Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.16 KB, 116 trang )

MỞ ĐẦU
Đây là một tài nguyên luôn luôn gắn chặt với con người trong mọi hoạt
động kinh tế văn hóa xã hội. Vì vậy con người cần phải hiểu biết về đất – hiểu
về bản chất, về sự biến động của đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Hơn 40 năm qua, công tác điều tra phân loại đánh giá đất đã được tiến
hành ở nước ta với đội ngũ cán bộ chuyên môn được đào tạo theo nhiều hình
thức khác nhau và đã thu được những kết quả đáng kể. Đến nay, do tình hình
phát triển của nông nghiệp, việc khai thác sử dụng đất được mở rộng, trình độ
thâm canh phát triển cao, việc đa dạng hóa cây trồng đang được tiến hành theo
cơ chế thị trường; mặt khác tình trạng xói mòn thoái hóa đất nhiều nơi đang ở
mức độ nghiêm trọng, cho nên công tác khảo sát đất cần được phát triển một
bước và cần có sự tham gia không chỉ của đội ngũ chuyên gia chuyên ngành mà
còn của đông đảo cán bộ trong ngành nông nghiệp.
Cuốn sách “Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất” ra đời nhằm trình
bày một cách cụ thể xúc tích, nêu rõ mục tiêu và cách làm từng việc trong hai
chuyên ngành lớn là điều tra phân loại đất (soil survey, soilclassification) và
đánh giá phân hạng đất đai (landevaluation) cho đông đảo cán bộ trong ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện trong đó có người được đào tạo
trong chuyên ngành thổ nhưỡng nông hóa.
SỔ TAY ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ ĐẤT ra đời chắc
không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót, kính mong độc giả lượng thứ và
phản ánh cho nhóm tác giả chúng tôi để chỉnh lý, sửa chữa, bổ sung cho
những lần tái bản sau.
Địa chỉ liên hệ: Hội Khoa Học Đất Việt Nam
61 Hàng Chuối – Hà Nội
Điện thoại:

(04) 8 210374
Tập thể tác giả

1




PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT
I. 1. SỰ CẦN THIẾT VỀ ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT
Tuy hàng ngày chúng ta nhìn đất cũng đã có những nhận thức ít nhiều về
từng loại hình đất. Nông dân ta từ ngàn xưa đã biết phân biệt từng loại đất và
đặc điểm sử dụng của chúng như đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất vàng, đất đen,
đất mặn, đất phèn, đất cát, đất sét, đất sỏi đá...... Những nhận thức đó vô cùng
quan trọng, nhưng chưa đủ:
- Do chưa nhận thức có cơ sở khoa học, một tài nguyên quan trọng đối với
cuộc sống, một đối tượng lao động chủ yếu để nâng cao sản phẩm nông nghiệp.
- Do chưa biết được phương pháp đối tượng cụ thể và thiếu công cụ để
phân tích chuẩn đoán chính xác trong điều tra phân loại đất.
- Cây trồng sử dụng cả một bề dày của đất, những cây lâu năm có bộ rễ
phát triển tập trung ở độ sâu 1 – 2m (những rễ cái, rễ lớn còn sâu hơn nhiều tùy
loại đất). Vì vậy không thể nhìn và xem xét trên mặt đất mà đủ.
Như vậy biết điều tra phân hạng đất là để biết một cách tổng quát toàn bộ
tính chất của một loại hình nào đó về đất để sử dụng tốt cho cây trồng và các
ngành kinh tế quốc dân nói chung,.
I.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT.
Đối tượng điều tra phân loại ở đây là đất. Nên trước hết phải hiểu đất là
gì? Sự hình thành phát triển thoái hóa của đất như thế nào?
Người chủ sử dụng đất phải biết tự đặt ra câu hỏi và trả lời về đất của
mình: Tại sao đất tôi xám xịt lại? Tại sao lại có bạc trắng? Tại sao vạt đất của tôi
cứ rắn chặt lại? Tại sao ở chân đồi tôi đá cứ lớn lên....
Từ mấy thế kỷ nay khoa học về đất đã không ngừng phát triển. Ngoài
những nghiên cứu riêng lẻ từng nước, từ những thập kỷ 30 của thế kỷ này đã có
những họat động trên phạm vi toàn thế giới dưới danh nghĩa Hội Khoa học Đất

Quốc tế. 4 năm một lần Hội có một cuộc họp lớn tổng kết các kết quả điều tra
nghiên cứu của cả thế giới và phổ biến cho cả thế giới để nâng cao hiểu biết về
đất, về sử dụng, bảo vệ cải tạo tốt đất toàn hành tinh nhằm bảo đảm được chức
năng của đất là nuôi sống nhân loại. Ngoài ra có 2 trung tâm quốc tế họat động
liên tục từ những năm 1960 để:
1. Nghiên cứu phân loại làm bản đồ đất tỉ lệ nhỏ toàn thế giới. Hướng dẫn
phân hạng đánh giá đất (FAO – UNESCO, ISRIC – Hà Lan)
2. Nghiên cứu hệ thống phân loại chi tiết phục vụ cho bản đồ đất các tỉ lệ
trên một quan điểm khoa học riêng biệt (không hòa hợp) và có một hệ thống
2


phân vị chặt chẽ.
Hai trung tâm nói trên đều có hệ thống phân vị và danh pháp riêng mà
những chuyên gia trong ngành cần am hiểu.
Đến nay càng được khẳng định: Đất có nguồn gốc phát sinh, có sự phát
triển, đất là một vật thể tới xốp trên bề mặt quả đất, gắn với điều kiện khí hậu
đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá mẹ có tính chất rất khác
nhau, hay mâu thuẫn khác nhau, dưới tác động của sinh vật nhất là thực vật mà
hình thành. Không có vai trò của sinh sinh vật thì sản phẩm phong hóa chưa
hình thành được đất. Đất được di sản từ sản phẩm phong hóa của đã mẹ, của
mẫu chất nhưng phải có họat động của sinh vật (chủ yếu là thực vật) trong hệ
thống tiểu tuần hoàn sinh vật mới tích lũy được chất hữu cơ mới hình thành
được đất. Từ giữa thế kỷ thứ XIX nhà bác học Nga V.V. Docutchaev đã định
nghĩa chính xác về đất: “Đất là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động của
các yếu tố khí hậu, sinh vật (chủ yếu là thực vật) đá mẹ, địa hình, thời gian và
tác động của con người”.
Như vậy điều tra phân loại là để biết chuẩn đoán đối tượng, hiểu sâu từng
loại hình riêng lẻ trong hệ thống được xác định, hiểu cá thể trong quần thể để xác
định tính chất, xác định tên đất và chấm đúng điểm điều tra phẫu diện đó lên đúng

vị trí trên bản đồ và ta có một bản đồ đất (bản đồ thổ nhưỡng) với ranh giới từng
loại hình đất chi tiết theo tỉ lệ để sử dụng hiệu quả từng khoanh đất.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT
Qua kinh nghiệm tiến hành ở Việt Nam hơn 40 năm qua có thể quy gọn
làm 3 bước:
- Chuẩn bị.
- Điều tra thực địa
- Làm nội nghiệp.
II.1. CHUẨN BỊ
Công tác chuẩn bị bao gồm:
- Chuẩn bị tài liệu
- Chuẩn bị vật tư dụng cụ.
- Chuẩn bị hành trình.
II.1.1. Chuẩn bị tài liệu.
Muốn điều tra một vùng nào trước hết phải:
+ chuẩn bị một bản đồ địa hình có tỉ lệ phù hợp. Trong giã ngoại phải có
tỉ lệ lớn gấp đôi như cần có bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 thì trong điều tra giã ngoại
phải sử dụng bản đồ tỉ lệ 1/25.000 để giảm sai số khi thu lại.
3


Ngoài ra cần tham khảo những bản đồ tài liệu khác đã có như:
- Ảnh chụp máy bay, ảnh viễn thám (nếu có).
- Các loại bản đồ đất tỉ lệ nhỏ đã làm.
- Các loại bản đồ địa chất, hiện trạng sử dụng đất (nếu có).
+ Các tài liệu khác:
- Các số liệu về khí tượng thủy văn trong vùng.
- Các tài liệu về phát triển nông lâm nghiệp, các dự án quy hoạch tổng thể
có quan hệ đến vùng. Các tài liệu đã nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp. Các
điểm điều tra nông hộ và nghiên cứu thực nghiệm về phân bón cũng là tài liệu

vô cùng quý giá.
Chuẩn bị tốt sẽ giảm bớt công sức trong xác định loại đất ở thực địa và có
cơ sở đề xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất có hiệu quả.
II.1.2. Chuẩn bị vật tư
Vật tư và dụng cụ đáp ứng yêu cầu điều tra như sau:
- Các bản tả đã in sẵn, bút bi, bút dạ.
- Dụng cụ đào đất, lấy đất: xẻng, cuốc, xà beng, dao lấy mẫu.
- Hộp lấy mẫu đất theo từng tầng (tốt nhất là hộp nhựa để bảo quản lâu hơn)
- Thuốc thử pH, CaCO3 ngoài đồng) đối với đất phù sa, đất glây, đất bị
ảnh hưởng cacbonat đều rất cần).
- Địa bàn để giúp xác định vị trí trên bản đồ.
- Máy đo độ cao cần thiết đối với vùng núi cao.
- Máy ảnh để chụp phẫu diện đất và các yếu tố quan hệ đến hình thành và
sử dụng đất
II. 1.3. Chuẩn bị hành trình
Với kiến thức điều tra thực địa và tài liệu đã thu thập ta vạch được các
tuyến, các điểm phải làm phẫu diện và đoạn đường phải đi cho thuận lợi quan
sát và đỡ gặp khó khăn trong đi lại. Phẫu diện phải điểm đúng “huyệt”, nắm
bản chất của loại hình chính phụ. Ví dụ đối với đất phát triển tại chỗ (đồi núi)
thì phải tránh những loại hình dốc tụ (deluvie), trước hết tìm điểm hình thành
tại chỗ (cluvie) sau yếu tố hình thành khác. Như vậy mới chuẩn đoán được
loại hình chính: đơn vị và đơn vị phụ. Những điểm phẫu diện dự kiến, những
tuyến đi cũng để giải đáp có cơ sở cho những suy nghĩ sự đoán trước của
người điều tra.

4


II.2. ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG
II.2.1.Chia khu vực điều tra

Khu vực điều tra cần được chia cho các nhóm theo sự đứt đoạn của địa
hình, rõ nét về ranh giới. Các nhóm điều tra phải khảo sát chớm ranh giới được
phân chia 200m.
II.2.2. Các bước điều tra ngoài đồng
II.2.2.1. Điều tra sơ bộ:
Theo tuyến, lát cắt để tìm hiểu điều kiện hình thành đất, phát hiện các loại
đất, xác định nội dung điều tra.
II.2.2.2. Điều tra tỉ mỉ:
Theo mạng lưới phẫu diện đã dự kiến, phát hiện các loại đất, xác định
ranh giới của chúng và khoanh vẽ lên bản đồ.
II.2.2.3. Sai số cho phép và khoanh đất nhỏ nhất:
Sai số cho phép về đường ranh giới các khoanh đất được xác định bởi tỉ lệ
bản đồ, chất lượng bản đồ nền và mức độ biểu hiện của các loại đất khác nhau
ngoài thực địa.
Quy định 2 mức độ biểu hiện của đất:
+ Rõ ràng (ranh giới giữa các loại đất nằm kế cận có thể xác định dễ dàng
bằng mắt thường thông qua các yếu tố hình thành đất).
+ Không rõ (ranh giới đất khó xác nhận ngoài đồng).
Bảng 1
Sai số cho phép và ranh giới các khoanh đất
Thể hiện
ranh giới
đất ở

Rõ ràng
Không rõ

Sai số trên bản đồ (mm, tử số) và ngoài thực địa
(m, mẫu số) đối với các tỉ lệ
1


1

1

1

1

1

250.000

100.000

50.000

25.000

10.000

5000

4

4

4

4


4

4

---------

----------

---------

---------

---------

--------

1000

400

200

100

40

20

6


6

6

6

6

6

--------

--------

---------

---------

---------

--------

1500

600

300

150


60

30

5


Bảng 2
Diện tích thích hợp của khoanh đất nhỏ nhất
Thể hiện
ranh giới
đất ở

Rõ ràng

Không rõ

Diện tích khoanh đất nhỏ nhất trên bản đồ (mm2, tử số)
và ngoài thực địa (ha, mẫu số) đối với các tỉ lệ
1

1

1

1

1


1

-----------

----------

----------

---------

--------

--------

250.000

100.000

50.000

25.000

10.000

5000

50

50


50

50

50

50

-------

-------

--------

-------

-------

-------

312

50

12,5

3,12

0,5


0,12

400

400

400

400

400

400

-------

-------

-------

------

100

25

4,0

1,0


------2500

------400

Diện tích khoanh đất nhỏ nhất (chỉ quy định cho các khoanh đất có hình
dáng gọn không kéo dài quá) quy định chung cho các tỉ lệ bản đồ là 20 mm2.
II.2.2.4. Mật độ phẫu diện:
Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ mức độ khó khăn trong quá trình điều tra và yêu
cầu của sản xuất chia ra những loại vùng cần điều tra với mật độ khác nhau:
A. Đồi cao hoặc núi trung bình, núi cao bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 250.
B1. Đồi và núi thấp bị chia cắt, dốc 10 – 25 0. Không bị rừng cây hoặc cây
trồng che phủ.
B2 Vùng đất bằng, dốc thoải, đất đồng nhất trên phạm vi lớn.
C1 Đồi lượn sóng, dốc thoải, dốc dưới 100 , không bị rừng cây hoặc cây
trồng che phủ
C2 Đồng bằng châu thổ, bãi bằng ven đồi, ven sông suối không có cây
trồng hoặc rừng cây che phủ, địa hình, đất tương đối đồng nhất
C3 Địa hình đồi núi bị cây trồng hoặc rừng cây che phủ
D1 Đồi bát úp bị chia cắt mạnh
D2 Địa hình bằng, đồi, núi dốc dưới 250, có cây trồng hoặc rừng cây che phủ.
D3 Đồng bằng xen đồi, núi hoặc đồng bằng, bãi bằng đất phân bố xen kẽ,
phức tạp.
D4 Vùng đất cát, đất phèn, đất mặn ven biển.
6


Bảng 3 Diệu tích trung bình cần đào một phẫu diện chính hoặc phụ.
Diện tích ở thực địa (ha)

Tỷ lệ bản


Loại vùng

đồ đất
IA

II B

III C

IV D

1/250.000

1920

1280

960

768

1/100.000

480

320

240


192

1/50.000

120
30
25
7

80
20
10
5

60
15
7
3

48
12
5
1

1/25.000
1/10.000
1/5.000

II.2.2.5. Phẫu diện đất:
II.2.2.5.1. Chọn địa điểm đào phẫu diện:

Địa điểm đào phẫu diện phải thật đại diện cho khu vực điều tra cụ thể là:
- Trên các dạng địa hình chủ yếu
- Dưới các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng chủ yếu
- Ở các vùng có phương thức sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất khác nhau.
- Ở đất đồi, núi phẫu diện đại diện phải được đào ở đỉnh đồi hoặc đỉnh núi
- Ở địa hình bằng và thung lũng phẫu diện đất phải đào ở giữa khu vực.
Không được đào ở gần bờ, gần đường, gần kênh mương và các khu vực lò gạch
hoặc đang khai thác mỏ..... Không được đào phẫu diện nơi có ổ mối, hang kiến,
nơi đất bi bom đạn hoặc hoạt động nhân tạo làm xáo trộn.
Xác định vị trí phẫu diện từ thực địa vào bản đồ rất quan trọng, giúp cho
việc nghiên cứu đất và khoanh ranh giới đất được chính xác. Chúng ta thường
dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp giao hội (theo các mốc cố định dễ nhận biết)
- Phương pháp đo khoảng cách, ước lượng cự ly.
+ Ghi ký hiệu phẫu diện
- Phẫu diện chính có phân tích
- Phẫu diện chính không phân tích
- Phẫu diện phụ
- Phẫu diện thăm dò
+ Đào phẫu diện
7


Quy cách đào phẫu diện tùy theo quy định của nội dung và mục đích
nghiên cứu. Đối với đất dày trên 10cm chưa gặp tầng cứng rắng thường đào:
- Chiều rộng từ 70 – 90cm.
- Chiều dài 120 – 150cm.
- Chiều sâu trên 125 cm.
Phẫu diện cần chụp ảnh, phải đào dài 2m
Khi đào phẫu diện cần chú ý:

- Mặt phẫu diện dùng để quan sát, mô tả hướng vào phía ánh sáng mặt trời
để dễ mô tả.
- Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp dưới để riêng. Đất đào được không
được đổ lên phía mặt phẫu diện mô tả. Không được dẫm đạp lên phía mặt phẫu
diện mô tả vì làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Phía mô tả đào thẳng góc với mặt đất.
- Đối với đất trồng trọt đào xong phải lấp lại ngay. Các lớp đất dưới lấp
trước, lớp đất trên mặt lấp sau cùng.
II.2.2.5.2. Phẫu diện chính
+ Đào đến tầng cứng rắn, đá mẹ hoặc đến độ sâu tối thiểu 125 cm, nếu
chưa gặp tầng cứng rắn, chiều rộng 70 – 80 cm, chiều dài 1,2 – 2,0m. Mặt thành
phẫu diện để mô tả phải đối diện với hướng mặt trời. Mặt đối diện với mặt mô tả
đào thành hình bậc thang.
+ Mô tả vào mẫu bản tả chính, ghi vị trí phẫu diện lên bản đồ.
+ Thử pH, cácbonat và các chỉ tiêu mặn, phèn, độ dẫn điện khi cần thiết.
+ Lấy tiêu bản đất.
+ Lấy mẫu đất nơi cần phân tích.
II.2.2.5.3. Phẫu diện phụ
+ Khi gặp loại đất giống đất ở phẫu diện chính gần đó thì đào phẫu diện phụ.
+ Đào sâu đến 100cm
+ Tả vào bản tả phẫu diện phụ, ghi vị trí, số phẫu diện lên bản đồ.
II.2.2.5.4 Phẫu diện thăm dò:
+ Đào sâu đến 70 – 100cm.
+ Đánh dấu trên bản đồ dã ngoại
Mỗi khoanh đất tối thiểu phải có một phẫu diện đất chính, phụ hoặc thăm dò.
II.2.2.5.5. Quy định về sai số vị trí phẫu diện:
Sai số vị trí phẫu diện trên bản đồ tối đa là 5mm.
8



II.2.2.5.6. Lấy mẫu đất để phân tích theo trình tự
+ Đầu tiên lấy mẫu đất ở đáy phẫu diện, sau đó lấy dần lên các tầng trên.
+ Mẫu đất lấy ở tất cả các tầng phát sinh, lấy đều theo độ dày tầng đất
+ Tầng đất dày chưa đến 50cm lẫy một mẫu.
+ Tầng đất dày 50 – 90cm lấy 2 mẫu
+ Tầng đất dày hơn 90cm lấy 3 mẫu.
+ Mẫu đất phải lấy đủ trọng lượng 1kg.
Ngoài túi vải phải ghi số phẫu diện, độ sâu tầng đất, bên trong phải có
nhãn bằng giấy ghi số phẫu diện, địa điểm lấy, tầng lấy mẫu, ngày lấy mẫu và
người lấy mẫu.
Mỗi đơn vị phân loại đất thể hiện trên chú dẫn bản đồ đất tối thiểu phải
lấy một phẫu diện đất phân tích.
II.2.2.5.7. Lấy tiêu bản đất:
Lấy đất ở các tầng cho các ngăn của hộp bằng giấy, gỗ hoặc nhựa. Đất
cho vào hộp phải giữ được dạng tự nhiên và đặc trưng cho tất cả các tầng đất.
Cách ghi tiêu bản đất: Bên cạnh mỗi ngăn tiêu bản ghi rõ độ dày tầng đất,
đầu và nắp hộp ghi số phẫu diện, ký hiệu phẫu diện (chính, phụ, thăm dò...), ký
hiệu tên đất, địa điểm đào phẫu diện và thực vật phổ biến.
II.2.2.5.8. Mô tả phẫu diện đất:
Ghi chép và mô tả đầy đủ các mục đã ghi trong bản tả phẫu diện in sẵn:
+ Ghi số và địa điểm đào phẫu diện.
+ Ghi đầy đủ ký hiệu tên địa phương, số phẫu diện, ký hiệu tờ bản đồ và
tọa độ (nơi đào phẫu diện) là cần thiết giúp cho việc lưu trữ dữ liệu máy tính và
ứng dụng tin địa lý.

9


BẢN TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT
Số phẫu diện


Địa điểm

Thực vật tự nhiên

Tọa độ địa lý

Cây trồng:

Lượng mưa

NS:

Độ cao

Xói mòn: NSMVE

Tên đất
VN

Địa hình: FURHSM

Tên đất
FAO

Địa mạo: AP CP LP PE VAUP HIMO

Độ dốc

Mẫu chất (đá mẹ)


Tiêu nước: EWMIP

Ký hiệu tầng đất:

Nước ngầm: NSMD
Ngập lụt (số tháng): Từ:

Đến:

Nước
mạch:
VSMDE

I

II

III

IV

V

VI

ACGD

ACGD


ACGD

ACGD

ACGD

ACGD

Tỷ lệ %

fcm

fcm

fcm

fcm

fcm

fcm

Kích thước

fmc

fmc

fmc


fmc

fmc

fmc

Tương phản

fdp

fdp

fdp

fdp

fdp

fdp

Độ sâu tầng đất (cm)
Tầng chuẩn đoán
Ranh giới tầng
Mầu sắc

Ướt
Khô

Đốm rỉ


Ngày
người tả

Mầu sắc

10


Thành phần cơ giới
Đá lẫn > 2mm

Cấu trúc

Kích thước

FM MC SB

FM MC SB

FM MC SB

FM MC SB

FM MC SB

FM MC SB

Tỷ lệ %

VCMAD


VCMAD

VCMAD

VCMAD

VCMAD

VCMAD

Pr co ab sb

Pr co ab sb

Pr co ab sb

Pr co ab sb

Pr co ab sb

Pr co ab sb

Pl gr sg ma

Pl gr sg ma

Pl gr sg ma

Pl gr sg ma


Pl gr sg ma

Pl gr sg ma

Vf fi me

Vf fi me

Vf fi me

Vf fi me

Vf fi me

Vf fi me

Co ve

Co ve

Co ve

Co ve

Co ve

Co ve

NST SST ST VST


NST SST ST VST

NST SST ST VST

NST SST ST VST

NST SST ST VST

NST SST ST VST

NPL SPL PL VPL

NPL SPL PL VPL

NPL SPL PL VPL

NPL SPL PL VPL

NPL SPL PL VPL

NPL SPL PL VPL

LO VER FR

LO VER FR

LO VER FR

LO VER FR


LO VER FR

LO VER FR

FI VFI ÈI

FI VFI ÈI

FI VFI ÈI

FI VFI ÈI

FI VFI ÈI

FI VFI ÈI

LOOSHA

LOOSHA

LOOSHA

LOOSHA

LOOSHA

LOOSHA

HA VHA EHA


HA VHA EHA

HA VHA EHA

HA VHA EHA

HA VHA EHA

HA VHA EHA

Loại

Kích thước

Độ chặt

Ướt

Ẩm

Khô

Độ xốp

Độ xốp

12345

12345


12345

12345

12345

12345

Kết von

Hình dạng

RFI

RFI

RFI

RFI

RFI

RFI

Kích thước

FMC

FMC


FMC

FMC

FMC

FMC

Tỷ lệ

FCMAD

FCMAD

FCMAD

FCMAD

FCMAD

FCMAD

Các đặc tính khác
pH(H20), EC, mặn

11


BẢN TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT PHỤ


ở phai Excel

12


SR:
SC:
SI:
SX:
ST:

KÝ HIỆU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC VẬT
Dân cư
khu công nghiệp
Nhà ở
Giải trí
Công nghiệp
Khai thác
Giao thông

A:
AA:
AA1:
AA2:
AA3:
AA4:
AA5:
AP:
AP1:

AP2:
AT:
AT1:
AT2:

Trồng trọt
Cây trồng hàng năm
Du canh
Canh tác đất bỏ hoang
Canh tác đất bỏ hóa
Canh tác nhờ mưa
Canh tác lúa nước
Cây trồng lâu năm
Canh tác không có tưới
Canh tác có tưới
Trồng cây gỗ và cây bụi
Canh tác cây gỗ không tưới
Canh tác cây gỗ có tưới

H:
HE:
HE1:
HE2:
HI:
HI1:
HI2:
HI3:
F
FN
FN1

FN2
FP

Chăn nuôi
Đồng cỏ tự nhiên
Dân cư
Bán du cư
Đồng cỏ thâm canh
Sản phẩm cho chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc lấy sữa
Chăn nuôi gia súc lấy thịt
Rừng
Rừng tự nhiên và rừng cây gỗ
Khai thác có lựa chọn
Khai thác hết
Rừng trồng

M

Canh tác kết hợp

S:

13


MF
MP
E
EV

EK

Nông lâm kết hợp
Trồng trọt chăn nuôi kết hợp
Khai thác và thu hoạch
Khai thác thực vật tự nhiên
Săn, bắn và đánh cá

P
PN
PN1
PN2
PN3
PD
PD1
PD2

Bảo tồn tự nhiên
Bảo tồn tự nhiên và giải trí
Dự trữ
Công viên
Quản lý tự nhiên
Điều khiển sự thoái hóa
Không có tác động của con người
Có tác động của con người

U

Không sử dụng và không quản lý
Các ký hiệu bổ sung để thể hiện các kiểu sử dụng đất đặc biệt. Ví dụ:

Canh tác nhờ mưa
Canh tác nhờ mưa truyền thống
Canh tác nhờ mưa truyền thống có cải tiến
Canh tác nhờ mưa truyền thống được cơ giới hóa
Sản xuất hàng hóa

AA4
AA4T
AA4I
AA4M
AA4C

Đối với đất canh tác cần nêu các cây trồng chủ yếu về quản lý đất, sử dụng đất,
sử dụng phân bón, thời gian bỏ hóa, hệ thống luân canh và năng suất
Ví dụ ký hiệu về các cây trồng:
IR: Lúa

WH: Lúa mì

CA: Sắn

RB: Lúa nổi

MI: Kê

BE: Đậu

RU: Lúa đồi

MA: Ngô


CP: Đậu bò

SO: Lúa miến

SP: Khoai lang

SB: Đậu nành

BA: Lúa mạch

PO: Khoai tây

VE: Rau

CT: Bông

CF: Cà phê

RR: Cao su

CH: Điều

ER: Cây ăn quả

SC: Mía

CO: Co ca

OP: Cọ dầu


TB: Thuốc

CC: Dừa

YA: Khoai mỡ

TE: Chè

14


SF: Hoa hướng dương
Ảnh hưởng của con người
N: Không ảnh hưởng

BR: Đốt cháy

NK: Không biết

TE: Làm bậc thang

VS: Thực vật bị tác động nhẹ

MP: San phẳng

VM: Thực vật bị tác động

MR: Lên luống


IS: Tưới bằng bình

MS: Thêm cát

IF: Tưới theo hàng

PO: Bị ô nhiễm

IP: Tưới ngập

CL: Được làm sạch

AE: Tiêu nhân tạo

FE: Có phân bón

SC: Nén chặt mặt đất
BU: Đắp đê, đập
BP: Đào hầm hố
Thực vật
N: không có thực vật

WX: Rừng gỗ vùng khô hạn

G: Đồng cỏ

SA: Đồng cỏ

FO: Cây họ hoa thảo


FE: Rừng thường xanh

F: Rừng

FS: Rừng bán rụng lá

W: Rừng gỗ

FD: Rừng rụng lá

FX: Rừng vùng khô hạn

S: Cây bụi

WE: Rừng gỗ thường xanh

SS: Cây bụi bán rụng lá

SE: Rừng bụi thường xanh

WD: Rừng gỗ rụng lá

WS: Rừng gỗ bán bán rụng lá

SD: Cây bụi rụng lá

HT: Đồng cỏ cao

SX: Cây bụi khô hạn


HM: Đồng cỏ trung bình

HS: Đồng cỏ thấp

15


HƯỚNG DẪN MÔ TẢ PHẪU DIỆN
(Theo Guideliner for soil description FAO, 1990)
1. Địa hình:

3. Độ dốc:

F: Khá bằng phẳng <2%

I: <6% = 30

U: Lượng sóng 2-10%

II: 6 – 14% = 3 - 80

R: Gồ ghề 10-15%

III: 14 – 27% = 8 - 150

H: Đồi 15-30%

IV: 27 – 37% = 15 - 200

S: Núi dốc >30%


V: 37 – 47% = 20 - 250

M: Núi dốc >30%

VI: > 47% 250

(Độ cao trên 300m)

4. Xói mòn: (1)

2. Địa mạo:
AP: Đồng bằng phù sa

Căn cứ dấu hiệu mặt đấtCây trồng bị
phá hủy

CP: Đồng bằng ven biển

5. Đá lộ đầu:

FE: Đồng bằng trước núi

N: Không có

LP: Đầm hồ bằng trũng

F: Ít <15%

VA: Thung lũng.


C: Trung bình 5 - 15%

UP: Thềm phù sa cổ

M: Nhiều 15 – 40%

HI: Đồi núi thấp

A: Rất nhiều > 40%

MO: Núi trung bình cao
VO: Núi lửa
Chú dẫn:
(1) S: Xói mòn nhẹ (1) có biểu hiện thiệt hại bề mặt còn hoạt động của SV
hầu hết còn
M: Xói mòn trung bình (2) Bề mặt đất bị thiệt hại rõ họat động của SV
phần nào bị phá hủy
V: Xói mòn mạnh (3) Tầng đất mặt hầu hết bị di chuyển, hoạt động của
SV phần nào bị phá hủy
E: Xói mòn rất mạnh (4) Tầng đất mặt bị di chuyển, họat động của SV bị
phá hủy hoàn toàn.
6. Đá lẫn:

15. Độ chặt:

N: Không có

- Đất ướt
16



V: Ít <5%

NST: không dính

C: Trung bình 5-15%

SST: Ít dính

M: Nhiều 15-40%

ST: Dính

A: Rất nhiều 40-80%

VST: Rất dính

D: Chủ yếu .80%

NPL: Không dẻo

7. Khả năng tiêu nước:

SPL: Dẻo

E: Rất dễ tiêu

PL: Ít dẻo


W: Dễ tiêu

VPL: Rất dẻo

M: Dễ tiêu trung bình

- Độ ẩm

I: Đôi khi khó tiêu

LO: Không chặt

P: Khó tiêu

VFL: Rất bở

8. Ngập lụt: (số tháng ngập)

FR: Bở

N: Không ngập

FI: Chặt

L: Ngập ít (1-3 tháng)

VFI: Rất chặt

D: Ngập nhiều (6-9 tháng)


EFI: Cực chặt

R: Rất nhiều (> 9 tháng)

- Đất khô
LO: Không chặt

9. Nước ngầm:

SO: Bở

N: Không quan sát

SHA: Ít cứng

S: Nông < 50m

HA: Cứng

M: Sâu TB 50-100m

VHA: Rất cứng

D: Sâu >100m

EHA: Cứng rắn

10. Nước mạch:

16. Thành phần cơ giới (Phân cấp cùng USDA):


S: Nông 2-3cm

C: Sét

M: Sâu TB 3-5cm

CL: Thịt pha sét

D: Sâu 5-8cm

Si: Limon

E: Rất sâu > 8cm

SiC: Sét pha limon

11. Ranh giới tầng:

SC: Sét pha cát

A: Đột ngột 0-2cm

SCL: Thịt pha sét, cát
17


C: Rõ ràng 2-5cm

SL: Thịt pha cát


G: Dần dần 5-15cm

FSL: Thịt pha cát mịn

D: Lan rộng > 15cm

CSL: Thịt pha cát thô
LS: Cát pha thịt

12. Hiện trạng

LFS: Cát mịn pha thịt

A: Cây trồng nông nghiệp

LCS: Cát thô pha thịt

H: Đồng cỏ chăn nuôi

VFS: Cát rất mịn

F: Rừng

MS: Cát trung bình

N: Nông lâm kết hợp

CS: Cát thô


U: Chưa sử dụng

US: Cát không phân loại

13. Độ xốp: Ước lượng %
thể tích khe hở

17. Kết von:

1: Rất ít xốp > 2%

R: Tròn

2: Ít xốp 2-5%

F: Phiến dẹt

3. Xốp 5-15%

I: Củ gừng, củ ấu

4. Khá xốp 15-40%

- Kích thước

5: Rất xốp >40%

F: Mịn < 6mm

- Hình dạng


M: Trung bình 6-20mm
14. Đốm gỉ:

C: Thô >20mm

- Tỷ lệ %

- Số lượng (% thể tích)

F: Rất ít < 5%

F: Ít <5%

c: Trung bình 5-15%

C: TB 5-15%

m: Nhiều 15-40%

M: Nhiều 15-40%

- Mức độ tương phản

A: Rất nhiều 40-80%

f: Yếu, gần nhau về mầu sắc
(hue), độ sáng (Chroma), giá
trị (Value)


D: Chủ yếu >80%

- Kích thước
F: Mịn, rất mịn <5mm
M: TB 6-20mm
C: Thô >20mm
D: Rõ, chênh lệch nhau 2,5

18. Cấu trúc
- Loại cấu trúc
Pr: Lăng trụ
Pl: Phiến
Co: Cột
18


đơn vị

Gr: Viên, hạt

P: Nổi bật chênh lệch > 3
đơn vị

Ab: Cục, khối có góc cạnh
Sg: Hạt rời
Sb: Cục, khối nhẵn cạnh
Ma: Tảng
- Kích thước cấu trúc:

hiệu

Vf
FI
ME
CO
VC

Kích thước

Loại
Rất
mịn
Mịn
TB
Thô
Rất
thô

Phiến

Lăng trụ

Cục

Viên,
hạt

<1

<10


<5

<1

1-2
2-5
5-10

10-20
20-50
50-100

5-10
10-20
20-50

1-2
2-5
5-10

>10

>100

>50

>10

Hình thái của phẫu diện đất và các đặc tính khác
được mô tả theo các tầng

Tên gọi các tầng và lớp đất
Ký hiệu tầng và lớp chính
Ký hiệu tầng gồm 1 hoặc 2 chữ cái hoa cho tầng chính và đuôi chữ
thường cho phần phụ (distintion) có hoặc không có thêm đuôi số. Để trình bày
và hiểu phần mô tả phẫu diện đất, điều cốt yếu là phải đưa ra ký hiệu tầng đúng.
Các tầng và lớp chính
Các chữ hoa H,O,A,E,B,C,R biểu thị các tầng và lớp chính của đất.
Những chữ hoa này là ký hiệu cơ sở để rồi thêm vào đó các ký tự khác thành tên
tầng đất. Hầu hết các tầng và lớp có ký hiệu là một chữ cái hoa, nhưng một số
khác cần 2 chữ.
Hiện tại đã ghi nhận 7 tầng và lớp chính và 7 tầng chuyển tiếp. Các tầng
chính tương ứng các lớp chính SSM trừ tầng H là một phần của tầng 0 trong
SSM.
Các tầng chính và các phân lớp của chúng biểu thị các lớp có sự thay đổi
rõ rệt và một số lớp thì lại không. Hầu hết là các tầng phát sinh, phản ánh sự
đánh giá chất lượng về loại thay đổi xảy ra. Các tầng phát sinh không tương
đương với tầng chuẩn đoán (xem mục 2.1.3.), mặc dù chúng có thể là đồng nhất
(giống hệt) trong các phẫu diện đất. Tầng chuẩn đoán được xác định một cách
định lượng theo các đặc điểm dùng trong phần phân loại.
Các tầng H
19


Lớp chủ yếu là các chất hữu cơ, tạo thành từ sự tích lũy các chất hữu cơ
chưa phân hủy hoặc phần nào đã phân hủy ở trên mặt đất. Chúng có thể ngập
nước. Tất cả các tầng H bão hòa nước trong thời gian dài hoặc đã có lần ngập
nước nhưng nay đã cạn kiệt. Tầng H có thể ở trên cùng của đất khoáng hoặc ở
độ sâu nào đó bên dưới bề mặt nếu nó bị vùi lấp.
Tầng O
Lớp chủ yếu là các chất hữu cơ gồm các mẫu rác chưa phân hủy hoặc

phân hủy một phần như lá, lá kim, cành con, rêu, địa y, chúng tích tụ trên bề
mặt; có thể ở phần trên cùng của đất khoáng hoặc chất hữu cơ. Các tầng O
không bị bão hòa nước trong thời kỳ kéo dài. Các chất khoáng có trong đó chỉ
chiếm tỷ lệ % rất nhỏ và nhìn chung là ít hơn nhiều so với nửa trọng lượng.
Lớp O có thể ở bề mặt của đất khoáng hoặc ở độ sâu bất kỳ bên dưới lớp
mặt nếu nó bị vùi lấp. Lớp tạo bởi sự bồi tích của các nguyên liệu hữu cơ tạo
thành lớp đất khoáng bên dưới không phải là tầng 0, dù một số tầng được tạo
theo cách này chứa nhiều chất hữu cơ.
Tầng A
Tầng khoáng được tạo ở bề mặt hoặc ngay dưới tầng 0, tại đó tất cả
hoặc hầu hết cấu trúc đá ban đầu không còn và đặc trưng bởi một hoặc nhiều
đặc tính sau:
- Tích tụ chất hữu cơ dạng mùn lẫn với hạt khoáng và không mang đặc
trưng tính chất của tầng E hoặc B (xét phần dưới).
- Mang các đặc tính do có sự canh tác, đồng cỏ hoặc các loại xáo trộn
tương tự
- Có hình thái khác với tầng B hoặc C bên dưới, do quá trình liên quan
đến bề mặt.
Nếu tầng mặt (epipedon) có tính chất của cả 2 tầng A và E nhưng đặc
điểm bao trùm lại là sự tích tụ chất hữu cơ được humic hóa, thì nó là tầng A. Ở
vài nơi có khí hậu khô nóng, tầng bề mặt không bị xáo trộn ít sẫm hơn tầng sát
bên dưới và chỉ chứa lượng nhỏ chất hữu cơ. Nó mang hình thái khác biệt với lớp
C, mặc dù là phần khoáng không bị thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít do khí hậu. Tầng
như vậy được coi là tầng A vì nó là ở bề mặt. Các ví dụ epipedon mà chúng có thể
có cấu trúc hoặc hình thái khác bởi các quá trình ở bề mặt là vertisols, các loại đất
trũng và đất ở các vùng hoang mạc. Tuy nhiên phù sa hoặc lớp mới bồi lắng vẫn
giữ thể mịn không được coi là tầng, trừ khi nó đã được canh tác.
Tầng E
Tầng khoáng trong đó đặc điểm chủ yếu là: mất đi silicat, sắt, nhôm, hoặc
20



hợp chất nào đó, để lại chủ yếu các hạt cát và limon, và trong đó tất cả hoặc
phần lớn trúc đá gốc không còn nữa.
Tầng E thường nhưng không phải nhất thiết có màu sáng hơn tầng B ở
dưới. Ở một số loại đất có màu là màu của các hạt cát và limon, nhưng ở nhiều
loại đất lớp ôxit sắt hoặc các hợp chất khác che đi màu các hạt gốc (chính). Tầng
E thường được phân biệt với tầng dưới B trong cùng một phẫu diện đất bởi trị số
màu vàng mạnh hay yếu, hoặc kết hợp các đặc tính đó. Tầng E thường gần bề
mặt, bên dưới tầng O hoặc A và ở trên tầng B, nhưng ký hiệu E có thể dùng mà
không cần xét tới vị trí trong phẫu diện cho bất kỳ tầng nào thỏa mãn các yêu
cầu và nó là sản phẩm của sự phát sinh đất.
Tầng B
Dưới tầng A,E,O hoặc H và trong đó các đặc điểm chính là tất cả hoặc
phần lớn cấu trúc đã bị xóa. Cùng với một hoặc có kết hợp của những đặc
điểm sau:
- Bồi tích tập trung, riêng nó hoặc kết hợp với sét silicat sắt, nhôm, humic,
cacbonát, thạch cao hoặc silic
- Có dấu vết (bằng chứng) của sự chuyển rời cacbonat
- Tập trung sesquioxide còn sót lại.
- Lớp vỏ sesquixide làm cho tầng này rõ ràng có giá trị thấp hơn và màu
vàng mạnh hơn, hoặc là đỏ hơn các tầng trên và dưới mà thiếu sự bồi tích rõ rệt
của sắt.
- Có sự biến đổi tạo thành sét silic hoặc làm mất đi các oxit hoặc cả hai và
tạo ra cấu trúc hạt, tảng, hoặc cấu trúc lăng trụ nếu thay đổi thể tích kèm theo
với thay đổi về độ ẩm.
- Có tính giòn.
Tất cả mọi kiểu tầng B là tầng dưới hoặc lúc đầu đã là tầng bên dưới.
Tầng B là tầng tích tụ cácbonat, thạch cao, hoặc silic mà chúng là kết quả của
các quá trình phát sinh thổ nhưỡng (những lớp này có thể hoặc không bị đông

cứng) và những lớp giòn đã bị biến đổi, chẳng hạn như là có cấu trúc lăng trụ
hoặc tích tụ sét.
Hoặc cả 2 bởi thành phần cấp hạt.
Các lớp không phải là tầng B là những lớp ở đó màng mỏng sét hoặc bọc
đá trầm tích hoặc là ở trầm tích chưa rắn chắc (còn rời) xếp lớp mịn, những lớp
mỏng đó được tạo tại chỗ hoặc do bồi tụ, những lớp bồi tụ cacbonat nhưng
không giáp tầng phát sinh bên trên và những lớp glây nhưng không có thay đổi
khác về phát sinh thổ nhưỡng.
Tầng C:
21


Là tầng hoặc lớp không bao gồm đá nền thô mà những đá này đã bị tác
động chút ít bởi các quá trình phát sinh thổ nhưỡng mà không có các tính chất
của các tầng H, O, A, E, B. Chúng hầu hết là các lớp khoáng, nhưng một số lớp
bị lilic và vôi hóa như vỏ sò, san hô, diatonit. Chất liệu của lớp C rất có thể tạo
nên đất. Lớp C có thể bị thay đổi cả khi không có dấu vết của sự phát sinh thổ
nhưỡng. Rễ cây có thể xuyên qua tầng C nơi cung cấp môi trường sinh trưởng
quan trọng.
Tầng C bao gồm trầm tích, saprolit (đất đang phong hóa), đá nền còn
chưa rắn chắc và các vật liệu địa chất khác mà nếu ta thả một mẩu khô (khô
không khí hoặc được làm khô) vào nước thì thường hút tới no nước (tôi) trong
vòng 24h và ta có thể đào bằng mai dễ dàng khi chúng ẩm. Một số các loại đất
hình thành trong những vật liệu chịu tác động lớn của thời tiết (nắng, mưa) và
những vật liệu chịu tác động đáp ứng các yêu cầu của tầng A,E hoặc B thì cũng
được coi là tầng C. Những thay đổi không được coi là phát sinh thổ nhưỡng là
những thay đổi không liên quan tới các tầng trên. Các lớp tích tụ silic, cácbonát,
hoặc thạch cao, thậm chí còn chưa lâu, có thể được coi là tầng C, trừ khi lớp đó
rõ ràng bị tác động bởi các quá trình phát sinh thổ nhưỡng thì nó sẽ là tầng B.
Tầng R

Lớp đá nền rắn nằm dưới lớp đất Gramit, bazan, quarzite và đá vôi chưa
được phong hóa hoặc đá cát là những ví dụ của đá nền – được gọi là R. Những
mẩu khô (không khí hoặc khô hơn) của tầng R nếu được thả vào nước sẽ không
có sự no nước trong vòng 24 giờ.
Cấu kết của tầng R đủ chắc dù là ẩm vẫn không thể đào bằng mai, mặc dù
nó có thể có các vết nứt rạn, nhưng chúng quá ít và quá nhỏ đến nỗi chỉ vài rễ có
thể xuyên qua. Các vết rạn có thể bị che hoặc phủ đầy bởi sét hoặc các chất khác.
Tầng chuyển tiếp
Có 2 loại tầng chuyển tiếp: Một loại có các đặc tính của 2 tầng đan xen
và một loại có hai tính chất riêng biệt.
Những tầng bao trùm bởi các tính chất của một tầng chủ nhưng có các
tính chất phụ của tầng khác thì được ký hiệu bằng 2 chữ cái hoa, như là AB, EB,
BE, BC, ký hiệu tầng chủ được đặt trước chỉ rõ loại tầng có tính chất bao quát
tầng chuyển tiếp. Chẳng hạn tầng AB có các đặc tính của cả tầng A bên trên và
tầng B bên dưới nhưng nó giống A nhiều hơn B.
Ở một số trường hợp, một tầng có thể được coi như là tầng chuyển tiếp
ngay cả khi không có mặt một trong số các tầng chủ mà nó chuyển tiếp với.
Có thể nhận ra tầng BE ở đất bị cắt xén nếu các đặc tính của nó tương tự
với đặc tính của tầng BE ở chỗ đất mà tầng E bên trên chưa bị di chuyển bởi xói
mòn. Tầng AB hoặc BA có thể được nhận thấy ở nơi mà tầng đá nền (Bedrock)
22


nằm dưới tầng chuyển tiếp. Tầng BC có thể được nhận ra thậm chí khi không có
mặt tầng C bên dưới; nó là chuyển tiếp vật liệu gốc (parent)
Tầng CR có thể dùng cho tầng đá nền đã phong hóa mà có thể đào nó
bằng mai, mặc dù rễ không thể xuyên qua ngoại trừ dọc theo những mặt gẫy.
Các tầng mà các phần riêng biệt trong đó có các đặc tính dễ nhận biết của
cả 2 loại tầng chủ được chỉ ra ở phần trên, nhưng 2 chữ cái hoa được tách bởi
dấu (/), như là E/B, B/E, B/C hoặc C/R. Thông thường hầu hết các phần riêng

biệt của một thành phần (tầng đất) được bao quanh bởi tầng khác.
Những ký hiệu được đưa ra ở đây cho ta các chỉ dẫn đơn giản với sự giải
thích đầy đủ trong tài liệu.
a. Không sử dụng.
b. Tầng phát sinh bị vùi lấp
c. Kết von hoặc cục nhỏ.
d. (Không sử dụng)
e. (Không sử dụng)
f. Đất đóng băng.
g. Glây nặng.
Tầng phát sinh bị vùi lấp:
Có ở các loại đất khoáng, là những tầng bị vùi lấp có thể nhận dạng với
các nét đặc trưng phát sinh chính mà chúng được tạo trước khi bị chôn vùi. Các
tầng phát sinh có thể hoặc không hình thành trong các vật liệu bên trên, mà vật
liệu này là giống hoặc không giống những vật liệu được coi là gốc ban đầu
(parent) của đất bị vùi lấp. Ký hiệu này không dùng trong các loại đất hữu cơ
hoặc để tách lớp hữu cơ khỏi lớp khoáng.
Sự kết von (concretion) hay cục nhỏ (nodules): Chỉ sự tích tụ đáng kể của
các kết von hay cục nhỏ. Bản chất và mật độ của các hạt được chỉ rõ bởi những
đuôi chữ khác.
h. Tích lũy chất hữu cơ.
i. (Không sử dụng)
j. Đốm jarosite
k. Tích lũy cácbonát.
l. (Không sử dụng được)
m. Sự gắn kết hoặc sự đông cứng.
n. Tích lũy nartri
o. Sự tích lũy sesquioxide.
23



p. Sự cày bừa hoặc xáo trộn khác
q. Tích lũy silicat
r. Sự khử mạnh
s. Sự tích tụ bồi tích của sesquioxide
t. Sự tích lũy sét silicat
u. (không sử dụng)
v. Sự xuất hiện tầng sét loang lổ
w. Sự phát triển màu sắc hay cấu trúc
x. Tính dễ vỡ
y. Tích lũy thạch cao
z. Tích lũy muối.
Các đặc tính phụ trong các tầng và lớp chủ
Sự chỉ rõ những nét phụ và những đặc điểm phụ trong phạm vi các tầng
và lớp chủ là dựa vào các đặc tính của phẫu diện có thể quan sát được trên cánh
đồng và được áp dụng khi mô tả đất ở chỗ đó. Những chữ thường được dùng
như những tiếp vị ngữ để chỉ ra những loại tầng và lớp chủ đặc trưng và cả
những đặc điểm khác.
Dãy các ký hiệu và thuật ngữ đưa ra ở trên được giải thích tiếp dưới đây:
f. Đất đóng băng: Chỉ những tầng hoặc lớp chứa băng vĩnh cửu hoặc là
thường lạnh dưới 00c. Ký hiệu này không dùng cho các lớp đóng băng theo mùa
hoặc các lớp đá nền (R)
g. Glây nặng: Đặt cho những tầng mà trong đó có nhiều đốm gỉ rõ ràng
xuất hiện – nó phản ánh sự thay đổi các điều kiện nội tại của sự oxy hóa và sự
khử sesquioxide (gây ra bởi sự úng ngập theo mùa).
h. Tích tụ chất hữu cơ: Chỉ sự tích tụ chất hữu cơ ở các tầng khoáng. Sự
tích tụ này có thể xảy ra ở tầng mặt hoặc tầng dưới do sự bồi tích.
j. Đốm jarosite: Chỉ sự hiện diện của các vết jarosite.
k. Tích lũy cácbonát: Chỉ sự tích tụ của cácbonat kiềm thổ mà thông
thường là canxi cacbonat

m. Sự gắn kết (kết chặt) hoặc sự đông cứng: Chỉ sự kết gắn liên tục hay
gần như liên tục và chỉ dùng với các tầng mà hơn 90% bị xi măng hóa (kết gắn),
mặc dù chúng có thể bị rạn gẫy; Tầng loại này chặt và rễ không thể xuyên qua
trừ những chỗ dọc theo vết rạn. Tác nhân gây kết dính đơn trội hoặc cùng trội
(condominant) có thể được chỉ ra khi dùng đủ chữ cái xác định đơn lẻ hay theo
cặp. Nếu tầng bị kết gắn bởi cacbonat thì ký hiệu bằng km, bởi silica: qm, bởi
sắt: sm; thạch cao: ym; cả vôi và silica: kqm, bởi muối hoặc những chất dễ tan
24


hơn thạch cao: zm;
n. Sự tích lũy natri: Chỉ rõ sự tích tụ của natri trao đổi.
o. Sự tích lũy sesquyoxide: Chỉ ra sự tích tụ của các sesquioxide và ký
hiệu này khác với việc sử dụng ký hiệu S chỉ ra sự bồi tích của phức hệ hữu cơ
và sesquioxide.
p. Sự cày bừa và xáo trộn khác: Chỉ rõ sự xáo trộn của lớp đất mặt bị
cày, xới. Tầng hữu cơ bị xáo trộn được ký hiệu là Op hay Hp. Tầng đất
khoáng trên mặt được cày sới sâu xuyên đến tầng E, tầng B hay tầng C đều
được ký hiệu là Ap
q. Sự tích lũy silicat: Chỉ rõ sự tích tụ silic thứ sinh. Nếu silica làm thành
lớp kết dính kéo dài liên tục thì dùng ký hiệu qm
r. Sự khử mạnh: Chỉ ra sự khử của sắt trong quá trình hình thành đất hay
trong môi trường bão hòa và ứ đọng nước. Nếu tầng B có sắt bị khử ký hiệu là
Br, tầng C có sắt bị khử ký hiệu là Cr.
s. Sự bồi tích của sesquioxide: Ký hiệu này dùng cho tầng B để chỉ sự tích
tụ của phức hệ sesquioxide hữu cơ phân tán nếu giá trị và cường độ màu (theo
thang màu munsell) đều lớn hơn 3. Nếu chất hữu cơ và sesquioxide đều có vai
trò quan trọng ở tầng B cần thể hiện mà giá trị và cường độ màu của chúng đều
xấp xỉ hoặc nhỏ hơn 3 thì dùng ký hiệu Bhn.
t. Sự tích lũy sét silicat: Ký hiệu này dùng cho tầng B hoặc C để chỉ sự

tích tụ của sét silicat được hình thành hoặc di chuyển đến các tầng này. Dấu hiệu
nhận biết về sự tích tụ sét silicat là các màng hoặc lớp sét trên bề mặt cấu trúc
đất hoặc trên mặt các mao quản, khe hở.
v. Sự xuất hiện tầng sét loang lổ: Ký hiệu này chỉ sự xuất hiện của vật
liệu nghèo mùn, giàu sắt. Vật liệu này bám chặt khi ẩm và bám đến mức không
thay đổi được nếu đem phơi nó ngoài không khí. Trạng thái này chúng ta gọi là
đá ong.
w. Sự phát triển của màu sắc hay cấu trúc: Ký hiệu này dùng cho tầng B
để chỉ sự phát triển của màu sắc hay cấu trúc, hoặc cả hai. Không nên dùng nó
để chỉ tầng chuyển tiếp.
x. Tính dễ vỡ L: Ký hiệu này chỉ độ chặt, giòn hay tỷ trọng cao.
v. Tích tụ thạch cao: ký hiệu này chỉ sự tích tụ thạch cao.
z. Tích lũy muối: Ký hiệu này chỉ sự tích tụ muối hoặc các chất dễ tan
hơn thạch cao.
Quy ước dùng các hậu tố
Nhiều tầng và lớp chủ được ký hiệu bằng một chữ cái với một hoặc hai
chữ thường kèm theo. Ít khi dùng đến trên 3 hậu tố. Áp dụng quy tắc sau: Các
25


×