VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 11
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Thời gian làm bài 90 phút)
Năm học 2014 - 2015
Câu 1: (1,0 điểm)
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ ntn? Trong canh
tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật nào?
Câu 3: (4,5 điểm)
a. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao?
b.Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác
dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó?
c. Nhịp tim của người trưởng thành trung bình 78 lần/phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của
các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi.
Câu 4: (2,5 điểm)
Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau:
Thứ tự
thí nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
Enzim
Amilaza
Amilaza
Pepsin
Pepsin
Pepsin
Pepsinogen
Lipaza
Lipaza
Cơ chất
Tinh bột
Tinh bột
Lòng trắng trứng
Dầu ăn
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng
Dầu ăn
Lòng trắng trứng
Điều kiện thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
pH
37
97
30
37
40
37
37
37
7-8
7-8
2-3
2-3
2-3
12-13
7-8
2-3
a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.
b. Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1 và 2
- Thí nghiệm 3 và 5
- Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7
- Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8
Câu 5 (2.5 điểm)
Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng? Vai trò của vòng đai
Caspari.
Câu 6 (2.5 điểm)
a. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích
giảm thiểu cường độ hô hấp.
b. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
Câu 7 (5 điểm)
So sánh quang hợp ở 3 nhóm thực vât C3, C4 và CAM
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
……………Hết……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
Môn: Sinh học lớp 11
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Thời gian làm bài 90 phút)
Năm học 2013 - 2014
Câu 1 (1 điểm)
1
a *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước……………. 0,25
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu
0,25
cao………………
0,25
b - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu
lớn…
0,25
* Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu
oxi……………………
Câu 2 (2 điểm)
- Bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước chủ động của hệ rễ:
+ Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian sau ở mặt
cắt rỉ ra các giọt nhựa; chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nước chủ động.
+ Hiện tượng ứ giọt: úp chuông thủy tinh lên cây nguyên vẹn sau khi tưới đủ
nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nước. Sự thoát hơi nước bị ức chế,
nước tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí chứng tỏ cây hút và đẩy nước chủ động.
- Biện pháp kỹ thuật để cây hút nước dễ dàng:
Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho quá trình hút nước
chủ động.
Câu 3 (4.5 điểm)
a. Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. (0,25 điểm)
Giải thích: Vì huyết áp là áp lực máu do tim co bóp tĩnh mạch chủ xa tim nên trong
quá trình vận chuyển máu do ma sát với thành mạch và giữa các tiểu phân tử máu với
nhau đã làm giảm áp lực máu. (0,50 điểm)
b. Vận chuyển máu:
- Nhanh nhất ở động mạch. 0,25 điểm
Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt
động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết (0,5 điểm)
- Chậm nhất ở mao mạch. 0,25 điểm
Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào. (0,25 điểm)
c. - Thời gian của 1 chu kì tim = 60 giây: 78 lần = 0,8 giây 0,5 điểm
- Tỉ lệ các pha trong 1 chu kì tim là: Pha co tâm nhĩ: pha co tâm thất: pha dãn chung
= 1: 3: 4 0,25điểm
=> pha co tâm nhĩ là 1/10 giây = 0,1 giây
0,25 điểm
pha co tâm thất là 3/10 giây = 0,3 giây
0,25 điểm
pha dãn chung là 4/10 giây = 0,4 giây
0,25 điểm
Vậy thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là: 0,8 - 0,1 = 0,7 giây 0,25 điểm
thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là: 0,8 - 0,3 = 0,5 giây
0,25 điểm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 4 (2.5 điểm)
a. Sản phẩm được sinh ra: (đúng 2 ý cho 0,25 điểm)
TN1: Mantô
TN4: Không biến đổi
TN2: Không biến đổi
TN5: Axít amin
TN3: Axít amin
TN6: Không biến đổi
TN7: Glyxêrin + axít béo
TN8: Không biến đổi
b. (1,0 điểm): Mục tiêu của các thí nghiệm: (đúng 1 ý cho 0,25 điểm)
- Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng
o
37 C). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy.
- Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc tác cơ chất của
enzim càng tăng (trong giới hạn).
- Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi
trường có độ pH xác định.
- Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ
chất) nhất định.
Câu 5
Con đường hấp thụ nước ở rễ (2.5 điểm)
0,25
* 2 con đường:
0, 25
+ Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào
của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ
0,25
+ Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): nước từ đất vào lông hút
=> CNS và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ
* Đặc điểm:
0.25
Qua thành TB – gian bào
Qua CNS – không bào
0.25
+ Ít đi qua phần sống của TB
+ Đi qua phần sống của tế bào
+ Không chịu cản trở của CNS
+ Qua CNS => cản trở sự di chuyền
0.25
của nươc và chất khoáng.
+ Tốc độ nhanh
+ Tốc độ chậm
0.5
+ Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng + Không bị cản trở bởi đai Caspari
đai Caspari cản trở => nước đi vào
trong TB nội bì.
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và
điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan. 0.5đ
Câu 6
a. Vì:
- Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ 0.25đ
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ
hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. 0.25đ
- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi sinh vật
gây hại phá hỏng sản phẩm 0.25đ
- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2
giảm nhiều -> môi trường kị khí – sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. 0.25đ
* Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. 0.5đ
b. Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ ->
tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết 1,0đ
Câu 7 (5 điểm)
- Những điểm giống nhau:
+ Có pha sáng giống nhau: Đều quan phân ly nước tạo ATP và giải phóng oxy. Giai
đoạn quang hóa dều tạo ATP, NADPH cung cấp cho pha tối. 0.5đ
+ Đều sử dụng năng lượng và lực khử do pha sáng cung cấp 0.25đ
+ Pha tối đều là những phản ứng men cố định CO2 tổng hợp chất hữu cơ 0.25đ
- Những điểm khác nhau 4,0đ
Đặc diểm
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đại diện
Lúa, rau, khoai…….
Các cây sống ở vùng
Các cây sống ở vùng khô
nhiệt đới (Ngô, mía, cao hạn (Xương rồng, thanh
lương……)
long……)
Chất nhận
Hợp chất 5C
CO2 đầu
RiDP(Ribuluzodriphotp PEP(Photphoenolpiruvat) PEP(Photphoenolpiruvat)
tiên
hat)
Sản phẩm
APG(Axit phot
AOA(Axit oxaloaxetic)
AOA(Axit oxaloaxetic)
cố định CO2 phoglixeric)
đầu tiên
Không gian Lục lạp của tế bào mô
Lục lạp của tế bào mô
Lục lạp của tế bào mô
thực hiện cố giậu
giậu và tế bào bao bó
giậu
định CO2
mạch
Các giai
- Giai đoạn cố định CO2 - Giai đoạn cố định CO2 - Giai đoạn cố định CO2
đoạn
- Giai đoạn khử CO2
- Giai đoạn khử CO2
- Giai đoạn khử CO2
Thời gian
Ban ngày
Ban ngày
Giai đoạn 1 vào ban đêm
cố định CO2
Giai đoạn 2 vào ban ngày
Năng suất
Trung bình
Cao
Thấp
sinh học