Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sữa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Tên sinh viên:
Lớp:

Giáo viên hướng dẫn


Th.S Hoàng Thị Kim Thoa

Nhóm: N02
Niên khóa: 2011-2015

Huế,tháng 5/năm 2014


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

Mục lục


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng Biểu
Bảng 1-Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn năm 20112013.................................................15
Bảng 2: Sự biến động của tài sản giai đoạn 2011-2013......................................................18
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm từ 2011-2013.........................................................22
Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn giai đoạn 2011-2013...............................................25
Bảng 5: Sự biến động báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013..........................28
Bảng 6: Sự biến động của doanh thu giai đoạn 2011-2013................................................29
Bảng 7: Biến động của chi phí giai đoạn 2011-2013..........................................................32
Bảng 8: Biến động của lợi nhuận giai đoạn năm 2011-2013.............................................36
Bảng 9: Biến động của dòng tiền giai đoạn 2011-2013......................................................39
Bảng 10: Biến động của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013...........41

Bảng 11: Biến động của dòng tiền từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2011-2013...................44
Bảng 12: Biến động của dòng tiền từ hoạt động tài chính giai đoạn 2011-2013...............46
Bảng 13: Số liệu ban đầu để phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn giai đoạn 2011-2013...............................................................................47


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

Bảng 14: Chỉ số về tính thanh khoản và khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn
2011-2013...........................................................................................................................47
Bảng 15: Số liệu ban đầu để phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản......................55
Bảng 16: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản giai đoạn 2012-2013..................56

Bảng 17: Số liệu ban đầu để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn giai đoạn
2011-2013............................................................................................................................67
Bảng 18: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn giai đoạn 2011-2013........................67
Bảng 19: Số liệu ban đầu để phân tích khả năng sinh lời giai đoạn 2011-2013................74
Bảng 20: Phân tích khả năng sinh lời qua 2 năm 2012-2013.............................................75
Bảng 21: Số liệu ban đầu để phân tích chỉ số giá thị trường năm 2012-2013...................80
Bảng 22: Phân tích chỉ số giá thị trường năm 2012-2013..................................................81
Biểu đồ
Biểu đồ 1:Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giai đoạn 2011-2013......................16
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013...........................................................23
Biểu đồ 3: Biến động doanh thu giai đoạn 2011-2013.......................................................29
Biểu đồ 4: Biến động của chi phí giai đoạn năm 2011-2013.............................................33

Biểu đồ 5: Biến động của lợi nhuận giai đoạn 2011-2013.................................................37


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮC
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
HĐQT: Hội đồng quản trị
TS:

Tài sản


TSCĐ: Tài sản cố định
TSNH:

Tài sản ngắn hạn

TSDH: Tài sản dài hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
HTK:

Hàng tồn kho

TAT:


Số vòng quay của tài sản

V:

Số vòng quay tài sản ngắn hạn

K:

Kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn

ROS:


Lợi nhuận ròng biên

BEF:

Khả năng sinh lời cơ bản

ROA:

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROE:


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

EPS:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu đang lưu hành

P/E:

Giá cả trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu

M/B:


Giá trị thị trường so với giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

DTT:

Doanh thu thuần


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

So với sinh viên ở các tỉnh, thành phố lớn thì sinh viên Đại học Huế không có nhiều
điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp để học hỏi. Việc phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp là một cơ hội để sinh viên có vận dụng các kiến thức đã học
trên trường đưa vào thực tế.
Phân tích báo cáo tài chính là một môn học rất bổ ích mà nhà trường đưa vào nhằm
giúp sinh viên có thể đọc hiểu và đưa ra những nhận định, đánh giá về tình hình tài chính
của công ty. Là sinh viên chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán, tôi nhận thấy việc đánh giá
được một cách bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu,tôi đã chọn công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) làm đề
tài để phân tích tình hình tài chính vì các lý do sau:
-


Thứ nhất là do công ty Vinamilk là một tập đoàn lớn trên thị trường Việt Nam nên việc
tìm kiếm thông tin về công ty khá dễ dàng. Bên cạnh đó,công ty là một doanh nghiệp
đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên sẽ có những biến động về tài
chính trong quá trình hoạt động.

-

Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, năm 2013 là năm đầy biến động của thị trường
sữa nhưng lại là năm có nhiều thành công của công ty cổ phần sữa Việt Nam.Qua việc
phân tích tình hình tài chính của công ty, tôi có thể tìm hiểu những thành tựu mà doanh
nghiệp đạt được là do đâu đồng thời hiểu rõ hơn kết quả của sự quản lý và điều hành tài
chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính.

Trên thực tế, không phải ai cũng có thể đọc và hiểu báo cáo tài chính cũng như tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành đề tài tôi hi vọng đây sẽ là nguồn
thông tin bổ ích cho những ai quan tâm đến. Vì đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài phân

5


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong thực tế nên sẽ còn nhiều thiếu sót.
Mong quý thầy cô góp ý kiến giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau khi hoàn thành đề tài, tôi hi vọng mình có thể cải thiện và nâng cao được khả

năng đọc và đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp, qua đó phân tích được tình hình
tài chính của doanh nghiệp thông qua việc tìm hiểu và học hỏi để có thể hoàn thành đề tài
được tốt.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này với mục đích nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty cổ
phần sữa Việt Nam thông qua báo cáo tài chính của công ty. Trên cơ sở đó đánh giá và
đưa ra kiến nghị thích hợp cho công ty đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quát cho
những người quan tâm đến tình hình tài chính của công ty.

3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế

toán,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài
chính).

4. Phạm vi nghiên cứu
Các báo cáo tài chính của công ty qua 2 năm 2012-2013
Đơn vị tính: Việt Nam đồng

6


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi cần thực hiện một số phương pháp nghiên cứu như:
Nghiên cứu tài liệu: thông qua giáo trình, các bài giảng của giảng viên, các trang web
của công ty, các bài báo có tin liên quan đến công ty, các báo cáo tài chính của công ty
được công bố và đã được kiểm toán đồng thời nghiên cứu thêm các nguồn thông tin khác
thông qua internet.
Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel,các phương pháp phân tích, thống kê,
tổng hợp và so sánh đã được học.

6. Kết cấu chuyên đề
Đề tài gồm 3 phần
Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Phân tích tình hình tài chính tại công ty
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty
Phần III: Kết luận và kiến nghị

7


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY


1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1 Tổng quan về công ty
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products
Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân
Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn
phòng. Tổng số CBCNV 4.500 người. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt
bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả
các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp CNHHĐH đất nước. Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các phần
thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng Nhì ( 2010), Huân chương Độc lập hạng Ba
( 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba ( 1985 ),

Huân chương Lao động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008 ) cho 3 Nhà máy thành viên :
8


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương Lao động hạng Ba ( 2004 ) cho Nhà máy
sữa Hà Nội. 14 năm liên tục nhận cờ Luân lưu Chính Phủ - “ Đơn vị dẫn đầu phong trào
Thi đua ngành Công nghiệp “ ( 1992-2005). Cờ của Bộ Công nghiệp tặng cho Nhà máy
Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2000 - 2004. Nhiều Bằng
khen của Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND các Tỉnh,
Thành phố tặng về thành tích : Nộp thuế; Phong trào chăn nuôi bò sữa; Xoá đói giảm

nghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động Xuất nhập khẩu; lao động sáng tạo; Chuyển đổi
cây trồng vật nuôi; phát hành công trái; sức khoẻ; dân số; phụ nữ; trẻ em ; công tác thi
đua; công tác xã hội; an toàn giao thông...16 năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt
Nam chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010 ), giải thưởng sáng
tạo khoa học công nghệ Wipo năm 2000 và 2004 và đặc biệt năm 2000 Công ty vinh dự
được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm
2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200 công ty có doanh thu
dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp chí Forbes vinh
danh; xếp thứ Tư trong danh sách Top 10 – bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen
Singapore và tạp chí Compaign thực hiện .
Đạt được được những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng thương hiệu nổi bật

Vinamilk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên toàn công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cùng
những kiến thức được kiểm nghiệm trên thương trường là những đặc điểm tạo nên giá trị
của một thương hiệu nổi tiếng suốt 35 năm qua .

1.2 Lịch sử hình thành
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Thực
Phẩm với sáu đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sửa Thống Nhất, nhà máy sửa Trường Thọ,
nhà máy sửa DIELAC, nhà máy Coffee Biên Hòa, nhà máy bột Bích Chi và Lubico.
9



Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty
được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt
Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt
đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp
Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành
công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.

2000 Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có
địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên
1,590 tỷ đồng.
2006 : Vinamilk niêm yết trên sàn HOSE vào19/01/2006, khi đó vốn của Tổng Công
ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công
ty..
2007 Mua cổ phần chi phối 55% của công ty Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007. có trụ

sở tại khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa.
Hiện nay : Mở rộng thị trường và xây dựng thêm các nhà máy sữa ở khắp cả nước
như nhà máy ở Lam Sơn ,Thanh Hóa v..v

10


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

Công ty sữa Vinamilk ngày nay được đánh giá là top 3 công ty cung cấp các sản
phẩm liên quan đến sữa lớn nhất Việt Nam .Để có được như ngày hôm nay Vinamilk phải
trải qua cả một quá trình phát triển từ lúc mới hình thành đến ngày hôm nay. Sơ lược lịch

sử hình thành như sau:
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Thực
Phẩm với sáu đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sửa Thống Nhất, nhà máy sửa Trường Thọ,
nhà máy sửa DIELAC, nhà máy Coffee Biên Hòa, nhà máy bột Bích Chi và Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty
được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt
Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt
đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp

Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành
công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có
địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên
1,590 tỷ đồng.

11



Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

2006 : Vinamilk niêm yết trên sàn HOSE vào19/01/2006, khi đó vốn của Tổng Công
ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công
ty..
2007 Mua cổ phần chi phối 55% của công ty Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007. có trụ
sở tại khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa.
Hiện nay : Mở rộng thị trường và xây dựng thêm các nhà máy sữa ở khắp cả nước
như nhà máy ở Lam Sơn ,Thanh Hóa v..v
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty


1.3.1 Chức năng
Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty như sau:
• Chế biến, sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải

khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
• Chăn nuôi: chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi; các

hoạt động trồng trọt;
• Cho thuê bất động sản;
• Cung cấp các dịch vụ phòng khám đa khoa;
Trong đó, hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp sữa tươi

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty như sau:
»Sản phẩm sữa: chiếm trên 95% tổng doanh số của Công ty.
Bao gồm các ngành hàng:




Sữa bột và bột dinh dưỡng
Sữa đặc
Sữa nước: sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa chua




uống
Sữa chua ăn
Các sản phẩm từ sữa khác: kem, phô mai
12


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

» Sản phẩm nước giải khát: đóng góp dưới 5% tổng doanh thu của Công ty.
Các sản phẩm chính bao gồm:






Sữa đậu nành
Nước ép trái cây các loại: táo, cam, nho,…
Trà các loại: trà xanh nha đam, trà nấm Linh Chi và trà artiso.
Nước giải khát: nước uống đóng chai, chanh muối, nước mơ ngâm,…

1.3.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược

phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:


Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp

ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
• Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp
dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam
để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt
Nam.
• Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước

giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực
VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng
nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
• Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các
thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông
thôn và các đô thị nhỏ.
• Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu
dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để


chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.
Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một

lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá

13


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn
Công ty.
• Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp.
• Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và
hiệu quả.

• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV 4.500 người

14


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk


Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Văn phòng công ty

Chi nhánh HÀ NỘI

Nhà
máy
sữa
Việt
Nam


Nhà
máy
sữa
bột
Việt
Nam

Nhà
máy
sữa
Trườn
g Thọ


Nhà
máy
sữa
DIELAC

Nhà
máy
sữa
Thống
nhất


Chi nhánh ĐÀ NẴNG

Nhà
máy
sữa
Bình
Định

Nhà
máy
sữa Đà
Nẵng


Nhà
máy
sữa
Nghệ
An

Chi nhánh CẦN THƠ

Nhà
máy
sữa Sài

Gòn

Nhà
máy
sữa
Cần
Thơ

Nhà
máy
nước
Giải

khát

Nhà
máy
Tiên
Sơn


nghiệp
kho
vận
HCM



nghiệp
kho
vận Hà
Nội

15


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk


1.4.2 Bộ máy quản lý
 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty
theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương
chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty,quyết định cơ cấu vốn,bầu ra cơ
quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết
định.

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của
ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách,ra nghi quyết hành đọng cho từng thời
điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và
điều hành của Công ty.
 Tổng giám đốc

Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công
ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty.


16


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

17


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

18



Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

1.5 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty

1.5.1 Cơ sở của việc soạn lập các báo cáo tài chính riêng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định
số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và
các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.

1.5.2 Năm tài chính

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.

1.5.3 Sử dụng các ước tính kế toán
Việc soạn lập báo cáo tài chính phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đòi
hỏi Ban Điều hành phải đưa ra các ước tính và giả thiết có ảnh hưởng đến các số
liệu về tài sản, nợ phải trả và việc trình bày các tài sản và nợ tiềm tàng tại ngày lập
các báo cáo tài chính cũng như các khoản doanh thu, chi phí cho niên độ đang báo
cáo. Mặc dù các ước tính kế toán được lập bằng tất cả sự hiểu biết của Ban Điều
hành, số thực tế phát sinh có thể khác với các ước tính.

1.5.4 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là tiền đồng Việt Nam và được trình bày trên

báo cáo tài chính theo đồng Việt Nam.

1.5.5 Hệ thống và hình thức sổ kế toán áp dụng
Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.

19


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.1 Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản
2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính:đồng
Bảng 1-Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn năm 20112013

20


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

Dựa vào bảng số liệu phân tích trên,nhìn chung tổng tài sản của doanh nghiệp có
xu hướng tăng qua 3 năm trong đó là do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn cũng như dài

hạn.
Năm 2011, tổng tài sản của doanh nghiệp là hơn 15564 tỷ đồng. Qua năm 2012,
công ty tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh làm tổng tài sản tăng lên mức hơn 19782 tỷ
đồng. Năm 2013, chỉ tiêu này vượt qua mốc 21882 tỷ.

Nhìn chung, cơ cấu tài sản ngắn hạn và cơ cấu tài sản dài hạn có sự biến động nhẹ
qua 3 năm. Nhưng ta thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp qua 3 năm đều chiếm tỷ
trọng lớn trên 50%. Đồng thời tài sản cố định qua các năm đều có sự gia tăng cho thấy
công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị.
Tài sản ngắn hạn
Năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm gần 60% trong tổng tài sản. Trong tài sản



ngắn hạn thì tiền và tương đương tiền chiếm 19,93%, các khoản phải thu chiếm
13,67% và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất là 20,47% so với tổng tài sản.
Đến năm 2012, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản có giảm nhưng
Biểu đồ 1:Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn qua 3 năm
giảm không nhiều(55,39%). Sự sụt giảm này chủ yếu là do các khoản mục như tiền và
tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều giảm mạnh trong
năm này. Nhưng thay vào đó là sự tăng lên của các khoản đầu tư ngắn hạn nên đã làm
cho tài sản ngắn hạn không có sự biến động lớn về tỷ trọng.
Bước qua năm 2013, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản có sự tăng
nhẹ chủ yếu là do sự tăng lên của tiền và tương đương tiền. Xét về khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn thì đây là một dấu hiệu tốt vì đây là khoản mục có tính thanh khoản

cao nhất. Nhưng nếu xét đến hiệu quả sử dụng vốn thì đây lại là một dấu hiệu xấu vì
điều này cho thấy công ty đang ứ động vốn làm giảm khả năng sinh lời cho công ty.

21


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk



Tài sản dài hạn


Cùng với sự biến động của tài sản ngắn hạn là sự biến động của tài sản dài hạn.
Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2011, tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản là hơn 40% trong đó
tài sản cố định chiếm tỷ trọng gần 30%, các khoản đầu tư dài hạn chiếm gần 10%,các
khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Năm 2012, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 44,61% trong tổng tài sản của công
ty. Trong đó, tài sản cố định vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn.
Năm 2013, tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản lại giảm xuống mức
43,26%. Sự giảm sút này chủ yếu cũng do sự giảm sút của tài sản cố định. Tuy vậy tài
sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.
2.1.2 Phân tích biến động của tài sản
Đơn vị tính: đồng

Bảng 2: Sự biến động của tài sản giai đoạn 2011-2013

22


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk

23


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk


Giai đoạn 2011-2012

Trong năm 2012, tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng hơn 4200 tỷ đồng tương
ứng với tốc độ tăng là 27,1% so với năm 2011. Sự gia tăng này là do sự tăng lên của tài
sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn tăng hơn 1650 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 18,09% cùng
với sự tăng lên của tài sản ngắn hạn là tài sản dài hạn, chỉ tiêu này cũng tăng hơn 2800 tỷ
đồng tương ứng với tốc độ tăng là 62,91% .



Tài sản ngắn hạn


Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn chủ yếu do sự tăng lên của các khoản đầu tư
ngắn hạn cụ thể là tăng hơn 3100 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 431,13%.
Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 60.52% so với năm 2011
trong đó chủ yếu do sự giảm đi của khoản mục tương đương tiền,cụ thể là giảm 1930
tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 82,83%,khoản mục tiền tuy có tăng nhưng
không đủ bù đắp cho sự giảm sút của các khoản tương đương tiền.
Trong năm này, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cũng tăng hơn
lần lượt là 5,26% và 5,36%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tiền
mặt doanh nghiệp không tăng lên nhiều.



Qua đó ta có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng tiền và tương đương

tiền để đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu tốt vì điều này làm tăng khả
năng sinh lời của tài sản của công ty.


Tài sản dài hạn

24


Phân tích tình hình tài chính công ty sữa Việt Nam_Vinamilk


Sự tăng lên của tài sản dài hạn chủ yếu do sự tăng lên của tài sản cố định. Năm
2012, tài sản cố định tăng hơn 2500 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 62,91%. Có
sự tăng lên này là do trong kì, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sữa Lam Sơn tại
Thanh Hóa đồng thời xây dựng thêm 5 trang trại, điều này đã làm cho tài sản cố định
của công ty tăng lên đáng kể.
Trong khi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thì doanh nghiệp là giảm
các khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 368 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là
23,76% so với năm trước.
Qua đó, cho thấy doanh nghiệp đang không ngừng mở rộng quy mô.

Giai đoạn 2012-2013


Năm 2013, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có sự giảm sút,chỉ tăng hơn 2100 tỷ
đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,62% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tài sản ngắn
hạn chỉ tăng 13,31% và tài sản dài hạn chỉ tăng 7.27% không đủ để duy trì đà tăng trưởng
như năm trước.



Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu do sự tăng lên của tiền và tương đương tiền
trong đó tiền tăng hơn 525 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 63,7% và các khoản

tương đương tiền tăng 900 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 225%.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng, năm 2013 tăng 9,43%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng nhưng tăng không đáng kể so
với tốc độ tăng của năm 2012.
25


×