Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng,
đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra được khối lượng nông sản không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao mang về hàng tỉ USD. Sản
xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và ổn định, hình thành những
vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Sự phát triển nhanh của ngành
nông nghiệp đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần đẩy
nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một trong những mặt hàng
nông sản chủ lực, cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao, hàng năm thu về hàng
triệu USD từ việc xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho một
nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi. Tuy nhiên, bên cạnh những thế
mạnh của mình, ngành cà phê vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh. Do đó, làm sao phát huy hết nội lực, hết lợi thế để cà phê Việt Nam có thể đứng
vững và phát triển trên thị trường thế giới vẫn là một câu hỏi bất cập cần có lời giải
đáp.
Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam” mà
em chọn là một đóng góp nhỏ ý kiến của bản thân mong góp phần giải quyết cẩu hỏi
đó.
Tuy đây là lần đầu tiên tiếp cận với cách thức viết đề án môn chuyên ngành,
nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của Ths.Nguyễn Thị Phương Lan, em đã hoàn thành
đề án này. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Bố cục của đề tài gồm có:
Phần thứ nhất: Lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
Phần thứ hai: Thực trạng thị trường cà phê Thế giới và ngành cà phê Việt Nam.
Phần thứ ba: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1. Khái niệm về cạnh tranh.
1.1.
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng
lực phát triển của kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua
nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc
khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được một mục
tiêu kinh doanh cụ thể.
1.2 Phân loại cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái
cao nhát, còn người mua muốn muc với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được
hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.
- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh
trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấp
nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người
mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu
được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các
đối thủ mạnh hơn.
* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai
loại.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của
cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình
này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại.
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều
người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả
trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là
không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm
khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh
giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau.
Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu
thế trong cạnh tranh, người bán phảo sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng
cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ
biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có
nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản
phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu.
* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng
và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế, buôn lậu, móc
ngoặc, khủng bố vv...)
1.3. Những tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế
- Cạnh
tranh giữa người bán với nhau : loại cạnh tranh này làm cho giá cả hàng
hoá giảm, có lợi cho người mua, bất lợi cho người bán.
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau : loại cạnh tranh này có tác động ngược
lại so với loại cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
-Cạnh tranh trong nội bộ ngành : loại cạnh tranh này có tác động kích thích KH
- KT phát triển, san bằng giá trị hàng hoá của từng doanh nghiệp.
-Cạnh tranh giữa các ngành : loại cạnh tranh có tác động thúc đẩy tất cả các
ngành kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.
-Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh với ngoài nước : loại cạnh tranh này có
tác động thúc đẩy sự hình thành và phát triển phân công và hợp tác lao động quốc tế,
nối thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh hàng
hoá, thúc đẩy xuất nhập khẩu và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào sự phát triển kinh tế
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất,
hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng
xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc
quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất
phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất
rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị
hiếu của người tiêu dùng.
Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung
cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem
đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của
họ.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn
về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân
hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh,
dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh
kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của
nhà nước.
Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành
mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn
thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo,
tổn hại môi trường sinh thái.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời
cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi
người và cho cộng đồng, xã hội/
2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số
kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm
cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh
thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệp
trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của
mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân
lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các
đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường.
Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó
nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh
doanh,… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình thì chưa đủ, bởi
trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định.
Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực
bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay. Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ
hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và
cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”. Năng lực cạnh tranh thể
hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doanh thu, thị phần,
khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như
là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi
nhuận công ty, cũng như bằng những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được
thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía
cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh.
2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Đó là những chỉ tiêu, tiêu thức đánh giá mang tính chất định tính hoặc định
lượng, nhằm giúp trong việc đánh giá được năng lực cạnh tranh của một ngành hay
giữa các doanh nghiệp trong ngành. Qua đó, một doanh nghiệp hay một ngành có thể
duy trì, tồn tại và phát triển được lợi thế cạnh tranh cũng như khắc phục được điểm
yếu của mình trên thị trường. Vì vậy trong môi trường cạnh tranh bất kể chủ thể nào
cũng phải tìm cách nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, chỉ có như vậy mới
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
có chỗ đứng trên thị trường. Do đó, đối với mỗi một ngành trong môi trường kinh tế
cần đánh giá được đúng năng lực của chính mình.
Năng lực cạnh tranh của ngành được đánh giá qua các chỉ tiêu đánh giá sau:
2.2.1. Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh .
Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.
Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích
khác. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra
để sản xuất- kinh doanh
2.2.3. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
-Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua:
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc
tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm nào có
thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu khả năng sử dụng của mình. Họ so sánh các
sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế-kĩ thuật
thỏa mãn những mong đợi của họ ở mứa cao hơn. Bởi vậy, sản phẩm có các thuộc tính
chất lượng cao là một trong những căn cứ cơ quan trọng cho quyết định mua hàng và
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
-Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường:
Khi sản phẩm cso chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm,
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đên
quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng
2.2.4. Sản lượng, doanh thu
Năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có
khả năng tạo ra năng suất, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Sản lượng và
doanh thu thể hiện những điều đó của doanh nghiệp
2.2.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin
khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này
trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay
đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh. Nhu cầu của khách
hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách.
2.2.6. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá
trình sản xuất kinh doanh
Tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trinh sản xuất kinh
doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp với những công nghệ kĩ thuật mới tạo ra
năng suất cao, tránh bị lạc hậu lỗi thời, đông thời tiết kiệm được chi phí cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành.
3.1 Các nhân tố chủ quan.
3.1.1 Nhân tố con người.
Con người ở đây phản ánh đến đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ lao động,
năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất… Các
nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản
xuất ra sản phẩm hàng hóa.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
3.1.2 Khả năng về tài chính.
Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán
đến tiềm lực, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tiềm năng
lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm
trang thiết bị, bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng
cao năng lực cạnh tranh hàng hóa, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh
thu, lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thương trường.
3.1.3 Trình độ công nghệ.
Tình trạng trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới
năng lực cạnh tranh của sản phẩm của các doanh nghiệp. Đó là yếu tố vật chất quan
trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến
chất lượng, năng suất sản xuất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng đến giá
thành và giá bán của sản phẩm. Các doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có một lợi
thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao.
Ngược lại các doanh nghiệp sẽ có bất lợi cạnh tranh khi họ chỉ có công nghệ lạc hậu.
3.2 Nhân tố khách quan.
3.2.1 Các nhân tố kinh tế.
Trong môi trường kinh doanh, các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như sực lực cạnh
tranh của sản phẩm các doanh nghiệp nói riêng. Các nhân tố kinh tế bao gồm:
Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Thu
nhập tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng
hóa thiết yếu và hàng hóa cao cấp cũng tăng lên.
Lãi cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Hiện nay có một phần không nhỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp trong ngành là
đi vay. Do đó khi lãi suất tăng lên sẽ dẫn tới chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh
nghiệp tăng và ngược lại. Như vậy, doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở hữu lớn xét
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
về mặt nào đó sẽ thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực cạnh tranh về tài
chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm
của các doanh nghiệp trong các ngành. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá
được tác động của nó để tìm ra những cơ hội cũng như thách thức.
3.2.2 Các nhân tố về chính trị pháp luật.
Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi
trường kinh tế. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống chính trị nhưng ngược lại hệ
thống chính trị cũng tác động trở lại các hoạt động kinh tế. Pháp luật và chính trị ổn
định sẽ tạo ra một cơ chế chính sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng
lĩnh vực cụ thể có được lợi thế cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới.
Nói tóm lại, khi xem xét khả năng cạnh tranh của một ngành, của một doanh
nghiệp thậm chí kể cả của đối thủ cạnh tranh, cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố tác
động, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành hay của các doanh nghiệp đó.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÀ PHÊ
VIỆT NAM
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới.
Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê thế giới cho thấy sau thế chiến II,
nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ ở thập
niên 1950 – 1960 khi những cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá
trong quân đội và dân chúng, rồi dần dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960
– 1970. Vào cuối thập niên 1970, khi thị trường Mỹ và Châu Âu gần như chững lại thì
những thị trường mới lại mở ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản và gần đây là thị
trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở
khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Biểu đồ: Sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm.
Cà phê thế giới niên vụ 2010/2011 ước đạt 139,7 triệu bao (hoặc 8 triệu tấn, bao
60kg), tăng 14 triệu bao so với năm 2009/10, chủ yếu nhờ dự đoán vụ mùa bội thu ở
Brazil trong năm nay. Trong đó sản lượng cà phê của Brazil chiếm 40% trên tổng sản
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
lượng và đứng thứ nhất, của Việt nam chiếm 13% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhì
thế giới.
Sản lượng của Brazil dự đoán tăng 10,5 triệu bao, đạt mức kỉ lục 55,3 triệu bao
trong niên vụ 2010/2011. Niên vụ 2010/2011 ở Brazil tính từ tháng 7/2010 đến hết
tháng 6/2011. Trong đó Arabica tăng 8,8 triệu bao đạt 41,8 triệu bao nhờ chu kỳ hai
năm đạt sản lượng một lần của loại cây này, và nhờ những cơn mưa thuận lợi vào
tháng 7 và tháng 9 năm ngoái làm cho cây trổ hoa và tỉ lệ đậu trái rất tốt. Sản lượng
robusta dự đoán tăng 1,7 triệu bao, ước đạt 13,5 triệu bao.
Sản lượng của Việt nam dự đoán tăng 1,2 triệu bao, đạt 18,7 triệu bao nhờ thời tiết
thuận lợi trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Niên vụ 2010/2011 ở Việt nam tính từ tháng
10/2010 đến hết tháng 9/2011. Sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm
qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu
bao, do đó trong năm 2010/2011 Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại
này lớn nhất thế giới.
Nhu cầu cà phê thế giới trong năm 2010/2011 ước đạt 131,5 triệu bao, tăng 2,8 triệu
bao so với cùng kỳ năm trước. Phần tăng này chủ yếu do dự đoán nhu cầu của Brazil
và EU sẽ tăng khoảng 1,4 triệu bao trong năm nay. Trong vài năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng tiêu thụ ở những nước trồng cà phê, đặc biệt là Brazil và Việt nam, luôn cao
hơn so với những nước nhập khẩu mặt hàng này như Mỹ, EU.
Hiệp hội công nghiệp cà phê Brazil vừa thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nội địa thông qua
chương trình kêu gọi các nhà chế biến nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm cà
phê. Ở Việt nam, hàng loạt quán cà phê được khai trương nhằm đáp ứng nhu cầu về
một thức uống tiện lợi và phổ biến tại nước này.
Sản lượng tiêu thụ trong năm 2010/2011:
• Khối 27 nước EU : 46,3 triệu bao, tăng 650000 bao.
• Mỹ : 23,7 triệu bao, tăng 400000 bao.
• Brazil : 19,5 triệu bao, tăng 750000 bao.
• Nhật bản : 6,7 triệu bao, giảm 125000 bao.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
• Việt nam : 1,2 triệu bao, tăng 140000 bao.
Mặc dù dự trữ thế giới được dự báo giảm trong năm 2010/2011, tốc độ tăng trưởng
tiêu thụ sẽ vẫn giữ mức 2%/năm. Dự trữ ước đạt 31,3 triệu bao, giảm 5,5 triệu bao, chủ
yếu là do lượng dự trữ của Brazil sẽ duy trì ở mức thấp. Hai nước xuất khẩu hàng đầu
là Brazil và Việt nam hiện nay chỉ dự trữ khoảng 15%, trong khi đó EU, Mỹ và Nhật
chiếm khoảng 75% tổng dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên Brazil và Việt nam đang thực hiện
các chính sách hổ trợ tạm trữ do đó cán cân này có thể sẽ thay đổi trong niên vụ
2010/2011.
Với khoảng 1/4 dân số thế giới hiện uống cà phê thường xuyên, triển vọng tăng tiêu
thụ cà phê trong những năm tới là rất khả quan. Tuy nhiên, nếu không có hành động
tích cực nào để đẩy mạnh, tốc độ tăng sẽ không có tiến triển gì khá hơn những năm
vừa qua. Và nếu cứ giữ mức tăng chưa đầy 5% mỗi năm hiện nay, có lẽ tới vụ
2011/2012 mới hy vọng tổng tiêu thụ đạt mức 139,7 triệu bao.
Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới chiếm khoảng 26% tổng lượng
xuất khẩu cà phê toàn cầu, chủ yếu là cà phê Arabica. Colombia đứng thứ hai về xuất
khẩu cà phê Arabica tòa cầu, chiếm khoảng 9% chủ yếu là loại cà phê Arabica dịu.
Đứng thứ ba về xuất khẩu cà phê Arabica là Guatemala, chiếm khoảng 5% tổng sản
lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu.
Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 29% tổng sản lượng
cà phê nhập khẩu. Đứng thứ hai là Đức với tỷ trong khoảng 18% tổng nhập khẩu.
Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản tăng nhanh, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng thứ ba
thế giới về nhập khẩu cà phê trong những năm qua với tỷ trọng khoảng 9% tổng sản
lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu.
Trên thị trường thế giới, trong tháng qua, giá cà phê đã có những biến động lớn, giá
giảm rất mạnh, có lúc giá cà phê Robusta tại London đã giảm xuống dưới 1.300
USD/tấn, giảm tới 13% so với mức giá khoảng 1.500 USD/tấn đã được giao dịch khá
ổn định trong một thời gian dài trước đó, còn so với cùng kỳ 2011 giảm tới gần 50%.
Giá cà phê Arabica giao kỳ hạn trên thị trường New York cũng giảm xuống 115
Uscent/lb; giảm 19% so với đầu tháng 6/2011 và cùng kỳ năm ngoái.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Tuy nhiên, giá cà phê khó có thể tăng nhanh do nguồn cung vẫn ở trong tình trạng
dư thừa. Về dài hạn, giá cà phê có thể hồi phục nhưng chắc khó có thể trở lại mức giá
kỷ lục của những năm 70 hay đầu thập niên 90 của thế kỷ 20.
2. Tổng quan về ngành cà phê Việt Nam.
2.1. Về sản xuất:
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỉ 20
mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt Nam
có 5900 ha. Trong thời kì những năm 1960 – 1970, cây cà phê được phát triển ở một
số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964 – 1966) đã đạt tới
13000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự
nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh
lý.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng
13000 ha, cho sản lượng 6000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh
tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn đầu tư các hiệp định hợp tác liên chính phủ với
các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, đến năm 1990 đã có
119300 ha. Trên cơ sở này, từ năm 1986, phong trào tròng cà phê phát triển mạnh
trong nhân dân. Đến nay đã có trên 390000 ha, đạt sản lượng gần 700000 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng
20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê nước ta tăng lên hàng trăm lần.
Hiện nay, cà phê Việt Nam đang trực tiếp xuất khẩu sang 50 nước với khối lượng lớn
đứng thứ 3 thế giới. Mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khá lớn.
Bảng 1: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ
2009/2010 và niên vụ 2010/2011
STT
Thị trường xuất
khẩu
Niên vụ
Niên vụ
(% ) Thay đổi
2009/2010
2010/2011
của niên vụ
(T10/2009 –
(T10/2010 –
2010/2011 so
T3/2010)
T3/2011)
với niên vụ
2009/2010
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Khối
Giá trị
Khối
Giá trị
Khối
Giá
lượng
(nghìn
lượng
(nghìn
lượng
trị
(nghìn USD)
(nghìn USD)
tấn)
tấn)
1
Hoa Kỳ
74
116.455 97
208.803
31
79
2
Đức
81
116.008 74
151.440
-9
31
3
Bỉ
25
34.428
74
143.267
196
316
4
Ý
34
47.265
57
109.283
68
131
5
Tây Ban Nha
34
46.077
42
81.150
24
76
6
Hà Lan
9
12.938
25
48.803
178
277
7
Nhật Bản
25
38.935
22
51.133
-12
31
8
Hàn Quốc
15
20.977
18
32.699
20
56
9
Singapore
3
4.254
16
30.472
433
616
10
Thụy Sĩ
18
23.245
15
30.475
-17
31
11
Anh
19
24.640
15
30.955
-21
26
12
Nga
15
19.620
14
25.925
-7
32
13
Trung Quốc
9
12.496
13
23.968
44
92
14
Algeria
12
16.899
13
24.643
8
46
15
Pháp
7
9.633
12
22.395
71
132
16
Nước khác
135
181.531 94
187.772
-30
-2
Tổng cộng
515
725.401 601
1.194.183 17
65
Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Cà phê hiện đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau
gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
năm. Ngay cả những thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Bỉ … cũng dần bị cà phê Việt
Nam chinh phục.
Bảng 2: Sản lượng cà phê của Việt Nam theo năm (tính từ tháng 10 đến tháng 9
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
2008/2009
2009/2010
2010/2011
10/2008
10/2009
10/2010
Sản lượng (hạt cà phê xanh, nghìn tấn)
1.080
1.050
1.124
Sản lượng trung bình (tấn/ha)
2,16
2,09
2,10
Thời gian bắt đầu niên vụ
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNN, FAS.
Do thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk
Lắk và Lâm Đồng nên sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 giảm xuống còn
17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3% so với niên vụ trước). Việc cây cà phê ra hoa
muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó
khăn, nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây. Điều
kiện thời tiết không thuận lợi cũng làm cho chất lượng và kích thước hạt cà phê không
được đồng đều. Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến cho chi phí thuê nhân công thu
hoạch cao hơn so với niên vụ trước. Mưa xối xả tại một số vùng trong thời gian thu
hoạch cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc sấy khô cà phê. Đó là
lí do sản lượng trung bình niên vụ 2009/2010 khoảng 2,09 mét tấn/ha, thấp hơn 3% so
với niên vụ trước.
Bảng 3: Tình hình sản xuất cà phê nước ta
2009
2010
2011
2008/2009
2009/2010
2010/2011
Thời gian bắt đầu niên vụ: Thời gian bắt đầu niên vụ:
Tháng 10 năm 2008
Tháng 10 năm 2009
Thời gian bắt đầu niên
vụ:
Tháng 10 năm 2010
Số liệu báo cáo
hàng năm
Số
liệu
Số liệu báo cáo
hàng năm
Số liệu
mới
Số liệu báo cáo Số
hàng năm
liệu
mới
mới
Offici
al
Post
Data
Official
Post
Data
Diện tích
gieo trồng
(nghìn ha)
531
531
0
536
536
0
0
Diện tích
500
500
0
504
504
0
0
SV: Trần Hồng Quân
Official
Post
Data
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
thu hoạch
(nghìn ha)
Cây mang
hạt (triệu
cây)
620
620
0
629
629
0
0
Cây không
mang hạt
(triệu cây)
75
75
0
80
80
0
0
Tổng số
lượng cây
(triệu cây)
695
695
0
709
709
0
0
Số lượng dự
trữ ban đầu
(nghìn bao)
1.561
894
1.561
2.130
1.417
2.168
1.747
Sản lượng
cà phê
Arabica
(nghìn bao)
480
480
480
450
450
450
480
Sản lượng
cà phê
Robusta
(nghìn bao)
17.520
17.520
17.520
17.050
17.050
17.050
18.253
Sản lượng
cà phê khác
(nghìn bao)
0
0
0
0
0
0
0
Tổng sản
lượng
(nghìn bao)
18.000
18.000
18.000
17.500
17.500
17.500
18.733
Cà phê hạt
nhập khẩu
(nghìn bao)
70
75
75
75
75
75
80
Cà phê rang
& nguyên
hạt nhập
khẩu
1
1
1
1
1
1
1
Cà phê hoà
tan (nghìn
bao)
25
25
25
25
25
25
27
Tổng nhập
96
101
101
101
101
101
108
(nghìn bao)
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
khẩu
Tổng cung
19.657
18.995
19.662
19.731
19.018
19.769
20.588
Cà phê hạt
xuất khẩu
(nghìn bao)
16.333
16.333
16.283
16.675
16.667
16.667
16.667
Cà phê rang
& nguyên
hạt xuất
khẩu
25
25
42
25
40
45
50
Cà phê hoà
tan (nghìn
bao)
105
156
105
110
100
110
115
Tổng xuất
khẩu (nghìn
bao)
16.463
16.514
16.430
16.810
16.807
16.822
16.832
Cà phê rang
& nguyên
hạt được
964
964
964
1.005
1.005
1.080
1.115
100
100
100
110
110
120
135
Tổng tiêu
thụ trong
nước (nghìn
bao)
1.064
1.064
1.064
1.115
1.115
1.200
1.250
Sử dụng
trong nước
(nghìn bao)
2.130
1.417
2.168
1.806
1.096
1.747
2.506
Tổng lượng
phân phối
(nghìn bao)
19.657
18.995
19.662
19.731
19.018
19.769
20.588
Sản lượng
có thể xuất
khẩu
16.936
16.936
16.936
16.385
16.385
16.300
17.483
(nghìn bao)
tiêu thụ
trong nước
(nghìn bao)
Cà phê hoà
tan được
tiêu thụ
trong nước
(nghìn bao)
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
(nghìn bao)
Nguồn: FAS.
Chính phủ vẫn tiếp tục khuyến khích nông dân áp dụng GAP - một công cụ nhằm
nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững trong sản xuất. Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và cho lai nhiều
giống cà phê mới đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc thay thế các cây
cà phê lâu năm cho phù hợp với điều kiện của khu vực canh tác và thu được lợi nhuận
cao.
2.2 Về công nghệ:
Sau 1975, khi đi vào sản xuất phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới có một ít
xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá. Ở phía bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao,
Phù Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960 – 1962 do CHDC Đức chế tạo. Ở phí nam có
một số xưởng của các doanh điền cũ như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn.
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng
các xưởng chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị lẻ, rồi đến các dây chuyền sản xuất
sao chép theo mẫu của Hang – xa như nhà máy 1/5 Hải Phòng, nhà máy A74 Bộ Công
Nghiệp ở Thủ Đức – TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều công ty, nông trường đã
xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ CHLB Đức,
Brazil. Một loạt hơn chục dây chuyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense – Brazil
được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở
công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Brazil. Như thế so
với thời gian trước đây thì hiện tại vấn đề công nghệ trong sản xuất và chế biến cà phê
đã được quan tâm chặt chẽ hơn.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
2.3. Về nguyên liệu:
Về nguyên liệu, nhờ có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ, phì
nhiêu nên đã tạo điều kiện cho các giống cà phê phát triển tốt. Cả nước hiện có khoảng
390000 ha cà phê phân bố trên nhiều địa bàn từ bắc vào nam. Cây trồng được chăm
sóc tốt, đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Vì vậy mà nguồn nguyên liệu rất dồi dào,
luôn đảm bảo cung cấp đủ sản lượng cho sản xuất, xuất khẩu và dự trữ.
2.4. Về lao động:
Nhờ tạo được công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định thường xuyên
nên ngành cà phê đã thu hút hàng triệu lao đông. Trong đó chiếm một lượng lớn là
dân cư các vùng nông thôn, trung du và miền núi có điều kiện thuận lợi như các tỉnh
miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Gia Lai…
Qua nhìn lại thực trạng phát triển ngành cà phê Việt Nam những năm qua cho thấy
ngành đã đạt được nhiều thành tựu đáng ca ngợi. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây do
kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường cà phê đã ra khỏi kiểm soát của ngành cũng
như của Nhà nước. Chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có
tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến mức thấp kỷ
lục 30 năm lại đây. Ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn.
Đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này,
nơi khác… Có thể nói, đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó có tác
động lớn đến ngành cà phê nước ta.
3. Thực trạng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong
những năm gần đây sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm với
kim ngạch đạt trên 1,5 triệu USD. Và với vị thế này, Việt Nam trở thành quốc gia sản
xuất và xuất khẩu cà phê xếp hàng thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về sản xuấtxuất khẩu cà phê vối
Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng và lượng cà phê xuất
khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ sản xuất
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
có 10.800 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha) thì 20 năm sau, năm
2000, năm cuối của Thiên niên kỷ, cả nước đã có 533.000 ha, trong đó diện tích sản
xuất có 385.000 ha với sản lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87 tấn/ha) và xuất khẩu
được 705.300 tấn.
Niên vụ 2008 – 2009, Việt Nam xuất khẩu hơn một triệu tấn cà-phê, đạt kim
ngạch 1,8 tỷ USD. Cả năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 1,18 triệu tấn, đạt kim ngạch
1,73 tỷ USD (tăng 11,71% sản lượng nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008).
Nguyên nhân giá cà-phê xuất khẩu giảm do giá cà-phê xuống thấp, lượng cà-phê xuất
khẩu của các quốc gia lại tăng thêm khoảng 3% so với năm trước.
Trong khi đó, ngành cà-phê trong nước vẫn chưa có chiến lược chủ động trong
khâu tiêu thụ sản phẩm nên chưa thể điều tiết giá cả. Việc xuất khẩu vẫn chưa có sự
điều hành thống nhất, doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt vào đầu vụ nên không giữ được giá
khiến người trồng phải chịu thiệt.
Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê trong những năm qua đã có tác
dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê Việt Nam, đã góp phần
quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng trong sự phát triển tự
phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế
giới. Nếu như năm 2008, Hoa Kỳ - thị trường giữ vị trí quán quân về thị trường xuất
khẩu cà phê của ViệtNam, thì sang năm 2009 đã nhường vị trí này cho thị trường Đức
và đứng thứ 2 về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo báo cáo ngày
1/9/2009 của Tổ chức cà phê thế giới (ICO) có tới 75% cà phê Việt Nam không đạt
chuẩn CQP (Coffee Quanlity Improbement Program). Điều này ảnh hưởng đến uy tín
của cà phê Việt Nam và dễ bị người mua dìm giá.
Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam rẻ hơn so với một số nước trên thế giới, điều
này rất có lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh trên thị trường thế giới
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Ngành công nghiệp cà phê của một số nước trên thế giới có thể phải đối mặt với
một thời khắc khó khăn phía trước do sự nổi lên của các nhà sản xuất chi phí thấp như
Việt Nam.
“Chi phí trồng cà phê các nước đã tăng 12-15% mỗi năm do tiền lương và giá
nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề của Việt Nam”, ông Ramesh
Rajah, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê cho biết.
Chất lượng cà phê Việt Nam tốt, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho các nhà sản
xuất trên thế giới, ông nói thêm. Trong khi Việt Nam sản xuất 12-15 triệu bao (60
kg/bao) cà phê mỗi năm, sản lượng của Ấn Độ chỉ khoảng 3 triệu bao/năm. Cà phê
Robusta, vốn chiếm 97% sản lượng của Việt Nam, hiện chiếm 65% sản lượng của Ấn
Độ.
“Việc giảm khả năng cạnh tranh về chi phí đã khiến giá cà phê của các nước
trên thế giới cao hơn trong thời gian gần đây. Cà phê robusta của Ấn Độ, vốn đã từng
kiếm được khoản lợi nhuận 400 USD/bao năm năm về trước, hiện giảm xuống mức
100 – 150 USD do sự cạnh tranh của cà phê Việt Nam,” ông Rajah nói.
Ông cũng cho rằng, cơ giới hóa cùng với chi phí lao động rẻ là yếu tố góp phần
dẫn tới chi phí sản xuất thấp của Việt Nam. Ông Rajah cũng chỉ ra sự trì trệ của sản
xuất cùng với xuất khẩu cà phê của Ấn Độ. “Trong khi Việt Nam đã đạt đến sản lượng
12-15 triệu bao trong 30 năm qua, sản xuất và xuất khẩu cà phê của Ấn Độ không thay
đổi trong 10 năm qua,” ông nói.
Theo số liệu thống kê, cả năm 2009, xuất khẩu cà phê sẽ đạt 1,18 triệu tấn, với
kim ngạch khoảng 1,73 tỷ USD. So với năm 2008, xuất khẩu cà phê năm 2009 tăng
11,71% về lượng nhưng giảm 18,03% về giá trị do tác động của khủng hoảng kinh tế
thế giới.
Tuy nhiên, 98% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng nguyên liệu
thô, với các tiêu chuẩn kỹ thuật vào loại trung bình trong các thang tiêu chuẩn cà phê
xuất khẩu thế giới. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam không
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
chỉ đến từ các quốc gia trồng cà phê như Brazil hay Colombia, mà còn đến từ các quốc
gia có hoạt động thương mại và chế biến cà phê phát triển như Đức, Mỹ hay Thụy Sĩ.
Con số thống kê của Công ty cafecotrol cho thấy, niên vụ cà phê 2010-2011
Việt Nam xuất khẩu 1.250.000 tấn cà phê, trong đó, 20 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu
cà phê lớn nhất của Việt Nam là 700.000 tấn, chiếm 56% tổng lượng cà phê xuất khẩu,
trong khi, những năm trước tỷ lệ này vào khoảng 80%. Theo ông Đỗ Hà Nam , Chủ
tịch G20, sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do doanh nghiệp cà phê nước ngoài đã tìm
cách mua trực tiếp từ người trồng cà phê nên doanh nghiệp trong nước không thể cạnh
tranh được.
Ông Nam cũng cho biết thêm, hiện các doanh nghiệp cà phê nước ngoài chiếm 50% hệ
thống đại lý mua cà phê, tăng 35% so với năm trước và với tình hình này thì doanh
nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên sân nhà. Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó Tổng giám
đốc Vinacafe cho biết, bài học kinh nghiệm rút ra từ việc các doanh nghiệp nước ngoài
tham gia vào thị trường Việt Nam năm qua đang tạo sức ép khá lớn với doanh nghiệp
cà phê Việt Nam. Họ có thuận lợi lớn vì họ có tài chính vững, nếu sử dụng tiền vay
ngân hàng thì cũng có lợi hơn doanh nghiệp Việt Nam bởi họ chỉ vay USD với lãi suất
3%, còn doanh nghiệp Việt Nam vay với lãi suất 8%, chênh nhau 5%, rất bất hợp lý và
lợi thế lớn cho doanh nghiệp nước ngoài. Đó là chưa kể để cần bao nhiêu có bấy
nhiêu, đầu ra của họ lại thuận lợi hơn bởi họ đã kinh doanh hàng trăm năm, các khách
hàng của họ có từ lâu đời. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải tồn tại cùng họ với lợi
thế riêng của mình là kinh doanh ngay trên đất nước mình, giá thành công nhân, kho
bãi của mình…Nếu có phương án kinh doanh tốt và sự kết hợp với những người kinh
doanh chặt chẽ, cộng với sự hỗ trợ của tổ chức tín dụng, chính sách nhà nước thì
ngành cà phê Việt Nam vẫn kinh doanh hiệu quả.
Việc hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới, các
khách hàng chủ yếu, và các sản phẩm được ưa chuộng là hết sức cần thiết để ngành cà
phê Việt Nam có thể duy trì vị trí và phát huy vị trí của mình trên thị trường thế giới.
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Một nghịch lý hiện nay là các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu, trong đó có Việt
Nam, vẫn chưa có một thương hiệu quốc tế nào cho sản phẩm của mình, lợi thế về
thương hiệu cà phê lại thuộc về những nước không sản xuất cà phê nắm giữ.
Theo GS Tom Cannon, cố vấn về kinh tế và chiến lược ở tầm vóc toàn cầu, tại San
Francisco (Mỹ), người uống cà phê không thể biết được cà phê mà họ đang thưởng
thức đến từ quốc gia nào. Các tiệm cà phê ở Mỹ thường treo một số hình ảnh nông
dân Costa Rica làm người ta lầm tưởng cà phê mà họ đang uống có nguồn gốc từ quốc
gia này. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp 95% số lượng cà phê Robusta
trên toàn cầu nhưng gần như không ai biết đến cà phê Việt Nam.
Ông Rodolfo Trampe, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê quốc tế, khuyến nghị các nước sản
xuất cà phê cần nỗ lực tạo dựng một thương hiệu quốc tế cho riêng mình. Còn GS
Peter Timmer, thành viên Hội đồng An ninh Lương thực Thế giới, cho rằng cà phê là
một mặt hàng thiết yếu và là sản phẩm cho trí não, cho sáng tạo, kinh tế tri thức. Điều
này lý giải vì sao GS Peter Timmer thuyết phục Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ cho
dự án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong năm 2011 (trong một năm, quỹ
chỉ chọn một dự án để tài trợ trên toàn thế giới).
Theo các chuyên gia ngành cà phê, những hạn chế trong hoạt động trồng trọt, giá cả và
lợi nhuận… là rào cản của cà phê Việt Nam. Do đó, mô hình cà phê bền vững phải
khởi đầu bằng các hình thức trồng trọt bền vững và chất lượng cao; lợi nhuận hợp lý
cho nông dân cùng các giải pháp về bình ổn giá, tiếp thị sản phẩm từ trang trại đến
tiệm bán cà phê. Đặc biệt, giá cà phê thế giới hiện đã vượt qua 2.500 USD/tấn và được
dự báo tiếp tục giữ giá cao trong 3 năm tới sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển cà phê
bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhất định
đến sản xuất cà phê tại Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên, cho biết
thế giới có đến 2,5 tỉ người liên quan đến cà phê. Để phát triển cà phê bền vững, cần
tích hợp chuỗi sản xuất cà phê từ nhân giống, chăm bón, thu hoạch, thu mua cho đến
quy trình chế biến, phân phối; tạo dựng một địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà
phê.
4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.
4.1. Những điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam và nguyên nhân:
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51
Đề án môn học chuyên ngành QTKDTH
Thứ nhất: Diện tích cà phê gia tăng một cách nhanh chóng, ồ ạt và không theo kế
hoạch. Nhiều loại cà phê được trồng trên diện tích đất không phù hợp, thiếu sự chăm
sóc đúng cách và nguồn nước làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Thứ hai: Cà phê ở Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển ở dạng các hộ gia đình với
quy mô nhỏ. Gần 82% hộ gia đình có diện tích cà phê dưới 2 ha cà phê. Vì vậy, để các
hộ này áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến là rất khó.
Thứ ba: Sản phẩm cà phê Việt Nam không đa dạng. Cơ cấu cây trồng không hợp lý
khi 92% là cà phê Arbica và khoảng 6% là cà phê Robusta, trong khi đó sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là cà phê Robusta.
Thứ tư: Phần lớn diện tích cà phê đang trong thời kì cho thu hoạch nhưng có đến 25%
- 30% cà phê đã già cỗi. Vì thế năng suất cà phê ngày càng giảm.
Thứ năm: Phần lớn diện tích cà phê không được sự chăm sóc đúng mức về phân bón
và tưới tiêu.
Thứ sáu: Cà phê thường chín rộ theo cùng một thời điểm, vì thế vào vụ thu hoạch chi
phí nhân công thuê hái cà phê tăng cao là nguyên nhân làm chi phí sản xuất cà phê
tăng cao theo.
Thứ bảy: Chất lượng cà phê còn thấp và không ổn định. Việc quản lí chất lượng cà
phê còn nhiều yếu kém. Chỉ có 5% cà phê là áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng được
công nhận.
Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai và khi
hậu Việt Nam, còn khoảng cách xa so với yêu cầu của thị trường thế giới. Ông Daniele
Giovannucci, cố vấn cao cấp của Ngân hàng Thế giới, lấy hình ảnh Brazil, một đất
nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và so sánh: “Chất lượng ổn định là điều dễ
nhận thấy nhất đối với cà phê Brazil, trong khi đó vấn đề này đối với cà phê Việt Nam
thì ngược lại” Cà phê loại I chiếm từ 16 -18%, loại II A chiếm tới trên 70%, còn lại là
loại thấp hơn… Giá cà phê Robusta II 5% của Việt Nam thấp hơn giá trị cf phê cùng
loại củ Indonesia khoảng 90 USD/tấn, giá cà phê Robusta I (trên sàng 16) thấp hơn giá
cà phê Uganda (trên sàng 15) đến 200 USD/tấn. Các chuyên gia về lĩnh vực này từ Bộ
SV: Trần Hồng Quân
Lớp: QTKDTHC-K51