Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tích hợp liên môn sinh học THPT (môn địa lí,môn vật lí, môn hóa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 10 trang )

Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên dự án dạy học:

CHỦ ĐỀ: “MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI”.
* Liên môn:
- Môn Sinh học:
+ Bài 4, 5, 6 và 35 lớp 12.
- Môn Địa lí:
+ Bài 14, bài 15 lớp 12.
- Môn vật lí:
+ Bài 27 lớp 12.
- Môn Hóa học:
+ Bài 3, bài 6, bài 45 lớp 12.
II. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, các nhân tố sinh thái hữu sinh và ảnh hưởng của
các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật ( như: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.... ).
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tác động tổng hợp, quy
luật giới hạn sinh thái.
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
2. Kĩ năng:
- Thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Khai thác tranh, khai thác thông tin.


Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Trường THPT Lộc Phát 1


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Liên kết các kiến thức giữa các phân môn...
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Rèn luyện ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn sinh học cũng như các môn học khác: Vật lí, hóa học, địa lí.....
III. Đối tượng dạy học của dự án:
- Học sinh lớp 12 THPT Lộc Phát, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
IV. Ý nghĩa của dự án:
- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt
tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời kiến thức từng phân môn. Vì dạy học theo quan điểm tích
hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và
lôgic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn học khác nhau, làm cho học sinh yêu
thích bộ môn hơn.

V. Thiết bị dạy học, học liệu:
1. Đối với giáo viên:
- Tranh hình 35.1 SGK:Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật.
- Tranh hình 35.2 SGK: Mô tả ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài chim A và B.

- Bảng phụ và bút viết bảng.
- Một số tranh và hình ảnh về môi trường sống của sinh vật.

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Trường THPT Lộc Phát 2


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

- Clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên: Sinh 12, vật lí 12, hóa học 12, địa lí 12.
- Máy tính xách tay, máy chiếu projector....
2. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bút dạ.
- Sách giáo khoa.
- Sưu tầm, tìm hiểu thông tin về môi trường và các nhân tố sinh thái thông qua các video clip.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
1. Ổn định:
- Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học và đồng phục học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra bài cũ )
3. Bài mới: Trong quá trình tồn tại, phát triển sinh vật sống trong môi trường và chịu tác động
của các nhân tố sinh thái. Vậy môi trường sống của sinh vật và các nhân tố sinh thái là gì?.Để
hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

HOẠT ĐỘNG 1: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI:
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

- Sử dụng hình ảnh của một sinh vật cụ thể ( một
cá thể động vật hoặc thực vật ), yêu cầu học sinh
quan sát và liệt kê tất cả các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh vật đó.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK.
- Khái niệm môi trường sống?.
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ chứng minh.
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm các loại
môi trường nào?.

- Làm việc cá nhân, quan sát nêu được các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh vật là: Đất, ánh sáng, độ ẩm,
nước, không khí, con người....

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

- Nghiên cứu mục I SGK.
- Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
- Nêu những ví dụ chứng minh?.

Trường THPT Lộc Phát 3


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn
- Nhận xét sự trả lời của học sinh.
- Kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức về phân loại
môi trường bằng cách chiếu tranh câm mô tả môi

trường sống của sinh vật, gọi một em lên phân
biệt các loại môi trường của sinh vật.
- Chốt những nội dung chính lên bảng.
- Đưa ra một số hình ảnh về môi trường bị ô
nhiễm.
- Em hãy cho biết tình hình môi trường hiện nay?
- Vậy tính chất lí học, hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi thì dẫn đến hiện tượng gì?
* Tích hợp kiến thức bài 45 hóa học 12: Hóa học
và vấn đề ô nhiễm môi trường. ( Nguyên nhân,
tác hại của ô nhiễm: Không khí, nước, đất, hóa
học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi
trường...).
* Tích hợp kiến thức bài 3 hóa học 12: Khái
niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
( hạn chế đến mức thấp nhất việc nước thải có
chứa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp xâm
nhập vào những nguồn nước như: Kênh, rạch,
ao, hồ, sông, suối....dẫn đến gây ô nhiễm môi
trường nước ).
- Kết luận và ghi bảng.
- Tích hợp kiến thức bài 4, 5, 6 trong Sinh học 12
là: Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
- Đưa ra một số hình ảnh đột biến ở người và
động vật.
- Liên hệ đến nạn nhân chất độc màu da cam và
tại sao ở Phú thọ lại có làng được gọi là làng ung
thư ?.
* Tích hợp kiến thức bài 14, 15 môn địa lí 12:
( Sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,

bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ).
- Cung cấp thêm tranh ảnh một số biện pháp bảo
vệ môi trường ở những địa phương khác để các
em học tập.
- Kết luận ghi bảng.
- Tại sao phải tích cực trồng cây xanh ?.

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Năm học: 2015 – 2016

- 1 em lên chỉ các em còn lại chú ý lắng nghe, sau
đó nhận xét.

- Thấy được môi sống của sinh vật đang bị ô
nhiễm trầm trọng.
- Từ hình ảnh các em thấy được không chỉ có môi
trường nước bị ô nhiễm mà tất cả các loại môi
trường đều bị ô nhiễm. Từ đó các em hình thành
khái niệm ô nhiễm môi trường là gì ?, nguyên
nhân nào gây ra ô nhiễm ?, vậy bản thân là học
sinh thì cần phải làm gì để hạn chế bớt vấn đề ô
nhiễm hiện nay ?.

- Quan sát chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Qua hình ảnh thấy được hậu quả của ô nhiễm
môi trường.

- Theo dõi ghi nhớ thông tin từ đó đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường.

- Quan sát → từ đó áp dụng đối với địa phương
mình.

Trường THPT Lộc Phát 4


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

* Tích hợp kiến thức bài 6 môn hóa học 12:
Saccarôzơ, tinh bột và xenlulozơ ( thông qua - Nêu được CO2 tham gia vào quá trình quang
quá trình quang hợp ở cây xanh: Tinh bột được hợp theo phản ứng:
ánhsáng
tạo thành, giảm lượng CO2 trong không khí -->
Clorophin,

→
6nCO2 + 5nH2O
Điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường...).
(-C6H10O5-)n + 6nO2
- Kết luận và ghi bảng.
--> Do vậy lượng CO2 trong không khí giảm -->
- Sử dụng lại hình ảnh của một sinh vật cụ thể
Điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường...
( một cá thể động vật hoặc thực vật ), yêu cầu học
sinh quan sát và liệt kê tất cả các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh vật đó.
-- > Khái niệm nhân tố sinh thái?.
- Dựa vào đáp án khái quát thành khái niệm nhân

- Các nhân tố sinh thái được chia ra gồm mấy
tố sinh thái.
nhóm?.
- Dựa vào sự sống của các yếu tố hoặc khả năng
- Yêu cầu học sinh phân chia các nhân tố sinh
lớn lên, sinh sản... để phân chia thành các nhóm
thái trên thành các nhóm (dựa vào những điểm
khác nhau).
nhân tố sinh thái.
- Nêu những ví dụ chứng minh các nhân tố vô
sinh và hữu sinh trong môi trường sống có ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật?. (Đặc biệt
là nhân tố con người).
* Tích hợp kiến thức bài 27 môn vật lí 12: ( Vai
trò của tia hồng ngoại và tia tử ngoại đối với đời - Ghi nhận kiến thức.
sống sinh vật ).
- Nhận xét sự trả lời của học sinh.
 Ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố vô sinh và
hữu sinh trong môi trường sống tới đời sống sinh
vật, con người có ảnh hưởng lớn.
- Chốt những nội dung chính lên bảng.
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI:
1. Khái niệm môi trường sống: Bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động
khác của sinh vật.
* Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường trên cạn.
+ Môi trường nước.
+ Môi trường đất.
+ Môi trường sinh vật.

2. Khái niệm nhân tố sinh thái:
- Là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh
vật.
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa
một sinh vật ( hoặc nhóm sinh vật ) này với một sinh vật ( hoặc nhóm sinh vật ) khác sống xung

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Trường THPT Lộc Phát 5


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

quanh.
* Đặc biệt nhân tố con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
HOẠT ĐỘNG 2: GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II.
- Nghiên cứu mục II SGK.
- Yêu cầu HS trình bày được ví dụ về sự thay đổi của
các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng tới
- Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
sinh vật qua một số câu hỏi:
+ Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất
thay đổi như thế nào?.
+ Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có
gì khác nhau?

+ Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế
nào?
--> Mỗi loài có 1 giới hạn chịu đựng về một nhân tố
sinh thái khác nhau.
--> Khái niệm giới hạn sinh thái?.
- Nêu ví dụ giới hạn về nhiệt độ ở cá Rô phi Việt
- Đọc ví dụ phân tích: Khoảng thuận lợi và
Nam: 5,6 --> 420C --> yêu cầu học sinh phân tích:
khoảng chống chịu ở cá Rô phi Việt Nam.
Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
- Nêu ví dụ giới hạn về nhiệt độ ở cá Chép Việt
Nam: 2 --> 440C.
- Yêu cầu học sinh so sánh: Giới hạn chịu nhiệt của 2
loài trên ?. Loài nào phân bố rộng hơn ?. Vì sao ?.
- So sánh: Giới hạn chịu nhiệt của cá Rô phi với
- Khái niệm ổ sinh thái là gì?.
cá Chép ở Việt Nam.
- Nêu khái niệm: Ổ sinh thái.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI:
1. Quy luật giới hạn sinh thái: Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất
định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- * Gồm:
+ Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật
thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh
vật.
- Ví dụ: (SGK ).
2. Quy luật tác động tổng hợp:Tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều gắn bó chặt chẽ với
nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
3. Nơi ở: Là địa điểm cư trú của các loài.

4. Ổ sinh thái:
- Ổ sinh thái của một loài là một “ không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ của chủ đề.

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Trường THPT Lộc Phát 6


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

- Yêu cầu các em xây dựng lại nội dung của chuyên đề dưới dạng sơ đồ tư duy. (Cá nhân xây
dựng).
- Dán một số sản phẩm của các em lên bảng và yêu cầu học sinh nhận xét và bổ sung.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi 1 5 trang 154, 155 SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
VII. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
- Cách thức kiểm tra: Sau khi học xong chuyên đề giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng lại kiến
thức trọng tâm của chuyên đề vào tờ giấy khổ A4 dưới dạng sơ đồ tư duy.
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của các em là:
+ Các em chọn đúng cụm từ: " Môi trường và các nhân tố sinh thái" làm trung tâm của bản đồ tư
duy.
+ Các em vẽ được 2 nhánh cấp 1: Môi trường và các nhân tố sinh thái.
+ Từ nhánh cấp 1 là môi trường vẽ tiếp ít nhất 4 nhánh cấp 2 là: Khái niệm môi trường, các loại
môi trường, ô nhiễm môi trường là gì ?, nguyên nhân gây ô nhiễm và vai trò của môi trường đối

với sinh vật, tương tự với nhánh cấp 3, 4…
- Từ nhánh cấp 1 là các nhân tố sinh thái vẽ tiếp 2 nhánh cấp 2 là: Khái niệm nhân tố sinh thái và
các nhóm nhân tố sinh thái, tương tự với nhánh cấp 3, 4…
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
-

Hình ảnh hoạt động nhóm:

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Trường THPT Lộc Phát 7


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Năm học: 2015 – 2016

Trường THPT Lộc Phát 8


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Năm học: 2015 – 2016

- Sơ đồ tư duy:

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh


Trường THPT Lộc Phát 9


Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn

Người thực hiện: Lê Ngọc Khanh

Năm học: 2015 – 2016

Trường THPT Lộc Phát 10



×