TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN VÀ MALAYSIA. TỪ ĐÓ NÊU LÊN
XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020
Sinh viên thực hiện:
1.Nguyễn Thị Thùy Dung
11120662
2. Hoàng Đức Dũng
11120673
Lớp: Kinh tế quốc tế 2(214)4
Hệ: Chính quy
Hà Nội, tháng 1 năm 2015
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nền kinh tế
trên thế giới, quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế nhằm phát triển kinh
tế của một quốc gia cũng là tất yếu. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát
triển với một xuất phát điểm thấp, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều
thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức nếu sự quản lý nền
kinh tế không khoa học và phù hợp. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế đất
nước, nâng cao mức sống của người dân, Việt Nam không những cần khai thác
nguồn lực sẵn có từ trong nước mà cần khai thác các nguồn lực từ bên ngoài.
Nền kinh tế Hàn Quốc đã có một “ kỳ tích sông Hàn” nhờ những thay
đổi linh hoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính sách; từ khủng khoảng
tài chính Châu Á năm 1997 cho đến nay, Hàn Quốc đã thay da đổi thịt, trở
thành một nền kinh tế công nghiệp mới.
Kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và
đứng thứ 13 thế giới với GDP năm 2012 là hơn 1.151,3 tỷ USD (so với gần
2.164 tỷ của 10 nước ASEAN cộng lại). Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm
2013 dự kiến 3%.
Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (1992),
quan hệ kinh tế và sự hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có
bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư lớn tại Việt Nam
đã khẳng định được thương hiệu của mình và đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam như Samsung, LG, Huyndai… Tranh thủ chính
sách đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc , Việt Nam cần có chính sách để tăng
cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc . Bài luận với đề tài: “ Đầu tư của Hàn Quốc
vào Việt Nam gắn với hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc”.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những chính sách đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
gồm:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)
+ Đầu tư về thương mại
+ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Đầu tư về khoa học công nghệ
Nghiên cứu về chính sách của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư của
Hàn Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp cụ thể như thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,kết hợp lôgíc với lịch sử… Ngoài ra luận văn
còn kế thừa có chọn lọc một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước
đây để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
4. Mục tích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của Hàn
Quốc vào Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thu hút đầu tư
của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
4.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về đầu tư của Hàn Quốc
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của
Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung
Chương 2: Thực trạng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp
-
NỘI DUNG
Chương 1:Lý luận chung
1.1 Các khái niệm về đầu tư quốc tế
1.1.1 Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế được hiểu là sự dịch chuyển các nguồn lực đầu tư từ
quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư dưới các hình
thức khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Tuy nhiên , không phải bất kể nguồn lực đầu tư nào cũng có thể dịch
chuyển được do sự không chấp nhận của quốc gia nhận đầu tư hoặc sự ngăn
cản của quốc gia đi đầu tư.
1.1.2 Các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế được thể hiện dưới hai hình thức đầu tư gián tiếp và đầu
tư trực tiếp. Mỗi hình thức đầu tư có những mục đích khác nhau và đặc trưng
cho nhóm nhận đầu tư khác nhau.
1.1.2.1
Đầu tư trực tiếp (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các
quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền
quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó.
1.1.2.2
Đầu tư gián tiếp (FPI)
Đầu tư gián tiếp là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó
người sở hữu vốn mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,
thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác
để đầu tư vào nước tiếp nhận và nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
đối tượng bỏ vốn đầu tư.
1.2 Khái quát mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
1.2.1 Những mốc lớn trong quan hệ hai nước
- Từ 1975-1982, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và và Hàn Quốc bắt
đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian.
- Từ 1983 Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp.
- Ngày 20/4/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận trao đổi Văn phòng
liên lạc giữa hai nước.
- Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Tuyên bố chung thiết
lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ.
1.2.2. Tình hình quan hệ hiện nay
1.2.2.1 Về chính trị
Theo Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện, hai bên nhất trí :
- Mở rộng trao đổi giữa các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo
chính trị giữa hai nước; gia tăng quy mô thương mại và đầu tư, tăng cường
hợp tác trên các lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp, tài nguyên, công nghệ
thông tin, năng lượng.
- Tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, giao lưu trên các lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, báo chí, học thuật, thể thao và du lịch, giao lưu thanh
niên giữa hai nước.
- Tăng cường hợp tác song phương trong khuôn khổ ASEAN+3, APEC,
ASEM và Liên hợp Quốc, WTO.
1.2.2.2 Về kinh tế
* Hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng như:
•
•
•
•
•
•
•
•
Hiệp định hợp tác kinh tế- khoa học kỹ thuật (02/1993)
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư- sửa đổi (9/2003)
Hiệp định Thương mại (5/1993)
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (5/1994)
Hiệp định Vận tải biển (4/1995)
Hiệp định Hải quan (3/1995)
Hiệp định về hợp tác du lịch (8/2002)
Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật (4/2005)…
* Về hợp tác phát triển
Đến nay, Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp 188 triệu USD tín dụng ưu đãi
và viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD; quyết định trong giai đoạn 2006-2009
tăng mức cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/năm, viện
trợ không hoàn lại 9,5 triệu USD/năm.
* Về hợp tác đầu tư
Tính đến tháng 5/2007, Hàn Quốc là nước đứng thứ 2 trong số các nước và
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 1.365 dự án đầu tư còn hiệu lực với
tổng số vốn đăng ký trên 8,54 tỷ USD.
* Về thương mại
Năm 2006, kim ngạch buôn bán giữa hai nước ước đạt gần 4,71 tỷ USD,
gấp 10 lần so với kim ngạch tại thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức năm 1992.
Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy Hàn Quốc tìm các giải pháp khắc phục
tình trạng nhập siêu của Việt Nam (năm 2006 khoảng 3 tỷ USD).
* Về hợp tác lao động
Ngày 25/5/2004, Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận mới về đưa lao
động Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS) của Hàn
Quốc. Thoả thuận này sẽ nâng cao địa vị pháp lý và quyền lợi cho người lao
động Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có gần 4 vạn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cơ bản được đánh giá cao về sự cần cù
và khéo léo. Bên cạnh đó, tình trạng lao động bỏ trốn khỏi hợp đồng và cư trú
bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng.
* Hợp tác du lịch
Trong vài năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành 1 thị trường cung cấp
khách du lịch trọng điểm của Việt Nam. Lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam
tăng trung bình 30%/năm, với với 13 vạn lượt năm 2003, hơn 20 vạn năm
2004. Năm 2006, khoảng 42 vạn lượt người Hàn Quốc đã đi Việt Nam, chiếm
khoảng 11,7% tổng số khách nước ngoài đến Việt Nam và khoảng 3,62% tổng
số người Hàn Quốc ra nước ngoài.
Từ ngày 01/7/2004, Việt Nam đã đơn phương miễn visa cho công dân
Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam trong vòng 15 ngày với mục đích du lịch.
1.2.2.3 Hợp tác văn hoá - giáo dục
- Hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá tháng 8/1994 cùng nhiều thoả thuận
hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, thường xuyên có các hoạt động
giao lưu văn hoá, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và công diễn.
- Hiện đang có khoảng trên 1.000 sinh viên Việt Nam đang theo học các
chương trình ngôn ngữ, cử nhân, cao học tại Hàn Quốc theo nhiều con đường
khác nhau như tự túc, học bổng...
1.2.2.4 Giao lưu dân gian
- Tháng 9/1994 Việt Nam thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn
- Năm 2001 Hàn Quốc thành lập Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc - Việt
Nam
- Tháng 5/1993 Hàn Quốc thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt
Nam.
- Tháng 5/1995 Việt Nam thành lập Hội nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Hàn
Quốc.
- Hiện đang có khoảng 15.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn
Quốc và sinh sống tại Hàn Quốc và cơ bản được người địa phương quý mến.
Chính phủ hai nước cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đang có
nhiều nỗ lực để hỗ trợ và bảo vệ các phụ nữ Việt Nam trước khi kết hôn và
trong quá trình định cư tại Hàn Quốc.
1.3 Tình hình đầu tư của Hàn Quốc của Hàn Quốc vào Việt Nam các năm
qua
- Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến nay, Hàn Quốc là đối tác đầu
tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về quy mô với tổng vốn đầu tư và số dự
án với tổng vốn đăng ký đạt 36,71 tỷ USD và 4.063 dự án đầu tư còn hiệu lực.
- Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau
Mỹ, Trung Quốc (với 3.112 dự án; 18.1 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký và 10,7 tỷ
USD vốn giải ngân lũy kế theo thống kê của Ngân hàng Korea Eximbank).
- Hàn Quốc tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh
doanh bất động sản; xây dựng, dịch vụ.Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu
có sự chuyển biến về chất khi xuất nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các
công ty đa quốc gia Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao,
công nghệ điện tử …
1.4 Khái quát về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
1.4.1 Nội dung hiệp định
Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), cũng được khởi động từ
tháng 8-2012 tại Hà Nội. Sau 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa
kỳ, hai bên đã cơ bản thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện,
mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích.
Nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối
thoại ASEAN - Hàn Quốc, ngày 10-12-2014 tại Bu-san (Hàn Quốc), hai nước
đã ký Biên bản thoả thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam Hàn Quốc.
Hiệp định này được ký kết bao gồm 17 lĩnh vực chính :
+ Phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ
hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông nghiệp, thủy hải sản
chủ lực, công nghiệp dệt, may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội cho các lĩnh vực
dịch vụ, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực.
+ Phía Việt Nam cũng dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công
nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con,
phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt thép, dây cáp điện, góp phần đa dạng hóa thị
trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một vài nước.
1.4.2 Cơ hội phát triển của Việt Nam khi ký hiệp định
Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 11/2014, trao đổi thương mại song
phương đã đạt 26,54 tỷ USD. Về đầu tư, lũy kế đến hết tháng 10/2014, Hàn
Quốc đã có 4.020 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
khoảng 33,4 tỷ USD và xếp thứ 2/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam.“Cơ hội vàng” cho hàng Việt tiếp cận thị trường Hàn Quốc
- Với việc ký kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt NamHàn Quốc (VKFTA), lần đầu tiên Hàn Quốc mở cửa thị trường với những sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam như tỏi, gừng, mật ong, tôm... Đây sẽ là cơ hội
cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Hàn Quốc, giúp tăng kim ngạch xuất
khẩu.
- Một số mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như hàng nông thủy sản (tôm, cá, hoa quả nhiệt đới), dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm cơ
khí... sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc hơn so với hiện tại.
Trong đó, Hàn Quốc sẽ tự do hóa tới 96,48% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam.
Phía Việt Nam sẽ tự do hóa 92,75% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Chương 2: Thực trạng
Trong thời gian qua, Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang có mối quan hệ
ngày càng tốt đẹp và ngày càng bền chặt hơn, cùng với đó lượng vốn đầu tư
của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng được mở rộng cả về quy mô và lĩnh
vực.
Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư hàng đầu tại VN, trong khi đó VN là đối
tác thương mại lớn thứ 9 của Hàn Quốc với tổng kim ngạch thương mại song
phương 10 tháng đầu năm 2014 đạt gần 24 tỷ USD. Hàn Quốc giữ vị trí quán
quân trong đầu tư FDI vào VN với tổng số vốn đầu tư mới trong 10 tháng năm
2014 đạt hơn 3,6 tỷ USD.
2.1 Tình hình đầu tư của Hàn Quốc
2.1.1 Đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư của Hàn Quốc chiếm hơn 34% đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Những dự án kinh doanh lớn của Hàn Quốc đã thúc đẩy gia tăng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã vào đang tạo dấu ấn rõ nét đặc biệt trong
các lĩnh vực như viễn thông, bất động sản, sản xuất ô tô, đóng tàu, khách sạn,
nhà hàng, khu đô thị , thị trường cơ sở hạ tầng, thị trường…
2.1.1.1 Gai đoạn từ 1992-2001
- Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi ký “Hiệp định quan hệ đối
tác toàn diệntrong thế kỷ XXI”. Trong giai đoạn này, FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam chiếm 3,5% tổng số FDI vào Việt Nam và tương đương với 3,4%
tổng số FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài.
`
- Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực công nghiệp nhẹ, như may
mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi các
lĩnh vực này cần vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ.
2.1.1.2 Giai đoạn từ 2002- đầu 2012
Từ khi hai nước chính thức nâng tầm “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế
kỷ XXI”. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm tới 10,8%
tổng số FDI vào Việt Nam.
Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc sẽ mở rộng phạm vi, trước hết là các vùng ven
biển (nơi có tiềm năng dầu khí và khai thác hải sản) , các vùng có thể mạnh về
sản xuất nông nghiệp…
Bảng 1: Phân bố đầu tư vào Hàn Quốc vào Việt Nam theo vũng lãnh thổ năm
2010
(đv:TriệuUSD)
Vùng
Tổng số vốn
1- Đông Nam Bộ
2229
2- Đồng bằng sông Hồng
1502
3- Đông Bắc
279.56
4- Duyên hải miền Trung
228.649
5- Đồng bằng sông Cửu Long
59.658
6- Tây Nguyên
9.043
3
7- Tây Bắc
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư
- Từ khi hai nước chính thức nâng tầm “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế
kỷ XXI”. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm tới 10,8%
tổng số FDI vào Việt Nam
- Về cơ cấu vốn đầu tư: Các doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng chuyển
sang đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, điện tử, vận tải, bất động sản,
khách sạn, nhà hàng với quy mô vốn lớn và công nghệ cao.
- Về hình thức đầu tư: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam dưới những hình
thức: liên doanh (335 dự án); 100% vốn đầu tư nước ngoài (2.237 dự án); công
ty cổ phần (36 dự án); hợp đồng hợp tác kinh doanh: BOT, BT, BTO (2 dự án)
và hợp đồng hợp tác kinh doanh (29 dự án). Rất nhiều các dự án liên doanh sau
một thời gian hoạt động đã dịch chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài.
Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn thông qua vị trí áp đảo về
vốn đ
- Về sự phân bổ vốn đầu tư: Hàn Quốc tập trung đầu tư chủ yếu vào những
nơi có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, với chính
sách đầu tư thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải
thiện, kết cấu hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào như Thành phố Hồ Chí
Minh (762 dự án), Hà Nội (538 dự án), Bình Dương (447 dự án), Đồng Nai
(252 dự án)…. Các tỉnh nhỏ, lẻ tiếp nhận số dự án của Hàn Quốc rất ít. Tính
đến năm 2011, có khoảng 47 tỉnh, thành của Việt Nam tiếp nhận đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc.
2.1.1. 3 Giai đoạn 8/2012 đến nay
Tăng cường về các mặt về mặt công nhệ viễn thông lĩnh vực công nghệ
cao, công nghệ điện tử..
- Năm 2012, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 vào Việt Nam
với số vốn khoảng 25 tỷ USD (sau Nhật với 28 tỷ USD) nhưng đứng thứ nhất
về số dự án (đến cuối 2012 là 3.134); Việt Nam là thị trường đầu tư lớn thứ 3
của Hàn Quốc ở nước ngoài (sau Trung Quốc và Mỹ). Khoảng 2.500 công ty
Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
- Năm 2013: Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 4,46 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký.Doanh
nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử
dụng trên 50 vạn lao động và đống góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt
Nam năm 2013.
- Năm 2014:
Năm 2014 vừa qua không chỉ đánh dấu mối quan hệ song phương giữa
hai quốc gia được nâng lên một tầm cao mới với hàng loạt chuyến thăm cấp
cao của lãnh đạo hai nước, mà còn là dấu mốc lần đầu tiên Hàn Quốc vươn lên
trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
+ Về vốn đầu tư:
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
3,13 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư vào Việt
+ Về dự án đầu tư:
Tính đến tháng 12/2014, Hàn Quốc có 4.110 dự án đầu tư trực tiếp còn
hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 37,23 tỷ.
+ Về lĩnh vực đầu tư:
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân
ngành kinh tế quốc dân. Vốn FDI của Hàn Quốc tập trung nhiều nhất vào
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 23,8 tỷ USD
(chiếm 61% về số dự án và 64% tổng vốn đầu tư đăng ký), ngoài ra là kinh
doanh bất động sản, xây vận tải kho bãi, dệt may - da giày và nghệ thuật
giải trí.
• Theo Cục đầu tư nước ngoài, hiện nay, khoảng 95% các dự án đầu tư của
Hàn Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô dưới
500 người, doanh thu dưới 150 triệu USD) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
công nghiệp nhẹ như ngành may mặc, sản xuất giày, dép …
• Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu có sự chuyển biến về chất khi xuất
nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các công ty đa quốc gia Hàn Quốc đầu
tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử như :
SAMSUNG, LG
• Điểm dễ nhận thấy là các dự án lớn nhất được cấp phép trong 11 tháng năm
2014 của Việt Nam đều là những dự án của Samsung. Điển hình là Dự án
Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên – giai đoạn II của Công ty
TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc tại Khu
công nghiệp Yên Bình I (tỉnh Thái Nguyên) với tổng vốn đầu tư đăng ký 3
tỷ USD; Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh tại Bắc Ninh
với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD. Ngay cả dự án lớn thứ 2 trong danh
sách các dự án FDI lớn nhất trong 11 tháng qua cũng thuộc về Sam sung,
Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư
Samsung Asia Pte.Ltd – Singapore đầu tư tại TP.HCM có vốn đầu tư đăng
ký 1,4 tỷ USD.
•
2.1.2
Đầu tư về thương mại
Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
năm 1992 đến nay, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển toàn diện
và được nâng lên tầm "đối tác hợp tác chiến lược" nhân chuyến thăm Việt Nam
của Tổng thống Lee Myung-Park vào tháng 10 năm 2009.
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là đứng thứ 4 trong 10 đối tác
thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.
•
Kim ngạch hai chiều đã tăng:
o Tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 18,7 tỷ USD năm 2011, tăng 36
lần trong 19 năm qua
o Năm 2012 đã vượt 21 tỷ USD - tức là về đích 20 tỷ USD trước 3
năm so với mục tiêu hai Chính phủ đề ra là năm 2015
o Năm 2013 đạt 27,3 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc
là đứng thứ 4 trong 10 đối tác hương mại quan trọng nhất của Việt
Nam( sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật.
Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ
USD vào năm 2020, dự kiến sẽ chiếm 30% tổng kim ngạch thương mại
Asean – Hàn Quốc (200 tỷ USD).
2.1.3 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA của Hàn Quốc
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo,
phát triển y tế, cải thiện môi trường, phát triển công nghệ số, năng lượng và hội
nhập khu vực của Việt Nam.
Hệ thống hỗ trợ vốn ODA của Hàn Quốc bao gồm cả hỗ trợ song phương,
cho vay song phương và hỗ trợ đa phương. Hỗ trợ song phương được chia
thành tài trợ và các khoản vay ưu đãi.
Theo thống kê, Việt Nam nằm trong nhóm 7 nước nhận được nhiều vốn
vay từ EDCF( Economics development cooperation fund) nhất
Bảng 2: EDCF tới các nước ASEAN tính đến năm 2006
(Đơn vị: triệu USD)
Thứ tự
xếp
hạng
1
Quốc gia
Số
dự án
Số vốn
Indonesia
13
271,70
Thị
phần
(%)
9,8
3
Việt Nam
10
227,96
8,1
6
Campuchia
6
159,29
6,4
7
Philippines
8
130,78
4,6
12
Myanmar
6
84,70
2,9
28
Lào
1
22,70
0,9
Ghi chú: Thứ tự và thị phần tính trên tổng EDCF của Hàn Quốc
Nguồn: Số liệu từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc
"Năm 2009, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Campuchia, Lào lần lượt
nhận được 13,25 triệu USD, 18,26 triệu USD, 9,8 triệu USD, 8,6 triệu USD và
7,07 triệu USD" 1. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu về
nhận viện trợ ODA của Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế với
17 dự án, tổng vốn đầu tư 450,8 triệu USD
Hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam từ 4,880 ngàn USD lên đến
7,873 ngàn USD (Nguồn: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc)
Bảng 3: Các khoản trợ cấp không hoàn lại của KOICA(Korea cooperation
international agency) cho các nước ASEAN giai đoạn 1999-2009 (Đơn vị: triệu
won)
Quốc gia
Brunei
Indonesia
Malaysia
2000
56
2,243
293
2001
13
2,503
165
2002
21
3,465
107
2003
32
3,115
165
2004
24
7,492
138
2005
20
9,531
125
2006
0
16,865
39
2007
4
10,893
24
Bộ kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (2010), tác giả biên tập trên cơ sở các số liệu của từng
quốc gia.
1
2008
5
10,518
56
Philippines
Singapore
Thái Lan
Campuchia
Lào
Myanmar
Việt Nam
2,514
0
736
738
711
826
5,499
3,922
0
773
1,363
878
841
6,214
2,266
0
1,016
2,208
1,775
1,970
5,888
7,108
0
1,077
2,790
2,418
1,741
4,189
7,286
0
2,278
3,824
3,868
2,341
11,205
5,182
0
3,227
5,955
2,170
3,490
9,515
6,348
0
1,289
6,047
4,054
2,670
7,523
5,358
6
1,225
8,075
6,567
1,489
11,060
9,939
3
1,180
14,558
9,393
6,800
11,061
Nguồn: htttp://www.koica.go.kr/devaid/statistics/1217374 - 1727.html
Một số thông tin về tình hình nguồn ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện
nay:
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn
Quốc đã ký kết hai hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông
qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) với tổng trị giá 162
triệu USD. Cụ thể:
o Dự án xây dựng cầu Hưng Hà trị giá 117 triệu USD
o án phát triển trường Đại học Dược Hà Nội đến năm 2020 trở thành
trường đại học chuyên nghiệp quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn khu vực,
trị giá 45 triệu USD.
• Giai đoạn 2008- 2011: Hàn Quốc cam kết cung cấp 1 tỷ USD vốn vay ưu
đãi. hai bên đã cụ thể hóa cam kết đó bằng 28 dự án với tổng giá trị khoảng
950 triệu USD trong các lĩnh vực: Giao thông, cấp thoát nước, năng lượng
tái tạo, Công nghệ thông tin, y tế, phát triển nguồn nhân lực
• Giai đoạn 2012- 2015: khoản vay tăng cao hơn giai đoạn trước ( 1,2 tỷ
USD), các dự án bám sát vào 3 lĩnh vực trụ cột ưu tiên trong chiến lược
phát triển giai đoạn 2011-2020.
•
2.1.4 Đầu tư về Khoa học công nghệ
Bên cạnh các lĩnh vực đầu tư về vốn khác thì đầu tư về Khoa học công
nghệ cũng được Hàn Quốc rất quân tâm và đẩy mạnh.
Hàn Quốc đang hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng mặt trời, xây
dựng công viên công nghệ xanh, Viện Khoa học Công nghệ V-KIST, thực hiện
chương trình Chia sẻ tri thức (KSP) về nhiều lĩnh vực phát triển
•
Trong năm 2015 dự án Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam- Hàn Quốc
được khởi công xây dựng tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc bằng nguồn vốn
ODA, tổng ngân sách hỗ trợ là 70 triệu USD,trong đó có 35 triệu USD viện
trợ không hoàn lại cộng với 35 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam.
• Tại “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về công nghệ xanh
2012” do Tổng cục Môi trường tổ chức ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Môi trường
Hàn Quốc Yu Yeong Suk cho biết Hàn Quốc cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam
tiến hành xây dựng chiến lược phát triển xanh trên nền tảng của Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội.
o Ông Hwang Byung Hyun, đại diện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn
Quốc tại Việt Nam cho biết, đến nay, Quỹ hợp tác phát triển kinh tế
(EDCF) của Hàn Quốc đã phê duyệt 277 dự án, triển khai tại 49
quốc gia đang phát triển với tổng số vốn hơn 8.000 tỷ Won. Việt
Nam đang là nước được hỗ trợ nhiều nhất với khoảng 40 dự án và
tổng số vốn được duyệt hơn 1.600 tỷ Won.
Hiện các dự án của Việt Nam đang hưởng mức lãi suất ưu đãi giảm
0,05% so với mức thông thường. Thời gian tới, Quỹ sẽ tăng cường hỗ trợ cho
lĩnh vực tăng trưởng xanh và sẽ tăng quy mô lên đến 30% .
2.2 Khả năng Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam
- Chính sách chung và cơ bản của Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian
tới vẫn là tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua các kênh
đầu tư trực tiếp và gián tiếp, cung cấp ODA, phát triển thương mại với hệ
thống các FTA trên khắp thế giới (đã thực hiện FTA với EU từ 2010, với Mỹ
2012, đang chuẩn bị đàm phán vòng 1 Hiệp định tay ba Hàn - Trung - Nhật,
tham gia đàm phán TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương), từ tháng 5/2013 sẽ
tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RECP).
- Với Việt Nam, Hàn Quốc vẫn tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan
trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, là điểm đến bổ sung cho thị trường
Trung Quốc đã bị bão hòa (Trung Quốc+1) do Việt Nam có sự ổn định về
chính trị - xã hội, chi phí sản xuất còn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài
nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho
hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng được thị trường tự do ASEAN
(AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN. Hàn Quốc cũng đang
xúc tiến đàm phán FTA với Việt Nam, trong đó bao hàm cả lĩnh vực đầu tư,
thương mại hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR).
Chương 3: Định hướng và giải pháp
3.1 Đánh giá tác động của đầu tư của Hàn Quốc và Việt Nam
3.1.1 Cơ hội
Trong những năm qua với chính sách mở cửa hội nhập của nước ta, cùng
với sự đầu tư của các nước khác thì đầu tư cua Hàn Quốc cũng góp phần tăng
trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho phát triển.
• Đầu tư của Hàn Quốc cùng các nước khác luôn trong nhóm dẫn đầu góp
phần vào quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân và đem lại
lợi ích kinh tế cho xã hội. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều
không gian phát triển mới cho kinh tế đất nước.
Theo đó, GDP của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thời kỳ
1992-1997 bình quân là 8,75%/năm, thời kỳ 2002-2007 bình quân là
7,55%/năm, thời kỳ 2008-2013 dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP bình quan của Việt Nam vẫn đạt
5,85%/năm.
•
Tạo cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, không những giúp thị
trường tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống mà còn đa dạng hóa
thị trường xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế thương mại từ các thị trường mới.
•
Cán cân thương mại tăng nhanh, mặc dù giai đoạn sau năm 2003 có dấu
hiệu thâm hụt thương mại tăng cao. Tuy nhiên, đến năm 2013, cán cân
thương mại đã có dịch chuyển đáng ghi nhận từ nhập siêu sang xuất siêu
hoặc cân bằng.. Điều này cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu đã phát triển về
chất
•
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu
vào cho sản xuất khiến chi phí sản xuất của DN trong nước giảm. Các DN
cũng có thể lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ khác nhau, năng
lực cạnh tranh được nâng cao. Cùng lúc đó, người tiêu dùng được sử dụng
hàng hóa nhập khẩu và nội địa với chất lượng tốt hơn, giá cả phải chăng.
•
Bên cạnh đó, với việc thực hiện Hiệp định, Việt Nam đã tạo ra cơ hội to lớn
trong thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch luồng vốn đầu tư vào Việt
Nam, trong đó nhiều DN được tiếp cận với khoản vốn ưu đãi đầu tư. Việc
thực hiện các cam kết trong FTA tạo động lực để DN đẩy nhanh cải cách, tự
sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, chuyển giao công nghệ để tăng
khả năng cạnh tranh. Từ đó tạo ra tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
•
Khung pháp lý cũng được hoàn thiện khi thực hiện cam kết FTA. Năng lực
quản lý, đánh giá, cảnh báo thị trường được quan tâm xây dựng và tăng
cường. Công tác xây dựng chính sách dần được hoàn thiện, từng bước đưa
hệ thống chính sách của Việt Nam tiệm cận với thông lệ quốc tế.
3.1.2 Thách thức
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp không ít thách thức:
3.1.2.1
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp
• Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới
2013-2014, Việt Nam đứng thứ 70/148 về chỉ số năng lực cạnh tranh và
đứng thứ 5 trong Asean.
• Mặc dù được tạo điều kiện, các DN nhà nước vẫn chưa phát huy được vai
trò dẫn dắt, chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển
công nghệ.
• vực tư nhân đã phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và hạn chế về năng lực tài
chính, công nghệ. Chưa kể đến vấn đề các ngành sản xuất trong nước phải
đối mặt với sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng của hàng nhập khẩu.
• Trong khi đó, thị trường trong nước chưa phát triển lành mạnh, cùng sức ép
về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên…
• Ngoài ra còn những thách thức nội tại như thị trường đất đai, lao động, vốn,
công nghệ chưa phát triển đồng bộ.
• Đặc biệt, trong nông nghiệp, chúng ta còn thiếu gắn kết giữa các ngành, địa
phương, quá trình triển khai chưa có sự chuẩn bị đúng mức về nội lực cho
cả DN và nông dân. Do vậy, nhiều DN sản xuất hàng nông sản đã gặp phải
tình trạng giảm sút lợi nhuận, nợ tăng cao, dẫn đến phá sản hoặc chuyển
hướng sang nhập khẩu.
• Bộ Tài chính cũng vạch ra thực tế là công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
chưa phát triển, nhập khẩu bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Đến nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử,
dệt may, da giày, lắp ráp ô tô xe máy… vẫn chưa có công nghiệp phụ trợ
thực sự phát triển.
• Cho đến thời điểm các cam kết thuế trong FTA cắt giảm sâu thì cạnh tranh
càng khiến cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước gặp khó khăn. Trên
thực tế, tỷ lệ cung ứng nguyên liệu trong nước của một số ngành công
nghiệp như ô tô chỉ khoảng 20 - 30% và dệt may là gần 50%.
Như vậy phần lớn vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ
bên ngoài, dẫn đến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh chưa cao.
3.1.2.2
Thách thức với cơ quan quản lý tăng lên
Thách thức với cơ quan quản lý nhà nước tăng lên vì phải hoàn thiện và bổ
sung cơ chế, chính sách về phát triển các ngành công nghiệp nội địa trong
khi năng lực cạnh tranh vẫn yếu kém.
• Bên cạnh đó, thách thức từ việc giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm thu
ngân sách. Tỷ trọng thu thuế nhập khẩu trong tổng thu thuế giảm dần từ
mức trung bình 33% giai đoạn 2007-2009 xuống 23% giai đoạn 2010-2012,
một phần do giảm thuế ưu đãi MFN, một phần do giảm thuế trong các FTA.
• Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa
phương chưa thực sự hiệu quả. Từ đó dẫn đến lúng túng khi đưa ra chính
sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong khi sức ép từ các ràng buộc cam
kết trong FTA ngày càng tăng.
• Đối với các lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam khi tham gia
các FTA cũng đã được xây dựng hợp lý. Trong đó có phân loại theo các
danh mục và đa số có tính thống nhất trong hầu hết các Hiệp định. Các mặt
hàng của Việt Nam có lợi thế và cần nguyên liệu cho sản xuất trong nước
thì cắt giảm trước; các mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao thì cắt giảm
chậm hơn; các mặt hàng rất nhạy cảm như ô tô, xăng dầu, thuốc lá thì đưa
vào danh mục bảo lưu trong thời gian dài.
3.2
Định hướng và giải pháp
3.2.1 Một số lưu ý thu hút đầu tư của Hàn Quốc trong thời gian tới
● Về chiến lược thu hút và tiếp nhận đầu tư: Đứng trước thách thức của
mục tiêu “đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”, cần tạo mọi điều kiện cho chuyển giao công nghệ để
thực hiện thành công quá trình “nội địa hóa” và phát triển công nghiệp quốc
gia (có thể học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa chỉ trong 30 năm)1. Nếu không nội địa hóa được thì sẽ
không có ngành công nghiệp quốc nội và ta sẽ tiếp tục phụ thuộc nặng vào
công nghiệp/công nghệ nước ngoài, làm gia công, làm thuê, bị khai thác tài
nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực giá rẻ, trong khi giá trị gia tăng tạo ra
trong toàn xã hội rất thấp.
● Bên cạnh việc thu hút các ngành công nghiệp cơ bản từ Hàn Quốc,
cần đẩy mạnh thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến,
kể cả chế biến nông lâm hải sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
(trong đó có xuất khẩu sang Hàn Quốc)2 để đáp ứng đúng khẩu vị và thị hiếu
của người Hàn Quốc và phục vụ tiêu dùng của cộng đồng 123.000 người Việt
tại Hàn Quốc.
•
● Hàn Quốc đang chú trọng thực hiện mô hình phát triển xanh ở Hàn
Quốc cũng như đi đầu thúc đẩy áp dụng mô hình này tại các nước khác, trong
đó có Việt Nam mà Hàn Quốc coi là đối tác chiến lược về tăng trưởng xanh.
Trong chính sách ODA cho các nước, Hàn Quốc cũng ưu tiên cung cấp 70%
ODA cho lĩnh vực xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và tăng trưởng
xanh (riêng ODA cho lĩnh vực tăng trưởng xanh chiếm tới 20%). Do đó, về
ODA, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây
dựng hạ tầng, ta cần chú trọng thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào các ngành
công nghiệp và công nghệ xanh.
● Về phương thức đầu tư, ta cần chú trọng mô hình đối tác công - tư
(PPP) theo Quyết định số 71/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Hàn Quốc (cũng
như Nhật) là nước đã thành công và có rất nhiều kinh nghiệm về PPP. Qua trao
đổi, Hàn Quốc rất ủng hộ và sẵn sàng tham gia đầu tư theo phương thức PPP.
● Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của ta để thu hút thêm nhiều
đầu tư của Hàn Quốc và Nhật (đã được Thủ tướng khẳng định là hai nguồn đầu
tư hàng đầu và ổn định nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn,
suy thoái). Ta cần tiếp tục cải thiện về thủ tục hành chính, các biện pháp
khuyến khích đầu tư, môi trường kinh tế vĩ mô… để các nhà đầu tư Hàn Quốc
được thuận lợi và yên tâm đầu tư vào Việt Nam (Tổng thống mới của Hàn
Quốc Park Geun Hye cũng đã đề cập vấn đề này khi tiếp Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan ngày 26/2/2013). Đồng thời, cũng cần lường trước sự cạnh
tranh ngày càng tăng của Myanmar trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó
có Hàn Quốc (thời gian qua, ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc sang
Myanmar và họ đánh giá Myanmar có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước
ngoài).
1 Trong 30 năm đó, 10 năm đầu Hàn Quốc tiếp thụ và hoàn toàn phụ thuộc vào
công nghiệp và công nghệ nước ngoài (Mỹ, phương Tây, Nhật), 10 năm sau
thực hiện chuyển giao và nắm vững công nghệ, nội địa hoá và 10 năm sau cùng
đã tự chủ và sáng tạo được công nghệ mới như công nghệ điện hạt nhân, sắt
thép, đóng tàu, điện tử, sinh học, hóa chất…).
2 Hiện Việt Nam là nước cung cấp hải sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc sau Trung
Quốc và Nga, chiếm tới 11% các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Việt Nam cũng
khai thác được trên 90% thị phần thuỷ sản Hàn Quốc dành cho các nước
ASEAN theo Hiệp định FTA Hàn - ASEAN.
3.2.2 Đề xuất một số định hướng và giải pháp
3.2.2.1 Đối với Nhà nước
* Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật
- Phải có hệ thống pháp luật đồng bộ hơn nữa. đảm bảo quyền lợi cho
nhà đầu tư.
- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, tránh rườm rà gây nhiễu hoặc
cản trở cho nhà đầu tư.
- Các chính sách của Nhà nước cần có sự đúng đắn, chính xác, đúng thời
điểm, đúng đối tượng, nhằm nâng cao sự ổn định=> các doanh nghiệp dễ dàng
thích ứng cũng như có sự chuẩn bị trong hoạch định chính sách lâu dài của
doanh nghiệp.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiểu thương Hàn Quốc trong quá
trình gia hạn visa.
- Phải nghiên cứu phân cấp lại cho hợp lý để tăng cường giữa trung ương
và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
- Nhanh chóng thông tin qua luật giao dịch điện tử để giảm tải việc giao
dịch bằng giấy tờ cho nhà đầu tư.
* Giải pháp về giải phóng mặt bằng và quy hoạch đất đai:
- Nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy
hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, tạo điểu
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Các khu công nghiệp cần phải có quy hoạch rõ ràng, phát huy và khai
thác lợi thế từng vùng, chọn ra lợi thế cạnh tranh.
* Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng :
Cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên
các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, hệ thống đường bộ cao tốc,
nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, tích cực khuyến khích đầu tư các dự án
về sử dụng nặng lượng thiên nhiên: sưc gió, thủy triều, năng lượng mặt trời,
các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Đổi mới nội dung và phương pháp xúc tiến đầu tư:
o Thực hiện tốt các chương trình xúc tiến quốc gia theo các giai đoạn,
nghiên cứu hoàn thiện việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án làm
cơ sở kêu gọi thu hút nhà đầu tư
o Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư như hội chợ thương mại, giao
lưu xúc tiến đầu tư, thiết lập mối quan hệ.
o Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của
môi trường đầu tư Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi được
thực hiện liên tục không chỉ hiện nay mà cả các giai đoạn phát triển
sau này của đất nước.
o Cần có chiến lược, có định hướng, có quy hoạch, có một bộ máy đủ
mạnh để xác định các bước đi dài hạn nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra,
tuy vậy chúng ta đều rõ các vấn đề về chiến lược, quy hoạch, tổ
chức lại bộ máy, nhất là vấn đề nhân sự cho bộ máy… là những vấn
đề tổng hợp, phức tạp không thể hoàn thành trong ngắn hạn một
năm. Khi thực hiện các bước đi dài hạn đó cần tổ chức thực hiện
ngay các tác nghiệp nhỏ trong các bước đi ngắn hạn hàng năm.
3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo nguồn lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm với việc
hợp tác với Hàn Quốc, thông hiểu nhu cầu, văn hóa và quan điểm đầu tư
của Hàn Quốc để tham gia vào các dự án lớn.
- Tích cực tham gia hội chợ xúc tiến thương mại để tìm quan hệ
đối tác làm ăn.
- Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực được Hàn Quốc quan tâm như
thủy sản, bất động sản và xây dựng; phát triển các mặt hàng được xuất khẩu
nhiều sang Hàn Quốc: chè, cà phê, sản phẩm từ gạo.
* Phát triển thị trường bán lẻ
- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế sân nhà và sự am hiểu
thị trường nội địa trong việc chịu trách nhiệm về quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
để kích thích đầu tư.
- Thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp với chính sách bán/ mua cổ phần mở
rộng ra các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc với một số ưu đãi
của ngành và của doanh nghiệp.
- Áp dụng và tuân thủ các quy trình về kiểm định chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp lên mức chuyên nghiệp và tạo sự tin
cậy từ đối tác Hàn Quốc.
-Chủ động tìm nguồn đầu tư từ hàn Quốc bằng cách đi thăm, kêu gọi đầu tư
với sự giúp đỡ của các cục xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc.
* Đầu tư vào ngành bưu chính viễn thông:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như của công
nghệ thông tin thì ngành bưu chính viễn thông ngày càng bộc lộ tiềm năng to
lớn
Mặc dù lĩnh vực này cũng rất phát triển song chúng ta cũng phải đi nhìn
ra các nước bên ngoài thông tin liên lạc với công nghệ cao, nên càng cần phải
củng cố hơn nữa, sẵn sàng áp dụng và tạo điểu kiện triển khai phát triển công
nghệ tiềm năng.
Chủ động tiếp cận và tìm kiếm thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương
mại của Hàn Quốc, tạo mối quan hệ: Cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại
Hàn Quốc(KOTRA), hiệp hội ngoại thương Hàn Quốc(KITA), Trung tâm
ASEAN của Hàn Quốc
KẾT LUẬN
Là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới, Hàn Quốc nổi lên là một quốc
gia thành công nhất theo nhiều góc độ. không chỉ trong quá khứ với 30 năm
phát triển thần kỳ từ thập niên 60 đến thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, và đạt
được thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến sự đúng đắn trong chính sách
phát triển kinh tế nói chung cũng như chính sách kinh tế đôií ngoại về đầu tư
và thương mại Hàn Quốc nói riêng.
Về mặt hợp tác kinh tế, Hàn Quốc đã có mối quan hệ lâu dài với Việt
Nam trong quá khứ và bây giờ nó đã phát triển lên tầng cao mới nhờ làn sóng
đầu tư của các doanh nghiệp cũng như của chính phủ Hàn Quốc. Số vốn đầu tư
lien tục tăng lên cùng với sự mở rộng lĩnh vực và địa bàn đầu tư.
Như vậy, gắn với mối quan hệ của 2 quốc gia Việt Nam- Hàn Quốc từ
những ngày đầu mới thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, cho đến nay hơn
20 năm , mối quan hệ ấy ngày càng bền chặt hơn, hòa hảo hơn.
Mối quan hệ đầu tư thương mại của Hàn Quốc và Việt Nam được hợp
thức hóa qua hiệp định thương mại tự do Việt- Hàn. Hy vọng trong thời gian
tới, sau khi hiệp định được ký kết, Việt Nam ngày càng cải thiện và mở cửa
hơn nữa hợp tác về mọi mặt nói chung và kinh tế nói riêng giữa Việt Nam và
HÀn Quốc sẽ đạt được những bước tiến to lớn hơn nữa.
Bài tiểu luận đã nghiên cứu khái quát tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào
Việt Nam gắn với hiệp định thương mại tự do Việt- Hàn cùng với đó cũng tìm
hiểu và đề xuất một số định hướng và giải pháp của nhà nước và doanh nghiệp
đối với duy trì và thi hút đầu tư của Hàn Quốc.
Em xin chân thành cảm ơn!