Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.87 KB, 29 trang )

DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH
CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
THÔNG QUA BẢO TỒN, KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG VÀ TỔNG HỢP
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN XÃ HƯƠNG PHONG

TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
NUÔI XEN GHÉP MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN

Tư vấn: Kỹ sư Trần Hưng Hải Phòng Kinh Tế thị xã Hương Trà

Huế, 7/2012


Mục lục
1

MỞ ĐẦU: .......................................................................................... 1

1.1

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2

Cơ sở lý luận của nuôi xen ghép ......................................................................... 1

2

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI NUÔI PHỔ BIẾN 2


2.1

Cá Kình:.............................................................................................................. 2

2.2

Cá Dìa : .............................................................................................................. 3

2.3

Cua Xanh:........................................................................................................... 4

2.4

Cá Đối : ............................................................................................................... 5

2.5

Cá Nâu: ............................................................................................................... 7

2.6

Tôm Sú : ............................................................................................................. 9

3

KỸ THUẬT NUÔI XEN GHÉP ..................................................... 11

3.1


Chọn ao............................................................................................................ 11

3.2

Cải tạo ao .......................................................................................................... 11

3.2.1

Đối với ao mới đào: ........................................................................................... 11

3.2.2

Đối với ao cũ: .................................................................................................... 12

3.2.3

Diệt tạp: ............................................................................................................. 12

3.2.4

Bón phân gây màu nước:.................................................................................... 12

3.3

Chọn và thả giống:............................................................................................ 13

3.3.1

Chọn giống: ....................................................................................................... 13


3.3.2

Đối tượng nuôi, mật độ thả: ............................................................................... 13

3.3.3

Phương pháp thả giống: ..................................................................................... 14

3.4

Chăm sóc và quản lý ......................................................................................... 15

3.4.1

Thức ăn:............................................................................................................. 15

3.4.1.1

Đối với nguyên liệu khô .................................................................................. 15

3.4.1.2

Đối với loại nguyên liệu tươi kết hợp nguyên liệu khô: ................................... 16

3.4.2

Cho ăn: .............................................................................................................. 17

3.4.3


Quản lý môi trường nước ................................................................................... 18

3.5

Phòng và trị bệnh.............................................................................................. 19

3.5.1

Nguyên tắc chung .............................................................................................. 19

3.5.2

Một số bệnh thường gặp:.................................................................................... 20

3.5.2.1

- Đối với tôm Sú : ........................................................................................... 20
i


3.5.2.2

Đối với cá....................................................................................................... 21

3.5.2.3

Đối với cua:. .................................................................................................. 22

3.6


Thu hoạch:........................................................................................................ 25

4

Tài liệu tham khảo .......................................................................... 25

Danh mục các bảng
Bảng 1: Loại đất và liều lượng bón vôi khử chua.............................................................. 12
Bảng 2: Mật độ thả giống của các đối tượng trong ao nuôi ghép ...................................... 14
Bảng 3: Các công thức phối trộn thức ăn cho nguyên liệu thô .......................................... 15
Bảng 4: Công thức phối trộn cho nguyên liệu tươi kết hợp nguyên liệu khô ..................... 16
Bảng 5: Các biện pháp xử lý để cải thiện chất lượng nước ao nuôi ................................... 18
Bảng 6: Một số bệnh thường gặp ở tôm Sú ....................................................................... 20

Danh mục các hình ảnh
Ảnh 1: Cá Kình (Siganus canaloculatu) ............................................................................. 3
Ảnh 2: Cá Dìa (Siganus guttatus) ..................................................................................... 4
Ảnh 3: Cua Xanh ............................................................................................................... 5
Ảnh 4: Cá Đối (Mugil spp.) ................................................................................................ 6
Ảnh 5: Cá Nâu (Scatophagus argus) .................................................................................. 8
Ảnh 6: Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius) ................................................................. 10
Ảnh 7: Thả cá giống ......................................................................................................... 13

ii


1 MỞ ĐẦU:
1.1 Đặt vấn đề
Nghề nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển từ những
năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc

biệt trong những năm đầu, nhờ nghề nuôi tôm mà nhiều hộ sống ở vùng ven
đầm phá Thừa Thiên Huế đã thoát nghèo và trở nên giàu có, bộ mặt nông thôn
các địa phương có nuôi trồng thủy sản đã thay đổi hẳn. Các cấp chính quyền
xem như là một phương thức sinh kế thay thế nhằm đảm bảo thu nhập và an
toàn lương thực cho ngư dân. Tuy nhiên do lợi nhuận lớn, việc phát triển nghề
nuôi bùng nổ ồ ạt vào năm 2000 – 2002. Do sự phát triển tự phát, thiếu quy
hoạch đã làm cho chất lượng môi trường ao nuôi ngày càng suy thoái, dịch
bệnh phát sinh làm cho tôm nuôi bị chết hàng loạt. Năm 2005 - 2006, tình hình
nuôi trồng thủy sản có xu hướng chuyển biến tốt hơn nhưng vẫn chưa giải
quyết triệt để dịch bệnh cho những vùng trọng điểm ô nhiễm. Năm 2006,
nhiều ngư dân đã bất lực trong vấn đề nuôi tôm, số ao hồ phải bỏ hoang vì
nuôi không có hiệu quả và thiếu vốn trầm trọng.
Trước tình hình đó nhiều hộ đã chuyển đổi từ hình thức nuôi chuyên
tôm, mật độ cao sang nuôi tôm mật độ thấp và kết hợp việc nuôi ghép một số
đối tượng thủy sản khác nhau trong cùng một ao nuôi để làm tăng hệ số an
toàn cho người sản xuất, và kết quả đã đạt được một số hiệu quả kinh tế đáng
khích lệ.
Trong những năm qua nghề nuôi tôm Sú vùng đầm phá Tam GiangCầu Hai bị thiệt hại nặng do dịch bệnh liên tục xảy ra. Trung tâm Khuyến Ngư
Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình nuôi cá Dìa, tôm Sú và rong Câu kết
hợp vào năm 2005 ở xã Phú An, kết quả cho thấy các đối tượng nuôi đều sinh
trưởng tốt, lợi nhuận đạt khoảng 9 triệu đồng/0,5 ha ao nuôi (Châu Ngọc Phi,
2005). Năm 2006, Trung tâm khuyến ngư tiếp tục thực hiện mô hình nuôi kết
hợp cá Dìa, rong Câu, cá Đối , cá rô phi và trìa tại xã Phú Hải, kết quả mô hình
đem lại lợi nhuận gần 26 triệu đồng/ha ao nuôi (Đặng Nguyễn Duy Ngọc,
2006).
1.2 Cơ sở lý luận của nuôi xen ghép
Trong những năm qua, diện tích nuôi tôm Sú thâm canh phát triển
nhanh ở Việt Nam trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế, vượt quá khả năng quản
1



lý của và giám sát của các cơ chức năng. Điều này đã dẫn đến việc tôm chết
hàng loạt do dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường và người dân bị thua lỗ lớn.
Để giảm thiểu các rủi ro và dịch bệnh do nuôi thâm canh, có nhiều nghiên cứu
và thử nghiệm nuôi xen ghép và luân canh cùng với áp dụng các bện pháp kỹ
thuật đã được áp dụng và thử nghiệm ở Việt Nam trong đó có tỉnh Thừa Thiên
Huế. Một số loài nuôi thủy sản như tôm, cua, cá và rong cau có thể cùng sống
chung và hỗ trợ lẫn nhau trong ao nuôi đã cho kết quả khả quan. Do đó, đa
dạng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế trong cùng một ao nuôi sẽ là một
trong các giải pháp hữu hiệu để giảm rủi ro do thời tiết thay đổi, tăng khả năng
tận dụng thức ăn của các đối tượng, tăng tận dụng diện tích ao nuôi, mức độ
đầu tư không cao, loại bỏ các chất và nguy cơ gây ô nhiễm cũng như tăng hiệu
quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động nuôi xen ghép rất có ý
nghĩa cho ngành nuôi trồng thuỷ sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH)
đã và đang diễn ra và ngành thủy sản là một trong những ngành chịu ảnh
hưởng lớn của hiện tượng BĐKH

2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI NUÔI PHỔ BIẾN
2.1 Cá Kình:
Cá Kình hay còn gọi là cá Dìa chấm vàng (tên phổ thông), cá Giò. Cá Kình
cùng giống với cá Dìa sọc, là loài có chất lượng thịt thơm ngon, kích thước
nhỏ hơn cá Dìa sọc.
Vị trí phân loại: Lớp: Osteichthyes; Bộ: Perciformes ; Họ: Siganidae ;
Giống: Siganus ; Loài: Siganus canaliculatus
Loài Kình Siganus canaloculatus (=S. oramin) là đối tượng đầy tiềm năng
cho phát triển nuôi. Loài này chịu được sự dao động lớn về độ mặn, trong
môi trường tự nhiên chúng có thể chịu được độ mặn 17-37 phần nghìn
(%o), nếu được thuần hoá chúng có thể sống ở độ mặn 5 phần nghìn (%o),
(Pillay, 1990). Trong đầm phá Thừa Thiên Huế loài cá này xuất hiện với
tần số cao nhất trong 4 loài thuộc họ cá Dìa Siganidae (Phân viện Hải

dương học Hải Phòng, 2001).

2


Ảnh 1: Cá Kình (Siganus canaloculatu)

2.2 Cá Dìa :
Cá Dìa (Siganus guttatus) hay còn được gọi là cá Dìa sọc, cá Dìa chấm,
cá Dìa bông. Đây là loài cá nhiệt đới, phân bố từ đông Ấn Độ Dương đến
tây Thái Bình Dương. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của cá Dìa từ 24280C. Đối tượng này là loài rộng muối, có thể sống ở vùng nước lợ, mặn có
độ sâu đến 6m. Cá bột sống quanh quẩn cửa sông, riêng cá trưởng thành
thường vào và ra khỏi cửa sông theo thủy triều. Thức ăn tự nhiên là tảo
đáy, rong. Loài cá này được cho là hoạt động vào ban đêm. Kích cỡ lớn
nhất bắt gặp đạt 42 cm ().
Vị trí phân loại: Lớp: Osteichthyes; Bộ: Perciformes ; Họ: Siganidae ;
Giống: Siganus ; Loài: Siganus guttatus
Tên tiếng Anh: Golden rabbit fish, Orange-spotted Spinefoot
Cá Dìa là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá Dìa là từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau
(Lê Văn Dân và cộng sự, 2006). Cá Dìa con kích thước 1,5-5 cm xuất hiện ở
đầm phá Thừa Thiên Huế từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung vào các tháng 3, 4,
5 tại khu vực Tam Giang, Đầm Sam và cửa Tư Hiền. Có 4 loài cá Dìa ở đầm
3


phá Thừa Thiên Huế nhưng cá Dìa sọc là loài có giá trị hơn cả (Phân viện
Hải dương học Hải Phòng, 2001).

Ảnh 2: Cá Dìa (Siganus guttatus)


2.3 Cua Xanh:
Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên
tiếng Việt gọi là cua biển, cua Sú , cua Xanh, cua Bùn, loài phân bố chủ yếu ở
vùng biển nước ta là loài Scylla paramamosain
Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C.
Cua chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8. Cua thích sống nơi
nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 - 1.6m/s.
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua
thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như
rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 27cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn
thường ăn cua nhỏ, cá.
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn
của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.

4


Ảnh 3: Cua Xanh
2.4 Cá Đối :
Tên khoa học: Mugil spp
Tên tiếng Anh: Mullet
Vị trí phân loại: Lớp: Osteichthyes; Bộ: Mugilliformes; Họ: Mugilidae;
Giống: Mugil; Loài: Cá Đối Mugil spp
Cá Đối là loài rộng muối, phân bố rộng rãi trong các thủy vực nước lợ, mặn
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao và
được thử nghiệm nuôi từ rất sớm. Có ít nhất 13 loài thuộc giống Mugil là
đối tượng của nuôi trồng thủy sản nhưng phổ biến nhất là loài cá Đối mục
Mugil cephalus do đặc điểm phân bố rộng, sinh trưởng nhanh và đạt kích
cỡ lớn khi thành thục. Ngoài ra, cá Đối Lá Mugil kelearti cũng là đối tượng

nuôi kinh tế (Pillay, 1990).
Theo Nguyễn Khắc Hường (1993), nước ta có 13 loài cá Đối, trong đó ở
Nam bộ có ít nhất 5 loài: M. cephalus, M dussumieri (tên mới Liza
subviridsis), Liza macrolepis, Liza vaigiensis và Valamugil cunnesius.
Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản (1996) ở vùng cửa sông nước ta thường gặp
từ 5-7 loài có giá trị (tổng hợp từ Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự).
5


Ảnh 4: Cá Đối (Mugil spp.)

Cá Đối được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông,
Đài Loan, Ấn Độ, Israel. Hình thức nuôi phổ biến là nuôi ghép với cá
măng, cá chẽm, cá chép Trung Quốc, tôm ... Năng suất thu được bình quân
400 kg/ha (ở mô hình nuôi cá Đối là đối tượng nuôi phụ) và năng suất có
thể đạt đến 2.500 kg -3.500kg1 (ở mô hình nuôi cá Đối là đối tượng nuôi
chính). Đặc biệt, trứng cá Đối là món ăn quý rất được ưa thích ở Trung
Quốc nên chúng là một trong những loài cá kinh tế được phát triển nuôi ở
phía nam Trung Quốc, riêng tỉnh Quảng Đông diện tích nuôi cá Đối đã
hơn 6.500 ha (Yanyan W., Laihao L. 2005).
Ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, cá Đối giống thường xuất hiện tập trung
vào các tháng 1, 2, và 3 tại những vùng có sự pha trộn mạnh giữa khối
nước ngọt từ sông và khối nước mặn từ biển. Số lượng và tần số xuất hiện
cá Đối giống ở vùng cửa Thuận An cao hơn ở các khu vực khác (Phân viện
Hải dương học Hải Phòng, 2001).
Cá Đối là loài sống ở vùng cửa sông, các đầm nước lợ ven biển. Chúng có
tập tính di cư ra vùng nước sâu xa bờ vào mùa sinh sản
(www.mekongfish.net.vn). Cá Đối có thể chịu đựng được nhiệt độ đến
1


Theo: vst.vista.gov.vn

6


100C. Nhưng nhiệt độ thích hợp cho cá Đối sinh trưởng và phát triển là từ
200C-300C2, gây sốc độ mặn đối với cá có kích cỡ 2,5-3cm, từ độ mặn ban
đầu là 20 phần ngàn (nâng độ mặn mỗi lần là 5 phần ngàn) cho thấy cá bắt
đầu chết ở độ mặn 45 %o và chết 100% ở độ mặn 70 %o3.
Cá Đối cái có đặc điểm con cái lớn nhanh hơn cá Đối đực và cũng đạt được
kích thước lớn hơn. Cá Đối Mục khai thác ở vùng đầm nước lợ thuộc hệ
thống sông Hồng có kích thước đạt 295-360 mm (Vũ Trung Tạng, 1994).
Theo Võ Văn Phú (1995), cá Đối mục ở khu vực đầm phá Tam Giang
(TTH) có kích thước đến 501 mm (1.120 g) và chỉ bắt gặp cá có tuyến sinh
dục ở giai đoạn thấp (dưới giai đoạn III).
Khi còn nhỏ, cá Đối ăn động vật phù du và chuyển sang ăn thực vật phù
du, mùn bã hữu cơ lơ lửng, thảm thực vật đáy (lab-lab) lúc trưởng thành.
Trong điều kiện nuôi, ngoài bón phân tạo nguồn thức ăn tự nhiên, chúng
còn được cho ăn bổ sung cám gạo, bánh dầu đậu ành, đậu phộng4.
Cá Đối thành thục khi đạt khoảng 3 năm tuổi với chiều dài thân trung bình
33 cm ở con đực và 35 cm ở con cái. Loài cá này có tập tính di cư ra vùng
biển khơi để sinh sản. Con cá Đối có trọng lượng 1,5 kg có sức sinh sản từ
1-1,5 triệu trứng. Mùa vụ sinh sản hàng năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10. Ở nước ta, cá Đối hiện đang được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo tại
Khoa Thủy sản, trường đại học Cần Thơ5
2.5 Cá Nâu:
Cá Nâu là loài cá kinh tế, phân bố ở vùng nhiệt đới thuộc khu vực Ấn ĐộThái Bình Dương. Cá Nâu là loài rộng muối, sống được trong môi trường
nước lợ, nước mặn và nước ngọt ().

2


Theo vst.vista.gov.vn và Hotos và cộng sự (1998)
Theo trích dẫn lại từ Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự
4
Theo vst.vista.gov.vn
5
Theo www.mekongfish.net.vn
3

7


Vị trí phân loại: Lớp: Osteichthyes; Bộ: Perciformes; Họ: Scatophagidae;
Giống: Scatophagus; Loài: Scatophagus argus
Tên tiếng Anh: Spotted scat

Ảnh 5: Cá Nâu (Scatophagus argus)

Cá ưa sống ở các khu vực đầm lầy ven biển: vùng nước lợ cửa sông, rừng
ngập mặn. Nhiệt độ thích hợp cho cá Nâu sinh trưởng và phát triển: 20280C. Kích cỡ lớn nhất bắt gặp đạt 35 cm (dẫn lại từ Pamela J. Schofield
and Pam Fuller 2006). Bên cạnh giá trị quan trọng là được dùng làm thực
phẩm, loài cá này còn phổ biến trong nuôi làm cảnh vì có hình dáng bắt
mắt. Ở Đài Loan, có truyền thống thả cá Nâu trong ao để ngăn chặn sự phát
triển quá mức của tảo. Phần lớn cá giống dùng để nuôi đượckhai thác từ tự
nhiên (Shao và cộng sự, 2004). Có điều đáng lưu ý là cá giống sống trong
môi trường nước lợ mặn dễ bị chết khi vận chuyển trong môi trường nước
ngọt do sự thay đổi tỷ lệ Caxi và Magiê (Hering, 2004).
Cá Nâu có chiều dài ruột trung bình là 2,88 (trong khoảng từ 2,59-2,93)
nên thuộc nhóm cá ăn tạp. Khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa
97,8% mảnh vụn hữu cơ và 2,25% tảo (Nguyễn Thanh Phương và cộng sự,

2004). Các loại thức ăn của loài cá này là mùn bã hữu cơ, các loài giun,
giáp xác, côn trùng và các loài thực vật. ().
8


Mùa vụ sinh sản của cá Nâu từ tháng 4 đến tháng 10. Trong quần đàn cá
thành thục thì cá cái có kích thước lớn hơn cá đực. Cụ thể, con cái thành
thục sinh sản lần đầu ở kích cỡ khoảng 150g/14 cm, trong khi con đực đạt
đến tuổi thành thục ở kích cỡ nhỏ hơn 80g/11 cm (dẫn lại từ Shao và cộng
sự 2004). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và cộng
sự (2004) về đặc điểm sinh sản của cá Nâu được thu mẫu từ vùng nước lợ
ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thì mùa vụ sinh sản của đối tượng này
được chia làm 2 đợt là vào tháng 4-5 và tháng 7-8. Hệ số thành thục trung
bình cao nhất theo tháng là 16,4% và theo cá thể là 27,2%. Cá trưởng
thành có kích cỡ nhỏ nhất là 40,5g. Cá Nâu có sức sinh sản tuyệt đối là
519.547 237,776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000-1.073.733 trứng/cá
thể) đối với cá có trọng lượng trung bình 294 119g/cá thể. Nghiên cứu dựa
vào quan sát mô học của Shao và cộng sự (2004) bước đầu cho thấy có
hiện tượng chuyển đổi giới tính ở loài cá này. Kiểu sinh sản của cá Nâu
được cho là yếu tố đực chín trước, sau đó là giai đoạn chuyển đổi - tuyến
sinh sản lưỡng tính và cuối cùng là cá cái.
2.6 Tôm Sú :
Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn)
Vị trí phân loại: Ngành: Arthropoda; Lớp: Crustacea; Bộ: Decapoda; Họ
chung: Penaeidea; Họ: Penaeus Fabricius; Giống: Penaeus; Loài: Monodon

9



Nguồn: www.thucphamthuyhaisan.com

Ảnh 6: Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius)

CẤU TẠO
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:
o Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm Sú , phía trên
chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
o Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
o 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
o 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
o Cặp chân bụng: bơi
o Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên
cao hay xuống thấp.
o Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Tôm Sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực.
Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ
bên ngoài.
10


Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu
ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân
ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh
trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng
mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm
phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
Phân bố: Phạm vi phân bố của tôm Sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua
hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía

Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985)
Nhìn chung, tôm Sú phân bố từ kinh độ đông 30 đến 155, từ vĩ độ bắc 35ĩ
độ nam 35, xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia,
Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và
tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven
bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước
sâu hơn.

3 KỸ THUẬT NUÔI XEN GHÉP
3.1 Chọn ao
Diện tích: từ 3.000 – 5.000 m2
Chất đáy là bùn cát hoạc cát bùn.
Ao có 1 hoặc 2 cống.
Bờ đê chắc chắn, không bị rò rỉ.
Lấy nước theo thủy triều, nguồn nước sạch không bị ô nhiễm do chất thải
nông, công nghiệp và sinh hoattj. Ao có độ sâu 1 – 1,5 m (lúc cạn nhất mức
nước phải đạt ít nhất 0,5-0,6m), thuận tiện giao thông.
3.2 Cải tạo ao
3.2.1 Đối với ao mới đào:
Cho nước vào đầy ao ngâm 2 – 3 ngày, sau đó xả hết nước, tháo rửa 2 – 3
lần.
11


Rải vôi khắp đáy ao và bờ ao để khử chua
Bảng 1: Loại đất và liều lượng bón vôi khử chua
Loại ao
Đất bình thường
Đất ít chua
Đất chua


pH đất
6 -7
4,5 – 5
<4,5

Liều lượng vôi bón (kg/ha)
300 – 600
800 – 1000
1200 – 1500

3.2.2 Đối với ao cũ:
Đối với ao có thể tháo cạn nước: Nạo vét ao bằng máy hay thủ công, bón
vôi, cày lật phơi đáy 10 – 15 ngày.
Đối với ao không thể tháo cạn nước: Dùng phương pháp cải tạo ước (dùng
áp lực nước để sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, sau đó bón vôi
Vôi cải tạo nên dùng: Vôi nung CaO, hoặc Ca(OH)2, lượng dùng; 500 –
1.000 kg/ha tùy theo pH đất đáy ao.
Phương pháp bón vôi: Lượng vôi chia ra bón 2 lần
50 % rải đều khắp mặt ao, cày lật.
50 % lượng vôi còn lại rải tiếp và bừa phẳng (đối với ao có thể phơi đáy
được).
Chú ý ở những vùng bùn nhiều nên tăng lượng vôi bón để diệt mầm
bệnh còn tồn đọng ở vụ nuôi trước.
Tuy nhiên, tuỳ theo hình thức nuôi mà có thể cải tạo ao khác nhau.
Nếu nuôi chuyên cá, có thể làm đơn giản như sau: Tháo cạn nước - Diệt
tạp - Bón vôi, bón phân gây màu nước để ổn định pH và màu nước
phát triển - Để thời gian (10 – 15 ngày) cho rong mềm và rêu phát triển
trong ao sau đó tiến hành thả cá giống.
3.2.3 Diệt tạp:

Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo
nước vào ao nở ra hết mới tiến hành diệt tạp.
Có thể dùng:
Saponin liều lượng: 10 – 15g/m3 (ngâm Saponin trong nước từ 10
– 24 giờ) hòa vào nước tạt xuống ao.
Ngoài ra có thể dùng hạt mát hoặc sapotech để diệt tạp.
3.2.4 Bón phân gây màu nước:

12


Bón phân gây màu để động thực vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn tự
nhiên và hạn chế sự phát triển của các loại rong đáy có hại, kích thích tảo
phát triển tạo môi trường ổn định cho ao nuôi.
Dùng phân vô cơ với lượng dùng như sau:
N/P : (45: 0: 0) 2 kg/1000 m2.
NPK: (20: 20: 0) 2 kg/1000 m2.
Hòa tan phân trong nước ngọt rồi tạt xuống ao vào lúc 9 -10 giờ. Lượng
phân được chia ra trong vài ngày, ngày hôm sau bằng 50 % của ngày hôm
trước, để duy trì sự phát triển của sinh vật phù du.
Đối với những ao khó gây màu có thể dùng 0,2 kg cám gạo + 0,2 kg bột
đậu nành rang chín rồi nấu chung với 1 kg bột cá sau đó hòa nước tạt đều
xuống ao, liều lượng này dùng cho 1.000 m3 nước, trong hai ngày, lúc 9 10 giờ.
Sau khi bón phân 5 – 7 ngày, sinh vật phù du sẽ phát triển, nước có màu
xanh non.
3.3 Chọn và thả giống:
3.3.1 Chọn giống:
Cá giống to khoẻ, hoạt động nhanh, nhìn ngoài màu sắc sáng đẹp là đủ tiêu
chuẩn chọn nuôi, kích cỡ cụ thể như sau:
Tôm Sú: kích cở 2 - 4 cm

Cá Kình: kích cở 1,5 - 3 cm
Cá Đối: kích cở 4 - 6 cm
Cá Dìa: kích cở 4 - 6 cm
Cá Nâu : kích cở 4 - 6 cm

Ảnh 7: Thả cá giống
3.3.2 Đối tượng nuôi, mật độ thả:
Tùy theo điều kiện ao nuôi, khả năng đầu tư và kinh nghiệm để xác định
đối tượng và mật độ thả (tổng mật độ thả các đối tượng không nên quá 8
con/m2).
13


Lưu ý: đối với tôm Sú nếu thả giống từ tôm Post 15 thì mật độ tăng hơn từ
2 – 2,5 lần (10-15con/m2) để bù vào lượng tôm hao hụt.
Xử lý con giống
o Đối với tôm Sú : tốt nhất nên đưa mẫu nước trong ao sắp thả đến cơ
sơ bán giống để thuần hóa về độ mặn nhằm giảm tỉ lệ hao hụt cho
tôm giống khi về thả trong ao.
o Đối với cá giống: cá giống các loại trước khi thả vào ao nuôi cần
phải được tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc tắm bằng dung dịch
formol nồng độ 50 – 100 ppm, trong thời gian từ 15 – 25 phút có kết
hợp sục khí.
Bảng 2: Mật độ thả giống của các đối tượng trong ao nuôi ghép
Đối tượng
nuôi ghép

Tôm Sú

Cá Dìa


Cá Kình

(cỡ 2-4cm/con)

(10-15g/con)

(2-3g/con)

Mật độ thả
giống 1

5-7 con/m2

0,3 con/m2

0,5 con/m2

Mật độ thả
giống 2

5-7 con/m2

0,1 con/m2

0,5 con/m2

Mật độ thả
giống 3


5-7 con/m2

0,1 con/m2

Cá Đối
(4-6cm/con)

Cua xanh
( 20 – 25
con/kg)

Rong câu
400500g/m2

0,2 – 0,3
con/m2
0,3 con/m2

0,2 – 0,3
con/m2

o Đối với rong câu: rong câu thả giống phải được xử lý kích thích
bằng phân đạm trước khi thả. Việc kích thích phân (còn gọi là “hồ
phân”) cung cấp lượng muối dinh dưỡng giúp cho rong câu giống dễ
nảy chồi, đâm nhánh và phát triển. Phương pháp “hồ phân” là ngâm
rong giống trong các thuyền nan, hoặc dùng sáo vây tròn một góc hồ
để chứa rong câu. Sau đó bón trực tiếp nước đã hòa tan phân đạm
với lượng 2 – 3kg phân đạm/tấn rong câu, để qua đêm và sáng hôm
sau mang rong câu đi rải giống. Nên rãi rong câu đầu hướng gió để
rong có thể phân tán đi các nơi khác trong ao.

Sau thời gian thử nghiệm với các hình thức nuôi xen ghép khác nhau
chúng tôi nhận thấy rằng mô hình nuôi xen ghép của các loài tôm Sú , cua
xanh, cá Dìa và cá Đối mục là tốt nhất.
3.3.3 Phương pháp thả giống:

14


Nên thả tôm, cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, thả đầu hướng gió tạo
điều kiện cho tôm cá phân bố đều khắp ao.
Ngâm các túi giống trong ao từ 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở
túi giống và lấy dần nước và cho tôm cá chủ động bơi ra ngoài
3.4 Chăm sóc và quản lý
3.4.1 Thức ăn:
Loại thức ăn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của hộ nuôi có thể là công
nghiệp, chế biến, thức ăn tươi hoặc kết hợp các loại đó với nhau.
Các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn cho tôm Sú được tận dụng các
phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như đậu nành, cám gạo, mì...và các loại phụ
phẩm khác (cá tạp, ruốc khô, cá khô…), có bổ sung các chất phụ gia (tác
dụng ổn định thức ăn, tạo mùi vị, ngăn ngừa sự phân hủy trong quá trình
bảo quản, hoặc để cải thiện sức khỏe cho tôm nuôi). Các công thức phối
trộn thức ăn cho tôm Sú đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng của tôm Sú , vừa đảm bảo về chất lượng và giá thành hạ.
Thiết bị sử dụng là máy nổ diezen làm nguồn động lực, năng suất dây
chuyền khoảng 200 – 300 kg/ngày. Máy được thiết kế gọn nhẹ, dễ tháo lắp
và dễ sử dụng, mức đầu từ thấp.
3.4.1.1 Đối với nguyên liệu khô
a) Công thức phối trộn
Người nuôi có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn
có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ

28 – 35%.
Bảng 3: Các công thức phối trộn thức ăn cho nguyên liệu thô
Nguyên liệu

CT1
30

Công thức phối trộn
CT2
CT3
CT4
CT5
30
27
27
25

CT6
25

1

Bột cá khô (%)

2

Bột Ruốc khô (%)

23


0

20

25

17

0

3

Bột đậu nành (%)

0

29

0

0

0

23

4

Bột dừa khô (%)


0

3

0

5

0

5

5

Cám gạo (%)

26

20

30

25

35

30

6


Bột mì

0

15

0

15

0

14
15


7

Bột gạo lứt (%)

18

0

20

0

20


0

8

Các chất phụ gia (%) (premix,
chất kết dính…)

3

3

3

3

3

3

b) Quy trình sản xuất:
Để riêng nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) và nguyên liêu giàu tinh
bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa).
i. Bước 1 (nghiền): Với nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) đem sấy
(phơi khô), sau đó sàng để loại bỏ tạp chất, rác bẩn, tiếp theo cho vào máy
để nghiền. Với nguyên liêu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa) đem
nghiền trực tiếp.
ii. Bước 2 (trộn): Hai nguyên liệu trên sau khi đã nghiền, đem trộn lẫn với
nhau cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…).
iii. Bước 3 (tạo viên): Ba hỗn hợp trên sau khi trộn với nhau được cho vào
máy để tạo viên.

iv. Bước 4 (sấy hoặc phơi): Đem sản phẩm đã tạo viên sấy (hoặc phơi) và bảo
quản sử dụng cho tôm ăn.
3.4.1.2 Đối với loại nguyên liệu tươi kết hợp nguyên liệu khô:
a. Công thức phối trộn

(có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các
nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 – 35%.
Bảng 4: Công thức phối trộn cho nguyên liệu tươi kết hợp nguyên liệu khô

Nguyên liệu

Các công thức phối trộn
Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

Cá tạp tươi đã hấp chín (đã quy
khô) (%)

12

10

9

Bột cá (%)

28


20

18

Ruốc khô (%)

15

16

8

Cám gạo (%)

25

30

35

Bột gạo lứt (%)

16

20

26

Các chất phụ gia (%) (premix,


4

4

4
16


chất kết dính…)
b. Quy trình sản xuất:
+ Bước 1 (tách tạp chất): Nguyên liệu khô (cám gạo, bột cá) và nguyên

liệu tươi đã hấp (cá tạp tươi đã hấp chín) được để riêng và tiến hành
tách tạp chất.
+ Bước 2 (nghiền): Hai nguyên liệu trên sau khi được tách tạp chất, đem

từng loại nguyên liệu nghiền nhỏ. Nguyên liệu khô thì nghiền khô, còn
nguyên liệu tươi thì nghiền và chà tách xương, vẩy.
+ Bước 3 (trộn): Đem nguyên liệu khô đã nghiền khô; nguyên liệu tươi đã

nghiền và chà tách xương, vẩy; cùng với các chất phụ gia (premix, chất
kết dính…) trộn đều với nhau.
+ Bước 4 (tạo viên): Ba hỗn hợp trên sau khi được phối trộn với nhau đưa

vào máy để tạo viên.
+ Bước 5 (gia nhiệt và sấy): Cuối cùng đưa sản phẩm đã tạo viên gia nhiệt

và sấy ta được sản phẩm làm thức ăn cho tôm.
Chất lượng thức ăn sản xuất theo các quy trình sản xuất này được đánh

giá gần tương đương với thức ăn công nghiệp của các xí nghiệp thức ăn thủy
sản trong nước, trong khi đó mức chi phí thấp hơn khoảng 1,4 – 1,6 lần so với
thức ăn công nghiệp.
3.4.2 Cho ăn:
Cho ăn từ 2 - 4 lần/ngày
Nên đặt sàn ăn để kiểm tra mức độ ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp
bảo đảm tăng trưởng của tôm và tránh lãng phí thức ăn.
Kích thước mỗi sàn là 0,8m x 0,8m, sàng phải đặt sát đáy ao và cách bờ ao
khoảng 1m. Tùy loại thức ăn mà bố trí số lượng sàn và tính lượng thức ăn
cho tôm ( nếu dùng thức ăn công nghiệp sẽ có tài liệu hướng dẫn kèm
theo). Nếu cho ăn thức chế biến, kiểm tra sàn sau 1-1,5h.
Các đối tượng nuôi ghép với tôm Sú ngoài cua xanh không cần cho ăn vì
chúng đã sử dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên là chủ yếu và một phần
thức ăn thừa của tôm.
Đối với cua Xanh cho ăn bằng cá tươi (nên nấu chín).
17


Đối với rong câu: các chất thải của tôm, cá và thức ăn dư thừa sau khi phân
hủy sẽ là nguồn cung cấp muối dinh dưỡng dồi dào cho rong câu hấp thụ
và phát triển.
3.4.3 Quản lý môi trường nước
Thường xuyên quan sát màu nước ao nuôi trong ao để kịp thời điều chỉnh.
Nếu màu nước nhạt thì ta bón thêm phân để tăng màu, ngược lại màu nước
quá đậm thì ta phải tiến hành thay nước.
Bảng 5: Các biện pháp xử lý để cải thiện chất lượng nước ao nuôi
STT

Mục đích


Cách xử lý

Liều lượng

1

Ổn định nhiệt độ nước ao
để nước ao không bị nóng

Gữ mức nước đủ
sâu 1,2 – 1,5m

2

Hạn chế giảm độ mặn do
mưa nhiều và liên tục

Xả nước mặt khi
trời mưa

2

Tăng độ kiềm

- Bột vỏ nghêu, sò
- Bột đá

- 100 - 200kg/ha/lần
- 50 kg/ha/ngày


3

Tăng pH

- Bột đá
- Vôi nước

- 100 - 300kg/ha/lần
- 50 -100kg/ha/lần

4

Giảm pH (nếu pH nước
ao buổi sáng lớn hơn 8,3)

- Đường cát
- Formol

- 2 - 5 ppm (khoảng 11 giờ)
- 30 ppm (khoảng 11 giờ)

5

Giảm biến động pH

- Formol
- Vôi nước

- 6 ppm (khoảng 11 giờ)
- 60 kg/ha (khoảng 23 giờ)


6

Diệt bớt tảo trong ao nuôi

- Formol
- BKC

- 10 ppm (ở một góc ao)
- 0,3 ppm (ở một góc ao)

7

Tăng cường quá trình
phân giải hữu cơ

EDTA

1 - 5 ppm

Nên tiến hành đo các yếu tố môi trường nếu có. Đo các yếu tố oxy hòa tan
(DO), NH3, độ kiềm, pH bằng bộ test môi trường. Đo nhiệt độ bằng nhiệt
kế, độ trong bằng đĩa sechi và độ mặn bằng thủy trọng kế. (Lưu ý: Dùng
theo hướng dẫn của nhà sản xuất có ghi trên bao bì sản phẩm)
Các thông số phù hợp đối với mô hình nuôi ghép là có pH từ 7,5 - 8,5; độ
kiềm trên 70, độ mặn trên 15 %o ; DO trên 4mg/l; độ trong 20-30cm
Cấp và thay nước: Đối với ao nuôi ghép mật độ thấp chỉ cần thêm nước để
bù vào lượng nước đã bị bốc hơi và rò rỉ ra bên ngoài. Việc thay nước chỉ
18



nên tiến hành ở những ao có sự cố và có thể lấy nước ra vào một cách tự
nhiên (không dùng máy bơm) để giảm chi phí đầu tư.
Quan sát những thay đổi bất thường của các đối tượng nuôi trong ao nếu
tôm hoạt động bất thường và tôm bỏ ăn thì xảy ra hai khả năng: hoặc tôm
bị bệnh hoặc môi trường ao nuôi có vấn đề. Trong trường hợp này, ta phải
bắt tôm lên quan sát và xác định nguyên nhân, đồng thời kiểm tra các
thông số môi trường để xác định đúng nguyên nhân và tiến hành điều trị
kịp thời.
Thường xuyên chài cá và quan sát để phát hiện bệnh và xử lý. Thông
thường trong nuôi ghép cá rất ít khi bị bệnh nhưng nếu thả mật độ cao rất
dễ xảy ra hiện tượng nổi đầu do thiếu oxy.
3.5 Phòng và trị bệnh
3.5.1 Nguyên tắc chung
Công tác điều trị
bệnh cho động vật
thủy sản (ĐVTS) rất
khó khăn không
giống như việc điều
trị bệnh cho động vật
trên cạn. Vì ĐVTS
sống ở nước, việc
tính toán lượng thuốc
theo diện tích, thể
tích ao, trọng lượng
cả đàn tôm hoặc cá thường không chính xác và cũng khá tốn kém. Thông
thường, một khi cơ thể bị bệnh thì khả năng bắt mồi sẽ giảm sút vì vậy việc
trộn thuốc vào thức ăn để trị bệnh cũng kém hiệu quả, đặc biệt là đối với
trường hợp phát hiện bệnh muộn. Ngoài ra, việc điều trị cả đàn cũng ảnh
hưởng đến sinh trưởng của những con khỏe mạnh. Vì thế, đối với ĐVTS

nuôi thì công tác phòng bệnh là rất quan trọng và phương pháp phòng bệnh
tổng hợp dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh
(TNGB) và môi trường.
Dựa trên mối liên quan giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và môi trường,
biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa ra là: nâng cao sức đề kháng của
19


vật nuôi, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và quản lý môi trường thích hợp, ổn
định.
Nguyên tắc chung phòng bệnh
o Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh.
o Chọn địa điểm nuôi thích hợp, thiết kế công trình nuôi đúng kỹ thuật.
o Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch hoặc đã được xử lý.
o Cải tạo ao theo đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh thật kỹ ao đìa sau mỗi
vụ nuôi
o Mật độ nuôi phù hợp với trình độ quản lý, chăm sóc.
o Thuần giống và diệt mầm bệnh trước khi thả giống vào ao nuôi.
o Quản lý việc cho ăn: cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ô nhiễm nước ao.
o Thường xuyên quan sát ao nuôi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu
bất thường để có biện pháp xử lý thích hợp.
3.5.2 Một số bệnh thường gặp:
3.5.2.1 - Đối với tôm Sú :
Bảng 6: Một số bệnh thường gặp ở tôm Sú
Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách xử lý


Tôm chuyển sang màu
sẫm, chậm lớn

Dấu hiệu bị nhiễm MBV

Thay nước, giảm pH bằng
formol nồng độ 20 - 30 ppm.

Màu đỏ hồng

Dấu hiệu nhiễm virus đốm
trắng

Dùng formol nồng độ 30 ppm
để giảm pH xuống 7,5 - 8,0

Phần phụ bị gẫy, đứt;
có vết đen và phồng
bóng nước.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn

Cải thiện chất lượng nước.

Mang mầu nâu, đen
hoặc hồng

Tôm yếu do đáy bẩn

Vỏ tôm mềm kéo dài


Thay nước kết hợp dùng hóa
chất diệt khuẩn.

Tôm bị thiếu oxy
Độ mặn dưới 5 phần ngàn;
nước có dư lượng thuốc trừ
sâu cao; thức ăn bị mốc,
chất lượng kém; pH trong

Thay nước kết hợp dùng
formol diệt khuẩn
Thay nước có độ mặn thích
hợp.
Nâng pH lên 7,5-8,5 cho thức
20


Hiện tượng

Nguyên nhân
đất và hàm lượng Phosphat
thấp

Màu nước ao:

a. Đất chua phèn, ít tảo

a. Trong


b. Tảo vàng phát triển
mạnh làm giảm pH.

b. Vàng
c. Nâu đen

c. Tảo giáp phát triển mạnh
gây bẩn nước ao nuôi.

d. Xanh đậm

d. Tảo lam phát triển mạnh

Cách xử lý
ăn có chất lượng cao

a. Dùng vôi bón cho ao
b. Thay nước cho ao
c. Thay nước cho ao
d. Thay nước cho ao

3.5.2.2 Đối với cá
a. Bệnh do virus

Thường gặp là hội chứng VNN (Viral Neutral Necropsis). Triệu chứng
thường gặp là cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt nước và
thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt.
Cá bệnh thường có tỷ lệ chết cao và nhanh.
Phòng trị: Chưa có biện pháp chữa bệnh, chủ yếu là phòng bệnh tổng hợp
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, tránh làm sốc cá khi vận chuyển và

thả giống. Nuôi mật độ vừa phải, tránh thả quá dày để tăng cường khả năng
kháng bệnh.
b. Bệnh do vi khuẩn

Dấu hiệu thường gặp là: lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u,
màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không.
Nguyên nhân: Đã phân lập được một số loài Vibrio trong đó có hai loài V.
alginolyticus, V. vulnifcus và 1 loài Pseudomonas sp
Phòng bệnh: Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống ương nuôi, bảo
quản tốt thức ăn của cá. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh
cao.
Trị bệnh: Dùng Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50-100g/m3 nước trong
1 giờ, liên tục 7 – 10 ngày.
c. Bệnh do ký sinh trùng
21


Các cơ quan bị nhiễm thường là mang và bề mặt thân với biểu hiện là
mang có màu nhạt, cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Ký sinh trùng sẽ phá
huỷ các mô của ký chủ, tạo dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô
hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể chết hàng loạt.
Nguyên nhân: Do loại trùng bánh xe Trichodina sp. sống ký sinh trong
mang và da cá.
Điều trị: Tắm cá bằng dung dịch formalin 70-150ppm trong 30 – 60 phút
kèm sục khí mạnh hoặc bằng formalin 25 ppm trong 1-2 ngày kèm sục khí
mạnh.
3.5.2.3 Đối với cua:.
a. Bệnh rung chân (rũ còng):

Các cơ bị rung hoặc liệt, di chuyển chậm chạp, không phản ứng với các tác

động bên ngoài, cua dừng ăn và trở nên bất động, cơ thể đổi màu hơi đen,
xám hoặc hơi trắng; cơ thịt có màu đỏ; gan tụy thối rữa. Tác nhân gây
bệnh: do virus và ký sinh trùng rickettsia.
Biện pháp phòng ngừa: Giữ gìn môi trường sống trong sạch cho cua nuôi.
Ao đầm nuôi phải xây dựng ở nơi có nguồn nước tốt, độ mặn từ 15 – 25
phần ngàn, pH từ 7,5 – 8,2. Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả nuôi. Phơi đáy
từ 5 – 10 ngày, nếu đáy nhiều bùn thì vét bớt bùn, rác. Bón vôi khắp đáy và
trên bờ ao, quét vôi trong và ngoài đăng chắn, làm tốt khâu cải tạo, sát
trùng, loại bỏ các chất cặn bã, chất thải của quá trình nuôi trước; duy trì
quản lý chất lượng nước tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cua.
Hiện chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu nên tốt nhất chọn cua đồng đều,
khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, tốt nhất nên lấy giống cua sản xuất nhân
tạo, ương trong giai đạt kích cỡ 1,5 – 2 cm. Trước khi thả nên sát trùng
bằng dung dịch formaline 20 – 30 ppm hoặc sunphát đồng 2 – 4 ppm trong
vòng 20 – 30 phút. Có thể dùng thuốc phun vào ao trong thời gian kể từ lúc
bắt đầu thả nuôi, nồng độ thuốc thấp hơn 7 – 10 ppm so với nồng độ tắm
cho cua. Chỉ nên dùng với ao nhỏ, mật độ nuôi cao. Để phòng các mầm
bệnh trong thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống, ta có thể khử trùng thức ăn
trước khi cho cua ăn. Thức ăn rửa sạch ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 –
10 ppm trong 20 – 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch rồi cho cua ăn. Tốt
nhất nên cho cua ăn thức ăn được nấu chín.
b. Bệnh hoại tử do vi khuẩn Vibrio:
22


×