Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.41 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG
CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 62 62 01 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
2. TS. DƯƠNG VĂN HIỂU

Phản biện 1:

PGS.TS. Nguyễn Nguyễn Cự
Hội Kinh tế nông lâm



Phản biện 2:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3:

TS. Phạm Xuân Phương
Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam

-

Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để xuất khẩu sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng, Việt Nam phải đáp ứng được tiêu
chuẩn của các nước đối tác như Luật Lacey (9/2010) của Hoa Kỳ, Qui chế 995/2010 của
EU,…về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cuối 2015, Cộng đồng kinh tế Asian
chính thức được thành lập, một trong bốn mục tiêu mà họ hướng tới là “một thị trường
đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, trong đó có nông lâm nghiệp (Lê Triệu Dũng, 2015).
Điều này đòi hỏi các ngành nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống trồng rừng
sản xuất nói riêng phải nhanh chóng tiếp cận để hội nhập với kinh tế thế giới.
Đông Nam Bộ có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 21,7% tổng diện tích đất tự
nhiên (Tổng cục thống kê, 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất
cây giống lâm nghiệp nói chung, cây giống trồng rừng nói riêng. Các giống cây lâm
nghiệp được công nhận khá nhiều như keo lai nhân tạo, keo lai tự nhiên, keo tai tượng,
keo lá tràm,…là nguồn cung cấp vật liệu giống phong phú cho sản xuất cây giống trồng
rừng trong vùng và các địa phương khác. Theo Chiến lược phát triển giống cây lâm
nghiệp Bộ NN & PTNT (2006) và nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam (2010), cây giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ nằm trong quy hoạch phục vụ
trồng rừng. Tuy nhiên, việc cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất ở đây đang đứng
trước những khó khăn và thử thách rất lớn: sản xuất và cung ứng cây giống mang nặng
tính tự phát, mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa hướng tới lợi ích lâu dài để
sẵn sàng hội nhập; tình trạng giống trôi nổi, giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo
chất lượng còn tràn lan; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa chặt chẽ, liên kết với
các tác nhân khác mang tính hình thức, thậm chí chưa được hình thành; thị trường cung
ứng cây giống không ổn định, giá cả thất thường; lượng cây giống sản xuất bằng công
nghệ cao còn hạn chế; kiểm soát nguồn gốc cây giống còn buông lỏng.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. i) Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002) đánh giá tiềm năng của các vườn ươm và nhu
cầu cây con cần sử dụng để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ
dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. ii) Phan Văn Hòa và cs. (2010), đánh giá hiệu quả kinh

tế của rừng trồng thương mại là rừng keo lai và keo tai tượng. iii) Trần Thanh Cao và
Hoàng Liên Sơn (2011a, 2011b), đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài cây gỗ lớn
chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc. iv) Hoàng Đức Việt (2012), đề cập đến chuỗi sản
phẩm gỗ mỏ và gỗ dăm xuất khẩu. v) Trần Duy Rương (2013), đánh giá hiệu quả kinh tế
rừng trồng sản xuất bằng giống keo lai. Các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu
vào đánh giá hiệu quả rừng trồng hoặc phân tích sản phẩm ngành hàng gỗ rừng trồng.
Hiện nay, nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất trên thế giới, ở Việt
Nam và cụ thể cho vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đang bỏ ngỏ, chưa có lời giải đáp.
Chủ trương của Bộ NN & PTNT (2013b) là “phải thay đổi cách tiếp cận tổng
hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm”. Do đó, nghiên cứu này là việc cần thiết, đáp
ứng chủ trương trên và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Vấn đề đặt ra cho
nghiên cứu là trả lời được các câu hỏi: i) Thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng
1


rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ ra sao? ii) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ? iii) Ưu
điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây
giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ là gì? iv) Giải pháp nào hoàn thiện
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất tại vùng
Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi, góp phần quản
lý tốt hơn công tác giống trong trồng rừng sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về chuỗi cung ứng cây
giống trồng rừng sản xuất.
- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng

sản xuất vùng Đông Nam Bộ.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất vùng Đông Nam Bộ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng
Đông Nam Bộ, bao gồm: cấu trúc của chuỗi, vị trí, đặc điểm, hoạt động và mối quan
hệ của các tác nhân trong chuỗi, mối liên kết giữa các tác nhân, kết quả và hiệu quả
của chuỗi, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực giống/cây giống.
Đối tượng khảo sát để thu thập tài liệu là các tác nhân tham gia hoạt động trong
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất như cơ sở cung cấp vật liệu giống, cơ sở
gieo ươm cây giống, cơ sở sử dụng cây giống, cơ sở bán buôn, bán lẻ vật liệu
giống/cây giống; các loại cây giống trồng rừng sản xuất. Ngoài ra, còn thu thập thêm
thông tin ở một số cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội ở các địa phương của vùng Đông
Nam Bộ (phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, sở NN & PTNT).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tổng thể trên toàn vùng Đông Nam Bộ.
Riêng tình hình cung ứng vật liệu giống, tình hình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng cây
giống trồng rừng sản xuất nghiên cứu ở một số địa phương là tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho vùng Đông Nam Bộ.
Nghiên cứu tình hình sử dụng cây giống ở một số địa phương ngoài vùng Đông
Nam Bộ (Bình Thuận, Dak Nông, Bình Dương, Lâm Đồng, Hà Nội) có sử dụng sản
phẩm cây giống của chuỗi để trồng rừng sản xuất.
- Phạm vi về thời gian thực hiện: Đề tài thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014.
- Phạm vi về sử dụng tài liệu: Tài liệu thứ cấp là các tài liệu liên quan đã được
công bố, thời gian từ năm 2002 đến năm 2014, chủ yếu từ 2010 đến năm 2014.
Tài liệu sơ cấp lấy số liệu điều tra năm 2014.
2


- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung

ứng cây giống trồng rừng sản xuất như sơ đồ chuỗi; dòng lưu chuyển của chuỗi; vị
trí, đặc điểm, hoạt động, mối quan hệ của các tác nhân; liên kết giữa các tác nhân; kết
quả và hiệu quả của chuỗi; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi; các giải
pháp hoàn thiện chuỗi.
Cây giống trồng rừng sản xuất được đề cập trong luận án là 2 loài cây: cây
giống dầu, nhân giống từ hạt (cây giống dầu) và cây giống keo lai, nhân giống từ hom
(cây giống keo lai giâm hom).
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN VỀ LÝ LUẬN HỌC THUẬT VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp về lý luận và học thuật
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến rừng trồng sản xuất, cây
giống trồng rừng sản xuất, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và đưa ra
khái niệm mới về rừng trồng sản xuất, cây giống trồng rừng sản xuất, chuỗi cung ứng
cây giống trồng rừng sản xuất. Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu
có liên quan.
- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ theo nhóm tác nhân có cùng chức năng. Giúp cung cấp một phương pháp
đánh giá, khác với các nghiên cứu trước đây là thường đánh giá theo từng tác nhân
tham gia trong chuỗi.
- Mô hình hóa sự đóng góp của mỗi tác nhân vào đơn giá sản phẩm cây giống,
thuận lợi hơn cho quan sát trực quan và tiện hơn cho so sánh, phân tích chi phí – thu nhập
giữa các kênh cung ứng so với phương pháp nghiên cứu truyền thống là để trên biểu.
1.4.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Chỉ ra dòng lưu chuyển của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, vị
trí và đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi, hoạt động và mối quan hệ của các tác
nhân, sự liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, kết quả và hiệu quả của chuỗi, các
yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu tiếp
theo về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất.
- Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của chuỗi, cũng như các giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ, giúp các tác nhân
và cơ quan quản lý có thêm cơ sở cho việc điều chỉnh công tác SXKD, công tác quản

lý chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, quản lý giống cây trong trồng rừng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Theo Ganeshan and Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển
đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng.
Theo Lee and Billington (1995), chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để
3


chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu
dùng thông qua hệ thống phân phối.
Theo Lambert et al. (1998) cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công
ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường.
Theo Chopra and Meindl (2001), chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, hộ bán lẻ và bản thân khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là sự kết nối các hoạt động của nhà cung
ứng, nhà sản xuất, nhà tiêu thụ và khách hàng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội với mục tiêu thỏa mãn lợi ích kinh tế cho từng
tác nhân trong chuỗi.
Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi theo định chuỗi cung ứng của Lee và
Chopra, tức là đi sâu phân tích sự chuyển hóa vật chất trong chuỗi thông qua các hoạt
động của nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà kinh doanh (tiêu thụ) và khách hàng.
Chuỗi cung ứng có 2 loại: giản đơn và mở rộng. Chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
và ngành hàng đều là tập hợp các hoạt động của các tác nhân có liên quan với nhau để
tạo ra sản phẩm và chuyển giao cho người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, 3 khái niệm
trên cũng có sự khác biệt cơ bản. Chuỗi cung ứng nói đến sự dịch chuyển của nguyên
vật liệu, nhấn mạnh quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản phẩm cho người

tiêu dùng cuối cùng, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phương pháp tiếp
cận từ cung. Chuỗi giá trị đề cập đến hoạt động kinh doanh để biến nguyên vật liệu
thành sản phẩm, nhấn mạnh sự gia tăng giá trị của sản phẩm khi đi qua các tác nhân
khác nhau để đến tay người tiêu dùng và sự phân phối giá trị giữa các tác nhân trong
một sản phẩm cung ứng, mang tính hạch toán kinh tế, phương pháp tiếp cận từ cầu.
Ngành hàng nhấn mạnh tính trình tự và sự biến đổi tính chất của luồng vật chất.
2.1.1.2. Rừng sản xuất
Rừng sản xuất hình thành từ 2 nguồn: từ rừng tự nhiên và do trồng. Rừng trồng
sản xuất thường cho 3 nhóm sản phẩm chính là gỗ lớn, gỗ nhỏ và đặc sản. Rừng trồng
sản xuất cho gỗ lớn thường trồng sao, dầu, tếch, lát, muồng…Rừng trồng sản xuất
cho gỗ nhỏ chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và thường trồng keo, bạch đàn và thông.
Theo quan điểm kinh doanh, rừng trồng sản xuất (rừng trồng kinh tế) là rừng
được trồng để sản xuất gỗ và các loại lâm sản khác, là nơi tiêu thụ sản phẩm của
chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp.
2.1.1.3. Cây giống trồng rừng sản xuất
Cây giống là nguyên vật liệu chính trong trồng rừng sản xuất. Trồng rừng nói
chung và rừng sản xuất nói riêng có thể thực hiện bằng hạt hoặc bằng cây con. Cây
con trồng rừng có thể: hình thành từ hạt giống (cây thực sinh); tạo thành từ hom thân,
cành, rễ (cây phân sinh). Khi trồng rừng, cây con có thể đặt trong bầu hoặc để rễ trần.
Căn cứ vào đặc điểm của cây giống khi xuất vườn, có thể định nghĩa cây giống
trồng rừng sản xuất là một trong các sản phẩm của chuỗi cung ứng cây giống lâm
nghiệp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định về chiều cao và đường kính cổ rễ, sẵn sàng
làm vật liệu chính cho trồng rừng sản xuất.
4


2.1.1.4. Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Ở góc độ tổ chức, có thể phát biểu: Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất là sự kết nối các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo một trình tự xác định, từ khâu
cung cấp vật liệu giống đến sản xuất cây giống và cung ứng cho trồng rừng kinh tế.

Ở góc độ di chuyển của luồng hàng vật chất: Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng
sản xuất là sự chuyển hóa liên tiếp của luồng vật chất để biến vật liệu giống thành cây
giống trồng rừng sản xuất và chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng để trồng rừng.
2.1.2. Vai trò của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất liên quan đến tất cả các hoạt
động tạo ra cây giống, có vai trò quan trọng trong quản lý: đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cây giống trồng rừng sản xuất; tạo lợi thế cạnh tranh cho
ngành hàng sản xuất cây giống lâm nghiệp; giúp các cơ quan chức năng kiểm soát
chất lượng giống cây lâm nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất có 4 đặc điểm cơ bản: i) Nguyên
vật liệu chính của chuỗi là sản phẩm của quá trình sản xuất phức tạp, lâu dài theo tiêu
chuẩn kỹ thuật của ngành lâm sinh; ii) Sản phẩm của chuỗi thay đổi kích thước và hình
dáng theo thời gian, là vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo, mang tính chức năng
và chịu tác động của độ trễ thời gian; iii) Sản phẩm đã tiêu thụ không có quá trình trả
lại; iv) Sản phẩm mới được tin dùng hàng chục năm, thậm chí vài chục năm.
2.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất: giúp xác định dòng
lưu chuyển của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, cho biết hoạt động
chính, mỗi hoạt động có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của chuỗi; từ hiệu
quả chung của chuỗi và mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia có cơ sở
đưa ra những quyết định quản lý, khuyến khích sự hợp tác vươn tới sự công bằng, tạo
ra nhiều hơn giá trị tăng thêm, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho chuỗi; có thêm thông
tin về việc thực hiện quy định quản lý nguồn gốc giống, giải pháp điều chỉnh để kiểm
soát chất lượng giống cây chặt chẽ hơn; thêm thông tin cần thiết về thực hiện cơ chế
chính sách trong phát triển lâm nghiệp, giúp đưa ra những giải pháp phù hợp, không
ngừng hoàn thiện chính sách nhằm phát triển bền vững chuỗi.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Khi nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, tác giả đã tập
trung vào các nội dung: dòng lưu chuyển của chuỗi; vị trí, đặc điểm của các tác nhân
tham gia chuỗi; hoạt động và mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi; sự liên

kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi; kết quả, hiệu quả của chuỗi.
2.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng
sản xuất mà luận án đề cập: tác động của thị trường; tác động của cơ chế, chính sách
nhà nước; tác động của sự phát triển KHCN; ảnh hưởng của đầu tư công và dịch vụ
công; trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân; sự hài hòa trong việc
giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các tác nhân; các hoạt động quản lý.
5


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT
Thực tế chuỗi cung ứng cây giống Lâm nghiệp ở Indonesia, Đài Loan, Thái
Lan và một số địa phương của Việt Nam cho thấy SXKD cây giống trồng rừng đã
phát triển thành nghề, trên diện rộng nhưng còn mang tính đơn lẻ, mới chú trọng vào
hoạt động sản xuất cây giống, kết nối yếu do vậy cần phải quản lý theo chuỗi và lưu ý
các vấn đề sau: i) Tổ chức sản xuất cây giống lâm nghiệp theo nhóm/hội giải quyết
được nhiều vấn đề khó khăn trong SXKD và tiêu thụ cây giống; ii) Sản xuất giống,
cây giống lâm nghiệp tập trung theo vùng thuận lợi cho sản xuất kiểu hàng hóa và quản
lý chất lượng giống cây trồng; iii) Chính sách của chính phủ có vai trò rất lớn trong
duy trì và phát triển chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất; iv) Quản lý chất
lượng vật liệu giống và cây giống nhất thiết phải có sự can thiệp của chính phủ.
PHẨN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Để nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam
Bộ, các phương pháp tiếp cận chính được sử dụng gồm: tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận thể
chế, tiếp cận hệ thống và tiếp cận có sự tham gia.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
vùng Đông Nam Bộ


Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam
Bộ (sơ đồ 3.1) được tiếp cận từ cung.
3.2. CHỌN SẢN PHẨM VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn sản phẩm nghiên cứu
Dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương, cây giống trồng rừng sản xuất được
đề cập trong đề tài là 2 loài cây giống đang được sản xuất phổ biến ở vùng Đông
Nam Bộ bao gồm cây giống dầu rái và cây giống tràm lai giâm hom. Dầu rái đại diện
cho cây gỗ lớn. Tràm lai (keo lai) giâm hom đại diện cho cây gỗ nhỏ.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Trong các nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên
6


cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đều xác định Đông Nam Bộ là một
trong những vùng được quy hoạch cung cấp giống cây lâm nghiệp và xây dựng vườn
ươm phục vụ trồng rừng. Vì vậy, Đông Nam Bộ được chọn làm vùng nghiên cứu.
Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu được chọn làm điểm nghiên cứu chính vì có
phong trào sản xuất cây giống lâm nghiệp phát triển mạnh, nhiều cơ quan lâm nghiệp
đóng chân trên địa bàn. Ninh Thuận, Bình Thuận,.. có sử dụng cây giống trồng rừng
sản xuất của vùng Đông Nam Bộ nên được khảo sát phục vụ cho phía người tiêu dùng.
3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
Theo số liệu Tổng cục Lâm nghiệp công bố năm 2013 về các cơ sở sản xuất
cây giống và tỉ lệ thực tế theo ý kiến của các cán bộ phòng nông nghiệp tại địa
phương, các chủ cơ sở sản xuất cây giống. Số mẫu khảo sát cho mỗi tác nhân là 60%
số thực tế. Tỉ lệ hộ gia đình tham gia đều trên 80%, do vậy khi nghiên cứu đã lấy hộ
gia đình làm đại diện và chỉ khảo sát hộ gia đình. Riêng tác nhân sử dụng cây giống
được khảo sát theo thực tế (công ty của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia
đình,..) và gọi chung là cơ sở trồng rừng. Tổng số mẫu khảo sát là 325, trong đó hộ
sản xuất cây giống là 198. Địa phương được khảo sát nhiều nhất là Đồng Nai.

3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
3.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu thứ cấp
Khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, ngành hàng, rừng sản xuất; thành
phần chuỗi cung ứng; quy định trong sản xuất vật liệu giống, sản xuất cây giống;…
được thu thập từ sách, báo, tạp chí, báo cáo đề tài, luận án, luận văn, các văn bản
pháp quy, … thông qua phương pháp kế thừa. Các dữ liệu được tổng hợp theo nội
dung hoặc nhóm nội dung, sau đó chọn lọc, sắp xếp hoặc xử lý bằng Excel cho ra các
bảng, biểu đồ sau đó đưa vào các mục liên quan.
3.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu sơ cấp
Loài cây kinh doanh, quy mô kinh doanh, số lượng và đơn giá hạt/hom
giống/cây giống đã mua hoặc đã cung cấp ra thị trường, chi phí sản xuất/vận chuyển
đã bỏ ra,.... thu thập trực tiếp bằng phương pháp PRA từ các hộ SXKD giống/cây
giống; các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất giống/cây giống; cán bộ quản lý của
phòng/sở NN & PTNT, …. Công cụ là Phiếu điều tra, dạng bán cấu trúc, phương
pháp phỏng vấn linh hoạt. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu,
quan sát, xin ý kiến chuyên gia. Các số liệu sau khi thu thập, được chọn lọc và dùng
Excel để tổng hợp, tính toán, phân tích các chỉ tiêu, vẽ biểu đồ.
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Các phương pháp chính đã được dùng trong phân tích gồm: thống kê mô tả, so
sánh, phân tích chuỗi giá trị, phương pháp cho điểm.
3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
Hệ thống chỉ tiêu phân tích tập trung vào các chỉ tiêu phản ánh: đặc điểm, hoạt
động của tác nhân; mức độ liên kết của tác nhân; đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất
trong chuỗi; đánh giá công tác quản lý trong chuỗi.
7


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. DÒNG LƯU CHUYỂN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

4.1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ
Sản phẩm của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất chịu sự kiểm soát
của các cơ quan quản lý nhà nước về nguồn gốc giống và phải kiểm soát từ gốc, có
nghĩa là từ khâu cung ứng vật liệu giống. Do vậy, các tác nhân trong chuỗi gồm hộ
cung ứng vật liệu giống, hộ bán buôn vật liệu giống, hộ sản xuất cây giống, hộ bán
buôn cây giống, hộ bán lẻ cây giống và cơ sở sử dụng cây giống. Bán lẻ cây giống là
hình thức bán dạo cây giống bằng xe máy cho các gia đình, chủ rẫy mua trồng hàng
ranh, mỗi khách hàng mua vài chục hoặc vài trăm cây (sơ đồ 4.1).

Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ

4.1.2. Dòng lưu chuyển cây giống trồng rừng sản xuất
4.1.2.1. Dòng lưu chuyển cây giống dầu
Tại Đông Nam Bộ, lượng hạt dầu đưa vào gieo ươm được lấy từ 2 nguồn, mua
trực tiếp 51,4% và mua qua bán buôn 48,6%. Cây giống sau khi sản xuất xong, chỉ có
59,5% số lượng bán trực tiếp cho người sử dụng; 33,3% cây giống được tiêu thụ qua
bán buôn (sơ đồ 4.2).

Sơ đồ 4.2. Dòng lưu chuyển cây giống dầu

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào 4 kênh cung ứng dầu cơ bản: Kênh dầu 1 (Hộ
cung cấp hạt giống - Hộ sản xuất cây giống - Cơ sở sử dụng cây giống); Kênh dầu 2 (Hộ
cung cấp hạt giống - Hộ sản xuất cây giống - Hộ bán buôn cây giống - Cơ sở sử dụng cây
8


giống); Kênh dầu 3 (Hộ cung cấp hạt giống - Hộ bán buôn hạt giống - Hộ sản xuất cây
giống - Cơ sở sử dụng cây giống); Kênh dầu 4 (Hộ cung cấp hạt giống - Hộ bán buôn hạt
giống - Hộ sản xuất cây giống - Hộ bán buôn cây giống - Cơ sở sử dụng cây giống).
Trong chuỗi cung ứng cây giống dầu tồn tại ba dòng chảy là dòng vật chất,

dòng tiền và dòng thông tin. Trong đó, sự dịch chuyển của dòng vật chất (dòng sản
phẩm) quan trọng nhất, là đặc trưng của chuỗi cung ứng. Người tiêu dùng cuối cùng trả
lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi, tuy ở cuối chuỗi nhưng có tác động quyết định tới việc
phát triển của chuỗi. Dòng tiền có chiều ngược lại với dòng vật chất. Dòng thông tin là
dòng chảy vô hình nhưng vô cùng quan trọng để tạo ra dòng vật chất và dòng
tiền. Chuỗi cung ứng cây giống dầu khởi động khi cơ sở trồng rừng có những thông
tin về số lượng và yêu cầu đối với sản phẩm.
4.1.2.2. Dòng lưu chuyển cây giống keo lai giâm hom
So với hạt dầu, lượng hom keo lai mua trực tiếp từ người sản xuất có tỉ lệ cao hơn
(64,9%). Lượng cây con tiêu thụ trực tiếp ít hơn cây dầu. Lượng cây con bán trực tiếp
cho người sử dụng 49,2%, bán cho bán buôn 41%. Nghiên cứu cũng chỉ đề cập 4 kênh
cung ứng chính: Kênh keo 1 (Hộ cung cấp hom giống - Hộ sản xuất cây giống - Cơ sở
sử dụng cây giống); Kênh keo 2 (Hộ cung cấp hom giống - Hộ sản xuất cây giống - Hộ
bán buôn cây giống - Cơ sở sử dụng cây giống); Kênh keo 3 (Hộ cung cấp hom giống Hộ bán buôn hom giống - Hộ sản xuất cây giống - Cơ sở sử dụng cây giống); Kênh keo
4 (Hộ cung cấp hom giống - Hộ bán buôn hom giống - Hộ sản xuất cây giống - Hộ bán
buôn cây giống - Cơ sở sử dụng cây giống). Trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai
giâm hom cũng tồn tại ba dòng chảy là dòng vật chất, dòng tiền và dòng thông tin.
4.2. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI CUNG
ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
4.2.1. Hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống
4.2.1.1. Hộ cung ứng vật liệu giống
Hộ cung ứng vật liệu giống là tác nhân đầu tiên, đứng ở đầu chuỗi. Hộ cung cấp
vật liệu giống được phân làm 3 đối tượng: hộ chỉ cung cấp hạt giống (23,9%), hộ chỉ cung
cấp hom giống (54,3%) và hộ vừa cung cấp hạt giống vừa cung cấp hom giống (21,7%).
Các hộ vừa cung cấp hạt giống và hom giống phần lớn là những hộ kinh doanh đã lâu
nên số năm bình quân, tuổi đời bình quân của người quản lý, số lao động bình quân
và diện tích canh tác bình quân cao nhất.
Vườn ươm hộ gia đình là khách hàng chính của hộ cung ứng vật liệu giống (tiêu
thụ 51,4% số hạt dầu và 64,9% hom keo lai). Hạt dầu chủ yếu bán cho bán buôn, hom
keo lai chủ yếu bán trực tiếp. Thị trường tiềm năng của hộ cung ứng vật liệu giống là

miền Đông (76,2% hạt dầu và 82,6% hom keo lai), tiếp theo là miền Trung. Miền Tây
là thị trường gần, còn nhiều cơ hội. Cần có những nghiên cứu về thị trường này để vật
liệu giống của Đông Nam Bộ thâm nhập.
4.2.1.2. Hộ sản xuất cây giống
Hộ sản xuất cây giống đứng sau hộ bán buôn vật liệu giống và hộ cung ứng vật
9


liệu giống. Hộ sản xuất cây giống cũng gồm: hộ chỉ ươm dầu; hộ chỉ ươm keo lai
giâm hom; hộ vừa ươm dầu vừa ươm keo lai giâm hom. Số hộ chuyên về ươm keo lai
giâm hom là 48%. Diện tích bình quân 0,4 ha. Số hộ vừa ươm keo lai giâm hom vừa
ươm dầu, diện tích bình quân, số năm kinh nghiệm cũng như tuổi đời của người quản
lý và số lao động bình quân đều lớn hơn các đối tượng khác. Lượng cây giống keo lai
giâm hom xuất bán gấp 110,7 lần cây giống dầu, ở cơ sở sản xuất cả keo lai giâm
hom và dầu thì lượng keo lai xuất vườn gấp 230,4 lần dầu.
Cá nhân, hộ gia đình mua nhiều nhất (42,5% đối với cây dầu và 60,4% đối với
cây keo lai). Keo lai giâm hom được mua nhiều hơn dầu. Lượng cây giống bán cho cơ
sở trồng rừng đều trên 50%. Trước mắt miền Đông và miền Trung vẫn là thị trường
tiềm năng, tiêu thụ trên 80% lượng cây do Đông Nam Bộ sản xuất. Miền Trung sẽ
không lâu dài do sản xuất cây giống tại đây đang phát triển và có sự hỗ trợ về công
nghệ cao của các công ty nước ngoài. Các hộ sản xuất cây giống cần có hướng mở
rộng thị trường sang các vùng khác.
Các chỉ tiêu về số hộ, lượng vật liệu giống/cây giống tiêu thụ cho thấy ở Đông Nam
Bộ sản xuất cây giống keo lai đang phát triển hơn so với sản xuất cây giống dầu. Nếu
không có thông tin đầy đủ từ phía thị trường sẽ dễ dẫn đến tình trạng dư thừa cây giống.
4.2.2. Hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống
4.2.2.1. Hộ bán buôn vật liệu giống
Hộ bán buôn vật liệu giống là cầu nối giữa hộ cung ứng vật liệu giống và hộ sản
xuất cây giống. Buôn bán hạt giống chiếm tỉ trọng lớn nhất (63,6%). Hộ bán buôn vật
liệu giống thường là các chủ vườn ươm kinh doanh lâu năm, mua vật liệu giống về sản

xuất cây giống, ngoài ra bán cho các chủ vườn ươm mới vào nghề hoặc các chủ vườn
ươm ở các địa phương khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Hà Nội,…
Hạt giống dầu và hom keo lai được hộ bán buôn mua từ hộ cung cấp vật liệu
giống sau đó bán trực tiếp cho các hộ sản xuất cây giống. Lượng hạt dầu và hom keo
lai được tiêu thụ tại Đông Nam Bộ lần lượt là 39% và 52,5%. Miền Bắc và miền
Trung là thị trường tiềm năng của hộ bán buôn hạt giống dầu. Hom keo lai được bán
buôn cả ở Đông Nam Bộ và miền Trung.
4.2.2.2. Hộ bán buôn cây giống
Hộ bán buôn cây giống làm trung gian giữa hộ sản xuất cây giống và cơ sở
trồng rừng. Hộ bán buôn thường kinh doanh cây keo lai giâm hom hoặc vừa keo lai
giâm hom vừa dầu. Số hộ bán buôn 2 loại cây là chủ yếu (72,2%). Họ làm trung gian
mua bán là chính.
Người mua là cá nhân, hộ gia đình (44,6% đối với cây dầu, 43,9% đối với cây
keo lai giâm hom). Bán buôn bán 95% số cây giống của mình cho cơ sở trồng rừng.
Cây giống của người bán buôn chủ yếu được tiêu thụ ở Đông Nam Bộ và miền
Trung. Lượng cây dầu tiêu thụ ở Miền Đông nhiều hơn cây keo lai. Miền Trung cây
keo lai giâm hom tiêu thụ nhiều hơn cây dầu.
10


Số hộ bán buôn cả hạt dầu và hom keo lai, cây giống dầu và cây giống keo lai
chiếm tỉ lệ cao về năm kinh nghiệm, tuổi nghề và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Đây là
ưu điểm, họ tránh được rủi ro khi chỉ kinh doanh 1 loại sản phẩm, mặt khác tận dụng
được kinh nghiệm sẵn có và hệ thống khách hàng.
4.2.3. Cơ sở sử dụng cây giống
Cơ sở sử dụng cây giống là tác nhân cuối cùng của chuỗi. Keo lai giâm hom là
loài cây được sử dụng trồng rừng nhiều nhất (74,3%). Các cơ sở trồng dầu thường là
các lâm trường, công ty TNHH, …
Cây giống dầu, 98,6% mua ở Đông Nam Bộ và mua trực tiếp của vườn ươm
87,8%. Keo lai giâm hom, 70,6% mua trực tiếp từ vườn ươm. Các cơ sở sử dụng cây

giống hiện nay ưa dùng cây giống keo lai giâm hom vì kỹ thuật trồng đơn giản, thích
nghi với nhiều vùng sinh thái, thị trường tiêu thụ lớn, chủ yếu phục vụ công nghiệp gỗ
giấy, ván dăm, có thể bán sản phẩm ngay tại rừng.
4.3. HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA
CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
4.3.1. Hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống
4.3.1.1. Hộ cung ứng vật liệu giống
Hạt dầu là vật liệu chính để sản xuất cây giống dầu. Cây giống keo lai được sản
xuất từ hom. Nếu là khách hợp tác lâu năm và tin tưởng, phương thức chính là trao đổi
qua điện thoại và đóng gói gửi vật liệu giống cho người mua, thanh toán qua chuyển
khoản hoặc bằng tiền mặt. Mức độ tin tưởng chưa nhiều, sẽ áp dụng trao đổi qua điện
thoại, xem vật liệu giống trực tiếp và nhận hàng, thanh toán bằng tiền mặt. Phương
thức này chiếm 74,3% số thương vụ. Tùy mức độ quen biết, có thể yêu cầu người mua
đặt trước 20 – 30% tiền hàng. Tồn tại của hộ cung ứng hom giống là để vườn cây đầu
dòng quá thời gian quy định, vườn cây đầu dòng không rõ nguồn gốc giống.
Hộ sản xuất cây giống quyết định số lượng vật liệu giống. Giá vật liệu giống
do quy mô sản xuất cây giống và quy mô cung ứng vật liệu giống quyết định.
4.3.1.2. Hộ sản xuất cây giống
Hạt dầu và hom keo lai được xử lý sau đó cấy trực tiếp vào bầu đất. Sau quá
trình chăm sóc, cây đạt tiêu chuẩn về chiều cao và đường kính cổ rễ sẽ được xuất bán.
Tiêu thụ đối với khách quen thường thông qua điện thoại, cây được xem trực
tiếp. Hộ sản xuất cây giống thực hiện việc bốc cây và tính trong giá bán. Chi phí vận
chuyển cây giống do người mua trả. Thanh toán thực hiện ngay khi mua, bằng tiền
mặt (69,4% số thương vụ) hoặc thanh toán sau qua chuyển khoản. Nếu mức độ tin
tưởng cao, khách hàng lâu năm có thể chở cây đến giao cho khách hàng. Mua bán của
khách vãng lai thực hiện trực tiếp tại vườn, thanh toán bằng tiền mặt. Mua theo hợp
đồng thường đặt trước 10 – 30% tiền hàng. Hình thức sản xuất được cho là hiệu quả
và tạo được sự chủ động trong sản xuất cây giống tại Đông Nam Bộ là tự sản xuất vật
liệu giống để sản xuất cây giống, đặc biệt là sản xuất hom keo lai. Hầu hết họ là
những hộ kinh doanh trên 20 năm, có hệ thống khách hàng, tổ chức lao động sản xuất

luân phiên giữa vật liệu giống và cây giống, có phương tiện vận chuyển cây giống.
11


Khó khăn, tồn tại trong sản xuất cây giống là khó xác định mã hiệu giống và
thiếu thông tin thị trường, mua hóa đơn và giấy chứng nhận nguồn gốc gống.
Tác nhân tiêu thụ cây giống quyết định lượng cây giống tiêu thụ. Giá cây giống
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn tuân theo quy luật cung – cầu. Giá
cây giống được quyết định bởi quy mô sản xuất cây giống và nhu cầu cây giống trong
từng giai đoạn.
4.3.2. Hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống
4.3.2.1. Hộ bán buôn vật liệu giống
Vật liệu giống được mua bán trực tiếp là chủ yếu. Mua bán, vận chuyển vật liệu
giống tương tự hộ cung ứng vật liệu giống. Thỏa thuận trực tiếp chiếm 81,2% số thương
vụ. Khó khăn, tồn tại trong kinh doanh là thiếu vốn, khó xác định mã hiệu giống, vật liệu
giống bị lưu lâu ở khâu kinh doanh do giá giảm, ảnh hưởng tỉ lệ nảy mầm.
Số lượng và giá cả vật liệu giống mà hộ bán buôn tiêu thụ phụ thuộc kinh
nghiệm nắm bắt thị trường, mối quan hệ giữa hộ bán buôn vật liệu giống và hộ sản
xuất cây giống. Trong đó, hộ sản xuất cây giống là tác nhân chi phối chính.
4.3.2.2. Hộ bán buôn cây giống
Cách thức mua, bán tương tự bán buôn vật liệu giống. Khó khăn, tồn tại của hộ
kinh doanh vật liệu giống là vấn đề vốn, khó xác định chính xác nguồn gốc cây
giống, chất lượng cây giống có thể không đảm bảo do đảo bầu chưa đạt yêu cầu về
thời gian, việc mua bán hóa đơn và giấy chứng nhận nguồn gốc giống.
Cơ sở trồng rừng quyết định lượng cây giống tiêu thụ. Giá cả cây giống phụ
thuộc lượng cây giống sản xuất trên thị trường.
4.3.3. Cơ sở sử dụng cây giống
Yêu cầu về loài cây, chiều cao, đường kính cổ rễ, số lượng, giá cả, tỷ lệ đặt
cọc, phương thức thanh toán,... được thỏa thuận qua điện thoại. Cây giống được xem
trực tiếp và đàm phán để đi tới sự thống nhất về giá cả. Tùy mức độ tin tưởng, cây

giống có thể do khách hàng tự vận chuyển hoặc do người bán vận chuyển giúp. Tồn
tại của cơ sở trồng rừng là vấn đề nhận thức về giống.
Mỗi thay đổi của cơ sở trồng rừng về số lượng, tiêu chuẩn cây giống sẽ quyết
định quy mô cung ứng của chuỗi và ảnh hưởng đến giá cả cây giống.
4.4. SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
4.4.1. Liên kết giữa các tác nhân với khách hàng
Quan hệ giữa các hộ sản xuất kinh doanh và khách hàng: hầu như các tác nhân
trong chuỗi chỉ bán cho khách hàng đã mua nhiều lần. Khách quen chiếm trên 62%
lượng khách. Lượng cây giống bán cho khách quen thấp nhất 78,2% (hộ bán buôn
cây giống), cao nhất là hộ cung ứng vật liệu giống (83,1%).
Cách chia sẻ rủi ro trong sản xuất cây giống: chủ yếu là thêm cây, mức độ phổ
biến 2%. Có 26,8% cơ sở sản xuất cây giống sẵn sàng chia sẻ rủi ro với khách hàng
(bù thêm cây giống, bù cây và giúp đỡ về mặt kỹ thuật, giảm giá). Đây là tín hiệu tốt.
Sự tương trợ lẫn nhau trong cung ứng và tiêu thụ vật liệu giống, cây giống:
tương trợ chủ yếu ở khâu kỹ thuật, giá cả, thị trường. Hầu hết đều cho rằng sự tương
trợ giữa các tác nhân với khách hàng ở mức độ trung bình.
12


4.4.2. Liên giữa các tác nhân với cơ sở cung cấp
Các tác nhân có mối quan hệ khá khăng khít với cơ sở cung cấp. Họ thường mua
vật liệu giống, cây giống ở những cơ sở quen. Cơ sở rất quen và quen chiếm trên 90%
số cơ sở giao dịch. Lượng vật liệu giống, cây giống mua ở những cơ sở này trên 90%
số vật liệu giống, cây giống đã mua. Do đã từng giao dịch nhiều lần nên người mua và
người bán rất rõ yêu cầu của đối tác, giá cả ổn định, có thể giao dịch qua điện thoại, đỡ
mất chi phí đi lại giao dịch.
4.4.3. Liên kết giữa các tác nhân với bạn hàng
Sự hợp tác giữa các tác nhân với bạn hàng ở mức có nhưng không thường
xuyên. Hợp tác trong phối hợp mua vật liệu, trao đổi kỹ thuật, trao đổi công lao động,

tiêu thụ sản phẩm,…Tỉ lệ cao nhất thuộc về hộ sản xuất cây giống (49,3% số hộ
thường xuyên hợp tác). Hợp tác của hộ cung ứng vật liệu giống kém nhất.
Như vậy, liên kết trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng
Đông Nam Bộ chưa mạnh, đặc biệt là liên kết ngang. Hộ cung ứng vật liệu và hộ sản
xuất có mối hỗ trợ chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công đoạn trước và công đoạn
sau liền kề là khâu vật liệu và khâu tiêu thụ. Mối quan hệ lỏng lẻo dễ dẫn đến việc đẩy
chi phí sản xuất lên cao và giá cây giống lên xuống thất thường.
4.5. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT
4.5.1. Kết quả, hiệu quả của chuỗi cung ứng cây giống dầu
4.5.1.1. Kết quả, hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi
a) Kết quả, hiệu quả của hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống
• Hộ cung ứng vật liệu giống: Kênh dầu 1 và 2 bán vật liệu giống trực tiếp cho
hộ sản xuất cây giống do vậy thu nhập trong năm của họ lớn hơn kênh dầu 3 và 4, thu
nhập tối thiểu 82,1 triệu đồng/tháng làm việc thực tế (kênh 2). Về hiệu quả, 1 đồng chi
phí trong kênh dầu 2 làm ra 105,1 đồng thu nhập, kênh dầu 3 thì 1 đồng chi phí chỉ làm
ra 73,7 đồng thu nhập. Với vai trò cung ứng, hiệu quả sử dụng chi phí ở kênh cung ứng
hạt dầu trực tiếp cho người tiêu dùng cao hơn so với kênh cung ứng gián tiếp.
• Hộ sản xuất cây giống: Sản xuất cây giống dầu có thu nhập cao nhất, tối thiểu
115,1 triệu đồng/ tháng làm việc thực tế (kênh 2). Hiệu quả sử dụng đất, thu nhập đều
trên 33 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả sử dụng chi phí ở kênh cung ứng cây giống dầu
trực tiếp (kênh 1 và 3) cao hơn so với kênh cung ứng cây giống dầu gián tiếp (kênh 2
và 4). Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất càng qua nhiều trung gian thì kết
quả và hiệu quả SXKD của hộ cung ứng vật liệu giống và hộ sản xuất cây giống càng
giảm do phải san sẻ thu nhập cho các tác nhân trung gian.
b) Kết quả, hiệu quả của hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống
• Hộ kinh doanh vật liệu giống: Thu nhập 56,5 triệu đồng/tháng làm việc thực
tế (kênh 3). Một đồng chi phí của hộ bán buôn hạt dầu mang lại 26,2 - 26,6 đồng thu
nhập. Thu nhập của lao động bán buôn kém lao động cung ứng vật liệu giống 38,2
nghìn đồng/ngày (kênh dầu 2), kênh dầu 1 kém 124,1 nghìn đồng/ngày.

• Hộ kinh doanh cây giống: thu nhập/ngày tính cho 01 lao động 406,7 nghìn
13


đồng (kênh 4), kênh dầu 2 cao hơn. Về hiệu quả, 01 đồng chi phí mang lại 10,5 đồng
thu nhập (kênh 2) hoặc 10,3 đồng thu nhập (kênh 4).
Kênh cung ứng có thêm tác nhân cấp trung gian thì thu nhập toàn kênh tăng,
cùng chức năng như nhau nhưng vị trí cấp trung gian trong chuỗi khác nhau sẽ tạo ra
kết quả và hiệu quả theo chi phí và hiệu quả theo lao động khác nhau.
4.5.1.2. Chi phí và phân phối thu nhập trong chuỗi cung ứng dầu
Vật liệu giống cung ứng trực tiếp cho hộ sản xuất cây giống (biểu đồ 4.1): kênh
dầu 2 có nhiều tác nhân hơn kênh dầu 1. Kênh 2 thu nhập 4.108,9 đồng/cây giống, kênh
1 thu nhập 3.705,1 đồng/cây giống. Tuy kênh 1 thu nhập nhỏ hơn kênh 2, nhưng kênh 1
người tiêu dùng được lợi nhiều nhất do không phải qua nhiều trung gian nên giá rẻ, họ
chỉ mua 7.478,9 đồng/cây giống, trong khi kênh 2 phải mua 7.946,4 đồng/cây giống.

Biểu đồ 4.1. Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng dầu
(trường hợp cung ứng vật liệu giống trực tiếp)

Kênh dầu 3 và kênh dầu 4 (biểu đồ 4.2): Trong mỗi kênh thêm hộ bán buôn vật
liệu giống. Kênh 3, người tiêu dùng phải chi trả 7.493,9 đồng/cây. Trong khi đó, kênh
4 người mua phải trả 7.954,4 đồng/cây, người mua ở kênh 4 bị thiệt thòi 460,5
đồng/cây so với mua cây giống của kênh 3.

Biểu đồ 4.2. Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng dầu (trường
hợp cung ứng vật liệu giống qua bán buôn)

14



Trong chuỗi cung ứng cây giống dầu, có sự phân phối không hợp lý giữa khâu
sản xuất và khâu kinh doanh, hộ sản xuất cây giống bỏ thêm nhiều chi phí và thời
gian kinh doanh, mức độ rủi ro cao nhưng thu nhập của 01 lao động/tháng lại kém xa
hộ kinh doanh hạt dầu và cây giống dầu.
Đối với các tác nhân trong chuỗi, kênh dầu 2 và 4 mang lại lợi ích nhiều hơn
kênh dầu 1 và 3. Đối với người tiêu dùng cuối cùng, mua sản phẩm ở kênh 1 và 3 có
lợi hơn mua ở kênh 2 và 4.
4.5.2. Kết quả, hiệu quả của chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom
4.5.2.1. Kết quả, hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi
a) Kết quả, hiệu quả của hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống
• Hộ cung ứng vật liệu giống: Kênh keo 1 và 2 bán vật liệu giống trực tiếp cho
hộ sản xuất cây giống do vậy thu nhập trong năm lớn hơn kênh 3 và 4. Thu nhập tối
thiểu (keo 4) là 64,3 triệu đồng/tháng làm việc thực tế, kênh keo 1 có thu nhập cao
nhất trong 4 kênh. Một đồng chi phí trong kênh keo 1 làm ra 59,7 đồng thu nhập.
Kênh keo 1 có thu nhập cao trong 4 kênh, đạt 142,8 triệu đồng/tháng làm việc thực tế.
• Hộ sản xuất cây giống: Có thu nhập cao nhất kênh, tối thiểu 1.948,1 triệu
đồng/tháng làm việc thực tế (kênh 2). Hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn hộ cung ứng
và hộ bán buôn hom và cây giống keo lai. Thu nhập của 01 lao động/ngày thấp hơn
hộ bán buôn vật liệu giống và cây giống. Hiệu quả sử dụng đất đều trên 300 triệu
đồng/ha/năm, một đồng chi phí mang lại tối thiểu 0,6 đồng thu nhập (kênh 2, kênh 1).
Thu nhập 01 lao động/ngày cao hơn rất nhiều so với khâu cung ứng vật liệu giống. Để
giải quyết tình trạng mất cân đối về thu nhập giữa hộ sản xuất hom giống và sản xuất
cây giống có thể kết hợp vừa sản xuất hom keo lai vừa sản xuất cây giống keo lai.
b) Kết quả, hiệu quả của hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống
• Hộ kinh doanh vật liệu giống: Thu nhập của hộ bán buôn hom keo lai đạt 45,6
triệu đồng/tháng làm việc thực tế (kênh 3) và 54,4 triệu đồng/tháng làm việc thực tế
(kênh 4). Một đồng chi phí của hộ bán buôn hom keo lai tạo ra chưa tới 10% thu nhập.
Thu nhập/ngày của hộ bán buôn hom keo chỉ sau hộ bán buôn cây keo lai, thấp nhất
380 nghìn đồng/ngày (kênh 3).
• Hộ kinh doanh cây giống: Thu nhập/tháng làm việc thực tế không nhiều so

với hộ sản xuất cây giống nhưng thu nhập tính cho 01 lao động/ngày lại cao hơn hẳn
bán buôn vật liệu giống và sản xuất cây giống, cụ thể kênh keo 4 là 530 nghìn
đồng/ngày và kênh keo 3 đạt 556,7 nghìn đồng/ngày. Hiệu quả sử dụng chi phí thấp
nhất: 01 đồng chi phí mang lại 2,6 đồng thu nhập (kênh keo 2 và 4).
4.5.2.2. Chi phí và phân phối thu nhập trong chuỗi cung ứng keo lai giâm hom
Kênh keo 1 có hai tác nhân tham gia, kênh 2 có nhiều tác nhân tham gia hơn, thu
nhập cao hơn kênh 1 là 2,7 đồng/cây. Kênh keo 1, người tiêu dùng chỉ phải trả 412,8
đồng/cây giống, còn ở kênh keo 2, mua 1 cây giống phải trả 428,2 đồng (biểu đồ 4.3).
15


Biểu đồ 4.3. Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng keo lai giâm
hom (trường hợp cung ứng vật liệu giống trực tiếp)

Kênh keo 3 và 4, so với kênh keo 1 và 2 trong mỗi kênh thêm hộ bán buôn hom
giống. Thu nhập của kênh keo 4 lớn hơn thu nhập của kênh keo 3 là 6,3 đồng/cây. Cơ sở
sử dụng cây giống mua ở kênh 3 rẻ hơn mua ở kênh 4, mỗi cây 15,9 đồng (biểu đồ 4.4).

Biểu đồ 4.4. Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng keo lai giâm
hom (trường hợp cung ứng vật liệu giống qua bán buôn)

Để mua cây giống với giá rẻ, nên mua trực tiếp của hộ sản xuất cây giống
(kênh 1 và kênh 3), đặc biệt nên mua ở những hộ sản xuất cây giống nhưng lại kinh
doanh cả vườn cây đầu dòng sẽ có giá rẻ nhất. Kênh 2 và 4 muốn tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hơn, các tác nhân cần hợp tác và chia sẻ lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm.
4.5.3. So sánh kết quả, hiệu quả
4.5.3.1. So sánh kết quả, hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng cây
giống dầu và keo lai giâm hom
a) Chuỗi cung ứng cây giống dầu
Có sự bất hợp lý về thu nhập giữa hộ sản xuất cây giống và hộ bán buôn cây

16


giống (kênh 2 và 4). Hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất cây giống đều lớn hơn
hộ bán buôn cây giống ít nhất 73,6% (kênh 2) nhưng tổng thu trong tháng làm việc
thực tế và thu nhập theo ngày của người lao động lại khác xa nhau. Thu nhập/ngày của
lao động khâu sản xuất cây giống chỉ bằng 28,3 % (kênh 2) hoặc 29,1% (kênh 4) so với
khâu bán buôn cây giống. Kênh 2 và 4 cần có sự hợp tác và san sẻ lợi ích giữa hộ sản
xuất cây giống và hộ bán buôn, hướng tới giảm giá bán cho người người tiêu dùng,
như vậy sẽ giảm thiểu được sự chênh lệch về thu nhập giữa tác nhân và số lượng cây
giống được tiêu thụ mỗi kênh sẽ tăng. Số lượng cây giống tiêu thụ tăng, thu nhập tăng,
đây chính là hướng phát triển bền vững cho chuỗi.
b) Chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom
Sự phân phối thu nhập bất hợp lý cả ở công đoạn cung ứng vật liệu giống và sản
xuất cây giống. Sản xuất hom giống thời gian kéo dài nhưng thu nhập của lao
động/ngày chỉ bằng 25,4% (kênh 3) thậm chí chỉ bằng 20,6% (kênh 4) so với lao động
bán buôn vật liệu giống. Khâu sản xuất cây giống, thu nhập cũng chỉ bằng 60,5% (kênh
2) hoặc 64,2% (kênh 4) so với lao động bán buôn cây giống. Để chuỗi phát triển bền
vững và tăng số lượng cây giống tiêu thụ cần có sự hợp tác và chia sẻ lợi ích giữa hộ sản
xuất và hộ bán buôn. Để thu nhập cao hơn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vật liệu giống
bên ngoài, hộ sản xuất cây giống keo lai có thể thực hiện “tự cung, tự cấp” hom giống,
vừa đảm bảo an toàn về chất lượng, đảm bảo tiến độ, vừa tận dụng được khoảng thời
gian nhàn rỗi của lao động khâu sản xuất cây giống vào việc chăm sóc cây đầu dòng.
4.5.3.2. So sánh kết quả, hiệu quả chuỗi cung ứng cây giống dầu và keo lai
Thu nhập/ngày của lao động cung ứng hạt giống dầu nhiều hơn cung ứng hom
keo lai, tối thiểu 364,9 nghìn đồng/ngày (kênh 2), cao hơn 4,8 lần. Khâu bán buôn vật
liệu giống, thu nhập/ngày của lao động bán buôn hạt giống dầu kém so với lao động
bán buôn hom keo lai (kênh 3, kênh 4). Khâu sản xuất cây giống, thu nhập/ngày của
lao động sản xuất cây giống dầu kém keo lai, tối thiểu 215,4 nghìn đồng (kênh 2).
Thu nhập trong 01 năm/ha, cây giống dầu cũng kém cây giống keo. Khâu bán buôn

cây giống có kết quả tương tự khâu sản xuất cây giống. Để tăng thu nhập cho cây
giống dầu ở khâu sản xuất cần hạ giá thành (ươm xen với keo lai, tận dụng lao động
lúc nhàn rỗi của cây giống keo lai để chăm sóc cây giống dầu,…)
4.5.3.3. So sánh kết quả, hiệu quả của các tác nhân theo địa phương
Khâu sản xuất cây giống, thu nhập/cây giống dầu, xếp từ cao xuống thấp là Đồng
Nai - TP.HCM - Bà Rịa Vũng Tàu; thu nhập/cây giống keo lai theo thứ tự TP.HCM Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu. Trong sản xuất keo lai giâm hom, thu nhập của lao
động/ngày của Đồng Nai cao hơn hai địa phương còn lại. Khâu bán buôn cây giống, thu
nhập bình quân/cây giống và hiệu quả sử dụng chi phí cao nhất là TP.HCM, thu nhập
của lao động/ngày cao nhất là Bà Rịa Vũng Tàu (cây giống dầu) và TP.HCM (cây giống
keo lai giâm hom).
Đồng Nai SXKD cây giống trồng rừng sản xuất hiệu quả hơn TP.HCM,
TP.HCM SXKD hiệu quả hơn Bà Rịa - Vũng Tàu, do Đồng Nai và TP.HCM có nghề
17


sản xuất cây giống lâm nghiệp lâu đời hơn, mặt khác các cơ quan nghiên cứu và đào
tạo về lâm nghiệp chủ yếu ở trên 2 địa phương này. Đồng Nai có diện tích đất nông
nghiệp nhiều hơn, quốc lộ 1 chạy qua nên vận chuyển vật liệu giống và cây giống đi
miền Trung, miền Bắc thuận lợi hơn. Đồng Nai có thể quy hoạch là trung tâm sản xuất
cây giống của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ.
4.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG
ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.6.1. Tác động của thị trường
Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ chịu ảnh
hưởng chủ yếu bởi giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả cây giống và chi phí vận
chuyển cây giống.
Ảnh hưởng do giá phân chuồng hay đất đóng bầu thay đổi tác động không lớn
đến chi phí 01cây giống vì giá phân chuồng và đất đóng bầu không đắt, lượng phân
chuồng và đất đóng bầu cho 01 bịch kích thước 7cm x 12cm không nhiều.
Giá cây giống tăng 5%, thu nhập của các kênh trong chuỗi đã có sự thay đổi

đáng kể, ít nhất tăng 10,1% (kênh dầu 1 và 3) hoặc tăng tới 38% (kênh dầu 2). Thu
nhập tăng sẽ kéo theo quy mô sản xuất tăng để đáp ứng thị trường và ngược lại.
Chi phí vận chuyển cây giống tăng ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người
mua. Do quy định về kiểm soát tải trọng, chi phí vận chuyển 01 cây giống tăng 3 lần
(210 đồng/cây). Điều này ảnh hưởng đến số lượng cây giống tiêu thụ của chuỗi.
4.6.2. Tác động của cơ chế, chính sách nhà nước
Các chính sách ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
bao gồm các chính sách liên quan đến trồng rừng sản xuất (chính sách về vốn, tín
dụng, phân cấp quản lý, …). Chính sách về kiểm soát chất lượng giống ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của chuỗi. Những hộ có Giấy chứng nhận nguồn
gốc giống là những hộ quan tâm đến chính sách quản lý giống của nhà nước và nhận
thức tốt về vai trò của nguồn gốc giống. Triển khai chính sách và giám sát thực hiện
chính sách có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của hộ sản xuất về nguồn gốc giống.
Nhận thức tốt, chất lượng cây giống sẽ được cải thiện.
4.6.3. Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ áp dụng trong tạo hom keo lai, sản xuất cây giống keo lai
nuôi cấy mô. Ứng dụng KHCN giúp chủ động trong công việc, làm tăng năng suất
lao động, giảm đáng kể chi phí nhân công dẫn đến giảm giá thành cây giống. Tác
động của kỹ thuật sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô đến chuỗi cung ứng cây
giống trồng rừng sản xuất chưa nhiều, cần có giải pháp tiếp cận và nhân rộng.
4.6.4. Ảnh hưởng của đầu tư công và dịch vụ công
Để SXKD cây giống trồng rừng sản xuất thuận lợi cần có hệ thống điện, đường
giao thông, dịch vụ chuyển giao giống mới, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Các yếu tố này do nhà nước đảm nhận. Sự thuận lợi về hệ thống giao thông làm tăng
giá bán, thuận lợi về điện và thủy lợi làm giảm giá thành.
18


4.6.5. Trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân
Các cơ hội để phát triển SXKD cây giống trồng rừng sản xuất bao gồm quy

định về nguồn gốc xuất xứ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất kiểu
hàng hóa, … Khi tiếp cận được các cơ hội này, sản phẩm được sản xuất nhiều hơn,
chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trình độ tiếp cận các cơ hội phát
triển chủ yếu phụ thuộc vào trình độ học vấn của mỗi tác nhân.
Trình độ học vấn thấp đang ảnh hưởng đến nhận thức về nguồn gốc giống, khả
năng ứng dụng KHCN và hình thức tiêu thụ (thỏa thuận miệng).
4.6.6. Sự hài hòa trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các tác nhân
Chưa có sự phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Mạnh ai nấy làm.
Thu nhập của hộ bán buôn luôn luôn cao hơn hộ sản xuất, đặc biệt là hộ bán buôn
hom keo lai so với hộ sản xuất hom keo lai. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến giá cây giống, qua đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.
4.6.7. Các hoạt động quản lý
4.6.7.1. Quản lý sản xuất
- Quản lý sản phẩm: Sản phẩm đang sản xuất theo kiểu đám đông, trông hoạt
động của bạn hàng để làm theo, thỏa thuận miệng là chủ yếu.
- Quản lý tốc độ của chuỗi: Vì là thực thể sống nên tốc độ của chuỗi chỉ có thể
giảm khi áp dụng công nghệ vào sản xuất. Mặt khác có thể ký kết hợp đồng chắc
chắn trước khi sản xuất để giảm thời gian lưu vườn.
- Quản lý khả năng đáp ứng của chuỗi: Sự hài lòng của khách hàng là đích mà
các hộ SXKD hướng tới và điều chỉnh hoạt động của mình. Cần có biện pháp hạ giá
thành để giảm giá cho người mua.
4.6.7.2. Quản lý tồn kho
Hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất chủ yếu là tồn
kho về nguyên vật liệu (đất, phân chuồng, hạt giống, hom giống) và cây giống. Đất và
phân chuồng dễ mua và rẻ do vậy không cần tồn kho nhiều. Hạt giống dầu và hom keo
lai cần dùng ngay nên không cần tồn kho. Cây giống có tiêu chuẩn nhất định về chiều
cao và đường kính cổ rễ, cần hạn chế tồn kho và hao hụt.
4.6.7.3. Quản lý địa điểm
Trong SXKD cây giống trồng rừng sản xuất, địa điểm sản xuất cây giống cũng
là bãi tập kết vật liệu phụ (đất đóng bầu, phân chuồng, …). Địa điểm kinh doanh cần

thuận lợi về điện, nước, vận chuyển vì ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán
cây giống. Địa điểm kinh doanh cũng cần diện tích đủ lớn để áp dụng máy móc thiết bị
và tự động hóa trong sản xuất, tiện thuê nhân công, góp phần hạ giá thành cây giống.
Hiện nay diện tích nhỏ < 0,5ha là chủ yếu.
4.6.7.4. Quản lý vận chuyển
Vận chuyển trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ gồm vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất cây giống và vận chuyển cây
19


giống đi tiêu thụ. Vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất cây giống thường do bên
bán đảm nhận và tính trong giá bán. Nguyên vật liệu dễ mua, ở khu vực dân cư nông
thôn nên giá mua giữa các vùng ít dao động, vận chuyển không ảnh hưởng nhiều đến
chi phí nguyên vật liệu trong 01 cây giống. Trong vận chuyển cây giống, có 96,3%
người sử dụng cây giống tự lo vận chuyển. Chi phí vận chuyển có xu hướng tăng.
4.6.7.5. Quản lý thông tin
Thông tin cho SXKD cây giống được khai thác từ nhiều nguồn, trong đó thông
tin từ phía khách hàng vô cùng quan trọng, quyết định loài cây và số lượng cây giống
cần sản xuất. Hiện tại, thông tin lấy từ khách hàng chưa nhiều, còn lệ thuộc vào bạn
hàng. Chi phí thực tế cho việc sản xuất, giá mua vật tư, cây giống, thị trường tiêu thụ
được các tác nhân chia sẻ nhưng ở mức không thường xuyên, chỉ chia sẻ một phần.
4.6.7.6. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước giúp giám sát, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy định
về nguồn gốc giống trong sản xuất vật liệu giống và sản xuất cây con, hướng tới đáp
ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm gỗ rừng trồng. Việc giám sát, đôn đốc
ở cấp địa phương hiện chưa tốt.
4.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.7.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ

mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. Thứ hai, chuỗi cung ứng cây giống
trồng rừng sản xuất đã và đang tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sống
ở khu vực nông thôn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thứ ba, thu nhập
của các lao động trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất khá so với
nhiều nghề khác ở nông thôn. Thứ tư, sản phẩm của chuỗi cung ứng cây giống trồng
rừng sản xuất đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường cây giống lâm nghiệp ở Việt
Nam. Thứ năm, hệ thống khách hàng của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất vùng Đông Nam Bộ khá ổn định.
4.7.2. Những hạn chế
Những hạn chế đang gặp: i) Tính liên kết giữa các tác nhân chưa thật chặt
chẽ, đặc biệt là liên kết ngang. Chia sẻ thông tin không nhiều, ít thông tin từ phía
khách hàng; ii) Lợi ích phân phối không đều giữa các tác nhân tham gia chuỗi; iii)
Chịu tác động bất lợi của thị trường về sự giảm giá thất thường của cây giống, cước
vận chuyển cây giống tăng; iv) Ảnh hưởng của KHCN đến sản xuất trong chuỗi
chưa nhiều; v) Quản lý nhà nước về nguồn gốc giống, sản xuất và tiêu thụ cây giống
chưa chặt chẽ, thiếu sự thanh tra, kiểm soát; vi) Các tác nhân còn thiếu thông tin về
thị trường, thiếu vốn, thiếu kiến thức chuyên môn, chưa quan tâm nhiều đến các quy
định sản xuất của ngành, nhận thức về vai trò của giống, của nguồn gốc giống còn
hạn chế.
20


PHẦN 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
5.1. NHU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG
ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
5.1.1. Nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất của Việt Nam và vùng
Đông Nam Bộ
5.1.1.1. Nhu cầu trồng rừng sản xuất
Rừng sản xuất định hình vào 2015 và phát triển ổn định ở các năm tiếp theo. Sau

2015, nhu cầu trồng rừng gỗ lớn và rừng cung cấp đặc sản không nhiều, nhu cầu trồng
rừng gỗ nhỏ khá ổn định (154.300 ha/năm). Nhu cầu gỗ nhỏ để sản xuất bột giấy tăng
đáng kể, năm 2015 gấp 1,6 lần so với 2010, năm 2020 gấp 1,6 lần so với 2015.
5.1.1.2. Nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất
Theo chiến lược phát triển giống, sau 2015 nhu cầu cây giống trồng rừng sản
xuất gỗ lớn của Việt Nam giảm 66,7%, cây giống phục vụ trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ
giảm không đáng kể (2,3%). Vùng Đông Nam Bộ, nhu cầu cây giống trồng rừng sản
xuất gỗ lớn giảm 66,7%, cây giống phục vụ trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ tăng 43,2%.
Thực tế hiện nay nhu cầu cây giống trồng rừng sản xuất, đặc biệt là cây giống gỗ nhỏ đã
tăng đáng kể so với kế hoạch, nhất là khi Thông tư 24 (2013) ra đời, yêu cầu trồng rừng
thay thế cho diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Điều này khiến cung cây
giống phục vụ trồng rừng phải phát triển hơn để đáp ứng.
Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN là hình thành một khu vực kinh tế ổn
định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa được chu chuyển
tự do theo mô hình liên kết kinh tế khu vực, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm và
quy chế, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ,… thì hợp tác các tác nhân để tạo thành
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất theo vùng nhằm cung ứng cây giống
cho khu vực theo kiểu hàng hóa lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm của cộng
đồng là việc cần thiết.
5.1.2. Định hướng phát triển chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng
Đông Nam Bộ
Trong thời gian tới, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ cần phải: hướng tới cân bằng lợi ích, chuỗi vận hành thông suốt; nâng cao
tính cạnh tranh cho sản phẩm của chuỗi; tăng trưởng và phát triển bền vững.
5.1.3. Mục tiêu của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ
Thứ nhất, củng cố được mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Thứ hai,
giảm thiểu được tác động bất lợi của thị trường về giá cây giống và cước phí vận
chuyển cây giống. Thứ ba, tăng cường được năng lực SXKD và tiếp cận công nghệ
cao trong sản xuất cây giống. Thứ tư, tăng cường được quản lý nhà nước về quản lý

SXKD cây giống trồng rừng sản xuất và quản lý nguồn gốc giống.
21


5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG
TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
5.2.1. Giải pháp cho hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống
- Tăng cường liên kết với các tác nhân.
- Bố trí sản xuất trái vụ.
- Nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh.
- Một số giải pháp khác.
5.2.2. Giải pháp cho hộ kinh doanh vật liệu giống và cây giống
- Củng cố mối liên kết với các tác nhân và chia sẻ lợi ích.
- Nâng cao năng lực kinh doanh.
5.2.3. Giải pháp cho cơ sở sử dụng cây giống
- Thay đổi phương thức mua cây giống
- Đa dạng phương thức vận chuyển cây giống
- Một số giải pháp khác
5.2.4. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu,
đào tạo
5.2.4.1. Đối với cơ quan quản lý cấp Trung ương
- Rà soát, bổ sung các chính sách liên quan đến sản xuất giống, cây giống
- Tăng đầu tư công cho sản xuất giống, cây giống
- Một số giải pháp khác
5.2.4.2. Đối với các cơ quan quản lý địa phương
- Triển khai các biện pháp hỗ trợ SXKD giống, cây giống
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực giống
- Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu giống
và cây giống
5.2.4.3. Đối với các viện nghiên cứu, các trường đại học đào tạo về lâm nghiệp

- Gắn nghiên cứu với đào tạo
- Tăng cường năng lực thực hành cho người học ngành lâm sinh
PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
1) Theo quan điểm kinh doanh, rừng trồng sản xuất (rừng trồng kinh tế) là là
rừng được trồng để sản xuất gỗ và các loại lâm sản khác, là nơi tiêu thụ sản phẩm của
chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp.
Cây giống trồng rừng sản xuất là một trong các sản phẩm của chuỗi cung ứng
cây giống lâm nghiệp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định về chiều cao và đường kính
cổ rễ, sẵn sàng làm vật liệu chính cho trồng rừng sản xuất.
Theo sự biến đổi vật chất, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất là sự
22


chuyển hóa liên tiếp của luồng vật chất để biến vật liệu giống thành cây giống trồng
rừng sản xuất và chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng để trồng rừng.
2) Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất tại Đông Nam Bộ
và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất vùng Đông Nam Bộ cho thấy:
- Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ bao gồm
4 kênh cung ứng cơ bản với 5 tác nhân chính: hộ cung cấp vật liệu giống, hộ bán
buôn vật liệu giống, hộ sản xuất cây giống, hộ bán buôn cây giống và cơ sở sử dụng
cây giống.
- Thu nhập và tốc độ của chuỗi tăng khi số tác nhân trong chuỗi tăng. Mua cây
giống của kênh cung ứng 1 và kênh cung ứng 3 giá rẻ hơn do qua ít khâu trung gian.
Chi phí và thu nhập của hộ sản xuất cây giống chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chuỗi.
Tuy nhiên, thu nhập/ngày của người lao động ở hộ sản xuất cây giống lại kém hộ bán
buôn cây giống. Liên kết trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng
Đông Nam Bộ có nhưng chưa thật chặt chẽ, đặc biệt là liên kết ngang.
- Các yếu tố đang ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây

giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ: thiếu kinh nghiệm ứng phó với biến
động giảm giá cây giống, chi phí vận chuyển cây giống tăng, tác động của KHCN đến
sản xuất cây giống chưa nhiều, trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân
còn hạn chế.
- Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ còn nhiều
vấn đề cần phải hoàn thiện: liên kết các tác nhân; phân chia lợi ích; tác động bất lợi
của giá bán cây giống và chi phí vận chuyển cây giống; vấn đề áp dụng KHCN trong
sản xuất; quản lý nhà nước về nguồn gốc giống; các vấn đề về thông tin thị trường,
vốn, kiến thức chuyên môn, chấp hành quy định của ngành, nhận thức về vai trò
giống và nguồn gốc giống của các tác nhân.
3) Trên cơ sở phân tích những khó khăn, tồn tại của chuỗi cung ứng cây giống
trồng rừng sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm, định hướng phát triển
giống và nhu cầu cây giống trồng rừng sản xuất, các giải pháp chủ yếu được đề xuất để
hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ gồm:
- Giải pháp cho hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống: tăng cường
liên kết với các tác nhân; bố trí sản xuất trái vụ; nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh;
một số giải pháp khác (nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng, tìm kiếm
nguồn vốn).
- Giải pháp cho hộ kinh doanh vật liệu giống và cây giống: củng cố mối liên kết
với các tác nhân và chia sẻ lợi ích; nâng cao năng lực kinh doanh.
- Giải pháp cho cơ sở sử dụng cây giống: thay đổi phương thức mua cây giống;
đa dạng phương thức vận chuyển cây giống; một số giải pháp khác (nâng cao nhận thức,
bổ sung kiến thức nhận biết giống).
23


×