Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài văn chuyên ngành tài chính kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.38 KB, 8 trang )

Lịch sử đã mang lại một cái nhìn khái quát về tầm quan trọng của tài sản trí
tuệ đối với sự phát triển của một quốc gia .trở lại 1950,chúng ta có thể thấy
nền kinh tế của các nước hàn quốc, malaysia va singapore chỉ có cùng mức
độ phát triễn , thậm chí kém hơn so với các quốc gia khác ở châu á và châu
phi .vậy mà đến nay súc mạnh kinh tế của những nước này đã vượt trội
những nước đang phát triễn khác .điều gì đã làm cho những nền kinh này
vượt lên các nền kinh tế đang phát triễn khác? Câu trả lời là những nước này
từ lâu đã có một hệ thống sở hữu trí tuệ vận hành rất hiệu quả, vừa hỗ trợ cho
hoạt động sáng tạo trong nước, vừa tạo điều kiện để họ tiếp thu được những
công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Nước ta đã xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung và đang ra sưc cải cách và
mở cửa nền kinh tế .chúng ta cần noi gương các nước NICS châu á để từng
bước hoàn thiện hệ thống sỡ hữu trí tuệ nhằm mở đường cho nền kinh tế phát
triễn .trên đà hội nhập việt nam đã kí kết hiệp định thương mại với hoa kì
,trong đó sỡ hữu trí tuệ là một lĩnh vực rất quan trọng trong hiệp định này.
Việt nam cũng đang hoàn tất những công việc cuối cùng để gia nhập tổ chức
thương mại thế giới và tham gia hiệp định wto về những vấn đề liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Như chúng ta đã biết sở hữu trí tuệ bao gồm hai lĩnh vực cơ bản là sở hữu
công nghiệp và quyền tác giả ,trong đó sở hữu công nghiệp đang nổi lên
thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu của (WTO) và đang được wto cũng như
nhiều nước trên thế giới xây dựng các chế định để hoàn thiện
Tại sao những quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan lại bảo vệ các phát
minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên,
thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của
những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)? Các quốc
gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì
mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu
hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân
của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm
2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với


các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng “với các mức thu
nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với thương mại
và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh hơn”.
Chẳng hạn như tính riêng ở Hoa Kỳ thì các nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua
đã ước tính rằng hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện nay phụ
thuộc vào việc bảo vệ các loại sở hữu trí tuệ so với dưới 10% trước đây 50
năm.


Những người có năng khiếu nghệ thuật hoặc sáng tạo có quyền ngăn chặn việc
sử dụng hay mua bán trái phép những sáng tạo của mình, giống như người sở
hữu những tài sản hữu hình như xe hơi, nhà ở, cửa hàng. Tuy nhiên, so với
những người làm ra ghế, tủ lạnh hay những hàng hóa hữu hình khác thì những
người sở hữu các sản phẩm vô hình gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiếm
sống nếu như khiếu nại của họ về các sáng tạo của họ không được tôn trọng.
Nghệ sỹ, tác giả, nhà phát minh và những người khác không thể dùng khóa
hay hàng rào để bảo vệ tác phẩm của họ hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để
ngăn những người khác kiếm lợi từ thành quả lao động của họ.
Ngoài việc để cho các nhà phát minh và nghệ sỹ có thể nhận được bồi thường
xứng đáng và để cho các quốc gia thu hút được đầu tư và công nghệ nước
ngoài thì việc bảo vệ sở hữu trí tuệ còn rất quan trọng đối với người tiêu dùng.
Chúng ta không thể có những tiến bộ trong ngành giao thông, truyền thông,
nông nghiệp và chăm sóc y tế nếu không bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí
tuệ.
Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cũng liên quan
rất nhiều tới mức sống được nâng cao nhanh chóng ở những quốc gia như
Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ vài năm trước đây, Ấn Độ đã không thể giữ được
các kỹ sư và chuyên gia máy tính hàng đầu của mình. Việc thiếu các quy định
về bảo vệ sở hữu trí tuệ đã buộc các chuyên gia này di cư sang những quốc gia

nơi mà thành quả lao động của họ được bảo vệ và những đối thủ cạnh tranh
không được phép khai thác trái phép những tiến bộ khoa học. Sau đó vào năm
1999, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm trí tuệ của
các chuyên gia máy tính. Kết quả là Ấn Độ đã có ngành công nghiệp công
nghệ cao sản xuất những phần mềm tiên tiến nhất thế giới và sử dụng hàng
ngàn nhân công mà lẽ ra đã rời Ấn Độ để sang những nước giàu có hơn.

Dự án SVIP đã đóng góp to lớn vào việc nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ
Việt Nam. Ảnh: L.V.
Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ diễn ra trong
thời gian 3 năm (6/2007 – 6/2010) với tổng ngân sách khoảng 1 triệu đô la Mỹ.
Đây là dự án thứ 2 tiếp sau sự thành công của Chương trình Hợp tác Đặc biệt (Chương
trình SPC) triển khai từ 2001 - 2006 nằm trong chương trình của Hiệp định Việt Nam –
Thụy Sỹ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ký ngày
7/7/1999.


Nếu hợp tác đầu tiên (Chương trình SPC) tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý về sở
hữu trí tuệ của Việt Nam cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) thì dự án hợp tác lần này nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam
trong việc đưa sở hữu trí tuệ vào cuộc sống thường ngày của người dân.
Nội dung của dự án bao gồm việc thúc đẩy triển khai Luật Sở hữu trí tuệ; xây dựng và
phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của Việt Nam; tăng cường việc bảo hộ tri thức
truyền thống và văn hóa dân gian của Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ tại
các trường đại học,…
Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong phát biểu khai mạc Hội nghị Lãnh đạo các Cơ quan Sở hữu trí tuệ
ASEAN - EPO lần thứ 6
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong nhấn mạnh “nhận thức rõ tầm quan trọng của sở
hữu trí tuệ, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển và hoàn thiện hệ thống
sở hữu trí tuệ quốc gia, trong đó có việc xây dựng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ đáp ứng các chuẩn mực

quốc tế được quy định trong Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các điều ước quốc
tế về sở hữu trí tuệ khác. Những nỗ lực đó đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO vào tháng 1/2007. Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện và vận hành một cách có hiệu
quả hệ thống sở hữu trí tuệ của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, qua
đó mở rộng và thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại với các nước và các đối tác trên thế giới”.
Hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam sau gần 2 năm gia nhập WTO

Trong suốt gần 2 năm qua kể từ khi là thành viên của WTO (11/01/2007), Việt Nam đã
không ngừng nỗ lực để đưa hệ thống sở hữu trí tuệ đến chỗ hoàn toàn phù hợp chuẩn mực quốc
tế và cũng là nhằm thực hiện những cam kết về nghĩa vụ nước thành viên, thể hiện cụ thể ở các
hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Yêu cầu của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định
TRIPS)
Xây dựng và vận hành một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quốc gia theo chuẩn mực
của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) là một
trong những yêu cầu tiên quyết để một thời gian được kết nạp vào WTO. Theo yêu cầu của Hiệp
định TRIPS, mỗi quốc gia thành viên hoặc xin gia nhập WTO phải dành sự bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ một cách đầy đủ và hữu hiệu cho công dân của các thành viên WTO khác theo nguyên tắc
đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Cụ thể là các thành viên phải có hệ thống pháp luật và bộ máy để
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan, sáng chế, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trị mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh) đáp ứng các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định TRIPS về nội
dung, phạm vi, thời hạn và bảo đảm thực thi quyền. Việt Nam đã thực hiện
cam kết tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Hiệp định TRIPS ngay từ ngày gia nhập WTO
(11/01/2007) mà không có thời hạn chuyển tiếp, cụ thể là vấn đề đối xử quốc gia và đối xử tối huệ
quốc; vấn đề về đối tượng bảo hộ, pham vi bảo hộ, mức độ và thời hạn bảo hộ, thủ tục xác lập và
duy trì quyền, phí và lệ phí, các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ; cơ


chế, thủ tục và chế tài thực thi quyền. Bên cạnh cam kết tổng quát trên đây, Việt Nam còn có

những cam kết cụ thể với WTO, đó là cam kết về ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật
hình sự để bảo đảm xử lý hình sự đối với các hành vi cố ý vi phạm bản quyền và giả mạo nhãn
hiệu ở quy mô thương mại; và ban hành công cụ pháp lý để bảo đảm các cơ quan của Nhà nước
chỉ sử dụng các phần mềm hợp pháp và các đài truyền hình chỉ phát sóng các chương trình hợp
pháp.
Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật
Ngày 22/02/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/200/CT-TTg về “Tăng
cường bảo hộ quyền tác giả đối với các chương trình máy tính”. Thủ tướng chỉ thị hàng năm các
cơ quan/tổ chức phải dành ra một khoản ngân sách nhất định để mua phần mềm máy tính hợp
pháp, cũng như chỉ thị cho các cơ quan liên quan tăng cường đấu tranh chống lại các hành vi liên
quan đến việc sử dụng, sản xuất và bán các chương trình máy tính bất hợp pháp. Thực hiện Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Chính phủ từng bước đã chủ động chỉ sử dụng phần
mềm hợp pháp và nhiều Bộ, ngành đã ký hợp đồng mua phần mềm của Microsoft nhân chuyến
thăm Việt Nam của Bill Gate. Tiếp theo một loạt ngân hàng và các công ty lớn của Việt Nam cũng
thực hiện việc mua phần mềm hợp pháp trực tiếp của Microsoft.
Cũng liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, ngày 01/03/2007 Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên của Công ước Rome về “Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm và tổ chức phát sóng”. Để thực hiện nghiêm chỉnh Công ước, các đài truyền hình của Việt Nam
sẽ chỉ phát sóng các chương trình hợp pháp. Đi đầu trong việc này là Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV) và Đài truyền hình kỹ thuật số VTC vao đầu 2008 sau một số trục trặc đã đàm phán và đạt
được thỏa thuận với các nhà cung cấp chương trình truyền hình truyền qua vệ tinh để mua bản
quyền, nhằm bảo đảm chỉ phát sóng các chương trình hợp pháp.
Nhằm tăng cường các biện pháp thực thi theo thủ tục tố tụng hình sự và dân sự, đồng thời
nâng cao vai trò của tòa án nhân dân trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đầu năm
2008, 02 Thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân Tối cao và các Bộ, ngành liên quan đã được ban
hành, đó là Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 19/02/2008 hướng
dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP ngày 03/04/2008
hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ tại tòa án nhân dân. Đây là một nỗ lực lớn và thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ và cũng là thực hiện nội
dung cam kết cụ thể của Việt Nam với TRIPS/WTO.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ngày 02/04/2008
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002 đã được sửa đổi lần thứ 2, nhằm nâng cao mức phạt
tiền và mở rộng thẩm quyền xử phạt hành chính cho các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, mức
phạt tiền cao nhất đối với các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ tối đa đến 500 triệu đồng (gấp 5 lần
so với trước đây là 100 triệu đồng). Đồng thời Pháp lệnh cũng cho phép Cơ quan có thẩm quyền
áp dụng mức phạt cao hơn 500 triệu đồng theo quy định của Luật chuyên ngành như Luật Sở hữu
trí tuệ. Pháp lệnh cũng tăng thẩm quyền xử phạt cho một số người có thẩm quyền thuộc các cơ
quan thực thi tương ứng với khung phạt tiền mới. Đồng thời quy định thêm biện pháp khắc phục
hậu quả áp dụng đối với hàng hóa xâm phạm, như buộc đưa ra lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái
xuất vật phẩm, phương tiện vi phạm...


Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật khác để vận
hành hệ thống sở hữu trí tuệ như Bộ Khoa học và Công nghệ đầu năm 2007 đã ban hành Thông tư
số 01/2007/TT-BKHCN quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và đầu năm 2008
ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN quy định về điều kiện hành nghề, nguyên tắc hoạt động
giám định sở hữu công nghiệp nhằm tăng cường quản lý nhà nước và thực thi quyền sở hữu trí
tuệ.
Bên cạnh các văn bản pháp luật đã ban hành trong gấn 2 năm qua, một số văn bản pháp
luật liên quan đến thực hiện và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực quan trọng như
quản lý đĩa quang; đăng ký dược phẩm; đăng ký và quản lý tên doanh nghiệp; thủ tục xử lý vi phạm
hành chính đang tiếp tục được soạn thảo để ban hành. Đáng lưu ý là, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và
Bộ luật hình sự 1999 đang được rà soát, sửa đổi và đưa vào kế hoạch trình Quốc hội xem xét trong
kỳ họp cuối 2008.
Đến thời điểm này, có thể thấy rằng hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam hầu như đã đạt
được chuẩn mực quốc tế, được các chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các
quốc gia đánh giá là một hệ thống bảo hộ đầy đủ, toàn diện và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các
cam kết của Việt Nam với các thành viên WTO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hầu như đã được đáp

ứng.
Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Các cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính đã có những chuyển biến tích cực trong
việc phát hiện và xử lý xâm phạm quyền. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2007, cơ
quan quản lý thị trường trên toàn quốc đã xử lý 2423 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với
tổng số tiền phạt trên 1,2 tỷ đồng. Chỉ tính 32 tỉnh, thành phố, các cơ quan Thanh tra khoa học và
công nghệ đã xử lý 761 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với tổng số tiền phạt gần 2 tỷ
đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, cơ quan cảnh sát kinh tế trên toàn quốc đã xử lý 86 vụ, thu giữ
9000 chai rượu, 10 tấn mỹ phẩm, 3790 chai nước hoa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp...Cũng
trong năm 2007, các cơ quan hải quan trên toàn quốc đã tiếp nhận và xử lý 27 đơn yêu cầu kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ với các nhãn hiệu nổi tiếng
như HONDA, GUCCI, NIKE...; tạm dừng làm thủ tục hải quan, bắt giữ và xử lý 13 vụ với tổng số
tiền phạt 970 triệu đồng.
Trong lĩnh vực bản quyền và quyền liên quan, trong năm 2007 các cơ quan thanh tra văn
hóa của 32 tỉnh thành phố đã kiểm tra hàng trăm cơ sở, xử lý gần 400 vụ và tiêu hủy nhiều phần mềm
máy tính vi phạm bản quyền; tịch thu và tiêu hủy 71 linh kiện và 3900416 băng đĩa và 469438 vỏ đĩa với
số tiền phạt lên đến gần 700 triệu đồng. Hệ thống tòa án trên toàn quốc trong năm 2007 đã xử lý 15 vụ
án dân sự và 10 vụ án hình sự liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đó 2 người bị phạt cải tạo
không giam giữ, 2 người hưởng án treo, 6 người bị phạt tù từ 3 năm trở xuống, và 2 người bị phạt tù từ
3-7 năm.
Như vậy, sau gần 2 năm gia nhập WTO Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộ
sở hữu trí tuệ “đầy đủ” và “hiệu quả” theo chuẩn mức của WTO và đã tạo môi trường sở hữu trí tuệ
tin cậy để các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài yên tâm thực hiện kinh doanh ở Việt Nam. Kết
quả là, số lượng đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp đã tăng mạnh trong những năm
gần đây, trung bình tăng 20%/năm. Năm 2007, số đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích là 3080,
tăng 28% so với 2006; đơn kiểu dáng công nghiệp là 1905, tăng 19% so với 2006; đơn nhãn hiệu


32030, tăng hơn 20%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được
18140 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp các loại, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, với kết quả của việc phát triển một hệ thống sở hữu trí tuệ hiện đại và hiệu quả
đã góp phần tạo lên động lực để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở
sự chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và tổ chức hợp lý hơn các cơ quan thực thi bên cạnh việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của cả hệ thống sở hữu trí tuệ kết hợp với sự quan tâm lớn
của xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, mặc dù đã có quyết tâm cao trong việc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện pháp luật và
tăng cường công tác thực thi, nhưng hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn còn một số
khiếm khuyết tiếp tục phải hoàn thiện, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề về thực thi quyền
sở hữu trí tuệ.
Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong đó các
dự thảo về sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 1999 cần đẩy
nhanh tiến độ để sớm được Quốc hội thông qua. Đồng thời các cơ quan hữu quan cần xúc tiến
hoàn chỉnh các dự thảo để kịp thời ban hành một số thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan khác.
Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tiếp tục nâng cao
năng lực và hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ của cơ quan xác lập quyền sở hữu trí tuệ cùng với
việc nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương nhằm
thực hiện hiệu quả các mục tiêu, cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục triển
khai Chương trình hành động 168 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Nông
nghiệp-PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an về hợp tác phòng và chống xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 và Chương trình chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại (Chương trình 127). Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế và hệ thống các cơ quan thực thi
và nâng cao năng lực của các cơ quan này trên cơ sở đào tạo tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách
trong các cơ quan thực thi (hải quan, quản lý thị trường, công an, thanh tra); tiến tới thành lập tòa
án chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trợ
giúp cho các hoạt động thực thi (cơ quan/tổ chức giám định, tổ chức luật sư...).
Ba là, tuyên truyền, phổ biến về các vấn đề sở hữu trí tuệ trong WTO (các cơ hội, thách
thức đối với Việt Nam) thông qua phương tiện truyền thông, xuất bản ấn phẩm, tài liệu tuyên
truyền; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho cán bộ quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh của

các Bộ, ngành và địa phương.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy việc sáng tạo tài sản trí tuệ trong các tổ
chức nghiên cứu, doanh nghiệp và đẩy mạnh việc khai thác thương mại có hiệu quả các tài sản đó
góp phần phát triển kinh tế xã hội và hội nhập.

Bức tranh sở hữu trí tuệ Việt Nam có những điểm
sáng
Ngày 5/2/2007, Microsoft Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo về quyền sở hữu trí tuệ cho các
nhà báo tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 6/2/2007). Đây là một trong những


hoạt động của hãng nhằm thực hiện cam kết giúp Việt Nam nâng cao nhận thứcvề vấn đề
bản quyền.
Tại khóa đào tạo, bà Rebecca Ho, Luật sư cao cấp của Microsoft khu vực đã chia sẻ và giải thích
kiến thức thiết thực về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, góp phần mang tới các cơ quan thông tin đại
chúng cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo các chuyên gia, vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành
nghề nội địa, mà còn cản trở sự sáng tạo, đổi mới. Lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền sẽ tiếp tay
cho các hành vi vi phạm pháp luật khác như trốn thuế, rửa tiền, trộm cắp... Chính vì vậy, việc thực
thi luật sở hữu trí tuệ là cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận hưởng những lợi ích
của phần mềm có bản quyền như được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cấp nhanh chóng, và quan
trọng nhất là tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương
hiệu công ty.
Cũng phát biểu tại khóa đào tạo, bà Rebecca Ho, cho biết: “Tôi được biết vi phạm bản quyền được
bình chọn là một trong những sự kiện CNTT hàng đầu Việt Nam trong năm 2006, điều này cho thấy
các bạn đã ngày càng quan tâm tới vấn đề này. Để xóa bỏ nạn vi phạm bản quyền, trước hết
chúng ta cần phải hiểu biết và nhận thức rõ hơn về nó. Tuy Việt Nam vẫn còn là một trong những
nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao trên thế giới, trong những tháng vừa qua bức tranh thực thi
luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã có những điểm sáng rõ rệt. Sau hàng loạt các chiến dịch thanh
tra các doanh nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh máy tính sử dụng phần mềm vi phạm bản

quyền vào cuối năm 2006, cũng như việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức hơn về quyền sở hữu trí tuệ.”
Bà Rebecca cũng phát biểu thêm: “Tôi nhận thấy chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức rất rõ việc
thực thi luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam . Chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định:
“Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc thực thi luật bản quyền, không vì lợi ích của Microsoft mà vì sự
nghiêm minh của pháp luật và vì sự phát triển của Việt Nam ”.
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin cho biết: "Chính phủ và các Bộ ngành
liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phần mềm, đối với
các doanh nghiệp kinh doanh máy tính và những doanh nghiệp sử dụng phần mềm nhằm tạo một
môi trường kinh doanh lành mạnh đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chính ngành công nghiệp
phần mềm của Việt Nam, cũng như tái thể hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài và phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong thời
gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm của
các đối tượng kinh doanh máy tính có cài đặt sẵn phần mềm không có bản quyền và các doanh
nghiệp sử dụng phần mềm không có bản quyền trên phạm vi toàn quốc.”
Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng, Cục Bản quyền Tác giả, Bộ Văn hóa Thông tin cho hay: “Để thực
hiện mạnh mẽ các cam kết của mình trong việc bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ phần mềm, trong năm
2005 và năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm


pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ, hệ thống pháp luật này đã phần nào bắt kịp được với
các tiêu chuẩn của hệ thống luật pháp của các nước tiên tiến trên thế giới về quyền Sở hữu Trí tuệ
và cũng đã thoả mãn đầy đủ các nội dung yêu cầu của các công ước quốc tế về Sở hữu Trí tuệ mà
Việt Nam đã tham gia”.
Cũng theo ông Chu, bên cạnh đó, Chính phủ Việt nam luôn sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc
tế để cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức các chương trình hành động để thực
hiện hiệu quả việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo nghiên cứu của IDC, nếu tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam giảm xuống con 82% vào năm
2009 thì mức tăng trưởng của ngành CNTT ở Việt Nam sẽ là 170%, tạo thêm 4.000 việc làm mới.
Doanh thu ngành CNTT tăng lên khoảng 727 triệu USD. Đóng góp vào doanh thu thuế cho Chính

phủ thêm khoảng 43 triệu USD.
Tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam năm 2005 là 90%, Thái Lan 80%, Ấn Độ 72%, Malaysia
80%, Singapore 40%, Trung Quốc 86%, Nhật Bản 28%, Hàn Quốc 46%,…



×