Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.85 KB, 18 trang )

BÀI THẢO LUẬN MÔN BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ II
NHÓM 6
DANH SÁCH NHÓM
1 Lưu Thị Ngọc Đ9BH3
2 Đỗ Thị Thanh Nhàn Đ9BH10
3 Nguyễn Thị Phượng
4 Nguyễn Thị Oanh
5 Nguyễn Thị An Ngân
6 Hoàng Thị Mơ
7 Nguyễn Thị Nhung


Câu 1 (Tuần 11) Các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ?
Khái niệm
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng
bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống
nông thôn ,bao gồm những rủi ro gắn liền với : cây trồng , vật nuôi, vật tư, hàng
hóa ,nguyên liệu nhà xưởng.
Các loại rủi ro thường gặp trong nông nghiệp:
- Nhóm rủi ro liên quan đến thời tiết: là những rủi ro liên quan tới các hiện tượng
thời tiết như: gió bão, ngập úng, hạn hán...
- Rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp: là những rủi ro liên quan đến các
nhân tố như: sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật nuôi.
+ Đối với cây trồng thường bị các loại sâu : sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy
nâu, châu chấu ...
+ Đối với vật nuôi thường bị các bệnh: bệnh kí sinh trùng, bệnh truyền
nhiễm, bệnh suy dinh dưỡng...
- Rủi ro mang tính kinh tế: những rủi ro liên quan đến biến động của giá nông
phẩm và các nguyên liệu đầu vào (như phân bón ,thuốc trừ sâu, cây giống , các
thiết bị nông nghiệp...) do sự biến động khó đoán của thị trường.


- Những rủi ro tài chính và hoạt động thương mại: những rủi ro này do sự tác động
của các lĩnh vực sản xuất khác tới nông nghiệp.
- Những rủi ro liên quan đến thể chế: là những rủi ro xuất phát từ các chính sách
nông nghiệp của nhà nước.
- Rủi ro về môi trường: những rủi ro do tác động tiêu cực của các hoạt động ngoại
ứng ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nông nghiệp như ô nhiễm khí hậu, ô
nhiễm nguồn nước...


Câu 2 (Tuần 11) Đánh giá tình hình triển khai BHNN ở Việt Nam?
1.Sự cần thiết khách quan sự ra đời BHNN ở Việt Nam
*Bảo hiểm nông ngiệp ra đời có tác dụng:
+ Đảm bảo an toàn cho các loại tài sản và quá trình sản xuất nông nghiệp;
+ Góp phần ổn định đời sống cho hàng triệu người dân trong cùng lúc;
+ Ổn định giá cả hàng hóa nông nghiệp trên thị trường; đặc biệt là các mặt
hàng lương thực thực phẩm;
+ Góp phần giảm nhẹ ,ổn định ngân sách nhà nước, ổn định đời sống, ổn
định an ninh lương thực quốc gia
2.Tình hình triển khai BHNN
a.Trước khi Quyết định 315 (QĐ 315/ QĐ-TTG)ra đời
Trên thực tế, BHNN ở nước ta được bắt đầu phát triển khai từ năm 1982 tại
hai huyện Nam Ninh và Vụ Bản,tỉnh Hà Ninh Nam ( cũ ) bởi Bảo Việt với việc
tiến hành bảo hiểm mọi rủi ro do thiên tai gây ra với cây lúa.Sau 2 năm do chuyển
đổi cơ chế từ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hộ gia đình nên việc thí
điểm tạm thời dừng lại.
Đến năm 1993 Bảo Việt tiếp tục triển khai BH cây lúa tại 12 tỉnh trên cả
nước và đến năm 1997 con số này tăng lên 16 tỉnh, thành phố với diện tích bảo
hiểm lúc đó là 208.900ha, số hộ được BH là 315.200 hộ, tuy nhiên đến năm 1999
Bảo Việt đã phải loại bỏ nghiệp vụ này do không mang lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Ngoài BH cây lúa Bảo Việt còn triển khai các nghiệp vụ BH nông nghiệp

khác; BH chăn nuôi(BH bò sữa, cá tra, cá basa….), bH cây công nghiệp, bH cháy
rừng…Song sau vài năm hoạt động Bảo Việt vẫn không thể mở rộng được loại
hình BH này và cuối cùng phải dừng lại.
Cùng với Bảo Việt, công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam
cũng triển khai BHNN. Tháng 7/2001 Groupama chính thức cumg cấp dịch vụ BH
cho vật nuôi và cây trồng, BH tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nông nghiệp,
BH tai nạn lao động nông nghiệp,BH trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông
nghiệp và nhiều sản phẩm khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố


gắng nhưng doanh thu từ loại hình BHNN của Groupama cũng không đáng kể, tỷ
lệ bồi thường lại rất lớn. Năm 2006 Groupama đã tạm thời ngừng hoạt động
BHNN để đánh giá lại thị trường, nhìn nhận những tổn thất và có chiến lược phát
triển mới do liên tục thua lỗ.
Năm 2010 tham gia vào BHNN có thêm các công ty :
- Bảo Minh bảo hiểm cây cà phê.
- BIC(Tổng công ty BH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) bảo
hiểm cây cao su.
- ABIC(Công ty cổ phần BH Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam) bảo hiểm
bò sữa tại Nghệ An.
Bên cạnh đó các tổ chức khác như Quỹ BH GlobalAgRick Inc cũng đã tiến
hành nghiên cứu BHNN theo chỉ số đối với lũ tại Đồng Tháp và hạn hán tại Đắc
Lắc, Ngân hàng thế giới tài trợ để xây dựng đồ án và phát triển BHNN…nhưng tất
cả các hoạt động chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu hoặc triển khai thí điểm.
Vì vậy sau 18 năm thực hiện tính đến cuối năm 2010, kết quả triển khai
BHNN ở nước ta là khá khiêm tốn. Doanh thu phí BHNN năm 2010 chỉ đạt gần
2.5 tỷ đồng chiếm 0.05% tổng doanh thu phí của ngành bảo hiểm phi nhân thọ.
Bên cạnh đó tỷ trọng tham gia BHNN ở nước ta trong giai đoạn này rất thấp: chỉ
khoảng 1% tổng diện tích cây trồng, số vật nuôi được BH.
Bảng : Kết quả thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh thu phí
BHNN
Bồi thường
BHNN
Tỷ lệ bồi
thường
Tỷ trọng phí
BHNN trong
tổng
phí
BHPNT

Tỷ đồng

0,737 0,833


1,377

1,696

2,450

Tỷ đồng

0,535 0,647

0,344

0,345

0,791

%

72,59 077,67

25,31

20,36

29,35

%

0,012 0,010


0,015

0,010

0,050


(Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam)
b.Từ khi Quyết định 315 (QDD315/QĐ-TTg) ra đời.
Trước thực trạng “dậm chân tại chỗ” của BHNN Việt Nam cũng như nhận
thức được tầm quan trọng của BHNN trong việc góp phần ổn định và thúc đấy
ngành sản xuất nông nghiệp nước nhà phát triển, ngày 01/03/2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/2011/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm
BHNN giai đoạn 2011-2013 tại 21 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.
Theo Quyết định 315, nội dung quan trọng được đề cập là Nhà nước sẽ hỗ
trợ phí BH cho người nông dân khi tham gia BHNN, hỗ trợ chi phí quản lý và tái
BH cho DNBH. Sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với BHNN được thực hiện
cả ở cấp Trung ương và địa phương , cụ thể: Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm
đối với hộ nghèo. 80% đối với hộ cận nghèo, 60% đối với hộ không thuộc diện
nghèo hay cận ngheò, và 60% đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% đối với các tỉnh nhận bổ sung cân đối
từ ngân sách trung ương, hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết ngân
sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương tự đảm bảo 50% còn lại; đối với
các tỉnh, thành phố còn lại ngân sách địa phương tự đảm bảo toàn bộ. Việc hỗ trợ
phí BH được thực hiện thông qua DNBH khi DN cấp đơn và thu phí theo HĐBH.
Như vậy với việc hỗ trợ kinh phí cho người nông dân khi tham gia BH, hỗ
trợ chi phí quản lý, và tái Bh cho doanh nghiệp BH, Chính phủ mong muốn đấy
mạnh phát triển BHNN, thu hút người nông dân tham gia BH, góp phần ổn định và
phát triển ngành sản xuất nông nghiệp nước nhà.
Bảng kết quả tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong 3 năm 2011-2013:

Đối
Đơn vị
tượng
tính
tham gia

Hộ nghèo

Hộ cận
nghèo

Hộ
thường

Tổng

24.711

Tổ chức
sản xuất
nông
nghiệp
1

Số
lượng
Tỷ lệ

Hộ


233.3617

45.944

%

76,8

15,1

8,1

-

100

304.017


Xét về đối tượng bảo hiểm có 236.397 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo
hiểm cây lúa; 60.133 hộ nông dân tham gia bảo hiểm vật nuôi; 7.487 hộ nông dân
tham gia bảo hiểm thủy sản. Tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng, trong
đó cây lúa là 2.151 tỷ đồng, vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, thủy sản là 2.883,7 tỷ
đồng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm là 394.000 triệu đồng, trong đó thủy sản là 218.175
triệu đồng (chiếm 55,37%); cây lúa là 91. 919 triệu đồng (chiếm 23,33%); vật nuôi
là 83.906 triệu đồng (chiếm 21,3%)
.
Tính đến thời điểm 20/6/2014, tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm là
701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%. Trong đó, thủy sản là 669,5 tỷ

đồng (chiếm 95,4%); cây lúa là 19 tỷ đồng (chiếm 2,7%%); vật nuôi là 13,3 tỷ
đồng (chiếm 1,9%)
Mặc dù có những bước tiến đột phá sau khi triển khai thí điểm BHNN tuy
nhiên so với các nghiệp vụ khác nghiệp vụ này vẫn còn chiếm tỷ trọng khá khiêm
tốn. Cụ thể:
+Năm 2011 doanh thu phí BHNN tăng 75.6% so với năm 2010 nhưng chỉ chiếm
0.08% tổng doanh thu phí BH
+Đến năm 2012 doanh thu phí BHNN tiếp tục tăng 26.6 lần so với năm 2011
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 1% trong tổng doanh thu phí của các
nghiệp vụ
+Năm 2013 doanh thu phí BHNN tăng mạnh, tăng 30% so với năm 2012 và chiếm
tỷ trọng 0.9% trong tổng doanh thu phí các nghiệp vụ.
+Năm 2014 doanh thu phí BHNN giảm mạnh với con số kỷ lục 84.4% khiến tỷ
trọng phí thu được của nghiệp vụ này trong tổng doanh thu phí chỉ đạt 0.11%.
3.Đánh giá
a.Kết quả đạt được


+BHNN đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về BHNN nói
riêng và BH nói chung, là một tiền đề quan trọng giúp người nông dân tiếp cận với
1 biện pháp đối phó rủi ro hiệu quả đó chính là tham gia BH.
+BHNN còn góp phần tạo ra kênh hỗ trợ về tài chính đối với người sản xuất
nông nghiệp đồng thời khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và góp phần to lớn
trong việc xóa đói giảm nghèo từ đó phát triển kinh tế địa phương cũng như kinh tế
xã hội đất nước.
+Cuối cùng không thể không nhìn nhận sự cố gắng, nỗ lực từ Chính phủ ,
các cấp ban ngành và các DNBH trong quá trình thực hiện như điều chỉnh chính
sách, sản phẩm BH sao cho phù hợp với thực tế….
b.Hạn chế
Tuy vậy quá trình triển khai BHNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc

phục như:
+Thứ nhất có thể thấy số lượng hộ nông dân biết đến và tham gia BHNN
vẫn còn ít so với tiềm năng. Theo ước tính của Bộ Tài chính mới chỉ có khoảng 3%
số hộ thuộc đối tượng tham gia BHNN. Ngay cả đối tượng là hộ nghèo được Nhà
nước hỗ trợ 100% phí nhưng cũng mới chỉ 90% số hộ tham gia.
+Diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy hải sản, số đầu gia súc gia
cầm tham gia bảo hiểm còn ít: 31.792 ha lúa, 1.824.970 ha nuôi trồng thủy sản,
225.098 đầu gia súc, gia cầm.Kết quả này quá hạn chế so với tiềm năng của ngành
sản xuất nông nghiệp nước ta.
+Các DNBH chưa mặn mà với việc triển khai BHNN ngoài các doanh
nghiệp được chỉ định triển khai BHNN.
Câu 3( Tuần 11) Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp?

Câu 4( Tuần 11) Đối tượng của bảo hiểm cây trồng?
Đối tượng bảo hiểm: Là bản thân cây trồng trong suốt quá trình tăng trưởng
và phát triển hoặc cũng có thể là sản phẩm cuối cùng do cây trồng đem lại tùy theo
mục đích trồng trọt. Có thể chia ra:


Đối với cây hàng năm:là những cây trồng có chu kỳ sinh trưởng và cho sản
phẩm trong vòng dưới 1 năm như Lúa, ngô , khoai sắn..
=> đối tượng bảo hiểm là sản lượng thu hoạch.
Đối với cây lâu năm: là những cây có chu kỳ sinh trưởng và cho sản phẩm từ
1 năm trở như Cà phê ,cao su, hồ tiêu...
=>đối tượng bảo hiểm là giá trị của các loại cây đó hoặc sản lượng từng năm của
mỗi loại cây.
Đối với vườn ươm:là những cây có chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, sản phẩm
của chúng được coi là chi phí sản xuất cho những quá trình sản xuất tiếp theo.
=> đối tượng bảo hiểm là giá trị cây giống trong suốt thời gian ươm giống đến khi
nhổ đi trồng nơi khác.

Câu 1( Tuần 12) Các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro không được
bảo hiểm trong bảo hiểm cây trồng ?
Các rủi ro được bảo hiểm: trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây
trồng thường gặp nhiều rủi ro khác nhau:
+Các hiện tượng gió bão: thường làm cây trồng bị đổ, gãy, khả năng thụ
phấn của hoa kém, làm mất toàn bộ giá trị hoặc sản lượng, năng suất giảm.
+Hiện tượng lũ lụt: làm cho cây bị chết, chậm phát triển, đât đai bị rửa trôi,
độ màu mỡ giảm,..
+Hạn hán, gió lào: làm cho cây khô héo, chậm phát triển, chết; Rủi ro sâu
bệnh: dẫn đến chất lượng SP kém, năng suất thấp,…
Về nguyên tắc những rủi ro được bảo hiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
+Là hiện tượng bất ngờ mà con người chưa lường trước được hoặc hoàn
toàn chưa khống chế và loại trừ được;
+Dù đã áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhưng không có
kết quả hoặc không thể né tránh;


+Là hiện tượng bất ngờ đối với nơi xảy ra, có cường độ phá hoại, hủy hoại
lớn hơn hoặc xảy ra sớm hay muộn hơn bình thường hàng năm.
Các rủi ro không được bảo hiểm:
+ Người được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại.
+Bất cứ sự sụt giảm năng suất nào do hành động không chuyên cần, dù cố ý
hay không cố ý, không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình và các khuyến cáo canh
tác lúa và đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
+Rủi ro liên quan tới bảo quản sau thu hoạch (lúa bị nảy mầm, cháy, ngập
nước, mất cắp, bẩn,…)
+ Các rủi ro về chất lượng lúa như rủi ro liên quan tới hàm lượng dinh
dưỡng, mốc, mất hương vị.


Câu 2 ( Tuần 12) Cách xác định giá trị bảo hiểm , số tiền bảo hiểm, phí
bảo hiểm trong bảo hiểm cây trồng?
Gía trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm cây trồng là giá trị của bản thân cây trồng hoặc giá trị sản
lượng cây trồng trên một đơn vị bảo hiểm. Cụ thể:
+GTBH vườn ươm cây được xác định bằng cách lấy giá cả của 1 cây x Số
cây trên 1 đơn vị bảo hiểm. Hoặc giá trị của 1 m2 cây giống x số m2 trên 1 đơn vị
bảo hiểm. Giá cả cây giống hoặc 1 m2 cây giống được xác định căn cứ vào giá bán
bình quân 1 số năm trước đó.
+GTBH thực tế đối với cây hàng năm được xác định căn cứ vào sản lượng
thu hoạch thực tế của từng loại cây trồng 1 số năm trước đó và giá cả 1 đơn vị SP
trong những năm trước đó.
+GTBH cây lâu năm là giá trị của từng cây, từng lô cây thuộc từng đơn vị
bảo hiểm. Những cây lâu năm là tài sản cố định, giá trị ban đầu của loại tài sản này


được xác định tại thời điểm vườn cây đưa vào kinh doanh Phí bảo hiểm cây trồng
bao gồm: phí bồi thường tổn thất (phí thuần) và phần phụ phí
Các chế độ bảo hiểm cây trồng
Chế đố bảo hiểm bồi thường theo tỷ lệ: khi tổn thất xảy ra, người bảo hiểm
chỉ bồi thường cho người trồng trọt theo 1 tỷ lệ nhất định so với toàn bộ giá trị tổn
thất. Tỷ lệ bồi thường do các bên tự thỏa thuận, nhưng tỷ lệ này cao hay thấp phụ
thuộc vào:
+Trình độ phát triển của SX NN
+Trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng;
+Khả năng tổ chức, quản lý của công ty bảo hiểm;
+Khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm;
+Trình độ dân trí và sự tiến bộ của xã hội.
Chế đố bảo hiểm trên mức miễn thường: các bên tham gia thỏa thuận với
nhau về mức miễn thường (mức không được bồi thường).

- Nếu tổn thất xảy ra bằng mức miễn thường trở xuống, người bảo hiểm
không không chịu trách nhiệm bồi thường, mà người trồng trọt sẽ phải tự gánh
chịu phần tổn thất đó.
-Nếu tổn thất lơn hơn mức miễn thường, người bảo hiểm sẽ bồi thường phần
vượt quá hoặc bồi thường toàn bộ tổn thất.
Chế độ này thường áp dụng cho cây hàng năm và mức miễn thường có thể bằng
10% dến 15% STBH. Áp dụng chế độ này nhằm:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người trồng trọt;
- Làm chi phí bảo hiểm giảm đi để phù hợp với khả năng tài chính của người
trồng trọt;
-Đáp ứng được yêu cầu tổ chức và quản lý của công ty bảo hiểm,..
Phương pháp xác định phí


Công thức tính: P = f + d
Trong đó:

P – là phí bảo hiểm cây trồng
f – Phí thuần
d – Phụ phí (d: được quy định bằng 1 tỷ lệ
% nhất định so với tổng mức phí P)

-Đối với vườn ươm và cây lâu năm: muốn xác định được f, trước hết phải
căn cứ vào giá trị thực tế thu được hoặc giá trị ban đầu còn lại của vườn cây và giá
trị tổn thất thực tế bình quân một số năm để tính tỷ lệ phí bồi thường bình quân.
Sau đó, lấy giá trị bảo hiểm năm nghiệp vụ nhân với tỷ lệ phí bồi thường bình quân
đã tính được.
-Đối với cây hàng năm:việc xác định tỉ lệ phí bồi thường bình quân khá
phức tạp, do tính chất mùa vụ và do tính bất ổn của loại cây này cao hơn. Vì vậy,
để xác định được tỷ lệ phí bồi thường bình quân phải tính toán qua các bước:

Bước 1:xác định sản lượng thu hoạch thực tế bình quân trên một đơn vị diện
tích bảo hiểm

:Sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 đơn vị bảo hiểm
: Năng suất thu được thực tế năm thứ i
: Diện tích gieo trồng năm i
i : Thứ tự các năm lấy số liệu tính toán
Bước 2: Xác định sản lượng tổn thất bình quân trên 1 đơn vị bảo hiểm

(Với điều kiện )
t - Năm có tổn thất


- Sản lượng tổn thất bình quân tính trên 1 đơn vị diện tích bảo hiểm
- Diện tích gieo trồng năm t
- Sản lượng thu hoạch thực tế năm t tính trên 1 đơn vị diện tích bảo hiểm
Bước3: Xác định tỉ lệ phí bồi thường thiệt hại bình quân

+ Nếu bảo hiểm theo sản lượng thu hoạch thực tế bình quân thì mức phí
thuần tính trên 1 đơn vị bảo hiểm sẽ là:

+ Nếu bảo hiểm theo giá trị sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên
1 đơn vị bảo hiểm, thì mức phí thuần được tính là:

Trong đó: là giá cả bình quân 1 đơn vị sản phẩm và có thể được tính theo 1
trong 2 công thức sau, tùy theo nguồn tài liệu thu thập được:

là mức giá của 1 đơn vị sản phẩm của năm thứ i
Hoặc


là giá cả thực tế 1 đơn vị sản phẩm năm thứ i
Ví dụ :
Ví dụ: Tình hình sản xuất lúa của 1 nông trường quốc doanh trong 5 năm như sau:
Chỉ tiêu
Đ/vị tính
1.Sản lượng lúa
Tấn
2. DTGT lúa
ha
3. Năng suất lúa Tấn/ha

2008
5.500
1.000
5,50

2009
4.000
1.000
4,00

2010
5.570
1.000
5,75

20011
5.250
1.000
5,25


2012
4.500
1.000
4,50


Giả thiết: Năm 2013 nông trường tham gia bảo hiểm bằng giá trị sản lượng
thu hoạch thực tế bình quân của 5 năm trên. Hãy xác định phí bảo hiểm cho 1 ha
lúa?
Biết rằng: Giá lúa bình quân 5 năm nêu trên là 1.500đ/kg; d=20%
Từ số liệu thống kê 5 năm ở bảng trên sẽ tính được:
- Sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 ha lúa:

- Sản lượng tổn thất bình quân trên 1 ha lúa:

Trong 5 năm trên , chỉ có 2009 và 2012 là tổn thất, vì mức năng suất đều nhỏ hơn
ức bình quân. Do đó:

- Xác định tỉ lệ phí bồi thường bình quân

+ Mức phí thuần tính trene 1 ha lúa năm 2003 là:

=0,3x1.500.000=450.000đ/ha
+ Nếu bảo hiểm mọi rủi ro, mức phí bảo hiểm mà nông trường phải nộp cho 1 ha
lúa năm 2013 là:
P=f+d
Vì d=20%; f=80% => d=450.000x20/80=112.500đ/ha
Vậy P=450.000+112.500=562.500đ/ha



Câu 3 ( Tuần 12) Phân tích nguyên tắc, mục đích, yêu cầu, nội dung giám
định, bồi thường tổn thất?
*Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là là cơ sở để người bảo hiểm xác định tổn thất có thuộc
trách nhiệm bảo hiểm hay không và tính toán chính xác số tiền bồi thường.
- Nguyên tắc giám định tổn thất
+Công tác này phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông báo tổn
thất. Nếu không tiến hành giám định sớm thì lý do của việc chậm trễ phải được thể
hiện trong biên bản giám định. Việc tiến hành giám định sớm là để hạn chế tổn
thất, hạn chế trục lợi bảo hiểm và đó là cơ sở để tiến hành bồi thường chi trả nhanh
chóng.
+ Quá trình giám định phải có sự hiện diện và ký xác nhận của các bên liên
quan: Người tham gia bảo hiểm, cán bộ giám định, cơ quan bảo vệ thực vật, chính
quyền địa phương,...… Nguyên tắc này nhằm mục đích đưa ra một biên bản giám
định trung thực, khách quan, có tính hợp pháp để tránh kiện cáo, tranh chấp.
+ Quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám định viên
có thể là nhân viên công ty đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của công ty hoặc do công ty
bảo hiểm thuê. Nguyên tác này đảm bảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm và để quá
trình giám định được diễn ra nhanh chóng.
+ Nếu người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm không thống nhất với nhau
về kết quả giám định thì có thể thuê một bên khác là các công ty giám định chuyên
nghiệp tiến hành giám định lại. Chi phí cho việc này tuỳ thuộc vào kết quả giám
định. Nếu kết quả khác so với kết luận lúc đầu thì Nhà bảo hiểm phải chịu chi phí
và ngược lại.
- Mục đích của giám định, bồi thường tổn thất
Mục đích quan trọng nhất của việc giám định tổn thất là xác định mức độ,
nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác
định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giải quyết nhanh chóng kịp thời đảm
bảo quyền lợi của khách hàng và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo

hiểm.


- Yêu cầu của công tác giám định là:
+Kiểm tra hiện trường nơi xảy ra tổn thất;
+ Xác định nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không;
+Tính toán và xác định quy mô, mức độ tổn thất phải theo những phương pháp
khoa học phù hợp vói đối tượng bảo hiểm và tình hình thực tế.
+Lập biên bản giá định tổn thất phải có đầy đủ các bên hữu quan tham gia và ký
và biên bản xác nhận.
-Nội dung của giám định tổn thất
Sau khi nhân được thông báo rủi ro tổn thất của người tham gia bảo hiểm, công
ty bảo hiểm phải cử ngay cán bộ hoặc nhân viên giám định đến hiện trường để
giám định tổn thất. Trước khi xuống hiện trường, cần tính toán và dự kiến trước
một số vấn đề như: Số lượng người giám định, các cơ quan cần mời để tham gia
giám định như: chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ thực vật...
Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám
định gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho
người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với giám định viên để thông
nhất về tỷ lệ tổn thất. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí được thì có mời một
bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản giám định là chứng thư quan
trọng trong việc đòi bồi thường. Cơ quan giám định phải là cơ quan được chỉ định
trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền
* Bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm khi rủi ro được bảo
hiểm xảy ra.
- Nguyên tắc bồi thường
+Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào
khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó.



+Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số
tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí đề phòng hạn
chế tổn thất, chi phí giám định,...) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm
thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường.
+ Giải quyết đúng chế độ, trách nhiệm bảo hiểm.
+ Đủ căn cứ xác minh pháp lý chủ hợp đồng đã nhận được bồi thường bảo
hiểm.
+ Giải quyết bồi thường phải nhanh chóng, kịp thời, không quá phức tạp.
+ Số tiền bồi thường phụ thuộc vào kết quả giám định, số tiền bảo hiểm trong
hợp đồng.
-Yêu cầu của công tác bồi thường là:
+Tờ trình bồi thường phải thực hiện đầy đủ chi tiết về khiếu nại, nguyên nhân
phạm vi tổn thất, số tiền khiếu nại và số tiền bồi thường cùng ý kiến nhận xét của
cán bộ thường về toàn bộ khiếu nại.
+ Trong trường hợp mỗi công ty tính toán tổn thất đánh giá khiếu nại thì hai
biên bản giám định của công ty tính toán tổn thất sẽ là cơ sở cho việc giải quyết bồi
thường.
+Sau khi giám định công ty bảo hiểm nhanh chóng bồi thường cho chủ hợp
đồng bảo hiểm đảm bảo đúng, đủ số tiền bồi thường; chi trả nhanh chóng kịp thời.
-Nội dung bồi thường tổn thất
Phương pháp xác định tổn thất được bồi thường
Đối với cây trồng hàng năm
Giá trị tổn thất
được bồi
thường

Giá trị sản
=


Giá trị

Giá trị tổn thất

lượng tổn thất - tận thu

- không được bồi

thực tế

(nếu có)

thường (nếu có)

- Năm hoặc vụ có tổn thất là năm hoặc vụ có giá trị sản lượng thu hoạch thực tế
thấp hơn giá trị bảo hiểm. Giá trị sản lượng tổn thất thực tế được xác định căn cứ


vào năng suất bình quân được bảo hiểm; năng suất thực tế thu hoạch, giá cả một
đơn vị sản phẩm tính bình quan vị diện tích bị tổn thất của từng loại cây. Giá trị tận
thu bao gồm: thân, lá, quả... Giá trị tổn thất không được bồi thường, thường gặp
phải khi áp dụng các chế độ bảo hiểm khác nhau. Hoặc những tổn thất không thuộc
phạm vi bảo hiểm.
- Trong nông nghiệp, tổn thất xảy ra trước khi thu hoạch là phổ biến. Lúc này,
chưa thể xác định được giá trị tổn thất thực tế mà chỉ là tổn thất ước tính. Để xác
định được số tiền bồi thường phải chia ra các trường hợp:
+ Đối với những diện tích mất trắng trước khi cây trồng cho thu hoạch, giá trị
tổn thất là toàn bộ chi phí thực tế chi ra từ thời điểm gieo trồng đến thời điểm xảy
ra tổn thất. Các khoản chi phí này thường bao gồm: Chi phí cây trồng, phân bón,

vật tư, lao động...
+ Đối với những diện tích chưa bị hủy hoại toàn bộ, có thể chăm sóc tiếp vẫn
cho thu hoạch sản phẩm, giá trị tổn thất thính theo tỷ lệ phần trăm tổn thất so với
toàn bộ chi phí đến thời điểm xảy ra tổn thất so với toàn bộ chi phí thời điểm xảy
ra tổn thất.
Đối với cây lâu năm
Giá trị tổn

Giá trị

thất được =

tổn thất

bồi thường

thực tế

Giá trị
-

tổn thất
thực tế

Tỷ lệ
x

khấu
hao


Số tháng đã
x

bảo hiểm
12 tháng

- Giá trị tổn thất thực tế được tính đến từng cây lâu năm hoặc diện tích gieo
trồng cây đó. Chí có những cây, nhứng diện tích bị chết hoặc gãy hẳn mói được coi
là tổn thất. Tổn thất xảy ra vào tháng nào tính khấu hao cả tháng đó.
- Khi tiến hành bời thường, người bảo hiểm cần chú ý một số vấn đề như: tỷ lệ
bồi thường, mức miễn thường; giá trị tận thu; chi phí đề phòng hạn chế tổn thất,...
Mọi chi phí đề phòng hạn chế tổn thất không được trừ vào số tiền bồi thường và
cũng không được cộng thêm vào số tiền bồi thường thực tế.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×