Tải bản đầy đủ (.ppt) (174 trang)

Quy Trình Thực Hành Chuẩn Trong Chăn Nuôi Heo An Toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 174 trang )

TẬP HUẤN
CÁC QUY TRÌNH THỰC
HÀNH CHUẨN TRONG
CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN


LỜI NÓI ĐẦU
 Quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn (Standard
Operational Procedures viết tắt là Quy trình) được xây dựng bởi nhóm
chuyên gia kỹ thuật Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản
thực phẩm”.
 Các quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn được trình bày
theo mẫu chung gồm 6 nội dung:
1. Phạm vi
2. Trách nhiệm
3. Thời điểm thực hiện
4. Quy trình
5. Hành động khắc phục
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu



MỤC LỤC
STT

TÊN QUY TRÌNH

Quy trình 1

Mua và tiếp nhận heo con (để võ béo), vật tư, trang thiết bị chăn
nuôi vào trại



Quy trình 2

Mua và bảo quản thức ăn cho heo

Quy trình 3

Trộn thức ăn cho heo

Quy trình 4

Phân phối thức ăn cho heo

Quy trình 5

Mua, tiếp nhận và bảo quản thuốc thú y, vacxin và thuốc khử
trùng trong trang trại

Quy trình 6

Sử dụng thuốc thú y bằng đường tiêm

Quy trình 7

Sử dụng thuốc thú y bằng pha nước uống

Quy trình 8

Chương trình vệ sinh, sát trùng


Quy trình 9

Các biện pháp an toàn sinh học

Quy trình 10

Vận chuyển heo sống

Quy trình 11

Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường


Quy trình chuẩn 1

MUA VÀ TIẾP NHẬN HEO
CON (ĐỂ NUÔI VỖ BÉO),
VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ
CHĂN NUÔI VÀO TRẠI


Quy trình chuẩn 1

1. Phạm vi

Quy trình này được áp dụng đối với tất cả heo con, vật
tư, trang thiết bị được mua và nhập vào trại chăn nuôi
heo thịt.



Quy trình chuẩn 1

2. Trách nhiệm

Chủ trại hoặc Giám đốc trại


Quy trình chuẩn 1

3. Thời điểm thực hiện

Mỗi lần mua và nhập heo con, vật tư, trang thiết bị chăn
nuôi vào trại.


Quy trình chuẩn 1

4. Quy trình:

 Đối với heo con giống:
 Chỉ mua heo từ trang trại/cơ sở sản xuất giống được chứng
nhận an toàn dịch (VD: An toàn dịch bệnh đối với bệnh
LMLM, Dịch tả heo)
 Đàn heo nhập vào trại phải có giấy chứng nhận kiểm dịch
(do cơ quan thú y cấp).
 Phải kiểm tra kỹ tất cả heo nhập trại để khẳng định đàn heo
khỏe mạnh. (VD: chọn heo con có đặc điểm mông vai nở,
chân thanh vững chắc, bụng gọn, lông thưa, da mỏng, hồng
hào…)
 Nhốt riêng heo mới nhập 15 ngày để theo dõi trước khi

nhập trại. Ghi chép tất cả các biểu hiện bệnh của heo trong
qua trình nuôi thích nghi.


Quy trình chuẩn 1

 Đối với heo con giống (tt)
 Khi bạn được thông báo heo có mang kim gãy, cần đánh
dấu heo đó và ghi vào hồ sơ theo dõi
 Trường hợp heo đã được tiêm phòng hoặc điều trị bằng
kháng sinh từ trang trại bán heo, bạn phải điền thông tin
vào “Hồ sơ hoặc phiếu nhập heo đã điều trị” và không
được xuất bán những heo này để giết mổ trước khi kết thúc
thời gian ngừng thuốc. Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc
trang trại cung cấp heo phải được lưu trong hồ sơ.
 Ghi chép thông tin nhập heo vào phiếu ghi chép theo dõi
mua heo giống


Quy trình chuẩn 1

 Đối với thiết bị, vật tư
 Nếu mua vật tư, thiết bị cũ (máng ăn, núm uống,

tấm lót sàn…) thì trước khi đưa vào trại phải vệ
sinh sạch sẽ.
 Tất cả thiết bị (cũ, mới) vào trại phải được khử
trùng trước khi dùng.



Quy trình chuẩn 1

5. Hành động khắc phục

Trường hợp thiếu thông tin về các bệnh đã tiêm phòng
PHẢI yêu cầu người bán cung cấp bổ sung.


Quy trình chuẩn 1

6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu

 Bản photocopy hóa đơn mua heo, Giấy chứng nhận
kiểm dịch
 Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để nuôi thịt.


Quy trình chuẩn 1

Biểu 1. Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để nuôi thịt
Ngày
tháng

Số
lượng
(con)

Tên và
địa chỉ cơ
sở bán


Giống
lợn

Thời
gian
điều trị
bệnh
trước
khi
bán

Thuốc
điều trị

Thời gian
cần ngưng
để thuốc
thải hồi
đến ngày

Đã tiêm
phòng
vaccin

Ngày
tiêm

Ghi chú



Quy trình chuẩn 1


Quy trình chuẩn 1


Quy trình chuẩn 1


Quy trình thực hành chuẩn 2

MUA, TIẾP NHẬN VÀ
BẢO QUẢN THỨC ĂN


Quy trình chuẩn 2

1. Phạm vi

Quy trình này được áp dụng đối với tất cả các loại
nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được mua để sử
dụng trong trang trại chăn nuôi heo thịt.


Quy trình chuẩn 2

2. Trách nhiệm

Người chịu trách nhiệm mua thức ăn, người quản lý

trang trại hoặc thủ kho


Quy trình chuẩn 2

3. Thời điểm thực hiện

Khi mua, nhập thức ăn vào kho và trong quá trình bảo
quản.


4. Quy trình
Lưu đồ TĂCN trong trang trại
Mua TA HH
hoàn chỉnh

Mua
ng/liệu đơn

Nhập kho

Nhập kho
Bảo quản

Bảo quản

Phân phối
r

Phân phối


Ngô, Khô dầu, bột cá,
khoáng, premix, thức
ăn bổ sung có
thuốc /không có thuốc


Nghiền

Vật nuôi
Phân phối

Vật nuôi
Vật nuôi

Trộn
Bảo quản
Phân phối
Vật nuôi
22


Quy trình chuẩn 2
4. Quy trình

 Khi mua thức ăn:
 Lựa chọn nhà cung cấp thức ăn có uy tín
 Phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn xuất kho (lưu ý các
điều khoản ghi trong hợp đồng: thời gian thực hiện, giá cả,
chủng loại, chất lượng, phương thức thanh toán, trách

nhiệm của mỗi bên v.v..) VD: thức ăn không có các chất
trong “danh mục các chất bị cấm sử dụng trong thức ăn”
 Chỉ mua loại thức ăn đã công bố tiêu chuẩn cơ sở
 Dựa vào điều khoản hợp đồng, thủ kho hoặc người có trách
nhiệm phải kiểm tra. VD: Lựa chọn loại thức không bị
mốc, không có mùi ôi, chua.


Quy trình chuẩn 2

 Khi tiếp nhận thức ăn:

Kiểm tra các thông tin sau đây:
– Tên (loại) thức ăn và số lượng
– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
– Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng
– Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của từng loại thức ăn
– Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn
sử dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ - nếu
là thức ăn có thuốc).
– Những cảnh báo nếu có khi sử dụng
– Kiểm tra bao đựng (hư hỏng hay còn nguyên vẹn)
– Kiểm tra chất lượng bằng cảm quan (màu sắc, mùi, mốc
v.v… )


Quy trình chuẩn 2

 Khi tiếp nhận thức ăn(tt):


 Kiểm tra màu sắc, mùi, nấm mốc và sự có mặt của vật ngoại lai
(mảnh kim loại, nhựa, gỗ, dây…) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
gia súc khi tiếp nhận nguyên liệu thô (ngô, đậu tương, bột cá ...)
 Khi tiếp nhận premix có trộn dược phẩm hay không trộn dược
phẩm, bạn phải kiểm tra:
• Tên sản phẩm và số lượng
• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
• Sản phẩm được phép lưu hành
• Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng
• Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn sử
dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ).


×