SUNG S÷A Cã PREBIOTIC Vμ PROBIOTIC
§ÕN T×NH TR¹NG DINH D¦ìng, tiªu ho¸, miÔn dÞch cña
trÎ 18 – 36 th¸ng tuæi t¹i huyÖn gia b×nh, tØnh b¾c ninh


Chuyên ngành : Dinh dưỡng cộng đồng
Mã số : 60.72.88


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh




HÀ NỘI – 2009
Lời cảm ơn


Trong thời gian học tập v thực hiện đề ti đạt đợc kết quả ngy
hôm nay l nhờ sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, sự tạo điều
kiện, động viên v giúp đỡ của các anh, các chị v các bạn đồng nghiệp.

Trớc tiên tôi xin by tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu,
Phòng đo tạo sau đại học, các thầy cô giáo, các cán bộ giảng dạy của
trờng Đại học Y H Nội đã tận tình dạy dỗ v chỉ bảo tôi trong
những năm học qua.
Tôi xin by tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH H Huy Khôi
nguyên viện trởng Viện Dinh Dỡng Quốc Gia Chủ nhiệm bộ môn
Dinh Dỡng v An ton thực phẩm trờng Đại học Y H Nội, cùng
ton thể Ban lãnh đạo Viện Dinh Dỡng Quốc Gia, Trung tâm huấn
luyện Đo tạo dinh dỡng v vệ sinh an ton thực phẩm, Phòng
quản lý khoa học v đo tạo, Khoa Vi chất dinh dỡng, đã tạo mọi điều
kiện, động viên v giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập v thực hiện
nghiên cứu ny.
Tôi đặc biệt biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn Xuân Ninh
chủ nhiệm khoa vi chất dinh dỡng Viện Dinh Dỡng Quốc Gia đã
ginh thời gian quý báu trực tiếp cùng tôi xuống thực địa để triển khai
v kiểm tra hoạt động can thiệp, tận tình hớng dẫn về chuyên môn kỹ
thuật cũng nh cách xử lý số liệu cho tôi hon thnh luận văn ny.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc trung tâm Y tế dự phòng
huyện Gia Bình. Ban giám hiệu cùng ton thể các thầy cô giáo của hai
trờng mầm non thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, ton bộ phụ
huynh của các đối tợng trẻ tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc tổ chức, triển khai, giám sát v thực hiện
nghiên cứu ny đúng tiến độ.
Tôi xin đợc by tỏ lòng biết ơn tới công ty sữa Nestle Việt Nam
đã ti trợ kinh phí v cung cấp sữa cho tôi thực hiện nghiên cứu ny.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đồng nghiệp gần xa, đặc
biệt cảm ơn sự động viên của chồng v con gái tôi, gia đình nội ngoại
hai bên đã tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng nh vật chất cho tôi
trong suốt những năm học qua.


Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em 4
1.2. Các bệnh nhiễm trùng 5
1.2.1. Các loại bệnh tiêu chảy 5
1.2.2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp 6
1.3. Hệ vi khuẩn chí đường ruột 6
1.3.1. Phân bố vi khuẩn 7
1.3.2. Các loài vi khuẩn 7
1.3.3. Sự xuất hiện của một số vi khuẩn có ích ở đường ruột 8
1.3.4. Vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột 9
1.3.5. Sự thay đổi cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột 12
1.3.6. Vai trò của vi khuẩn có ích đối với bệnh tật 14
1.4. Synbiotic và các nghiên cứu bổ sung 15
1.4.1. Probiotic (các vi khuẩn sống có ích) 15
1.4.2. Prebiotic 18
1.4.3. An toàn và dung nạp probiotic 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Thiết kế nghiên cứu 20
2.3. Thời gian nghiên cứu 20
2.4. Đối tượng nghiên cứu 20
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá 30

2.7. Đánh giá sau 5 tháng can thiệp 32


2.8. Xử lý số liệu. 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35
3.2. Hiệu quả của bổ sung sữa có synbiotic đến sự phát triển cân nặng,
chiều cao của trẻ. 36
3.3. Hiệu quả của uống sữa đến tình trạng mắc bệnh viêm đường hô hấp
cấp, tiêu chảy cấp , táo bón và chỉ số miễn dịch Ig A huyết thanh. 41
3.4. Hiệu quả bổ sung sữa có synbiotic đến cải thiện tình trạng một số vi
chất dinh dưỡng. 46
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ trước khi can thiệp 53
4.2. Đánh giá khả năng chấp nhận sản phẩm sữa có Synbiotic 53
4.3. Hiệu quả của uống sữa ở trẻ nhỏ 18-36 tháng tuổi 54
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ARI : Viêm đường hô hấp cấp (Acute Respiratory Infection)
CS : Cộng sự
CFU : Colony forming units
CRTL : Nhóm chứng

CTV : Cộng tác viên
H/A : Height for Age (chiều cao theo tuổi)
HPLC : Sắc ký lỏng cao áp
HT : Huyết thanh
IBD : Bệnh viêm ruột (Inflammation Bowel Disease)
NCHS : Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ
(National center for health statistics of the united state)
SD : Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
SDD : Suy dinh dưỡng
T0 : Thời điểm bắt đầu tiến hành can thiệp
T2,5 : Thời điểm sau 2,5 tháng can thiệp
T5 : Thời điểm sau 5 tháng can thiệp
TCYTTG: Tổ chức Y t
ế thế giới
UNICEF : Quỹ Nhi Đồng Quốc tế (United Nations Children’s Fund)
W/A : Cân nặng theo tuổi (Weight for Age)
W/H : Cân nặng theo chiều cao (Weight for Height)
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)







DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.2. Thay đổi cân nặng tại các thời điểm uống sữa 36
Bảng 3.3. Thay đổi về chiều cao (cm, mean ± SD) tại các thời điểm uống sữa. 37

Bảng 3.4. Thay đổi các chỉ số Z-score tại thời điểm bắt đầu và thời điểm kết
thúc nghiên cứu. 39

Bảng 3.5. Số lần mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp trung bình/trẻ và số ngày
mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp trung bình /1 lần bệnh. 41

Bảng 3.6. Số lần mắc bệnh tiêu chảy cấp trung bình/trẻ và số ngày mắc bệnh
tiêu chảy cấp trung bình/lần bệnh 42

Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ bị táo bón trong thời gian 5 tháng can thiệp 43
Bảng 3.8. Thay đổi hàm lượng Ig A huyết thanh tại thời điểm bắt đầu và kết
thúc nghiên cứu. 44

Bảng 3.9. Thay đổi về hàm lượng các dinh dưỡng huyết thanh của hai nhóm
trẻ tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. 46

Bảng 3.10. Hiệu quả bổ sung đến tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu, thiếu kẽm huyết
thanh và thiếu vitamin A huyết thanh. 48




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Sự gia tăng chiều cao của hai nhóm trẻ sau 5 tháng can thiệp. 38
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổ tỷ lệ (%) trẻ bị táo bón ở hai nhóm tại các thời điểm
nghiên cứu. 43

Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi hàm lượng chỉ số Ig A huyết thanh của hai nhóm trẻ
tại các thời điểm nghiên cứu 45


Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi tỷ lệ (%) trẻ bị thiếu máu của hai nhóm trước và sau
can thiệp 49

Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi tỷ lệ (%) trẻ bị thiếu kẽm của hai nhóm trước và sau
can thiệp 50

Biểu đồ 3.6. Chỉ số hiệu quả của can thiệp đến giảm tỷ lệ (%) thiếu vi chất dinh
dưỡng 51




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ bào thai trẻ hoàn toàn được bao bọc bởi hệ thống miễn dịch của
mẹ, khi được sinh ra 6 tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ được bảo vệ nhờ lượng
kháng thể từ mẹ truyền cho qua nhau thai hoặc qua sữa. Do đó hệ vi khuẩn
chí cư trú ở đường ruột trẻ lúc đầu nghèo nàn sau đó tăng lên là do trẻ được
tập nhiễm dần với thức ăn mới, nên nguy cơ trẻ bị mắc bệnh có nguyên nhân
từ vi khuẩn cũng gia tăng. Sự cân bằng của hệ vi khuẩn chí ở đường tiêu hóa
làm tăng chức năng rào cản của màng nhầy, đồng thời ức chế sự phát triển các
chủng vi khuẩn gây bệnh. Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều
công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả, xác định tính an toàn và dung nạp
các sản phẩm tăng cường vi khuẩn sống có ích gọi là probiotic, sản phẩm
được bổ sung carbonhydrates, olygosaccharide (như fructosacharide, Inulin,
Fos…) gọi là prebiotic [17], [29], [45], [62]. Vi khuẩn cư trú trên cơ thể mẹ
trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể truyền sang con, ảnh hưởng trực
tiếp lên sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ [33], [64], [67], [71]. Sữa
mẹ được cho là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc phát triển, hình thành hệ

vi khuẩn chí đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu phát hiện trong sữa mẹ có
nguồn vi khuẩn tiềm năng, đem lại lợi ích cho sức khỏe con người như
Staphylococci, Micococci, Lactobacilli, Enterococci…[66], [75].
Synbiotic: là thuật ngữ được sử dụng khi sản phẩm được bổ sung cả
probiotic và prebiotic (là thức ăn của chủng các vi khuẩn này) nhằm phát huy
tác dụng hiệp đồng giữa chúng [86]. Tác giả Weizmen đã thực hiện nghiên
cứu can thiệp có đối chứng để đánh giá ảnh hưởng của probiotic: ông thấy khi
tăng cường vi khuẩn L. reuteric hoặc B. lactis cho trẻ từ 0-10 tháng tuổi,
nhóm trẻ được bổ sung vi khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp thấp và thời
gian mắc bệnh tiêu chảy ngắn hơn so với nhóm đối chứng [96]. Tác giả cũng
khẳng định sữa có chứa vi khuẩn Lactobacillus reuteri hoặc Bifidobacterium

2
lactis an toàn, dung nạp tốt trên đối tượng trẻ sơ sinh [82], [97]. Một số công
trình nghiên cứu gần đây cho chúng ta hiểu thêm vai trò của probiotic đối với
các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp, táo bón, ung thư, tim mạch, viêm
loét dạ dày-tá tràng…[26], [36], [43], [49]. Ngày nay thức ăn được tăng
cường synbiotic phổ biến tại các nước châu Âu như các sản phẩm lên men từ
sữa, thịt, nước uống [32], [33], [53], [94]. Khuynh hướng ngày càng gia tăng
các loại sản phẩm này là do con người hiểu biết nhiều hơn về lợi ích của
synbiotic đối với sức khỏe. Các nhà khoa học cũng nhận thấy trẻ được bú sữa
mẹ hoàn toàn có lượng vi khuẩn có ích sống ở đường tiêu hóa phong phú hơn,
ít vi khuẩn gây bệnh hơn những trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ [40], [46],
[65]. Đây cũng là lý do quan trọng giải thích tại sao trẻ được bú mẹ hoàn
toàn có tỷ lệ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa thấp hơn những trẻ không
được bú mẹ. Người ta phát hiện sữa mẹ chứa nhóm vi khuẩn sinh lactic, là vi
khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn [66], [75]. Vì vậy hiện nay
trên thị trường có bán nhiều sản phẩm sữa với thành phần gần giống với sữa mẹ
nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cùng một lượng vi khuẩn có ích giúp hệ vi
khuẩn chí của trẻ phát triển bền vững, ổn định.

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển: trẻ em bị SDD, thiếu
nhiều chất dinh dưỡng và mắc bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), bệnh
viêm đường hô hấp cấp, tỷ lệ trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt, còi xương, thiếu
kẽm, thiếu vitamin A còn gặp 30-70% trẻ < 5 tuổi [23], [24], [60]. Trẻ nhỏ
mắc bệnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển tâm thần vận động
sau này, giảm khả năng miễn dịch dẫn đến mắc các bệnh nhiễm trùng…vẫn
đang còn phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi, trung du và ven biển của nước
ta [15], [21], [60], nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chế độ ăn bổ
sung không hợp lý. Do vậy việc sản xuất loại sữa giàu chất dinh dưỡng, mang
đặc tính sữa mẹ nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, SDD…cần

3
được khuyến cáo. Sữa có synbiotic được sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi ăn bổ sung và trẻ sau khi cai sữa mẹ. Sữa có
những đặc tính ưu việt là chứa các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển,
tránh hậu quả mắc bệnh và di chứng bệnh cho trẻ sau này, ngoài ra còn giúp
hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Trẻ em Việt Nam có một số đặc
điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn và nhu cầu cơ thể đối với các chất dinh dưỡng
khác với trẻ em sinh sống ở các nước phát triển (Mỹ, châu Âu) [6]. Việc
chứng minh hiệu quả của sữa có synbiotic trên đối tượng trẻ em Việt Nam là
cần thiết để có những thông tin khoa học chính xác mang lại cho người dân
việc lựa chọn các thực phẩm bổ sung. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này
với các mục tiêu sau.
1. Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic đến các chỉ số nhân trắc.
2. Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic đến tình trạng mắc bệnh
viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy cấp, táo bón và chỉ số miễn dịch
IgA huyết thanh.
3. Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic lên tình trạng thiếu máu,
thiếu kẽm, thiếu vitamin A huyết thanh.
Trên đối tượng trẻ 18-36 tháng tuổi trong thời gian can thiệp 5 tháng.












4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Ngày nay người ta quan tâm vấn đề phát triển sức khỏe toàn diện, chất
lượng con người và chất lượng cuộc sống. Do đó thế hệ trẻ được đặt ra là mối
quan tâm đầu tiên của toàn xã hội. Từ khi bà mẹ mang thai đã được quan tâm
chăm sóc đặc biệt và những năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ được ưu tiên chăm
sóc nhiều hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh tật sau này. Ở các nước có nền
kinh tế chậm phát triển còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết: theo kết quả
điều tra trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển năm 2007 thấy có trên
200 nghìn trẻ em bị thiếu năng lượng, SDD [34]. Phần lớn trong số đó sống ở
Đông Nam Á và vùng ngoại ô Sahara Afica. Một số nghiên cứu điều tra cắt
ngang gần đây ở các nước Châu Á như điều tra tại Nepal năm 2000 cho thấy
trẻ em độ tuổi từ 6-59 tháng tuổi sống trong trại tị nạn, có tỉ lệ trẻ bị SDD cấp
tính chiếm 4,2%, SDD mạn tính chiếm 26,9%, trẻ bị thiếu máu chiếm tới
43,3% [35]. Năm 2004 điều tra 878 trẻ dưới 5 tuổi ở Sri Lanka thấy tỷ lệ trẻ
SDD thể nhẹ cân chiếm 16,1%, tỷ lệ trẻ SDD thể gày còm chiếm 34,7% và tỷ

lệ trẻ SDD thể thấp còi chiếm 20,2%. Đồng thời phỏng vấn các bà mẹ về một
số bệnh nhiễm trùng hai tuần trước đó thấy có tới 69,5% trẻ em bị viêm
đường hô hấp cấp và 17,9% trẻ em bị tiêu chảy cấp [43]. Tại Việt Nam những
năm gần đây trẻ bị SDD cũng đã giảm đáng kể do có sự can thiệp kịp thời của
các chương trình dinh dưỡng, nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ hợp lý đến
người dân: tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi giảm xuống còn 36,5% năm 2000;
33,0% năm 2002; 29,6% năm 2005 [22], [23], [24]. Theo số liệu thống kê
năm 2002 ghi nhận 20% trẻ dưới 5 tuổi nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp
cấp trong vòng 2 tuần trước khi tiến hành điều tra, trong số đó có khoảng 71%

5
trẻ nghi ngờ viêm phổi được đưa đến cơ sở y tế và có 11,3% trẻ có dấu hiệu
tiêu chảy, số trẻ bị bệnh được uống ORS đúng là 11,2% [91]. Một số nghiên
cứu cho thấy nguyên nhân gây SDD và tử vong ở trẻ là do mắc bệnh tiêu chảy
và viêm phổi [8], [22], [60]. Theo thống kê số trẻ em Việt Nam mắc bệnh tiêu
chảy trung bình 2,2 lần/năm cũng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi chiếm tới 22,0%. Tác giả Nguyễn Yến Bình tiến hành nghiên cứu tìm
hiểu tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ tại bệnh viện Saint Paul
cho kết quả sau: Rota virus chiếm tỉ lệ cao nhất (39,3%), tiếp đến là E. coli
chiếm 21%, Shigella 6,7%, Campylobacter 6,0%, và gặp với tỉ lệ thấp nhất là
Salmonella 1,0% [2].
1.2. Một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn tiêu hóa
1.2.1. Các loại bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy: được định nghĩa là đi ngoài phân xấu trên 3 lần/ngày
(phân xấu là phân lỏng, phân tóe nước, phân nhày máu mũi…). Phân lỏng là
phân không thành khuôn trừ những trẻ bú mẹ hoàn toàn, đối những trẻ này,
xác định bệnh tiêu chảy dựa trên số lần trẻ đi ngoài trong ngày [3], [20].
1.2.1.1.Tiêu chảy cấp
Biểu hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước kéo dài không
quá 14 ngày. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể nôn hoặc sốt [3], [20].

1.2.1.2. Hội chứng lỵ
Các triệu chứng như đi ngoài phân nhày máu mũi, đau quặn bụng, mót
rặn (trẻ nhỏ thường biểu hiện mặt đỏ, rên ì ì khi đi ngoài), có thể có sốt. Hội
chứng lỵ cũng góp phần không nhỏ đến tỷ lệ tử vong của trẻ, đặc biệt quan
trọng là gây nên tình trạng SDD trẻ em [20].



6
1.1.1.3. Tiêu chảy kéo dài
Biểu hiện khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài thường trên 14 ngày. Một số
báo cáo cho thấy cứ 3-23% đợt trẻ bị tiêu chảy cấp tiến triển thành tiêu chảy
kéo dài. Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi bị tiêu chảy kéo dài rồi dẫn
đến SDD và liên quan tới tỷ lệ tử vong trẻ em cao [20].
Tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân gây tử vong trẻ em chiếm tới 35%
[20], các nhà khoa học cũng chưa xác định được loại vi khuẩn đặc hiệu nào
gây bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ, mặc dù các tác giả cũng tìm thấy Salmonella
và E. coli bám dính vào niêm mạc ruột (EAEC), có lẽ là nguyên nhân làm tổn
thương niêm mạc ruột, chúng đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của
bệnh tiêu chảy kéo dài [18], [20].
Tiêu chảy mạn tính: cần phân biệt với tiêu chảy kéo dài, vì tính chất
của tiêu chảy mạn tính là hay tái phát, kéo dài do các nguyên nhân không
nhiễm khuẩn như mẫn cảm với gluten hay rối loạn di truyền [3], [20].
1.1.1.4. Táo bón
Trẻ có dấu hiệu đi ngoài trên 2 ngày/1 lần, phân cứng và có cảm giác
khó khăn, phải rặn khi đi ngoài [20].
1.2.2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp
Trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, đặc biệt nhịp thở của trẻ vượt quá ngưỡng
quy định nhịp thở sinh lý cho từng lứa tuổi: trẻ từ 2-11 tháng tuổi thì tần số
thở > 50 nhịp/phút, trẻ từ 12-59 tháng tuổi thì tần số thở > 40 nhịp/phút [4].

1.3. Hệ vi khuẩn chí đường ruột
Là tập hợp những chủng vi khuẩn tạo thành một quần thể sinh sống tại
đường ruột thực hiện một số chức năng có ích cho con người. Trong đường
tiêu hóa của con người có trên 10
14
số vi khuẩn cư trú, phân bố chủ yếu ở ruột
và 60% trong phân, có 300 đến 1000 loài vi khuẩn khác nhau cư trú ở đường

7
tiêu hóa, ước tính trung bình có tới 500 loài vi khuẩn [39], [65], [86], tuy
nhiên trên từng cá thể thì số vi khuẩn được ưu tiên chiếm khoảng 30-40 loài.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa các loại vi khuẩn này
với con người không chỉ đơn thuần là mối quan hệ hội sinh mà còn có sự phụ
thuộc lẫn nhau, gọi là quan hệ cộng sinh [25], [33], [40]. Hệ vi khuẩn chí làm
việc một cách tích cực để thực hiện một số chức năng có lợi như lên men các
chất cung cấp năng lượng chưa được sử dụng, tác động lên hệ miễn dịch, ức
chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, điều hòa sự tái tạo niêm mạc ruột,
vitamin H và vitamin K, kích thích tạo hoormon giúp điều hòa chuyển hóa
mỡ của cơ thể [39], [49], [58]. Trong một vài trường hợp một số loài vi khuẩn
khi ở điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh và làm tăng nguy cơ gây bệnh như
bệnh ung thư, nhiễm trùng máu, áp xe… [2], [50], [73], [81].
1.3.1. Phân bố vi khuẩn
Đại tràng là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn và các hoạt động của
chúng làm cho đại tràng trở thành cơ quan chuyển hóa tích cực của cơ thể.
Phần lớn số vi khuẩn cư trú ở ruột non là vi khuẩn Gr(+), trong khi đó ở đại
tràng chủ yếu là vi khuẩn Gr(-) [6], [86]. Trên 99% vi khuẩn đường ruột là
các vi khuẩn kỵ khí, nhưng khi đến đại tràng vi khuẩn yếm khí lại có mật độ
đậm đặc cao [41], [86]. Phần đầu của khung đại tràng chịu trách nhiệm lên
men carbohydrate, phần sau chủ yếu chịu trách nhiệm phân hủy, hấp thu
protein và các amino acid [6], [72]. Các vi khuẩn này phát triển nhanh ở manh

hồi tràng và phát triển chậm ở đại tràng (nơi có độ pH gần như trung tính)
[65], [86]. Cơ thể điều chỉnh sự cân bằng và phân bố các loại vi khuẩn thông
qua sự thay đổi nồng độ pH, hoạt động của hệ miễn dịch và nhu động ruột.
1.3.2. Các loài vi khuẩn
Phần lớn các vi khuẩn đường ruột thuộc các nhóm sau: Bacteroides,
Clostridium, Fusobacterium, Eubacterium, Ruminococus, Peptococus,

8
Peptostrepcoccus và các Bifidobacterium. Các giống khác như Escherichia và
Lactobacilus thì chiếm số lượng thấp hơn. Đặc biệt các vi khuẩn thuộc loài
Bacteroides chiếm tới 30% vi khuẩn đường ruột, đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngày nay người ta phân lập thêm được một số
loại vi nấm như Candida, Saccharomyces, Aspergillus và Penicillium [28],
[32], [39].
1.3.3. Sự xuất hiện của một số vi khuẩn có ích ở đường tiêu hóa
Trong thời kỳ bào thai đường tiêu hóa của trẻ là vô khuẩn, ngay sau khi
trẻ được sinh ra đã thấy sự xuất hiện một số loại vi khuẩn ở miệng, họng…
các vi khuẩn này có nguồn gốc từ mẹ hoặc từ môi trường xung quanh [46],
[65], [71]. Đối với trường hợp mổ đẻ thì vi khuẩn có thể có nguồn gốc từ mẹ
nhưng chủ yếu từ môi trường xung quanh xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua
các hành động cho trẻ bú, hôn và vuốt ve trẻ [66], [71].
E. coli và Streptococci là những vi khuẩn phát hiện có mặt trên cơ thể
trẻ, chỉ sau vài giờ số lượng các vi khuẩn này tăng lên từ 10
8
-10
10
/g phân [65],
[71], [86]. Trong vòng một tuần đầu sau sinh các vi khuẩn này góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí xâm nhập và phát triển. Các loài vi
khuẩn kỵ khí chủ yếu là Bifidobacteria, Bacteroides, Clostridium và

Ruminococcus [72], [86]. Đối với trường hợp trẻ được nuôi hoàn toàn bằng
sữa mẹ thì chủng vi khuẩn được ưu tiên là bifidobacteria, ngược lại những trẻ
được nuôi bằng sữa bột có các chủng loại vi khuẩn đa dạng hơn như
Enterobacteriaceae, Enterococci, Bifidobacteria, Bacteroides và Clostridia
[46], [65], [67]. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm các vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hóa
của trẻ bú mẹ hoàn toàn gần giống như của trẻ ăn sữa ngoài, đến hai tuổi thì
hệ vi khuẩn chí của trẻ tương tự như ở người trưởng thành [71], [86].



9
1.3.4. Vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột
Vi khuẩn có ích đường ruột thực hiện nhiều chức năng hữu ích cho cơ
thể con người như tiêu hóa các chất giầu năng lượng chưa được sử dụng, kích
thích sự tăng trưởng của tế bào, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại
[26], [43], [47], làm cho hệ miễn dịch cơ thể chỉ phản ứng lại với các vi
khuẩn gây bệnh, bảo vệ cơ thể tránh khỏi một số bệnh như rối loạn tiêu hóa,
dị ứng, ung thư, tim mạch… [29], [43], [70], [81].
1.3.4.1. Ảnh hưởng đến quá trình lên men Carbohydrate và hấp thu
Cơ thể con người không thể sử dụng một vài loại carbohydrate nếu
thiếu vi khuẩn có ích, vì một số chủng vi khuẩn này có khả năng tiết ra
enzyme chuyển hóa polysaccharide. Khi thiếu vi khuẩn có ích không tiêu hóa
được một số loại thức ăn như tinh bột, chất xơ, oligosaccharide, đường
(lactose), rượu, chất nhày tiết ra từ niêm mạc ruột và protein…[28], [39],
[42].
Vi khuẩn có ích giúp chuyển hóa, lên men carbohydrate, và chuyển các
acid béo thành dạng mạch ngắn (SCFAs) cho cơ thể sử dụng là nguồn năng
lượng hữu ích. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng hấp thu nước, hạn chế
khả năng phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tăng sự phát triển của tế bào niêm
mạc đường tiêu hóa [42], [45], [69]. Các loại acid béo mạch ngắn được hình

thành từ quá trình lên men đường bao gồm acid propionic, acid butyric, khí và
các acid hữu cơ cũng được tạo ra từ quá trình lên men này [6], [74], [93]. Các
acid acetic, acid propionic giúp gan sản xuất ATP, còn acid butyric ngoài việc
cung cấp năng lượng cho các tế bào niêm mạc đường ruột, còn có tác dụng
ngăn ngừa phòng chống các viêm ruột, bệnh dị ứng, tim mạch, ung thư…
[53], [57], [69], [70]. Một số nghiên cứu chứng minh được vai trò của vi
khuẩn có ích làm tăng quá trình hấp thu lipid, hấp thu vitamin K, đặc biệt các
acid mạch ngắn làm tăng hấp thu các chất muối khoáng như calci, magie và

10
sắt…các acid mạch ngắn cũng có tác dụng làm thay đổi sự phát triển của tế
bào niêm mạc ruột thông qua kích thích tổng hợp protein như protein vận
chuyển natri và glucose [6], [58].
1.3.4.2. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn có ích ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh,
nấm và các trực khuẩn có hại như Clostridium diffichile (khi phát triển quá
mức các loại vi khuẩn này sẽ gây lên bệnh viêm manh hồi tràng). Vi khuẩn có
ích có thể ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh [47],
[69]. Chúng ức chế các chủng vi khuẩn gây hại bằng cách cạnh tranh tiếp
nhận các chất dinh dưỡng tại các receptor của tế bào niêm mạc manh hồi
tràng. Mặt khác vi khuẩn có ích còn truyền tín hiệu hóa học đến tế bào niêm
mạc ruột làm tăng quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng vào trong tế bào
khiến cho các vi khuẩn gây hại không lấy được thức ăn, do đó chúng bị đói.
Mặt khác các vi khuẩn có ích còn tiết ra các chất bacteriocin có thể kìm chế
sự phát triển hoặc tiêu diệt được các chủng vi khuẩn gây hại [47], [73], [79].
Quá trình lên men và tạo các acid béo cũng làm giảm nồng độ pH ở manh hồi
tràng nên làm giảm sự tăng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh, tạo điều
kiện thuận lợi cho chủng vi khuẩn có ích [6], [41].
1.3.4.3. Tăng cường miễn dịch
Các vi khuẩn có ích đường ruột tác động một cách liên tục lên hệ tiêu

hóa và hệ miễn dịch của cơ thể, vì vậy vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển ban đầu của hệ miễn dịch màng nhày. Các vi khuẩn này kích
thích các tế bào lympho ở niêm mạc ruột tạo ra các kháng thể tiêu diệt vi
khuẩn gây bệnh. Do cơ chế này mà hệ miễn dịch của con người có khả năng
nhận biết và tiêu diệt loại vi khuẩn gây hại, thỏa hiệp với các vi khuẩn có ích
và sự dung nạp vi khuẩn được thành lập [1], [42]. Ngay sau khi sinh các vi
khuẩn đã có mặt trong đường tiêu hóa của trẻ: những vi khuẩn xuất hiện đầu

11
tiên ở đường tiêu hóa sẽ có khả năng tác động đến sự đáp ứng miễn dịch của
cơ thể chủ, làm cho chúng được ưu tiên hơn so với các vi khuẩn cạnh tranh
với chúng. Do vậy các vi khuẩn này là nhân tố quan trọng của thành phần hệ
vi khuẩn chí đường tiêu hóa khi trẻ lớn [33], [40], [63]. Ở độ tuổi trẻ bắt đầu
ăn bổ sung, ưu thế phát triển của hệ vi khuẩn chí từ vi khuẩn yếm khí như
Streptocci, Escherichia sang ưu tiên phát triển vi khuẩn kỵ khí. Nghiên cứu
gần đây cho thấy các vi khuẩn có ích đóng vai trò quan trọng trong việc sản
sinh TLRs ở ruột giúp cơ thể hàn gắn các tổn thương. Các chủng vi khuẩn này
có thể ảnh hưởng đến việc hình thành “dung nạp vi khuẩn” làm cho nó ít nhạy
cảm với kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh. Sự dung nạp này được điều
chỉnh bởi hệ miễn dịch đường tiêu hóa: một phần do gan làm giảm các phản
ứng miễn dịch quá mức như đối với bệnh dị ứng và bệnh tự miễn [33], [57],
[63]. Một số loài vi khuẩn có lợi cư trú ở đường tiêu hóa như Bacteroides có
thể làm thay đổi các receptor bề mặt gần giống với tế bào của cơ thể nhằm
tránh các phản ứng miễn dịch. Một số chủng vi khuẩn có ích lại sinh sống và
phát triển ở môi trường trung tính, nên các chủng vi khuẩn gây bệnh cũng sử
dụng cách này để tránh sự đào thải của hệ miễn dịch đường ruột [58], [86].
Trái lại hệ miễn dịch của cơ thể cũng thích nghi với cơ chế hoạt động này để
ngăn ngừa sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn gây bệnh [73], [79].
1.3.4.4. Phòng ngừa bệnh dị ứng
Vi khuẩn có ích tham gia phòng chống một số bệnh dị ứng [63], [77],

[81], khi nuôi cấy để phân tích hệ vi khuẩn chí của đường ruột của nhóm trẻ
sơ sinh, trẻ nhỏ mắc bệnh dị ứng và nhóm trẻ không có biểu hiện dị ứng.
Nhận thấy sự khác nhau về thành phần các loại vi khuẩn ở hai nhóm trẻ này:
các vi khuẩn gây hại như C. difficile và S. aureus ở nhóm trẻ bị bệnh dị ứng
nhiều hơn ở nhóm trẻ không bị bệnh dị ứng, ngược lại số lượng vi khuẩn có
ích như Bacteroides và Bifibacteria thì lại ít hơn [58], [86]. Từ nghiên cứu

12
này các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn có ích ở nhóm trẻ không bị bệnh dị
ứng giúp cho hệ miễn dịch phản ứng một cách hợp lý với các kháng nguyên,
khi thiếu các vi khuẩn này sẽ làm cho cơ thể đáp ứng quá mức gây ra hiện
tượng dị ứng [57], [81]. Có tác giả lại cho rằng sự khác nhau của các chủng vi
khuẩn đường ruột chỉ là kết quả chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.
1.3.4.5. Phòng chống bệnh viêm ruột
Các nhà khoa học cho rằng hệ vi khuẩn chí “dung nạp” hệ miễn dịch
(dịch tễ bệnh viêm ruột), tác giả khác lại cho rằng các acid béo mạch ngắn
mới có tác dụng đến phòng chống bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ [58], [62]. Ở các
nước có nền kinh tế chậm phát triển, trẻ em sinh ra không được bú mẹ hoàn
toàn, ăn bổ sung sớm có liên quan đến việc tiêu thụ đường và mỡ động vật
nên có tỷ lệ trẻ mắc bệnh IBD cao hơn ở các nước phát triển. Người ta cũng
nhận thấy được sự ảnh hưởng của vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với việc
tiêu thụ rau quả, thức ăn sống không qua chế biến…là nguyên nhân ảnh
hưởng đến tỷ lệ trẻ mắc bệnh. Đặc biệt việc lạm dụng kháng sinh một cách
bừa bãi đã giết chết một số loại vi khuẩn có lợi (do sức đề kháng của các loại
vi khuẩn này với thuốc và môi trường bên ngoài kém), tạo điều kiện cho vi
khuẩn có hại phát triển làm mất cân bằng hệ vi khuẩn chí, đó là yếu tố quan
trọng đối với bệnh nguyên của bệnh IBD [28], [45], [49]. Như vậy việc bổ
sung synbiotic vào thực phẩm là cần thiết để cân bằng hệ vi khuẩn chí đường
ruột, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy, bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ
[36], [53].

1.3.5. Sự thay đổi cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột
1.3.5.1. Độ pH đường ruột
Độ pH đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của ruột, nồng độ pH
của dạ dày thấp khoảng từ 1.6-3.2 tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa thức ăn
và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Nồng độ pH tăng dần khi xuống tá tràng rồi đến

13
đại tràng [6]. Các vi khuẩn sinh acid lactic ưa môi trường acid trong khi đó
các vi khuẩn gây thối rữa thức ăn thì ưa môi trường kiềm. Các tác giả cũng
chứng minh được sự cạnh tranh giữa vi khuẩn lên men và vi khuẩn gây thối
rữa: vi khuẩn lên men tạo ra acid hữu cơ nhằm duy trì nồng độ pH thấp trong
khi đó vi khuẩn gây thối rữa thức ăn lại sản xuất amoniac để làm tăng độ pH
[6], [41], [86]. Nếu độ pH tăng thì các vi khuẩn gây thối rữa thức ăn và các
dạng nấm candida có cơ hội phát triển, đồng thời làm ức chế sự phát triển các
vi khuẩn tạo acid lactic, từ đó dẫn đến hàng loạt các tổn thương ở ruột. Tuy
nhiên nồng độ pH bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khác nhau như việc tiết
acid hydrochloric ở dạ dày hoặc có trong thành phần của thực phẩm, hoặc sử dụng
các chế phẩm, liệu pháp điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị viêm
loét dạ dày-tá tràng, phẫu thuật đường tiêu hóa, táo bón, ăn nhiều thịt và mỡ động
vật [6], [58], [69]. Như vậy bố sung synbiotic giúp cơ thể điều chỉnh độ pH thích
hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có ích [6], [41], [86].
1.3.5.2. Tác dụng của kháng sinh
Khi hệ vi khuẩn chí mất cân bằng sẽ ảnh hưởng không có lợi đến sức
khỏe con người, trực tiếp đến việc tiêu hóa các loại thức ăn ví dụ việc sử dụng
kháng sinh phổ rộng, bên cạnh tác dụng diệt các loại vi khuẩn, còn kích thích
trực tiếp niêm mạc ống tiêu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây
hại phát triển và làm cho vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến kết quả điều trị
bệnh khi tái nhiễm bệnh [18], [28], [58]. Mặt khác khi hệ vi khuẩn chí đường
ruột mất cân bằng có thể làm giảm quá trình lên men carbohydrate, khi đó
carbohydrate không được sử dụng sẽ bị ứ đọng lại trong lòng ruột làm tăng

kéo nước vào ống tiêu hóa gây lên tình trạng tiêu chảy hoặc khi thiếu các acid
béo mạch ngắn cũng có tác dụng gây hiện tượng tiêu chảy [6], [58]. Khi số
lượng các loại vi khuẩn có ích bị giảm cũng đồng nghĩa với việc làm giảm
khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh như C. difficile và S. kedougou. Ở một

14
số trường hợp bệnh nặng như nhiễm trùng máu, chảy máu ở đường tiêu hóa,
tình trạng chán ăn kéo dài hoặc hiện tượng trơ miễn dịch… nhận thấy có sự
thay đổi thành phần của các chủng vi khuẩn trong hệ vi khuẩn chí đường ruột
[58], [79], [89].
1.3.6. Vai trò của vi khuẩn có ích đối với bệnh tật
Hệ vi khuẩn chí cư trú ở đường tiêu hóa của con người bên cạnh tác
dụng có lợi đôi khi còn có hại. Chúng có thể sản xuất ra độc tố và
carcinogen liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, IBD và ung thư đại
tràng… [2], [50], [58]. Do đó điều quan trọng nhất là đảm bảo được sự
cân bằng về số lượng và chủng loại các vi khuẩn.
1.3.6.1. Đối với căn bệnh ung thư
Các vi khuẩn như Bacteroides và Clostridiu, H. Pylori, là những chủng
vi khuẩn mà các nhà khoa học đã tìm được mối liên quan đến căn bệnh ung
thư, ngược lại các vi khuẩn thuộc dòng Lactobicillus và Bifidobacteria có tác
dụng phòng ngừa căn bệnh ung thư [69], [73].
1.3.6.2. Sự di chuyển của vi khuẩn
Các vi khuẩn có ích thông thường cư trú ở đường tiêu hóa thì không
gây hại nhưng khi nó ra khỏi nơi cư trú đó thì lại rất nguy hiểm đối với sức
khỏe con người [49], [50]. Khi đường tiêu hóa bị tổn thương các chủng vi
khuẩn có cơ hội đâm xuyên qua lớp tế bào niêm mạc ruột vào cơ thể để gây
bệnh. Các vi khuẩn này khi ra khỏi đường tiêu hóa có thể gây ra hàng loạt các
bệnh khác nhau như áp xe, nhiễm trùng máu, viêm phổi…đe dọa đến sức
khỏe và tính mạng con người [50], [58].
1.3.6.3. Bệnh viêm ruột (IBD)

Một số tác giả cho rằng bệnh IBD là do hiện tượng giảm “dung nạp”
miễn dịch làm cho cơ thể phản ứng lại với cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây

15
hại. Người ta cho rằng nguyên nhân gây bệnh viêm ruột có thể do nhiều loài
vi khuẩn hoặc do một loại vi khuẩn cụ thể nào đó [58], [62]. Có giả thuyết lại
cho rằng bệnh viêm ruột là do yếu tố di truyền, nhưng một số tác giả lại cho ý
kiến do tăng thẩm thấu của niêm mạc thành đại tràng làm cho vi khuẩn xâm
nhập vào các mô niêm mạc ruột, tạo ra một loạt các phản ứng miễn dịch làm
cho quá trình viêm kéo dài [1], [58], [73].
- Vi khuẩn gây bệnh viêm ruột
Vi khuẩn hội sinh được cho là nguyên nhân gây lên bệnh viêm ruột ở
chuột, khi tiến hành thí nghiệm nuôi chuột trong môi trường vô trùng nhận
thấy chuột không bị mắc bệnh này [62], [73]. Các nhà khoa học cũng nhận
thấy một số vi khuẩn thuộc họ C. difficile và một vài vi khuẩn thông thường
khác cư trú ở đường tiêu hóa có khả năng gây ra bệnh viêm ruột [58], trái lại
một số vi khuẩn khác lại có tác dụng ngăn ngừa căn bệnh này [62], [73].
1.4. Synbiotic và các nghiên cứu bổ sung
Synbiotic
Thuật ngữ synbiotic được sử dụng khi thực phẩm được tăng cường một
lượng nhất định cả prebiotic và probiotic nhằm phát huy tính hiệp đồng tác
dụng giữa chúng [74], [86]. Khi đường tiêu hóa của con người bị thiếu vi
khuẩn có ích, có thể gây ra tác hại đối với sức khỏe nên việc bố sung
synbiotic nhằm tạo được hệ vi khuẩn chí phát triển bền vững, ổn định có tác
dụng phòng chống bệnh nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng. Còn prebiotic
là thành phần chất xơ có trong thực phẩm, không được tiêu hóa kích thích có
chọn lọc trên sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn có ích của đường ruột
[36], [41], [53].

1.4.1. Probiotic (các vi khuẩn sống có ích)


16
Trong đường tiêu hóa con người có khoảng 10
14
loài vi khuẩn thuộc
400 nhóm vi khuẩn khác nhau bao gồm cả vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây
bệnh. Nhận thấy khi hệ vi khuẩn chí cân bằng thì hệ tiêu hóa con người khỏe
mạnh [25], [58], [71]. Chính vì vậy người ta tiến hành nhiều nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của sản phẩm được tăng cường probiotic nhằm mục đích nâng
cao sức khỏe cho con người. Bifidobacteria và Lactobacilli là 2 loại vi khuẩn
có ích chính, đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh tật [47], [62],
[86]. Bên cạnh việc ức chế cạnh tranh sự phát triển của các vi khuẩn gây hại,
các vi khuẩn có ích còn điều chỉnh sự đáp ứng miễn dịch xảy ra tại ruột một
cách hệ thống, nhịp nhàng [42], [77].
1.4.1.1. Đặc điểm của vi khuẩn được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung
Bifidobacterium
Bifidobacterium là vi khuẩn được phân lập đầu tiên ở manh hồi tràng
của người và động vật. Bifidobacteria phát triển, tồn tại trong cơ thể trẻ từ
những ngày đầu sau sinh, số lượng chủng vi khuẩn này tương đối ổn định
nhưng có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi [40], [65], [71]. Các chủng vi
khuẩn thuộc họ Bifidobacteria chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: khẩu
phần ăn, căng thẳng tinh thần và đặc biệt là việc sử dụng thuốc kháng sinh
[28], [58], [86]. Bifidobacteria là vi khuẩn kỵ khí Gr(-), không chuyển động,
không tạo bào tử, có phản ứng catalase âm tính, hình dạng của chúng khác
nhau. Thành phần Guanine và Cytosine trong AND của chúng là 54mol% và
67mol%, chúng được phân loại là vi khuẩn tạo acid lactic. Hiện nay, có
khoảng 30 loài bifidobacteria được phân lập [51], [64] và chủng
bifidobacteria được phân lập, sử dụng là probiotic tăng cường vào thực phẩm
như: Bifidobacteria aldolescentis, Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium
animalis, Bifidobacteria thermophilum, Bifidobacteria breve, Bifidobacterium

longum, Bifidobacterium infantis và các bifidobacterium lactis.

×