Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.77 KB, 37 trang )

Đề tài: Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại Việt Nam – Thực trạng
và giải pháp ngăn chặn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG
DẦU CỦA VIỆT NAM
1.1. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam
1.1.1.Xuất khẩu
Năm 2007, chỉ tính riêng 2 mặt hàng dầu thô và than đá của Việt Nam đã chiếm
gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam ước đạt 15,3 triệu tấn (tương đương 8,59 tỉ USD), giảm về lượng là 1,5
triệu tấn và tăng về giá trị là 21% so với kế hoạch là 7,11 tỉ USD. Nhận định về
nguyên nhân sụt giảm sản lượng - theo một chuyên gia trong ngành dầu khí - là do
một số mỏ dầu trong nước giảm sản lượng và mục tiêu khai thác 1 triệu tấn dầu thô
từ nước ngoài không đạt.
Năm 2008 vẫn sẽ tiếp tục đà khó khăn, bởi sản lượng khai thác vẫn tiếp tục đi
xuống. Một số mỏ mới dự định đưa vào khai thác chưa hoàn tất các công việc
chuẩn bị phát triển mỏ. Bất kể những khó khăn trên, tổng sản lượng xuất khẩu của
Việt Nam chỉ giảm nhẹ, đạt 14,33 triệu tấn và lại tăng về kim ngạch, ước đạt 10,5
tỷ USD (tăng 22% so với năm 2007). Nguyên nhân là bởi vì tình hình chính trị bất
ổn tại các quốc gia sản xuất dầu chủ chốt, nhu cầu dầu mỏ tăng cao ở các quốc gia
tiêu thụ nhiều nhiên liệu đó là Mỹ, Nhật, Tây Âu. Thêm vào đó là sự tăng trưởng
nóng của 2 đầu tàu kinh tế thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ cũng khiến nguồn dầu
mỏ thế giới bị ngốn với tốc độ chóng mặt. Tất cả các nguyên nhân đó đẩy giá dầu
thế giới tăng mạnh trong năm 2008.


Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 12/2009 đạt 712,6
nghìn tấn với kim ngạch 427,6 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 4,2% về trị
giá so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
đạt 13.373 nghìn tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 40,2% về
trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.


Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam năm 2009 với
3.329 nghìn tấn, đạt trị giá 1,6 tỉ USD, giảm 20% về lượng và giảm 40,2% về trị
giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu
thô của cả nước năm 2009; tiếp theo đó là Singapore đạt 2.253 nghìn tấn với kim
ngạch 992,7 triệu USD, tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 39,7% về trị giá, chiếm
16%; sau cùng là Malaysia đạt 1.794 nghìn tấn với trị giá 759,8 triệu USD, tăng
50,3% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá…
Trong số thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009 chỉ có 3 thị trường nhỏ có tốc độ
tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái: Hàn Quốc đạt 838,7
nghìn tấn với kim ngạch 389 triệu USD, tăng 396,8% về lượng và tăng 325,9% về
trị giá, chiếm 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước; Thái Lan
đạt 731 nghìn tấn với kim ngạch 343 triệu USD, tăng 283% về lượng và tăng
142,7% về trị giá, chiếm 5,5% ; Indonesia đạt 419,7 nghìn tấn với kim ngạch 208,7
triệu USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá, chiếm 3,4%...
Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và đặc biệt ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu dầu thô nói riêng vì giá dầu thô thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm
2008 và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản năm
2009 chỉ đạt 1.022 nghìn tấn với kim ngạch 480 triệu USD, giảm 63,4% về lượng
và giảm 78% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Tháng 12/2009

% so sánh
kim
ngạch
XK
năm
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) 2009/2008


Tổng

712.637

Năm 2009

427.620.551 13.372.877 6.194.595.019 - 40,2


Ôxtrâylia

211.400

126.370.725 3.328.681

1.581.041.058 - 53

Singapore

121.458

71.741.344

2.253.105

992.709.332

- 39,7

Malaysia


42.681

25.267.301

1.794.448

759.800.854

- 11

Nhật Bản

142.076

85.330.770

1.021.540

480.116.943

- 78

Hoa Kỳ

96.879

57.352.570

1.057.697


469.934.139

- 53

68.658.297

1.032.921

462.623.331

- 33,3

Hàn Quốc

838.695

389.096.250

+325,9

Thái Lan

730.993

343.409.897

+142,7

419.766


208.683.869

+ 13,3

Trung Quốc 113.936

Indonesia

15.760

9.330.096

Còn bước sang năm 2010, theo số liệu thống kê, xuất khẩu xăng dầu các loại của
Việt Nam tháng 12/2010 đạt 263,7 nghìn tấn với kim ngạch 211,7 triệu USD, tăng
29,4% về lượng và tăng 42,3% về trị giá so với tháng trước; giảm 26% về lượng và
giảm 10,2% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng xuất khẩu
xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2010 đạt gần 2 triệu tấn với kim ngạch 1,3 tỉ
USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 33,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái,
chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.
Campuchia dẫn đầu thị trường về lượng và kim ngạch xuất khẩu xăng dầu các loại
của Việt Nam năm 2010, đạt 830,9 nghìn tấn với kim ngạch 570 triệu USD, giảm
5,9% về lượng nhưng tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 42,4% trong
tổng kim ngạch.


Trong năm 2010, một số thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam có
tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Thái Lan đạt 21,8 nghìn tấn với kim ngạch
15,5 triệu USD, tăng 230% về lượng và tăng 407,2% về trị giá so với cùng kỳ,
chiếm 1,1% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Trung Quốc đạt 556 nghìn tấn

với kim ngạch 391 triệu USD, tăng 172,9% về lượng và tăng 231,2% về trị giá so
với cùng kỳ, chiếm 29% trong tổng kim ngạch; Nga đạt 26 nghìn tấn với kim
ngạch 21 triệu USD, tăng 141,6% về lượng và tăng 168,9% về trị giá so với cùng
kỳ, chiếm 1,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Singapore đạt 151 nghìn tấn với
kim ngạch 100 triệu USD, tăng 214,6% về lượng và tăng 100,7% về trị giá so với
cùng kỳ, chiếm 7,5% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2010
có độ suy giảm về kim ngạch: Nhật Bản đạt 23,4 nghìn tấn với kim ngạch 13,9
triệu USD, giảm 66,9% về lượng và giảm 42,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm
1% trong tổng kịm ngạch; tiếp theo đó là Pháp đạt 290 tấn với kim ngạch 211
nghìn USD, giảm 44,4% về lượng và giảm 35,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm
0,016% trong tổng kim ngạch; Hồng Kông đạt 10,5 nghìn tấn với kim ngạch 6,6
triệu USD, giảm 33,7% về lượng và giảm 22,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm
0,5% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Panama đạt 44,4 nghìn tấn với kim ngạch
25,6 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và giảm 19,2% về trị giá so với cùng kỳ,
chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2010
Thị trường

Năm 2009

Năm 2010

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)

% tăng,
giảm KN
so
với
cùng kỳ


Tổng

1.923.894

1.005.194.221 1.951.061

1.346.377.680

+ 33,9

Campuchia

882.833

454.881.265

830.889

570.316.473

+ 25,4

Hàn Quốc

57.571

31.166.561

63.979


43.599.291

+ 39,9


Hồng Kông

15.791

8.544.523

10.467

6.622.920

- 22,5

Lào

60.314

35.400.790

59.654

44.697.127

+ 26,3


Malaysia

29.866

9.728.836

28.927

15.106.152

+ 55,3

Na uy

483

344.896

Nga

10.857

7.895.807

26.229

21.229.094

+ 168,9


Nhật Bản

70.621

24.031.905

23.382

13.866.579

- 42,3

Panama

72.111

31.686.796

44.431

25.603.259

- 19,2

Pháp

522

326.968


290

211.120

- 35,4

Singapore

48.007

49.992.633

151.023

100.332.615

+ 100,7

Thái Lan

6.603

3.052.086

21.788

15.479.875

+ 407,2


Trung Quốc

203.734

118.139.059

556.077

391.324.584

+ 231,2

1.1.2. Nhập khẩu
Năm 2008, cũng là năm Việt Nam có lượng và kim ngạch xăng dầu nhập khẩu cao
nhất từ trước đến nay. Do giá dầu thô thế giới tăng cao nên đã ảnh hưởng trực tiếp
tới giá nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, giá xăng dầu


trung bình các loại đã tăng 41,3% so với năm 2007, đứng ở mức giá trung bình đạt
847,9 USD/T. Trong đó, giá xăng trung bình tăng 30,1%, đứng ở mức 892,8
USD/T, giá dầu DO tăng 46,3% và là chủng loại có giá tăng mạnh nhất, đứng ở
mức 924,4 USD/T, giá dầu FO tăng 38,6%, đứng ở mức 498,2 USD/T, giá nhiên
liệu bay tăng 43,4%, đứng ở mức 1.022 USD/T…
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, lượng xăng dầu nhập khẩu
trong năm 2008 đạt 12,92 triệu tấn, với trị giá 10,952 tỉ USD, tăng 1,25% về lượng
và tăng 42,15% về trị giá và chiếm đến 13,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng cao trong những tháng đầu năm
do giá tăng mạnh và giảm dần những tháng cuối năm.
Dự báo, trong năm 2009, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt khoảng 10,5 triệu tấn với
trị giá 5,67 tỉ USD, giảm 18,71% về lượng và 48,23% về trị giá so với năm 2008.

Như vậy, do giá dầu thô trong năm 2009 sẽ chỉ ở mức 40 USD/thùng nên kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm mạnh so với năm 2008.
Về cơ cấu chủng loại xăng dầu nhập khẩu trong năm 2008, dầu DO là loại được
nhập khẩu nhiều nhất với 6,566 triệu tấn, đạt 6,069 tỉ USD, tăng 1,3% về lượng và
48,2% về trị giá so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu dầu DO trong năm 2008
chiếm tới 55,4% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong cả nước. Tiếp đến là
mặt hàng xăng, đạt 3,5 triệu tấn với 3,125 tỉ USD, tăng 6,2% về lượng và 38,24%
về trị giá so với năm 2007 và chiếm 28,5% tỉ trọng…
Nhập khẩu xăng dầu năm 2007 và 2008
Năm 2007
Mặt hàng
Xăng dầu các loại
Xăng
Dầu DO
Dầu FO
Nhiên liệu bay
Dầu hoả

Lượng (tấn)
12.850.446
3.295.958
6.481.088
2.319.857
502.322
251.220

Năm 2008
Trị giá (1000
Lượng (tấn)
USD)

7.710.395
12.963.823
2.260.951
3.501.091
4.095.941
6.566.131
833.730
2.037.620
357.964
598.526
161.810
141.627

Trị giá (1000 USD)
10.966.110
3.125.634
6.069.979
1.015.116
611.709
129.915

Về thị trường nhập khẩu: Singapore là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất
trong năm 2008 với trên 6 triệu tấn, đạt kim ngạch 4,857 tỉ USD, giảm 5,5% về


lượng nhưng tăng 38,47% về trị giá so cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu từ Đài Loan
đạt 2,262 triệu tấn với trị giá 2,355 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 37,5%
về trị giá so với năm 2007, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,414 triệu tấn với 1,32 tỉ
USD, tăng 20,85% về lượng và 89% về trị giá so với năm 2007….
Thị trường nhập khẩu xăng dầu năm 2008

Thị
trường
nhập
khẩu

Trị giá
Lượng
Tên hàng
(1000
(tấn)
USD)

2.410.70 2.067.55
3
0
1.678.56 1.580.04
Dầu DO
8
7
1.585.71
Singapor Dầu FO
877.400
7
e
Nhiên
liệu bay 310.117 311.034
Jet A1
Dầu
24.886 21.923
kerosene

6.009.99 4.857.95
Tổng
1
5
1.610.17 1.529.18
Dầu DO
5
5
Đài Loan
1.013.39
Xăng
826.800
9
2.623.57 2.355.98
Tổng
3
5
1.244.48 1.208.11
Dầu DO
1
9
Hàn
Xăng
163.869 104.772
Quốc
Dầu
6.270 8.606
kerosene
1.414.62 1.321.49
Tổng

0
7
Xăng


Dầu DO 754.088
Dầu
82.411
kerosene
Thái Lan Nhiên
liệu bay 29.323
Jet A1
Xăng
10.379
Tổng
876.201
Nhiên
liệu bay 235.757
Trung
Jet A1
Quốc
Dầu DO 205.681
Xăng
71.420
Tổng
512.858
Nhật Bản Dầu DO 293.898
Dầu
25.283
kerosene

Tổng
319.181
Dầu FO 421.564
Malaysia
Dầu DO 90.385
Tổng
511.949
Triều
Dầu DO 153.867
Tiên
Dầu DO 98.587
Nga
Xăng
13.869
Tổng
112.456
Dầu DO 38.018
Hồng
Nhiên
Kông
21.038
liệu bay
Tổng
59.056

730.832
71.326
29.992
9.950
842.099

236.477
130.605
57.467
424.549
296.212
26.986
323.198
192.387
48.893
241.280
140.044
63.187
17.106
80.293
42.130
25.909
68.039


Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2009, lượng xăng dầu nhập khẩu của
Việt Nam đạt 8,759 triệu tấn, với kim ngạch đạt 4,005 tỉ USD, giảm 8,5% về lượng
và giảm 37% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong 15 ngày đầu tháng 8, lượng xăng dầu nhập về đạt 348,25 ngàn tấn,
kim ngạch đạt 191,43 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và 22,1% về trị giá so với
15 ngày đầu tháng 7. Tính đến ngày 15/8/2009, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt
8,214 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,712 tỉ USD.
Về chủng loại nhập khẩu, dầu diesel là loại được nhập khẩu nhiều nhất, đạt 171,72
ngàn tấn, trị giá 95,57 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và 6% về trị giá. Đơn giá
dầu diesel nhập khẩu trong 15 ngày đầu tháng 8 đạt 557 USD/T, tăng 19 USD/T
(tương đương 3,45%) so với 15 ngày đầu tháng 7.

Nhập khẩu xăng và dầu mazut giảm mạnh, lần lượt giảm 35,6% về lượng và 31%
về trị giá và giảm 44,7% về lượng và 43,5% về trị giá so với cùng kỳ tháng trước.
Đơn giá nhập khẩu xăng tăng mạnh nhất, trên 7,1% (41 USD/T), lên đến 623
USD/T, dầu mazut tăng 9 USD/T (2,2%) lên 394 USD/T.
Bên cạnh đó, nhập khẩu khí đốt hoá lỏng tăng 12,7% về lượng và 11,2% về trị giá,
đạt 14,24 ngàn tấn, trị giá đạt 7,98 triệu USD.
Đơn giá nhập khẩu khí đốt hoá lỏng giảm 8 USD/T, xuống còn 560 USD/T….
Tham khảo các chủng loại xăng dầu nhập khẩu trong tháng 7/2009.
Tên hàng

Thị trường

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn
USD)

Dầu DO

Singapore

220.552

117.673

Trung Quốc

125.816

65.528


Đài Loan

101.595

54.953


Hàn Quốc

57.141

32.441

Nga

35.110

18.325

Thái Lan

19.854

11.126

560.068

300.045


Đài Loan

121.118

69.635

Singapore

96.746

59.205

Trung Quốc

94.699

55.673

312.563

184.513

Singapore

97.881

37.875

Malaysia


59.441

21.705

157.322

59.579

Tổng
Xăng

Tổng
Dầu FO

Tổng
Nhiên liệu bay Jet A1

Trung Quốc

52.916

31.848

Dầu Kerosene

Singapore

7.430

4.072



Thái Lan

3.591

1.778

Tổng

11.021

5.850

Tổng cộng

1.093.890

581.836

Sang năm 2010, theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam
tháng 12/2010 đạt 852 nghìn tấn với kim ngạch 630 triệu USD, tăng 71,9% về lượng
và tăng 87,3% về trị giá so với tháng trước; giảm 7,8% về lượng nhưng tăng 16,7%
về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng xăng dầu các loại nhập khẩu
của Việt Nam năm 2010 đạt 9,5 triệu tấn với kim ngạch 6 tỉ USD, giảm 25% về
lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,2% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.


Singapore dẫn đầu thị trường về lượng và kim ngạch cung cấp xăng dầu các loại cho

Việt Nam năm 2010, đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch 2 tỉ USD, giảm 29,7% về lượng
và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch.
Trong năm 2010, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam có tốc
độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Thái Lan đạt 851,8 nghìn tấn với kim ngạch 590
triệu USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 62,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 9,7%
trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Malaysia đạt 653,6 nghìn tấn với kim ngạch
324 triệu USD, giảm 1% về lượng nhưng tăng 34,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm
5,3% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Hàn Quốc đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch
741,2 triệu USD, giảm 15% về lượng nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ,
chiếm 12,2% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam năm 2010 có
độ suy giảm: Nga đạt 267 nghìn tấn với kim ngạch 172 triệu USD, giảm 56,4% về
lượng và giảm 44,7% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 2,8% trong tổng kim ngạch;
tiếp theo đó là Đài Loan đạt 1 triệu tấn với kim ngạch 721,8 triệu USD, giảm 47,7%
về lượng và giảm 28% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch;
Trung Quốc đạt 1,5 triệu tấn với kim ngạch 1 tỉ USD, giảm 17,8% về kim ngạch; sau
cùng là Singapore.
Diesel là mặt hàng chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại
của Việt Nam năm 2010, đạt 4,9 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỉ USD, giảm 24,4% về
lượng và giảm 0,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 53,3% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu xăng dầu.
Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam năm 2009 và 2010
Thị trường

Năm 2009

Năm 2010

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)


%
tăng,
giảm KN
so
với
cùng kỳ


Tổng

12.705.744 6.255.487.646 9.529.980

6.077.581.183

- 2,8

Xăng

3.636.103

1.969.438.485 1.967.643

1.398.079.645

- 29

Diesel

6.503.092


3.254.815.728 4.914.777

3.238.246.448

- 0,5

Mazut

1.854.259

626.452.133

1.779.740

807.275.283

+ 28,9

378.505.699

832.857

609.893.964

+ 61,1

26.275.601

31.964


21.316.843

- 18,9

1.055.988

721.814.156

Nhiên
bay
Dầu hoả

liệu655.822

56.468

Cô oét
Đài Loan

2.019.545

1.001.555.272 1.055.988

721.814.156

- 28

Hàn Quốc

1.301.025


684.026.740

1.106.486

741.190.495

+ 8,4

Malaysia

660.097

241.429.768

653.586

323.976.064

+ 34,2

Nga

612.881

311.094.424

267.415

172.016.575


- 44,7

62.468

42.398.695

Nhật Bản
Singapore

4.930.854

2.335.628.220 3.468.855

2.055.687.743

- 12


Thái Lan

684.989

Trung Quốc 2.431.836

364.162.735

851.798

1.290.162.315 1.523.028


590.614.382

+ 62,2

1.060.887.897

- 17,8

1.2. Nguyên nhân của hiện tượng buôn lậu xăng dầu qua biên giới
1.2.1. Những nguyên nhân khách quan
1.2.1.1.Chênh lệch giá xăng dầu
Đã từ lâu, phải nói là từ nhiều năm qua, tình trạng buôn lậu xuyên biên giới đã có
và gia tăng dù chính quyền, đặc biệt là từ phía Việt Nam cố công ngăn ngừa và
chấm dứt nhưng hầu như không đạt kết quả mong muốn. Tình trạng xuất lậu xăng
dầu diễn biến phức tạp, chủ yếu ở khu vực biên giới phía Tây Nam như Kiên
Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp. Theo các cơ quan chức năng,
nguyên nhân cơ bản của tình trạng này chính là sự chênh lệch giá xăng dầu giữa
Việt Nam với các nước láng giềng. Theo báo cáo từ các cơ quan quản lý thị trường,
Ban chỉ đạo 127, tuy giá xăng dầu trong nước vừa được điều chỉnh tăng, nhưng
hiện nay nạn xuất lậu xăng dầu ở khu vực biên giới Tây Nam giáp Campuchia vẫn
diễn ra. Theo bà Đàm Thị Huyền - Phó TGĐ TCty Xăng dầu VN (Petrolimex) - từ
cuối năm 2010, Trung Quốc đã có mặt bằng giá xăng dầu mới, Campuchia cũng có
tới 3 – 4 lần điều chỉnh giá bán, trong khi giá xăng dầu nước ta phải giữ bình ổn,
khiến mức chênh lệch ngày một lớn, là động lực thúc đẩy buôn lậu tại các vùng
biên. Trước khi tăng giá bán lẻ trong nước, giá xăng dầu của nước ta thấp hơn
khoảng 5.000 - 6.000 đồng/lít và hiện nay vẫn còn chênh lệch từ 2.000 - 3.000
đồng/lít.

Đại diện bộ đội biên phòng cho biết thêm, buôn lậu xăng dầu không chỉ diễn ra ở

miền Tây mà còn xảy ra ở khu vực miền Trung, miền Bắc kể cả trên biển với số
lượng không nhỏ, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia, cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong hai tháng đầu năm, ngành
hải quan bắt giữ khoảng 7.637 lít xăng dầu lậu, còn lực lượng bộ đội biên phòng
trong năm 2010 cũng bắt giữ tới 573.000 lít. Tình trạng buôn lậu diễn ra dai dẳng,


bắt bớ như bắt cóc bỏ đĩa. Để giải quyết vấn đề không chỉ có các lực lượng chức
năng, mà cần có chính quyền huyện, xã vào cuộc.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng, tình trạng buôn lậu sẽ không giảm nếu giá
mặt hàng này cứ giữ chênh lệch như hiện nay. Ông Nguyễn Tôn Hoàng - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - bức xúc, lượng xăng dầu chảy qua biên giới nếu cứ
kéo dài mãi chẳng khác nào chúng ta đang rót ngân sách để phục vụ cho những cá
nhân trục lợi bằng buôn lậu. Một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
cho biết thêm, với giá bán hiện nay họ vẫn đang phải bù lỗ 1.000 – 1.500 đồng/lít,
nếu không được tăng giá sẽ khiến họ khó đảm bảo được sự điều tiết theo các chính
sách chống buôn lậu hiện nay và rơi vào tình trạng bán càng nhiều, lỗ càng nhiều.

1.2.1.1. Các nguyên nhân khác
Tuy nhiên, đi kèm với việc giá xăng bán lẻ ở nước ta đang chênh lệch khá lớn với
các nước láng giềng khác như hiện nay, còn có một số nguyên nhân khách quan
khác đang “tiếp tay” cho các đối tượng buôn lậu, đó là thời tiết và địa hình giữa
nước ta với nước bạn khá là thuận lợi để bọn chúng hoạt động. Tình trạng buôn lậu
xăng dầu diễn ra sôi động hàng ngày nhưng “nóng” nhất là vào mùa khô, bọn
chúng càng hoạt động gắt gao và trắng trợn hơn. Theo khảo sát của cơ quan chức
năng, tình hình vận chuyển xăng dầu qua biên giới tại các điểm biên giới tỉnh Tây
Ninh và Campuchia vẫn tiếp tục diễn ra, địa bàn hoạt động nhiều nhất thuộc xã
Tân Hà (huyện Tân Châu) và khu vực giáp ranh với huyện Tân Biên. Từng chuyến
xe chất trên mình hơn chục can xăng (loại 30 lít) vẫn cứ ngang nhiên chạy với tốc

độ cao qua những tuyến đường hướng về các đường mòn khu vực biên giới.
Xung quanh ngã ba Vạc Sa (cách trại giam Cây Cầy chừng 5km), có rất nhiều
người và phương tiện, chờ cơ hội để hoạt động, ánh mắt của các “quái xế” luôn
hướng ra đường, đặc biệt là những vị khách lạ chạy qua. Bọn chúng rất liều lĩnh,
dùng những thủ đoạn mà nghe qua, ai cũng phải “rợn” tóc gáy. Chúng sử dụng nan
hoa xe đạp vót nhọn rồi dùng súng cao su bắn vào bất kỳ ai mà chúng cho là khả
nghi. Một cán bộ trong lực lượng chức năng cho biết, bọn chúng sẵn sàng “kiếm
chuyện” mỗi khi lực lượng xuống kiểm tra.


Theo người dân xã Tân Hà, trước đây hoạt động vận chuyển xăng dầu diễn ra rất
trắng trợn với từng đoàn xe gắn máy, các ngả đường đều có đồng bọn của chúng
canh gác. Ba thời điểm mà bọn buôn lậu thường hoạt động là sáng sớm, giữa trưa
và vào ban đêm. Một cán bộ Đồn biên phòng 821 cũng cho rằng, thời điểm này là
mùa khô mà địa bàn khu vực vực có đường biên giới dài 12 km, lại ít sông, suối
nên bọn buôn lậu “thiết kế” ra nhiều đường mòn ngõ, ngách như “mạng nhện” để
vận chuyển, rất khó kiểm soát.
Trong khi đó, dọc tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh An Giang, dài gần 100km có 49
điểm bán lẻ xăng dầu, hơn 3 tháng gần đây tình trạng vận chuyển hàng lậu vẫn
diễn ra sôi động. Theo thống kê, từ cuối năm 2010 đến nay, việc vận chuyển xăng
dầu qua biên giới có lợi nhuận từ 2.400 đến 5.600 đồng/lít.
Địa bàn Kênh Tư Mèo (thuộc thị trấn Tịnh Biên, An Giang) vốn là khu vực trọng
điểm vận chuyển dọc theo kênh Vĩnh Tế sang nước bạn. Lực lượng Hải quan An
Giang cho biết, tại đây họ đã nhiều lần tổ chức vây bắt vận chuyển xăng dầu lậu
nhưng đoạn kênh này rất cạn khi truy đuổi, xuồng nhỏ của bọn buôn lậu chạy qua
được, còn phương tiện của hải quan... chịu thua. Đây là một vấn đề đang làm điên
đầu các cơ quan chức năng khi tổ chức vây bắt các đối tượng buôn lậu.
1.2.2. Những nguyên nhân chủ quan
1.2.2.1. Việc thực thi luật chống buôn lậu hiện nay
Thực tế tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới cũng như buôn lậu thuốc lá về

VN tại các vùng biên diễn ra hằng ngày trước mặt các cơ quan chức năng ở địa
phương. Tuy nhiên, biện pháp xử lý lại như bắt cóc bỏ dĩa. Thực tế cho thấy, các
cơ quan bảo vệ pháp luật chưa xử lý nghiêm có tính răng đe, bởi vì đa số các vụ án,
kẻ bị bắt lại là những người dân nghèo, bị các đối tượng đứng đằng sau thuê để vận
chuyển hàng cho bọn chúng. Do đó, các cơ quan chức năng thường chỉ xử lý hành
chính ở mức độ nhẹ, hoặc cảnh cáo lấy lệ.
Rất ít khi những người đó bị đưa ra truy tố trước vành móng ngựa. Và thế là ngựa
quen đường cũ, họ lại tiếp tục dấn thân vào làm những việc trái pháp luật, làm cho
tình trạng buôn lậu ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Cũng đã có những kẻ
cầm đầu bị bắt và bị xử lý nghiêm trước pháp luật, nhưng cũng không ít đối tượng


là các cán bộ cao cấp làm việc trong các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước
nhưng vì lợi ích cá nhân mà đã tiếp tay hoặc tham gia trưc tiếp vào việc buôn lậu
thì bị xử lý không thích đáng nhờ sự quen biết của mình, gây bức xúc trong dư
luận và làm xói mòn niềm tin của nhân dân với pháp luật.
1.2.2.2.Quản lý của các cấp chính quyền
Theo số liệu thống kê, hai tháng đầu năm nay, theo thống kê của Ban chỉ đạo 127
trung ương, tại năm tỉnh miền Tây, lực lượng chức năng đã xử lý 57 vụ, thu giữ
trên 26.500 lít xăng dầu. Trong khi đó, hải quan xử lý và thu giữ trên 7.600 lít,
riêng lực lượng bộ đội biên phòng đã phát hiện và thu giữ đến 573.000 tấn xuất lậu
qua đường biển. Tuy nhiên, con số đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, khi mà
càng ngày các cơ quan chức năng càng bất lực với tình trạng buôn lậu đang trở nên
khó kiểm soát như hiện nay.
Chỉ tính riêng dọc tuyến biên giới Tây Nam thuộc tỉnh An Giang, từ trước Tết
Nguyên đán 2011 đã hình thành điểm nóng buôn lậu xăng dầu ở cửa khẩu Khánh
Bình (H.An Phú) và thị trấn Tịnh Biên (H.Tịnh Biên). Các lực lượng chống buôn
lậu trên tuyến biên giới như hải quan, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, cảnh
sát kinh tế... nhiều lần ra quân nhưng tình trạng trên vẫn không hề giảm mà đang
ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi hơn. Bọn buôn lậu càng lúc càng ngang nhiên,

táo tợn, công khai hoạt động cả ngày lẫn đêm. Ngược lại, lực lượng chống buôn
lậu lại mỏng và dàn trải, rất khó để quản lý được hết. Trong khi hải quan, bộ đội
biên phòng, công an, QLTT xử lý hành vi này mỗi nơi một kiểu. Phát hiện vụ việc
đã khó, chứng minh được là hàng buôn lậu lại càng khó.
Thêm vào đó, đoạn đường vận chuyển từ cây xăng đến điểm tập kết của các đối
tượng buôn lậu không quá dài, nên những “đường đi, nước bước” của các đối
tượng xuất lậu xăng dầu không khó để phát hiện. Nhưng việc xuất lậu vẫn diễn ra
như ở những chỗ không người. Tại khu vực Chàng Riệc, việc vận chuyển xăng lậu
tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng chung quy lại thì có 2 “đường đi chính”:
“đường” chở nhẹ và “đường” chở nặng. Một đối tượng buôn lậu lâu năm trong
“nghề” cho biết: “Tùy đường mà đi. Có “đường này” chỉ cho chở nhẹ, trong khi
chở nặng “nó” (ám chỉ người trong cơ quan chức năng) không cho vào. “Nó” có
“luật,” xe chở nặng thì phải “đóng thuế.” Đôi khi 2 xe dầu cùng đi chung với nhau,
cách nhau 50-100m, nhưng “nó” xắn ngang, bắt xe sau, hoặc chặn bắt riêng một
mình xe trước. Đó không phải cái gì lạ, mà thành “luật” rồi. Thường những người
đi 4-5 thùng là tự phát, nhỏ lẻ. Khi bị bắt thường mất trắng. Đôi khi cũng “xin tha”
được.”


Ngoài ra, công tác chống buôn lậu xăng dầu kém được thể hiện rõ qua số liệu bắt
buôn lậu trong 2 tháng đầu năm 2011: Tỉnh An Giang chỉ bắt được 4 vụ (5.875 lít),
Tây Ninh 44 vụ (12.545 lít), Long An 3 vụ (4.530 lít), Đồng Tháp 1 vụ (364 lít),
Kiên Giang 5 vụ (3.220 lít).
Theo ông Võ Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây
Ninh, rất khó để phát hiện ra ai là những ông “trùm”, bởi họ thường không lộ diện.
Trường hợp có bắt được thì người vận chuyển cũng bỏ hàng để chạy thoát thân.
Hơn nữa, cơ quan chức năng muốn khám xét, xử lý các tay “trùm” cũng chẳng thu
được gì, bởi trong nhà bọn chúng chẳng chứa tang vật gì, tất cả chỉ diễn ra ngoài
đường.Đây là một bài toán hết sức nan giải đối với các cơ quan chức năng nói
chung và lực lượng chống buôn lậu nói riêng.

1.2.2.3. Ý thức của người dân
Một điều khó hơn nữa trong công tác phòng chống buôn lậu hiện nay chính là việc
người dân xung quanh khu vực thường tiếp tay cho bọn buôn lậu. Mỗi lần bị chặn
lại, dân chạy ra ứng cứu đưa toàn bộ hàng vào nhà, lúc đó lực lượng chống buôn
lậu không thể ập vào nhà họ kiểm tra được, đành phải đợi phối hợp với lực lượng
công an địa phương nhưng đến khi có ứng cứu thì hàng đã được tẩu tán. Mặt khác,
đối tượng chở xăng dầu lậu ở các vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều là
những người dân không nghề nghiệp, không có đất để sản xuất, do đó rất dễ bị các
“ông trùm” đứng đằng sau lợi dụng. Trong khi đó, dọc tuyến biên giới trên địa bàn
tỉnh An Giang, dài gần 100km có 49 điểm bán lẻ xăng dầu, hơn 3 tháng gần đây
tình trạng vận chuyển hàng lậu vẫn diễn ra sôi động. Không chỉ vì nghèo, mà rất
nhiều người dân các khu vực xung quanh, kể cả các gia đình khá giả, dường như
rất dễ bị lôi cuốn tham gia buôn lậu bởi lợi nhuận rất lớn mà nó mang lại. Mà
không ngờ, đó chính là những đồng tiền bất hợp pháp chảy từ ngân sách của chính
phủ, trong đó còn có những đồng tiền thuế mà họ phải đóng. Trong khi lực lượng
chức năng mỏng, khó quản lý, họ lại đang làm những việc gián tiếp tiếp tay cho
bọn buôn lậu và làm tình hình trở nên ngày càng căng thẳng hơn. Theo thống kê, từ
cuối năm 2010 đến nay, việc vận chuyển xăng dầu qua biên giới có lợi nhuận từ
2.400 đến 5.600 đồng/lít. Mỗi ngày một người có thể vận chuyển từ 100 - 200 lít.
Nhiều người dân sống ven biên giới lâu nay không biết đến buôn bán cũng “tập
tành” làm con buôn khi sử dụng phương tiện mưu sinh hàng ngày tham gia trung
chuyển xăng, dầu để kiếm lời. Tại các sà lan bán lẻ xăng dầu trên kênh Vĩnh Tế
(huyện Tịnh Biên, An Giang) rất nhiều người dân tham gia quy trình “mua gom”.
Nếu không có vốn, người dân chỉ cần dùng xe máy chở xăng đến dọc các điểm


“trung chuyển” cặp bờ kênh vẫn nhận được tiền công khoảng 15.000 đồng/can. Tại
đây, hàng chục vỏ lãi lần lượt thay nhau chất đầy can xăng dầu theo ngả kênh Tư
Mèo vượt biên qua Thom Đưng, Kirivong, Takeo. Dọc theo các cửa khẩu ở Long
An, người dân Campuchia sang Việt Nam cắt lúa, mua hàng cũng đai theo 4 - 5

can nhựa loại 30 lít, khi về họ tạt vào cây xăng bơm đầy các can rồi ung dung chở
về, mỗi chuyến bỏ túi cả trăm ngàn tiền lời.
Thêm vào đó, các đại lý bán xăng lại tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu bằng cách
tính thêm khoảng 20.000 – 30.000 đồng 1 can xăng 30 lít. Theo ghi nhận của cơ
quan chức năng, có cửa hàng trong một tháng bán trên 200.000 lít xăng (tăng gấp
đôi so với những tháng đầu năm). Nhiều nông dân cầm can đi mua xăng về bơm
nước cho ruộng chỉ nhận cái lắc đầu, nhiều cửa hàng thậm chí còn lập hàng rào rồi
treo biển “hết xăng”. Thế nhưng, phóng viên phát hiện từ những cây xăng này dân
buôn lậu muốn mua bao nhiêu cũng có… Một số đối tượng còn tổ chức thu gom
hàng ở các cây xăng nằm sâu trong thị trường nội địa rồi vận chuyển lên biên giới
tiêu thụ. Điều này lại khiến việc chống buôn lậu thêm khó kiểm soát hơn.

1.3. Tình trạng buôn lậu xăng dầu tại một số quốc gia khác trên thế giới
và bài học kinh nghiệm
1.3.1. Buôn lậu xăng dầu tại một số nước
1.3.1.1. Buôn lậu xăng dầu tại Indonesia
Theo ước tính của các cơ quan chức năng, trung bình một ngày có tới hơn 100.000
thùng dầu “chảy” ra khỏi đất nước. Địa điểm là các nước ở châu Á, trong đó trên
50% số đó bị xuất lậu sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Rất nhiều dầu sau khi được
Indonesia nhập về đã bị giới buôn lậu xuất trở lại đến các nước khác ngay sau đó.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là việc trợ giá quá cao của chính
phủ, khiến giá xăng dầu tại Indonesia chỉ là 25 cent/lít, bằng ¼ so với giá quốc tế.
Do đó, giới buôn lậu lợi dụng lỗ hổng về giá này để thu lợi lớn.
Indonesia từng là một nhà xuất khẩu xăng dầu lớn nhất châu Á, nằm trong tổ chức
OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa). Nhưng ngày nay, quốc gia này phải
nhập khẩu xăng dầu, với sản lượng sụt giảm đảng kể từ 1,6 triệu thùng/ngày vào
1998 xuống còn khoảng 970.000 thùng/ngày vào 2005. Tình trạng buôn lậu xăng
dầu ở Indonesia đang ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn, vì quốc gia này có tới



17000 hòn đảo lớn nhỏ và đường bờ biển dài. Chính điều đó khiến cho việc quản
lý hết sức khó khăn và quốc gia này đang đau đầu tìm cách đối phó.
1.3.1.2. Buôn lậu xăng dầu tại Philippin
Đã từ lâu, nạn buôn lậu xăng dầu đang trở nên ngày càng nghiêm trọng tại
Philippin, mặc dù nước này đã có hàng loạt các biện pháp cụ thể để đối phó, song
dường như tình trạng vẫn chưa mấy được cải thiện. Ước tính mỗi năm, Philippin
thất thu thuế hơn 10 tỷ Peso (khoảng 300 triệu USD) do buôn lậu xăng dầu.
Thủ đoạn cũng như cách thức mà bọn buôn lậu áp dụng lại rất tinh vi và thông qua
2 con đường: đó là con đường trực tiếp (direct smuggling) và con đường gián tiếp
(diversion).
Con đường trực tiếp có thể bằng cách những chiếc tàu đánh cá nhỏ nhận hàng từ
một chiếc tàu mẹ đỗ ở những vùng biển quốc tế và mang về đất liền tiêu thụ mà
không thông qua hải quan. Một thủ đoạn khác mà bọn buôn lậu thường sử dụng đó
là việc khai gian hàng nhập khẩu. Những sản phẩm thô, những mặt hàng được coi
là nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm dầu như Hydrocacbon thơm hoặc chất
xúc tác được miễn thuế ở Philippin. Chính điều này tạo kẽ hở cho một số doanh
nghiệp xăng dầu ở quốc gia này trục lợi.
Con đường gián tiếp thường là việc các sản phẩm xăng dầu bị các đối tượng thuộc
diện được miễn thuế (tax-exempt entity), chẳng hạn như các doanh nghiệp ở những
khu vực bến cảng được miễn thuế quan (free port zone) vận chuyển vào thị trường
nội địa và bán cho người tiêu dùng thông qua các đại lý bán lẻ.
1.3.1.3. Buôn lậu xăng dầu tại I-rắc
Nạn buôn lậu xăng dầu tại I-rắc bắt đầu leo thang vào những năm 90, khi mà chính
phủ nước này sử dụng buôn lậu như một cách để lách khỏi sự cấm vận thương mại
của Liên Hợp Quốc. Tổng thống I-rắc khi đó là Saddam Hussein đã thành lập ra
những nhóm tội phạm có tổ chức để buôn lậu qua các quốc gia lân cận. Họ sử dụng
xe tải để xuất lậu dầu thô sang Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani, Cô oét, Ả rập Xê út… và sử
dụng thuyền để chở dầu qua vịnh Persian cho các đối tác nhằm thu ngoại tệ cho đất
nước. Rất nhiều thành phần đã tham gia vào hoạt động này bao gồm tội phạm, các
quan chức chính phủ, quân đội, người nổi dậy hay những người Hồi giáo…



Tuy nhiên, sau khi có sự chiếm đóng của Mỹ, tình hình buôn lậu tại I-rắc còn trở
nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Thủ đoạn mà giới buôn lậu ở I-rắc ngày nay sử
dụng thường theo 3 con đường chính. Một là họ pha lẫn dầu lậu (stolen oil) với dầu
hợp pháp (legitimate oil) sau đó vận chuyển cho các đối tượng bên ngoài tách riêng
ra. Cách thứ hai là họ sử dụng những chiếc xe tải hoặc thuyền chở dầu tới những
bể chứa trên vịnh Persia. Vào năm 2006, bộ Dầu lửa của I-rắc đã phát hiện được
166 chiếc tàu nhỏ nằm xếp hàng trên những con sông ở Basra chuẩn bị chở dầu tới
những chiếc tàu lớn hơn trên vịnh. Một cách nữa là họ sử dụng những chiếc xe tải
được bơm đầy dầu và vận chuyển thẳng tới các quốc gia lân cận như Iran, Syria,
Thổ Nhĩ Kỳ để tiêu thụ.
Ngoài ra, còn một cách thức khác mà giới buôn lậu thường sử dụng đó là khoét
những cái lỗ trên ống dẫn rồi rút trực tiếp dầu thô từ trong đó và bơm thẳng vào
những thùng chứa trên xe tải hoặc trên những chiếc tàu thủy. Vào năm 2007, người
ta phát hiện có tới 25 lỗ trên đường ống dẫn phía Bắc để tới Thổ Nhĩ Kỳ. Một số
nhân viên an ninh cũng dính líu tới hoạt động đó. Tính trung bình mỗi năm, chính
phủ I-rắc mất tới hàng tỷ USD vì buôn lậu.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua thực trạng buôn lậu xăng dầu ở một số quốc gia trên, có thể thấy hiện nay
không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước trong khu vực cũng đang ngày đêm
phải vật lộn với buôn lậu. Dường như nó đã trở thành một quốc nạn, một vấn đề có
tính chất quốc tế, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn tình
trạng này. Và bằng việc nghiên cứu phương thức và thủ đoạn buôn lậu tại một số
quốc gia kể trên, Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm vô cùng quý
báu cho mình, qua đó nhằm đấu tranh trấn át tội phạm buôn lậu xăng dầu có hiệu
quả hơn. Một số kinh nghiệm có thể rút ra như sau:
Một là, tăng cường quản lý, giám sát, sàng lọc và trừng trị nghiêm các cán bộ nhà
nước không đủ phẩm chất đạo đức, tham gia tiếp tay hoặc đứng đằng sau các đối
tượng buôn lậu. Từ đó, trong sạch hóa bộ máy quản lý các cấp từ trung ương tới

địa phương. Đồng thời cũng cần có những chính sách đãi ngộ, quan tâm hợp lý hơn
đến các lực lượng chống buôn lậu để họ yên tâm cống hiến hết mình vì sự nghiệp
chung của cả nước.


Hai là, tăng cường công tác thanh tra, tuần tra trên biển, giám sát chặt chẽ hoạt
động của tàu thuyền, bao gồm cả tàu nước ngoài vào Việt Nam và các tàu đánh cá
của Việt Nam. Cần có biện pháp phối hợp với các lực lượng cảnh sát biển của các
nước khác trong khu vực để quản lý hoạt động trên biển được hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BUÔN LẬU XĂNG DẦU QUA BIÊN GIỚI TẠI
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại Việt Nam thời gian
qua
2.1.1. Khối lượng và cơ cấu
Đã có rất nhiều xăng dầu bị xuất lậu từ Việt Nam sang Campuchia khi giá xăng tại
Việt Nam thấp hơn Campuchia. Theo một báo cáo của một cơ quan chức năng ở
tỉnh Long An, bình quân mỗi ngày có 30.000 - 40.000 lít xăng dầu xuất lậu sang
Campuchia. Lượng xăng dầu xuất lậu này chủ yếu được xuất qua cửa ngõ huyện
Vĩnh Hưng, theo các tuyến kênh Tà Nu, 28, khu vực Bình Tứ, xã Hưng Điền A. Bộ
Công Thương cho biết, số lượng xăng dầu bán ra trong 1 tháng của các cửa hàng
khu vực biên giới trong tháng 3/2011 khoảng 200.000 lít, tăng gấp 2 lần so với
những tháng đầu năm. Quảng Ninh, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang... hiện là những khu vực “nóng” nhất trong hoạt động buôn lậu xăng dầu,
đặc biệt là trên các vùng biển.
Hiện nay, giá xăng tại Campuchia vẫn cao hơn Việt Nam khoảng 3000 đồng, và do
đó rất nhiều người Campuchia đã sang Việt Nam mua về bán kiếm ít tiền lãi và các
con buôn người Việt Nam cũng tích cực thu gom hàng để tuồn sang nước bạn.
Ngoài ra, các nông dân Việt Nam cũng bỏ ruộng bỏ nhà để tham gia vận chuyển
hàng cho người Campuchia kiếm lợi nhuận. Theo tính toán, trung bình một ngày,
mỗi người có thể vận chuyển 200 lít xăng hoặc dầu và có lãi hơn 150000/ngày. Hai

tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng đã thu giữ được trên 25000 lít xăng dầu
lậu các loại. Riêng trong năm 2010, cũng đã tóm được trên 573000 lít. Tuy nhiên,
tình trạng buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng khó kiểm soát.
2.1.2. Hình thức và thủ đoạn buôn lậu
Hiện nay, tại khu vực biên giới Tây Ninh, đặc biệt ở khu vực giáp ranh huyện Tân
Biên và Tân Châu, tình hình xuất lậu xăng dầu diễn ra công khai, không kể giờ


giấc. Giới con buôn huy động mọi phương tiện, từ thủy đến bộ, xe gắn máy, xe ba
gác, xe máy cày, xuồng máy, vỏ lãi để chở xăng, dầu qua Campuchia. Đối tượng
tham gia xuất lậu xăng dầu chủ yếu là người dân ở khu vực biên giới với thủ đoạn
giả người tiêu dùng mua xăng dầu nhiều lần với số lượng ít (5-10 lít), sau đó đổ
vào can nhựa loại 30 lít hoặc túi ni lông để vận chuyển sang biên giới bằng xe máy,
xe đạp, thậm chí vác bộ.
Hình thức buôn lậu cũng thiên hình vạn trạng. Một số tàu, thuyền lợi dụng việc
đánh bắt hải sản trên biển hoặc chuyên chở hàng hóa qua biên giới để buôn lậu
xăng dầu. Một số thương nhân hai bên biên giới còn tổ chức thuê mướn người dân
vận chuyển xăng dầu qua biên giới với số lượng 100 - 200 lít/người/ngày. Đặc biệt
trên biển, thủ đoạn dò đường của chúng rất chuyên nghiệp. Khi lực lượng chức
năng nhận được tín hiệu báo có xuồng chở xăng, dầu xuất phát, lập tức họ thực
hiện phương án vây bắt. Khi các đối tượng bị ra lệnh dừng xuồng, ngay lập tức
chúng tăng tốc chạy tháo thân. Lực lượng chống buôn lậu dùng dây căng ngang để
dừng xuồng thì dây đứt, chúng chạy đến chốt sau thì bị bắt. Kiểm tra trên xuồng
chỉ có hàng chục can nhựa không?! Chỉ khi không thấy lực lượng chống buôn lậu
chặn bắt thì bọn chúng mới chở xăng, dầu số lượng lớn qua biên giới. Và các cơ
quan chức năng chỉ biết nhìn nhau và lập biên bản xử phạt hành chính vì không đủ
chứng cứ kết tội buôn lậu.
Thủ đoạn mới của bọn buôn lậu xăng, dầu qua biên giới là lợi dụng đường bơm
nước tưới tiêu lúa, buộc can vào nhau rồi kéo qua biên giới nhằm che mắt lực
lượng chống buôn lậu nhưng đã bị Bộ đội Biên phòng An Giang phát hiện, bắt giữ.

Trung tá Bùi Trung Dũng, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm ma túy nói: Hoạt
động của bọn buôn lậu xăng, dầu chủ yếu diễn ra về đêm và rạng sáng nhằm lợi
dụng đêm tối và nước thủy triều lên để chạy xuồng vào các kênh rạch nhỏ nhằm
tránh lực lượng chống buôn lậu. Trước Tết, một tổ quan sát thuộc đội đặc nhiệm
của phòng đang mai phục trên tuyến biên giới bị bọn buôn lậu dò đường. Nghi ngờ
trong bụi cây có lực lượng chống buôn lậu đang ẩn nấp, chúng liền dùng xăng tưới
đốt. Rất may anh em đã kịp thoát ra, không ai bị thương. Ngoài ra khi bị bắt, chúng
còn huy động hàng chục phụ nữ ra giằng co, cướp lại hàng. Điều này gây không ít
khó khăn cho công tác chống buôn lậu trên tuyến biên giới hiện nay.
Khu vực tập trung nhiều nhất và là “điểm nóng xăng dầu” của tỉnh nằm ở đoạn
vuông góc ngã 3 Xe Cháy: đoạn từ Trại giam Cây Cầy (xã Thạnh Bắc – huyện Tân
Biên) trên đường ĐT 793 và đoạn từ ngã 3 Vạc Sa (xã Tân Hà, huyện Tân Châu)
trên đường ĐT 792.Trên tuyến đường này có rất nhiều những ngã rẽ vào đường đất
đỏ chạy thẳng ra biên giới gần cửa khẩu Xa Mát (xã Tân Lập – huyện Tân Biên) và


cửa khẩu Vạc Sa (xã Tân Hà – Tân Châu). Đây cũng chính là những tuyến đường
vận chuyển chính để đưa xăng dầu qua biên giới.
Tất cả các vụ vận chuyển đều được thực hiện bằng xe máy. Loại xe “nhỏ”, máy
yếu dành cho những người làm ăn nhỏ, đi vài ba can xăng dầu (loại can nhựa 30
lít) để kiếm sống. Trong khi xe máy loại lớn được dùng cho những “chuyên gia”
xuất lậu xăng dầu. Hầu hết các xe máy loại lớn chuyên chở này đều “3 không”:
không nhãn mác, không biển số, không dè bửng (vỏ xe). Những xe này được xoáy
nòng, đôn ly, làm phuộc (4 phuộc sau), móc bô… để có thể vận chuyển với số
lượng lớn, lên đến hơn 500 lít xăng dầu. Tại khu vực này, chuyện xuất lậu xăng
dầu diễn ra hàng ngày, nhưng thời điểm xe chạy nhiều nhất là từ 1 đến 6 giờ sáng
và từ 11 giờ trưa đến 14 giờ chiều. Đây là thời điểm vắng bóng các cơ quan chức
năng. Với giá xăng dầu chênh lệch cao giữa Việt Nam và Campuchia, hiện lên tới
khoảng 4.000 đồng/lít nên mỗi chuyến xuất lậu xăng dầu trót lọt (theo người trong
nghề thì không khó), lợi nhuận thu được từ 100.000-300.000 đồng, tùy theo số

lượng “hàng” vận chuyển.
Những người tham gia “đường dây” vận chuyển, mỗi lít xăng dầu lời 1.000 đồng,
số tiền còn lại các “đầu nậu” hưởng. Theo tính toán của một dân buôn “có thâm
niên” trong nghề, nếu chở 1 chuyến xe được 10 can dầu (loại 30 lít), thì tiền lời
chênh lệch thu được là 200.000 đồng. Số tiền này được phân chia thành các khoản:
trả công cho người chở 40.000 đồng, 20.000 đồng tiền xăng xe, 20.000 đồng tiền
“trạm” (hay còn gọi là tiền “luật”). Số tiền công và xăng được trả theo ngày, còn
tiền “trạm” được quy ra mỗi tháng; như vậy trung bình mỗi chuyến lời khoảng
120.000 đồng. Tỷ lệ tiền “trạm,” tiền công chở tỷ lệ thuận với số lượng vận
chuyển. Tuy nhiên, với những người có “thâm niên,” có đường đi vững chắc thì
mỗi chuyến vận chuyển 16 can xăng dầu, tiền lời thu được trên 200.000 đồng. Đối
với những người không có vốn, việc chạy thuê hàng ngày cho “chủ” thường kiếm
được 200.000-300.000 đồng/ngày, mọi chi phí khác chủ lo. Những người này làm
công, nhưng “ăn chắc mặc bền.” Nếu chuyến đi gặp trục trặc, bị “tóm” thì tiền vốn
“chủ” chịu hoàn toàn, chỉ không được trả tiền công. Tuy nhiên, đây là việc “hiếm”
xảy ra, vì “chủ” đã “lo” hết rồi?! Một người mỗi ngày có thể chở được 3-7 chuyến,
tùy thuộc tình hình; nhưng có khi 2 ngày không đi chuyến nào.Sở dĩ việc vận
chuyển “hiếm khi” bị bắt là do “dân buôn” có một lực lượng cảnh giới khá đông
đảo và báo hiệu cho “cả làng” khi có dấu hiệu bất thường. Tại khu vực Ngã 3 Xe
Cháy (giáp ranh huyện Tân Biên và Tân Châu, sát biên giới), ít người qua lại, nhà
dân thưa thớt, nhưng một đoạn đường ĐT 793 , ĐT 792 dài khoảng 6 – 7 km, lại
có gần chục cây xăng dầu, hàng ngày tiêu thụ số lượng xăng dầu không hề nhỏ.


Trong mùa “làm ăn” này, gần các cây xăng luôn có cửa hàng bán rất nhiều can
nhựa loại 30 lít. Bên cạnh đó, gần các cây xăng (như trạm xăng M.L – xã Tân Hà)
luôn có một lực lượng xe máy đèo theo 10-16 can nhựa “nghỉ chân,” hòng chực
chờ vào bơm xăng.

Các cây xăng không trực tiếp bơm xăng từ trụ vào can cho những người chuyên

chở mà thực hiện rất nhiều mánh khóe hết sức tinh vi: xây dựng các nhà giả của
dân phía sau cây xăng, sau đó bơm xăng đẩy ngược ra những căn nhà này để đưa
vào can; cho xe tải, máy cày đến đổ xăng, sau đó chạy ra khu biên giới hoặc cánh
đồng chiết ra các can nhựa để tiếp tục xuất lậu qua biên giới; bơm vào các bồn
nước, rồi xả vào can… Và hầu như tất cả các cây xăng này đều nuôi chó bec-giê
rất to, nên việc tiếp cận của các lực lượng chức năng rất khó khăn. Việc theo dõi và
bắt “tại trận” kẻ bơm xăng vào can nhựa thì khó, nhưng để phát hiện những kẻ vận
chuyển xăng dầu lậu lại rất đơn giản. Ngồi cách xa khoảng 200m, chỉ cần nghe
tiếng xe chạy là có thể biết chúng đến, đi đâu. Do xe được “độ” để chở nặng (đặc
biệt là móc bô), nên tiếng máy rất lớn, đanh thép, hoàn toàn khác với xe thường.
Đoạn đường vận chuyển không quá dài, nên những “đường đi, nước bước” của các
đối tượng xuất lậu xăng dầu không khó để phát hiện. Nhưng việc xuất lậu vẫn diễn
ra như ở những chỗ không người. Tại khu vực Chàng Riệc, việc vận chuyển xăng
lậu tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng chung quy lại có 2 “đường đi chính”:
“đường” chở nhẹ và “đường” chở nặng. Một dân trong “nghề” cho biết: “Tùy
đường mà đi. Có “đường này” chỉ cho chở nhẹ, trong khi chở nặng “nó” (ám chỉ
người trong cơ quan chức năng) không cho vào. “Nó” có “luật,” xe chở nặng thì
phải “đóng thuế.” Đôi khi 2 xe dầu cùng đi chung với nhau, cách nhau 50-100m,
nhưng “nó” xắn ngang, bắt xe sau, hoặc chặn bắt riêng một mình xe trước. Đó
không phải cái gì lạ, mà thành “luật” rồi. Thường những người đi 4-5 thùng là tự
phát, nhỏ lẻ. Khi bị bắt thường mất trắng. Đôi khi cũng “xin tha” được.”

Ông Võ Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường – Thành viên
Ban chỉ đạo 127 Tây Ninh cho biết: “Luật riêng thì không thể nói là có hay không.
Nhưng việc trong các lực lượng chức năng có người tiêu cực là điều có thể xảy ra.
Việc bắt được số lượng ít có thể do nhiều nguyên nhân. Các đối tượng vận chuyển
khi bị truy đuổi, chúng giật một số dây khiến thùng xăng rơi xuống để cản đường,
nên chỉ thu giữ được ít. Cơ quan chức năng truy đuổi cũng không dám quá quyết
liệt, vì chúng chạy tốc độ cao, lại vận chuyển xăng dầu, nguy cơ cháy nổ rất cao.”
Còn ông Nguyễn Thanh Truyền, Hải quan Cửa khẩu Xà Xía, lại cho biết: “Bây



×