Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.41 KB, 53 trang )

Lời mở đầu
Hiện nay cục diện thế giới đang có sự thay đổi không ngừng. Các quốc
gia đang nỗ lực vươn lên để hướng tới một tầm cao mới. Tình hình thế giới có
nhiều biến động trong đó có nhiều nhân tố tích cực và đi kèm theo đó cũng có
nhiều yếu tố tiêu cực. Có những yếu tố tích cực thúc đẩy là một điều thuận lợi
còn làm thế nào để khắc phục được những khó khăn trước mắt thì phụ thuộc
nhiều vào chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia. Tùy theo đặc
điểm hoàn cảnh của từng nước mà chúng ta có những chính sách phù hợp và
hiệu quả. Thái Lan là một cái tên khá nổi khi nhắc đến khu vực Đông Nam Á.
Xuất phát từ một nước nông nghiệp truyền thống vào những năm 1960 Thái
hiện tại đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chính phủ Thái Lan đã
lựa chọn những chính sách phát triển nào dẫn đến sự thay đổi quan trọng của
quốc gia này. Kể từ năm 1960 đến nay các chính sách này đã có nhiều sự thay
đổi để phù hợp với sự phát triển của từng thời kỳ. Vì vậy trong bố cục bài
nghiên cứu khi đề cập đến chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Thái Lan
thì chúng ta sẽ đi theo trình tự thời gian. Cùng nằm trong khu vực Đông Nam
Á, lại có cùng xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp Việt Nam và Thái Lan
có nhiều nét khá tương đồng. Thông qua việc nghiên cứu các chính sách phát
triển kinh tế- xã hội của Thái Lan chúng ta có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách phát triển
đất nước.
I.
-

Mục đích của đề tài
Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan qua từng

thời kì
Giới thiệu cách thức xây dựng và thực hiện các chính sách qua từng thời
kỳ, nêu lên thành tựu Thái Lan đạt khi thực hiện chính sách đó từ đó nêu lên
kinh nghiệm và bài học về phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam.


II.
Đối tượng và phạm vi
Đối tượng:
Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan ở từng giai đoạn
Phạm vi:
1


Các chính sách được xây dựng từ sau cách mạng dân chủ tư sản 1932 cho đến
nay
III.
-

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp mô hình hóa , phương pháp thống kê, so sánh ,

phân tích và tổng hợp
Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế vi mô, phương pháp biện chứng
duy vật lịch sử,..
IV. Tóm tắt nội dung của đề tài
CHƯƠNG I - NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
1.1
1.2

Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên con người

CHƯƠNG II - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI
LAN TỪ SAU CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN 1932 ĐẾN NAY
2.1 Đường lối phát triển của Thái tan từ 1932 tới đầu thập kỷ 60

2.2 Chiến lược phát triển trong những năm 1960 đầu 1970
2.3 Chiến lược phát triển trong giai đoạn 1973-1982
2.4 Chiến lược phát triển của Thái tan từ 1982 tới 1996
2.5 Thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 đến năm 2004
2.6 Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2005- 2008
2.7 Chiến lược phát triển kinh tế 2009 đến nay
CHƯƠNG III- Bài học về việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế- xã
hội cho Việt Nam

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
THÁI LAN
I - NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
1. Tài nguyên thiên nhiên
2


Vương quốc Thái Lan trước 1939, được gọi là Xiêm, có diện tích
rộng 513.520km 2, đứng thứ hai trong khu vực, sau Indonesia. Nằm từ 5,30 tới
26 độ vĩ tuyến bắc và 97,30 tới 105,30 độ kinh đông, Thái Lan ở trong khu
vực nhiệt đới gió mùa. Thái Lan có chung biên giới với Lào ở đông và đông
bắc, với Mianmar ở phía Tây nam giáp Malaysia, đông nam giáp Campuchia,
phía nam giáp vịnh Thái Lan, chiều dài từ bắc xuống nam dài 1.620km, từ
Đông sang Tây dài 775km. Bờ biển dài khoảng 1.500km, với vịnh Thái Lan
nằm sâu trong đất liền, thuận tiện cho việc giao thông Người Thái hình dung
đất nước họ giống như đầu một con voi, thân đổ xuống đảo Mã Lai. Trong
quan niệm của người Thái, voi, nhất là voi trắng, là biểu trưng cho sự may
mắn và tốt lành.
Địa hình Thái Lan thấp gần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Những
dãy núi kéo dài liên tục ở phía tây và tây bắc tạo thành xương sống của Thái
Lan. Độ cao trung bình của các quả núi ở vùng này là l.600m so với mặt biển.

Đỉnh cao nhất là Đoi In Tha Ron cao 2.600 m so với mặt biển. Với những đặc
trưng đó về địa hình, Thái Lan có thể chia thành 4 khu vực địa lý khác nhau,
đồng thời đó cũng là 4 khu vực kinh tế của đất nước.
MiềnBắc
Rộng chừng 42.000 dặm vuông, chủ yếu là núi rừng hiểm trở, có
nhiều gỗ quý, đặc biệt là gỗ tếch có giá trị xuất khẩu cao. Sông ngòi ở đây
thường ngắn và nhỏ. Phần lớn là các chi lưu của sông Mekong và sông
Xaluen. Những sông này chạy theo hướng Nam và dồn nước vào sông
Chao phơ ray a. Trung tâm chính trị của miền bắc là Chiêng Mai. Đây là thành
phố lớn và quan trọng thứ hai ở Thái Lan, cách Bangkok 500 dặm về phía bắc.
Thành phố này được xây dựng từ năm 1383. Ngày nay Chiêng Mai là thành
phố du lịch nổi tiếng của Thái Lan. Ở đây có nhiều phong cảnh đẹp và khí hậu
trong lành.
Vùng Đông - Bắc

3


Rộng chừng 66.000 dặm vuông, bằng 1/3 diện tích cả nước. Đây là
khu vực ít được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Thái Lan. Mùa khô kéo dài, mưa ít.
Cây cối chủ yếu là bụi dặm, lau sậy và cỏ dại. Đường giao thông còn kém phát
triển. Bộ phận chủ yếu tạo nên vùng Đông bắc là cao nguyên Cò Rạt, cao hơn
mặt biển 1200m và được sông Mekong bao bọc ở phía Đông - Bắc. Đất đai ở
đây thích hợp cho việc trồng cỏ, chăn nuôi đại gia súc.
Vùng Đồng bằng Trung tâm
Chủ yếu do sông Chao-phơ-ray-a bồi đắp. Đây là vùng trù phú về kinh tế
nhất ở Thái Lan. Địa hình miền Trung tương đối bằng phẳng, đất đai màu mở,
mưa nắng khá điều hòa. Miền Trung là nơi sản xuất lúa gạo chính
của Thái Lan.
Thủ đô Bangkok nằm ở miền Trung, bên bờ sông Chao- phơ-ray-a.

Bangkok hiện nay là liên hợp giữa hai thành phố Thônburi ở phía Đông sông
Chao phơ ray a và Bangkok ở phía Tây. Cuối thế kỷ XVIII, Bangkok
là một thành phố nổi. Mọi phương tiện giao thông đi lại trong thành phố đều
bằng thuyền. Những người phương Tây đến thành phố này trong những năm
đầu thế kỷ XIX đã gọi Bangkok là thành Vơ ni dơ ở
phương Đông. Đầu thế kỷ XVIII, Bangkok đã trở thành một trung tâm thường
mại lớn ở Đông Nam Á. Hàng hóa xuất nhập khẩu từ đây đã được đem đi
bán ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, Bangkok là một trong những thành
phố lớn nhất ở Đông Nam Á với số dân lên tới gần 5 triệu người. ớ đây có mặt
hầu hết các công ty đa quốc gia, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới.
Miền Nam
Có diện tích chừng 30.000 dặm vuông. Đất đai vùng này thích hợp
với các loại cây công nghiệp như mía, cao su, bông, cà phê, thuốc lá. Miền
nam là nơi tập trung nhiều khoáng sản quý, trong đó có mỏ thiếc ở Phu
kệt.Vịnh Thái Lan nằm ở miền nam và là một hải cảng quan trọng nhất của
nước này.
Sông ngòi
4


Thái Lan có nhiều sông, nhưng phần lớn đều là các sông nhỏ, trừ hai
sông Chao phơ ray a và Mekong. Bắt nguồn từ miền núi Tây Tạng, ba con
sông Oang, sông Om và sông Nam hợp lưu với nhau ở phía mương Na Khôn
Sa Van tạo thành sông Mê Nam Chao phơ ray a. Từ vùng này, sông Chao phơ
ray a chảy trên độ cao 30m qua một đoạn đường dài 150 bặm trước khi đổ ra
vinh Thái Lan. Con sông này từ lâu đời đã là đường giao thông chính của nước
Thái Lan cổ. Ngày nay, mặc dù nhiều phương tiện giao thông hiện đại đã
xuất hiện, nhưng vai trò của sông Chao-phơ-ray-a với tư cách là một tuyến
đường giao thông đường thủy vẫn hết sức quan trọng.
Sông Mekong chảy trên vùng biên giới Lào là nguồn điện năng rất lớn

của Thái Lan.
Ngoài hai con sông trên, ở Thái Lan còn có các con sông đáng chú ý
khác như sông Meklong, Bangbakông ở miền Trung, sông Mun, sông Chi ở
cao nguyên Kò rạt. Các sông này đều có vị trí quan trọng trong phạm vi từng
vùng của Thái Lan.
Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết ở Thái Lan khá điều hòa
với hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 3 và kéo dài tới tháng
o
9. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 2. Nhiệt độ trung bình là 240 C.
Các trận bão mùa hè dường như không ảnh hưởng tới Thái Lan, trừ
vùng Tây Bắc. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 tới tháng 3. Vào thời gian này, do
không khí lạnh từ miền Bắc tràn xuống nên thời tiết trở nên khô lạnh.
Điều kiện địa lý và khí hậu đó rất phù hợp với việc trồng trọt các cây trồng
nhiệt đới và bán nhiệt đới.
Từ tình hình kinh tế trên của Thái Lan, có thể thấy nước này không thật
giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Khoáng sản chủ yếu là thiếc. Ngoài ra còn có
một Vài loại khoáng sản khác như Fluôri, Ăngtimoan, vônfram, kẽm…nhưng
trữ lượng không lớn. Tài nguyên rừng có giá tri nhất là gỗ tếch nhưng đã bị các

5


công ty nước ngoài khai thác bừa bãi từ mấy chục năm nay nên trữ lượng còn
lại không lớn. Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của Thái Lan chính là những
tiềm năng phong phú của nền nông
nghiệp nhiệt đới.
2. Tài nguyên con người
Theo số liệu mới nhất, dân số Thái Lan vào năm 2011 là khoảng 64 triệu
người đông thứ 21 trên thế giới. Thái Lan là một quốc gia đa dân tộc, trong

đó người Thái là dân tộc chiếm đa số nhất
Người Thái
Về phương diện chủng tộc, người Thái thuộc chủng tộc Mônggôlôít
phương Nam, ngôn ngữ Hán - Thái, thuộc ngữ hệ Tạng - Miến. Theo một số
nhà nghiên cứu, người Thái đầu tiên đã xuất hiện ở vùng châu thổ miền nam,
Trung Quốc và được ghi trong biên niên sử Trung Quốc với các tên như
Chuang, Lào, Chua, Tai Vai... Vào khoảng năm 650, người Thái đã lập nên hai
vương quốc là Nam chiếu và Mong mao thuộc địa phận Vân Nam, Trung Quốc
ngày nay. Trong những năm sau, nhiều người Thái đã di cư xuống phía Nam.
Những cuộc di cư đã diễn ra ồ ạt từ thế kỷ XIII, khi Nam Chiếu và Mông mao
bị quân Mông cổ tấn công.
Trong cộng đồng người Thái hiện nay có nhiều phương ngữ khác nhau:
Phương ngữ Thái trung tâm, Thái đông bắc, Thái miền Bắc, Thái bán đảo, Thái
Cò rạt…
Người Lào
Là dân tộc đông thứ hai ở Thái Lan. Nghề nghiệp chủ yếu là làm
ruộng. Tôn giáo: theo đạo Phật Tiểu Thừa, văn hóa có nhiều điểm tương tự
như người Thái.
Người Mã Lai
Có khoảng hơn 1 triệu dân, sinh sống chủ yếu ở miền Nam. Hoạt
6


động kinh tế chủ yếu là trồng cây công nghiệp, đánh cá, khai mỏ.
Người Hoa
Vào khoáng 5 triệu. Họ là con cháu của những người Trung Quốc đã
tới đây từ nhiều thế kỷ trước, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XIX. Hoạt động kinh tế
chủ yếu là buôn bán, kinh doanh công nghiệp hoặc làm công cho những
xưởng thợ.
Ngoài các dân tộc trên, ở Thái Lan còn có người Phu Thái, người

Hmông, Dao, Ka ren, Khơ-me, A kha, I Ơ su, La oa và một số kiều dân
nước ngoài như người châu Âu và một số người Việt.
Trong nhiều năm qua, chính sách của chính phủ Thái Lan đối với các dân tộc ít
người là tạo điều kiện cho họ hội nhập vào dòng chiều hướng phát triển
chung của đất nước. Tuy nhiên, chính sách chưa mang lại kết quả chờ đợi.
Đại đa số các sắc tộc vẫn sống trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu. được chia
sẻ một cách bình đắng các lợi ích phát triển của đất nước.
Trong khi nhiệm vụ phát triển rất nặng nề, Thái Lan lại không có sẵn
nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho công nghiệp.
Lực lượng lao động vào lúc bắt đầu triển khai chiến lược phát triển lên
tới13.837.000 người nhưng đa số hoạt động trong nông nghiệp (82%). Hoạt
động trong công nghiệp chế tạo và chế biến 3%, trong ngành điện, máy hơi
nước, vệ sinh 0,1%, giao thông, thông tin liên lạc 1,2% dịch vụ 4%, xây dựng
5%.
Chất lượng lao động không cao, số người lao động có học vấn rất ít.
Vào đầu thập niên 60 cả Thái Lan chỉ có 3 trường đại học, trong đó có 2
trường đại học có khoa đào tạo kỹ sư cơ khí và các ngành về khoa học kinh
tế.
Những đặc điểm tự nhiên, con người và kinh tế xã hội này sẽ là những
nhân tố mà các nhà vạch chính sách của Thái Lan phải tính tới trong quá trình
hoạch định các chiến lược phát triển của đất nước họ trong những năm vừa qua
Với một kết cấu dân số phức tạp như vậy, nhiệm vụ phát triển đặt ra cho Thái
7


Lan hết sức nặng nề. Phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế, nâng cao GDP
theo đầu người, mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng
cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi sắc tộc và tạo điều kiện cho họ
II - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ
SAU CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN 1932 CHO ĐẾN NAY

1. Đường lối phát triển của Thái tan từ 1932 tới đầu thập kỷ 60
Là nước không phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, Thái Lan có điều
kiện tiến hành công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sớm hơn tất cả
các nước Đông Nam Á khác. Ngay từ năm 1933, sau khi thành công trong cuộc
cách mạng không đổ máu nhằm lật đổ nhà nước phong kiến thống trị, thiết lập
nên chế độ quân chủ lập hiến theo mô hình quân chủ lập hiến, giai cấp tư sản
nước này bắt đầu vạch ra các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối phát triển kinh tế được chính phủ mới
thông qua vào ngày 20/9/1933 là đường lối kinh tế dân tộc chủ nghĩa. Thực
hiện đường lối này, Thái Lan nhằm:
- Giành lại cho người Thái những quyền lợi kinh tế đang nằm trong tay ngoại
kiều.
- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.
Để đạt được mục tiêu thứ nhất, chính phủ quân sự do Phi Bun đứng đầu
đã lợi dụng sức mạnh chính trị và quân sự đang lên của phát xít Nhật ở châu Á
để tấn công vào thế lực kinh tế của các công ty Âu, Mỹ ở Thái Lan, vào năm
1939, chính phủ đã thi hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu hẹp ảnh
hưởng của tư bản ngoại quốc. Những biện pháp chính bao gồm:
- Thi hành chính sách bảo hộ ngoại thương, đánh thuế rất cao vào các hàng hóa
nhập khẩu vào Thái Lan.
- Các công ty nước ngoài bị cấm đầu tư vào các ngành sản xuất và chế tạo
có lợi nhuận cao.
8


-

Kiểm tra chặt chẽ việc xuất khẩu ở những xí nghiệp mới khai

trương. Cũng trong năm 1939, Luật giao thông đường sông và đường biển đã

được thông qua. Theo Luật này, tất cả các công ty vận tải nội địa phải có 70%
vốn do người Thái đóng góp và 75% trong tổng số nhân viên phải là người
Thái. Việc áp dụng luật trên đã làm cho công ty vận tải Siam Tin Phuket
Company của Anh bị đóng cửa và phải nhượng lại tài sản cho chính phủ Thái
với giá rẻ. Thay vào vị trí của nó là công ty tàu biển quốc gia Thái Lan. Một số
công ty lớn của nước ngoài khác cũng bị đóng cửa.
Đối tượng quan trọng thứ hai của chính sách kinh tế dân tộc chủ nghĩa
của Thái Lan trong những năm 40-50 là người Hoa. Người Trung Quốc đã
tới định cư ở Thái Lan từ rất lâu đời. Vào đầu thế kỷ XX, do những biến
động về chính trị, kinh tế ở Trung Quốc, số lượng người Hoa đi cứ tới Thái
Lan ngày càng nhiều. Sống trên đất Thái, người Trung Quốc nhập cư đã có
được những điều kiện kinh tế, xã hội và tâm lý vô cùng thuận lợi. Nhờ đó và
nhờ có năng khiếu kinh doanh, họ đã dần dần nắm được những huyết mạch
chính trong nền kinh tế Thái.
Sau khi nắm được quyền lực trong nước, giai cấp tư sản Thái Lan đã
nhận thấy tư sản người Hoa là một trong những cản trở chính trên con đường
phát triển của họ. Chiến dịch chống người Hoa và ảnh hưởng kinh tế của họ
đã được chính phủ Thái Lan do thống chế Phi bun Songkram đứng đầu tiến
hành đồng thời với chiến dịch tấn công vào thế lực của tư bản phương
Tây. Lợi dụng việc Trung Quốc đang nằm dưới ách cai trị của phát xít Nhật
nên không có khả năng can thiệp vào tình hình Thái Lan, nội các Phi bun đã
tìm cách giành lại cho người Thái những vị trí kinh tế đang nằm trong tay
người Trung Quốc nhập cư. Vào tháng 6/1942, người Trung Quốc bị cấm hoạt
động trong 27 nghề tại Thái Lan. Các trường học và báo chí của họ cũng bị
kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc tấn công vào các công ty tư bán ngoại kiều, chính phủ Thái Lan
đã chăm lo tới việc xây dựng nền kinh tế tư bản dân tộc. Năm 1939, công ty
9



thương nghiệp quốc doanh đầu tiên được thành lập có chi nhánh ở 22 tỉnh.
Cũng trong năm đó, công ty gạo Xiêm được xây dựng bằng tiền của nhà nước.
Sau một năm hoạt động, công ty đã kiểm soát được 1/3 tổng số gạo xuất
khẩu của Thái Lan. Việc xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh đã được đẩy
mạnh hơn nữa vào đầu thập niên 50 thế kỷ này. Năm 1952, Hội đồng kinh tế
quốc gia Thái Lan công bố Chương trình phát triển công nghiệp. Dự chi cho
công trình lên tới khoảng 2 tỷ bạt. Chương trình bao gồm 3 giai đoạn và kéo
dài trong một số năm.
Giai đoạn 1:
Được gọi là giai đoạn khôi phục sản xuất nhằm đạt mức trước chiến
tranh. Trọng tâm chú ý ở giai đoạn này là phát triển những ngành công
nghiệp truyền thống. Việc phát triển những ngành công nghiệp mới và cải tạo
cơ cấu công nghiệp chưa được đặt ra.
Giai đoạn 2:
Xây dựng một số ngành công nghiệp nặng như: Chế tạo máy công cụ,
tái chế biến dầu…Việc xây dựng những ngành công nghiệp này chủ yếu dựa
vào nguồn vốn nước ngoài. Để triển khai chương trình trên, cuối 1952, Quốc
hội Thái Lan thông qua Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp (1953-1957).
Dự chi cho chương trình trên là 480 triệu bạt.
Để có vốn thực hiện chương trình trên, 10/1954, Chính phủ ban bố
Luật phát triển công nghiệp. Theo luật này, các nhà đầu tư sẽ được giảm thuế
nhập khẩu nguyên liệu máy móc để xây dựng xí nghiệp, không phải đóng thuế
trong thời gian 3 năm và được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trọng tâm
khuyến khích của bộ luật này là các ngành công nghiệp nhẹ và
khai thác gỗ.
Mặc dù chính phủ đã có nhiều cố gắng, chương trình phát triển công
nghiệp (1953-1957) đã thất bại do không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài
và do thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.
Thành tựu nổi bật của kinh tế Thái Lan trong thập niên 50 là nông
10



nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu kích thích nền nông
nghiệp Thái Lan phát triển mạnh trong thời gian này là chiến tranh Triều
Tiên (1950-1953).
Cuộc chiến tranh này đã làm cho nhu cầu về hàng nông sản Thái Lan
tăng vọt ở thị trường châu Á. Điều này kích thích những người trồng lúa ở
Thái Lan mở rộng diện tích canh tác. Trong thập kỷ 1953, diện tích trồng lúa
chiếm tới 87,7% tổng diện tích canh tác.
Nguyên nhân thứ hai đưa tới sự thành công của nông nghiệp Thái Lan
là việc triển khai chương trình trị thủy sông Chao Phraya. Nhờ đó, diện tích
tưới tiêu được mở rộng. Chương trình trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
nông dân Thái Lan chuyển từ kỹ thuật gieo thẳng sang kỹ thuật cấy lúa nước
ở vùng đồng bằng miền Trung. Nhờ đó, sản lượng lúa và các nông sản khác
đã tăng lên rõ rệt cho tới cuối thập niên 50, nông sản vẫn là những mặt hàng
xuất khẩu chính của Thái Lan.

11


Bảng 1: Khối lượng và tỷ lệ giá trị của nông sảntrong tổng giá trị xuất khẩu
của Thái Lan từ 1957 – 1960
Mặt

1957
Khối

hàng

Tỷ


1958

1959

Khối

Tỷ lệ Khối

1960
Tỷ

Khối

Tỷ lệ
%

lượng lệ

lượng %

lượng

lệ

lượng

(1000 %

(1000


(1000

%

(1000

Gạo

1570
tấn)

48.0 1133
tấn)

46.0

1092
tấn)

34.1 11.203
29.9
tấn)

Cao su

136

18.7 136


20.6

174

30.9 170

29.9

Thiếc

18

7.0

9

4.0

14

5.7

17

6.3

Ngô

64


1.0

163

2.8

237

3.5

512

6.4

Kenáp

15

0.1

28

1.1

37

1.2

62


2.7

Sắn

99

1.8

152

3.0

159

3.0

271

3.4

Gỗ Tếch 76

3.5

73

3.7

73


3.2

101

4.1

18.8

-

18.6 -

Các
hàng hóa
khác

-

19.9 -

17.3

(Nguồn: Muscarr ®: Development strategy in Thailand.
A study of economic growth, p.82)
Bảng thống kê trên cho thấy, tới đầu thập niên 60, hàng nông phẩm
chiếm tới trên 70% tổng giá trị những hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan. Công
nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Lao động nông nghiệp chiếm 82% tổng số
lao động trong cả nước, công nghiệp chỉ thu hút được 4% số còn lại nằm trong
các ngành dịch vụ. Thu nhập bình quân theo đầu người vào 1962 là 85 đô la


12


Mỹ, trong khi đó, ngay từ 1957, Malaysia đã có thu nhập bình quân theo đầu
người là 211 đô la, Philippines 149 đô la (1959), Đài Loan 100 đô la (1956).
2 - Chiến lược phát triển trong những năm 60 đầu 70
Ở giai đoạn này, Thái Lan chính thức triển khai các chiến lược phát
triển. Mặc dù ở giai đoạn trước, việc phát triển kinh tế - xã hội đã được tiến
hành theo những kế hoạch cụ thể, khá bài bản, nhưng chưa mang tính chất
chiến lược. Chỉ từ đầu những năm 60, Thái Lan mới triển khai những chiến
lược phát triển, được hoạch định trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm của
những nước đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước
Đông Bắc Á khác và kết hợp với tình hình thực tiễn ở Thái Lan.
Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển mới, Thái Lan đã nhận được
sự giúp đỡ tích cực của Mỹ thông qua Ngân hàng thế giới. Trong hai năm
1957-l958 nhiều phái đoàn của Ngân hàng thế giới đã được phái tới Thái Lan
để nghiên cứu thực trạng nền kinh tế nước này. Dựa trên các kết quả điều tra,
nghiên cứu của họ, Ngân hàng thế giới đã khuyến nghị chính phủ Thái Lan
một số điểm sau:
- Nên dựa vào và khuyến khích tư bản tư nhân để phát triển công
nghiệp.
- Hạn chế sự phát triển của bộ phận kinh tế quốc doanh.
- Hạn chế bớt vai trò điều hành kinh tế của nhà nước.
- Cố gắng tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh tư nhân và khuyến khích
đầu tư vào Thái Lan.
Lúc đầu, Chính phủ Thái Lan không dễ đàng chấp nhận những khuyến
nghị trên. Bởi vì, theo họ từ bỏ vai trò của Nhà nước trong phát triển công
nghiệp sẽ làm cho nhà nước mất quyền lãnh đạo kinh tế. Hơn nữa nếu
khuyến khích tư bản tư nhân phát triển thì người Hoa chứ không phải
người Thái sẽ giành được ưu thế. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nguyện

vọng nắm quyền lãnh đạo kinh tế và nhu cầu tự do hóa phát triển sản xuất,
Ngân hàng thế giới đã gợi ý Chính phủ bổ nhiệm một số quan chức cao cấp
13


Thái Lan vào Ban Giám Đốc các hãng kinh doanh mới. Biện pháp này giúp
giảm bớt mối lo ngại người Trung Quốc giành ưu thế trong khu vực kinh tế
công thương nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho các quan chức Thái Lan chia
sẻ những lợi ích kinh tế với tư sản người Hoa và tư bản nước ngoài. Ngược lại,
bằng việc dành cho quan chức Thái một phần lợi nhuận, tư bản nước ngoài đã
có được công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của họ ở Thái Lan. Gợi ý trên
của Ngân hàng thế giới đã được Chính phủ Thái Lan chấp nhận. Ngoài những
lợi ích kể trên, Chính phủ Thái Lan còn nhìn thấy lợi ích của việc người Thái có
cơ hội tập dượt dần phương pháp kinh doanh và quản lý hiện đại, thông qua việ
c trực tiếp tham gia điều hành các hãng, các ngân hàng lớn.
Về đường lối phát triển công nghiệp của Thái, Ngân hàng thế giới
khuyến khích chính phủ nước này áp dụng chiến lược công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu và chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Trong báo cáo
nhan đề: "Mở rộng đầu tư tư nhân để phát triển kinh tế Thái Lan, Bây-sét, một
chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã gợi ý Chính phủ Thái Lan:
i)

Mở rộng phạm vi tự do cho các quyết định kinh doanh tư nhân nhằm

đưa lại những kết quả lớn hơn cho các hoạt động đầu tư của tư bản tư nhân
nước ngoài, và tư bản tư nhân Thái Lan trong 5 năm tới.
ii) Đơn giản hóa các thủ tục của chính phủ và thương lượng một
số hiệp định có liên quan tới việc đầu tư Qua đó, hạn chế sự tham gia của
chính phủ trong các hoạt động kinh doanh công thương nghiệp.
iii)


Miễn thuế nhập khẩu đối với các máy móc dùng cho công nghiệp.

iv) Thiết lập các cơ quan riêng để quản lý việc đầu tư của tư bản tư nhân nước
ngoài và một chương trình đặc biệt về kỹ thuật thông tin, khuyến khích và
mở rộng phạm vi cho các hoạt động công nghiệp thích hợp cho các dự án đầu
tư đó."
Những gợi ý trên đã được chính phủ chấp nhận. Trong những năm
1959- 1963, một loạt các cơ quan của chính phủ đã được thành lập: văn
phòng ngân sách, Cục đầu tư (BOI); Cục phát triển kinh tế xã hội quốc gia
14


(NSEDB); Công ty tài chính công nghiệp Thái Lan (IFCT). Mỗi tổ chức có
chức năng nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm trước chính phủ về sự phát
triển công nghiệp của đất nước. Chẳng hạn, Cục phát triển kinh tế xã hội quốc
gia (NESCD) có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch phát triển toàn diện, trong đó
có cả việc hoạch định các chỉ tiêu, những biện pháp phát triển công nghiệp.
Cơ quan này còn làm tham mưu cho thủ tướng và nội các về một số vấn đề
đặc biệt hoặc những vấn đề thuộc về chính sách.
Cục đầu tư (BOI) chịu trách nhiệm vạch ra những quy định về đầu tư
cho các ngành công nghiệp được nhà nước khuyến khích phát triển, trong đó
bao gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập và xác định mức thuế
phạt thêm đối với hàng nhập khẩu cạnh tranh với công nghiệ p địa phương....
Đã tiến hành công nghiệp hóa đất nước theo hướng thay thế nhập khẩu, Thái
Lan cần có những nguồn. vốn dồi dào. Nguồn vốn trên được giải
quyết theo 3 hướng chính:
-

Vay nợ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.


-

Triệt để lợi dụng vị trí địa - chính trị của Thái Lan trong chiến

lược khu vực của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ để giành được sự giúp đỡ tài
chính của Mỹ và các đồng minh phương Tây.
-

Thu hút vốn đầu tự nước ngoài.
Theo hướng này, năm 1962 Thái Lan đã ban bố Luật khuyến khích đầu

tư công nghiệp. Vào đầu những năm 60, các nhà đầu tư nước ngoài đã được
tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi khi bỏ vốn vào nền kinh tế Thái. Các
nhà lãnh đạo Thái Lan nhìn nhận các hoạt động kinh doanh của tư bản tư
nhân ngoại quốc ở nước họ với quan điểm tích cực. "Chúng ta thành thật tin
rằng đầu tư nước ngoài có thể là một tác nhân hùng mạnh để tăng cường sự
phát triển kinh tế của Thái Lan. Nó có thể đưa tới không chỉ tài chính, mà quan
trọng hơn là kỹ thuật mới, kỷ luật công nghiệp, sự quản lý tiên tiến và tổ
chức hiện đại. Đầu tư sẽ luôn luôn được hoan nghênh, chừng nào những dự
15


án đầu tư đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung". Bộ trưởng Bộ phát
triển quốc gia, Giám đốc Cục đầu tư Thái Lan đã nói như vậy về Vai trò đầu
tư của tư bản tư nhân nước ngoài ở Thái Lan vào đầu 1960.
Được sự khích lệ của Chính phủ Thái Lan và các cơ hội đầu tư vào
nền kinh tế của nước này, các nhà đầu tư nước ngoài đã đua nhau bỏ vốn vào
nền kinh tế Thái. Nếu trong những năm 1954- 1958 mới chỉ có 11 hãng đầu
tư với tổng số vốn là 446,6 triệu bạt, thì tới 1971 đã có 528 hãng tư nhân của

các nước khác nhau đầu tư vào 654 dự án với số vốn đăng ký là 7.060 triệu
bạt. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Thái Lan còn cố gắng khai
thác các nguồn ngoại lực khác để triển khai chiến lược công nghiệp hóa mới
của mình. Vào những năm 60 vừa qua, Thái Lan không chỉ được Ngân hàng
thế giới cho vay những khoản tiền lớn mà còn được các tổ chức quốc tế,
trong đó Thái Lan là thành viện, tích cực giúp đỡ. Chẳng hạn, với tư cách là
thành viên tổ chức kế hoạch Côlômbô, hàng năm Thái Lan nhận được số trang
thiết bị trị giá 500.000 đô la, 250 suất học bổng cho sinh viên Thái ra nước
ngoài học tập. Về phần mình, Hoa Kỳ không chỉ giúp đỡ Thái Lan trong quá
trình hoạch định chiến lược phát triển mà còn đành cho Thái những khoản
viện trợ hào phóng. Khoản tiền viện trợ đó đã tăng lên cùng với sự hợp tác
ngày càng chặt chẽ của các chính phủ thân Mỹ ở Thái Lan đối với chính sách
của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Từ năm 1962 tới 1970, viện trợ kinh tế không
hoàn lại của Mỹ cho Thái Lan lên tới 280 triệu đô la, chiếm gần 70% tổng
số viện trợ không hoàn lại của các nước dành cho Thái Lan. Ngoài ra, Thái
Lan còn thu được những khoản tiền lớn do các hoạt động của quân đội Mỹ
đóng trên đất Thái Lan đưa lại như chi phí khách sạn và tiêu dùng của lính Mỹ
đóng trong các căn cứ quân sự trên đất Thái. Số tiền đó đã tăng lên nhanh
chóng sau mỗi năm: 1964: 286 triệu đô la; 1968: 318 triệu đô la; 1969: 278
triệu đô la. Chiến tranh Đông Dương không chỉ giúp Thái Lan giải quyết một
phần khó khăn về vốn mà còn kích thích sự phát triển của một số ngành kinh tế
Thái Lan, đặc biệt là công nghiệp xây đựng khách sạn, công nghiệp và dịch
16


vụ du lịch, sự phát triển của các ngành công nghiệp này đã góp phần giải quyết
những nguồn lao động đang tồn dọng ở nông thôn Ngoài Hoa Kỳ, các cường
quốc khác cũng dành cho Thái Lan sự giúp đỡ đáng kể về kinh tế. Trong
chuyến đi thăm Thái Lan vào 31/5/1957, Thủ tướng Nhật Nô-ba-sa-kê-sơ-hi
tuyên bố Nhật sẵn sàng giúp đỡ Thái Lan phát triển kinh tế. Tới đầu 1970,

Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Thái Lan, hàng nhập khẩu từ
Nhật chiếm tới 355 tổng số hàng nhập khẩu của Thái Lan. Hàng hóa xuất
khẩu sang Nhật cũng chiếm tới 21% tổng số hàng xuất khẩu của Thái. Trong
năm tài chính 1969-1970, Nhật đã viện trợ cho Thái. Lan 95,781 triệu đô la.
Bên cạnh những cố gắng phát triển công nghiệp, Chính phủ Thái Lan
vẫn không quên nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp, từ đầu 1963, chính
phủ đã cho phép thành lập các đơn vị phát triển cơ động (MDU). Mỗi đơn vị
gồm có 120 người bao gồm các nhân viên quân sự dân sự và đại diện các bộ
trong chính phủ. Đến bất kỳ thôn xóm nào, hoạt động đầu tiên của các đơn vị
đó là xây dựng đường sá, giúp đỡ kỹ thuật canh tác nông nghiệp, chăm sóc
sức khỏe, giáo dục cho nông dân và con cái họ. Tiếp đó, tiến hành đưa điện
về nông thôn và cải cách hành chính. Sau khi được thí điểm ở 6 tỉnh Đông
bắc, chương trình được mở rộng tới 78 huyện, thuộc 14 tỉnh và đưa lại lợi ích
cho 4 triệu người.
Nhằm giúp nông dân có vốn đầu tư, vào năm 1964, Thái Lan đã lập ra
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. Những ngân hàng trên sẽ
cho nhà nước vay tiền, sau đó nhà nước cho nông dân vay lại tiền đó với lãi
suất thấp. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích nông dân mở rộng đất đai
canh tác và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Bắt đầu từ đầu thập kỷ 60,
ngô, sắn và một số loại cây trồng khác mới được trồng đại trà ở Thái Lan.
Việc sử dụng máy móc và phân bón hóa học cũng được mở rộng. Vào năm
1963, toàn Thái Lan đã có 1468 máy cày, 7% số hộ nông dân đã sử dụng máy
móc có động cơ điện; 37% số hộ trên dùng phân bón hóa học. Đầu những năm
60, hệ thống tưới tiêu đã được triển khai xây dựng tại Thái Lan. Nhờ đó,
17


diện tích tưới tiêu đã được mở rộng từ 980 vạn rai (1961) đã lên tới 1.170 vạn
rai ( 1966). Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong đó có hệ thống giao thông
đường bộ hiện đại phục vụ cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông

Dương cũng đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp
Thái Lan. Nhờ được nối với các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của
đất nước, sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn Thái Lan đã được đẩy
mạnh và tham gia tích cực vào nền kinh tế hàng hóa của đất nước.
Những cố gắng phát triển trên của Thái Lan đã đưa lại kết quả mong
đợi. Sau 11 năm phát triển có kế hoạch, kinh tế Thái Lan đã có bước tiến dài.
Theo sự đánh giá của các nhà kinh tế Thái Lan thì “ảnh hưởng của những cố
gắng phát triển của chính phủ trong những năm 60 và đầu 70 là rất to lớn. Kế
hoạch phát triển kinh tế 6 năm (1961-1966) đã tăng thu nhập quốc dân hàng
năm lên tới 7,6%. Dự trữ ngoại tệ và vàng tăng lên l5% mỗi năm, đồng Bạt trở
thành một trong những đồng tiền ổn định nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát là 2%
trong suốt 11 năm (1962-1973). Thập niên 60 được xem là thời kỳ vàng thứ
nhất của nền kinh tế Thái Lan.
3 - Chiến lược phát triển trong giai đoạn 1973-1982
Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đóng vai trò quan
trọng trong vìệc thúc đầy sự tặng trưởng nền kinh tế Thái Lan trong thập niên
60. Tuy nhiên, sau 11 năm thực hiện chiến lược đó, người Thái đã nhận thấy
những tác động tiêu cực của nó.
Thứ nhất, với hy vọng giảm bớt nhập khẩu, Thái Lan đã tập trung xây
dựng ngành công nghiệp chế tạo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Tuy nhiên, trong thực tế, kim ngạch nhập khẩu không những không giảm
xuống mà lại tăng lên do phải nhập khẩu nguyên liệu cho công nghiệp.
Thứ hai, chiến lược trên liên kết ở mức độ rất thấp với chương trình
phát triển tài nguyên thiên nhiên và kinh tế nông thôn. Do đó, nó đưa tới tình
trạng tập trung công nghiệp tại Bangkok và vùng phụ cận... Tình trạng đó, một
mặt, làm mất cân bằng sinh thái, mặt khác làm tăng thêm tình trạng bất bình
18


đẳng giừa nông thôn và thành thị, do việc đa số nông dân sống ở vùng xa xôi

không được chia sẻ những kết quả cửa sự phát triển.
Thứ ba, do vốn đầu tư công nghiệp phải đi vay nên hàng hóa do Thái
Lan sán xuất có giá thành cao, thậm chí cao hơn cả giá hàng hóa đó, nếu nhập
từ bên ngoài.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 10/1972, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm lần thứ ba được công bố. Những mục tiêu được theo đuổi
trong kế hoạch đó là:
i) Cấu trúc lại hệ thống kinh tế nhằm nâng cao trình độ sản xuất và mức thu
nhập.
ii) Bảo đảm dự trữ ngoại tệ ở mức độ nhất định.
iii)

Khuyến khích phát triển kinh tế ở những vùng nông thôn và giảm

chênh lệch về thu nhập giữa các vùng.
iv)

Khuyến khích công bằng xã hội.

v) Khuyến khích phát triển lực lượng lao động và tạo công ăn việc làm.
vi)

Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế.
Kế hoạch cũng nêu mục tiêu tăng tổng sản phẩm thu nhập quốc dân

mỗi năm lên 7% tăng cường xuất khẩu và giảm bớt nhập khẩu. Để đạt được
những mục tiêu trên, Ngân hàng thế giới khuyên Thái Lan chuyển sang chiến
lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan không muốn
chấp nhận lời khuyên trên. Họ do dự giữa việc tiếp tục chiến lược công nghiệp
hóc thay thế nhập khẩu theo chiều sâu hay chuyển hẳn sang chiến lược công

nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Quan điểm kinh tế của Thái lan lúc này là
tăng cường sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân và xem đó là động lực của
sự phát triển kinh tế. Vì lẽ đó, chính phù đã khuyến khích tư bản tư nhân liên
kết kinh doanh với nhà nước, đặc biệt trong các ngành phát triển nhanh như
xuất khấu, du lịch, tài chính. Chính phủ cũng ủng hộ việc thành lập các ủy
ban phối hợp nhằm thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và bộ
phận kinh tế tư bản tư nhân, xác định phạm vi hoạt động của bộ phận tư bản
19


tư nhân nhằm làm cho chính phủ không phải can thiệp vào quan hệ chủ - thợ
trong các nhà máy, các công ty.
Ngoài ra, nhà nước hứa hẹn cải cách bộ máy hành chính, giảm bớt các
thủ tục hành chính, quan liêu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài hoạt động kinh doanh ở Thái Lan. Mặc dù chính phủ Thái Lan đã có
nhiều cố gắng nhưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 3 đã
diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài.
Cuộc khủng hoảng dầu lửa (1973-1974) đã giáng một đòn nặng nề vào
nền kinh tế Thái, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ bên
ngoài. Mỗi năm, nước này tiêu thụ khoảng 16.400 thùng dầu. Riêng năm tài
chính 1974, chính phủ Thái Lan đã phải chi tới 700 triệu đô la để đáp ứng nhu
cầu về dầu trong nước.
Trong khi Thái Lan đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng dầu lửa
thì cũng là lúc cuộc chiến tranh Đông Dương của Mỹ đã kết thúc với việc ký
Hiệp định Pari (1973). Việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương đã làm cho
vị trí của Thái Lan không còn quan trọng trong chính sách Đông Nam Á mới
của Mỹ nữa. Viện trợ của Mỹ cho Thái Lan đã bị giảm dần. Năm
1974, Thái Lan chỉ nhận được 13 triệu đô la viện trợ, trong đó chỉ có 6 triệu
là viện trợ kinh tế và dân dụng, 7 triệu còn lại là viện trợ quân sự. Tới năm
tài chính 1978, viện trợ quân sự giành cho Thái Lan bị cắt bỏ.

Chiến tranh Đông Dương chấm dứt và việc quân Mỹ rút khỏi Nam
Việt Nam và sau đó rút khỏi Thái Lan (1976) đã làm cho Thái Lan mất nốt
những nguồn thu nhập từ hoạt động quân sự và sinh hoạt của quân đội Mỹ.
Cùng với nó, nhiều ngành công nghiệp phục vụ cho lính Mỹ cũng đã suy sụp
theo. Hàng vạn người Thái Lan làm việc trong các ngành công nghiệp du lịch
bị sa thải.
Thực trạng kinh tế - xã hội trên của đất nước làm cho nhân dân Thái
nhận rõ hậu quả của chính sách đối ngoại thân Mỹ. Nhân dân Thái Lan dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã vùng dậy đấu tranh. Đỉnh cao của phong trào
20


là cuộc cách mạng sinh viên 10/1973, lật đổ chính quyền quân sự thân Mỹ.
Các chính phủ dân sự kế tiếp nhau ở Thái Lan đã tập trung giảiquyết những
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là vấn đề ruộngđất cho nông dân
và phát triển nông thôn. Tuy nhiên những cố gắng của họ không mang lại kết
quả mong đợi. Tình trạng bất ổn định về chính trị kéo dài trong suốt thời
gian triển khai kế hoạch 5 năm lần 3 đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài
ngại bỏ vốn vào Thái Lan. Sau khi thủ tướng Sau Pramoj quyết định quốc hữu
hóa công ty thiếc Ftêmêô của một hãng kinh doanh ngoại quốc, thì nhiều nhà
đầu tư nước ngoài quyết định rút vốn khỏi nền kinh tế Thái Lan. Năm 1975,
Cục đầu tư Thái Lan cho biết, tổng số vốn đầu tư của tư bản tư nhân chỉ còn
97,5 triệu đô la so với 1.312 triệu (1973) và 416 triệu 1974).
Do thiếu vốn đầu tư, các dự án phát triển không triển khai được theo
đúng tiến độ. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ ba đã thất bại.
Lên cầm quyền sau khi nội các Thanin Crayvixien bị lật đổ bằng một cuộc
đảo chính quân sự. Đại tướng Criăng xăc Chomanăn đã đưa ra một chương
trình phát triển kinh tế mới. Chương trình đó được thể hiện nó thông qua kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VI (1977- 1982). Điểm nổi bật
ở kế hoạch đó là ở chỗ nó nhấn mạnh tội việc cải thiện cơ cấu công nghiệp

để mở rộng xuất khẩu, cải thiện phân phối và tăng cường công ăn việc làm ở
nông thôn.
Để có vốn triển khai kế hoạch 5 năm mới, Chính phủ Thái Lan đã đưa
ra một số biện pháp nhằm lấy lại niềm tin của giới kinh doanh ngoại quốc.
Những biện pháp chính gồm:
1.

Hạn chế quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân.

2.

Khuyến khích liên doanh giữa nhà nước và tư nhân nước ngoài, giữa tư

bản địa phương và tư bản ngoại quốc.
3.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường các dự án đầu tư bằng

cách tăng thêm các biện pháp khuyến khích.

21


4.

Đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài.

5.

Cho vay dài hạn đối với các dự án dầu tư công nghiệp thông qua tín dụng


và các tổ chức tài chính.
Các nhà kinh doanh nước ngoài được khuyến khích để đầu tư vào các
ngành sử dụng kỹ thuật cao và sản xuất hàng hóa xuất khẩu như khai mỏ, chế
biến, hoá chất...
Chính phủ đặc biệt khuyến khích tư bản tư nhân tham gia mạnh mẽ vào việc
phát triển kinh tế của đất nước "Luật khuyến khích đầu tư công nghiệp" ban
hành vào 1977 có những điều khoản khuyến khích về thuế quan, kiểm soát
giá cả và đảm bảo không quốc hữu hóa.
Tuy vậy, Thái Lan đã thất bại trong việc thu hút sự chú ý của các nhà
đầu tư ngoại quốc do tình hình chính trị ở nước này vẫn tiếp tục bất ổn định.
Những lực lượng cánh tả hoạt động chống chính phủ sau đảo chính
10/1976 đã bỏ ra các vùng chiến khu của Đảng Cộng Sản Thái Lan và tuyên
bố thành lập ủy ban phối hợp hành động của các lực lượng yêu nước Thái
Lan. Mục tiêu chính trị của họ là lật đổ chính phủ quân sự đáng khoác áo
dân sự ở Bangkok. Nhằm khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng mới của Thái
Lan là Đại tướng Criăngxăc Chomanăn đã tìm cách ổn định lại tình hình
chính trị trong nước. Kết quả là tới l984 tình hình chính trị ở Thái Lan đã được
ổn định về cơ bản. Các nhà đầu tư nước ngoài đã có thể yên tâm bỏ vốn vào
nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, cho tới đầu thập niên 80, kinh tế Thái Lan vẫn chưa thoát
khỏi cuộc khủng hoảng mà nó lâm vào từ giữa những năm 70. Bởi vì, môi
trường kinh tế quốc tế đã trở nên không thuận lợi: nông phẩm, mặt hàng xuất
khẩu chính của Thái, đang trong tình trạng ế ẩm; cuộc khủng hoảng dầu lửa
lần thứ hai (l979- 1980) lại giáng tiếp cho Thái Lan những đòn nặng nề.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới đã khiến cho các tổ chức tài
chính quốc tế không thể cho Thái Lan vay những khoản tiền lớn để thực hiện
những dự án công nghiệp được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
22



5 năm lần thứ 4 (1977-1981). Vì thế, những mục tiêu chính của kế hoạch này
đã không thể thực hiện được. Kinh tế Thái Lan tiếp tục suy thoái.
4. Chiến lược phát triển của Thái tan từ 1982 tới 1996
Vào đầu thập niên 80, Vương quốc Thái Lan đứng trước mắt thách
thức. hết sức nghiêm trọng, nguy cơ lây lan của cuộc chiến tranh ở Campuchia
tới Thái lan là mối đe dọa thường xuyên đối với an ninh quốc gia của nước
này. Trong tình hình như vậy, Thái Lan lại không thể trông cậy vào Mỹ, đồng
minh chiến lược của họ. Bởi vì, Hoa Kỳ, không muốn dính líu vào Đông
Dương một lần nữa. Thái Lan cũng không muốn dựa hẳn vào Trung Quốc về
an ninh, mặc dù CHND Trung Hoa đã nhiều lần tuyên bố sẽ bảo vệ Thái Lan
trong trường hợp nước này bị tấn công. Để bảo vệ mình, một mặt Thái Lan
vẫn tìm chỗ dựa tinh thần và vật chất ở Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN
và bám chắc vào Liên hợp quốc, mặt khác, họ tìm mọi cách tăng cường sức
mạnh tổng hợp của dân tộc, trong Ngoài ra, Thái Lan cũng chủ trương phát
triển các ngành dịch vụ , du lịch... Nhờ môi trường kinh tế thế giới thuận lợi,
nhờ được Mỹ cho hưởng các ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi chung (GSP) và nhờ
phát huy được tiềm năng kinh tế trong nước, đặc biệt là những nguồn tài
nguyên sẵn có và huy động được tài năng của đội ngũ các nhà kinh doanh
mới, chính phủ Thái Lan đã thành công trong việc phục hồi hoàn toàn nền kinh
tế của đất nước họ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V
(1982- 1986) tăng một cách đều đặn hàng năm.
+ 1982: 4,1%

+ 1983: 7,3%

+ 1984. 7,1%

+ 1985: 3,5%


+ 1986: 4,5%
Năm 1986, tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan đạt 8,8 tỷ đô la, tổng
giá trị nhập khẩu là 9,3 tỷ đô la. Lạm phát từ 11,6% trong thời gian thực hiện
kế hoạch 5 - năm lần thứ IV xuống còn 2,8%. Thu nhập bình quân tính theo
đầu người đạt 771 đô la/năm. Trên cơ sở những thành tựu kinh tế đã đạt được
23


bắt đầu từ cuối 1986, chính phủ Thái Lan đã vạch kế hoạch nhằm đưa Thái
Lan trở thành một nước công nghiệp mới vào cuối thế kỷ này. Để đạt được
mục tiêu trên, Thái Lan phải cố gắng phấn đấu để đạt được nhưng chỉ số sau:
1.

Tỷ lệ sản xuất công nghiệp phải chiếm trên 20% trong GDP.

2.

Tỷ trọng hàng công nghiệp chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu.

3.

Tốc độ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp nhanh.

4.

Sự di chuyển đa số lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.

5.

Thu nhập bình quân tính theo đầu người phải đạt 3.000 đô la/năm


tính theo thời giá đồng đô la vào năm 1978.
Đối chiếu với những chỉ tiêu trên, thì tới cuối kế hoạch 5 năm lần thứ
V (10/1986) tỷ lệ sản xuất công nghiệp của Thái Lan đã chiếm tới 21,4 %
tổng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu công nghiệp,
người ta thấy nền công nghiệp nước này chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng chiếm tỷ lệ rất thấp. Mười mặt hàng công nghiệp đang đem lại
nhiều thu nhập ngoại tệ nhất cho Thái Lan lại là những ngành phải nhập
nhiều nguyên liệu từ nước ngoài nhất. Chẳng hạn: ngành vi điện tử nhập
100% nguyên liệu, ngành dệt chế tạo đá quý... nhập 90% nguyên liệu. Theo
Ông Xabiphibun Nisom, Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ
thuật, Đại học Makiđôn: "có tới 90% các nhà máy, cơ sở sản xuất của Thái
Lan chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp, mọi máy móc, trang thiết bị đều nhập từ nước
ngoài". Nền công nghiệp Thái Lan hiện nay đang sử dụng các công nghệ tiêu
tốn nhiều tài nguyên và sức lao động. Những ngành công nghiệp sử dụng
công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao chỉ chiếm tới 4% tổng sản phẩm của
ngành công nghiệp chế tạo trong nước. Trong toàn bộ nền kinh tế Thái Lan,
chỉ có vài ngành thuộc kinh tế nông nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế cao.
Ngành nuôi tôm sú của Thái Lan đã đạt tới công nghệ tiên tiến nhất của thế
giới. Do trình độ phát triển khoa học kỹ thuật thấp, Thái Lan chưa xây dựng
được ngành công nghiệp riêng. Công nghiệp được dùng trong những ngành
công nghiệp Thái Lan hiện nay phần lớn là do nhập khẩu từ nước ngoài qua
24


con đường mua bán và chuyển giao của các công ty đa quốc gia.
Trong số 4 tiêu chuẩn chủ yếu kể trên, Thái Lan mới chỉ đạt và vượt
tiêu chuẩn thứ hai. Vào 1986, hàng công nghiệp đã chiếm tới 55,3% tổng giá
trị xuất khẩu của nước này. Với đà phát triển như ở cuối năm 1986 thì Thái
Lan còn xa mới có khả năng đạt tới quy chế một nước công nghiệp hóa mới

(NiC). Cho tới hiện nay 80% dân số Thái Lan vẫn sống ở nông thôn và hoạt
động trong nông nghiệp. Tốc độ chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội
công nghiệp rất chậm
Trước những khó khăn trên, nhiều nhà khoa học Thái Lan khuyên
chính phủ nên lựa chọn mô hình phát triển của một nước nông - công nghiệp
hóa mới. (Newly Agro - Industrialized Country NAIC) thay vì mô hình một
nước công nghiệp hóa mới (New Industrialized Country). Theo họ, nếu xây
dựng Thái Lan thành một NAiC thì sẽ khai thác được những lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới phong phú, còn nếu phát triển thành NIC, Thái Lan sẽ
phải chịu đựng những hậu quả không tốt.
Những gợi ý trên không được chính phủ chấp nhận. Mô hình Thái Lan
lựa chọn là NIC. Thực hiện quyết tâm xây dựng đất nước thành một nước công
nghiệp hóa mới, tháng 10/1986 kế hoạch 5 năm lần thứ VI(1986-1991) được
công bố. Hai mục tiêu lớn được theo đuổi trong kế hoạch này là:
Về kinh tế: Duy trì mức tăng trưởng tối thiểu là 5%, thu hút thêm sức
lao động với số lượng không dưới 3,6 triệu người. Cơ cấu phát triển phải đảm
bảo ổn định kinh tế và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong kế hoạch
trước (thâm hụt ngân sách, tình trạng nghèo đói,thất nghiệp, nợ nần v. v…)
Về xã hội: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực về chiều sâu, thúc đẩy
tiến bộ xã hội cũng như tạo không khí hòa bình và công bằng.
Để đạt được hai mục tiêu trên, Thái Lan đề ra 3 chiến lược phát triển sau:
1. Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng và phát triển nhân lực, khoa học
kỹ thuật và tài nguyên. Cải tạo hệ thống quản lý hành chính theo nguyên tắc
hệ thống, đồng bộ, hạn chế vai trò nhà nước trong phạm vi và nhiệm vụ
25


×