Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến cầu lao động của ngành TCNH năm 2006 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.46 KB, 26 trang )

SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

LỜI MỞ ĐẦU
Nhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của
doanh nghiệp. Nguồn lao động mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế
cạnh tranh và còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong những thập
kỷ gần đây cho thấy, con người luôn ở vị trí trung tâm của mọi sự thay đổi, của mọi
phát minh và cải tiến trong khoa học cũng như sản xuất.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cạnh tranh trở nên
khốc liệt với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Vì thế, vai trò của con người càng trở nên
quan trọng hơn, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Hiện
nay để có điều kiện phát triển tốt thì phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh, nếu
đặt vấn đề phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh thì rõ ràng phải quan tâm đến
yếu tố lao động. Đây là ngành có nhu cầu lao động rất lớn và ngày càng tăng cao.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong những năm 2006 - 2008 thì việc phân
tích các yếu tố như vốn, năng suất lao động, lợi nhuận, tiền lương,.. của các tổ chức,
doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng nhằm xem xét sự tác động của các yếu tố
đó đến cầu lao động như thế nào để đưa ra những kiến nghị phù hợp tăng nhu cầu
lao động đảm bảo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh
tế, từ đó ổn định phát triển nền kinh tế và xã hội. Vì vậy nên em chọn đề tài: Phân
tích các yếu tố tác động đến cầu lao động của ngành TCNH năm 2006 – 2008.
Đề tài gồm 3 phần.
Chương I. Thị trường lao động và các yếu tố tác động.
Chương II. Phương pháp ước lượng.
Chương III. Mô hình và kết quả ước lượng. Kết luận và kiến nghị.
Do kiến thức còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, dù được sự chỉ dẫn nhiệt
tình của cô. Em xin chân thành cảm ơn.


Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là cầu lao động của các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu : Lao động trong ngành tài chính ngân hàng dựa vào bộ
số liệu Doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2006 – 2008.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được áp dụng để phân tích, nghiên cứu đó là phân tích định
tính là dựa vào các quy luật kinh tế, các lý thuyết về kinh tế, lý thuyết cung cầu,...
và phân tích định lượng dựa vào thống kê, kinh tế lượng, mô hình toán,... để xem là
các yếu tố tác động nào tác động đến cầu lao động và tác động theo chiều hướng
nào? Để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tăng cầu lao động của
ngành, góp phần tăng cầu lao động trong cả nền kinh tế.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu tổng quan về vai trò và chức năng ngành ngân hàng.
Đánh giá thực trạng lao động chung của cả nước và ngành tài chính ngân
hàng năm 2006 - 2008.
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động từ hoạt động kinh
doanh của ngành tài chính ngân hàng trong 2 khu vực nhà nước và ngoài nhà nước
ở mỗi năm khác nhau của năm 2006 và năm 2008. Qua đó thấy được sự tác động
của từng yếu tố phụ thuộc vào từng khu vực và từng năm. Dựa trên kết quả phân
tích cùng với những nghiên cứu của bản thân có thể đưa ra một số đề xuất để tăng
cầu lao động trong ngành.

Đề án môn học



SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU Tè TÁC ĐỘNG

I.1 Thị trường lao động
Khái niệm thị trường lao động; là nơi người lao động và người sử dụng lao
động thực hiện các giao dịch, thỏa thuận về giá cả sức lao động. Tại đây, người lao
động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường
lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn
nhau của hai chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường lao động khi bên
cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hóa này, thì bên mua ở vào địa vị
có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức
lao động trên thị trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ
hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị
trường bên bán).
Theo Adam Smith: Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động
giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần
thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của
kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị
trường: như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền. Các quy luật này tác
động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động.
Theo C. Mac: Thị trường lao động là thị trường dùng để mua bán hàng hóa
sức lao động theo thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường đầu
vào đối với quá trình sản xuất kinh doanh, của nền kinh tế thị trường chị sự tác động
mạnh mẽ của hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường quy định cung – cầu,
quy luật giá cả cạnh tranh…

Theo ILO: Thị trường lao động là thị trường dịch vụ lao động được mua bán
thông qua một quá trình mà quá trình này xác định mức độ có việc làm của người
lao động cũng như mức độ tiền công và tiền lương.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Cân bằng thị trường lao động
Cầu lao động
Trong phạm vi nền kinh tế: cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của nền
kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động
của nền kinh tế.
Trong phạm vi doanh nghiệp: cầu lao động là số lượng lao động mà doanh
nghiệp mong muốn có khả năng thuê tại một mức tiền lương trong một khoảng thời
gian nhất định.Trong đó lao động là một yếu tố sản xuất mà mục tiêu của doanh
nghiệp (người sản xuất) là người có nhu cầu về lao động để tối đa hóa lợi nhuận
nên họ sẽ tuyển nhiều lao động. Nếu xem xét về nhu cầu lao động của doanh
nghiệp thấy khi tăng lao động đến một mức độ nào đó thì quy luật năng suất cận
biên giảm dần xuất hiện. Do đó, nhu cầu thuê nhân công hàng năm của DN hay là
mở rộng (hoặc thu hẹp) mức thuê công nhân nếu như sản phẩm giá trị biên của lao
động lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) tiền công của người công nhân thuê thêm. Nói cách
khác, lượng cầu lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng. Vì thế đường cầu
lao động là đường dốc xuống.

Đề án môn học



SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Mức tiền công

Lượng cầu về lao động

Cầu lao động có 2 loại: Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử
dụng lao động tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả việc làm mới và việc làm
trống). Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với
tổng chỗ làm việc có được sau khi đã tính đến các yếu tố tạo việc làm trong
tương lai như vốn, tiền lương, doanh thu , quy mô sản xuất, công nghệ, chính
trị, xã hội...
Cung lao động
Là số người lao động sẵn sàng làm việc với mức tiền lương và bản chất công
việc nhất định, lượng lao động được cung chính là số h lao động sẵn sàng làm.
Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, nó sẽ tăng lên khi
,mức lương tăng.
Kinh tế học cổ điển: cho rằng mức tiền công thực tế càng cao thì lượng cung
về lao động càng tăng. Đường cung về lao động vì thế là một đường dốc lên.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49


Mức tiền công thực tế

Lượng cung lao
động

Đường cung lao động trong quan điểm của kinh tế học cổ điển.
Theo quan điểm của kinh tế học Keynes: đường cung lao động trong ngắn
hạn, người lao động ít điều kiện tìm được việc làm và do đó ít điều kiện mặc cả tiền
công. Do đó, trong ngắn hạn, lượng lao động cân bằng là lượng do nhà sản xuất quy
định. Người lao động phải chấp nhận lượng đó bất kể mức tiền công ra sao. Nói
cách khác, trong ngắn hạn, lượng cung lao động không phản ứng với mức tiền công
thực tế, nên đường cung nằm dọc hoàn toàn. Trong dài hạn, đường cung sẽ dốc lên.
Cân bằng cung - cầu lao động
Thị trường lao động là không gian trao đổi trong đó người sử dụng lao động
và người sở hữu lao động có nhu cầu làm thuê tiến hành gặp gỡ nhau thỏa thuận về
mức thuê mướn lao động. Cân bằng thị trường lao động là giao điểm của đường
cung và đường cầu. Tại điểm cân bằng thì trên thị trường lao động cung bằng cầu
lao động.
Hình vẽ

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

w
Cầu lao động


Cung lao động

Tiền lương

Số giờ làm việc

Số giờ nghỉ ngơi

Giờ lao động

t

I.2 Các yếu tố tác động đến cầu lao động
Lợi nhuận, năng suất lao động, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, tiền lương
bình quân. Các yếu tố này cũng chi phối mức tăng, giảm của cầu lao động. Ngoài
ra còn các nhân tố vĩ mô tác động đến cầu lao động như cơ cấu ngành nghề và sự
phân bố ngành, nghề giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng lãnh thổ, trình độ
công nghệ, máy móc thiết bị được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất
lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, các chính sách can thiệp của Nhà
nước tác động lên cầu v.v...
Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp mang lại.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DN thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh
vực khác nhau, nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau. Lợi
nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của DN, lợi

Đề án môn học



SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

nhuận về nghiệp vụ hoạt động liên doanh liên kết, lợi nhuận về hoạt động tài chính
như thu lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu cho thuê TSCĐ, thu đầu tư trái phiếu,
cổ phiếu và lợi nhuận khác.
Vốn kinh doanh
Để sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một khoản tiền ứng trước
vì doanh nghiệp cần có vốn để cung cấp những yêu cầu sản xuất kinh doanh của
mình, tuy nhiên các nhu cầu này thể hiện dưới hình thức khác nhau. Vốn kinh
doanh là số vốn được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số
vốn này được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp (do chủ sở hữu đóng góp
ban đầu) và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy,
vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh
nghiệp.
Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh
(nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm).
Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
chất, thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu
kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật
kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; dụng cụ văn phòng...
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định
vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực
tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế,
bản quyền tác giả...

Vốn lưu động; là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) của
doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động; là những đối tượng lao động được sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
TSLĐ sản xuất; nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang...
TSLĐ lưu thông; sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền,
vốn trong thanh toán, chi phí trả trước...
Vốn đầu tư tài chính; là một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời. Hình thức đầu tư tài chính ra
bên ngoài như mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác, góp vốn liên
doanh, ...
Tiền lương
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người
sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động
trong nền kinh tế thị trường và là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân
viên nhận được từ công việc mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Hay nói cách khác tiền lương là một khoản tiền mà người thuê lao động trả
cho người lao động trong quá trình kinh doanh sản xuất vật chất, tiền lương gồm
tiền lương danh nghĩa là tiền lương mà người lao động nhận được khi hoàn thành
một công việc và tiền lương thực tế là tiền lương là khối lượng tiền lương mà người
lao động nhận được thông qua tiền lương thực tế.

Năng suất lao động bình quân
Năng suất là một phạm trù kinh tế nói nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của
con người, phản ánh năng lực sản xuất của người lao động, biểu hiện bằng số sản
phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian cần thiết. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD ) NSLĐ là "tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số
lượng đầu vào được sử dụng." Thước đo sản lượng đầu ra thường là GDP tính theo
giá cố định, điều chỉnh theo lạm phát. Thước đo thường sử dụng nhất của lượng đầu
vào là lao động.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
II.1 Mô hình kinh tế lượng
Kinh tế lượng là một môn phân tích thực nghiệm dựa vào các phương pháp
của thống kê học và toán kinh tế, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế trên cơ sở
các lý luận kinh tế học.
Mục đích chính của kinh tế lượng là cung cấp nội dung thực nghiệm cho lý
luận kinh tế và đưa các lý luận kinh tế đi kiểm định xem đúng hay sai. Ví dụ, lý
luận kinh tế có thể cho rằng một đường cầu phải dốc xuống. Song kinh tế lượng sẽ
coi tuyên bố như vậy là một giả thuyết và có thể tiến hành kiểm định, tìm ý nghĩa
thống kê giữa mức giá và lượng cung để xem đường cầu có đúng là dốc xuống hay
không, hay nói theo cách của kinh tế lượng là xem giả thuyết trên có thể chấp nhận
được hay không. Phương pháp thống kê quan trọng nhất trong môn kinh tế lượng là
phân tích hồi quy. Bởi vì các nhà kinh tế không có cơ hội tiến hành các thử nghiệm
có kiểm soát. Vấn đề các dữ liệu quan sát chênh lệch do thiếu biến và các vấn đề

khác cũng cần phải được giải quyết về mặt thống kê nhờ các mô hình kinh tế lượng.
Các nhà kinh tế lượng thường tìm cách làm sáng tỏ các thực nghiệm tự nhiên trong
khi thiếu bằng chứng từ các thực nghiệm có kiểm soát.
Phân tích kinh tế lượng được chia thành phân tích chuỗi thời gian và phân
tích chéo. Phân tích chuỗi thời gian xem xét các biến số trong những khoảng thời
gian, chẳng hạn như tác động của tăng dân số đối với GDP của quốc gia. Còn phân
tích chéo xem xét quan hệ giữa các biến khác nhau tại một thời điểm; ví dụ, quan hệ
giữa thu nhập và chi tiêu cho lương thực của cá nhân. Khi phân tích chuỗi thời gian
và phân tích chéo được tiến hành cùng một lúc với cùng một mẫu thống kê, người ta
gọi là phân tích bảng. Nếu mỗi thời điểm một mẫu khác, thì gọi là dữ liệu chéo lặp
lại. Phân tích dữ liệu bảng đa chiều được tiến hành đối với nhiều bộ số liệu với hai
chiều trở lên. Ví dụ, một vài bộ số liệu dự báo cho phép dự báo nhiều thời kỳ mục
tiêu, được tiến hành bởi nhiều nhà dự báo, và tại nhiều tầm nhìn. Những bộ dữ liệu
ba chiều cung cấp nhiều thông tin hơn là những bộ dữ liệu bảng hai chiều.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Phân tích kinh tế lượng còn có thể phân loại dựa trên số lượng các quan hệ
được mô hình hóa. Phương pháp phương trình đơn mô hình hóa một biến số duy
nhất (biến số phụ thuộc) như một hàm số của một hay nhiều biến số độc lập. Trong
nhiều trường hợp, phương pháp phương trình đơn như thế không thể khám phá
được ước lượng của quan hệ nhân quả bởi vì nhiều khi cả biến độc lập lẫn ít nhất
một biến phục thuộc đều thay đổi do tác động của cùng một biến số nào đó bên
ngoài mô hình. Phương pháp phương trình đồng thời được phát triển để giải quyết
những vấn đề này. Còn nhiều phương pháp khác sử dụng các biến thể của mô hình

biến công cụ để ước lượng. Những mô hình kinh tế lượng lớn hơn được sử dụng để
cố gắng giải thích hay dự đoán những hoạt động của các nền kinh tế quốc dân. Sau
đây ta xét một số mô hình kinh tế lượng.
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập
quy định các biến phụ thuộc như thế nào. Đây là một phương pháp thống kê mà giá
trị kỳ vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của
các biến ngẫu nhiên (đã tính toán) khác. Phân tích hồi quy không chỉ là trùng khớp
đường cong (lựa chọn một đường cong mà vừa khớp nhất với một tập điểm dữ
liệu), nó còn phải trùng khớp với một mô hình với các thành phần ngẫu nhiên và
xác định. Thành phần xác định được gọi là phần dự đoán và thành phần ngẫu nhiên
được gọi là phần sai số.
Dạng đơn giản nhất của một mô hình hồi quy là chứa một biến phụ thuộc và
một biến độc lập đơn. Phân tích hồi quy đặc biệt quan tâm đến ước lượng hoặc dự
báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị của biến độc lập.
II.2 Các phương pháp ước lượng
Hồi quy tổng thể.
Như đã biết phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một
biến với một hay nhiều biến khác nhằm ước lượng, dự báo giá trị trung bình của
biến phụ thuộc với các giá trị đã biết của biến độc lập.
Có E(Y/Xi) = f(Xi) (1)

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Trong đó E(Y/Xi) là một hàm của biến giải thích X i. Phương trình (1) gọi là
hàm hồi quy tổng thể hoặc hồi quy tổng thể. Nếu hàm hồi quy tổng thể có một biến

độc lập gọi là hàm hồi quy đơn, nếu hàm có nhiều hơn một biến độc lập thì gọi là
hàm hồi quy bội. Hàm hồi quy tổng thể cho biết giá trị trung bình của biến Y sẽ
thay đổi như thế nào.
Giả sử hàm hồi quy tổng thể E(Y/Xi) là hàm tuyến tính:
E (Y / X i ) = f ( X i ) = β1 + β 2 X i (2)

Trong đó:
β1, β2 là các tham số chưa biết nhưng cố định được gọi là các hệ số hồi quy.
β1 là hệ số tự do hay hệ số chặn.
β2 là hệ số góc.
Phương trình (2) là phương trình hồi quy tuyến tính đơn.
Biết E(Y/Xi) là giá trị trung bình của biến Y với giá trị Xi đã biết, cho nên
các giá trị cá biệt Yi không phải bao giờ cũng trùng với E(Y/Xi), mà chúng xoay
quanh E(Y/Xi).
Gọi Ui là chênh lệch giữa giá trị cá biệt Yi và E(Y/Xi) thì ta có:
Yi = f ( X i ) = β1 + β2 X i + U i (3)

Ui:sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện những nhân tố còn
lại ảnh hưởng đến biến Yi
Sai số ngẫu nhiên hình thành từ nhiều nguyên nhân có thể do:
Bỏ sót biến giải thích.
Sai số khi đo lường biến phụ thuộc.
Các tác động không tiên đoán được.
Dạng mô hình hồi quy không phù hợp.
Hàm hồi quy mẫu.
Giả sử đường hồi quy mẫu có dạng: Yˆi = βˆ1 + βˆ 2 X i
Trong đó Yˆi là ước lượng của E(Y/Xi), βˆ1 , βˆ 2 là ước lượng của β1, β2
Mà theo (3) thì Yi = f ( X i ) = β1 + β2 X i + U i

Đề án môn học



SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Do đó Yˆi = βˆ1 + βˆ 2 X i + ei
Trong đó ei được gọi là phần dư hay chính là ước lượng của Ui
Phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS).
n

n

n

i =1

i =1

i =1

2
2
2
Tìm βˆ1 , βˆ 2 sao cho f ( βˆ1 , βˆ 2 ) = ∑ ei = ∑ (Yi − Yˆi ) = ∑ (Yi − βˆ1 − βˆ 2 X i ) → min

βˆ1 , βˆ 2 là nghiệm của hệ phương trình sau:
n
 ∂f ( βˆ1 , βˆ 2 )
= −2∑ (Yi − βˆ1 − βˆ 2 X i ) = 0


i =1
 ∂βˆ1

n
 ∂f ( βˆ1 , βˆ 2 )
=

2
(Yi − βˆ1 − βˆ 2 X i ) X i = 0

 ∂βˆ
i
=
1

2
n
n
 ˆ
ˆ
n
β
+
β
X
=
Yi

2∑

i
 1

i =1
i =1
⇒ n
n
n
2
βˆ
ˆ
X
+
β
X
=
Yi X i



2
i
 1 i =1 i
i =1
i =1
n

n

n


i =1

i =1

i =1

n

2
Đặt X = (∑ X i ) / n ; Y = (∑ Yi ) / n ; XY = (∑ X i Yi ) / n ; X = (∑ X i ) / n
2

i =1

XY − XY
⇒ βˆ 2 = 2
; βˆ1 = Y − βˆ 2 X
X − ( X )2

Đặt xi = X i − X ; y i = Yi − Y ; yˆ i = Yˆi − Y
n

→ βˆ 2 =

∑x y
i =1
n

i


∑x
i =1

i

2
i

→ yˆ i = βˆ 2 xi

βˆ1 , βˆ 2 là các ước lượng của β1, β2 được tính bằng phương pháp bình phương nhỏ

nhất, và được gọi là ước lượng bình phương nhỏ nhất.
Các giả thiết cơ bản của phương pháp OLS.
Giả thiết 1: Biến (các biến) giải thích là phi ngẫu nhiên, tức là các giá trị của
chúng là các số đã được xác định.
Giả thiết 2: Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên U bằng không: E(Ui/Xi) = 0

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Giả thiết 3: Phương sai sai số ngẫu nhiêm bằng nhau: Var (U i/Xi) = Var
(Uj/Xj) = σ2. Với mọi i ≠ j.
Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các Ui: Cov(U i, Uj) = 0. Với mọi i
≠ j.

Giả thiết 5: Ui và Xi không tương quan với nhau: Cov(Ui, Xi) = 0.
Giả thiết 6: Ui phân phối chuẩn N (0,σ 2 )
Định lý Gauss – Markov: Với các giả thiết 1 – 5 của phương pháp bình
phương bé nhất, các ước lượng bình phương nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính,
không chệch và có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính không
chệch.
II.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình.
Trong trường hợp không đảm bảo giả thiết thì mô hình có khuyết tật. Sau
đây là cách phát hiện ra khuyết tật.
Kiểm định về tính phân phối chuẩn của U.
Cặp giả thuyết là:
Ho: U có phân phối chuẩn.
H1: U không phân phối chuẩn.
 S 2 ( K − 3) 2 
+

24 
 6

Tiêu chuẩn kiểm định: JB = n 

 n

 n

 ∑ ( X i − X )3 / n 
 ∑ ( X i − X )4 / n 
i −1
 K =  i −1


Với S = 
;

.
S X3
S X4









Nếu JB > χ α2 thì Ho bị bác bỏ. Ngược lại không có cơ sở bác bỏ Ho.
Kiểm định tự tương quan.
Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát
được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không
gian (trong số liệu chéo) hay E (U i ,U j ) ≠ 0 với (i ≠ j ) . Trong trường hợp có tự

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

tương quan thì các hệ số ước lượng vẫn là ước lượng tuyến tính không chệnh nhưng
không còn hiệu quả nữa.

Có rất nhiều cách để kiểm định tự tương quan. Ta có thể sử dụng kiểm định
Breusch-Godfrey(BG):
Cặp giả thuyết:
H0: Không có tự tương quan.
H1: Tồn tại tự tương quan
Ước lượng mô hình sau đây bằng phương pháp OLS:
et = β 0 + β1 X t + ρ1et −1 + ... + ρ p et − p + vt . Ta thu được R2.
2
Với n đủ lớn, (n – p)R2 có phân phối xấp xỉ χ n− p

Nếu (n − p ) R 2 > χ α2 ( p ) thì H0 bị bác bỏ, nghĩa là có tồn tại tự tương quan ở một bậc
nào đó.
Kiểm định dạng hàm: Một mô hình được gọi là một mô hình tốt phải căn cứ
vào 5 tiêu chuẩn là: tính kiệm, tính đồng nhất, tính thích hợp, tính vững về mặt lý
thuyết, khả năng dự đoán. Mô hình cần phải đơn giản nhưng cũng cần phải chứa
những biến chủ yếu để phản ánh được mặt bản chất của hiện tượng và quá trình
đang nghiên cứu. Ta có thể kiểm định bằng kiểm định Ramsey.
Cặp giả thuyết:
H0: Dạng hàm đúng.
H1: Dạng hàm sai.
Tiêu chuẩn kiểm định: Fob =

2
2
Rneu
− Rold
n−k
*
2
m

1 − Rneu

Nếu FobKiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Khi nghiên cứu mô hình
hồi quy tuyến tính cổ điển, chúng ta đã đưa ra giả thiết rằng; phương sai của mỗi
một biến ngẫu nhiên Ui trong điều kiện đã cho của biến giải thích X i là không đổi.
Tuy nhiên trong thực tế thì phương sai có điều kiện của Y i thay đổi khi Xi thay đổi:
Var (U i / X i ) = E[U i − E (U i )]2 = E (U i ) 2 = σ i2 với i=1,2,...n.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Ước lượng bình phương nhỏ nhất trong trường hợp có hiện tượng phương sai
sai số thay đổi vẫn là ước lượng tuyến tính không chệch nhưng không hiệu quả. Còn
ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, như vậy làm mất hiệu lực khi kiểm định.
Ta có thể kiểm định hiện tượng này bằng kiểm định White
Cặp giả thuyết:
H0: Phương sai sai số không đổi
H1: Phương sai sai số thay đổi
Ước lượng mô hình sau bằng phương pháp OLS
ei2 = α 1 + α 2 X 2 + α 3 X 3 + α 4 X 22 + α 5 X 33 + α 6 X 2 X 3 + Vi

Ta thu được R2 => nR2 có phân phối xấp xỉ χ 2 (df )
Nếu nR 2 ≤ χ α2 (df ) thì giả thiết H0 không có cơ sở bị bác bỏ. Hay phương sai sai số
không đổi
Hiện tượng đa cộng tuyến: Đây là hiện tượng mà khi nghiên cứu mối quan

hệ giữa biến Y và các biến giải thích Xi, ta gặp quan hệ nào đó giữa các biến X i với
nhau. Khi có đa cộng tuyến hoàn hảo thì các hệ số hồi quy là không xác định và các
sai số tiêu chuẩn là vô hạn. Một vài đặc điểm để đo mức đa cộng tuyến như: R 2 cao
nhưng tỉ số t thấp, tương quan cặp giữa các biến giải thích cao, hồi quy phụ...

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG
III.1 Số liệu và biến số.
Nguồn số liệu: Số liệu được cung cấp bởi bộ số liệu về doanh nghiệp của
Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2006 – 2008.
Mô tả số liệu: Bộ số liệu bao gồm số lao động, năng suất lao động bình
quân 1 lao động, tiền lương bình quân của 1 lao động, vốn kinh doanh, lợi nhuận
của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong khu vực
kinh tế nhà nước và ngoài khu vực kinh tế nhà nước được thu thập trong 2 năm
2006 và 2008.
Các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc:
L : Lượng lao động các doanh nghiệp năm 2006 và 2008 (người)
Biến độc lập :
LN : Lợi nhuận của các doanh nghiệp năm 2006 và 2008 (Triệu đồng)
T : Năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp năm 2006 và 2008
(Triệu đồng / 1 công nhân)
K : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2006 và 2008 ( Triệu đồng)
W : Tiền lương bình quân của lao động năm 2006 và 2008 (Triệu đồng)

Biến giả:
D1: Với D1=0 nếu lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước; D 1=1
nếu lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước.
D2: Với D2=0 nếu lao động là của các doanh nghiệp năm 2008; D 2=1 nếu lao
động là của các doanh nghiệp năm 2006
Xây dựng mô hình tác động đồng thời của các biến L, LN, T, K, W, D 1, D2
tới cầu lao động của doanh nghiệp. Chạy mô hình hồi quy biến L theo các biến độc
lập.
III.2 Mô hình và kết quả ước lượng
Phương trình hồi quy tổng thể :
L = a0 + a1D1 + a2K +a3LN + a4T + a5W + ε

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Mô hình hồi quy và kết quả ước lượng năm 2006

Phương trình hồi quy thu được:
Lˆ 2006 = 150.03 - 1.9731D1 + 0.0059K 2006 + 0.0115LN 2006 - 2.1643T2006 − 1.4522W2006

Các hệ số đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Hệ số R2 = 0.7641 cho biến rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích
được 76.41% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Dùng kiểm định Breusch-Godfrey
(BG). Kết quả kiểm định từ Eviews cho Probability = 0.800625 và Probability =
0.699918 đều lớn hơn hơn 0.05. Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến: Dùng hồi quy phụ để kiểm định. Kết quả
thu được từ Eviews R- squared = 0.050652 thấy rằng có hiện tượng đa cộng tuyến
nhưng thấp, chấp nhận được.
Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Dùng kiểm định White để
kiểm định. Kết quả thu được từ Eviews Probability = 0.978910 và Probability =
0.060938 đều lớn hơn hơn 0.05 nên mô hình không có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Mô hình hồi quy và kết quả ước lượng năm 2008

Phương trình hàm hồi quy thu được:
Lˆ 2008 = 120.30 - 0.3538D1 + 0.0026K 2008 + 0.0325LN 2008 - 0.5791T2008 − 1.5578W2008

Với bˆ1 = - 0.3538 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích số lượng lao động
làm việc trong các doanh nghiệp của nhà nước ít hơn số lượng lao động làm việc
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 0.3538 (đơn vị lao động) < 1.9732 đơn vị
lao động so với năm 2006 tức là tỷ lệ lao động làm trong khu vực nhà nước tăng
lên.
Với bˆ 2 = 0.0026 > 0 và có ý nghĩa thống kê. So với năm 2006 là 0.0059 thì
nguồn vốn của doang nghiệp năm 2008 đã giảm . Điều này được giải thích do bị
ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp tài chính trong nước.


Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Với bˆ 3 = 0.0325 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Lớn hơn so với năm 2006 là
0.0115 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính thế giới nhưng hệ
thống ngân hàng vẫn phát triển mạnh và thu lợi nhuận cao.
Với bˆ 4 = -0.5791 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Do sự tiến bộ và phát triển của
khoa học kỹ thuật, và chất lượng lao động năm 2008 cao hơn năm 2006 nên năng
suất lao động bình quân 1 công nhân năm 2008 lớn hơn năm 2006 từ 0.5791 đơn
vị đến 1.5230 đơn vị.
Với bˆ 5 = -1.5578 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi tiền lương bình
quân của công nhân trong doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì trung bình lượng lao động
trong doanh nghiệp giảm 1.5578 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Với aˆ 0 = 120.30 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi không có các yếu
tố vốn, lợi nhuận, năng suất lao động bình quân của công nhân, tiền lương bình
quân của công nhân trong doanh nghiệp và không có sự khác biệt giữa doanh
nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước thì lao động làm việc trong các doanh nghiệp
trung bình sẽ là 120.30 đơn vị.
Hệ số R2 = 0.6991 cho biến rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích
được 69.91% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Dùng kiểm định Breusch-Godfrey
(BG). Kết quả kiểm định từ Eviews thấy Probability = 0.660127 và Probability =
0.492518 đều lớn hơn hơn 0.05. Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến: Dùng hồi quy phụ để kiểm định. Kết quả
thu được từ Eviews thấy rằng R- squared = 0.049039, có hiện tượng đa cộng tuyến
nhưng thấp, chấp nhận được.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Dùng kiểm định White để
kiểm định. Kết quả thu được từ Eviews thấy Probability = 0.992796 và Probability
= 0.126499 đều lớn hơn hơn 0.05 nên mô hình không có hiện tượng phương sai sai
số thay đổi.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Mô hình hồi quy và kết quả ước lượng chung năm 2006 - 2008

Phương trình hàm hồi quy mẫu thu được:
Lˆ = 137.28 - 1.0403D1 + 69.095D 2 + 0.0028K + 0.0192LN − 1.5230T - 0.0422W

Với cˆ1 = -0.10403 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích số lượng lao động
làm việc trong các doanh nghiệp của nhà nước ít hơn số lượng lao động làm việc
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 0.10403 đơn vị lao động.
Với cˆ 2 = 69.095 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi các yếu tố khác
không đổi thì trung bình lao động năm 2006 nhiều hơn năm 2008 là 69.095 đơn vị.
Điều này được lý giải do năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra
ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu thì việc cắt giảm chi phí là việc cần thiết mà một
trong những hình thức được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng nhiều đó là cắt giảm
lao động.
Với cˆ3 = 0.0028 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi vốn của các doanh
nghiệp tăng 1 đơn vị thì trung bình lượng lao động làm trong các doanh nghiệp tăng
0.0028 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.


Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Với cˆ 4 = 0.0192 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi lợi nhuận của
doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì trung bình lượng lao động của doanh nghiệp tăng
0.0192 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Với cˆ 5 = -1.5230 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi năng suất lao
động bình quân của công nhân trong doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì trung bình
lượng lao động của doanh nghiệp giảm 1.5230 đơn vị lao động trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
Với cˆ 6 = -0.0422 < 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi tiền lương bình
quân của công nhân trong doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì trung bình lượng lao động
trong doanh nghiệp giảm 0.0422 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Với cˆ 0 = 137.28 > 0 và có ý nghĩa thống kê. Giải thích khi không có các yếu
tố vốn, lợi nhuận, năng suất lao động bình quân của công nhân, tiền lương bình
quân của công nhân trong doanh nghiệp cùng với không có sự khác biệt giữa doanh
nghiệp nhà nước và ngoài nước, năm 2006 và 2008 thì lao động làm việc trong các
doanh nghiệp trung bình sẽ là 137.28 đơn vị.
Hệ số R2 = 0.7991 cho biến rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích
được 79.91% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Dùng kiểm định Breusch-Godfrey
(BG). Kết quả kiểm định từ Eviews cho thấy Probability = 0.127486 và Probability
= 0.054677 đều lớn hơn hơn 0.05. Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến: Dùng hồi quy phụ để kiểm định. Kết quả
thu được từ Eviews thấy rằng R- squared = 0.057267 thấp nên có hiện tượng đa
cộng tuyến nhưng chấp nhận được.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Dùng kiểm định White để
kiểm định. Kết quả thu được từ Eviews thấy Probability = 0.998756 và Probability
= 0.120803 đều lớn hơn hơn 0.05 nên mô hình không có hiện tượng phương sai sai
số thay đổi.
Kết luận và kiến nghị

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

Những kết quả mô hình trên cho thấy rằng việc tăng vốn kinh doanh và lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ làm tăng lượng lao động trong doanh nghiệp. Ngược lại,
việc tăng năng suất và tăng tiền lương sẽ làm giảm lượng lao động làm việc trong
các doanh nghiệp. Những điều này có thể được hiểu rằng khi doanh nghiệp có khả
năng mở rộng sản xuất bằng việc tăng vốn thì sẽ làm tăng lượng lao động. Còn khi
doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ khiến các doanh nghiệp tái đầu tư để mở rộng sản
xuất và từ đó cũng làm tăng lượng lao động. Việc nâng cao năng suất lao động như:
đưa cán bộ đi đào tạo, áp dụng những kĩ thuật hiện đại, … sẽ làm giảm lượng lao
động trong các doanh nghiệp. Khi tiền lương tăng thì các doanh nghiệp sẽ cắt giảm
chi phí bằng cách xa thải lao động khiến cho lượng lao động bị giảm.
Mô hình cũng cho biết rằng có sự khác nhau giữa lao động làm trong doanh
nghiệp khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, và sự khác
nhau về lao động trong năm 2006 cho biết lao động trong doanh nghiệp nhà nước ít
hơn lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,9732 đơn vị và năm 2008
là 0.3538 đơn vị cho thấy các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước năm 2008 đã
tăng so với năm 2006. Do trong năm 2007 Nhà nước đã cổ phần hoá được 116
doanh nghiệp nhà nước, đạt 21% so với kế hoạch. Trong năm 2008 đã cổ phần hoá

được 73 doanh nghiệp nhà nước, đạt 28% so với kế hoạch.
Tiền lương ở khu vực ngoài nhà nước cao hơn, sự canh tranh trong các doanh
nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước khốc liệt hơn, … có thể làm cho lượng lao động ở
khu vực ngoài nhà nước cao hơn so với khu vực nhà nước. Năm 2008 là năm khủng
hoảng về tài chính, điều đó đã làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất để
ứng phó với khủng hoảng nên đã làm cho lượng lao động giảm so với năm 2006,
năm không có khủng hoảng.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

KẾT LUẬN
Xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên
như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài
nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người. Chính phủ và doanh nghiệp cần
phối hợp để có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu
dài, trong đó khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật
sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng lao động. Nâng cao hơn nữa đến
chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường, như chính sách
hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề, chính sách quản lý nhà nước về dạy
nghề, học nghề; chính sách dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành
nghề, cấp trình độ.
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Vì khi vốn tăng sẽ làm
tăng cầu lao động của doanh nghiệp vậy cần có những chính sách hợp lý thu hút

nguồn vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước tạo công ăn việc làm cho
người lao động, tận dụng hết tiềm lực lượng lao động dồi dào của đất nước.
Mặt khác trong 2 năm 2006 – 2008 cho thấy lao động làm việc trong khu vực
nhà nước tăng lên khá cao vì thế nên có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước như cổ phần hoá một bộ phận DNNN, sắp
xếp lại các DNNN, giải thề các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả... trong đó cổ
phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho
Nhà nước cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Đề án môn học


SV: Phạm Thị Hương

Khoa: Toán kinh tế 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. GS Nguyễn Quang Dong (năm 2006) Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất
bản Thống kê .
2. PTS. Lê Văn Tề (năm 2006) Tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản thành phố
Hồ Chí Minh.
3. PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn (2007) Lý thuyết mô hình Toán Kinh Tế, Nhà
xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
4. Website:

/>



Đề án môn học



×