Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chính sách tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng việt nam và đô la mỹ áp dụng cho ngày 1982015 theo qđ số 1636qđ NHNN ngày 1882015 của NHNN việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.26 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------

TIỂU LUẬN

Đề tài: “Chính sách tăng tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho
ngày 19/8/2015 theo QĐ số 1636/QĐ-NHNN ngày
18/8/2015 của NHNN Việt Nam”

Nhóm 7 thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Hoàng Phú
Phan Thị Thúy An
Nguyễn Ngọc Thu
Nguyễn Thị Thanh Truyền
Vũ Thị Hoài Dung
Nguyễn Cảnh Tùng
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Phạm Thị Thủy Lê

Nghệ An, 2016


1


BỐI CẢNH DẪN ĐẾN VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ
1. Diễn biến thị trường trong 8 tháng đầu năm 2015
Sau khi công bố phạm vi điều chỉnh tỷ giá 2% cho cả năm 2015, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã ngay lập tức tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH)
1% vào ngày 7/1/2015. Động thái điều chỉnh được thực hiện trước áp lực nhu cầu
nguồn USD từ doanh nghiệp và tình trạng tỷ giá tăng kịch trần trên thị trường liên
ngân hàng. Tỷ giá sau đó đã giảm trở lại, tạo điều kiện cho NHNN mua vào một
lượng lớn ngoại tệ từ thị trường nhằm tăng lượng dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên chỉ đến đầu tháng 3/2015, tỷ giá đã tăng trở lại do tâm lý thị trường
lo sợ trước sự tăng giá của đồng USD trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, cán
cân thương mại bắt đầu thâm hụt kể từ tháng 12/2014 khiến nhu cầu nguồn USD
tăng cao, các ngân hàng cũng gia tăng mua USD đóng bớt trạng thái âm ngoại tệ
nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Thị trường từ đó cho đến cuối tháng 4/2015 liên tục
giao dịch ở mức cao và giao dịch kịch trần trong một vài ngày đầu tháng 5/2015.
Vì vậy ngày 07/5/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố điều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD từ mức 21.458
VND/USD lên 21.673 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1%
so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn
là 21.456 VND/USD.
Ngày 11/8/2015, chính phủ Trung Quốc bất ngờ tuyên bố điều chỉnh cơ chế tỷ
giá của đồng Nhân dân tệ. Theo đó, tỷ giá tham chiếu của đồng tiền này sẽ
được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ban hành vào đầu mỗi phiên dựa
trên kết quả giao dịch của phiên hôm trước và cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tỷ
giá giao dịch trên thị trường tự do vẫn sẽ xoay quanh mốc tỷ giá tham chiếu với tỷ
lệ 2%. Sau khi Trung Quốc thả nổi có điều chỉnh tỷ giá, đồng Nhân dân tệ đã giảm
giá mạnh.
Ngay sau quyết định điều chỉnh cơ chế điều hành tỷ giá vào tháng 8/2015,

hàng loạt quốc gia, bao gồm Việt Nam, đã phải điều chỉnh tỷ giá nhằm đối phó với
ảnh hưởng này.
Để chủ động, linh hoạt ứng phó với việc đồng Nhân dân tệ được điều chỉnh
giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua, ngày 12/8/2015, NHNN đã điều
chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%. Diễn biến thị trường trong
nước, quốc tế và ngay tại Trung Quốc những ngày sau đó cho thấy đây là một giải
pháp kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và được dư luận đánh giá tích cực.
2


Tuy nhiên, tiếp sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân dân tệ, tâm lý thị
trường trong nước còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất. Nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón
đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi
suất trong thời gian tới, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa
đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD áp
dụng cho ngày 19/8/2015, đồng thời ban hành Quyết định số 1636/QĐ-NHNN
ngày 18/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ
của các tổ chức tín dụng được phép, theo đó, biên độ tỷ giá giữa đồng Việt Nam và
đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-2% lên +/-3%.
2. Định hướng của Chính phủ và các chính sách điều hành tỷ giá
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ hồi tháng 4, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Tiếp tục theo dõi diễn biến kinh tế thế giới, kinh tế
vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại tệ, chủ động điều hành linh
hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất,
kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu”.
Tiếp theo đó, ngày 22/4/2015, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân, đại diện
NHNN đã đưa ra thông điệp sẽ điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt theo giá trị
đồng USD trên thị trường thế giới đặt trong mục tiêu cân bằng các yếu tố được và

mất cho tổng thể nền kinh tế.
Qua theo dõi diễn biến đồng USD (chỉ số USD-index) trên thế giới, chỉ tính
riêng năm 2014 đồng USD đã tăng giá 14% và tăng trên 27% giai đoạn từ năm
2014 đến giữa quý II/2015 so với “rổ” tiền tệ mạnh khác gồm: EUR, JPY, GBP,
CAD, SEK và CHF. Trong khi đó, VND giai đoạn này chỉ điều chỉnh giảm giá so
với đồng USD ở mức 2% (từ 21.036 VND/USD lên 21.456 VND/USD). Với độ
mở nền kinh tế ngày càng lớn dần trong tương lai, nếu chính sách tỷ giá tiếp tục
được điều hành như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào, ra
của Việt Nam. Dù chưa có sự liên thông mạnh mẽ giữa thị trường ngoại hối trong
nước và quốc tế, nhưng đà tăng giá nhanh của USD trên thị trường quốc tế thời
gian qua đã dấy lên những lo ngại về khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam.
Trước tình hình giá đồng USD tăng mạnh trong thời gian gần đây trên thị
trường thế giới tạo sức ép lên tỷ giá VND/USD trong nước, căn cứ vào định hướng
về chính sách tiền tệ của Chính phủ và các điều kiện vĩ mô, NHNN điều chỉnh tỷ
3


giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.673
VND/USD lên 21.890 VND/USD áp dụng cho ngày 19/8/2015, đồng thời ban
hành Quyết định số 1636/QĐ-NHNN ngày 18/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay
giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép, theo đó,
biên độ tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-2% lên
+/-3%.
Như vậy, với việc điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với
biên độ +/-3% sau hai lần điều chỉnh vừa qua, tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ
lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước
không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016, tạo sự ổn định
vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam, chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra và đối phó với các tác động bất lợi trên
thị trường quốc tế.

4


I, Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá
1, Tỷ giá là gì
Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được
trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một
quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa
Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ
được trao đổi cho mỗi 91 Yên.
2, Chính sách tỷ giá
2.1, Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình
liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
2.1.1 Chế độ tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một
kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị
của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo
giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị
của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối
đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Cơ chế tỷ giá cố định thúc đẩy thương mại và đầu tư thông qua việc làm cho
các mức giá cả quốc tế dễ dự đoán hơn, nhưng nhược điểm của cơ chế này là mất
quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ nhằm đối phó với những biến động trong
nước và bên ngoài, đòi hỏi chi phí cơ hội do phải duy trì một lượng dự trưc ngoại
hối khá lớn.

2.1.2 Chế độ tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ
trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối.
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Cơ chế tỷ giá thả nổi giúp tự chủ trong chính sách tiền tệ, hạn chế khả năng bị
đầu cơ tấn công, hạn chế rủi ro ngoại hối, nhưng lại có nhược điểm là đánh mất
neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, thị trường sẽ chịu nhiều rủi ro khi tỷ giá có
tính linh hoạt cao, khó dự báo mức giá cả quốc tế, không khuyến khích thương mại
và đầu tư trong trường hợp khả năng can thiệp điều tiết của cơ quan quản lý tiền tệ
yếu kém.
2.1.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước
5


Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai
chế độ thả nổi và cố định. Với chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước,
tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường
dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá này được đa số quốc gia lựa
chọn trong đó có Việt Nam. Theo cơ chế này, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày
hôm trước làm cơ sở để các ngân hàng thương mại (NHTM) xác định tỷ giá giao
dịch trong ngày xoay quanh biên độ do NHNN công bố trong từng thời kỳ.
Như vậy, chế độ tỷ giá này sẽ có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế
những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa
đồng Việt Nam và USD, duy trì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những rủi
ro có thể xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế. Chế độ tỷ giá này vừa
đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, đảm bảo được tính linh hoạt và tiên liệu được.
2.2, Điều hành chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế có tác động thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế thông qua tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất
trong nước, hỗ trợ xuất khẩu - một cấu thành quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Điều hành chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của Nhà nước
nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hổi, thực hiện chính sách
ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội đã dự định.
3, Vai trò của tỷ giá hối đoái
3.1 Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền
Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so
sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế,
năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế, trên cơ sở đó tính
toán hiệu quả ngoại thương, hiệu quả của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn
nước ngoài, và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.
3.2 Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và
cán cân thương mại quốc tế.
Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc
gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được
nâng cao. Chẳng hạn, 1 lô hàng xuất khẩu trị giá 16.000 triệu VND. Thời điểm
1/2006 tỷ giá trên thị trường USD/VND là 16.000 thì lô hàng này được bán trên thị
6


trường quốc tế với giá 1 triệu USD. Thời điểm 12/2006 tỷ giá USD/VND 17.000
thì lô hàng này được bán với giá 16.000/17.000= 0,941 triệu USD, rẻ hơn ban đầu.
Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia tăng. Trong khi
đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu.
Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân
thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối
đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán

trở nên xấu hơn.
Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương
mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra
ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó là thời
gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới
đạt trạng thái cải thiện dần.
3.3 Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh
tế.
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ
trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên
làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất
thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là
sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ
giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự
phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm
và nền kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu
từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản
xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh
tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất
nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà
nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều
nhau của tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên
thế giới có thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di
7



chuyển các luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn
định.
II, Chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 19/8/2015
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình
quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 19/8/2015
từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (mức điều chỉnh tăng 1%), đồng
thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Như vậy, với tỷ giá bình
quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá
trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD (Theo Quyết định
1636/QĐ-NHNN ngày 18/08/2015 của NHNN Việt Nam)
Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến nền kinh tế và thị trường tài chính
- Tác động tích cực
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và giúp thu hẹp mức thâm hụt cán cân
thương mại hiện đang ở mức thâm hụt 3,54 tỷ USD ước trong năm 2015 (theo số
liệu của Tổng cục Hải quan). Tuy nhiên, theo như một phân tích trước đây về việc
tăng tỷ giá, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
chiếm 80% và như vậy cùng với việc tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải mua nguyên liệu với giá cao hơn khi quy đổi ra VND. Do đó
ảnh hưởng của việc tăng tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu được đánh giá là
không lớn.
Mặc dù lần điều chỉnh tỷ giá này với biên độ khá lớn, vượt quá biên độ 2% đã
cam kết trong năm 2015 gây tâm lý căng thẳng cho thị trường nhưng Ngân hàng
Nhà nước đã có sự điều chỉnh kịp thời và có tác dụng rõ nét như giảm lãi suất
USD, hạn chế các doanh nghiệp mua bán ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước cũng đưa
ra những cam kết ổn định tỷ giá nên đã ổn định ngay được tình hình.
- Rủi ro chính sách mang lại
Giảm giá đồng Việt Nam sẽ đẩy lạm phát trong nước lên cao. Theo các tính
toán, nếu đồng VND bị mất giá 1% so với USD sẽ làm giảm giá xuất khẩu khoảng
0,21% nhưng lại tăng giá nhập khẩu 0,49%.

Tỷ giá biến động tác động đến tình trạng đô la hóa của Việt Nam, dẫn tới
chức năng phương tiện thanh toán và bảo toàn giá trị của VND bị xói mòn.
Gây áp lực trả nợ đối với các khoản nợ nước ngoài của cả khu vực DN và khu
vực công vì hiện nay vay nợ với 3 đồng tiền chủ chốt là USD, EUR và JPY trong
đó nợ nước ngoài Chính phủ là 42,2% năm 2010 so với GDP; 41,5 % năm 2011;
8


41,1% năm 2012. Việc tăng tỷ giá lên 1% cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị nợ công
bằng USD của Việt Nam. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ nợ công
bằng USD đang chiếm 80% tổng số nợ công của Việt Nam cộng với việc điều
chỉnh tỷ giá VND 1% thì nợ công nước ngoài ước tính sẽ tăng 10.000 tỷ đồng khi
quy đổi ra VND. Trong tình hình ngân sách đang thiếu hụt nguồn USD và đang
thiết lập cơ chế vay từ nguồn dự trữ ngoại hối, đây có thể coi là một gánh nặng cho
nguồn ngân sách quốc gia.
Như vậy trước những biến động của thị trường trong nước và thế giới, NHNN
đã phải hy sinh một số mục tiêu để thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại, ổn định
tình hình thị trường và tránh rủi ro về tỷ giá đối với hệ thống ngân hàng.
III, Một số kiến nghị để chính sách phát huy tác dụng hơn nữa
NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá
VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND theo
USD. Để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, trong những năm tiếp theo, NHNN
cần nghiên cứu kỹ về việc lựa chọn những đồng tiền trong rổ tiền tệ và tỷ trọng của
chúng trong rổ tiền tệ là bao nhiêu.
Hiện nay, ngoài đô la Mỹ còn có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc
tế như Euro, Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP). Ngoài neo với đô la Mỹ, việc hình
thành tỷ giá linh hoạt dựa theo rổ tiền tệ trong đó chú trọng đến Euro vì Châu Âu là
một thị trường lớn và là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực
thương mại và đầu tư; bên cạnh đó chúng ra cũng cần phải tính đến sự biến động
tiền tệ ở một số nước có quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính lớn với Việt Nam

cũng như các nước là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường quốc
tế nhưng Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Chủ động giảm giá đồng Việt Nam ở mức độ vừa phải. Trong thời gian qua,
do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường quốc tế biến
động mạnh, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cộng với những khó khăn từ
chính chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát cao, NHNN đã có những động thái điều
hành chính sách tỷ giá linh hoạt. Tuy nhiên để đồng Việt Nam giảm giá mạnh so
với đô la Mỹ sẽ tiềm ẩn một số rủi ro đối với nền kinh tế như sau:
Một là, trong bối cảnh các nước bạn hàng của Việt Nam đang lâm vào suy
thoái, thì cơ hội mở rộng thị trường cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ không còn lớn. Mặt khác, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các sản
phẩm thô (dầu thô, gạo, cà phê, cao su..) và hàng gia công (dệt may, điện tử, máy
tính). Sản lượng của các sản phẩm thô phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, nên
9


khó có khả năng tăng thêm sản lượng ngay cả khi giá cả cao hơn. Trong khi đó,
hàng gia công lại phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu mà điển hình là
ngành dệt may và da giày, nên cũng ít hy vọng sẽ tăng trưởng mạnh khi đồng Việt
Nam giảm giá.
Hai là, về phía nhập khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu vào Việt Nam là máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu và phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa thể đáp
ứng được, do vậy cũng ít nhạy cảm với những biến động của tỷ giá.
Ba là, giảm giá đồng Việt Nam sẽ đẩy lạm phát trong nước lên cao hơn.
Ngoài ra, nếu giá đô la Mỹ tăng mạnh thì sẽ làm suy giảm lòng tin của người dân
vào giá trị của đồng Việt Nam. Chính vì niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng
đẩy giá đô la Mỹ tăng, thì tâm lý đổ xô đi mua những tài sản được định giá bằng
đô la Mỹ khiến cho đồng Việt Nam ngày càng bị mất giá, chức năng phương tiện
thanh toán và bảo toàn giá trị của đồng Việt Nam sẽ bị xói mòn. Hệ quả là sức mua
đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam sẽ bị đe dọa. Mặt khác giảm giá đồng nội

tệ sẽ khiến nợ nước ngoài gia tăng, các doanh nghiệp đang vay nợ bằng ngoại tệ
nếu quá sức chịu đựng sẽ bị phá sản.
Qua phân tích ở trên, Việt Nam không nên phá giá mạnh đồng Việt Nam, mà
chủ động giảm đồng Việt Nam ở mức vừa phải nhằm giảm bớt khó khăn cho các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, cũng như các doanh nghiệp
cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi vẫn góp phần kiềm chế lạm phát và ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, công tác dự báo có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi
ro hoặc đầu cơ, tăng cường chất lượng công tác dự báo tỷ giá cũng là điều cần
thiết.
Vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam cần được sử dụng trong mối quan hệ với các công cụ tài chính, kinh tế
tiền tệ khác để điều tiết các quan hệ quốc tế. Trong thời gian tới, chính sách tỷ giá
của Việt Nam cần điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, nhưng vẫn cần thiết
phải có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế những biến động bất lợi của tỷ giá
hối đoái. Đồng thời, Ngân hàng có thể chủ động giảm giá đồng Việt Nam ở mức
độ hợp lý để có thể vừa hỗ trợ xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
mặt khác vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm chế lạm phát và đảm bảo an sinh
xã hội.

10



×