Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUẢN-LÝ-CHẤT-THẢI-NGUY-HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 5 trang )

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
I.POPs
Khái niệm: Pops được dùng để chỉ nhóm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong môi
trường.

1.Đặc tính:
- Độc tính cao: được chứng minh là có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và sức
khỏe cộng đồng.
Khó phân hủy: bền vững cao đối với quá trình phân hủy tự nhiên, tồn tại trong
một thời gian dài khi phát thải vào môi trường;
Khả năng di chuyển phát tán xa: có thể di chuyển xa khỏi nguồn phát thải ban đầu
theo gió, các dòng chảy hay nhờ vào các loài di cư.
Khả năng tích tụ sinh học cao: hấp thụ dễ dàng vào các mô mỡ và tích tụ trong cơ
thể của các sinh vật sống (tích tụ sinh học) theo chuỗi thức ăn
2.Ảnh hưởng
• con người: Đối với con người, các hóa chất BVTV POP là nguyên nhân trực tiếp
gây nên các bệnh ung thư, các bệnh về da, ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh
sản, sự phát triển, hệ thần kinh, tuyến nội tiết và hệ miễn dịch.Hóa chất BVTV
POP gây nên những dị tật bẩm sinh, sụt giảm dân số ở con người.
• Môi trường:Gây ô nhiễm môi trường đất , nước, không khí
3.Nguồn gốc phát sinh:
Các chất ô nhiễm hữu cơ bền xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, có thể kể
đến như:
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kho lưu trữ thuốc trừ sâu (đặc biệt là
các loại thuốc trừ sâu trong nhóm POPs hết hạng sử dụng) và một số loại
thuốc trừ sâu đang sử dụng.
- Kho chứa PCBs ở các khu công nghiệp, dầu thải, hoá chất trong ngành
công nghiệp giấy (giấy photocopy, mực in,), trong thực phẩm, các thiết bị của


ngành điện (đèn huỳnh quang, tụ điện, dầu biến thế), các chất phụ gia trong


ngành công nghiệp sơn, mỹ phẩm, chất dẻo, chất làm tăng độ dẻo của các sản
phẩm công nghiệp (chủ yếu trong ngành sản xuất nhựa).
- Dầu mỡ trong các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, hoạt động khai thác
dầu, chất thải của ngành công nghiệp lọc dầu.
- Các quá trình đốt cháy hở, bãi rác, nguồn đốt chất thải từ khu dân cư, chất
độc hoá học thải vào môi trường trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam
(Dioxin).
- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải và một số ngành công nghiệp.
- Các nhà máy sản xuất hoá chất.
- Chất ô nhiễm trong chuỗi thức ăn.
- Lò đốt chất thải.
- Phòng thí nghiệm nghiên cứu.
- Do hoạt động của núi lửa, cháy rừng.
- Lò hơi CN và các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.
- Hoạt động khai thác dầu, rác thải của ngành CN lọc dầu
4.Biện pháp khắc phục
Để hạn chế tối đa những rủi ro đối với sức khoẻ người dân, bên cạnh việc quản lý các
điểm ô nhiễm và thử nghiệm các công nghệ xử lý đối với đất ô nhiễm, ngay lúc này, mỗi
cá nhân cần nâng cao nhận thực để hiểu biết đúng về mức độ nguy hiểm của hóa chất
BVTV POP từ đó có ý thức ngăn chặn sự gia tăng nguồn tồn lưu POP, tự bảo vệ sức
khoẻ bản thân, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của toàn xã hội.
II.CHÌ
1.Khái niệm: Chì là 1 loại kim loại có màu sang xanh, kiểu lập phương tâm diện,thuộc
nhóm kim loại nặng.


2.Đặc tính: Rất mềm,dẻo,nặng và có thể tạo hình,độ bền hóa học trong môi trường axit
tốt do tạo được màng bảo vệ vững chắc.Chì có khả năng tạo hợp kim với nhiều kim loại
màu khác.
3.Ảnh hưởng

Con người:
- Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ
enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo
huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận,
cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi
xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.
- Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị nhiễm chì.
- Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển
hoá vitamin D.
Môi trường:
4.nguồn gốc phát sinh:
-

Do các chất thải rắn chứa chì từ hoạt đông của con người như khai khoáng, chôn
lấp rác thải…

-

Chì trong khoáng chất tự nhiên

-

Lắng đọng chì từ khí quyển

-

Từ hoạt động sản xuất trong công nghiệp, trong xây dựng.

5. biện pháp
-


Hạn chế sử dụng xăng pha chì

-

Áp dụng những biện pháp xử lý chất thải

-

Thay thế các vật liệu có chứa chì

-

Chữa nhiễm độc chì bằng các tác nhân có khả năng liên kết mạnh với chì.


III. THỦY NGÂN
Thủy ngân: là kim loại chuyển tiếp, nặng, có dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
1.Đặc tính:
-

Có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt

-

Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại

-

Thủy ngân rất độc có thể gây chết ngườikhi bị hiễm độc qua đường hô hấp.


2. nguồn gốc phát sinh:
• Các công nghệ trong công nghiệp
-

Sản xuất và sửa chữa các thiết bị điện tử

-

Sản xuất clo,NaOH

-

Việc đốt hay vùi lấp các chất thải đô thị

• Các ứng dụng y học kể cả trong quá trình sản xuất và bảo quản vacxin
-

Nha khoa

-

Công nghệ thẩm mĩ

• Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến các hợp chất của thủy ngân
và lưu huỳnh
• Công nghệ xử lý hạt giống chống nấn và sâu bệnh
3. Ảnh hưởng
-


Thủy ngân là nguyên tố lỏng ít độc nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó lại rất
độc và là nguyên nhân gây các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít
phải hay ăn phải. Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong

-

Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng tới
miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não
và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi.

4. Biện pháp
Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy
nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó


phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí.
Ngoài ra, một số ôxít có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi ngay lập tức
mà không để lại dấu vết.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×