Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CHIẾN lược KINH DOANH TRONG nền KINH tế TOÀN cầu của WALMART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.99 KB, 36 trang )

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ
TOÀN CẦU CỦA WALMART

Nhóm 5
1. Ưng Sỹ Mùi ( Nhóm trưởng )
2. Nguyễn Thị Thanh Hà
3 .Trần Thị Huyền
4 .Nguyễn Thị Hương
5 .Tạ Hoàng Anh
6. Nguyễn Thị Cẩm
7 .Trịnh Thị Huyền

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
I.TỔNG QUAN NGÀNH..........................................................................3
1.Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh..............................................4
2.Xu thế bán lẻ trêm thế giới......................................................................7
II.GIỚI THIỆU WALMART......................................................................9
1.Lịch sử và nguồn gốc hình thành.............................................................9
2.Tốc độ phát triển......................................................................................12
3.Sản phẩm..................................................................................................14
4.Sự khác biệt..............................................................................................17
III.HÌNH THỨC THÂM NHẬP.................................................................20
3.1.HÌnh thức liên doanh................................................................................21
3.2.Hình thức đầu tư.......................................................................................24
3.3 Nhận xát chung......................................................................................27
IV.CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU..................................................................28


4.1Chiến lược toàn cầu................................................................................28
4.2Chiến lược chức năng.............................................................................34
4.3Tại sao Walmart không vào Việt Nam?...................................................36
2


KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU
Walmart là tập đoàn bán lẻ nổi tiếng rất thành công tại thị trường Mỹ và thế giới. Bên
cạnh những thành công đạt được công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở
rộng thị trường ra bên ngoài nước Mỹ.
Chính vì thế nhóm chúng em quyết định nghiên cứu chiến lược thâm nhập thị trường toàn
cầu của Walmart _gã khổng lồ trong ngành bán lẻ. Nội dung bài viết gồm:
I tổng quan ngành bán lẻ
II Giới thiệu Walmart
III Các hình thức thâm nhập thị trường toàn cấu
IV Chiến lược toàn cầu của Walmart
I Tổng quan ngành bán lẻ
Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản
xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu
cá nhân hay gia đình.
Trong chuổi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu
dùng. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người
tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán
lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính
là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách
hàng.
Nhờ vào lợi thế kinh tề về qui mô, hiệu quả kinh doanh của chuổi hệ thống cửa hàng bán
lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn độc, do vậy chuổi hệ thống cửa hàng

3


bán lẻ ngày càng trở nên phổ biến. Kết quả là kinh doanh bán lẻ trở thành một trong
những nghành kinh doanh lớn nhất trên thế giới. Ở nhiều nước phát triển, nghành bán lẻ
là nghành sử dụng nhiều lao động nhất, con số người lao động được sử dụng trong
nghành bán lẻ còn thậm chí vượt qua cả nghành sản xuất.
1.Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh
1.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Thị trường hàng bán lẻ tại Mỹ chi phối bởi một vài đối thủ cạnh tranh, bao gồm những
thương hiệu chính của Wal-mart, Kroger, Target, Walgreen.
Đa số các chuỗi cửa hàng lớn đã xây dựng quyền lực của mình dựa trên hiệu quả hoạt
động. Do đó, có một rào cản mạnh mẽ cho các công ty mới có nhu cầu gia nhập vào thị
trường bán lẻ Mỹ. Sẽ rất khó khăn khi phải gia nhập ngành với một nguồn vốn lớn vì chi
phí cố định và đòi hỏi sự phát triển cao của chuỗi cung ứng. Rào cản bao gồm tính kinh
tế theo quy mô và sự khác biệt (trong việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với giá trị cảm
nhận cao hơn đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm, hoạt động khuyến mãi và phân
phối).
1.2Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Năm 2011, các nhà bán lẻ Mỹ phải hoạt động trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều
khó khăn và phát triển chậm chạp. Đây là năm thách thức khả năng thích ứng của các
đại gia bán lẻ Mỹ. Tổ chức Deloitte phối hợp website www.stores.org tiếp tục lập ra danh
sách 100 nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ. Danh sách dựa trên doanh số bán hàng của các
nhà bán lẻ.
Top 10 nhà bán lẻ Mỹ hàng đầu năm 2011:
Tên

Doanh số tại Mỹ ( % thay Doanh
số Số cửa hàng
Đv:tỷ USD)

đổi
so trên thế giới năm 2010
với 2009 (Đv: tỷ USD)

1.Wal-Mart

307

0.6%

421

4,358

2.Kroger

78,32

6.4%

78,32

3,609

3.Target

65,81

3.8%


65,81

1,750

4.Walgreen

61,24

6.3%

63,03

7,456

5.The
Home

60,19

2.2%

68

1,966

4


Depot
6.Costco


58,98

5.5%

78,39

412

7.CVS
Caremark

57,46

3.5%

57,51

7,217

8.Lowe’s

48,175

2.8%

48,81

1,723


9.Best Buy

37,11

-0.4%

49,88

1,312

10.Sears
Holdings

35,36

-2.2%

41,26

3,484

Môi trường bán lẻ có một sự phát triển đáng kể cả trong quy mô và sự thống trị thị
trường của các đại gia lớn với quy mô lớn các cửa hàng, sự đa dạng các hình thức cửa
hàng và sức ép cạnh tranh giữa các cửa hàng. Năng lực thu mua của công nghiệp bán lẻ
được tập trung trong tay của một số lượng tương đối nhỏ các nhà bán lẻ. Người tiêu dùng
đang ngày càng có nhiều đòi hỏi và tinh vi hơn thì các chuỗi lớn đang tiến hành tích luỹ
một lượng lớn thông tin người tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách
tốt nhất. Thị trường cạnh tranh cao tạo đà cho sự phát triển, kết quả dẫn đến tình trạng là
các nhà bán lẻ tại Mỹ đã có được những sự sáng tạo nhất định để duy trì và xây dựng thị
trường. Đổi mới này có thể được nhìn thấy qua sự ra đời của một loạt các hình thức cửa

hàng khác nhau đáp ứng với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Các nhà lãnh đạo
chi phối thị trường thì phản ứng bằng cách tập trung vào giá và cả giá trị, trong khi tăng
cường các yếu tố giá trị gia tăng của các dịch vụ.
Walmart vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của một nhà bán lẻ thành công nhất thế giới.
Ưu tiên của Walmart trong năm 2011 đạt được một doanh số bán hàng tích cực thông qua
hệ thống đại siêu thị và áp dụng thêm nhiều mô hình bán hàng mới tại Mỹ.
Vị trí số hai thuộc về Kroger. Nhà bán lẻ này được coi là một ngoại lệ trong xu hướng
chung của hệ thống các siêu thị truyền thống. Thành công của Kroger đến từ việc nỗ lực
phân tích hành vì của khách hàng và tạo nên những chương trình khuyến mãi lớn cho các
khách hàng mục tiêu. Không tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, dấu ấn thành công
của Kroger đậm nét ở các cửa hàng về nội thất.
Ở vị trí số 3, Target đánh mạnh vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống. Xét ở một khía
cạnh nhỏ, dường như Target đang làm tốt hơn Walmart trong lĩnh vực này. Vị thứ số 4
5


thuộc về nhà bán lẻ Walgreen. Năm nay Walgreen mua lại trang drug.com để tiếp tục phát
triển mảng kinh doanh trực tuyến.
Các tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ trên toàn cầu có thể kể đến như: Wal-Mart, Kmart,
Sears, Bic C, Kroger, Target, Costco, v...v. Ngoài sự cạnh tranh giữa các trung tâm siêu
thị, sự cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm chuyên biệt cũng rất gay gắt. Các công ty
như: Home Depot - Công cụ và sản phẩm gia đình; Toys R Us - Kinh doanh đồ chơi; Best
Buy - Thiết bị điện tử tiêu dùng... cũng gặp khó khăn nhiều trước sự thâm nhập của các
chuỗi siêu thị khác.
Cạnh tranh trong ngành hết sức gay gắt và diễn ra trên nhiều phương diện
1.3 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Ngày nay số lượng các tập đoàn và công ty bán lẻ ngày càng nhiều và sức cạnh tranh
ngày càng gay gắt, bởi vậy các doanh nghiệp tìm mọi cách để thu hút người mua; do đó
mà người mua có nhiều lựa chọn và nhiều quyền lợi hơn. Giá sản phẩm ngày càng thấp,
không những thế người tiêu dùng còn được tiết kiệm về thời gian và nhiều giá trị khác.

Ngành bán lẻ luôn nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí thời gian mua hàng cho người tiêu
dùng, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kết hợp với mở rộng hệ thống cửa hàng
nhằm thỏa mãn tối đa khách hàng và đem đến cho khách hàng sự thuận tiện nhất.
Trong những năm gần đây, có một thay đổi quan trọng trong bán lẻ thực phẩm xảy ra
đó là phần lớn người tiêu dùng đến siêu thị đều thể hiện sự quan tâm khá lớn đối với các
mặt hàng phi thực phẩm. Điều đó nhằm cung cấp cho các siêu thị các chiến lược mở rộng
mới vào thị trường mới như ngân hàng, dược phẩm, vv Người tiêu dùng cũng đã trở nên
ý thức nhiều hơn trong những vấn đề xung quanh thương mại công bằng.
1.4 Áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp
Năng lực của các nhà cung cấp trong ngành bán lẻ là tương đối thấp, các công ty bán lẻ
có thể dựa vào sức mạnh của mình để thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao, đó là
những người mua có rất nhiều quyền lực. Một lý do đơn giản là họ (các tập đoàn bán lẻ)
mua với số lượng lớn, ổn định và mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau chứ không chỉ
riêng 1 nhà cung cấp, đăc biệt là đe dọa từ các nguồn cung giá rẻ bên ngoài nước Mỹ;
đồng thời họ cũng hiểu rất rõ những nhà cung cấp của mình và nhờ đó nắm được điểm
yếu của nhà cung cấp, buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh với nhau, họ tìm nơi nào có
giá thấp, dùng người này đe doạ người kia. Các hãng có thể gây áp lực bằng cách đe doạ
sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác nếu như phản đối cái mức giá được đưa ra hoặc yêu
cầu về chất lượng.
6


1.5 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng
buôn bán trên phạm vi toàn cầu và đang đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát,
TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương
tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mai truyền thống. Tuy
nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt đông thương mại được thực hiện
nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.

TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet
hinh thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐt theo nghĩa cụ thể hơn là
giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng.
Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại là sự tiết kiệm chi phí và thuận lợi cho các bên giao
dich. Thương mại điện tử đang là xu hướng toàn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT chắc chắn sẽ khiến nhuận biên giảm. Để ứng phó
với vấn đề này, và tình trạng chi phí thuê nhà, chi phí lao động leo thang, các công ty bán
lẻ cần phải có lựa chọn sản phẩm hợp lý hơn.
Chi phí tăng cao và người tiêu dùng đòi hỏi ngày một cao hơn đang khiến môi trường
kinh doanh trong ngành bán lẻ Mỹ ngày một thay đổi. Wal-Mart cần thích nghi bằng cách
thu hẹp quy mô và thay đổi địa điểm các cửa hàng, lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn cũng
như đa dạng hóa chuỗi cung cấp sản phẩm.
2.Các xu hướng bán lẻ thế giới
2.1Hình thành các tập đoàn lớn
Trên thế giới, xu hướng tập trung hoá để hình thành các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán
buôn, bán lẻ đã có từ lâu như các tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Hoa
Kỳ), Carrefour, Cora (Pháp), Tesco (Anh). Với mạng lưới kinh doanh được mở rộng
xuyên quốc gia, những tập đoàn này vừa kinh doanh bán buôn cho các doanh nghiệp
khác, vừa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng dạng kho hàng,
các đại siêu thị và các trung tâm mua sắm lớn của mình.
2.2Bùng nổ thương mại điện tử

7


Thương mại điện tử diễn ra khi tất cả các hoạt động trao đổi, thảo luận, đàm phán, ký kết
hợp đồng và mua bán hàng hoá giữa người bán và người mua được thực hiện bằng
phương pháp điện tử trên mạng truy cập toàn cầu Internet hoặc các mạng thông tin khác.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với dịch vụ bán lẻ thể hiện rất rõ trên các mặt như:
Tăng được năng suất do việc quản lý mua sắm và kho dự trữ đạt hiệu quả cao hơn hoặc

do cải thiện được hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước, tiết kiệm được chi phí
giao dịch, đem lại cảm giác thoải mái, tiện lợi khi mua hàng, tăng cường hiệu quả quảng
cáo, marketing bán hàng và thanh toán tiền hàng, tăng nhanh khả năng phổ biến và tiếp
thu công nghệ mới... Do có tính ưu việt như vậy nên trong những năm gần đây, doanh số
thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng chóng mặt: 280 tỉ USD năm 2000, 2.400 tỉ USD
năm 2004 và hơn 4.000 tỉ USD năm 2005, tức là tăng trưởng bình quân khoảng 70% mỗi
năm.
Thương mại điện tử bán lẻ với tính cách mạng tiên tiến và những ưu thế ngày càng vượt
trội sẽ là loại hình kinh doanh phổ biến của tương lai.Dự báo trong vòng 5 - 10 năm tới,
tuy các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra doanh số
của bán lẻ thế giới nhưng tỷ trọng của hình thức bán lẻ ảo sẽ tăng lên nhanh chóng và đạt
được thị phần đáng kể.
2.3Kết hợp chức năng “2 trong 1”
Đó là xu hướng kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ. Điển hình là tại Mỹ và EU, các trung
tâm phân phối quy mô lớn có xu hướng kết hợp cả chức năng bán buôn và bán lẻ tại cùng
một điểm bán hàng với phương thức bán hàng đơn giản, giảm thiểu yếu tố dịch vụ và
mang tính công nghiệp cao độ (bán ngay tại kho hàng hoặc tại nhà máy). Ngoài ra, các
trung tâm thương mại hay các đại siêu thị cũng ngày càng tích cực tham gia dịch vụ bán
buôn.Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp vừa nâng cao lợi nhuận, vừa nắm bắt nhanh
chóng nhu cầu xã hội để kịp thời đề ra chiến lược kinh doanh tốt nhất.
2.4Tăng cường các dịch vụ phục vụ “thượng đế”
Bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, để làm
hài lòng khách hàng, ngoài yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng
rất lớn. Song song với quá trình bán hàng, các doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được
vai trò của dịch vụ khách hàng và coi đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành
bại của kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bên cạnh việc đảm
bảo hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả hợp lý, doanh nghiệp
nào có dịch vụ khách hàng tốt hơn thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Đôi khi chỉ một
ánh mắt thiếu thiện cảm của nhân viên bảo vệ, sự thờ ơ của nhân viên phục vụ, tác phong
8



chậm chạp của nhân viên tính tiền, sự vô ý của nhân viên giao nhận hoặc gặp sự cố mà
không có ai giúp đỡ... sẽ khiến cho khách hàng “một đi không trở lại”.
2.5Sự phát triển của nhượng quyền thương mại
Hình thức nhượng quyền thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến. Bản chất của hình
thức tổ chức này là doanh nghiệp kinh doanh một ngành hàng nào đó, sau khi đã đạt được
những thành công trong kinh doanh và xây dựng được một thương hiệu mạnh, sẽ nhượng
quyền khai thác thương mại cho các doanh nghiệp hay cá nhân khác theo hợp đồng ký
kết giữa hai bên. Có thể kể đến các thương vụ nhượng quyền “nội” có tiếng tăm trong
những năm gần đây như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24... hoặc “ngoại” như KFC,
Lotteria...
II Giới thiệu Walmart
1.Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Sam Walton tốt nghiệp Trường Đại học Missouri vào tháng 6/1940 với bằng
kinh doanh, và ông đã làm việc cật lực như đã làm trong suốt cuộc đời.Sam
Walton bắt đầu lập nghiệp với vị trí thật khiêm nhường: công nhân làm thuê cho
một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville, bang Arkansas, Hoa Kỳ. Hằng ngày,
chàng thanh niên 28 tuổi này cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã
được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho từng khách hàng.
Lúc đó hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears sở hữu hầu hết hệ thống
cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận. Sau nhiều lần đi giao hàng,
trực tiếp gặp đủ các loại khách hàng, Sam Walton đã phát hiện Kmart và Sears
không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé và hẻo lánh như Benton quê mình.
Năm 1945, Sam Walton quyết định bước vào lĩnh vực bán lẻ. Hai mươi bảy
tuổi, với số tiền 20 ngàn USD vay từ người cha vợ và một ngàn USD tiết kiệm,
Walton quyết định mua một cửa hàng tạp hóa nhỏ có tên gọi Ben Franklin ở
New Port.
Cửa hàng này là một “franchise ” (cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng
quyền sử dụng thương hiệu ) của Butler Brothers và được xem là khởi đầu cho

thành công vang dội của Walton trong ngành bán lẻ. Bằng cách nhập hàng giảm
giá về để bán, mở cửa muộn hơn những nơi khác, mua hàng với giá sỉ từ những
nhà cung cấp rẻ nhất, chỉ trong một thời gian ngắn, Walton đã đưa cửa hàng này
dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận trong một khu vực gồm sáu bang là địa bàn
hoạt động của Butler Borthers.
9


Thấy cửa hàng của Walton có vẻ ăn nên làm ra, chủ nhà đã hủy hợp đồng thuê
nhà và lấy lại cửa hàng cho người con trai của mình. Bị đẩy khỏi lĩnh vực kinh
doanh một cách đột ngột, nhưng Walton không hề chùn bước.Ông mở một cửa
hàng Ben Franklin khác ởBentonville, Arkansas và gọi nó là Walton Five and
Dime (Năm xu và một hào).Từ thành công của cửa hàng này, Walton mở thêm
cửa hàng thứ haiở Fayetteville, Arkansas.Cửa hàng không phải là một franchise
của Ben Franklin nhưng cũng thành công không kém.
Năm 1962, Walton tiếp tục mở rộng hoạt động và có tổng cộng 16 cửa hàng
ở Arkansas,Missouri và Kansas. Cũng chính trong thời gian mở rộng này,
Walton đã áp dụng phương thức chia lợi nhuận cho các nhà quản lý bằng cách
cho họ các quyền hội viên hạn chế.Mục đích của Walton khi áp dụng mô hình
này là nhằm khuyến khích nhân viên và xây dựng lòng trung thành của họ.
Năm 1962, Walton mở cửa hàng Wal-Mart đầu tiên ở Rogers, Arkansas với
mục tiêu cung cấp hàng giảm giá cho thị trường nông thôn Mỹ. Sau đó, chuỗi
cửa hàng mang tên Wal-Mart tiếp tục mọc lên ở nhiều nơi khác trên toàn nước
Mỹ và đến năm 1969 Công ty Wal-Mart Stores Inc. chính thức ra đời. Ba năm
sau, công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong những năm đầu hoạt động, Walton tìm cách đặt các cửa hàng chỉ xa trung
tâm phân phối của công ty không quá một ngày lái xe để có thể đảm bảo cung
ứng hàng kịp thời cho khách hàng. Trong giai đoạn 1970-1980, doanh thu của
Wal-Mart tăng từ 313 triệu USD lên 1,2 tỉ USD và số cửa hàng của công ty này
cũng tăng lên 8,5 lần. Năm 1983, Walton quyết định mở thêm một chuỗi cửa

hàng khác có tên gọi Sam’s Club, hoạt động song song với Wal-Mart và chỉ
dành riêng cho những khách hàng có đăng ký trở thành thành viên. Sam’s Club
cũng thành công không kém Wal-Mart và nay đã mở rộng phạm vi hoạt động ra
toàn nước Mỹ.
Đến năm 1990, Wal-Mart trở thành công ty bán lẻ đứng đầu nước Mỹ, nhưng
Walton còn muốn Wal-Mart phải có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.Năm 1991,
Wal-Mart đánh dấu việc thâm nhập thị trường thế giới bằng một cửa hàng
ở Mexico City.Từ đó, Wal-Mart không ngừng bành trướng hoạt động trên cả thị
trường Mỹ lẫn ở nước ngoài.
Hiện nay, Wal-Mart vẫn là công ty bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, đồng thời là công
ty sử dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ, Mexico và Canada với doanh thu hàng
năm đạt trên 300 tỉ USD. Các cửa hàng Sam’s Club cũng đạt doanh thu gần 40
10


tỉ USD mỗi năm và đang tiếp tục mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế. Nếu xem
Wal-Mart như một nền kinh tế thì nền kinh tế này đứng thứ 30 trên thế giới về
quy mô. Doanh thu của Wal-Mart hiện đang tăngtrưởng với tốc độ 10%/năm và
dự báo sẽ đạt con số 500 tỉ USD trong vòng một thập niên tới.
=>Những giai đoạn phát triển đáng chú ý của Wal-Mart:
* 1945: Sam Walton quyết định bước vào lĩnh vực bán lẻ.
* 1962: Mở cửa hàng đầu tiên tại Arkansas, Mỹ.
* 1970: Cổ phiếu Wal-Mart niêm yết trên thị trường chứng khoán.
* 1985: Tạp chí Forbes xếp Sam Walton là người giàu nhất nước Mỹ.
* 1990: Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất quốc gia.
* 1991: Cửa hàng Wal-Mart đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Mexico
City ( Mexico).
* 1997: Wal-Mart có lợi nhuận 100 tỉ USD/năm.
* 1999: Wal-Mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành tập đoàn có số lượng người
làm lớn nhất thế giới.

* 2006: Tạp chí Fortune công bố Wal-Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh
sách 500 công ty lớn nhất thế giới và là công ty được ngưỡng mộ nhất nước
Mỹ.
*2011: Wal-Mart đạt mức doanh thu 419 tỷ USD. Vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1
nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ.

11


Top 10 nhà bán lẻ Mỹ hàng đầu năm 2011:
têTên
Tên

Doanh
số% thay đổi so vớiDoanh số trên thếSố cửa hàng
Doanh số tại2009
giới (Đv: tỷ USD) năm 2010
Mỹ ( Đv:tỷ% thay đổi
Doanh số trên thế Số cửa hàng
USD)
năm2010
Doanh số tại so với năm 2009 giới (tỷ USD)
Mỹ(tỷ USD)

1.Wal-Mart
2.Kroger
3.Target
4.Walgreen
5.The Home Depot
6.Costco

7.CVS Caremark
8.Lowe’s
9.Best Buy
10.Sears Holdings

307
78,32
65,81
61,24
60,19
58,98
57,46
48,175
37,11
35,36

0.6%
6.4%
3.8%
6.3%
2.2%
5.5%
3.5%
2.8%
-0.4%
-2.2%

421
78,32
65,81

63,03
68
78,39
57,51
48,81
49,88
41,26

4,358
3,609
1,750
7,456
1,966
412
7,217
1,723
1,312
3,484

2.Tốc độ phát triển
Đầu thập niên 1990, Wal-Mart bắt đầu thử nghiệm bán hàng tạp hoá – thực
phẩm bên cạnh các loại hàng hoá phổ thông theo một hình thức mà Wal-Mart
gọi là “đại siêu thị” (supercenter). Khi Wal-Mart lần đầu tiên chen chân vào
ngành kinh doanh tạp hoá, ngành này đã bị ngự trị bởi những chuỗi siêu thị toàn
quốc được điều hành tốt, kinh nghiệm dày dạn, thiết lập lâu năm. Tập đoàn siêu
thị Abertons ra đời năm 1939.Safeway ra đời năm 1915.Kroger thành lập năm
12


1883.Giữa cái nhóm quen thuộc ấy, 15 năm trước Wal-Mart đã xía chân

vào.Đến cuối năm 1990 Wal-Mart chỉ có 9 siêu thị.
Mười năm sau, đến cuối năm 2000, Wal-Mart có 888 siêu thị – trung bình mỗi
tháng Wal-Mart khai trương 7 siêu thị mới, liên tục 120 tháng liền – và trở
thành nhà bán lẻ thực phẩm số 1 nước Mỹ. Ngày nay Wal-Mart bán hàng thực
phẩm nhiều hơn bất kỳ công ty nào không chỉ trong nước Mỹ và khắp thế giới;
nó có 1906 siêu thị, nhiều hơn 5 năm trước 1.000 cái. Tức là, trong 5 năm qua,
sau khi chinh phục được ngành kinh doanh siêu thị, Wal-Mart đã tăng tốc độ
xâm lăng hàng thực phẩm; trung bình mỗi tháng có 16 siêu thị mới khai trương.
Dù là thực phẩm hay trong các lãnh vực bán lẻ khác, Wal-Mart không chỉ là
hạng nhất trong số các tập đoàn tương tự, nó không có đối thủ. Wal-Mart bây
giờ lại bán thực phẩm nhiều hơn cả Kroger và Safeway cộng lại.Khắp nước Mỹ,
Wal-Mart chiếm giữ khoảng 16% thị trường thực phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều
thành phố đơn lẻ, Wal-Mart lại chiếm tới 25 hay 30% thị trường – cứ 3 hay 4
gia đình thì có một gia đình mua thực phẩm ở Wal-Mart.
Một siêu thị Wal-Mart tiêu biểu bày bán khoảng 60.000 món hàng. Bạn có thể
chất đầy một chiếc xe mua hàng với 50 món mỗi ngày trong vòng 3 năm mà
không hề phải mua món nào tới hai lần. Còn một đại siêu thị (supercenter) của
Wal-Mart cung cấp 120.000 món hàng. Hàng tuần, hơn 100 triệu người mua
sắm ở Wal-Mart ( 1/3 dân số Mỹ ). Mỗi năm 93% hộ gia đình Mỹ mua sắm ở
Wal-Mart ít nhất một lần.
Wal-Mart là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất nước Mỹ và thế giới với 1,6 triệu
nhân viên. Theo số liệu của Wal-Mart, ở nước Mỹ còn có thêm 3 triệu người
khác có những việc làm phụ thuộc trực tiếp vào việc mua sắm từ Wal-Mart.
Nhưng ở bang Georgia, 10.261 trẻ em trong danh sách của chương trình bảo
hiểm tiểu bang dành cho trẻ em nghèo khó có một cha hay mẹ làm việc cho
Wal-Mart. Ở bang Tennessee, 9.617 nhân viên Wal-Mart đang hưởng chương
trình bảo hiểm y tế của tiểu bang dành cho người nghèo.
Năm tài khóa 2011, Wal-Mart đạt mức doanh thu 419 tỷ USD, nhiều hơn 7 tỷ
USD so với GDP của Nauy. Nếu là một quốc gia, Wal-Mart sẽ là nền kinh tế
lớn thứ 25 trên thế giới.Khoảng 4.700 cửa hàng ngoài Mỹ của Wal-Mart, tương

đương khoảng 90% số cửa hàng ở nước ngoài của hãng, hoạt động dưới một
thương hiệu khác thay vì Wal-Mart, như Walmex ở Mexico, Asda ở Anh, Seiyu
ở Nhật Bản và Best Price ở Ấn Độ.Wal-Mart có 2,1 triệu nhân viên, nhiều gấp 7
13


lần dân số của đảo quốc Iceland ( Wal-Mart là một trong những chủ sử dụng lao
động lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân ở Mỹ, đồng thời là nhà tuyển dụng
lớn nhất ở Mexico).
3 Sản phẩm của Walmart
3.1 Walmart cửa hàng giảm giá
Người sáng lập, Sam Walton , đã mở cửa hàng đầu tiên giảm giá Walmart vào
năm 1962. Ngày nay, có 629 cửa hàng cung cấp một kinh nghiệm mua sắm dễ
chịu và thuận tiện trên khắp Hoa Kỳ. Kích thước của một cửa hàng trung bình
là 108.000 feet vuông. Mỗi cửa hàng sử dụng khoảng 225 công ty liên kết.
Các cửa hàng có tính năng rộng, sạch sẽ, đủ ánh sáng rực rỡ dọc lối đi và kệ thả
với một loạt các chất lượng, giá trị giá hàng hóa nói chung, bao gồm:


Gia đình may mặc



Thực phẩm chức năng



Điện tử




Đồ chơi



Sân vườn



Đồ trang sức



Ô tô sản phẩm



Đồ nội thất



Phần cứng



Dụng cụ thể thao



Thú nuôi




Đồ gia dụng

3.2 Walmart supercenter
Được phát triển vào năm 1988 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự thuận
tiện trong mua sắm của gia đình mỗi ngày với giá thấp, giúp bạn tiết kiệm thời

14


gian và tiền bạc bằng cách kết hợp đồ thực phẩm và hàng hóa nói chung dưới
một mái nhà.
Có 3.029 supercenter trên cả nước mỹ, và nhất là mở cửa 24 giờ. Các siêu trung
bình 185.000 feet vuông và sử dụng khoảng 350 hoặc nhiều công ty liên kết.
Cửa hàng tạp hóa Supercenter tính năng:


Bakery hàng hóa



Thịt và các sản phẩm từ sữa



Sản phẩm tươi




Hàng khô và các loại lương thực



Đồ uống



Deli thực phẩm



Thực phẩm đông lạnh



Đóng hộp



Đồ gia vị và gia vị



Hộ gia đình cung cấp

Hầu hết các siêu cũng có nhiều cửa hàng đặc biệt như:



trung tâm



Tire & Lube Express



nhà hàng thương hiệu



studio và ảnh viện



Dược



Phòng y tế



Cơ quan



Salon tóc




Ngân hàng
15


3.3 Walmart thị trường lân cận
Walmart thị trường lân cận cung cấp một kinh nghiệm mua sắm nhanh chóng và
thuận tiện cho khách hàng, những người cần cửa hàng tạp hóa, dược phẩm, và
hàng hóa nói chung tất cả mỗi ngày nổi tiếng của chúng tôi giá thấp.
Đầu tiên được mở vào năm 1998, hiện nay có 168 Walmart thị trường lân cận,
sử dụng khoảng 95 công ty liên kết. Một cửa hàng điển hình là khoảng 42.000
feet vuông.
Walmart thị trường lân cận tính năng một loạt các sản phẩm, bao gồm:


Sản phẩm tươi



Thịt và các sản phẩm sữa



Thực phẩm đông lạnh



Hàng khô và các loại cây lương thực




Hỗ trợ sức khỏe và vẻ đẹp



Hàng văn phòng phẩm và giấy



Ổ đĩa, thông qua hiệu thuốc



Deli thực phẩm



Bakery mục



Đóng hộp và đóng gói hàng hóa



Đồ gia vị và gia vị




Pet cung cấp



Hộ gia đình cung cấp



Một giờ hình ảnh trung tâm

3.4 Cửa hàng Walmart Express
Mở hai cửa hàng Walmart Express thử nghiệm trong tháng 6 năm 2011 ở tây
bắc Arkansas. Walmart Express đã được tạo ra để cung cấp mức giá thấp mỗi
ngày trong một cửa hàng định dạng nhỏ hơn cung cấp thuận tiện cho chuyến đi
16


mua sắm của khách hàng. Các cửa hàng cung cấp cho Walmart sự linh hoạt
trong phục vụ khách hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và đô thị, nơi người
mua hàng có thể không tiếp cận được các cửa hàng lớn hơn. Walmart Express
rộng trung bình 15.000-feet vuông và cung cấp hàng tạp hóa và hàng hóa nói
chung, bao gồm cả sữa tươi, sản phẩm và thịt, hàng khô, hàng tiêu dùng, y tế và
viện trợ sắc đẹp, over-the-counter loại thuốc và nhiều hơn nữa.
3.5 Walmart.com
Được thành lập vào năm 2000, Walmart.com mang lại sự tiện lợi, lựa chọn hàng
hóa lớn, dịch vụ thân thiện và Hàng giá thấp mỗi ngày của Walmart qua
Internet.
Walmart.com hơn 1.000.000 sản phẩm, cộng với dễ sử dụng tải nhạc và các
dịch vụ ảnh kỹ thuật số một giờ. Và đang có thêm những sản phẩm tuyệt vời
hơn mỗi ngày.

Trong những ngày nghỉ, Walmart.com cung cấp nhiều tính năng đặc biệt chỉ có
sẵn trực tuyến.
Với sáng tạo trang web để lưu trữ chương trình, bạn có thể mua các sản phẩm
tại Walmart.com và sau đó họ đã vận chuyển miễn phí đến cửa hàng địa phương
của bạn để đến lấy.
4.Sự khác biệt của Walmark
Khi Wal-Mart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, nó lại làm ăn thắng lợi
nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản hiệu nghiệm: giá của Wal-Mart thấp hơn
khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở nơi khác .
*"Hãy san bằng giá bán"
Một trong những phát kiến bán lẻ của Sam Walton là phá bỏ được chu kỳ cao
thấp kéo dài hàng chục năm trong giá bán các sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ, một
mặt hàng như nước giải khát coke sẽ có một giá bán lẻ tiêu biểu – chẳng hạn
1,37 USD với loại chai 2 lít – và cứ vài tuần lại được bán giảm giá – chẳng hạn,
1,09 USD hay thậm chí 99 xu. Bất kỳ ai thường mua sắm đều quen thuộc với
những đợt khuyến mãi chỉ kéo dài trong vài ngày. Những người tiêu dùng khôn
ngoan chẳng bao giờ trả 1,39 USD cho một chai coke, họ chỉ mua tích trữ khi
giá bán là 99 xu. Những đợt giảm giá khuyến mại này được lên lịch trước từ lâu
nhưng chúng vẫn tạo ra những chu kỳ tiêu thụ không ổn định. Người tiêu dùng
17


đâm nghiện với giá bán rẻ hơn và chống lại giá bán tiêu chuẩn. Các hãng cung
cấp đâm nghiện với những đợt bùng nổ sản lượng do việc giảm giá khơi mào,
nhưng cũng cần phải bán với giá tiêu chuẩn để duy trì một biên độ lợi nhuận
hợp lý. Còn các cửa hàng thì “phát khùng” vì trữ hàng cho những đợt khuyến
mại, vì bày trí lại kiểu trưng bày, và đối phó với hàng đống sản phẩm không
chịu nhúc nhích khi đợt giảm giá kết thúc.
Để trừ khử những chuyện đó, Wal-Mart muốn những hãng bán hàng cho mình
cộng hết tất cả các khoản giảm giá của các đợt khuyến mại trong năm và trừ

vào trị giá sản phẩm của nguyên một năm.Thế là hiện ra cái giá bán lẻ thấp và
cố định của từng ngày.Hãy chỉ cho người tiêu dùng biết rằng Wal-Mart luôn
luôn có sản phẩm bán với giá đó – rẻ hơn giá tiêu chuẩn của những nơi khác,
gần với giá khuyến mại.Hãy san bằng và làm cho hợp lý nhu cầu của người tiêu
dùng – họ chỉ mua khi họ cần.Điều đó khiến việc cung ứng hàng dễ dự đoán
hơn.
*"Tổ chức nhóm chuyên trách để theo dõi những hiệu quả hoạt động"
Riêng tại Mỹ hiện có khoảng 61.000 công ty cung ứng hàng cho Wal-Mart.
Nhiều công ty trong số này lập ra những “Wal-Mart team” (nhóm chuyên trách
Wal-Mart) để chuyên chăm lo những chuyện làm ăn với Wal-Mart. Hơn 700
công ty hiện nay đặt văn phòng ở Benoville – tổng hành dinh của Wal-Mart –
hay các thành phố lân cận để bảo đảm rằng các thành viên trong nhóm chuyên
trách Wal-Mart của họ lúc nào cũng sẳn sàng phục vụ khách hàng số 1 này.
Nhóm chuyên trách Wal-Mart nổi tiếng nhất là của Procter & Gambler (P&G)
và cũng là nhóm đầu tiên.Nhóm này hiện nay có 250 nhân sự đóng đô trong
một cao ốc văn phòng phía nam Bentoville nơi họ hàng ngày làm việc đưa sản
phẩm P&G vào các siêu thị Wal-Mart.
Bill Caldwell đã giúp thành lập và chỉ huy nhóm chuyên trách thứ hai bắt đầu
từ năm 1989 thay mặt bộ phận hàng may mặc của công ty Sara Lee – bao gồm
các thương hiệu như Hanes, L’eggs, Playtex và Champion. Theo Caldwell, ý
tưởng này nhằm theo dõi sự hoạt động liên tục của các tổ chức, bắt đầu từ lúc
Sara Lee mua nguyên liệu thô, qua quy trình sản xuất, quy trình phân phối, quy
trình bán hàng, cho đến lúc người tiêu dùng mua hàng về nhà và sử dụng hài
lòng. Mục tiêu là tiết giảm phí tổn cho toàn bộ hệ thống.
Nhóm chuyên trách thành lập xong là Sara Lee gặt hái ngay những thành quả
lớn. Công ty này đang chuyển khá nhiều việc sản xuất hàng may mặc ra nước
18


ngoài, khu vực châu Mỹ Latinh, vào cuối thập niên 1980, và đưa sản phẩm về

qua các cảng phía nam nước Mỹ. Từ đó, sản phẩm được vận chuyển bằng xe tải
đến các trung tâm phân phối của Sara Lee, rồi đi tiếp đến các nhà kho Sara Lee
trước khi đến các nhà kho Wal-Mart. Nhóm chuyên trách này nhanh chóng phát
hiện ra Wal-Mart có hàng trăm chiếc xe tải thường xuyên đi lên hướng bắc,
phần lớn đều chạy xe không vì đã đổ hết hàng cho các siêu thị ở Florida. Sao lại
không nhét đầy những xe tải rỗng không này với các sản phẩm may mặc của
Sara Lee và không cần dùng tới đội xe tải của Sara Lee nữa?
Cùng lúc đó Hanes đang giao hàng đồ lót nam giới cho các siêu thị Wal-Mart
theo từng kiện, mỗi kiện chứa nhiều hộp, mỗi hộp 6 tá. Đóng kiện như vậy
khiến các cửa hàng khó xử lý. Cửa hàng thường chỉ đặt mua nửa kiện cho nên
Wal-Mart phải nhận hàng đồ lót ở các trung tâm phân phối của Sara Lee, lôi về
trung tâm của họ, mở bung các kiện hàng ra để cung cấp cho các cửa hàng đúng
số lượng phù hợp. Nhóm chuyên trách của công ty Sara Lee nhanh chóng đưa
ra kiểu thùng chỉ chứa 3 tá để các siêu thị có thể đặt hàng theo số lượng ít hơn
mà không cần phải có người dùng tay khui tung từng kiện và tháo hộp để chia
lại số lượng hàng. Các cửa hàng nhờ đó sẽ đặt hàng chính xác hơn, đều đặn
hơn.
*"Giá chỉ được giảm chứ không tăng"
Sự kiên định của Wal-Mart trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến
các hãng cung cấp gần như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám
bàn chuyện tăng giá bán cho Wal-Mart – ngay cả khi chuyện tăng giá này là
hoàn toàn chính đáng.
Hai ví dụ về thay đổi cách phân phối của Sara Lee ở trên đã giảm tổng phí tổn
cho cả Sara Lee lẫn Wal-Mart trong khoảng 1,5 đến 2% – một lượng tiền rất lớn
nếu tính theo số lượng sản phẩm liên quan. Nhưng đừng tưởng Wal-Mart dễ
dàng ngồi yên gặm nhấm những hiệu quả do các nhóm chuyên trách mang lại.
Gary Ramey của Sara Lee còn nhớ có một năm bán hàng may mặc cực kỳ
thành công vào mùa tựu trường. Người chuyên mua hàng Sara Lee của WalMart rất hài lòng. Ông ta bảo Ramey: “Tuyệt lắm! Nhưng làm thế nào năm tới
chúng ta bán hàng thành công hơn thế?” Sự hài lòng chỉ kéo dài 10 giây!
Đầu năm 2000, dầu ô-liu Bertolli Olive Oil (một sản phẩm của Unilever) tăng

giá bán. Bertoli là sản phẩm nhập 100% từ Ý. Tỷ giá đồng euro so với đồng
đôla Mỹ đã tăng từ 90 xu hay 95 xu lên 1,15 đôla. Đó là mức tăng rất lớn. Cùng
19


lúc đó, dầu ôliu cũng gần như là sản phẩm hàng hoá. Năm đó mất mùa và giá
dầu ôliu tăng lên – tăng 10 đến 12%. Ngay cả với giá trước đây cũng không đủ
bù đắp mọi chi phí. Cho nên trước khi Bertolli tăng giá bán hàng, họ tới
Bentoville với một bản thuyết trình dài 6 trang để giải thích. Wal-Mart bác bỏ
ngay.
Bertolli không chấp nhận đòi hỏi giữ nguyên giá của Wal-Mart. Suốt hai hay ba
tháng liền, Wal-Mart không mua dầu ôliu của Bertolli nữa. Đó là một thời khắc
khủng hoảng! Bertolli không có ý định kiếm thêm tiền, hay tăng lợi nhuận để
tái đầu tư vào ngành kinh doanh này.Thế giới đã thay đổi, giá bán cho Wal-Mart
hoàn toàn không còn thực tế nữa.Wal-Mart bất cần. Sau cùng Wal-Mart cũng
nối lại kinh doanh với giá tăng lên. Rốt cuộc, cả thị trường đều tăng giá và khi
đó W-M mới chấp nhận chuyện tăng giá này là thực tế.
III. Hình thức thâm nhập thị trường của
Walmart.
Nếu như quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã bắt đầu cách đây từ mấy chục năm thì các
hãng danh tiếng mới chỉ thực sự đối mặt với những thách thức toàn cầu trong thời gian
gần đây. Điều này rất đúng với những công ty ở các nước đang phát triển, ngay cả đối với
những hãng lớn như Wal-Mart hay Marriott, chỉ vào những năm 80 mới thực sự có những
chiến lược nghiêm túc cho tiến trình toàn cầu hoá. Thực tế có rất nhiều các công ty đa
quốc gia được thành lập như Citicorp, Motorola với mục đích ban đầu là mở rộng sang
các thị trường châu Á, châu Mỹ latinh, phía Tây châu Âu và châu Phi.
Một công ty muốn mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu với rủi ro thấp và lợi nhuận tối
đa thường phải trả lời 4 câu hỏi chính yếu:
- Dòng sản phẩm nào được chọn cho công cuộc chinh phục thế giới?
- Thị trường mục tiêu nào được lựa chọn đầu tiên?

- Cách thức xâm nhập tối ưu vào thị trường?
- Tốc độ mở rộng như thế nào là hợp lý?
Áp dụng những quan điểm trên cho trường hợp của riêng mình, Wal-mart đã có những
thành công nhất định.
Vậy walmart đã làm như thế nào?

20


Quốc tế hoá không dựa trên duy nhất một kế hoạch tổng thể và cũng không phải là kết
quả của một loạt các quyết định mang tính thời cơ và bấp bênh. Cách thức khôn ngoan
nhất mà người ta đánh giá là “chủ nghĩa cơ hội được cai trị”, tuân thủ chủ nghĩa cơ hội và
sự linh hoạt bằng cách đi theo hướng chung: lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thị trường,
cách thức thâm nhập thị trường và sự nhạy bén trong việc mở rộng thị trường toàn cầu.
Walmart đã sử dụng 2 chiến lược thâm nhập thị trường đó là: liên doanh và đầu tư trực
tiếp.
3.1.Hình thức liên doanh
Liên doanh là một trong những hình thức thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.Các
công ty thường sử dụng liên doanh như là một phương tiện để thâm nhập vào một thị
trường mới, lĩnh vực mới.Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ ít phải chịu rủi ro, chi phí
hơn các hình thức khác. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm như:phải chia sẻ lợi
nhuận, có thể mất bí quyết kinh doanh vào tay doanh nghiệp khác, phải chia sẻ quyền
kiểm soát với các đối tác kinh doanh.
Trong lần xuất hiện đầu tiên trên thị trường quốc tế, Wal-Mart đã lựa chọn châu Mỹ và
châu Á. Ban đầu hãng xâm nhập vào Mêhicô, nước đông dân thứ hai tại châu Mỹ. Tuy
nhiên sự khác biệt về văn hoá và về thu nhập giữa Mỹ và Mêxicô là khá lớn. Ngoài ra, vì
đây là lần mở rộng đầu tiên, Wal-Mart có nhiều điều cần phải học hỏi và đã quyết định
thành lập một công ty liên doanh 50% vốn góp với nhà phân phối tại Mêhicô.
Năm 1991, Walmart đã nhập vào một liên doanh với Cifra mở Club của Sam ở Mexico
City, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên trong bộ phận quốc tế của Walmart. Năm 1997,

Walmart có được một phần lớn của Cifra, và trong tháng 2 năm 2000, tên Cifra chính
thức thay đổi Walmart de México (WALMEX). Trong tháng 11 năm 2006, Walmart nhận
được một giấy phép từ Bộ Tài chính Mexico tổ chức và hoạt động ngân hàng trong
nước. Trong tháng 11 năm 2007, Walmart Ngân hàng bắt đầu hoạt động với 16 chi nhánh
trong năm tiểu bang Mexico.
Trong tháng 12 năm 2009, Walmart Mexico đã công bố việc mua lại của các hoạt động
của Walmart ở Trung Mỹ từ các cửa hàng Walmart và hai đối tác thiểu số. Đầu năm 2010,
giao dịch đã được hoàn thành và Walmart Mexico trở thành Walmart Mexico và Trung
Mỹ.
Trụ sở chính của Walmart được đặt tại Mexico City.
Tổng số đơn vị bán lẻ(triệu USD) vào ngày 31 tháng 1 năm 2012:
21

2088


Walmart Supercenter

213

Sam Club

124

Bodega Aurrera

385

Mi Bodega Aurrera


227

Bodega Aurrera Express

592

Superama

88

Suburbia

94

VIPS Nhà hàng

265

El Porton

92

Ragazzi

7

Farmacia Walmart

1


Hãng tiếp tục chiến lược mở rộng tại châu Mỹ latinh bằng cách nhắm vào hai thị trường
lớn, Braxin và Achentina: xâm nhập vào Braxin cũng bằng cách lập công ty liên doanh
với một đối tác trong nước. Tuy nhiên từ kinh nghiệm gặt hái được tại thị trường Mêhicô,
Wal-Mart đã quyết định góp 60% vốn để nắm quyền kiểm soát.liên doanh như trước đây.
Năm 1995, Walmart đã mở hai supercenter và ba Câu lạc bộcủa Samở Brazil.Nhiều cửa
hàng đã mở ra bao gồm Todo Dia cửa hàng, một định dạng khu phố được thiết kế cho
khách hàng Brazil của Walmart. Trong tháng 3 năm 2004, Walmart mở rộng bằng cách
mua lại 118 cửa hàng Bompreço và trong tháng 12 năm 2005 mua lại 140 cửa hàng
Sonae.
Tổng số đơn vị bán lẻ(triệu USD) vào ngày 31 tháng 1 năm 2012:

512

Walmart Supercenter

51

Sam Club

27

Todo Dia

149

Đại siêu thị (Bompreco)

37

Siêu thị (Bompreco)


63
22


Magazine (Bompreco)

1

Mercadorama (Sonae)

21

BIG (Sonae)

39

Maxxi Atacado (Sonae)

56

Nacional (Sonae)

68

Đối với châu Á, Wal-Mart cũng tuân thủ chiến lược trên khi nhắm tới 3 thị trường lớn
nhất châu lục: Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Do khoảng cách về ngôn ngữ, văn hoá,
địa lý, Wal-Mart đã khôn khéo dựa vào các liên minh chiến lược trong các thị trường này
và dùng Hồng Kông như một đầu mối để chuẩn bị cho sự xâm nhập vào Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, trong tháng 5 năm 2002, Walmart đã mua 6,1% cổ phần trong Seiyu.Trong

tháng 12 năm 2005, Walmart có được một phần lớn cổ phần trong siêu thị Seiyu, Seiyu
một công ty con Walmart, và trong tháng 12 năm 2007, Walmart tăng cổ phần sở hữu của
Seiyu từ 50,9% đến 95,1%. Sau khi mua lại cổ phần còn lại, Seiyu đã trở thành một công
ty con sở hữu toàn bộ trong tháng 6 năm 2008.
Tổng số đơn vị bán lẻ(triệu USD) vào ngày 31 tháng 1 năm 2012:

419

Seiyu Đại siêu thị

116

Seiyu siêu thị

250

Wakana

52

Seiyu Tổng Merchandise

1

3.2.Đầu tư trực tiếp
23


Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước
nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như

công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài. Đầu tư
trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công
nghệ và phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề
việc làm tại nước nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước
này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty
nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
- Chu kỳ sản phẩm
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
- Khai thác chuyên giao và công nghệ
- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Walmart tại Trung Quốc.
Wal-Mart Trung Quốc công bố tổng doanh thu tại quốc gia tỉ dân này trong năm tài chính
kết thúc vào ngày 31.1.2011 đạt 7,5 tỉ USD, dù chỉ tương đương 2% doanh thu toàn cầu
của Wal-Mart nhưng cũng đủ để đưa hãng bán lẻ này lên vị trí thứ hai, sau Sun Art Retail
Group Ltd. tại thị trường Trung Quốc.
Khi thâm nhập các thị trường nước ngoài, Wal-Mart thường áp dụng chiến lược mua lại
các hãng bán lẻ lớn trong nước và mở rộng dưới cái tên của các hãng này. Thống kê của
Wal-Mart cho thấy 75% số lượng cửa hàng nằm ngoài nước Mỹ của Hãng không hoạt
động dưới tên Wal-Mart. Nhưng khi đặt chân vào Trung Quốc, do không thôn tính được
hãng bán lẻ nào, Wal-Mart chỉ có giải pháp duy nhất là xây dựng từ đầu.
Bên cạnh đó, Hãng cũng đánh giá không chính xác mức độ phức tạp của các thương vụ
mua lại quy mô lớn. Từ khi chi tổng cộng gần 1 tỉ USD mua lại Trust Mart, chuỗi cửa
hàng bán lẻ của Đài Loan với hơn 100 cửa hàng lớn ở Trung Quốc đại lục, Wal-Mart hiện
vẫn vật lộn với việc hợp nhất hoạt động của 2 công ty.
Cái giá phải trả cho những chiến lược sai lầm của Wal-Mart tại Trung Quốc là thị phần
tăng trưởng hết sức yếu ớt, lợi nhuận thu hẹp và mất khách hàng. Sau khi thôn tính Trust

Mart, thị phần của hãng này trong năm 2010 đạt tổng cộng 11,2%, xếp thứ hai sau liên
24


minh Đài Loan-Pháp Sun Art. Tuy nhiên theo hãng nghiên cứu của Trung Quốc China
Market Research Group, nếu chỉ tính riêng Wal-Mart, thị phần của hãng này đang giảm
mạnh từ mức 8% cách đây 3 năm xuống chỉ còn 5,5% vào tháng 6 năm 2011. Quá trình
mở rộng ồ ạt khiến lợi nhuận của Wal-Mart bị bào mòn và việc này sẽ tiếp diễn vài năm
nữa
trước
khi
các
cửa
hàng
bắt
đầu
sinh
lợi.
Wal-Mart cũng cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược giá rẻ bởi Hãng không cách nào
cạnh tranh với các cửa hàng tạp hóa truyền thống, mức độ thuận tiện và sự phù hợp với
thói quen tiêu dùng của đại bộ phận dân số Trung Quốc.Mặt khác, “giá rẻ không còn là
yếu tố then chốt để người tiêu dùng Trung Quốc quyết định mua hàng. Còn nếu muốn
tăng giá bán, Wal-Mart cần đặc biệt quan tâm đến chính sách của địa phương, tránh lặp
lại vết xe của Unilever khi hãng này bị phạt do tuyên bố sẽ tăng giá bán trong bối cảnh
Chính phủ Trung Quốc ra sức kiềm chế lạm phát.
Tổng số đơn vị bán lẻ(triệu USA) vào ngày 31 tháng 1 năm 2012: 370
Walmart Supercenter
328
Sam Club
6

Vùng lân cận thị trường
2
Smart Choice
3
Nhỏ gọn siêu thị
2
Trust-Mart Đại siêu thị
29
Walmart tại Hàn Quốc.
Sau tám năm hoạt động ở Hàn Quốc, năm 2006 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới WalMart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của mình cho
tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae với giá gần 900 triệu đôla Mỹ.
Sau tám năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị
phần, xếp thứ 5 sau Shinsegae với 30% thị phần, Tesco với 17% thị phần, Lotte Shopping
12% và Carrefour khoảng 8%... Tính riêng năm 2005, doanh thu của Wal-Mart tại thị
trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu đôla, thua lỗ đến 10 triệu đôla.
Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng của Wal-Mart Tuy nhiên, hàng hóa
ở hai chuỗi cửa hàng này thường được đóng gói rất kỹ và kiểu cách nên nhiều khách hàng
tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà họ muốn mua. Ở các cửa hàng của
Wal-Mart và Carrefour hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để giải đáp những thông tin
liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi quyết định có nên mua hay
không.
Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận
tiện nhất cho khách hàng quan sát, so sánh các mặt hàng cùng loại với nhau. Nhân viên
bán hàng trong các cửa hàng của Hàn Quốc cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời
hoặc hướng dẫn khi khách hàng cần đến.
Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế về sự
thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của
khách hàng. Các chuỗi cửa hàng nội địa còn giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp
25



×