Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BÀI tập lớn THƯƠNG vụ vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.06 KB, 38 trang )

BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, năm
2006 là năm đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế nước ta. Sự kiện gia
nhập WTO đã tạo một bước ngoặt mới cho nền kinh tế quốc gia, một năm đánh
dấu những cơ hội mới đồng thời cũng là những thách thức mới. Cùng với quá trình
toàn cầu hoá, khu vực hoá, tự do hoá thương mại, Việt Nam đã và đang hứa hẹn
nhiều cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy giao
nhận vận tải quốc tế đóng một vai trò quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế.
Giao nhận hàng hoá là một lĩnh vực góp phần tíc luỹ ngoại tệ, đơn gián hoá các thủ
tục làm cho hoạt động lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh chóng, liên tục đảm báo
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, đồng thòi cũng góp
phần tăng thêm mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Với xu hướng toàn
cầu hoá như hiện nay, hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế thế giới cũng như quốc gia. Ngoại thương là một lĩnh vực có liên quan
chặt chẽ với nhiều hoạt động khác như: Ngân hàng trong quá trình thanh toán, vận
chuyển hàng hoá với các công ty giao nhận, công ty bảo hiểm. Do đó, hoạt động
ngoại thương phát triển là điều kiện thúc đẩy hoạt động giao nhận quốc tế phát
triển theo. Ngoại thương và giao nhận là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết gắn
bó với nhau, công ty giao nhận có thể đóng vai trò là người được chủ hàng uỷ
nhiệm để giao hàng lên tàu hoặc cũng có thể là người nhận hàng nhập khẩu. Mỗi
một quốc gia có điều kiện, có những khó khăn thuận lợi khác nhau. Do vậy trước
khi tiến hành hoạt động các công ty giao nhận cũng như công ty xuất nhập khẩu
cần tìm hiểu rõ những đặc trưng nhất định đó để có phương hướng, cách làm đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp mình có hiệu quả. Việc nghiên cứu một cách
có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải quốc tế đang là một yêu cầu
cấp thiết đối với những người làm công tác giao nhận hàng hóa nói riêng và những
người kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung cần phải nắm vững để tránh
các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình .


Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 1


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ
CỦA NGƯỜI VẬN TẢI VÀ NGƯỜI GIAO NHẬN
1.1. Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của người Vận tải:
- Chức năng của người vận tải tự mình ký kết hợp đồng vận tải với người gửi hàng.
Người vận vận tải có thể là bất kỳ người nào, có phương tiện hoặc không có
phương tiện vận tải. Người chuyên chở thực tế là người chuyên chở được uỷ thác
thực hiện việc vận chuyển hàng hoá. Vai trò của người chuyên chở là vận chuyển
đúng loại hàng hoá với đúng số lượng hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian
như hợp đồng vận chuyển được ký.
- Trách nhiệm của người vận tải theo Hamburg 1978:
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hàng hoá như
hỏng hóc, mất mát hoặc chậm giao hàng nếu thiệt hại đó là do lỗi của người
chuyên chở.
Hàng được coi là mất mát là hàng không được giao tại cảng dỡ theo đúng thoả
thuận của hợp đồng.
Hàng được coi là mất mát là hàng không được giao cho người nhân hàng trong thời
hạn 60 ngày liên tục kể từ ngày hết hạn giao hàng.
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mất mát hư hỏng hay chậm
giao hàng do cháy gây ra nếu lỗi đó do người chuyên chở hay đại lý và người làm
công cho người chuyên chở gây ra.
Trách nhiệm của người vận tải ở công ước Hamburg 1978 này tăng lên rất nhiều so
với công ước Hague Rules 1924 và Hamburg Visby 1968 vì không còn khái niệm

lỗi hàng vận. Người vận chuyển chỉ được miễn trách nhiệm về hàng hoá khi vận
chuyển súc vật sống và do nguyên nhân cứu hộ trên biển.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 2


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

1.2. Chức năng, vai trò, nhiệm vụ và những công việc chính của người giao
nhận.
1.2.1. Chức năng của người giao nhận:
Hàng hoá trước khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua khâu lưu thông,
nếu rút ngắn khâu lưu thông cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đếu có lợi. Đối
với nhà sản xuất vốn sẽ được quay vòng nhanh chóng và hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, trong khi đó người tiêu dùng sẽ
được hưởng lợi khi sử dụng những sản phẩm mới được sản xuất với mức giá hợp
lý. Như vậy rõ ràng là thay vì phải lo liệu việc vận chuyển cũng như các thủ tục
liên quan đến công tác đưa hàng tới người tiêu thụ, người sản xuất chỉ cần tập
trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và để phần việc trên cho những
người thông thạo về công tác bốc xếp, vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ...
Những người này được gọi là người giao nhận. Có hai định nghĩa phổ biến về hoạt
động giao nhận:
Theo định nghĩa của FIATA thì "Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ
nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay
phân phối hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn có liên quan dến các dịch vụ trên kể
cả các vấn đề hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan
đến hàng hoá".
Theo luật thương mại Việt Nam thì: "Giao nhận hàng hoá là hành vi thương

mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi hàng,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ thác của chủ hàng, của người
vận tải hay người giao nhận khác".
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 3


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận.
Vậy chức năng của người giao nhận tóm gọn là đưa hàng từ người sản xuất
đến người tiêu dùng, từ người xuất khẩu đến nhà nhập khẩu, từ những người bán
buôn đến những người bán lẻ .. một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí hợp
lý hoặc tư vấn cho những đối tượng có hàng và đối tượng cần hàng về hoạt động
liên quan đến việc xuất hàng và nhập hàng.
1.2.2 Vai trò của người giao nhận
Người giao nhận có thể có thể thay mặt người gửi hàng vận chuyển hàng
hoá qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng hoặc thay mặt
người nhận hàng làm các thủ tục để nhận hàng. Để thực hiện tốt vai trò của mình
người giao nhận có thể làm dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ
của người thứ ba khác để thực hiện. Những dịch vụ mà người giao nhận cần tiến
hành là:
- Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở,
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá trong phạm vi ga cảng,
- Tổ chứ xếp dỡ hàng hoá,
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hoá,
- Kí kết hợp đồng với người vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,
- Làm các thủ tụ gửi hàng, nhận hàng,

- Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch,
- Mua bảo hiểm hàng hoá.
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng.
- Thanh toán thu đổi ngoại tệ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 4


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
- Nhận hàng từ người gửi hàng trao cho người chuyên chở,giao cho ngưòi
nhận hàng.
- Thu xếp chuyển tải hàng hoá.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận.
- Gom hàng lựa chọn tuyến đưòng vận, tải phương thức vận tải,và người
chuyên chở thích hợp.
- Đóng gói bao bì phân loại tái chế hàng hoá.
- Lưu kho bảo quản hàng hoá.
- Nhận và kiểm tra chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển.
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi.
- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải.
- Thông báo tổn thất nếu có
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường.
Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu
của chủ hàng tổ chức giao nhận hàng hoá đặc biệt như: hàng siêu trường, hàng
siêu trọng, súc vật sống...
Ngày nay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức
người giao nhận không chỉ làm đại lý hay uỷ thác mà cung cấp các các dịch vụ vận
tải tạo điều kiện tiện ích nhất cho người gửi hàng. Người giao nhận đã làm chức

năng và công việc của những người sau dây:
a. Môi giới hải quan.
Trước kia người giao nhận chỉ làm thủ tục hải quan cho những lô hàng nhập
khẩu. Nhưng cùng với sự phát triển phát triển của vận tải họ đã mở rộng công việc
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 5


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
của mình bằng cách đại diện cho người xuất khẩu hay người nhâp khẩu để khai
báo làm thủ tục hải quan.

b. Đại lý.
Người giao nhận lo liệu các công việc liên quan đến hàng hoá theo sự uỷ
thác của khách hàng và tiến hành thực hiện các công việc một cách chăm chỉ, mẫn
cán cần thiết theo sự uỷ thác đó nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Lo liệu các công việc vận chuyển hàng hoá cũng như các công việc liên
quan đến việc chuyển tải chuyển tiếp hàng hoá để các hoạt động an toàn và hiệu
quả nhất.
Cung cấp các dịch vụ lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá : hàng hoá lưu kho
để đóng gói, phân loại, gom cho đủ lô...người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ
làm gia tăng giá trị hàng hoá nhằm cho công việc hiệu quả nhất.
c. Người gom hàng.
Người giao nhận gom những lô hàng nhỏ nằm rải rác ở mọi nơi để tập hợp
thành lô hàng lớn tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản
nhằm thực hiện việc uỷ thác của khách hàng tốt nhất.
d. Người chuyên chở.
Người này đóng vai trò là người chuyên chở tức là trực tiếp kí hợp đồng

chuyên chở với người gửi hàng và chịu mọi trách nhiệm đối với việc vận chuyển
hàng hoá đó.
e. Người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 6


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
Người vận tải trong trường hợp này cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt "door to
door". Người này chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận
chuyển.
Qua trên ta thấy người giao nhận là một khâu rất quan trọng của quá trình vận tải
hay nói cách khác họ là những kiến trúc sư của vận tải vì họ có khả năng tổ chức
vận tải một cách tốt nhất an toàn nhất và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên để làm tốt công
việc của một người giao nhận thị chúng ta cần phải lắm chăc nghiệp vụ cũng như
am hiểu luật pháp, tập quán cũng như các công ước quốc tế.
1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận.
Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu
trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót do mình gây ra.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng.
Sau khi kí kết hợp đồng nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý trong trường hợp
không thoả thuận thời gian thực hiện cụ thể.
Trong trường hợp người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý, các lỗi

lầm thiếu sót phải chịu trách nhiệm là:
- Giao nhận không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
- Chở hàng giao sai nơi quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 7


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không làm đúng các thủ tục cần thiết
Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về người và tài sản mà anh ta đã
gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên người giao nhận
không chịu trách nhiềm về hành vi và lỗi của người thứ ba như người chuyên chở
hay người giao nhận khác...nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận.
Đặc biệt khi la đại lý thì người chuyên chở phải tuân thủ theo điều kiện kinh doanh
chuẩn của mình.
Khi là người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc
lập, nhân danh mình cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải
chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,của người
giao nhậnkhác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể hành vi của
mình.quyền và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật của các phương thưc
vận tải liên quan quy định. Người chuyên chở thu tiền của khách hàng theo giá cả
dịch vụ chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường
hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận chuyển của mình mà
còn trong trường hợp anh ta là người thầu chuyên chở. Khi người giao nhận cung

cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như: đóng gói, lưu kho , bốc xếp , phân
phối...thì người giao ngận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người
giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao
nhận rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như người chuyên chở.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
+ Khách hàng trực tiếp đóng gói và kí mã hiệu không phù hợp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 8


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
+ Do chiến tranh, đình công.
+ Do các trường hợp bất khả kháng(tuy nhiên người giao nhận phải chứng
minh được điều này).
Ngoài ra người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản lợi mà
lẽ ra khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không
phải do lỗi của mình
1.2.4: Những công việc chính mà người giao nhận có thể đảm nhận:
1.2.4.1 Thay mặt cho người xuất khẩu.
- Người giao nhận tiến hành lựa chọn tuyến đường, phương tiện, người chuyên chở
thích hợp, qua đó lập lên lịch và thông báo cho người gửi hàng biết
- Đăng ký lưu khoang và lưu cước với hãng tàu
- Nhận hàng và cung cấp các chứng từ thích hợp cho người gửi hàng như biên lai
kho hàng (FWR) hoặc giấy chứng nhận của người giao nhận cấp ( FCR ) Các
chứng từ này là cơ sở để người giao nhận cấp vận đơn cho người gửi hàng.

- Nghiên cứu các điều khoản trong thư tín dụng, những luật lệ, quy định của nhà
nước và tất cả các điều kiện khác để phát hành vận đơn cho khách hàng.
- Phân loại và đóng gói hàng hoá trừ khi công việc này đã được thực hiện bởi
người gửi hàng và khi đóng gói hàng hoá cần chú ý đến dạng phương tiện vận
chuyển, kiểu và phương pháp bốc xếp hàng hoá tại cảng.
- Cân, đo, đong, đếm, và kẻ ký mã hiệu hàng hoá lên bao bì.
- Tư vấn cho người gửi hàng mua bảo hiểm nếu hàng hoá theo điều kiện nhóm C
hoặc D.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 9


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
- Tổ chức vận chuyển hàng hoá đến cảng đích đồng thời lo liệu các thủ tục hải
quan cho hàng hoá được vận chuyển một cách liên tục thông suốt.
- Thanh toán các loại chi phí có liên quan đến việc gửi hàng và chuẩn bị các chưng
từ cần thiết thanh toán với các bên có liên quan.
- chuẩn bị vận đơn nhận vận đơn chủ từ người vận chuyển để giao cho khách hàng.
- Giám sát các hoạt động vận chuyển theo dõi tổn thất và thông báo kịp thời cho
các bên liên quan được biết và nếu được uỷ thác thì có thể thay mặt người gửi hàng
tiến hàng giải quyết các tranh chấp có liên quan đến các bên.
2.2 Thay mặt cho người nhập khẩu.
- Giám sát theo dõi lịch chạy tàu để thông báo kịp thời, thời điểm nơi hàng hoá
được bốc xếp.
- Kiểm tra hoặc giúp người nhập khẩu kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan.
- Thu xếp thủ tục hải quan.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thiết thanh toán tất cả các loại chi phí

và cước vận chuyển.
- Thu xếp kho bãi.
- Giao hàng cho người nhận nếu người nhận xuắt trình ra được các chứng từ hợp
lệ ( HBL hoặc D/O ).
- Tư vấn cho người nhập khẩu về việc khiếu nại nếu như hàng hoá bị tổn thất hoặc
trả giúp trong lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hoá.
2.3 Giao nhận các loại hàng hoá đặc biệt

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 10


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
Giao nhận các loại hàng hoá đặc biệt là việc giao nhận hàng hoá có nhưng
đặc trưng riêng, đặc điểm riêng. Khác hẳn đối với các loại hàng thông thường khác
như quá khổ, hàng nguy hiểm đặc điểm nguy hiểm, súc vật sống.
Để giao nhận các loại hàng hoá này đòi hỏi người giao nhận phải có lượng
kiến thức nhất định về hàng hoá, phương tiện bốc xếp, phương tiện vận chuyển, cơ
sở hạ tầng, phương pháp xử lý khác xảy ra thiệt hại để vận chuyển giao nhận một
cách an toàn và phải tuyệt đối tuân thủ theo mọi chỉ dẫn của nhà sản xuất.
2.4 Các dịch vụ khác.
Người giao nhận có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn về mặt pháp lý môi
trường kinh doanh. Đồng thời người giao nhận có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
việc lưu thông hàng hoá, những diễn biến kinh tế chính trị cho thị trường nhằm đưa
các thông tin có lợi nhất cho khách hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12


Trang 11


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

CHƯƠNG II; CÁC CÔNG ĐOẠN TỔ CHỨC GOM HÀNG
VÀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hơn thế
cũng là một thành phố cảng năng động, giàu tiềm năng. Ngành vận tải Hải Phòng
phát triển mạnh mẽ và rất sôi động. Nó trở thành cầu nối giữa các vùng, các quốc
gia với nhau trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Hiện nay tại Hải Phòng có rất
nhiều các doanh nghiệp vận tải, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận
tải hàng hoa và hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay
đường biển,… CÔNG TY CP TM TRUNG THÀNH ra đời trong bối cảnh nhu cầu
vận tải tại Hải Phòng gia tăng với tốc độ ngày càng cao.
CÔNG TY CP TM TRUNG THÀNH là công ty cổ phần, được thành lập theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty CPTM số 0200767042.
Công ty có:
+ Trụ sở chinh: Km2 – Hùng Vương – Ninh Dương – Móng Cái – Quảng Ninh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 12


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
+ Điện thoại: 0084.333.773.999
+ Fax: 0084.333.773.333

2.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
CÔNG TY CP TM TRUNG THÀNH thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh
vực:
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn.
- Sửa chữa máy móc thiết bị.
- Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học.
- Sửa chữa thiết bị điện.
- Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp.
- Sửa chữa bảo dưỡng phương tiện vận tải.
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
- Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
- Bốc xếp hàng hóa.
- Hoạt dộng dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy.
- Bán buôn hàng tươi sống, đông lạnh.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn và các dịch vụ do khách hàng uỷ nhiệm.
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty:
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 13


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
Là một công ty còn khá mới với quy mô còn nhỏ và số vốn không lớn, vì thế
bộ máy công ty đơn giản, gọn nhẹ. Các phòng ban thực hiện chức năng của mình
dưới sự điều hành của Gíam đốc, đồng thời tích cực trao đổi thông tin, hợp tác chặt
chẽ với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng.
2.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty:

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 14


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 15


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

2.4. Các công đoạn hàng gửi nguyên Container
2.4.1- Nhận hàng và đóng hàng.
Người giao nhận theo sự uỷ quyền của chủ hàng tiến hành nhận hàng từ
người bán và đóng hàng vào container.
Trước tiên phải liên lạc với hãng tàu và tiến hành mượn vỏ container. Sau đó
đến đại lý của hãng tàu tại nước xuất khẩu nhận vỏ container và vận chuyển đến
kho người bán và tiến hành đóng hàng vào container.
2.4.2 -Vận chuyển hàng về cảng đích.
- Sau khi đóng hàng người giao nhận giao HB/L cho ngươì gửi hàng (người
xuất khẩu)(người gửi hàng) vận chuyển các container hàng đến cảng xếp để xếp
hàng lên tàu.Sau khi xếp hàng lên tàu nhận MB/L từ người chuyên chở.

- Trứơc khi giao hàng cho ngươì chuyên chở, thì người giao nhận phải liên lạc
với hãng tàu để biết lịch tàu và tiến hành đăng ký lưu cước với hãng tàu.
- Tiến hành làm các thủ tục để nhập khẩu lô hàng tại nước xuât khẩu.
- Mua bảo hiểm cho lô hàng.
2.4.3- Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá của chủ hàng.
Để có thể nhận hàng từ người vận chuyển và làm thủ tục hải quan cho hàng hoá,
người giao nhận phải kiểm tra chứng từ đầy đủ và chính xác.
Bộ chứng từ đầy đủ với mặt hàng Ti Vi phải gồm:
1, Tờ khai hàng nhập khẩu ( 01 bộ đã ký )
2, Hợp đồng thương mại ( 01 bản sao )
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 16


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
3, Hoá đơn thương mại ( 01 bản gốc + 01 bản sao )
4, Packing list ( 01 bản gốc + 01 bản sao )
5, C/O ( nếu có 01 bản gốc )
6, giấy phép kinh doanh ( 01 bản sao )
7, L/C ( nếu thanh toán bằng thư tín dung chứng từ 01 bản sao )
8, Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá ( 01 bản gốc )
9, Giấy uỷ quyền nhận hàng ( 01 bản gốc )
10, Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan ( 01 bản gốc )
11, vận đơn ( 01 bản gốc )
Sau khi kiểm tra số lượng và nội dung bộ chứng từ ta tiến hành khai hàng hoá nhập
khẩu vào tờ khai nếu chủ hàng chưa khai.
2.4.4- Đến đại lý hãng tàu để đổi B/L lấy D/O.
Trước tiên ta vần phải liên lạc với đại lý hãng tàu để biết lịch tàu bởi đại lý

hãng tàu chỉ cấp D/O khi tàu cập cảng đích và dỡ hàng. Sau khi có thông tin từ đại
lý hãng tàu, ta có thể báo lại với chủ hàng kế hoạch giao hàng để chủ hàng chuẩn
bị nhân lực và kho hàng để nhận hàng từ người giao nhận.
Khi đến hãng tàu để lấy D/O, bên cạnh việc xuất trình và nộp lại B/L gốc ta
cần phải xuất trình cả giấy uỷ quyền nhận hàng của chủ hàng.
Do người giao nhận sẽ vận chuyển hàng từ cảng dỡ đến kho của chủ hàng
mới dỡ hàng khỏi container nên ta cần phải làm thủ tục mượn vỏ container. Thủ
tục mượn vỏ container của hãng tàu để đưa về kho của chủ hàng tiến hành bằng
người giao nhận điền vào phiếu mượn vỏ container của hãng tàu và nộp tiền cước

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 17


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
vỏ. Chú ý việc mượn vỏ container này được hãng tàu miễn phí trong 5 ngày. Ngoài
thời hạn này phải trả phí lưu container theo ngày cho hãng tàu.
2.4.5- Làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Trước khi ra chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu ta phải chuẩn bị chứng từ sau:
1, Bộ tờ khai hàng hoá nhập khẩu ( 01 bộ )
2, hợp đồng thương mại ( 01 bộ )
3, Hoá đơn thương mại ( 01 bản bốc + 01 bản sao )
4, Packing list ( 01 bản gốc + 01 bản sao )
5, C/O ( 01 bản gốc )
6, Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá nhập khẩu ( 01 bản gốc )
7, L/C ( 01 bản gốc )
8, D/O ( 01 bản gốc )
9, B/L ( 01 bản sao )

10, Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan ( 01 bản gốc )
Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tính
hợp lệ của bộ chứng từ.
Tiếp đó bộ chứng từ được đưa đến bộ phận tính lệ phí làm thủ tục hải quan.
Công việc tiếp theo là đăng ký kiểm hóa cho lô hàng vào sổ đăng ký kiểm
tra của hải quan.
2.4.6- Kiểm tra.
Để hải quan tiến hành kiểm tra lô hàng ta phải đội thủ tục hành hoá xuất
nhập khẩu của cảng để đằng ký với đội thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 18


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
- Sau đó ta yêu cầu nhân viên phụ trách về việc tra container của cảng để tra
vị trí của các container hàng đẻ ta xác định được vị trí của chúng.
- Đưa “ Giấy đăng ký kiểm hoá “ cho bộ phận khai thác của cảng cùng vị trí
của các container của ra trên cảng để họ tiến hành đưa các container đó về khu vực
kiểm hoá của cảng.
Khi các các nhân viên kiểm hoá của hải quan đến ta cùng họ tiến hành kiểm
hoá lô hàng.
- Việc kiểm hoá bắt đầu bằng việc kiểm tra số container và số chì thực tế so
với các chứng từ
- Khi kiểm hoá, ta tiến hành rút 1 số thùng hàng theo yêu cầu của nhân viên
hải quan và chú ý cách sắp xếp hàng trong container để nhanh chóng cùng nhân
viên kiểm tra số lượng hàng trong mỗi container.
- Sau khi kết thúc việc kiểm hoá ta phải đóng container và kẹp lại chì bàn
gia các container này cho bộ phận giao nhận kiểm hoá cảng. Các nhân viên giao

nhận kiểm hoá cảng sẽ ghi số cont và số chì mới kẹp lại vào phiếu và đưa lại cho ta
một phiếu.
2.4.7- Hải quan kiểm tra tính thuế cho lô hàng
Sau khi hoàn tất công đoạn kiểm hoá ta quay lại cơ quan hải quan để cùng
cơ quan hải quan tính thuế cho lô hàng.
- Tiếp theo cơ quan hải quan sẽ phát ra tờ thông báo thuế cho lô hàng.
- Ta fax tờ thông báo thuế cho chủ hàng. Chủ hàng có thể xin nợ thuế hoặc
nộp ngay. Nếu nộp thuế ngay thì ta cầm thông báo thuế đến kho bạc ( theo thoả
thuận người giao nhận có thể ứng tiền nộp cho chủ hàng ). Nộp thuế hộ chủ hàng,
trường hợp nhập khẩu lô hàng này do số tiền thúe khá lớn nên chủ hàng xin nợ
thuế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 19


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
- Thủ tục hải quan hoàn thành bằng việc cơ quan hải quan ký xác nhận và
đóng dấu “ đã hoàn thành thủ tục hải quan “ vào tờ khai hải quan cơ. Cơ quan hải
quan giữ lấy 1 bản, tờ khai hải quan và giao cho ta bộ chứng từ hàng hoá cùng một
bản tờ khai hải quan còn lại.
2.4.8- Quay về cảng lấy phiếu giao hàng của cảng và trả các phí nâng hạ
container.
Sau khi trả phí nâng hạ container, ta nhận lại phiếu giao hàng D/O của hãng
tàu. Ta mang D/O của hãng tàu sang đại diện của hãng tàu ở cảng ( phụ trách việc
giao nhận container của hãng tàu ở cảng ) để đổi D/O của hãng tàu lấy phiếu giao
nhận container của cảng.
2.4.9- Giao phiếu giao nhận container của cảng và tờ khai hải quan cho lái xe
lấy hàng.

Lái xe phải đưa xe vào cảng để lấy các container hàng chở về kho chủ hàng.
Khi vào cảng của cảng lái xe phải xuất trình phiếu giao nhận container và tờ khai
hải quan đã có dấu thông quan cho bảo vệ cảng và hải quan.
2.4.10- Đưa hàng về kho chủ hàng.
Lái xe chở các container hàng lên kho chủ hàng giao cho chủ hàng cùng tờ
khai hải quan của lô hàng.
Việc đưa hàng lên kho chủ hàng phải được người thông báo chính xác cho
chủ hàng về thời gian để chủ hàng sắp xếp nhân lực rút hàng ra khỏi container.
Người giao nhận cũng cần phải thoả thuận với chủ hàng về khoảng thời gian chủa
hàng rút hàng ra khỏi container để lái xe chở container rỗng về trả vỏ lại cho hãng
tàu.
2.4.11- Trả lại vỏ container rỗng lại cho hãng tàu.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 20


(5)

BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
Sau khi lái xe chở cont hàng lên kho chủ(3)(
hàng để rút hàng xong cần chở
container rỗng về trả cho hãng tàu. Việc trả vỏ các container rỗng của lô hàng này
theo quy định của hãng tàu.
Khi trả vỏ container rỗng ở nơi trả phải xuất trình phiếu giao nhận cont bởi
trên đó có quy định nơi trả vỏ
Tiếp theo ta phải làm thủ tục trả vỏ tại văn phòng của cảng nơi trả vỏ. Đại
(8


diện của hãng tàu tại cảng nơi trả sẽ xác nhận việc trả vỏ của người giao nhận bằng
giấy giao nhận container tại cảng.
2.4.12- Quay lại hãng tàu lấy tiền cước mượn vỏ container.
(10)

Sau khi các xác định trả vỏ của cảng nơi nhận vỏ, ta quay lại hãng tàu xuất

trình phiếu giao nhận container và giấy xin mượn vỏ để lấy lại tiền cước mượn cỏ
container. Quy trình giao nhận lô hàng kết thúc tại đây.

2.5. Quy trình giao nhận lô hàng
(5)
(3)
(6)
(4)
(1)

HÃNG TÀU

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 21


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI

Giải thích quy trình
(1) Người nhập khẩu ký hợp đồng uỷ thác vận chuyển và làm các thủ tục

nhập khẩu lô hàng cho người giao nhận.
(2) Người nhập khẩu uỷ thác cho đại lý của mình ở nước nhập khẩu nhận
hàng và ký kết hợp đồng vận chuyển.
(3) Đại lý của người giao nhận ở nước xuất khẩu đặt chỗ ở hãng tàu.
(4) Nhận được xác nhận và lệnh cấp vỏ cont rỗng của hãng tàu.
(5) Nhận hàng tại bãi CY và đóng hàng vào cont, cấp HB/L cho người gửi
hàng (người XK)
(6) Giao hàng cho người vận chuyển và lấy MB/L.
(7) Người XK chuyển H/BL cho người NK
(8) Đại lý của người Giao nhận ở nước xuất khẩu chuyển MB/L cho người
Giao nhận ở nước NK để làm các thủ tục nhận hàng với hãng tàu.
(9) Xuất trình MB/L cho người vận chuyển để nhận hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 22


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
(10) Người vận chuyển giao hàng cho người Giao nhận tại bãi CY.
(11) Người Giao nhận làm các thủ tục nhập khẩu lô hàng sau đó vận chuyển
đến kho của người giao nhận.
(12) Người giao chở hàng đến kho của người NK giao hàng cho người
NK.Người NK chuyển HB/L cho người Giao nhận
2.6. Hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương giữa CÔNG TY CP TM TRUNG THÀNH ( nhà
nhập khẩu) và CHEMETALS INTERNATIONAL.LTD( nhà xuất khẩu).
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
Số: 110/TT-LCT2
Ngày: 28/03/2014

BÊN BÁN: CHEMETALS INTERNATIONAL.LTD
Địa chỉ : Room A,B & C,21ST Floor, Golden Sun Centre 9-67 Bonham Strand
West, NT Hong Kong
Điện thoại: 852.28158111
Fax: 852.25418919
TK: 064-79610176688 tại Ngân hàng Trung Quốc
Đại diện: Lưu Quang – Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
BÊN MUA: CÔNG TY CP TM TRUNG THÀNH.
Địa chỉ: Km2- Hùng Vương- Ninh Dương- Móng Cái- Quảng Ninh.
Điện thoại : 0084.333.773999
Fax: 0084.333.773333
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 23


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
TK: 8090211030219 NH Nông nghiệp & PT Nông Thôn Móng Cái.
Đại diện: Bùi Tiến Hà – Chức vụ: P.Giám đốc làm đại diện.
Hai bên đồng ý ký hợp dồng mua bán với các điều khoản sau:
ĐIỀU I : TÊN HÀNG – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ.
ST

Tên hàng

T

Đơn


Số

vị tính lượng

Đơn giá

Thành tiền

(USD)

(USD)

CNF Hai
Phong
1

Sò đông lạnh

Tấn

Tổng cộng

120

1,000.00

120

120,000
120,000


Tổng trị giá: Một trăm hai mươi ngàn đô la Mỹ

ĐIỀU II: QUY CÁCH, CHẤT LƯỢNG, XUẤT XỨ HÀNG HÓA
2.1 Hàng được đóng trong Container
2.2 Chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn xuất, nhập khẩu.
2.3 Xuất xứ: Hồng Kong, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Australia, Thổ Nhĩ Kì,
Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, U.A.E, Tazania, Trung Quốc, Achentina, Brasil,
Đức, Pháp, Ấn Độ Dương, Đài Loan, Pakistan, Singapore...
ĐIỀU III: ĐIỀU KIỆN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN GIAO HÀNG
3.1 Điều kiện và địa điểm giao hàng: C&F Cảng Hải Phòng...

Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 24


BÀI TẬP LỚN THƯƠNG VỤ VẬN TẢI
3.2 Phương thức và thời gian giao hàng: Hàng được giao một lần & có thời hạn
trong 30 ngày kể từ khi bên mua nhận được giấy báo nhận hàng.
3.3 Bên bán chấp nhận cho bên thứ ba là người giao hàng và lập bộ chứng từ ( bill
of lading)
3.4 Bên bán có trách nhiệm cung cấp cho bên mua Invoice, Paking list của lô hàng
ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1 Đồng tiền tính toán và dùng cho thanh toán : USD, CNY Hoặc Việt Nam
Đồng.
4.2 Bên mua chỉ định cho Công ty hữu hạn tổng hợp lục sắc sinh phúc lâm
Địa chỉ: Số 18 Bắc Thành — Khu Nam Lộ — TP Bắc Hải — Quảng Tây —
Trung Quốc

ĐT : 0086-779.766.3862
Fax: 0086-779.7663856
TK : 6228452820000726419 tại CN NH NN Đông Hưng – Quảng Tây – Trung
Quốc

Công ty CPTM Trung Thành ủy quyền cho Công ty TNHH Tổng Hợp Lục Sắc Sinh
Phúc Lâm thanh toán vào TK 064-79610176688 tại Ngân hàng Trung Quốc của
Công ty CHEMETALS INTERNATINAL.LTD 100% giá trị lô hàng này.
Địa chỉ : Room A,B & C,21ST Floor,Golden Sun Centre 9-67 Bonham Strald West,
NT Hong Kong

Theo phương thưc thanh toán : TTR hoặc hối phiếu
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: KTVTA – K12

Trang 25


×