Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xây dựng bản kế hoạch cá nhân về phát triển nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.18 KB, 25 trang )

Họ tên: Đỗ Mạnh Quang
Lớp: POHEK52 – Quản trị khách sạn
***
Xây dựng bản kế hoạch cá nhân về phát triển nghề nghiệp
Trong tình hình phát triển của ngành du lịch như hiện nay, có rất nhiều công ty
du lịch ra đời và phát triển vững mạnh. Và như một lẽ tất yếu, ngành du lịch cũng
đã, đang, và sẽ trở thành một ngành “HOT” để những tú tài lựa chọn. Rất nhiều
người đã lựa chọn ngành học này nhưng không phải ai cũng thành công. Điều này
có rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do
sinh viên chưa có kế hoạch học tập một cách cụ thể. Và để khắc phục điều đó, tôi,
với tư cách là một sinh viên năm nhất, xin đưa ra kế hoạch cá nhân trong 4 năm
học tập tại trường kinh tế quốc dân.
Đầu tiên, trước khi có được phương pháp học tập, tôi nghĩ chúng ta phải xác
định được công việc mà mình dự định sẽ làm trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Ai
cũng có mơ ước về công việc sau này của mình, tôi cũng vậy. Và vị trí công việc
tôi mong muốn đó chính là một giám đốc khách sạn. Có thể người khác sẽ nói mơ
ước của tôi viển vông, xa vời nhưng theo tôi, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu
như tôi thật sự cố gắng. Đúng là khi ra trường, tôi sẽ không thể nào làm một giám
đốc ngay được nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình để có thể trở thành giám đốc trong
một khoảng thời gian ngắn nhất.

I.

Giám đốc là ai?
Giám đốc là người đứng đầu khách sạn, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại

và phát triển của khách sạn.

II.

Vai trò của giám đốc


Có người nói rằng tôi muốn làm giám đốc bởi làm việc này rất dễ, rất nhàn,

lương cao mà lại còn được “ngồi trên đầu” kẻ khác. Theo tôi thì không như vậy.


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Giám đốc không phải làm một công việc cụ thể nào cả nhưng việc giám đốc làm
lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xin hãy tưởng tượng khách sạn là một con
thuyền và giám đốc chính là thuyền trưởng. Con thuyền có cao sang đến mấy, có
rực rỡ đến mấy mà không có người lãnh đạo thì chẳng mấy chốc con thuyền đó sẽ
chao đảo rồi chìm dần xuống đáy đại dương. Khách sạn cũng như vậy. Nếu như
không có người lãnh đạo, tức giám đốc, thì dù khách sạn đó có đẹp đẽ đến đâu,
sang trọng đến đâu thì sẽ dần mất uy tín, khách hàng và sẽ có ngày sụp đổ.
Không chỉ vậy, giám đốc còn là người định hướng phát triển cho khách sạn.
Một khách sạn có thể phát triển hay không, có thể lớn mạnh một cách bền vững
hay không đều dựa vào tầm nhìn của giám đốc.
Trước đến nay, trong tâm trí người dân ta, khách sạn là một cái gì đó không
được trong sáng cho lắm. Điều này có phần lỗi lớn do chính những “giám đốc”
của các khách sạn đó. Họ đã không lựa chọn cho khách sạn mình một con đường
đi đúng, dẫn đến tình trạng làm cho mọi người có suy nghĩ không tốt về khách sạn
họ nói riêng cũng như ngành khách sạn nói chung.
Giám đốc còn là người xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra một cách khéo
léo vừa không làm mất lòng khách vừa đảm bảo được danh tiếng của khách sạn.
Ví dụ, khi nhân viên vô tình đánh đổ thức ăn vào người khách thì lúc đó, giám
đốc sẽ là người biết cách xử lý tình huống một cách khôn ngoan nhất.
Giám đốc còn là người đưa ra các luật lệ để khách sạn có thể được vận hành
một cách trơn tru nhất. “Ở đâu không có luật lệ, ở đó không có sự trật tự”.

Giả sử bây giờ trong một khách sạn không hề có luật lệ, nhân viên muốn đến
lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi, muốn mặc gì thì mặc, muốn làm thì làm,
không muốn làm thì nghỉ thì tôi tin chắc đó không thể gọi là khách sạn. Và cho dù
đó là một khách sạn “thật sự” thì khách sạn đó cũng không thể duy trì lượng
khách một cách ổn định, từ đó dẫn đến sự hỗn loạn trong khách sạn và tôi nghĩ
rằng khách sạn đó cũng khó có thể tồn tại được.
Hơn thế nữa, giám đốc còn quyết định đến tính chuyên nghiệp của nhân
viên dưới quyền mình. “Không có manager chuyên nghiệp sẽ không thể có các
Page 2 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

nhân viên chuyên nghiệp” câu nói trên luôn đúng trong mọi ngánh nghề, và ngành
khách sạn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thử tưởng tượng. một khách sạn có
vị giám đốc luôn đi muộn, về sớm, không có tinh thần trách nhiệm với khách sạn,
không tuân thủ chính các quy tắc do mình đề ra thì thử hỏi có nhân viên nào tuân
theo các quy tắc đó hay không? Có “phục” vị giám đốc đó hay không? Có hết lòng
vì công việc chung hay không? Tôi xin đảm bào câu trả lời chắc chắn sẽ là không!
Không chỉ hành động, những quyết định của giám đốc có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên dưới quyền.
VD: giám đốc chỉ cần ra một điều lệ là:”Nhân viên xuất sắc nhất trong khách
sạn sẽ được thưởng một chuyến đi du lịch cùng với gia đình hoặc sẽ được cử đi tu
bổ tại nước ngoài. Như vậy vừa làm tăng năng suất làm việc của nhân viên vừa
làm cho tinh thần làm việc của họ nâng cao và sẽ giữ lại cho khách sạn những
nhân viên kỳ cựu, đề phòng việc bị các đối thủ khác “câu” mất họ.
Ngoài ra, giám đốc còn là người có cách ứng xử thông minh nhất trong
trường hợp xảy ra lục đục nội bộ. Nếu không giải quyết một cách đúng đắn, làm

cho mọi người tâm phục, khẩu phục thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc
chung, lợi ích chung của khách sạn. Ngược lại, nếu mâu thuẫn được giải quyết một
cách triệt để, hiềm khích giữa các nhân viên dưới quyền sẽ được hóa giải và từ đó
sẽ ngăn chặn việc ảnh hưởng đến khách sạn.
Giám đốc còn là người quyết định sự phát triển nghiệp vụ của nhân viên
dưới quyền. Nếu như có một chính sách đào tạo một cách hợp lý và đúng đắn,
nhân viên khách sạn đó sẽ có thể phát triển nghiệp vụ của mình nói riêng và từ đó
phát triển nghiệp vụ của các nhân viên khác nói chung bằng cách truyền đạt lại
những điều mình đã được học khi đi đào tạo, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp
trong khách sạn.
Thêm nữa, giám đốc còn phải là người có con mẳt “tinh đời” trong việc bố
trí nhân viên. Nhân viên khách sạn không giống như nhân viên của các ngành
nghề khác. Họ chỉ có thể phát huy tối đa năng lực cùa mình khi được làm việc ở
cương vị phù hợp với khả năng và lĩnh vực mà họ đã được đào tạo. Nếu không xác
Page 3 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

định được điều này hoặc xác định sai sẽ ảnh hưởng đến tinh hiệu quả trong khách
sạn. Như mọi người đã biết, để đào tạo được một nhân viên khách sạn rất mất thời
gian và công sức và họ chỉ có thể làm việc ở đúng vị trí mà mình đã học. Nên khi
được chuyển sang vị trí khác, họ gần như không dùng đến các kỹ năng mà mình đã
được học. Và khi đó, khách sạn lại sẽ mất thêm một khoản tiền không nhỏ để đào
tạo lại và một lượng thời gian để họ có thể bắt kịp với công việc mới.
Đó là về vấn đề nhân viên, giám đốc còn rất quan trọng trong việc phát triển
hệ thống thu thập thông tin ở bên ngoài và xử lý các thông tin thu thập được
về đối thủ, về ý kiến của khách hàng sau khi nghỉ tại khách sạn, về ưu và nhược

điểm của nhân viên để từ đó có thể khắc phục cái chưa tốt và đẩy mạnh cái tốt để
nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn. Có câu “Biết minh biết người, trăm
trận trăm thắng”. Một khách sạn sẽ không thể đi lên nếu như cứ nhìn vào những
cái tốt và bỏ qua những cái chưa tốt. Xin hãy nhớ rằng, cái chưa tốt như một vết
bẩn trên nền một cái áo trắng. Dù cái áo đó có đẹp đến đâu, có tốt đến đâu nhưng
một khi vẫn còn vết bẩn thì cái áo đó mãi vẫn chỉ là một cái áo bẩn mà thôi. Và
khi người ngoài nhìn vào, họ sẽ không để ý cái đẹp, cái tốt của chiếc áo mà cái họ
để ý chính là vết bẩn mà chính chúng ta đã bỏ qua. Và nhờ những thông tin ta thu
thập được sẽ giúp cho khách sạn ngày càng trở nên chuyên nghiệp để có thể thu
hút một lượng khách lớn trong cũng như ngoài nước.
Hơn thế nữa, đừng quên rằng khách sạn là một ngành có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh. Và nếu ta cứ ngủ quên trên chiến thắng, tỏ ra khinh thường địch thủ và
không có một chút thông tin nào về đối thủ. Khi ấy, chúng ta đã để lộ ra điểm yếu
của chính chúng ta cho đối thủ biết. Đừng quên rằng, những khách sạn nổi tiếng
trên thế giới hiện nay đều bắt dầu từ các “mini hotel”. Những lúc như thế này,
giám đốc phải là người có những hành động chính xác để có thể kịp thời nắm bắt
được những thông tin cơ bản nhất về đối thủ đề có thể tìm ra các biện pháp cạnh
tranh một cách đúng đắn nhất.
Không chỉ trong việc tìm hiểu, giám đốc còn cần có một “cái đầu lạnh” để có
thể xử lý các thông tin thu thập được bởi không phải thông tin nào cũng chính xác.
Page 4 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Thông tin sai lệch có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chúng ta cũng
không thể loại trừ khả năng là do đối thủ đã tung ra những thông tin giả để làm
nhiễu và đánh lạc hướng. Những lúc như thế, giám đốc chính là người quyết định

đến việc sử dụng những thông tin đó như thế nào.
Ngoài ra, giám đốc còn có một trách nhiệm vô cùng nặng nề đó là có biện
pháp đối phó với tính thời vụ. Khi vào mùa du lịch, khách sạn sẽ trở nên đông
khách, thậm chí quá tải nhưng ngược lại, khi hết mùa du lịch, khách sạn sẽ trở nên
rất vắng khách. Và nếu người giám đốc đó có thể khắc phục tình trạng đó một
cách tốt nhất có thể, tôi tin khách sạn đó có thể đứng vững trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay.
Không chỉ trong lĩnh vực đối nội, giám đốc khách sạn còn rất quan trọng trong
việc đối ngoại. Tôi tin chắc rằng khi một nhân vật VIP đến khách sạn thì người mà
vị khách đó mong được gặp không thể chỉ là người nhân viên bình thường mà phải
là người có vị trí trong khách sạn đó, đặc biệt là giám đốc. Khi đến một khách sạn
mà được chính giám đốc ra chào đón với một thái độ niềm nở thì tôi tin người
khách đó sẽ trờ lại không chỉ một mà rất nhiều lần bởi họ cảm thấy mình thật sự
được coi trọng, điều mà không phải ai muốn cũng được.
Với một vài dòng như trên, có lẽ mọi người đã thấy được tầm quan trọng của
giám đốc trong khách sạn. Đó không chỉ đơn giản là ngôi một chỗ ra lệnh, được
hưởng sự kính trọng của mọi người mà đó còn là một công việc vô cùng vất vả và
chịu nhiều áp lực. Tôi biết rằng khi quyết định muốn sau này trở thành giám đốc
thì đó không thể là một con đường dễ dàng.Và để cho ước mơ ấy có thể trở thành
hiện thực, ngay bây giờ tôi nên có kế hoạch học tập đúng đắn.

III.

Phương pháp học tập
1. Học tập trên lớp
Khi còn ở trên giảng đường thì sinh viên nên tập trung nghe bài giảng của

giảng viên. Có điều gì không hiểu nên có câu hỏi để được giải thích rõ hơn. Tôi

Page 5 of 25



POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

nghĩ đây cũng là một phương pháp học tập có hiệu quả. Những kiến thức được
giảng viên truyền đạt trên lớp là những kiến thức nền tảng nhất. Nó giống như
móng của một tòa nhà cao tầng vậy. Ngôi nhà dù có vẻ ngoài đẹp đẽ đến đâu mà
nền móng ko vững chắc thì sớm muộn cũng sụp đổ. Cũng như vậy, nếu sinh viên
không thể hiểu những thứ đơn giản nhất, nền móng nhất thì dù sau này có biết
được nhiều kiến thức cao xa hơn cũng sẽ không thế hiểu cặn kẽ được ý nghĩa của
các kiến thức đó.
Điều quan trọng là đừng nên giấu dốt, nếu có gì không hiểu thì nên hòi
giảng viên ngay lập tức. Đừng nên xấu hổ vì mình không hiểu bởi không phải ai
cũng có thể hiểu được những thứ mà mình tiếp xúc lần đầu. Nếu không hỏi ngay
mà cứ để đấy, lâu dần sẽ trở thành lỗ hổng kiến thừc, gây nên tâm lí chán học, từ
đó gây cản trở việc tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập sau
này.
“Học thầy không tầy học bạn”. Nếu có gì khó hiểu thì nên hỏi bạn bè trước,
nhờ họ giảng lại cho mình. Đôi khi, bạn bè giảng còn dễ hiểu hơn thầy cô giảng
bởi họ có thể nói cho bạn những cách để có thể thuộc những kiến thức đó dễ dàng
hơn.
Tuy nhiên, để cho cách học này đạt hiệu quả, tôi nghĩ sinh viên nên tránh
việc sao nhãng vào những việc khác trên lớp học. Việc này không những không
giúp tiếp thu thêm kiến thức mà ngược lại còn làm cho sinh viên chán học, lâu dần
dẫn đến tâm lý chây lì của sinh viên. Bản thân tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể tập
trung thời gian trên lớp để học bài một cách tốt nhất.

2. Tìm hiểu thêm thông tin

Tuy kiến thức trên lớp rất quan trọng nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là những
kiến thức nền tảng, không đủ để cho tôi có được một cái nhìn đầy đủ nhất về công
việc sau này của mình. Hơn thế nữa, thời gian trên lớp cũng chỉ có giới hạn, giảng
viên cũng không thể truyền đạt hết được kiến thức mà chỉ có thể bàn về những vấn
đề cơ bản nhất.

Page 6 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Đặc biệt, trên đại học, sinh viên tự học là chính nên việc sinh viên tìm hiểu
cũng không phải là điều gì mới lạ. Đây được xem là một trong những cách học
hiệu quả nhất để sinh viên có thể tiếp thu được kiến thức một cách trọn vẹn. Bởi
khi sinh viên đã biết tự tìm hiểu về ngành học của mình thì đó cũng đã là một dấu
hiệu cho thấy sự yêu thích về ngành nghề của mình.
Nhất là với nghề giám đốc, việc tìm kiếm này còn cho tôi những kiến thức
ngoài lề có thể giúp ích đến công việc sau này của tôi. Như mọi người đã biết, mỗi
hành động của giám đốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến khách sạn nên người giám
đốc phải có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành khách
sạn. Và vì vậy, việc tự tìm hiểu càng trở nên quan trọng hơn.
Nhưng khi tìm hiểu, tôi nghĩ chúng ta nên tránh việc tìm hiểu sai mục đích,
sai đối tượng. Đièu này không chỉ mất thời gian, tốn công sức mà đôi khi còn làm
cho chúng ta hiểu sai vấn đề. Hơn nữa, khi tìm hiểu nên có sự chọn lọc bởi không
phải thông tin nào cũng đúng, cũng chính xác. Có những thông tin đã được cập
nhật từ rất lâu rồi và đến thời điểm hiện tại nó không còn giá trị nữa bởi nó không
cho ta thấy được bản chất thật sự của sự việc và dễ gây nên những hiểu lầm không
đáng có. Không chỉ vậy, để có được thông tin đáng tin cậy nhất, tôi thiết nghĩ mọi

người nên tìm hiểu từ nhiều nguồn như sách báo, tạp chí, internet,… để có thể
chắc chắn rằng cái chúng ta có là những thứ được update gần đây nhất.
Chúng ta cũng nên tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm
bởi với kỹ năng sống của họ, họ sẽ cho ta những lời khuyên bổ ích. Với nghề giám
đốc thì việc lắng nghe các bậc đi trước dường như là một điều thường thấy. Bởi
những ngươi từng trải thường đã nếm đủ những hương vị trên thương trường, còn
tôi, chỉ là một kẻ trẻ tuổi, “ngựa non háu đá” nên dễ phạm sai lầm, vì vậy việc học
hỏi từ người đi trước lại là một điều tất yếu.

3. Thực tập
Khi đã làm sếp, muốn được nhân viên phục mình thì người sếp ấy phải làm
được tất cả mọi việc mà nhân viên làm, thậm chí còn làm tốt hơn nhân viên rất

Page 7 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

nhiều. Điều đấy có nghĩa là, trước khi trở thành giám đốc khách sạn, tôi sẽ phải
học cách làm tất cả mọi việc trong khách sạn một cách tốt nhất. Tôi sẽ phải thực
hành làm doormen, receptionist, phục vụ phòng, lau dọn …. Nhưng điều đó
không có nghĩa là đó sẽ là những công việc sau này của tôi. Tôi học làm những
công việc đó để sau này có thể điều hành nhân viên, làm cho họ “tâm phục, khẩu
phục” mình. Bởi một khi nhân viên đã không phục sếp mình, lâu dần họ sẽ mất đi
sự kính trọng với tôi. Và điều đó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến việc tôi điều hành
họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn.
Không chỉ vậy, khi học cách làm những công việc ấy, tôi, với tư cách giám
đốc sẽ có thể chỉ cho nhân viên mình cách làm chính xác khi mà việc nhân viên

làm chưa thật sự đúng yêu cầu. Ngoài ra, khác với những giám đốc của các ngành
nghề khác, đôi khi, giám đốc khách sạn cũng phải làm những công việc đấy khi có
tình huống bất ngờ.
Thử tưởng tượng, khi có sự việc đột xuất cần đến giám đốc, chính tôi sẽ
phải xắn tay vào làm. Nếu như tôi không biết làm, chỉ đứng đấy thì chuyện gì sẽ
xảy ra?
Một người giám đốc chỉ biết ra lệnh thì ngưởi giám đốc đó rất dễ bị nhân
viên mình qua mặt. Một lần, hai lần, ba lần,… nhiều lần như vậy sẽ làm cho tính
chuyên nghiệp trong khách sạn sẽ bị giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến khách
sạn nói chung và vị giám đốc đó nói riêng. Vì khi nhìn vào, họ sẽ nghĩ rằng, khách
sạn này không tốt chứng tỏ giám đốc khách sạn đó cũng không có năng lực. Điều
này sẽ làm cho khách hàng không muốn quay lại bởi họ bỏ tiền ra là để được
hưởng một chế độ phục vụ tốt nhất chứ không phải là để có một sự phục vụ không
chuyên nghiệp.

4. Học cách đối xử với người khác
Không chỉ phải học cách để có thể làm tốt, giám đốc còn phải học cách
“đối nhân xử thế”.
“Leadership means influencing others to work according to a plan”.

Page 8 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Tôi nghĩ sẽ có người hỏi tại sao tôi lại nói như vậy. Tôi xin trả lời rằng một
giám đốc mà không biết cách đối xử với người khác sẽ không thể khiến cho nhân
viên mình làm việc một cách hết lòng, hết sức được. Thử tượng tượng rằng: một vị

giám đốc dù giỏi đến đâu mà đối xử với nhân viên của mình không được tốt thì
liệu nhân viên đó có làm việc bằng tất cả sức lực của mình không? Hay đó chỉ là
sự đối phó với tính nghiêm khắc của giám đốc? Nếu giám đốc chỉ biết la mắng
nhân viên mà không quan tâm đến cuộc sống của họ thì liệu người giám đốc đó có
nhận được sự kính trọng thật sự không? Hay đó là chỉ là sự sợ hãi của nhân viên
dưới quyền đối với cấp trên? Hơn thế nữa, tôi tin rằng đối xử với cấp dưới hòa nhã
cũng là một cách tránh mất nhân viên giỏi về tay đối thủ. Khi mình đối xử với
người ta tử tế thì dù cho đối thủ cạnh tranh mình có đưa ra mức lương cao hơn thì,
tôi tin, người đó vẫn sẽ ở lại khách sạn mình vì trong cuộc sống, tiền bạc thì quan
trọng nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định mọi chuyện.
Hơn thế nữa, đối xử với nhân viên tốt sẽ cho họ động lực để làm việc chăm
chỉ hơn, cố gắng vì khách sạn hơn và tạo ra một không khí thoải mái nơi làm việc.
Stress nơi công sở là một điều tất yếu vì nhiều lý do nhưng một trong những lý do
thường thấy nhất là mâu thuẫn với sếp. Nếu tôi không cư xử với nhân viên một
cách thân thiện mà lại mắng mỏ họ một cách vô lý, điều đó sẽ gây nên cho họ
nhiều áp lực, dẫn đến kết quả làm việc không được như mong đợi. Thử tưởng
tượng xem nếu như nhân viên nào cũng không hoàn thành công việc một cách
chuyên nghiệp thì khách sạn sẽ ra sao? Mất dần danh tiếng, mất dần khách hàng?
Tôi tin đó sẽ là điều có thể.
Ngoài ra, khi tôi đối xử tốt với nhân viên của mình cũng là tôi đang tạo ra
một môi trường làm việc tốt đẹp hơn để cho họ có thể phát huy một cách tốt nhất
năng lực của mình để phục vụ cho khách sạn. Môi trường làm việc tốt hơn điều đó
có nghĩa là stress nơi công sở sẽ được giảm phần nào. Như mọi người đã biết, làm
việc trong khách sạn lớn thường phải chịu nhiều áp lực bởi phải làm việc hết công
suất. Và thử tưởng tượng, nếu người nhân viên đã mệt mỏi lại còn phải chịu áp lực
nặng nề nữa thì liệu họ có làm việc hiệu quả được hay không?
Page 9 of 25


POHEK52


Đỗ Mạnh Quang

“A manager might force employees to do their job; A leader insprires
them and guides them”.
Đối xử tốt với nhân viên nhưng cũng nên có chừng mực bởi đôi khi, điều
này sẽ phản tác dụng. Đối xử thân thiện, hòa nhã không có nghĩa là thả lỏng nhân
viên, mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Đó không còn là giảm áp lực cho họ nữa
mà là đang giảm danh tiếng, giảm đi lợi nhuận và giảm cả lượng khách hàng của
khách sạn. Tôi nói đối với xử tốt với nhân viên là cho họ cảm giác thoải mái trong
sự bó buộc, tự do trong quy tắc chứ không phải là quá tự do, thoải mái vượt ngoài
mọi nguyên tắc của khách sạn
Nhưng, tôi nghĩ đối xử tốt với người dưới quyền không có nghĩa là bao che,
lấp liếm lỗi lầm của họ. Mà khi họ vi phạm quy tắc một cách cố ý, chúng ta cũng
cần “lớn tiếng” với họ nhưng đừng cũng nên có giới hạn bởi điều này có thể chạm
vào lòng tự ái của, khiến họ có cái nhìn thiếu thiện cảm với chúng ta, gây nên
những hiểu lầm không đáng có.
Như vậy, trong cách đối xử với nhân viên, tôi nghĩ nên có sự chừng mực
bới nếu “nuông chiều” quá, họ sẽ sinh hư, làm việc một cách cẩu thả, lâu dần sẽ
tạo thành một thói quen và nếu như nhân viên nào cũng như vậy thì danh tiếng của
khách sạn sẽ ra sao? Nhưng cũng đừng nên quá nghiêm khắc bởi sẽ tạo nên nhiều
stress hơn và cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc chung. Vì vậy, có thể nói đối xử
với nhân viên cũng là một “nghệ thuật”.

5. Trau dồi thêm ngôn ngữ
Làm việc trong khách sạn nên ngoại ngữ là một điều tất yếu. Tôi sẽ không
thể vươn lên vị trí giám đốc cũng như làm việc trong khách sạn nếu như tôi không
biết ít nhất 1 ngoại ngữ là tiếng anh. Tiếng anh giờ đã trở thành một ngôn ngữ giao
tiếp toàn cầu, trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực du lịch – khách
sạn.

Hiện nay, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, do vậy nên lượng khách
nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng và vì vậy, ngoại ngữ đang ngày càng đang

Page 10 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

thể hiện rõ vai trò của mình. Khách nước ngoài đến Việt Nam thường không biết
nói tiếng Việt, hoặc nếu biết cũng chỉ bập bõm những từ đơn giản như “Chào”,
“tạm biệt”,… nên ngôn ngữ thường thấy trong các khách sạn đều là tiếng anh. Nếu
một người lễ tân không thạo nghe – nói anh ngữ thì liệu đó có phải là một người lễ
tân thực sự? Hay chỉ là một người con gái đẹp đứng đó và … cười?!?
Đó là về phần nhân viên, còn tôi, với tư cách là một người giám đốc sẽ phải
đón các khách quan trọng ở nước ngoài. Và nếu như tôi không biết ngoại ngữ mà
đi đâu cũng cần một phiên dịch viên sẽ gây nên sự bất tiện và không thể hiện được
sự friendly đối với họ. Sẽ tốt hơn nếu như tôi có thể tự mình giao tiếp với họ, đúng
không? Lúc đó, họ sẽ cảm nhận được được sự gần gũi, thân thiết và sẽ có một cái
nhìn thiện cảm hơn đối với tôi – với tư cách là một người bạn.
Hơn nữa, nếu tôi là sếp mà ngay cả một chữ tiếng anh không biết thì thử
hỏi làm sao tôi có thể điều hành nhân viên dưới quyền được? Họ sẽ nghĩ về một
người sếp mà không có chút khái niệm nào về ngoại ngữ? Và sẽ ra sao nếu có hợp
đồng được viết bằng tiếng anh? Chẳng lẽ lúc đó tôi lại gọi cấp dưới lên bảo dịch
hộ? Có nghĩa là độ đúng sai của bản hợp đồng ấy phụ thuộc hoàn toàn vào cấp
dưới? Nếu chẳng may họ có sai sót thì sao? Lúc đấy, tôi không muốn nghĩ đến
chuyện gì sẽ xảy ra nữa.
Khi đã biết nghe – nói tiếng anh một cách lưu loát, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu
chúng ta học thêm ngoại ngữ mới. Đó có thể là tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp,

… đièu đó tùy thuộc vào suy nghĩ và sở thích của mỗi người. Riêng cá nhân tôi,
tôi nghĩ tiếng Trung và tiếng Hàn là quan trong. Bởi, thứ nhất, đó đều là những
quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam tương đối nhiều. Thứ hai, đó là
những ngôn ngữ hoàn toàn mới và đó sẽ là thử thách mới dành cho tôi. Tôi biết
khi học hai thứ tiếng mới, điều đó không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là khó
khăn. Tiếng Anh khác biệt rất lớn với hai thứ tiếng trên, hầu như không có chút
nào chung cả nên tôi biết, khi tôi nói tôi muốn học tiếng Trung, Hàn điều đó đồng
nghĩa với việc tôi gây khó khăn cho chính bản thân mình. Nhưng tôi tin, tôi sẽ
vượt qua được bởi đây chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Page 11 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

6. Học cách đối diện và vượt qua khó khăn
Muốn vươn lên một vị trí cao là giám đốc một khách sạn lớn thì khó khăn
là điều tôi không thể tránh khỏi. Nếu tôi không dám đối diện với khó khăn, tôi sẽ
không bao giờ nhận ra được hết khả năng của mình. Hơn nữa, chỉ khi đi qua được
khó khăn, tôi mới có thể trưởng thành được, mới có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có
thể thành công trên con đường đời mà không bị những khó khăn ấy làm cho gục
ngã. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng tại mình đen đủi, tại mình làm sai điều gì, mình
đã làm gì nên tội nên mới có khó khăn. Đó là những ý nghĩ sai lầm. Khó khăn như
những cơn gió. Lúc nào thích thì đến. Đâu thể tìm ra nguyên nhân gió đến thì cũng
sẽ không thể tìm ra nguyên nhân thật sự tại sao có khó khăn.
Thay vì cứ ngồi đó ủ rũ, than thân trách phận, tại sao không đứng dậy mà
bắt đầu tìm cách khắc phục khó khăn. Khó khăn tự đến nhưng nó không tự đi. Hãy
nhớ lấy điều ấy. Và vì vậy, muốn thoát khỏi nó chúng ta chỉ còn cách đối diện với
chính nó thôi. Đừng bao giờ trốn chạy bởi trên đời có rất nhiều khó khăn và nếu

như tôi cứ trốn chạy, liệu tôi có vượt qua được không? Có trưởng thành không?
Hay sẽ mãi không dám đối đầu như một người không có năng lực? Và sẽ bao giờ
có điểm dừng bởi lẽ cuộc đời này không thể không có khó khăn?
Một giám đốc chắc chắn phải đối diện với khó khăn. Nếu ngay cả người
đứng đầu cũng chạy trốn khó khăn thì liệu vị giám đốc có còn thật sự đúng nghĩa
với hai từ giám đốc nữa không? Nếu như khách sạn gặp khó khăn mà giám đốc
không biết cách ứng phó thì vị giám đốc đó thật xứng đáng với hai chữ “vô dụng”.
Và tôi thì tôi không muốn mình bị gọi bằng hai từ đấy nên chắc chắn tôi sẽ tìm
cách để đi qua chứ không trốn chạy.
Mọi người đừng tưởng rằng, chạy trốn là sung sướng. Nếu xét trên một
khía cạnh nào đó, chạy trốn còn mệt mỏi hơn cả đối đầu với khó khăn. Đối diện và
nếu như ta vượt qua được nó, tôi là người chiến thắng. Còn nếu chẳng may, tôi
không thể chiến thắng được khó khăn thì tôi cũng không là người thua cuộc. Ít
nhất tôi cũng đã cố hết sức, đã thật sự vất vả và tôi sẽ trưởng thành hơn, có thêm
kinh nghiệm đối phó với những khó khăn sau này. Nhưng nếu tôi cứ mãi sợ hãi,
Page 12 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

tìm cách lẩn trốn thì tôi sẽ mãi sống trong tâm lý của kẻ thua cuộc, và tôi tin điều
đó không hề dễ chịu tý nào.
Kinh nghiệm là một thứ không phải bỗng dưng là có, nó được tích lũy
thông qua thời gian khi con người ta làm việc. Và khó khăn là một yếu tố quan
trọng trong việc giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm. Đăch biệt, nếu tôi muốn làm
một giám đốc khách sạn thì kinh nghiệm là một điều không thể thiếu. Nếu không
có kinh nghiệm, tôi sẽ không thể là một giám đốc giỏi, thậm chí làm một nhân
viên tài năng cũng không phải là một điều dễ dàng. Đó là một lý do nữa giải thích

việc tôi phải học cách giải quyết khó khăn.

7. Đi làm thêm
Tất cả kiến thức tôi đã học dù có tốt đến đâu chăng nữa thì đó cũng là “sách
vở” nên đôi khi không gắn liền với thực tế. Và để có thể mang lý thuyết ra ngoài
đời sống, cái tôi cần chính là sự va chạm với cuộc sống.
Học phải đi đôi với hành. Lý thuyết chỉ thật sự phát huy tác dụng khi đem
nó gắn vào hiện thực. Tôi học làm việc ở khách sạn mà cả 4 năm tôi không hề một
lần bước vào khách sạn thì liệu đó có phải thực sự là “học” hay không? Hay đó chỉ
là sự “nhồi” kiến thức một cách khô khan, xa rời cuộc sống?
Đi làm thêm còn giúp tôi nhớ kiến thức lâu và chính xác hơn. Hiện tại tôi
giao tiếp tiếng anh chưa tốt lắm vì vậy tôi đang nghĩ về việc sẽ làm waiter ở các
nhà hàng phục vụ khách nước ngoài, về việc làm tour guide. Có thể khi bắt đầu
làm, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn bởi mọi người chỉ nói tiếng anh nhưng lâu dần, môi
trường đó sẽ giúp cho tôi cải thiện được tình trạng ngoại ngữ của tôi. Hơn nữa, nói
tiếng anh với người bản ngữ nhiều sẽ làm cho tôi thêm tự tin về khả năng của
mình
Không chỉ vậy, khi đi làm thêm, tôi sẽ có thêm kinh nghiệm làm việc với
người khác. Điều này sẽ giúp ích cho công việc sau này của tôi. Bởi khi làm việc
dưới quyền người khác, tôi sẽ biết được cảm giác, hiểu được suy nghĩ của những
người làm công ăn lương và từ đó sẽ có cái nhìn khác với họ khi tôi làm giám đốc.

Page 13 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Đi làm thêm còn mang lại cho tôi nhiều cơ hội hơn khi đi xin việc sau này.

Những công việc tôi đã làm trong khi còn là sinh viên sẽ cho tôi có được cái nhìn
thiện cảm hơn đối với các nhà tuyển dụng. Nhưng đó là khi việc tôi làm liên quan
đến công việc tôi định làm sau này. Thử hỏi, nếu như tôi học khách sạn mà lại đi
làm thu ngân trong siêu thị thì điều đó có lợi gì cho công việc sau này của tôi?
Liệu công việc đó có làm cho các nhà tuyển dụng chú ý? Tôi nghĩ rằng không.
Làm thêm là để cho tôi lấy thêm kinh nghiệm nên tôi sẽ cố không sa đà vào
đấy. Tôi thấy ngạc nhiên là có rất nhiều sinh viên mải mê đi làm đến nỗi nghỉ gần
như hết tất cả các buổi học trên lớp. Tôi thấy điều đó không những không giúp cho
công việc sau này mà còn đang làm cho việc học tập trên lớp trở nên kém hiệu
quả, và điều này k hề tốt cho tương lai chút nào cả.

8. Tham gia các lớp học kỹ năng quản lý
Với việc tham gia các lớp học này, tôi sẽ có thêm các kỹ năng cần thiết cho
việc làm nhà quản lý sau này. Bởi để trở thành một nhà quản lý cấp cao, đặc biệt
là một giám đốc thì cần rất nhiều các kỹ năng mà kgông phải ai cũng có đầy đủ
những yếu tố ấy. Đó có thể là việc present trước đám đông, cách ăn nói, ….Ở đây,
t sẽ được trang bị những điều đó để có thể là một manager cấp cao chuyên nghiệp.
Và để có thể đạt được thành công, tôi biết tôi sẽ còn phải tập luyện những điều tôi
đã học nhiều lần.
Hơn nữa, tham gia các lớp như thế, tôi sẽ có thêm cơ hội tiếp xúc với nhiều
người cùng chung ý tưởng, qua đó, tôi sẽ có thể trao đổi kinh nghiệm với họ và
tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích giúp tôi có thêm hành trang trên
con đường trở thành một giám đốc khách sạn.

9. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu cá nhân
Con người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Tôi cũng vậy. Tôi tự nhận
thấy mình có các điểm mạnh:
-

Page 14 of 25


Sự tự tin


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

-

Dễ gần

-

Có thể tạo lập mối quan hệ với người mới quen

-

Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau

-

Có thể sử dụng máy tính một cách thành thạo

-

Có khả năng ăn nói

Nhưng tôi cũng có các nhược điểm:
-


Đôi khi hơi mất bình tĩnh

-

Hơi thiếu kiên nhẫn

-

Kiến thức xã hội chưa có nhiều

Vì vậy, để có thể trở thành một giám đốc giỏi, tôi cần cải thiện cái yếu điểm
trên bằng cách tham gia các lớp dạy kỹ năng mềm để hạn chế sự mất bình tĩnh của
bản thân, nâng cao kiến thức xã hội để có thể phục vụ tốt nhất cho việc làm giám
đốc sau này của tôi.Không chỉ thế, tôi sẽ cố gắng phát huy những sở trường của tôi
để giúp cho công việc sau này của tôi thêm thuận lợi.
Nếu làm được hai điều trên, tôi tin tôi sẽ có thể làm việc tốt trong ngành
khách sạn và phấn đấu để trở thành một giám đốc.

IV.

Kế hoạch chi tiết
Tôi xin đưa ra những kế hoạch chi tiết dựa theo phương pháp học tập mà

tôi đã đưa ra ở phần trên.
Kế hoạch của tôi sẽ được chia ra theo thời gian tôi học tập tại mái trường
kinh tế quốc dân.

i. Năm thứ nhất
Đây là năm học đầu tiên tại trường đại học nên tôi cũng không tránh khỏi

những bỡ ngỡ ban đầu. Vì vậy, tôi sẽ mất một khoảng thời gian để có thể làm quen
dần với cách học tại một môi trường mới.

Page 15 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

a) Học kỳ I

Như nói đã nói, đây sẽ là thời gian để tôi quen dần với cách học của trường
đại học nên tôi sẽ tập trung phần lớn thời gian cho các môn học liên quan đến
ngành nghề sau này: tiếng anh, tin học đại cương, tổng quan du lịch và định hướng
phát triển nghề nghiệp.
Các môn học: tổng quan du lịch, định hướng phát triển nghề nghiệp, sẽ
giúp tôi có được một cái nhìn tổng quát nhất về công việc sau này, về ngành nghề
mà tôi đã lựa chọn. Tôi thấy có những người không chú tâm vào những môn học
tổng quan về ngành nghề của họ. Họ nghĩ rằng những môn dó chỉ nói về những cái
mà ai cũng biết nên họ “không cần” và lúc nào cũng chỉ mong là được học ngay
lập tức những thứ liên quan đến ngành nghề mà mình đã học. Đó là những suy
nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những môn học tổng quát này như mảnh đất, còn những
môn học sau này thì lại như cây cối, hoa là mọc trên nó. Điều đó có nghĩa, những
môn học mà bọn họ tưởng là “vô dụng” này thật ra là vô cùng quan trong. Chúng
quyết định đến kết quả sau này của họ. Nếu như đất xấu thì dù có trồng cây xanh,
hoa đẹp lên thì chúng cũng không thể phát triển một cách toàn diện được, nếu
không muốn nói là chết. Các môn học chuyên sâu cũng như vậy. Nếu như không
có các môn học tổng quát thì các môn học đó cũng không làm cho sinh viên hiểu
được một cách hoàn chỉnh về ngành nghề mà mình đang học được

Còn môn tiếng anh và tin học, theo tôi, là những môn học bắt buộc, có tính
quyết định đến công việc sau này của những người đi theo ngành khách sạn. Như
tôi đã nói ở trên, tiếng anh là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sinh viên theo
Page 16 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

học ngành này. Còn tin học thì tất cả các ngành nghề đều yêu cầu. Thử tưởng
tượng, nếu tôi không thể đánh văn bản một cách nhanh chóng, sử dụng máy tính
một cách thành thạo thì liệu các nhà tuyển dụng có cho tôi một cơ hội được thể
hiện bản thân không? Tôi nghĩ câu trả lời đã quá rõ ràng rồi.
Do vậy nên ngoài thời gian trên lớp, tôi sẽ tập trung phần lớn thời gian vào
việc học tập các môn học trên. Một tuần, tôi sẽ dành từ 2 – 3 tiếng để ôn tiếng anh,
1 – 2 tiếng để học về du lịch, 1 tiếng để ôn về môn định hướng và 1 tiếng để cho
việc ôn lại các kỹ năng tin học văn phòng mà tôi đã được học.
Trong lúc học, tôi sẽ tránh tình trạng bị ảnh hưởng, sao nhãng bởi các yếu
tố khác như tivi, sách truyện, mạng internet… Bởi một khi học mà cứ bị phân tâm
bởi các yếu tố đó thì học sẽ không mang lại kết quả cao, nếu không muốn nói là
không mang lại kết quả gì ngoài việc tiêu tốn thời gian một cách vô ích.
Không chỉ vậy, trong khoảng thời gian này, tôi cũng sẽ trau dồi thêm tiếng
anh của tôi bằng cách đăng ký vào các lớp giao tiếp ngoại ngữ để nâng cao trình
độ của bản thân.
Tập trung chủ yếu vào các môn liên quan đến công việc sau này của tôi
cũng không có nghĩa là tôi bỏ qua các môn học căn bản khác. Chỉ là tôi sẽ sử dụng
ít thời gian cho các môn học đó thôi. Cụ thể là tôi sẽ sử dụng thời gian trên lớp để
có thể tiếp thu bài học, còn về nhà, như tôi đã nói, sẽ tập trung cho các môn học
quan trong hơn.

b) Học kỳ II

Page 17 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

Sang học kỳ II, lúc này đây, tôi đã có thể bắt kịp với cách học tại đại học và
những bỡ ngỡ ban đầu cũng đã không còn. Cho nên tôi sẽ tập trung thời gian một
cách có hiệu quả hơn học kỳ I.
Ở học kỳ này, tôi sẽ được học các môn liên quan đến chuyên ngành của tôi
nhiều hơn. Cụ thể, đó là các môn học: kỹ năng giao tiếp trong khách sạn, nhập
môn quản trị khách sạn, quản trị tác nghiệp tác nghiệp dịch vụ buồng phần một,
kinh tế vi mô và một môn không thể thiếu đó chính là tiếng anh.
Nếu như ở học kỳ I, tôi tập trung nhiều thời gian cho tiếng anh hơn các môn
học khác thì sang học kỳ này, tôi sẽ rút ngắn lại. Điều này không có nghĩa là tôi
không coi trọng môn học đó nữa mà tôi còn có các môn học khác để học tập. Nếu
như trước đó, mỗi tuần sau khi học tôi dành từ 2 – 3 tiếng để ôn lại tiếng anh thì
bây giờ, tôi sẽ giảm xuống chỉ còn từ 1 – 1.5 tiếng. Thời gian còn lại, tôi sẽ dành
cho các môn học khác của tôi.
Sau khi học tập trên lớp, tôi nghĩ mỗi tuần tôi dùng 2 tiếng cho môn kỹ năng
giao tiếp trong khách sạn, 2 – 2.5 tiếng cho môn nhập môn quản trị khách sạn, 1.5
tiếng cho quản trị tác nghiệp dịch vụ buồng và còn kinh tế vi mô, tôi sẽ giành ra
1.5 – 2 tiếng để ôn lại môn học này.
Hơn thế nữa, trong học kỳ II, tôi cũng sẽ cố thu xếp thêm thời gian để đi làm
thêm. Tôi chắc có người sẽ hỏi tại sao? Tôi xin trả lời rằng: thứ nhất, như tôi đã
nói ở trên, lúc này tôi đã quen với việc học trên đại học. Thứ hai, tôi đã biết cách
sắp xếp thời gian một cách có hiệu quả và thứ ba, tôi đi làm thêm là để lấy thêm

kinh nghiệm. Việc mà tôi muốn làm là waiter trong nhà hàng phục vụ khách nước
ngoài. Đây là một cách để giúp tôi hoàn thiện thêm tiếng anh của mình, và do đó,
tôi cũng không cần tập trung quá nhiều thời gian cho môn học này ở nhà.
Cũng như học kỳ I, ở học kỳ này, tôi cũng sẽ cố học các môn khác trên lớp để
có thể tập trung tốt hơn vào môn chuyên ngành.
Không chỉ vậy, trong học kỳ này, tôi sẽ tham gia thêm một lớp học ngoại ngữ
khác như tiếng Trung hoặc tiếng Hàn để có thể giúp ích cho công việc sau này của
tôi. Tôi chọn lúc này để theo học bởi đây là năm đầu, môn học chuyên ngành còn
Page 18 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

ít, thời gian còn nhiều nên tôi sẽ có đủ thời gian để “nạp” thêm một loại ngôn ngữ
hoàn toàn mới, ngoài tiếng Anh.

ii. Năm thứ hai
Sau khi đã hoàn thành các kế hoạch được đề ra trong năm học I, tôi sẽ tiếp tục
triển khai trong năm thứ hai những dự định mà tôi đang có.
a) Học kỳ I

Sang năm hai, tôi sẽ được tiếp tục được học thêm các môn chuyên ngành: quản
trị tác nghiệp buông phần 2, quản trị và tác nghiệp dịch vụ đón tiếp phần 1, kinh tế
và kế hoạch vùng hoặc kinh tế quốc tế, đề án kinh tế du lịch, địa lý du lịch và tiếng
anh.
Lúc này, tôi sẽ tiếp tục tập trung cho môn tiếng anh thời gian từ 1 – 1.5 tiếng
mỗi tuần. Các môn học khác sẽ được tôi dành thời gian như sau:
-


Quản trị tác nghiệp buồng phòng phần 2: 1.5 – 2 tiếng/tuần

-

Quản trị và tác nghiệp dịch vụ tiếp đóc: 2 tiếng/tuần

-

Kinh tế và kế hoạch vùng hoặc kinh tế quốc tế: 2 – 2.5 tiếng/tuần

-

Đề án kinh tế du lịch: 1.5 tiếng/tuần

-

Địa lý du lịch: 1 tiếng/tuần

Không chỉ vậy, tôi còn được học thêm môn pháp luật đại cương. Môn học này
nghe qua thì không liên quan gì đến khách sạn nhưng thật ra, đây cũng là phần
không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Nếu chùng ta không học về luật thì chúng
Page 19 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

ta sẽ không biết liệu việc chúng ta làm có hợp pháp hay không? Liệu việc chúng ta

làm có được nhà nước ủng hộ hay không? Ngoài ra, nghiên cứu về luật, chúng ta
còn nắm được những chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước dành cho ngành
khách sạn, qua đó để có biện pháp nâng cấp khách sạn. Vì vậy, về bộ môn này, tôi
sẽ dành ra từ 1 – 1.5 tiếng/tuần để học tập và nghiên cứu về môn học này.
Hơn thế, trong học kỳ này, tôi đã bắt đầu được thực tập tại khách sạn trường.
Đây chính là khoảng thời gian quý báu để cho tôi làm quen dần với công việc. Khi
thực tập tại đây, tôi sẽ có thể tập làm những việc mà sau này nhân viên tôi phải
làm như trực khách sạn, lau dọn phòng, tiếp tân,… Như tôi đã nói ở trên, tập làm
những công việc này sẽ giúp cho việc làm manager sau này của tôi.
Tuy nhiên, do thực tập ở trường nên tôi sẽ phải thu xếp thời gian làm thêm để
cho tôi có đủ thời gian để học tập và thực tập tại trường. Nếu thời gian quá “chặt”
và không thể thu xếp được thì tô sẽ nghỉ việc làm thêm. Tại tôi đi làm cũng chỉ để
lấy kinh nghiệm, chứ không phải vì tiền lương nên nếu nó ảnh hưởng đến việc học
của tôi, tôi sẽ nghỉ bởi đối với tôi, việc học là quan trọng nhất.
b) Học kỳ II

Cũng giống như mấy học kỳ trước, học kỳ này tôi cũng tập trung chủ yếu
cho các môn chuyên ngành với lượng thời gian khác nhau:
-

Hành vi người tiêu dùng trong du lịch hoặc Tư vấn du lịch và kinh
doanh du lịch trực tuyến: 2 tiếng/tuần

Page 20 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang


-

Quản trị tác nghiệp dịch vụ ăn uống phần 1: 2 tiếng/tuần

-

Quản trị và tác nghiệp dịch vụ đón tiếp 2: 1.5 tiếng/tuần

-

Marketing: 2 – 2.5 tiếng/tuần

-

Kinh tế vĩ mô: 1.5 tiếng/tuần

-

Tiếng anh: 1 tiếng/tuần

Lúc này, tiếng anh của tôi cũng đã tương đối tốt nên thời gian dành cho
môn học đó sẽ được giảm dần để giành thời gian cho các môn khác.Hơn thế nữa,
thời gian cũng không còn dư dả như năm I bởi các môn chuyên ngành ngày càng
nhiều và các môn căn bản thì ngày càng ít nên nếu tôi không có kế hoạch rõ ràng,
tôi sẽ không thể đạt được kết quả một cách tốt nhất.
Trong khoảng thời gian này, tôi sẽ nghỉ làm thêm để tập trung thêm thời
gian cho việc học và để tham gia các lớp dạy kỹ năng manager. Thứ nhất, làm việc
như thế đã đủ để cho tôi có được phần nào kinh nghiệm. Thứ hai, do tôi nhận thấy,
nếu vừa đi học các lớp kỹ năng vừa đi làm thêm lại còn thực tập ở trường thì quỹ
thừoi gian của tôi sẽ không còn nhiều, vì vậy, tôi phải giảm bớt một trong ba điều

ấy, và tất nhiên, đó chỉ có thể là việc làm của tôi.
Tham gia các lớp dạy kỹ năng bây giờ là tôi sẽ có đủ thời gian để vừa hiểu
vừa thực hành các kỹ năng tôi được học. Khi tham gia các lớp này, với kiến thức
tôi tiếp thu được, tôi sẽ cố gắng áp dụng vào đời sống của mình, vào các giờ học
trên lớp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Page 21 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang
iii. Năm thứ ba
1. Học kỳ I

Tiếp tục với kế hoạch học tập xuyên suốt hai năm I và II, sang năm III, thời
gian cho từng môn học sẽ được thay đổi:
-

Quản trị tác nghiệm và dịch vụ ăn uống phần 2: 1.5 tiếng/tuần

-

Kinh doanh du lịch trực tuyến: 2 tiếng/tuần

-

Quản trị kinh doanh khách sạn: 3 tiếng/tuần

-


Tiếng anh chuyên ngành du lịch 1: 2 tiếng/tuần

-

Quản trị sự kiện: 2.5 tiếng/tuần

-

Quản trị an toàn, an ninh trong khách sạn: 1.5 – 2 tiếng/tuần

-

Tiếng anh chuyên ngành du lịch 1: 1.5 tiếng/tuần

-

Ngoại ngữ thứ 2: 2 – 2.5 tiếng/tuần

Năm ba cũng là lúc tôi được thực tập bên ngoài. Đây là khoảng thời gian tôi
sẽ có thêm kinh nghiệm làm việc trong khách sạn. Kết hợp với những kỹ năng tôi
có được trong lúc thực tập tại trường, tôi sẽ được phát triển thêm về nghiệp vụ và
kinh nghiệm làm việc.
Như tôi đã nói, muốn làm việc tốt trong khách sạn thì phải trau dồi ngoại
ngữ. Vì vậy mà tôi dành nhiểu thời gian cho ngoại ngữ thứ 2 sau này. Còn về tiếng
anh, sau 2 năm học, tôi nghĩ trình độ tiếng anh của tôi đã đủ tốt để có thể giao tiếp
với khách nước ngoài nên thời gian tôi tập trung cho môn học này sẽ được giảm

Page 22 of 25



POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

để thêm vào các môn học khác. Đặc biệt, trong năm ba, tôi sẽ phải học rất nhiều
môn học chuyên ngành nên việc tập trung thêm thời gian hơn là chuyện tất nhiên.
Trong thời gian này, tôi sẽ tạm dừng các lớp dạy kỹ năng để có thể tập
trung cho các môn học trên lớp. Bởi suy cho cùng, các môn học trên lớp mới là
điều quan trọng nhất. Hơn nữa, tôi chỉ tạm nghỉ rồi sau đó sẽ lại tiếp tục theo học
chứ không phải là sẽ nghỉ luôn. Tôi nhận thấy rằng các lớp này rất quan trọng đối
với vị trí mơ ước sau này của tôi – Giám đốc khách sạn.

2. Học kỳ II

Thời gian tôi tập trung cho các môn học như sau:
-

Văn hóa Việt Nam và giao thoa các nền văn hóa: 2.5 tiếng/tuần

-

Quản trị học: 2 tiếng/tuần

-

Quản trị điểm đến hoặc quy hoạch du lịch: 2 tiếng/tuần

-


Kế toán doanh nghiệp du lịch: 2 tiếng/tuần

-

Lý thuyết xác suất và thống kễ toán: 2 tiếng/tuần

-

Hướng dẫn du lịch: 2 tiếng/tuần

-

Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 2: 1.5 tiếng/tuần

-

Ngoại ngữ thứ 2: 2.5 tiếng/tuần

Vì lịch học học kỳ II không bao gồm được thực tập ở ngoài khách sạn nên
tôi sẽ tiếp tục đăng ký các lớp học kỹ năng manager. Tôi biết tôi sẽ rất bận bởi
môn học nhiều nên tôi phải dành ra nhiều thời gian, bây giờ còn đi học các lớp đó

Page 23 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang

nên quỹ thời gian của tôi sẽ còn ít ỏi hơn nhưng tôi tin, tôi có thể xoay sở để vừa

hoàn thành tốt việc học vừa tham gia được các lớp đó.

iv. Năm thứ tư

a) Học kỳ I
Thời gian dành cho các môn học:
-

Quản trị chiến lược doanh nghiệp DL hoặc Khởi sự và tạo lập
DNDL: 2.5 tiếng/tuần

-

Pháp luật hoặc Đạo đức trong kinh doanh DK: 2.5 tiếng/tuần

-

Quản trị nguồn nhân lực ytong doanh nghiệp DL: 2.5 tiếng/tuần

-

Tài chính doanh nghiệp Dl: 2.5 tiếng/tuần

-

Thanh toán quốc tế trong DL: 3 tiếng/tuần

-

Tiếng anh chuyên ngành DL 3: 1.5 tiếng/tuần


-

Ngoại ngữ thứ 2: 2 tiếng/tuần

Đây là khoảng thời gian gần như cuối cùng trong 4 năm học tại trường kinh
tế quốc dân nên tôi sẽ chỉ tập trung vào học tập trên lớp. Các lớp ngoại ngữ bên
ngoài, lớp kỹ năng manager tôi sẽ nghỉ để tập trung toàn bộ thời gian và sức lực để
hoàn thành các môn học trên một cách thật sự hiệu quả.

Page 24 of 25


POHEK52

Đỗ Mạnh Quang
2. Học kỳ II

Học kỳ này sẽ là lúc tôi thực tập lần thứ hai ở các khách sạn. Với việc được
làm việc lần 2, tôi sẽ khắc phục được dần cái yếu điểm của tôi, cải thiện nghiệp vụ
và lấy thêm kinh nghiệm để sau này có thể tìm việc một cách dễ dàng.
Hơn nữa, đây là khoảng thời gian để tôi chuẩn bị luận văn tốt nghiệp nên
tất cả thời gian và công sức của tôi sẽ được tập trung hoàn toàn. Kết hợp với
những kiến thức đã học, tôi sẽ tìm kiếm thêm thông tin bằng mạng internet, sách
vở,.. và kinh nghiệm làm việc, tôi tin tôi sẽ có một bài luận văn tốt nghiệp ấn
tượng và bài thi cuối khóa đạt kết quả tốt.

V.

Kết luận

Với việc thực hiện bản kế hoạch cá nhân như thế này, tôi đã phần nào xác

định đường đi đến thành công của tôi, giúp cho tôi không bị lệch hướng và sử
dụng thời gian một cách lãng phí. Đây chính là bước đầu giúp cho ước mơ trở
thành giám đốc của tôi không còn xa vời.
Hơn nữa, với việc lập ra kế hoạch học tập, tôi có thể phát huy một cách tốt
nhất khả năng của mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của tôi.
Nếu như tôi có một kế hoạch không đúng đắn, thành tích học tập của tôi sẽ bị ảnh
hưởng không tốt. Và ngược lại, nếu như kế hoạch của tôi chính xác thì tôi sẽ có
thể phát huy năng lực học tập của mình, từ đó nâng cao thành quả học tập của bản
thân.

Page 25 of 25


×