Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ
y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường
hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà
Nội và xã Tân Lập - Đan Phương - Hà Tây)
Nguyễn Ngọc Thụy
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Quyết
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Khảo sát thực địa và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài về
sự bất bình đẳng (BBĐ) trong tiếp cận các dịch vụ y tế (DVYT) của người dân
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã
Tân Lập – Đan Phượng - Hà Nội). Xử lí, phân tích các số liệu, thông tin thu thập
được để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của
người dân. Đề xuất một số khuyến nghị để nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong
tiếp cận các DVYT của người dân
Keywords: Bất bình đẳng xã hội; Dịch vụ y tế; Xã hội học; Hà Nội
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân và có tác động vô cùng sâu
sắc đến sự phát triển kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia. Người dân có sức khoẻ sẽ làm
tăng khả năng tạo ra nguồn của cải cho quốc gia và ngược lại. Thế nhưng, một tỉ lệ lớn
dân số trên thế giới vẫn đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn về lương thực, thực
phẩm, nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh không được bảo đảm. Điều này đã tác
động tiêu cực đến sức khỏe của một bộ phận không nhỏ người dân. Bên cạnh đó, sự phân
biệt đối xử giữa các nhóm xã hội khác nhau vẫn đang tồn tại, dẫn đến sự không ngang
bằng nhau về chất lượng cuộc sống nói chung và tiếp cận các dịch vụ CSSK nói riêng.
Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Việt Nam chuyển từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí của Nhà
nước. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội cùng với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã và đang làm thay đổi một cách rõ rệt
cuộc sống của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia
tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư. Khoảng cách thu nhập này đã tạo nên
sự phân hóa xã hội hết sức sâu sắc giữa các nhóm xã hội dẫn tới sự khác nhau về cơ hội
tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có sự tiếp cận các DVYT và CSSK giữa các giai cấp
xã hội, giữa đàn ông và phụ nữ, giữa người trẻ và người già, người giàu và người nghèo,
giữa người sống ở thành thị và người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi…
vẫn còn tồn tại.
Sức khỏe là một vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, và trên hết là quyền cơ bản của con
người. Sự bất bình đẳng, sự nghèo đói, nạn bóc lột, bạo lực và bất công là nguyên nhân chính
gây ra bệnh tật chết chóc cho người nghèo. Sức khỏe cho mọi người tức là phải xem xét xem
mọi người dân đã có sự công bằng trong CSSK hay chưa?
Hệ thống y tế nước ta đã và đang được quan tâm đầu tư nhưng chưa thực sự toàn
diện và công bằng. Các tuyến BV tuyến trên thường nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư
hơn là các BV tuyến dưới và các TYT xã, phường, thôn bản; cơ sở y tế thành thị được
quan tâm hơn ở nông thôn; các cơ sở y tế hướng tới những người có khả năng chi trả hơn
là những người trông chờ vào sự miễn giảm chi phí… là những thực tế đã và đang tồn tại,
góp phần tạo nên sự BBĐ ngày càng sâu sắc trong việc tiếp cận các DVYT của người
dân.
Tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có tiếp cận
các DVYT của người dân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định sức khỏe và điều
kiện xã hội nơi người ta sống và làm việc, còn gọi là các yếu tố quyết định xã hội. Các
yếu tố quyết định xã hội này có thể là nguyên nhân gây nên sự BBĐ trong tiếp cận các
dịch vụ xã hội và DVYT của người dân.
Do đó, thực hiện đề tài: Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của
người dân Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu
Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội) là một việc làm cần thiết. Những
nhận xét trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân chính gây nên sự BBĐXH trong tiếp cận
các DVYT của người dân hiện nay và các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu sẽ có
ích cho việc giảm bớt sự BBĐXH của người dân trong tiếp cận các DVYT.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả và phân tích sự khác biệt trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay
- Chỉ ra yếu tố cơ bản dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
hiện nay
- Đề xuất khuyến nghị nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT
của người dân, góp phần cải thiện chất lượng dân số
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực địa và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài về sự BBĐ
trong tiếp cận các DVYT của người dân
- Xử lí, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được để tìm hiểu nguyên nhân dẫn
tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
- Đề xuất một số khuyến nghị để nhằm làm giảm bớt sự BBĐXH trong tiếp cận
các DVYT của người dân
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm việc trong các cơ quan Nhà nước
- Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm nông nghiệp
- Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm việc tự do
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài chọn địa bàn khảo sát là phường Dịch Vọng Hậu –
Cầu Giấy – Hà Nội (Đặc trưng đại diện là phường nằm cửa ngõ phía Tây của thành phố
Hà Nội, nơi có nhiều biến động về dân cư, nhà ở và mức sống do quá trình đô thị hoá) và
xã Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội (đặc trưng cho xã ven đô đang trong quá trình đô thị
hoá mạnh mẽ)
Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2010
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
BBĐXH trong tiếp cận các DVYT diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào tạo nên
sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, trong tiếp cận các DVYT của người dân tồn tại sự khác biệt giữa các
nhóm xã hội
- Các yếu tố cơ bản dẫn tới sự BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân
hiện nay: (1) Yếu tố kinh tế (mức sống); (2) Địa vị xã hội; (3) Khoảng cách địa lí; (4) Sự
tiếp cận nguồn thông tin y tế của người dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin để tìm hiểu, nhận thức các
vấn đề nghiên cứu. Theo quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi
sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định và phải được
xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong sự mâu thuẫn và trong sự vận
động và phát triển không ngừng của lịch sử xã hội.
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác Lê-nin, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp xã
hội học để tìm luận cứ chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu thu thập được sẽ được tác giả phân thành nhiều mảng để tiện cho việc tham
khảo: về DVYT, về mô hình bệnh tật và hành vi CSSK của người dân nông thôn, về tình trạng
tiếp cận các DVYT của người dân… Phương pháp này sẽ bổ sung cho những nhận định rút ra từ
những thông tin thu thập được từ bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu.
5.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
5.2.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng)
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để thu thập
thông tin, giúp hiểu rõ hơn về tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế
là quá trình thu thập thông tin tại địa bàn rất khó để thay đổi nội dung câu hỏi, thu thập thêm
những thông tin đã được xác định trước, những phát hiện, những nội dung mới hoặc những vấn
đề thắc mắc về nội dung sẽ không được giải quyết (đây cũng là hạn chế của phương pháp nghiên
cứu định lượng).
Áp dụng phương pháp này, tác giả tập trung vào việc thu thập thông tin chung về tình
trạng bệnh tật, hành vi CSSK, một số yếu tố tác động đến hành vi CSSK… Với phương pháp
này, tác giả có thể nắm được thông tin về tiếp cận các dịch vụ CSSK của người dân và các hộ gia
đình trên diện rộng.
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã khảo sát 300 phiếu dành cho đại diện các hộ gia đình
trong mẫu nghiên cứu: ở Phường Dịch Vọng Hậu 150 phiếu và xã Tân lập 150 phiếu.
5.2.2.2. Phỏng vấn sâu (định tính)
Phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng hỗ trợ cho phương pháp định lượng,
bởi lẽ trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, nhiều thông tin, nội dung
cụ thể của đề tài cần thu thập chưa được đề cập.
Phỏng vấn sâu chủ yếu sử dụng những câu hỏi mở. Trong quá trình phỏng vấn sâu,
điều tra viên sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề hay những phát hiện mới liên quan đến
đề tài mà phương pháp định lượng chưa đề cập. Các thông tin thu thập được từ phương
pháp này sẽ giúp tác giả có những hiểu biết sâu hơn về tình hình sức khỏe cũng như thực
trạng tiếp cận DVYT của người dân trên địa bàn khảo sát. Tác giả tiến hành phỏng vấn
sâu 20 trường hợp.
5.2.3. Phương pháp xử lí thông tin
Những bảng hỏi định lượng được xử lí trên máy tính nhờ phần mềm thống kê
SPSS 17.0 để tìm ra tần suất cũng như tương quan nhằm so sánh và đánh giá vấn đề trên
nhiều khía cạnh khác nhau.
Những ca phỏng vấn sâu được tác giả phân chia thông tin theo nhóm các chủ đề cụ
thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
5.3. Khái quát cơ cấu mẫu đã khảo sát
5.3.1. Hộ gia đình
Hộ gia đình
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Thành thị
150
50.0
50.0
50.0
Nông thôn
150
50.0
50.0
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
5.3.2. Giới tính người trả lời
Giới tính
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Nam
152
50.7
50.7
50.7
Nữ
148
49.3
49.3
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
5.3.3. Trình độ học vấn người trả lời
Trình độ học vấn
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Tiểu học
8
2.7
2.7
2.7
Phổ thông cơ sở
28
9.3
9.3
12.0
Phổ thông trung học
74
24.7
24.7
36.7
Trung cấp
52
17.3
17.3
54.0
Cao đẳng, đại học
110
36.7
36.7
90.7
Trên đại học
28
9.3
9.3
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
5.3.4. Nghề nghiệp người trả lời
Nghề nghiệp
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Làm ruộng
46
15.3
15.3
15.3
Nghề thủ công
34
11.3
11.3
26.7
Buôn bán, dịch vụ
68
22.7
22.7
49.3
Viên chức Nhà nước
120
40.0
40.0
89.3
Hưu trí
32
10.7
10.7
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
5.3.5.Thu nhập bình quân (đơn vị: triệu đồng)
Thu nhập bình quân
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Từ 500 - 1000
76
25.3
25.3
25.3
Từ 1001 - 2000
78
26.0
26.0
51.3
Từ 2001 - 3000
86
28.7
28.7
80.0
Trên 3000
60
20.0
20.0
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
5.3.6. Nhóm tuổi người trả lời
Nhóm tuổi
N
%
% thực tế
% cộng dồn
Dưới 30
86
28.7
28.7
28.7
Từ 31- 40
110
36.7
36.7
65.3
Từ 41- 50
50
16.7
16.7
82.0
Từ 51- 60
26
8.7
8.7
90.7
Trên 60
28
9.3
9.3
100.0
Tổng
300
100.0
100.0
6. Khung lí thuyết
6.1 Các biến số
6.1.1. Biến số độc lập
Kinh tế (mức sống); Địa vị xã hội; Khoảng cách địa lí; Khả năng tiếp cận nguồn
thông tin y tế của người dân
6.1.2. Biến số phụ thuộc
BBĐXH trong tiếp cận các DVYT
6.1.3. Biến số can thiệp
Môi trường kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
Hệ thống chính sách y tế của Việt Nam
6.2. Sơ đồ khung lí thuyết
Môi trường kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
Hệ thống chính sách y tế
Kinh tế
(Mức sống)
Địa vị xã
hội
Khoảng
cách địa
lí
Tiếp cận
nguồn
thông tin y
tế
Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế
7. Luận cứ chứng minh
7.1. Luận cứ lí thuyết
- Các khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn
- Một số quan điểm lí thuyết xã hội học về BBĐXH
7.2. Luận cứ thực tế
- Những thông tin, số liệu liên quan đến đề tài thu thập được từ các công trình
nghiên cứu sẵn có từ trước
- Những thông tin, số liệu thu thập được qua khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên
cứu
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về lí luận
Luận văn chúng tôi vận dụng lí thuyết phân tầng xã hội và BBĐXH của Max
Weber để lí giải nguyên nhân dẫn tới BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân.
Đây là một trong những nỗ lực gắn kết lí luận với thực tiễn trong nghiên cứu. Đóng góp về
mặt lí thuyết của luận văn là sự vận dụng lí thuyết trong thực tiễn cụ thể một cách linh hoạt
và phù hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung những ý tưởng mới cho việc
nghiên cứu BBĐXH nói chung và BBĐXH trong tiếp cận các DVYT nói riêng ở nước ta
hiện nay.
8.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu “Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế” là nghiên cứu
đầu tiên về chủ đề này ở trên hai địa bàn phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội và
xã Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội. Với đặc thù là một nơi có tốc độ đô thị hóa và công
nghiệp hóa nhanh chóng, có thể đại diện cho nhiều nơi khác trong cả nước, các dữ liệu thu
được từ nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu có thể được khái quát và áp dụng lý giải về vấn
đề này ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự. Do vậy, nghiên cứu này
sẽ cung cấp thêm những bằng chứng khoa học góp phần giúp nhìn nhận và đánh giá một
cách khách quan hơn về các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề BBĐ trong tiếp cận các
DVYT.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách có một cái nhìn thực tế hơn về BBĐ trong tiếp cận các DVYT của người
dân hiện nay. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để góp phần làm giảm bớt sự
BBĐ trong tiếp cận các DVYT của người dân trên địa bàn khảo sát cũng như trên các địa
bàn tương tự.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài Lời cảm ơn, phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu
thành ba phần chính:
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; Sơ lược tình hình nghiên
cứu; Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài; Đối tượng, khách thể, phạm vi và
mẫu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên
cứu; Luận cứ chứng minh; và giới thiệu Cấu trúc luận văn.
PHẦN II. NỘI DUNG
Gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay
Chương 3. Nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch
vụ y tế của người dân hiện nay
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trình bày các kết luận nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ
quan quản lí y tế, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để giảm bớt tình trạng
BBĐXH trong tiếp cận các DVYT của người dân hiện nay.
References
1. Đặng Nguyên Anh (2007), Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt
Nam, Tạp chí Xã hội học số 1/2007
2. Trịnh Hòa Bình, Thu Sa (1995), Về CSSK và việc làm cho người nghèo ở Miền Nam,
Tạp chí Xã hội học, số 2/1995
3. Trịnh Hòa Bình (1998), Gia đình nông thôn và vấn đề CSSK cộng đồng, Nxb KHXH,
Hà Nội
4. Trịnh Hòa Bình (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2001), Sức khỏe và “hành vi đi tìm sức
khỏe” của cư dân nông thôn hiện nay – Những kiến nghị về chính sách (Qua nghiên
cứu một số cộng đồng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ), Hà Nội
5. Trịnh Hòa Bình, Nguyễn Đức Chính (2001), Mấy vấn đề cần quan tâm hiện nay của
hệ thống CSSK, TC Xã hội học, số 2/2001
6. Trịnh Hòa Bình, Đào Thanh Trường (2004), Vấn đề công bằng và khả năng cung cấp
dịch vụ sức khỏe sinh sản tại các BV tư hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 2/2004
7. Trịnh Hòa Bình và cộng sự (2007), Công bằng xã hội trong CSSK nhân dân ở nước
ta hiện nay trong cuốn Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tiến bộ xã hội và công
bằng xã hội ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Xã hội học, Đề tài Khoa
học cấp Bộ, Hà Nội
8. Bộ Y tế, Ngân hàng thế giới (2003), Báo cáo kết quả Điều tra Y tế Quốc gia
9. Bộ Y tế (2007), Báo cáo y tế Việt Nam 2006, Nxb Y học, Hà Nội
10. Bộ y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008, tài chính y tế ở Việt
Nam, Hà Nội
11. Nguyễn Thái Quỳnh Chi (2005), Y tế tư nhân trong CSSK người dân nông thôn hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Viện xã hội học, Hà Nội
12. Trần Thị Trung Chiến (2005), Về tình hình thực hiện các chính sách CSSK cho
người nghèo ở Việt Nam, Tạp chí Chính sách y tế, Số 9, ra ngày 15/12/2005
13. Trần Thị Trung Chiến (2006), Báo cáo y tế Việt Nam 2006 - Công bằng, hiệu quả,
phát triển trong tình hình mới, Bộ y tế, NXB Y học
14. Lưu Hoài Chuẩn và các cộng sự (2004), Đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sĩ
tuyến xã/ phường tại một số địa phương, Đề tài khoa học cấp Bộ 2002 - 2003, Viện
chiến lược và chính sách y tế, Hà Nội
15. Claude Evin (2004), Tính công bằng và cấp tài chính cho khu vực y tế trong các
nước đang chuyển đổi trong cuốn Vì một sự tăng trưởng và xã hội công bằng, Diễn đàn
Kinh tế Việt - Pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
16. Phạm Huy Dũng, Nguyễn Kim Chúc, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh
(1999), Viện phí và người nghèo ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà
Nội
17. Phạm Huy Dũng, Nguyễn Khánh Phương, Nguyễn Thị Kim Chúc (2001), Phân
tích khả năng chi trả cho y tế của người dân nhằm đề xuất mô hình huy động tài
chính y tế phù hợp, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội
18. Phạm Huy Dũng, Đoàn thị Kim Chúc, Hồ Đăng Phúc, Hoàng Văn Minh, Nguyễn
Xuân Thành (2002), Sự mất công bằng trong CSSK và trong việc sử dụng các DVYT ở
Ba Vì, Hà Tây,
19. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2008), Xã hội học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
20. Phạm Mạnh Hùng, Lê Văn Trọng, Lê Văn Truyền, Nguyễn Văn Thưởng (1999), Y tế
Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội
21. Phạm Mạnh Hùng (2004), Quản lí y tế, tìm tòi học tập và trao đổi
22. Trịnh Minh Hoan (2004), Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu trường hợp tại thành
phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
23. Lê Quang Hoành (2001), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và công bằng
trong KCB cho người nghèo, Tạp chí Chính sách y tế, số 3 ra ngày 15/08/2001
24. Đặng Bội Hương (2006), Đảm bảo CSSK cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam
và Trung Quốc, Nxb Y học
25. Đặng Bội Hương, BV huyện và việc tiếp cận dịch vụ KCB của người thu nhập thấp
ở nông thôn,
26. Goran Dahlgren, Chính sách y tế dựa trên cơ sở thực chứng,
27. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dânViệt Nam, Qua hai cuôc điều tra mức sống dân cư
Việt nam năm 1993, 1998, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
28. Đỗ Thiên Kính (Chủ nhiệm đề tài) (2007), BBĐXH ở khu vực nông thôn hiện nay
(qua cách tiếp cận BBĐ về cơ hội), Đề tài cấp Viện, Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Viện Xã hội học
29. Hoàng Văn Minh, Nguyễn Khánh Phương (2002), Chính sách hỗ trợ của nhà nước
trong chăm sóc sức khoẻ - nhìn từ phía người hưởng lợi, Báo cáo Điều tra Y tế quốc
gia, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
30. Ngân hàng Thế giới, Tổ chức SIDA Thụy Điển, Tổ chức AUSaid Úc và Đại sứ
quán Vương quốc Hà Lan phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam (2001), Việt Nam khỏe để
phát triển bền vững: nghiên cứu tổng quan ngành y tế Việt Nam
31. Ngân hàng phát triển châu Á, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ủy ban Châu
Âu, Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Ngân hàng Thế giới (2005), Báo cáo phát triển Việt
Nam 2006 công bằng và phát triển, Trung tâm phát triển Thông tin Việt Nam, Hà Nội
32. Ngân hàng phát triển châu Á, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ủy ban Châu
Âu, Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Ngân hàng Thế giới (2006), Báo cáo phát triển Việt
Nam 2007: Hướng đến tầm cao mới, Trung tâm phát triển Thông tin Việt Nam, Hà Nội
33. Ngân hàng phát triển châu Á, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ủy ban Châu
Âu, Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam
2008: Bảo trợ xã hội, Trung tâm phát triển Thông tin Việt Nam, Hà Nội.
34. Nguyễn Thế Phán (2002), Xã hội học, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội
35. Đỗ Nguyên Phương, Phạm Huy Dũng (2004), Xã hội hóa y tế ở Việt Nam, những
vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
36. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà
Nội
37. Nguyễn Khánh Phương (2002), Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK cho
người nghèo: Đánh giá chính sách Thu viện phí, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
38. Nguyễn Khánh Phương, Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh (2005), Quỹ KCB cho
người nghèo và tác động của Quỹ tới các hộ gia đình nghèo tại tỉnh Hải Dương và Bắc
Giang,
39. Phương Kiến Quốc, Phường Dịch Vọng Hậu sau 5 năm hình thành và phát triển,
40. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
41. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội – những đóng góp về
mặt lí luận và ứng dụng thực tiễn, Tạp chí Xã hội học, số 3.2005 (91)
42. Nguyễn Đình Tấn (1998), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
43. Phạm Vũ Nguyên Thanh (1994), Về cơ sở lí thuyết cho những nghiên cứu sức khỏe
và bệnh tật, trong sách Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội
44. Nguyễn Qúy Thanh và cộng sự (2001), Những tác động xã hội của viện phí không
chính thức, Tạp chí Xã hội học, số 3/2001
45. Nguyễn Đức Truyến, Dương Chí Thiện (2008), Những vấn đề lí luận và thực tiễn của
tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ,
Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học
46. UBND phường Dịch Vọng Hậu (2009), Báo cáo tóm tắt tình hình nhiệm vụ kinh tế
- xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Số:
102/ BC-UBND, ra ngày 13.11.2009
47. UBND xã Tân Lập, Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện KTXH năm 2009 Phương
hướng, nhiệm vụ KTXH năm 2010, ra ngày 27.11.2009
48. Trần Văn Tiến và cộng sự (2007), Đánh giá chính sách và tình hình thực hiện
chính sách BHYT ở Việt Nam, Bộ Y tế
49. Tổ chức Y tế thế giới (2000), Báo cáo về tình hình y tế thế giới năm 2000
50. Nguyễn Quốc Triệu (2008), Xây dựng hệ thống y tế công bằng - hiệu quả và phát
triển,