Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng mỏ hầm lò II TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.88 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SXKD
PGĐ
AT-VSLĐ
BHLĐ
CBCNV
PX
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
TK
GTGT
NVL
CCDC
CPSX

Sản xuất kinh doanh
Phó giám đốc
An toàn vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động
Cán bộ công nhân viên
Phân xưởng
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp


Kinh phí công đoàn
Tài khoản
Giá trị gia tăng
Nguyên vật liệu
Công cụ dụng cụ
Chi phí sản xuất

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Một số chỉ tiêu của Công ty trong các năm 2011, năm 2012
và năm 2013

Trang

Bảng 1-2. Bảng phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Công
ty năm 2011, năm 2012, năm 2013
Bảng 1-3. Bảng phân tích khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính
của Công ty năm 2011, năm 2012 và năm 2013
Bảng 1-4. Bảng phân tích khái quát khả năng thanh toán của Công ty
năm 2011, năm 2012 và năm 2013
Bảng 1-5. Bảng phân tích khái quát khả năng sinh lời của 1 số chỉ tiêu
năm 2011, năm 2012 và năm 2013
Bảng 2-1. Danh mục tài khoản kế toán sử dụng tại Công ty hiện nay
Bảng 2-2. Bảng đặc điểm và phân loại lao động tại Công ty Xây dựng
mỏ Hầm lò II - TKV năm 2013


19

17

20
21
22
32
46

DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1-1. Sơ đồ bước công việc chuẩn bị đào lò trong than

Trang
9
3


Sơ đồ 1-2. Sơ đồ công nghệ áp dụng cho đào lò trong đá

10

Sơ đồ 1-3.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

12

Sơ đồ 2-1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

24


Sơ đồ 2-2. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng
từ
Sơ đồ 2-3. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ nhập
kho
Sơ đồ 2-4. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ xuất

38
41
42

Sơ đồ 2-5. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu

43

Sơ đồ 2-6. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ lao động và tiền
lương

48

Sơ đồ 2-7. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiền lương

49

Sơ đồ 2-8. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ 2-9. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi phí giá thành

52
54


4


5


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần đổi mới, thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế
của nước ta theo đó mà cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Hòa mình vào sự thay
đổi đó, các doanh nghiệp cũng có nhiều sự đổi mới phù hợp với yêu cầy của nền
kinh tế. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực được rất
nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp trở thành
đơn vị hạch toán kế toán độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, kế toán đã trở thành một công cụ sắc bén của quản lý, cung cấp
các thông tin kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ
đó giúp cho việc tra quyết định của nhà quản lý được đúng lúc và chính xác, đảm
bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp, cũng
như việc sinh viên chỉ học tập và nghiên cứu trong phạm vi trường học là chưa
đủ và những kiến thức sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập có sự khác
biệt nhiều so với thực tế nên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và
Viện Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã tạo điều kiện để cho sinh viên đi thực tập
tại các doanh nghiệp đang hoạt động để được học hỏi thêm. Đây chính là giai
đoạn ban đầu quan trọng giúp cho sinh viên có thể tiếp cận với thực tiễn, có cơ
hội vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã được học vào hoạt động kế toán
thực tế tại doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao năng lực nghiên cứu và thực hành của
mỗi sinh viên.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV, với sự

hướng dẫn của TS. Lê Kim Ngọc giảng viên Viện Kế toán - Kiểm toán và sự


giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong phòng Kế toán của Công ty , báo cáo thực
tập tổng hợp của em đã hoàn thành với bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II
- TKV.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Xây
dựng mỏ Hầm lò II - TKV.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công
ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo tổng
hợp của em khó tránh khỏi những sai sót, chưa toàn diện. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp và sự thông cảm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY XÂY DỰNG MỎ HẦM LÒ II – TKV
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY
DỰNG MỎ HẦM LÒ II - TKV
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty :

CÔNG TY XÂY DỰNG MỎ HẦM LÒ II - TKV

Tên giao dịch quốc tế:

VINACOMIN-UNDERGROUND

MINE

CONSTRUCTION

II

COMPANY
Tên viết tắt:

VUMC-2.

Trụ sở Công ty :

Quang Trung - Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng

Ninh.
Mã số thuế:

5700100256-040

Điện thoại :

033-3851741

Số fax:

033-3851454


Web:

www.hamlo2.com.vn

Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II – TKV là một trong những Công ty trực
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực xây lắp các công trình trong ngành và khai thác khoáng sản than.
Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV tiền thân là Xí nghiệp xây lắp mỏ và
vật liệu xây dựng Uông Bí trực thuộc Công ty than Uông Bí, được thành lập theo
quyết định số 438 NL/TCCB - LĐ ngày 30 tháng 6 năm 1993 của Bộ công


nghiệp. Sau nhiều năm hoạt động và trải qua nhiều lần sáp nhập với đơn vị bạn
Công ty trải qua 2 lần đổi tên:
- Theo quyết định số 1225/QĐ - TCCB ngày 24 tháng 9 năm 2002, ngày 01

tháng 10 năm 2002 Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp Mỏ Uông Bí.
- Theo quyết định số 2580/QĐ - HĐQT ngày 31 tháng 10 năm 2007 ngày

01 tháng 12 năm 2007 Công ty tổ chức lại và lấy tên là Công ty xây dựng mỏ
hầm lò II – TKV.
Căn cứ thực hiện quyết định số 1956/QĐ - HĐTV ngày 19 tháng 8 năm 2010
của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về
việc chuyển Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò II – TKV thuộc Chi nhánh Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Công ty nhà nước) thành chi nhánh
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Công ty TNHH Một thành
viên). Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò II đã hoàn tất việc đăng ký hoạt động kinh
doanh và được Sở Kế hoạch - Đầu tư Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận hoạt
động chi nhánh lần đầu vào ngày 15/9/2010 với mã số Công ty là 5700100256 040.
1.1.2. Chiến lược phát triển

Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV là đơn vị có bề dày lịch sử trong lĩnh
vực hoạt động xây lắp chuyên ngành được các đơn vị trong tỉnh Quảng Ninh biết
đến. Với tiêu chí Tiến độ - Chất lượng – Hiệu quả là nền tảng xuyên suốt trong
hoạt động SXKD của Công ty . Hệ thống giá trị cốt lõi của Công ty được kế thừa
truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của những người thợ mỏ qua các thời kỳ xây
dựng và phát triển.


1.1.3. Tầm nhìn
- Công ty với khát vọng vươn lên xây dựng VUMC-2 có thương hiệu uy tín

- phát triển bền vững trong lĩnh vực đào lò xây lắp chuyên ngành.
- Đến năm 2015 trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp chuyên

ngành tại Khu vực tỉnh Quảng Ninh.
- Đến năm 2020 trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp chuyên

ngành của Tập đoàn TKV.
- Đến năm 2025 sẽ vươn tới độc lập xây dựng mỏ mới và thi công các công

trình ngầm trong nước và Quốc tế.
1.1.4. Các thành tích cơ bản mà Công ty đã đạt được
Sau thời gian ổn định công tác tổ chức, việc làm đảm bảo đủ cho các diện ở
tất cả những khu vực địa bàn hoạt động, công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ được
làm khẩn trương, công tác tổ chức sản xuất hợp lý, công tác khoán quản đến tận
các đơn vị sản xuất… thì từ năm 2008- 2009 trở đi, các phân xưởng đều đạt được
năng suất cao đồng thời góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD chung của Công
ty. Năm 2009 có nhiều tổ đội đạt năng xuất kỷ lục Ngành than, công trình trọng
điểm về trước kế hoạch 12/11. Năm 2013 có nhiều tập thể, cá nhân Công ty được
vinh dự đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bằng khen của

Đảng ủy Tập đoàn, Bằng khen của Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Đảng ủy Khối doanh
nghiệp Trung ương…
Cụ thể như sau:
- Đối với tập thể:
• Năm 2004 Phân xưởng Đào lò 2-Thuộc Xí nghiệp Xây lắp mỏ Uông Bí-

Công ty xây dựng mỏ -TKV được tằng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.


• Năm 2007 Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí- Thuộc Công ty xây dựng mỏ

-TKV được tằng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
• Năm 2007 Phân xưởng Đào lò 1-Thuộc Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí

được tằng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
• Năm 2009 Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-TKV được tằng Bằng khen

của Thủ tướng Chính phủ.
• Năm 2009 Phân xưởng Đào lò 4-Thuộc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-

TKV được tằng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương.
• Năm 2009 Phân xưởng Đào lò 7-Thuộc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-

TKV được tằng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương.
• Năm 2009 Phân xưởng Đào lò 8-Thuộc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-

TKV được tằng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương.
• Năm 2009 Công đoàn Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-TKV được tặng cờ


xuất sắc nhất của Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Năm 2013, Tổ đào lò số 1- Phân xưởng Đào lò 26/3 được đứng trên bục
danh dự nhận Cờ đạt năng xuất kỷ lục Ngành than.
Năm 2013, Tổ đào lò số 1- Phân xưởng Đào lò 2 nhận Bằng khen đạt năng
xuất kỷ lục Ngành Than.
-

Đối với cá nhân:
• Năm 2004 Đ/c Nguyễn Xuân Ngoạn Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp xây

lắp mỏ Uông Bí được tặng Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
• Năm 2004 Đ/c Nguyễn Văn Phượng Quản đốc Phân xưởng đào lò 2-

Thuộc Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí được tặng Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ.


• Năm 2007 Đ/c Đỗ Văn Đoan Giám đốc Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí

được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
• Năm 2009 Đ/c Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-TKV được tặng

Bằng khen của Bộ trưởng bộ Công thương.
• Năm 2009 Đ/c Lê Văn Nhỏ tổ trưởng sản xuất-Phân xưởng Đào lò 7-

Thuộc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2-TKV được tặng Bằng khen của Bộ
trưởng bộ Công thương.
• Năm 2013 Đ/c Nguyễn Công Minh Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm

lò 2-TKV được tặng Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Bằng

khen của Bộ trưởng Bộ Công thương.
• Năm 2013 Đ/c Nguyễn Đình Quế Chủ tịch Công đoàn Công ty Xây dựng

mỏ Hầm lò 2-TKV được tặng Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG
TY XÂY DỰNG MỎ HẦM LÒ II – TKV
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có tư cách pháp
nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho
bạc nhà nước, hoạt động theo phân cấp ủy quyền của Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của Công ty là thi công xây dựng các công trình Mỏ cho các
đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Mọi hoạt
động của Công ty đều tập trung vào mục đích hoàn thành kế hoạch đào lò,
nghiệm thu và lên phiếu giá hoàn thành công trình đối với chủ đầu tư.


Công ty hoạt động với chức năng đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp,
góp phần nâng cao đời sống của công, nhân viên. Đồng thời, Công ty Xây dựng
mỏ Hầm lò II – TKV là Công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng các công trình Mỏ
nên còn có chức năng đảm bảo các công trình bền, đẹp và chất lượng.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II – TKV là một trong những Công ty có đặc
thù hoạt động riêng trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là thi công các công trình xây dựng Mỏ
tại đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Sau 12 năm hoạt động, Công ty đã có phạm vi
hoạt động trải rộng từ Vàng Danh, Nam Mẫu - Quảng Ninh đến Đồng Rì – tỉnh
Bắc Giang, Khánh Hòa – tỉnh Thái Nguyên.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò II – TKV

là:
-

Đầu tư, xây dựng Mỏ than và khoáng sản khác đi cùng với than.

-

Sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, thiết
bị Mỏ, thiết bị thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

-

Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

-

Vận tải đường bộ, đường sắt.

-

Xây lắp đường dây và trạm điện, xây dựng các công trình công nghiệp, giao
thông và dân dụng.
- Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất dịch vụ trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Công ty Xây dựng Mỏ Hầm lò II – TKV có lĩnh vực hoạt động khá đa dạng
liên quan tới thi công các dự án xây lắp Mỏ. Các dự án do Công ty thực hiện



dưới sự phân công, chỉ đạo từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam. Thời gian thực hiện một dự án xây lắp không cố định, tùy thuộc vào quy
mô dự án, có thể diễn ra trong vài tháng hoặc kéo dài tới vài năm.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Trong giai đoạn này, Công ty tiếp nhận dự án từ phía Tập

đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Bộ phận kinh doanh và kế hoạch sẽ trực tiếp
liên hệ và bàn bạc cùng đơn vị cần xây lắp để thống nhất về các điều khoản ký
kết hợp đồng gồm: Giá trị công trình, thời hạn bàn giao, tiêu chuẩn kỹ thuật,
nhân lực và chất lượng công trình.
- Giai đoạn thiết kế, thi công: Trong giai đoạn này thì bộ phận kỹ thuật của

Công ty sẽ tiến hành khảo sát, trắc địa và thiết kế quy trình công nghệ phù hợp.
Sau đó, bộ phận vật tư căn cứ vào bản kê khai vật tư để mua sắm vật tư chuẩn bị
cho dự án. Các phân xưởng căn cứ theo quyết định của giám đốc Công ty , bản
vẽ kỹ thuật và quy trình thực hiện để thi công công trình.
- Giai đoạn nhiệm thu, bàn giao công trình: Sau khi công trình hoàn thành,

chủ nhiệm công trình cùng bộ phận kỹ thuật sẽ tới nhiệm thu công trình. Khi
công trình đã đặt tiêu chuẩn về kỹ thuật thì tiến hành bàn giao cho đơn vị chủ
đầu tư.
Không chỉ dừng lại ở việc xây lắp, thi công các công trình mỏ, Công ty còn
tiến hành các hoạt động khai thác khoáng sản, chủ yếu là than. Căn cứ quyết
định số 2055/QĐ - XDMHL2 ngày 05 tháng 10 năm 2013 của giám đốc Công ty
Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV về quy trình công nghệ đào chống lò áp dụng cho
Công ty như sau:
Công nghệ đào chống lò: Sử dụng công nghệ đào chống lò mang tính đồng
bộ, các công việc được sắp xếp và bố trí khép kín đảm bảo sau mỗi ca sản xuất



có thể đạt được các sản phẩm là các mét lò hoàn chỉnh, tăng sản lượng than khai
thác. Ngoài ra công nghệ này mang tính chuyên môn hóa cao, đòi hỏi sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
lý, bố trí lao động, quản lý giá thành cũng như tính toán thu nhập cho người lao
động và thực hiện khoán quản lý theo mức tổng hợp.
Trong công tác đào lò chuẩn bị trong than, đào lò trong đá các bước công
việc như sau:

Củng cố lò

Đặt đường ray

Khoan

Nạp nổ, thông gió

Dựng vì chống cố định

Chống tạm

Tải than và đất đá

Sơ đồ 1-1: Bước công việc chuẩn bị đào lò trong than.

Kiểm tra, củng cố

Khoan lỗ mìn

Đặt đường sắt, căn cống


Dựng vì chống

Náp nổ thông gió, thống kê

Xúc bốc, vận chuyển


Sơ đồ 1-2: Sơ đồ công nghệ áp dụng cho đào lò trong đá.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Hiện nay Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV đang áp dụng hình thức tổ
chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng. Với hình thức này bên cạnh các
đường trực tuyến có đặt các đường bộ phận (các phòng ban) để tham mưu cho
Giám đốc trong vấn đề đưa ra các quyết định có tính chuyên môn cao, tập trung
nguồn lực để giải quyết các vấn đề đặc biệt là các vấn đề có chuyên môn sâu,
đồng thời người lãnh đạo Công ty sẽ được sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức
năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết
định đó trong phạm vi Công ty. Việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định
các lãnh đạo ở bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa
hành ở các bộ phận sản xuất mà mọi hoạt động sản xuất của Công ty đều thông
qua sự chỉ đạo của trung tâm chỉ huy sản xuất. Với cơ cấu quản lý này giám đốc
vừa có thể chỉ đạo chung vừa tận dụng trình độ chuyên môn của các chuyên gia
mà chỉ thị lại không bị chồng chéo nhau.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay gồm có 1 Giám đốc, 5 phó
giám đốc phụ trách phòng ban ( PGĐ kỹ thuật, PGĐ sản xuất, PGĐ đầu tư, PGĐ


kinh tế và PGĐ an toàn) và trợ lý giám đốc trách nhiệm tham mưu và phụ giúp
trực tiếp cho giám đốc. Các phó giám đốc chia nhau quản lý 13 phòng ban bộ

phận trong Công ty. Các phòng ban tham mưu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc và phó giám đốc phụ trách, có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho giám
đốc chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn xuống đến cơ sở sản xuất ở phân xưởng và
thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất của các phân
xưởng về mọi mặt.
Ngoài ra, còn có 13 phân xưởng sản xuất chịu sự giám sát của các quản đốc
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Tổ chức bộ máy hiện nay đảm bảo sự
điều hành trực tuyến, tham mưu thống nhất từ trên xuống đến người lao động.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV đã đi
vào hoạt động và tương đối ổn định. Nó tạo liên kết chặt chẽ giữa bộ máy quản
lý từ giám đốc đến phòng ban, từ giám đốc đến quản lý các phân xưởng, bộ phận
đào lò và từ quản đốc, phó quản đốc phân xưởng đến từng nhân viên của phân
xưởng. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ đã cho thấy được sự găn kết giữa bộ phận quản
lý và công nhân viên toàn Công ty.


Giám đốc

PGĐ kỹ thuật

PGĐ sản xuất

PGĐ đầu tư

PGĐ an toàn

PGĐ kinh tế

Trợ lý Giám


điều
hành
sảnđầu
xuất
PhòngcơPhòngkỹ
điện vậnthuật
tảiPhòng
công
nghệ
Phòng
tư xây chức
lắp Phòng
Phòngtổ
lao động
kế hoạch
Phòng y tế P.bảoPhòngan
vệ
toànPhòng
BHLĐ kế
Phòng
toánkiểm traPhòng
KTPC vật
thanh tra
Phòng trắc địa – địa chất

26/3xây dựng
PX.1 CĐ vậnPX.
tải Đời sốn
PX. đào lòPX.
1 đào lòPX.

2 đào lòPX.
4 đào lòPX.
5 đào lòPX.
7 đào lò P8X. đào lòPX.
9 đào lò 10
PX. đào PX.
lò Đào lò PX.
11


Sơ đồ 1-3. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty


1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
- Phòng tổ chức lao động: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực, công tác lao động tiền lương và giải quyết các chế độ
chính sách đối với người lao động trong Công ty.
- Phòng kế hoạch: Thực hiện công tác kế hoạch giá thành, công tác khoán

quản trị chi phí và công tác hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu SXKD của Công
ty theo quyết định của pháp luật. Tổ chức thương thảo, dự thảo thiết lập và quản
lý các hợp đồng kinh tế của Công ty. Theo dõi, đôn đốc hợp đồng và nghiệm thu
thực hiện hợp đồng; lưu chuyển hợp đồng, thanh lý hợp đồng,...
-

Phòng kỹ thuật công nghệ: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho

Giám đốc về chức năng quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật công nghệ
của Công ty để thực hiện nhiệm vụ SXKD của Công ty. Chủ động tham mưu, đề

xuất biện pháp ngăn ngừa các sự cố kỹ thuật an toàn trong đào lò, tránh bục
nước, khí bụi nổ, tụt lở,...
- Phòng trắc địa - địa chất: Là phòng tham mưu giúp Giám đốc tổ

chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác địa chất – trắc địa để thực
hiện nhiệm vụ SXKD của Công ty. Đảm bảo số liệu địa chất – trắc địa
phục vụ cho công tác đào lò và các công trình ngoài mặt bằng. Nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, xây dựng quy định, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Phòng cơ điện vận tải: Tổ chức thực hiện, lập biện pháp cung cấp điện,

khí nén, nước, sửa chữa trung đại tu thiết bị để phục vụ sản xuất. Xây dựng các
nội quy, quy trình hoạt động cho các thiết bị cơ điện vận tải, thường xuyên rà
soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Tổ chức thực hiện hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát kỹ thuật vận hành bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, thực hiện
quy trình, quy chuẩn kỹ thuật an toàn.


- Phòng đầu tư xây lắp: Có chức năng tham mưu, giúp việc Giám

đốc về tổ chức, quản lý, thực hiện công tác đầu tư và xây lắp của Công ty
theo quy định của pháp luật hiện hành. Tham gia, phối hợp với các phòng
liên quan thực hiện việc lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo quy
định.
- Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty

trong việc điều hành công tác tài chính, tổ chức công tác hạch toán kế toán
cà triển khai thực hiện công tác thống kê theo quy định hiện hành của Nhà
nước, của Tập đoàn và của Công ty.
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
• Tổ chức mở sổ sách theo dõi tập hợp chi phí của Công ty theo từng


đối tượng sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phản ánh trung
thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo quy định hiện hành của Công ty và Tập đoàn.
• Theo dõi và quản lý sử dụng các nguồn vốn, TSCĐ; theo dõi nhập
xuất tồn hàng tồn vật tư, thành phẩm, hàng hóa, xác định giá cả các loại
vật tư làm cơ sở quyết toán giao khoán.
• Tính toán, kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, BHXH, y
tế và ngân sách Nhà nước. Trích lập các phí, quỹ phải nộp cấp trên theo
quy định.
• Theo dõi, đôn đốc thanh toán kịp thời các khoản vay, công nợ phải
thu, phải trả theo quy định.
• Lập, kiểm tra, rình duyệt và gửi báo cáo kịp thời tới các cơ quan
Nhà nước, cấp trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thống kê
của Công ty.
- Phòng điều hành sản xuất: Tham mưu, giúp Giám đốc Công ty
trong công tác cập nhật thông tin, tiến độ sản xuất, xử lý các phát sinh


trong sản xuất hàng ngày, chịu trách nhiệm về công tác sản xuất trong toàn
Công ty. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật cơ
bản, đảm bảo an toàn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc đình chỉ
sản xuất trong trường hợp nghiêm trọng.
- Phòng an toàn – BHLĐ: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chủ
trương, biện pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát công tác AT – VSLĐ của
Công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai huấn luyện định
kỳ cho tất cả CBCNV của Công ty; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và
chấp hành về AT – VSLĐ; đôn đốc các đơn vị sản xuất thực hiện tốt các
biện pháp ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vệ sinh
lao động, cải thiện môi trường làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao

động.
- Phòng vật tư: Thực hiện công tác tổ chức, quản lý, cung ứng, bảo

quản, cấp phát vật tư phụ tùng thiết bị, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu
sản xuất của Công ty theo qui chế quản lý công tác vật tư theo qui định
của pháp luật.
- Phòng y tế: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác quản lý,
theo dõi, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động trong Công ty. Quản
lý hồ sơ sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động theo quy định của
pháp luật. Phối hợp đề xuất với phòng Tổ chức lao động để bố trí công
việc cho phù hợp. Tham gia giám sát việc thực hiện chế đọ ăn giữa ca, chế
độ bồi dưỡng độc hại của người lao động theo chế độ qui định.
- Phòng bảo vệ quân sự: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, quyết
định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch, nội
quy, qui định có liên quan đến công tác bảo vệ, công tác quân sự quốc
phòng địa phương trong Công ty theo qui định của pháp luật.


- Phòng thanh tra kiểm toán pháp chế: Thực hiện thanh tra, pháp

chế, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, xác định tính đúng đắn, tính hợp pháp
của tài liệu, số liệu, các thông tin kinh tế, tài chính; báo cáo tài chính, báo
cáo quản trị, báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Đánh giá sự tuân thủ các
nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh tuân thủ pháp luật, chính sách,
chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đề xuất
xử lý những thiếu xót, sai phạm phát hiện trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ thanh tra kiểm toán.
- Ngoài ra, dưới các phòng ban là các phân xưởng chịu sự quản lý
trực tiếp của Giám đốc. Các phân xưởng trực tiếp sản xuất gồm 13 phân
xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt, trong đó có 10

phân xưởng đào lò ở các khu vực khác nhau tùy theo các hợp đồng đào lò
với các đơn vị bạn; 2 phân xưởng xây dựng làm nhiệm vụ thi công các
công trình mặt bằng nhận thầu và các công trình xây dựng cơ bản tự làm
như đổ bê tông tấm chèn, nắp cống phục vụ công tác đào lò, 1 phân xưởng
vận tải phục vụ phụ trợ chuyên làm nhiệm vụ vận tải vật tư, thiết bị tới các
phân xưởng và sửa chữa các máy móc thiết bị hư hỏng trong quá trình sản
xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị ách tắc, 1 phân xưởng đời
sống phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách
của Công ty.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
1.4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty
Theo chiến lược phát triển của ngành than, Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò II
– TKV đã và đang đầu tư mở rộng quy mô phát triển, nâng công suất đào lò, đáp


ứng nhu cầu của các đơn vị bạn trong tập đoàn, góp phần đáng kể trong kế hoạch
phát triển chung của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong
chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Để có thể rút ra những kết luận tổng quát ta đánh giá khái quát tình hình sản
xuất kinh doanh qua bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty
Xây dựng Mỏ hầm lò II – TKV.

Bảng 1-1. Một số chỉ tiêu của Công ty trong các năm 2011, năm 2012 và năm
2013
Đơn vị tính: VNĐ


( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011, năm 2012 và năm
2013)

Căn cứ vào bảng trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm
2011, 2012 và 2013 đều dương và cao nhất vào năm 2013 là 1.636.986.815
đồng, tăng 391.280.180 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 31,41 % và
tăng 418.299.139 đồng, tương đương tăng 34,32% so với năm 2012. Cụ thể:
- Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng đều khá cao, trên 480 tỷ

đồng trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, doanh thu thuần của Công ty lại có
sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2013, doanh thu thuần đạt
503.823.987.573 đồng, tăng 20.332.406.399 đồng tương ứng tăng 4,21 %


×