Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THỰC TRẠNG hệ THỐNG TRUNG GIAN tài CHÍNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.85 KB, 30 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thị
trường tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực kích thích nhất của toàn bộ
nền kinh tế, nhất là sau ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1996
và 2008 vừa qua. Vậy, các tổ chức tài chính trung gian là gì mà lại có vai trò chi
phối quan trọng như vậy đến nền kinh tế toàn cầu? Như ta đã biết, các trung gian
tài chính đã xuất hiện từ khoảng 3500 năm trước công nguyên với sự ra đời của
một số ngân hàng sơ khai. Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tính thiếu hoàn
hảo của thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp – đã không đáp ứng được nhu
cầu vốn khổng lồ trong nền kinh tế. TGTC đã khắc phục được những hạn chế của
kênh dẫn vốn trực tiếp và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của hệ thống tài chính
– kênh dẫn vốn gián tiếp. Một nền kinh tế lành mạnh và sôi động cần đến một hệ
thống tài chính để chuyển vốn từ những người có tiền để dành tời những người có
cơ hội đầu tư sinh lợi. Nhưng hệ thống tài chính làm thế nào để chắc chắn rằng
đồng tiền tiết kiệm mà bạn phải khó khăn lắm mới có, được đưa tới Paula – nhà
đầu tư sinh lợi hơn là tới Benny – một kẻ ăn bám. Trong bài này, chúng ta sẽ có cái
nhìn tổng quan hơn về các tổ chức tài chính trung gian, các hoạt động và vai trò
của nó trong nền kinh tế cũng như thực trạng hệ thống các tổ chức tài chính trung
gian tại Việt Nam hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Cao Thị Ý Nhi đã giúp đỡ và hướng dẫn em
hoàn thành đề án này.

1


I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
I.1. Sự ra đời của hệ thống trung gian tài chính
I.1.1. Trung gian tài chính là gì?
I.1.1.1. Khái niệm
Trung gian tài chính là những tổ chức huy động vốn từ người có tiền tạm thời
nhàn rỗi và sử dụng vốn đầu tư đem lại lợi ích cho các bên khi họ giao dịch. Hoạt


động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là thông qua việc cung ứng các
dịch vụ tài chính thông qua hút khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng
cho những nơi có nhu cầu vốn.
Trung gian tài chính được nhìn nhận theo 2 cách:
Thứ nhất, với tư cách một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp
đó là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác
nhau giữa các TGTC với 1 doanh nghiệp thông thường. Ví dụ khi mua một sản
phẩm, với trung gian tài chính là sản phẩm tài chính thì sẽ phải đánh giá phân tích
những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Trong khi đó, một doanh nghiệp thông
thường không cần thiết phải làm như vậy khi mua một hàng hóa tiêu dùng hàng
ngày. Ngoài ra trong trung gian tài chính cũng có sự khác nhau về sản phẩm. Ví dụ
như ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ các tài khoản tiền nhàn rỗi trong
xã hôi, và khoản tiền đó có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng với loại hình bảo hiểm.
quỹ hưu trí, khoản tiền đóng góp để mua bảo hiển không được phép rút ra mà được
chi trả theo những điều khoản trong hợp đồng.
Thứ hai, với tư cách là một tổ chức huy động và cung ứng nguồn vốn trong
kinh tế, có thể hiểu như TGTC là chiếc cầu nối giữa hai chủ thể, giữa những
người có vốn nhàn rỗi với những người dư thừa về vốn. Tuy nghiên nhiệm vụ
trung gian của T GTC không chỉ dừng lại ở đó mà còn đóng vai trò trung gian
trong nhiều hoạt động khác như là phương tiện để nhà nước điều hành chính sách
tiền tệ khi cần thiết
Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu TGTC với tư cách là cầu nối
giữa người có vốn và người cần vốn.
2


-

I.1.1.2. Các tổ chức trung gian tài chính chủ yếu
Trung gian tài chính nhận tiền gửi

Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông
qua các dịch vụ nhận tiền gửi để cung cấp cho những chủ thể cần vốn dưới hình
thức các khoản vay trực tiếp. Các tổ chức này bao gồm các ngân hàng thương mại

-

và các tổ chức tiết kiệm.
Các trung gian đầu tư
Các trung gian đầu tư bao gồm ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính, quỹ đầu tư

-

tương hỗ và các công ty đầu tư mạo hiểm.
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là các trung gian tài chính có nguồn vốn hoạt
động được hình thành từ các hợp đồng, theo đó các tổ chức này nhận các khoản
đống góp theo định kỳ và thực hiện chi trả theo các trường hợp sự kiện xảy ra
trong hợp đồng. Loại hình tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng có các công ty bảo hiểm
và các quỹ trợ cấp hưu trí…
I. 1.2. Tổ chức tín dụng
I.1.2.1. Khái niệm
Theo luật Tổ chức tín dụng 2010, Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện
một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân
hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân

-

dân
I.1.2.2. Các tổ chức tín dụng
Ngân hàng: là doanh nghiệp thực hiện một , một số hoặc tất cả các hoạt động ngân

hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,

-

ngân hàng hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật TCDN, trừ các hoạt động
nhận tiền gửi của cá nhận và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản khách
hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác
3


-

Tổ chức tài chính vi mô: là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số
hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu

-

nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân: là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, các nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu

là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống
I.1.3. Phân biệt Trung gian tài chính và Tổ chức tín dụng
Hiện nay hai khái niệm TGTC và TCTD được sử dụng một cách không có hệ
thống, đôi khi gây ra sự lẩm tưởng của nhiều người rằng TGTC và TCTD là một ,
liệu TGTC và TCTD có phải là một không ? Em xin đưa ra một số quan điểm về

vấn để này.
Theo khái niệm đã đưa ở trên: TGTC là tổ chức trung gian giữa người có vốn và
người cần vốn bao gồm: gồm TGTC nhận tiền gửi, trung gian đầu tư và tổ chức tiết
kiệm theo hợp đồng. Còn TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hay tất cả
hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản. Như vậy ta có thể thấy các tổ chức tín dụng đều là các trung gian tài
chính, chỉ khác nhau về hoạt động theo từng loại hình.
Tuy nhiên ngược lại không phải tất cả các TGTC đều là TCTD. Đó là một số
trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Ví dụ: ngân hàng đầu
tư, công ty môi giới chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.
• Từ đây chúng ta có thể kết luận khái niệm trung gian tài chính mở rộng hơn, nó
bao trùm khái niệm tổ chức tín dụng.
I.2. Đặc trưng của hệ thống trung gian tài chính
I.2.1. Tạo ra tài sản tài chính và nguồn vốn
Để hiểu thêm đặc trưng này, chúng ta có thể lấy một ví dụ minh họa:
Một người có 100 đồng cho vay, khi cho vay trực tiếp thì người cho vay có tài
sản là 100 đồng, người đi vay có nguồn vốn là 100 đồng, tài sản = nguồn vốn.
Trong trường hợp cho vay qua trung gian tài chính, cụ thể là ngân hàng, người cho
vay cũng có 100 đồng tài sản, người đi vay có 100 đồng nguồn vốn nhưng trong
4


trường hợp này ta thấy bản thân trung gian tài chính đã tạo ra tài sản và nguồn vốn,
cụ thể là ngân hàng có tài sản là 100 đồng khi nhận tiền gửi vào và tạo ra nguồn
vốn 100 đồng khi cho vay đồng thời tự tạo ra tài sản qua khoản lãi kiếm được khi
cho vay. Lúc này tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong nền kinh tế sẽ là 200 đồng.
I.2.2. Kết nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người có nhu cầu về vốn
Nếu không có trung gian tài chính, người có vốn và người thiếu vốn phải gặp gỡ
trực tiếp, họ phải tự tìm kiếm thông tin về nhau cùng tình trạn thông tin bất cân
xứng đã dẫn đến chi phí giao dịch cao cùng với đó là rủi ro lớn. Với sự xuất hiện

của trung gian tài chính, người có vốn và người cần vốn không nhất thiết phải gặp
gỡ trực tiếo, với sự chuyên nghiệp của mình các trung gian tài chính sẽ làm giảm
chi phí giao dịch và quản lý rủi ro một các hiệu quả hơn bất cứ cá nhân nào trong
nền kinh tế. Do đó sẽ thuận tiện cho cả người có vốn và người cần vốn.
I.3. Vai trò và chức nang của hệ thống trung gian tài chính
I.3.1. Vai trò của hệ thống trung gian tài chính
Do hoạt động chủ yếu và thường xuyên của trung gian tài chính là tập hợp các
khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng cho những nơi có nhu cầu cao
về vốn, các trung gian tài chính đóng một vai trò quan trọng cho việc tài trợ vốn
cho nền kinh tế để đem lại lợi ích cho người cần vốn, thừa vốn, bản thân các trung
gian tài chính cũng như cho cả nền kinh tế.
Trung gian tài chính có 3 vai trò chính:
I.3.1.1.Vai trò trong việc giảm bớt chi phí
Khi tham gia thị trường tài chính, các chù thể phải đối mặt với 2 vấn đề chung
cần giải quyết đó là chi phí giao dịch và chi phí thông tin. Tuy nhiên khi giao dịch
thông qua trung gian tài chính, với tính chuyên nghiệp của mình, trung gian tài
chính có thể giải quyết được vấn đề này, tối thiểu hóa những chi phí phát sinh
trong giao dịch:
-

Chi phí giao dịch – Tracsaction cost

5


Nếu bạn là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi bạn cần tham gia đầu tư bạn sẽ phải đối
mặt với những khoản chi phí như chi phí môi giới, chi phí quản lý danh mục đầu
tư,… và nếu danh mục đầu tu của bạn càng nhiều khoản thì các chi phí ngày càng
lớn dẫn đến việc giảm đi lợi ích đầu tư. Tuy nhiên đối với các trung gian tài chính,
có khả năng huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế tập trung thành

nguồn vốn lớn, họ sẽ giảm được chi phí bỏ ra trên mỗi đồng vốn, hoặc với đội ngũ
nhân viên chuyên gia lành nghề họ có thể tư vấn hay tìm những cơ hội đầu tư tốt
nhất cho bạn. Qua đó, giúp các chủ thể tiết kiệm được chi phí giao dịch.
-

Chi phí thông tin – Information cost
Trong giao dịch, việc bất cân xứng thông tin là không thể tránh khỏi khi một bên
nắm ít thông tin hơn bên kia dẫn tới việc quyết định giao dịch không chính xác có
thể gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong luân chuyển vốn trên thị trường tài
chính.
Các trung gian tài chính là tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài
chính nên họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn so với những người cho vay
đơn lẻ, do đó họ sẽ thu thập, xử lý thông tin hiệu quả hơn, nhờ đó đánh giá được
mức độ rủi ro chính xác hơn. Đồng thời, họ có khả năng kiểm soát quá trình sử
dụng vốn của người đi vay, có thể giảm bớt những thiệt hại do rủi ro đạo đức gây
ra.
I.3.1.2.Vai trò giảm thiểu rủi ro
Trong hoạt động đầu tư gặp rất nhiều rủi ro như tỉ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
toán, rủi ro đạo đức. Với quy mô lớn, tính chuyên nghiệp, các trung gian tài chính
có thể đa dạng hóa các danh mục đầu tư cùng với các nghiệp vụ giám sát quá trình
sử dụng vốn của các chủ thể đi vay đã góp phần giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư
và chính bản thân các trung gian tài chính. Các nhà đài tư nhỏ lẻ khi đầu tư qua
trung gian tài chính sẽ đảm bảo được an toàn hơn so với việc đầu tư trên thị

6


trường tài chính trực tiếp, do đó họ có thể đầu tư phải những nơi không ổn định, rủi
ro cao dẫn đến mất vốn.
I.3.1.3.Vai trò là kênh gián tiếp giúp nhà nước can thiệp vào nền kinh tế

Trung gian tài chính còn đóng vai trò là phương tiện để nhà nước thực hiện
chính sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất
ổn. Ví dụ khi nền kinh tế phát triển chậm, suy thoái trì trệ, nhà nước có thể áp dụng
chính sách tiền tệ nới lỏng, qua việc mua chứng khoán của các ngân hàng thương
mại, khi đó một lượng cung tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế, tạo ra áp lực giảm
lãi suất, chi phí vay vốn giảm, kích thích kinh tế phát triển. Trong trường hợp
ngược lại, khi tăng trưởng quá nóng, làm phát tăng cao, nhà nước sẽ áp dụng chính
sách tiền tệ thắt chặt qua việc bán trái phiếu trên thị trường mở , làm giảm cung
tiền, tăng lãi suất, nền kinh tế qua đó tăng trưởng chậm lại, lạm phát giảm. Ngoài
ra với tín dụng thông qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp lưu
thông an toàn hơn.
Các trung gian tài chính có nhiều loại hình, mỗi loại hình có mục tiêu khác nhau
tùy theo mục đích hoạt động của mình, vớ ngân hàng thương mại đó là mục tiêu lợi
nhuận, NHTW có thể qua NHTM để can thiệp như trên. Ngoài ra một số trung gian
tài chính khác như ngân hàng chính sách đã đóng vai trò là kênh gián tiếp giúp nhà
nước điều chỉnh những ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện thời hạn vay đối với các
đối tượng chính sách của nhà nước về việc làm, dân số, xóa đói giảm nghèo…
I.3.2. Chức năng của các trung gian tài chính
Trung gian tài chính có 2 chức nang là chức năng là chức năng dẫn vốn và chức
năng kiểm soát
I.3.2.1. Chức năng dẫn vốn

7


Thị

trường tài chính trực tiếp và trung gian tài chính là 2 kênh dẫn vốn của hệ thống
tài chính. Trung gian tài chính cũng như thị trường tài chính trực tiếp thực hiện các
chức năng dẫn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người cần vốn. Tuy

nhiên trong khi ở thị trương tài chính trực tiếp người có vốn và cần vốn gặp nhau
trực tiếp thì thông qua trung gian tài chính người cần vốn va người có vốn không
cần gặp nhau trực tiếp, đặc biệt giúp vốn luân chuyển nhanh hơn.
Trong nền kinh tế, các tụ điểm về vốn là Chính Phủ, doanh nghiệp, hộ gia
đình…. Có những lúc những bộ phận này thiếu hụt, cần vốn như để tiêu dùng cá
nhân hay doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất hoặc chính phú có nhu cầu vốn do
thâm hụt ngân sách… nhưng cũng có lúc bộ phận này thừa vốn (các khoản tiết
kiệm của các hộ gia đình, chính phủ thặng dư ngân sách…). Chính vì thế luồng
vốn có thể luân chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thông qua thị trường tài
chính trực tiếp hoặc thông qua trung gian tài chính. Hai kênh này dẫn vốn này bổ
sung cho nhau làm cho vốn luân chuyển được dễ dàng và hiệu quả.
I.3.2.2. Chức năng kiểm soát
8


Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình để
giảm thiểu các nguy cơ lựa chọn đối nghịch và những rủi ro về đạo đức khi cho
vay.
Để thực hiện tốt chức năng này, các trung gian tài chính phải kiểm tra kĩ, thu
thập xử lý thông tin chính xác trước khi cho vay, định kì kiểm soát trong quá trình
cho vay và sau khi cho vay đối với các doanh nghiệp nói riêng – bộ phận đi vay
lớn nhất – và toàn bộ những đối tượng đi vay.

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT
NAM
Hiện nay, hệ thống trung gian tài chính Việt Nam đã phát triển đầy đủ 3 loại
hình chủ yếu, bao gồm: các trung gian nhận tiền gửi, trung gian đầu tư và các tổ
chức tiết kiệm theo hợp đồng. Tuy nhiêun, sự phát triền các loại hình công ty, tổ
chức trung gian tài chính trong mỗi loại là chưa thực sự đầy đủ, trong đó:
• Các trung gian nhận tiền gửi: hệ thống ngân hàng

• Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư
• Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm
II.1. Trung gian nhận tiền gửi - hệ thống NH Việt Nam
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tới tháng 11/2009 Việt Nam hiện có 5 Ngân
hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp. Ngân
hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng xuất nhập khẩu).
Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng
thương mại cổ phẩn, 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 10 Công ty tài chính, 13
Công ty cho thuê tài chính, 998 Quỹ tính dụng nhân dân cơ sở.
Dân số nước ta hiện nay ước khoản 86 triệu người, GDP khoản 65 tỉ USD, số
lượng các ngân hàng này hiện nay được xem là đông đảo với một thị trường tài
chính nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất
nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm
II.1.1. Sản phẩm cung ứng
9


Ngân hàng là loại hình thức tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và
cung cấp các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện nhiều
vai trò khác nhau trong nền kinh tế. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ
thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu,
thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh
tranh. Vậy ngày nay xã hội đòi hỏi những dịch vụ gì từ phía ngân hàng ? Trong
phần này chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quát về danh mục dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp.
II.1.1.1.Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng
• Thực hiện trao đổi ngoại tệ: lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân
hàng đầu tiên là trao đổi ngoại tệ. trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán
ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch
như vậy thường có độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn

cao.
• Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay ở thời kì đầu, các ngân
hàng đã chiết khấu những thương phiếu mà thực tế là cho vay đối vưosi các doanh
nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng
cho ngân hàng để lấy tiền mặt.
• Nhận tiền gửi: Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết
kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời
gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương
đối cao.
• Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực
hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản.
Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng
(ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền - đó là
hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá
trị cho khách hàng thường cho phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
10




Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ: Trong thời kì Trung Cổ và vào những năm
đầu cách mạng công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của
ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông
thường ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái
phiếu Chính phủ theo một tỉ lệ nhất định trên tổng lượng tiền mà ngân hàng huy

động được.
• Cung cấp các tài khoản giao dịch: Tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit)
- một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua
hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một

trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải
thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh
trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn.
• Cung cấp dịch vụ ủy thác: Từ nhiều năm nay , các ngân hàng đã thực hiện việc
quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương
mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ
quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service).
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả 2 loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá
nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
II.1.1.2. Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
• Cho vay tiêu dùng: trong lịch sử, hẩu hết các ngân hàng không tích cực cho vay
đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản vay tiêu dùng nói
chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng
trở nên có mức sinh lời thấp. Và rồi cạnh tranh khốc l iệt trong việc giành giật tiền
gửi và cho vay đã buộc cá ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một
khách hàng trung thành và tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng
tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng
nhanh nhất. Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do cạnh
tranh về tín dụng tiêu dùng ngày cảng trở nên gay gắt khi nền kinh tế đã phát triển
11


chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân
hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.
• Tư vấn tài chính: các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoat
động tư vấn tài cính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung
cấp nhiều dịch vụ tư vấn và tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài
chính cho các nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước
cho các khách hàng kinh doanh của họ.
• Quản lý tiền mặt: ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh

doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán
sinh lợi và tín dụng ngắn hạng cho đến khi khách hàng cần tiền mặt đề thanh toán.
• Dịch vụ thuê mua thiết bị: rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh
doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng quy
định yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê (mà
cuối cùng sẽ đủ để trang trải chi phí mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa
chữa và thuế.
• Cho vay tài trợ dự án: các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài
trợ cho chi phí xây dựng nhà may mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.
Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao nên chúng thường được
thực hiện qua một công ty đầu tư, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng,
cùng ovwsi sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro.
• Bán các dịch vụ bảo hiểm: từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín
dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khác hàng
vay vốn bị chết hay tàn phế.
• Cung cấp các kế hoạch hưu trí: Phòng ủy thác ngân hàng rất năng động trong
việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động,
đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã được nghỉ hưu hay tàn phế.
Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí (được biết như là IRAS và
Keogle) cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế
hoạch này cần đến.
12




Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: các ngân hàng bắt đầu bán
các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu,
chứng khoán, trái phiếu mà không cần phải nhờ đến người kinh doanh chứng


khoán.
• Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp: do ngân hàng cung cấp các tài khoản
tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử
dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư (investment products) đặc biệ là các tài khoản của
quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập
cao hơn tài khoản tiền gử I dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng
năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai (chẳng hạn
ngày nghỉ hưu). Ngược lại, quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được
quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các
chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (ví dụ: Tối đa hóa thu nhập hay đạt
được sự tăng giá trị vốn).
• Cung cấp dịchh vụ ngân hàng đầu tư và các ngân hàng bán buôn: ngân hàng
ngày nay theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ
ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn. Những dịch
vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán
chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành chứng khoán), cung cấp
công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng.
Các ngân hàng cũng dấn sâu vào thị trường đảm bảo, hỗ trợ các khoản nợ do chính
phủ và công ty phát hảnh để những khách hàng này có thể vay vốn với chi phí thấp
nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vay khác.
Tổng hợp các dịch vụ ngân hàng: Rõ ràng là không phải tất cả mọi ngân hàng
đều cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như danh mục dịch vụ mà chúng tôi đã miêu
tả ở trên, nhưng quả thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng.
Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại
13


dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh (Smart) đang được mở
rộng và cá dịch vụ mới ( như bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán) được tung ra
hàng năm. Nhìn chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp

tạo ra sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thỏa mãn
tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một
địa điểm. Thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hóa tài chính” ở kỷ nguyên hiện
đại, công việc hợp nhất các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán…
dưới một mái nhà chính là xu hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking
ở Mỹ, Canada, là Allginanz ở Đức, và là Bancassurance ở Pháp.
II.1.2. Tổng hợp đánh giá
II.1.2.1. Những thành tựu đạt được


Đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, nhờ đó đã thiết lập được một mạng lưới

cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế.
• Hai Luật ngân hàng có hiệu lực từ 1998 là bước tiến mới để củng cố, hoàn thiện cơ
sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng
này đã ngày một hoàn chỉnh và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Khuôn khổ thể
chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại
hình tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nược ngoài
đã từng bước được loại bỏ, chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín
dụng thương mại đã được tách bạch. Các NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự
chủ và chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được
nâng cao. Thị trường dịch vụ ngân hàng được phát triển an toàn và hiệu quả.
• Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh
tế, ước tính hàng năm chiếm khoản 16-18% GDP, gần 50 % vốn đầu tư toàn xã hội.
Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các nănm 2005 và năm 2006 ước tăng
khoản 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Tổng phương tiện thanh toán so với
GDP tăng từ 26,5% năm 1001 lên 75,2% năm 2004, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt
14



so với tổng phương tiện thanh toán giảm từ 31,6% năm 1991 xuống 20,6% năm
2004 và 18% năm 2005.v.v… Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho
tăng trưởng, phát triển và ổn định kinh tế trong những năm qua.
• Chính sách tiền tệ (CSTT) được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường
và phù hợp với thông lệ quốc tế. các công cụ gián tiếp điều hành CSTT đã được
hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái được áp dụng linh
hoạt theo cơ chế thị trường. Chính sách tín dụng được mở rộng và đổi mới theo
hướng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế , doanh nghiệp
và mọi đối tượng dân cư.
• Hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ cho các
NHTMNN, xử lý nợ xấu (hiện tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ gần 10%
trong những năm 90 xuống còn khoản 3,1%), đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống
trên cơ sở công nghệ hiện đại, nối mạng và thanh toán điện tử
II.1.2.2. Vấn đề còn tồn tại
Tuy nhiên bên cạnh những thành tự đáng được ghi nhận nêu trên, hệ thống ngân
hàng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được khắc phục để hội nhập được tốt, có
khả năng cạnh tranh cao trong môi trường quốc tế. Những vấn đề đặt ra trong thời
gian tới:


Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa
định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng nề về dịch vụ ngân hàng truyền

thống.
• Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là
khối các tổ chức tín dụng nhà nước. Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tư xây dựng cơ
bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng dư nợ.
• Tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên. Mặc
dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng,
nhưng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và

điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề
15


vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số
doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu không được tiếp tục
vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ dẫn
đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.
• Các công cụ điều tiết chính sách lãi suât của Ngân hàng nhà nước (NHNN) còn
cần phải bàn và còn bất cập nên tác dụng điều tiết chưa cao. Do đó, khi lãi suất thị
trường lên cao trong khi vốn khả dụng của các NHTM dư thừa, NHNN thiếu khả
năng can thiệp để điều tiết mặt bằng lãi suất.
• Cơ cấu hệ thống tàic hính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng, ngân hàng vẫn là
kênh cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi
có kì hạn trên 1 năm tài các NHTM chiếm tỉ lệ thấp, khoảng 30%, còn lại là ngắn
hạn dưới 1 năm chiếm tới 70%. Trong khi đó, tỉ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện
đã ở mức trên 40% và đang có sức ép tăn lên với quá trình công nghiệp hóa đất
nước. Tính cung vả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn huy động ngắn hạn chuyển cho
vay trung và dài hạn chiếm tới khoản 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. Kinh
nghiệm quốc tế cho thấy, đối với các nước đang phát triển, kinh tế vĩ mô chưa thực
sự ổn định, độ tin cậy của đồng tiền còn thấp, huy động vốn dài hạn khó khăn….
Chính phủ đều có chính sách cho phép sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn
để cho vay trung và dài hạn, đồng thời áp dụng một số chính sách hỗ trợ để đảm
bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trên phải có một giới
hạn nhất định. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện
nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy
cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống.
• Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn bằng ngoại tệ còn
chưa cao như mong muốn và chưa chuyển được nhiều thành vốn tín dụng phục vụ
cho sản xuất kinh doanh

• Phần lớn vốn của các NHTM Việt Nam đều thấp nên khả năng thanh khoản và tính
bền vững của hệ thống chưa được cao. Hệ thống NHTMNN chiếm đến trên 75%
16


thị trường huy động vốn đầu tư và trên 73% thị trường tín dụng, sức ép cạnh tranh
còn thấp. Các NHTMCP, quỹ tín dụng quá nhỏ bé và yếu kém đang là điểm dễ bị
tổn thương nhất của hệ thống. Có một số công ty tài chính và quỹ tài chính được
thành lập nhưng mới bắt đầu hoạt động.
• Các ngân hàng chưa mở rộng và thay đổi phương thức kinh doanh, năng lực thẩm
định dự án thấp. Tình trạng này một phần do thị trường tài chính chưa phts riển và
các khuôn khổ pháp luật, kế toán và quản lý không đầy đủ, nhưng chủ yếu là do
thiếu sự cạnh tranh, điều kiện tạo ra rất ít động lực cho các ngân hàng cải thiện
chất lượng hoạt động.
• Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính,
cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử bình đưangr như những
ngân hàng trong nước sẽ tạo ra những sức ép lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng
trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin
có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho quá trình phân tích, dự báo tình hình tiền
tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
• Nhiều tổ chức tín dụng chưa xây dựng quy trình và thực hiện quản lý tập trung đối
với những rủi ro thanhh khoản thông qua việc xây dựng phân tích kì hạn. việc quản
lý rủi ro thanh khoản hầu như chỉ thực hiện ở những chi nhanh đơn lẻ, do đó khi
xuất hiện những biến động bất thường, một số NHTM luôn phải đối mặt với những
nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời toàn hệ thống.
• Phần lớn các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được quy trình tập trung tại hội sở
chính đối với rủi ro về tỷ giá và kinh doanh ngoại hối, quy trình quản lý trạng thái
ngoại hối chưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa có những giải pháp hiệu quả để hạn
chế tác động của những rủi ro này khi có sự biến động bất lợi về lãi suất và tỷ giá.
Bên cạnh đó một số tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối không cháp

hanh các giới hạn về trạng thái ngoại tệ, báo cáo thiếu trung thực, đầu cơ trong khi
kinh doanh không kiểm soát được rủi ro tỷ giá. Vì vậy, khi phải đối mặt với sự biến
động của thị trường đã gây tổn thất cho chính tổ chức tín dụng.
17


II.2. Trung gian đầu tư
II.2.1. Công ty tài chính
Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi
này các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay,
điều kiện giải ngân…. Sẽ rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời
của các công ty tài chính, cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị
trường tài chính.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh
tế Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những tập đoàn, tổng công ty
Nhà nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện
lực, Công ty tài chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, công
ty tài chính Cổ phần Dầu khí….
Các công ty tài chính với ưu thế nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã liên
tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư
tài chính…
Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung
ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính
lại trực thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của
Nhà nước.
Năm 2008 khi các tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành
nghề chính đều thua lỗ trong khi phần thu lãi lại xuất phát từ đầu tư tài chính.
Trong khi đó, các Tổng công ty tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu”
thiếu vốn đầu tư cho các dự án thì vẫn thành lập ra hàng loạt các công ty tài chính
để nhẳm mục đích đầu tư tài chính.

II.2.2. Công ty chứng khoán
Tính từ khi ra đờim số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng về số
lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào
hoạt động với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới hơn 61
18


công ty chứng khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có
hơn 100 Công ty chứng khoán đang hoạt động.
Các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều
lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng
khoán đã góp phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phẩn hóa các doanh nghiệp.
Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40%
GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ các công ty chứng khoán đã giúp các doanh
nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định
và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn.
II.2.3 Quỹ đầu tư
II.2.3.1. Quỹ đầu tư chứng khoán
Một số quỹ đầu tư chứng khoán vào cổ phiếu, các công ty cổ phần

19


Hiện nay có khoản 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán
Việt Nam, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và
Dragon Capital như Vietnam Oppoturnity Fund (VOF), Vietnam Ifrastructure Ltd
(VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL)
và Vietnam Dragon Fund (VDF). Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài
chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán
Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48, 4% của VN

– Index. Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147
triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, ba quxy do
Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD.
Tuy nhiên mức răng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn
cử là 3 quxy do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF –
Vietnam Lotus Fund, VEEF – Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam
Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt
động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ
VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức năng NAV 98,3%.
II.2.3.2. Quỹ đầu tư bất động sản

20


Nhóm quỹ đầu tư vào bất động sản trong năm 2009 cũng gặt hái ít nhiều thành
công, nhưng chỉ tập trung ở một vài quỹ có chiến lược thích hợp với tình hình thị
trường BDS không mấy khởi sắc năm qua. Đó là chiến lược nhắm đến các dự án
“đất sạch”, đặc biệt là các dự án chung cư, phân khúc có nhu cầu luôn ổn định bất
chấp thị trường BĐS đang vào “mùa” nào. Được LCF Rothschild xếp đầu bảng là
tân binh VPH (Vietnam Property Holding) của Saigon Asset Management (Sam),
hoạt động chính thức vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 12,9%. Quỹ bất động
sản VPF của Saigon Dragon Capital đứng thứ hai với mức tăng trưởng NAV là
9,5%. Trong khi đó, quỹ VNL của VinaCapital chỉ ở mức tăng trưởng -14,4% khi
đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp gồm các dự án cao ốc văn phòng và khách
sạn, hướng đầu tư không phù hợp bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang trong thời
điểm “tạo dấu ấn” năm 2009. Tuy nhiên trogn tình hình thị trường tài chính có
nhiều bất ổn thì tiềm năng tăng trưởng của nhóm quỹ đầu tư BĐS là rất lớn trong
năm 2010.
II.3. Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng- công ty BH
21



II.3.1. Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây
II.3.1.1. Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam:
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng
việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thì điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp
lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản
thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Trong năm 1999 đã cấp giấy phép cho 3 doanh
nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG- nay là Daiichi Life, sau đó là
AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life… với sự
gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thì trường bảo
hiểm Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về qui mô, sản phẩm, chất lượng dịch
vụ và tính chuyên nghiệp. đến nay, trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp hoạt
động với quy mô lớn trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Hiện nay, một số các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn có thể kể đến như
Bảo Việt , Bảo Minh, Manulife, Prudential và AIA với quy mô hoạt động rất lớn
trên khắp các tỉnh thành và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý trong thời gian gần đây như
sau:
-

Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thiij trường
đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và cuối năm 2009 đạt 16.485 tỷ ddooongf
(bằng 4,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã
cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc luân
chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, từ đó khẳng định vị thế quan trọng của mình
trong nền kinh tế nước ta.

-


Về sản phẩm: đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng
sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và
gần đây nhất là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).
22


Rất nhiều các sản phẩm đa dạng của bảo hiểm nhân thọ đã được cung cấp trên
thị trường như:
-

Bảo hiểm tử kỳ (bảo hiểm tử vong)

-

Bảo hiểm sinh kỳ (bảo hiểm trong trường hợp sống)

-

Bảo hiểm trọn đời- bảo hiểm hỗn hợp…
Việc cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng này đã tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho
công chúng, góp phần thu hút được nguồn tiền tiết kiệm và nguồn vốn trong nền
kinh tế.
Sự phát triền của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu
tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo cơ sở cho sự ra đời của các
sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các
sản phẩm tín dụng khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản
phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng
khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu ủy thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên
nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát

triển của sản phẩm liên kết đơn vị (unit linked).
Số lượng người mua bảo hiểm nhân thọ không ngừng tăng qua các năm, tỷ lệ
thuận với dân số của nước ta ngày càng tăng nhanh. Sở dĩ số lượng người mua bảo
hiểm tăng lên cũng vì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, những
khoản tiền tiết kiệm được dành để mua bảo hiểm.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, mặc dù đã tiếp cận và tham
gia nhiều vào các hoạt động bảo hiểm trên phạm vi thế giới, nhưng sự ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam là không quá lớn, điều này cũng giúp cho
ngành bảo hiểm tại Việt Nam có cơ hội phát triển trong tương lai.
II.3.1.2. Bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phát triển thực sự sôi động kể từ sau năm
1993 với phí bảo hiểm tăng rất nhanh từ 1000 tỷ đồng vào năm 1995 tăng lên 3070
23


tỷ đồng vào năm 2002; cho tới nay thì doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng
với gấp nhiều lần so với những năm đầu, đây cũng là một trong những loại hình
bảo hiểm thu hút được nguồn tiết kiệm lớn trong dân cư.
Những năm gần đây, các sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ liên tục được đổi
mới và để đáp ứng nhu cầu lớn từ dân cư. Các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
cung cấp chủ yếu liên quan đến các rủi ro thông thường như tại nạn, phá hủy tài
sản, cháy nổ… chính vì đặc điểm của các loại hợp đồng này là các rủi ro xảy ra
khó có thể lường trước được khi nào và số tiền chi trả, nên các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ thường ưu tiên cho hoạt động đầu tư ngắn hạn và vào những tài sản có
tính lỏng cao.
Có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp bảo hiểm phi
nhân thọ với quy mô lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO,PTI…
Kết quả kinh doanh quý 1/2010:
ST
T


Tên doanh
nghiệp

1

Bảo Việt

2

PVI

3
4

Bảo Minh
PJICO

5
6

PTI
VM
Tổng doanh thu

Doanh thu BH gốc
Q
QI/200 %
I/2010 9
tăng

936.0
822.0
12.7
%
883.3
709.3
14.5
%
665.5
446.6
19%
332.2
214.6
51.8
%
117.6
75.5
55.9%
99.2
60.7
63.4
%
3,965.1 2,992.1 32.5
%

Thị
phần
(%)
33.3%


Bồi
thường
32.3

Tỷ lệ
bồi
thường
(%)
35.0%

22.3%

179.4

20.3%

16.8%
8.3%

186.2
123.0

28.0%
37.0%

3.0%
2.5%

33.7
19.9


38.7%
30.0%

100%

1,153.6

29.1%

Theo bảng số liệu thì ta có thể thấy doanh nghiệp Bảo Việt có thị phần trên thị
trường lớn nhất, chiếm 23,3% (kinh doanh cả BHNT và BHPNT). Cùng với đó,
24


tổng doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 3965,1 tỷ đồng đã góp phần
làm tăng trưởng nền kinh tế, giúp cho dòng vốn luân chuyển hiệu quả hơn.
Để có thể so sánh một cách chi tiết sự phát triển nhanh chóng của các doanh
nghiệp BH trong những năm gần đây ta có thể nhìn vào đồ thị sau:

Nhìn qua về đồ thị thì chúng ta thấy sự cạnh tranh của các DN BHPNT những
năm gần đây đang tăng cao và sự đồng đểu giữa các DN cũng ngày càng được cải
thiện.
BHPNT từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ BHPNT hỗn hợp mang tính
chất vừa BH vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ
trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia BH chưa lớn, số hợp đồng tham
gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng đã mở thêm cho người đầu tư
25



×