Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng về chất lượng giáo dục đai học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.31 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ở thời kỳ chuyển giao hai thiên niên kỷ, cuộc cách mạng công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin và truyền thông mới diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức
đang bắt đầu hình thành. Tình hình đó báo trước những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc
của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó chúng
ta có thể thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục đối với nước nhà. Và
nếu như giáo dục là quyết sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia thì chất lượng giáo
dục đại học được coi là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định đến chất
lượng giáo dục của cả một dân tộc.
Trong những năm gần đây, mức sống của người dân ngày càng được nâng
cao, nhu cầu về học tập nói chung và Đại học nói riêng cũng vì thế mà ngày càng
tăng lên. Số lượng trường đại học trong cả nước tăng lên nhanh chóng. Không những
thế, quy mô, tính chất và phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ngày càng
phong phú, đa dạng. Đây là điểm đáng mừng, điểm khởi sắc trong nền giáo dục Việt
Nam nói chung và giáo dục đại học của chúng ta nói riêng. Tuy nhiên trong bối cảnh
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới, liệu rằng như thế
đã là đủ.Người Việt ta cũng có tiếng là thông minh, hiếu học. Vấn đề được đặt ra là
làm cách nào để huy động được trí tuệ, tài năng sáng tạo của nguồn nội lực quan
trọng này, nếu không, dân tộc ta sẽ dễ dàng bị nhận chân trong trào lưu toàn cầu hóa
kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt là xu thế không thể đảo ngược của thế kỷ tới. Vì
thế, lẽ sống còn của dân tộc ta là phải cớ một nền giáo dục Đại học có chất lượng
cao, đáp ứng tất cả ba yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực có trình độ
chuyên môn cao, và nuôi dưỡng nhân tài.Vâng điều mà tôi muốn nói đến ở đây
chính là “chất lượng giáo dục đại học”.Đây là vấn đề không mới nhưng luôn là mối
quan tâm của toàn xã hội. Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
cũng có thể nói là một người trong cuộc, em cảm thấy tầm quan trọng đặc biệt của
chất lượng giáo dục đại học trong sự phát triển chung của đất nước và em cũng có
rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài:
“Chất lượng GD Đại học của Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân” để làm đề tài tiểu luận cho bộ môn kinh tế Việt Nam. Do em chỉ là một sinh
viên năm thứ nhất còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu luận này sẽ không tránh


khỏi sai xót, em kính mong cô thông cảm và bỏ qua cho em.
Em xin chân thành cảm ơn cô
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoàng Anh

I.TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
1. Cơ sở lí luận.


Trong một xã hội hiện đại, giáo dục bậc đại học có bốn chức năng chính:
một là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân về tri thức, để họ có thể tự khai
thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội; hai là cung cấp cho xã hội một
lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự tăng trưởng và giàu
mạnh của một nền kinh tế hiện đại; ba là khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý
về đường lối và chính sách của nhà nước; và bốn là thu thập hay sáng tạo ra kiến
thức qua nghiên cứu và chuyển giao những kiến thức này đến xã hội. Do vai trò đặc
biệt quan trọng đó, hệ thống giáo dục cấp đại học và cao đẳng thường được ví von
như là một cỗ máy điều khiển nền kinh tế của một quốc gia. Và cũng chính vì thế,
chất lượng giáo dục đại học đã và đang trở thành một vấn đề nóng hổi mà được cả
xã hội quan tâm. Muốn nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học thì trước tiên
chúng ta cần trả lời cho câu hỏi : Chất lượng giáo dục đại học là gì, tại sao cần phải
đánh giá chất lượng giáo dục đại học, nó có thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
nó ra sao trong xã hội ngày nay- một xã hội mà đang dần hình thành nền văn minh
tri thức.
Vâỵ trước hết, chất lượng giáo dục đại học là gì?Chất lượng giáo dục đại
học là một phạm trù rất khó định nghĩa, đo lường và cũng chưa có một định nghĩa
nhất quán nên đôi khi còn cho chúng ta cảm giác mù mờ.Theo các chuyên gia đầu
ngành thì chúng ta có thể đánh giá chất lượng giáo dục đại học qua 5 khía cạnh:
• chất lượng được ngầm hiểu là chuẩn mực cao (high standard) ;
• chất lượng đề cập đến sự nhất quán trong thực thi một công tác không có sai

sót ;
• chất lượng là hoàn thành những mục tiêu đề ra trong kế hoạch của trường ;
• chất lượng là những đo lường phản ảnh những thành quả xứng đáng với đầu
tư (hay nói nói nôm là xứng đáng với " đồng tiền bát gạo ") ;
• chất lượng một qui trình liên tục cho phép "khách hàng" (tức sinh viên) đánh
giá sự hài lòng của họ khi theo học.
Nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học là đi sâu nghiên cứu các vấn đề
như: các chương trình đào tạo cấp đại học ở nước ta ra sao trong so sánh với các
nước trong khu vực cũng như trên thế giới; các đại học của Nhà nước sử dụng nhân
lực, cơ sở vật chất hữu hiệu hay lãng phí; sinh viên tốt nghiệp đại học có chỗ đứng gì
trong xã hội và nền kinh tế thị trường, kiến thức và kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp
đại học ra sao, hệ thống giáo dục đại học đã góp phần gì cho phát triển kinh tế, v.v…
Chất lượng của giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn đối với việc phát triển
kinh tế tri thức .Thật vậy, kinh tế tri thức là kinh tế từ trí tuệ và của trí tuệ. Đại học là

2


nơi khai mở trí tuệ của con người , nơi đó đánh thức tài năng của con người. Nếu
giáo dục nơi đó tốt thì sẽ bậc kỳ tài sẽ đưa nền kinh tế đi lên.Nếu giáo dục nơi đó
xấu chỉ biết rập khuôn thì không có tri thức để phát triễn kinh tế. Như vậy chúng ta
có thể thấy chất lượng của giáo dục đại học mang tính chất quyết địnhđến việc phát
triển kinh tế tri thức.
2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
Theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
65/2007/QĐ-BGDĐT, có mười tiêu chuẩn để đánh giá, đó là :
• Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học :
• Tổ chức và quản lí
• Chương trình giáo dục
• Hoạt động đào tạo

• Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên
• Người học
• Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ
• Hoạt động hợp tác quốc tế
• Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
• Tài chính và quản lý tài chính
Ngoài ra theo các chuyên gia, việc đánh giá chất lượng giáo dục đại
họcnhư vậy còn khá chung chung, để cụ thể hơn việc đánh giá này, chúng ta có thể
dựa vào chất lượng của ba quá trình: Đầu vào, quá trình và đầu ra.
Đầu vào là những tiêu chuẩn liên quan đến sinh viên được nhận vào học tại
trường đại học. Một số nghiên cứu cho thấy số điểm trung bình của thí sinh được
nhận vào đại học có tương quan đến số điểm tốt nghiệp: sinh viên với số điểm cao
lúc nhập học đại học thường là những sinh viên có xác suất tốt nghiệp đại học cao.
Nếu xem điểm thi tốt nghiệp hay điểm tuyển sinh đại học phản ảnh trình độ của học
sinh, thì trường có nhiều học sinh giỏi cũng có nghĩa là môi trường học tập được
nâng cao, và qua đó tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của trường. Tuy
nhiên, cũng có lí giải cho rằng chẳng có mối tương quan nào giữa điểm tuyển sinh
và điểm tốt nghiệp; do đó, một số trường đại học không xem các điểm này là một
yếu tố hay tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
Qui trình ở đây bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến người thầy, giảng dạy,
cơ sở vật chất cho học tập, nghiên cứu khoa học, và cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ
dành cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Giáo dục đại học bao gồm giảng dạy
và nghiên cứu khoa học. Có thể nói chung rằng "sức khỏe tài chính" của một trường

3


được phản ảnh qua sự tài trợ hay thu hút tài trợ từ Nhà nước và các nguồn tư nhân.
Nhưng sử dụng tài chính vì lợi ích của sinh viên cần được quan tâm đặc biệt; vì thế,
các tiêu chuẩn như chi tiêu, dịch vụ, cơ vật chất, v.v… tính trên đầu sinh viên là

những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng phục vụ của trường đại học.
Ở bậc đại học, người thầy (hay cô) không chỉ đơn giản là một người giảng bài,
mà còn là một chuyên gia về một lĩnh vực chuyên môn. Để truyền đạt hữu hiệu đến
sinh viên, ngoài những kĩ năng sư phạm, người thầy cần phải có kiến thức về chuyên
ngành để có thể khai triển những lí thuyết và ý tưởng từ nội dung của giáo trình.
Những kiến thức này có thể tiếp thu qua nghiên cứu khoa học. Nhưng “hộ chiếu” để
làm nghiên cứu khoa học là học vị tiến sĩ. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các
trường đại học Tây phương xem văn bằng tiến sĩ như là một tiêu chuẩn tối thiểu để
được bổ nhiệm làm giảng viên hay giáo sư đại học. Một phần lớn các chỉ tiêu về
chất lượng giáo dục đại học xoay quanh trình độ của người thầy và nghiên cứu khoa
học.
Ở đại học, nghiên cứu khoa học thường do các nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và
tiến sĩ thực hiện dưới sự chỉ đạo của các giảng viên và giáo sư. Để đủ tư cách hướng
dẫn luận án cấp thạc sĩ và tiến sĩ, giảng viên hay giáo sư phải hội đủ một số điều
kiện như có chương trình nghiên cứu tầm cỡ, có cơ sở vật chất sẵn có, và quan trọng
hơn là có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học tầm quốc tế. Vì thế, một tiêu chuẩn
quan trọng cần được đặt ra là phần trăm giảng viên và giáo sư có khả năng hướng
dẫn luận án cấp thạc sĩ và tiến sĩ.
Sản phẩm chính của nghiên cứu khoa học là những bài báo khoa học công bố
trên các tập san quốc tế. Những bài bào hay công trình có chất lượng cao thường
được công bố trên các tập san có chỉ số ảnh hưởng (impact factor) cao, hoặc có số
lần trích dẫn (citations) cao. Do đó, một tiêu chuẩn được đa số chuyên gia chấp
nhận là chuẩn mực để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học là số bài báo khoa
học được công bố trên các tập san quốc tế tính trên mỗi GV/GS và số lần trích dẫn
các bài báo khoa học từ trường trong vòng 2 năm qua tính trên mỗi GV/GS. Ngoài
ra, một số tiêu chuẩn khác cũng phản ảnh uy tín của trường là số bằng sáng chế
(patent) đã được công nhận và đăng kí với một cơ quan bản quyền quốc tế, số giáo
sư và sinh viên nước ngoài theo học tại trường, và số bằng khen hay số lần các giáo
sư được mời làm chủ tọa các hội nghị quốc tế.
Nhưng nghiên cứu khoa học đòi hỏi cơ sở vật chất, và đặc biệt là thông tin

(thư viện) và các thiết bị để sử dụng, kể cả công nghệ thông tin. Một đại học có chất

4


lượng tối thiểu cũng phải có đủ không gian (kể cả bàn, ghế) cho giảng dạy, có phòng
labo với thiết bị đầy đủ cho thí nghiệm và thực tập, có hệ thống hỗ trợ bằng công
nghệ thông tin để giảng viên và học sinh có thể truy cập internet miễn phí, và nhất là
hệ thống thư viện. Có thể nói không ngoa rằng thư viện và công nghệ thông tin là
bộ mặt của một trường đại học. Cho dù một đại học có 100% giảng viên với trình
độ tiến sĩ, mà không có thư viện tốt hay thiết bị công nghệ thông tin dồi dào thì cũng
trường đại học không thể nào làm nghiên cứu khoa học tốt, không thể nào giảng dạy
tốt được. Đề cập đến chất lượng giáo dục đại học nhất định phải đề cập đến các chỉ
tiêu quan trọng về đầu tư cho thư viện và công nghệ thông tin.
Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy một mối tương quan tuyến
tính giữa điểm của sinh viên và số lần trao đổi giữa sinh viên và GS/GV. Do đó, mối
tương tác giữa giảng viên / giáo sư (GS/GV) và sinh viên và tỉ số sinh viên trên mỗi
GS/GV từng được xem là hai tiêu chuẩn phản ảnh chất lượng giáo dục của một đại
học.
Đầu ra là những tiêu chuẩn phản ảnh tình trạng của sinh viên sau khi tốt
nghiệp. Giáo dục bậc cao có bốn chức năng chính: một là đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của cá nhân về tri thức, để họ có thể tự khai thác tiềm năng của mình
và cống hiến lại cho xã hội; hai là cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự tăng trưởng và giàu mạnh của một nền
kinh tế hiện đại; ba là khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối và
chính sách của nhà nước; và bốn là thu thập hay sáng tạo ra kiến thức qua nghiên
cứu và chuyển giao những kiến thức này đến xã hội. vì thế, “sản phẩm” chính của
giáo dục đại học là sinh viên tốt nghiệp với trình độ chuyên môn cao. Đây cũng là
những tiêu chuẩn khó định lượng chính xác, vì các chuyên gia vẫn chưa nhất trí cách
đánh giá. Tuy nhiên, người ta ghi nhận rằng danh tiếng (phản ảnh gián tiếp chất

lượng giáo dục) của một trường đại học thường gắn liền sự sự thành đạt của sinh viết
nghiệp từ trường đó. Các đại học như Harvard, Yale, Princeton, v.v… sở dĩ có tiếng
trên thế giới là vì những sinh viên tốt nghiệp từ các trường này thường giữ những
chức vụ quan trọng trong guồng máy kinh tế hay Nhà nước. Do đó, các tiêu chuẩn
trong phần “đầu ra” cụ thể là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, có việc làm, sự hài lòng của
doanh nghiệp hay cơ quan tuyển dụng, sinh viên quay lại theo học tiếp cấp thạc sĩ
hay tiến sĩ, v.v…
3.Chất lượng giáo dục đại học của các nước trên thế giới, những kinh nghiệm mà
Việt Nam nên học tập theo cũng như sửa chữa và rút kinh nghiệm.

5


Việt Nam là một nước đang phát triển, nền giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng đang bước vào quá trình hội nhập sâu rộng với các quốc gia trong
khu vực cũng như trên thế giới. Để cùng quay với guồng quay của các quốc gia ấy,
nền giáo dục của chúng ta phải không ngừng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm
mà các quốc gia đi trước đã có được để phát huy những mặt tích cực, hiệu quả trong
giáo dục đại học, đồng thời tránh bước vào “vết xe đổ” mà các quốc gia ấy đã từng
mắc phải.
Vậy chúng ta có thể học được gì từ những nước có nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới? Trước tiên chúng ta hãy cùng tim hiểu mô hình giáo dục đại học của
một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới, đó là Hoa
Kì.Khoảng gần vài thập niên trở lại đây, cả thế giới giật mình, khi đặt câu hỏi tại sao
nước Mỹ chỉ lập quốc chưa đầy 3 thế kỷ, nhưng có một nền giáo dục đại học thâm
niên cao và là mẫu mực cho giáo dục toàn cầu noi theo? Theo đó, có quá nhiều bảng
đánh giá giáo dục toàn cầu, ở nhiều quốc gia khác nhau xếp hạng top 100 các trường
đại học, thì nước Mỹ luôn chiếm gần phân nữa vị trí đầu bảng. Một số tác giả dưới
góc nhìn khắc khe cho rằng mô hình đại học Mỹ là mô hình thị trường hóa.Nhưng
nếu có cái nhìn khách quan, chúng ta sẽ thấy mục đích giáo dục Mỹ lấy người học

làm trung tâm.Chúng ta sẽ thấy những thành quả đạt được là kết quả của những mục
tiêu của tư duy giáo dục đại học Mỹ giải quyết mục đích gần như hoàn hảo.Vậy hãy
thử nhìn nền tảng tư duy giáo dục bậc đại học của Mỹ như thế nào? Nó có là kim chỉ
nam cho mọi nền giáo dục toàn cầu không?
Điều không ai chối cãi đầu tiên ở giáo dục bậc đại học Mỹ là Tự do học
thuật(Academic Freedom). Tự do học thuật ở đây không mơ hồ mà được viết thành
văn bản, thành luật pháp rõ ràng. Vì nhu cầu bức thiết để bảo vệ quyền và nghĩa vụ
của các nhà giáo dục Mỹ thực hiện đúng mục tiêu làm ra những khối óc có tư duy
độc lập, chứ không phải tạo ra những bộ nhai lại những gì các nhà giáo dục đã đúc
khuôn và mớm sẵn. Để đổi lấy quyền tự do học thuật cho triết lý nền tảng giáo dục
Mỹ ngày hôm nay, không đơn giản chỉ một sớm, một chiều như người ta nghĩ. Mà
đó là một cuộc trả giá với hàng loạt các giáo sư, các nhà học thuật phải mất việc. Để
rồi cuối cùng Hiệp hội giáo sư đại học Mỹ(American Associaton of University
Professors) ra đời, soạn thảo văn bản về tuyên ngôn của AAUP về vấn đề này. Trình
lên tòa án liên bang để thảo thành dự luật giáo dục cho tư duy tân tiến này. Liệu Việt
Nam có nên áp dụng hình thức này để củng cố giáo dục Việt Nam hiện nay không?

6


Săn tìm tài năng là tư duy giáo dục rất hiện đại của nền giáo dục Mỹ. Nước Mỹ là
nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Người Mỹ hiểu được trong sinh học, qui luật di
truyền của Menden, khi 2 giòng trong một loài khác nhau lấy nhau sẽ sinh ra một
giòng giống mới mạnh hơn về sức khỏe và siêu việt hơn về trí tuệ. Trong thực tế
cuộc sống cũng thế, người được tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ dễ hòa
nhập với cộng đồng thế giới và dễ thành đạt.Nên trong tư duy giáo dục của nước Mỹ
chủ trương không phân biệt màu da, chủng tộc có các nền văn hóa khác nhau.Nên
một trường ở Mỹ nổi tiếng là trường có nhiều sinh viên trên thế giới về học.Sự tiến
bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật của đất nước non trẻ này hầu như là thành quả
của các nhân tài tụ về từ các quốc gia khác. Ngày nay ai cũng còn nhớ sự tiếc nuối

của nước Pháp khi từ chối những yêu cầu của bà Marie Curie, đã để nhà khoa học
người Pháp gốc Ba lan với 2 tấm bằng Nobel Vậy lý và Hóa học này đã giới thiệu
đất nước Mỹ kính trọng và nâng niu nhân tài như thế nào, khi họ giúp bà xây dựng
những ước mơ khoa học? Họ săn tìm tài năng từ khi còn trên ghế nhà trường phổ
thông trên khắp thế giới, để không ngần ngại cho học bổng và mang về đào tạo tại
nước Mỹ, để sử dụng sau này nếu những tài năng đó hữu dụng. Vì thế, gần đây các
trường phổ thông Mỹ đã "được" ông tổng thống Obama cảnh báo về giáo dục trung
học của nước Mỹ cần đổi mới để đáp ứng với đòi hỏi của bậc đào tạo đại học của
nước
Mỹ.

Đại học tự quản, đây cũng là vấn đề mà có sự đấu tranh không khoan nhượng giữa
chính phủ và các nhà quản lý ở các trường đại học. Họ đã phải trải qua một thế kỷ để
giải quyết vấn đề tự quản từ khi Dartmouth College phản đối với chính quyền tiểu
bang New Hampshire chiếm quyền bổ nhiệm lại một vị giám đốc của trường đã bị
phế truất do hội đồng nhà trường. Và điều này được thẩm phán John Marshall công
nhận năm 1819. Từ một đại học tư Dartmouth đã làm một cuộc cách mạng trong đại
học tự quản trên toàn nước Mỹ, cả công lẫn tư. Mặc dù đại học công lập vẫn được
hỗ trợ tài chính từ chính quyền. Sự tự quản đã góp phần không nhỏ cho tự do học
thuật và sự phát triễn, hoàn thiện giáo dục bậc đại học tốt như ngày nay. Chính
quyền chỉ đưa ra những yêu cầu và mục đích cho nền giáo dục. Các đại học có mục
tiêu riêng, trên nền chung các tiêu chuẩn đã được các tổ chưc độc lập theo dõi và
kiểm tra, mà bất kỳ nền giáo dục nào trên thế giới cũng thèm thuồng noi theo.
Quản lý và kiểm tra, các đại học dù tư hay công lập đều phải tự quản lý. Chính phủ
chỉ quản lý về mặt vĩ mô. Công việc đánh giá ở mỗi đại học đã có các tổ chức độc

7


lập theo từng vùng, tiểu bang, ví dụ như: College Board, North Central Association

of Colleges and Schools, Southern Association of Colleges and Schools, etc... Tiêu
chuẩn đánh giá cho những đại học đều rất cụ thể. Vấn đề đặt ra là mỗi trường đại
học có cần thiết phải có một trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đại học như
ta hiện nay hay không? Có lẽ vấn đề này tôi sẽ nói sâu hơn trong một bài viết khác
để nhìn rõ hơn.Nhưng thông qua sự kiểm soát và đánh giá chất lượng để quản lý
từng đại học cụ thể, chặt chẽ và khoa học, mà không quan liêu ôm đồm chỉ trên
giấy.Và cái đích cuối cùng của việc quản lý và kiểm tra giáo dục đại học Mỹ là đại
học
nghiên
cứu.
Công bằng cạnh tranh, mặc dù các đại học công lập được sự hỗ trợ về tài chính của
chính phủ. Trong khi đó các đại học tư thục tự lo thu chi và cân đối chính sách tài
chính, lương cho nhân viên và học bổng cho sinh viên. Nhưng mọi đại học đều được
đối xử công bằng về mọi vấn đề. Sự công bằng trong cạnh tranh thể hiện ở mọi khía
cạnh từ đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, tiêu chuẩn tuyển sinh, etc... để mục
đích cuối cùng các đại học Mỹ đạt được là những đại học nghiên cứu, dù lớn, dù nhỏ
qui mô có khác nhau. Nhưng chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế.

Điểm cuối cùng trong tư duy giáo dục của Mỹ là sự đóng góp của cá nhân và xã hội.
Giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy nền giáo dục là của chung toàn xã hội và giúp
mọi người dân có thể tiếp cận với nền giáo dục bậc cao. Họ đã tạo ra một quần thể
đại học hơn 4.000 trường, chiếm hơn 1/2 số trường đại học trong tổng số hơn 200
quốc gia trên toàn thế giới.Tư nhân có, công lập có. Giá cả đắc thì có hệ thống
trường tư. Rẻ thì có hệ thống trường công. Nhưng không vì đắc hay rẻ mà chất
lượng lại kém hơn. Giáo dục bậc đại học ở hệ cử nhân hầu như chất lượng gần bằng
nhau.Chỉ khác nhau chủ yếu ở bậc sau cử nhân về điều kiện nghiên cứu. Tất cả các
trường bậc đại học đều thu tiền. Các trường công ngân quỹ nhà nước rót vào. Các
trường tư tự kinh doanh thu phí và cân đối ngân sách. Ngoài ra họ cũng được các tổ
chức, tư nhân hay cựu sinh viên thành đạt đóng góp vào.Tất cả có nhiệm vụ phục vụ
cho mục tiêu tạo điều kiện mọi công dân Mỹ có khả năng đều được tiếp cận bậc đại

học. Nên nếu sinh viên có cha mẹ thu nhập thấp sẽ được học miễn phí bậc đại học.
Thu nhập thấp là bao nhiêu?Trước 2007, con số 60.000USD/năm là thấp.Nhưng từ
2008 trở đi, 100.000USD/năm là thấp. Họ biết cân bằng lấy tiền người giàu để phân
bổ cho người nghèo được học. Họ không cào bằng và chỉ cho học bổng cho những
cá nhân xuất sắc.

8


Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng, rõ ràng giáo dục đại
học của Việt Nam còn có nhiều những điểm yếu cần phải khắc phục và còn nhiều
điều chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn để đưa chất lượng giáo
dục đại học của mình lên một tầng cao mới. Từ đây có thể thấy được một số kinh
nghiệm trong giáo dục đại học ở nước ngoài mà chúng ta cần phải học hỏi:
Thứ nhất: Những trường này đều có những bộ óc tổ chức rất giỏi. Đó là ban
lãnh đạo của trường. Vấn đề đặt ra đối với họ là họ biết làm gì và làm như thế nào để
có một trường đại học tốt.
Thứ hai: Những trường này đều xây dựng được những quy định hết sức bài
bản; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các viện, khoa, phòng và chức năng, nhiệm vụ
của từng loại (cấp độ) giáo viên. Ai làm tốt chức năng, nhiệm vụ thì được tuyên
dương, khen thưởng bằng danh dự và tài chính.Ai làm kém sẽ bị đào thải ngay tức
khắc. Ở đây, không có chuyện tùy tiện, tùy hứng, nể nang, cảm tình cá nhân.
Thứ ba: Nhà trường khuyến khích đến mức tối đa tự do, dân chủ trong
nghiên cứu và giảng dạy. Giữa giáo viên và sinh viên bình đẳng về phát huy trí tuệ
mỗi khi tranh luận khoa học; hoàn toàn không có sự áp đặt về vấn đề này. Vì vậy, ở
đây không chỉ diễn ra cái cảnh "trò học thầy", mà còn có hiện tượng "thầy học trò",
vì trong thực tế cuộc sống có cái trò biết mà thầy chưa biết, nhất là về các vấn đề
tâm lý, xã hội và gia đình, cho nên mới có người gọi "thầy học trò" là như vậy.
Thứ tư: Các trường đại học rất chú trọng đến phương pháp giáo dục. Đó là
phương pháp tiếp cận nội dung học, thay cho học chính nội dung đó. Tiếp cận nội

dung học sẽ mang lại sự gợi mở, gợi nhớ, còn nếu học chính nội dung môn học, thì
rất dễ sa vào áp đặt.
Thứ năm: Chính phủ rất quan tâm đến giáo dục, thể hiện sự giao quyền hoàn
toàn cho các trường. Sự giao toàn quyền này dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các
trường đại học với nhau.Trường nào dạy chất lượng kém, tổ chức tồi, sẽ vắng bóng
sinh viên, nghiên cứu sinh. Sự tiếp nhận và sự đào thải cứ thế diễn ra, thể hiện sự
sàng lọc rất kỹ về trí tuệ.

9


II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở NƯỚC TA
1. Tình hình cụ thể
a) Năng lực và quy mô

đào tạo ở các trường đại học ở Việt Nam

Năng lực đào tạo ngày càng được nâng cao.Hiện nay trên toàn quốc có
khoảnggần 50 nghìn giảng viên trong 240 trường Đại học công và dân lập, trong đó
có 45% đạt thạc sĩ trở lên, với trên 1,7 nghìn giáo sư và phó giáo sư, trên 5 nghìn
tiến sĩ. Quy mô đào tạo được đẩy nhanh đến mức độ chóng mặt với khoảng 1,1 triêu
sinh viên, đạt 130-135 sinh viên trên 1 vạn dân. Hằng năm số sinh viên hệ chính quy
được tuyển mới là vào khoảng 200 nghìn người, trong đó khối sư phạm chiếm 20%,
khối ký thuật chiếm 30%, khối kinh tế chiếm 20%. Số sinh viên ở các trường dân lập
chiếm khoảng 15%. Đã có rất nhiều trường học mới được xây dựng, các loại hình
trường cũng ngày càng trở nên phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận vấn để là năng lực đào tạo của
Việt Nam chưa đáp ứng kịp so với sự phát triển của quy mô. Thật vây, ở nước ta số
lượng giảng viên có học vị tiến sĩ còn quá thấp. Trong số giảng viên đạihọc và cao

đẳng, chỉ có 10% có học vị tiến sĩ.Ngay cả trong số giảng viên có học vị tiến sĩ, chỉ
có một phần nhỏ (20%) có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học. Cần nói thêm
rằng tỉ lệ tiến sĩ trong đội ngũ giảng viên ở các trường đạihọc trung bình ở Tây
phương là khoảng 70%. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy một đánh giá mới đây
cho biết chỉ có 1 phần 5 số giáo sư và phó giáo sư nước ta xứng đáng với chức danh

10


này. Như vậy, 75% đội ngũ giảng dạy Đại học chỉ có trình độ cử nhân. Thật ra tình
trạng này còn đáng quan ngại hơn nếu ta nhìn con số giảng viên có học hàm Giáo sư
hay Phó Giáo sư chỉ 7% và phần đông họ đang ở trong độ tuổi 60 - 65. Nói một cách
khác, đội ngũ giảng dạy Đại học ta không những ít, có trình độ thấp mà còn lâm vào
trình trạng lão hóa.
b)Hệ thống cơ sở đào tạo.
Hệ thống cơ sở đào tạo đại học đã phủ gần kín cả nước (63/64 tỉnh, thành
phố đã có đại học hoặc cao đẳng) với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và chất
lượng của các cơ sở ngày càng được nâng cao. Hiện nay trên cả nước có 143 cơ sở
với 77 trường đại học và học viện, 66 viện nghiên cứu khoa học. Với chủ trương xã
hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả các tầng lớp nhân dân và
tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cơ sở đào tạo
đại học ngày càng được mở rộng, đặc biệt ở khu vực thành thị, vùng kinh tế phát
triển, nơi tập trung đông dân cư và người dân có thu nhập cao.
Về cơ sở vật chất ở các cơ sở của nước ta, tất cả các thư viện đạihọc lớn cấp
quốc gia (chưa nói đến đạihọc nhỏ) phần lớn rất nghèo nàn. Sách giáo khoa chẳng có
bao nhiêu, và đại đa số đều quá cũ; sách tham khảo cực kì hiếm và rời rạc. Sự nghèo
nàn của thư viện đạihọc nước ta đến nỗi nếu người mới ghé thăm có thể nhầm đó là
một thư viện trường trung học! Đã thế mà việc mượn sách cũng rất khó khăn, với
bao thủ tục nhiêu khê, làm nãn lòng sinh viên.
Hệ thống máy tính và internet của các trường đạihọc Việt Nam chỉ có thể mô

tả bằng ba chữ: quá nghèo nàn. Chưa có trường đạihọc nào có máy mainframe. Chưa
có trường đạihọc nào có hệ thống thư viện điện tử. Các phần mềm cho nghiên cứu
khoa học và giảng dạy cũng chưa được đầu tư đúng mức, và hệ quả là các nhà
nghiên cứu sử dụng phần mềm không hợp pháp.Chưa có trường đạihọc nào sử dụng
công nghệ thông tin một cách hữu hiệu. Ngày nay, trong khi phần lớn các trường
đạihọc phương Tây sử dụng internet như là một phương tiện học tập, thì ở nước ta
công nghệ này chủ yếu chỉ tập trung vào những website màu mè, nhưng lại thiếu
thông tin. Hệ thống đăng kí tín chỉ qua mạng nội bộ là một trong những bước tiến
đáng chú ý trong hệ thống công nghệ thông tin của các trường đại học, tuy nhiên nó
còn bộc lộ quá nhiều hạn chế. Tình trạng sinh viên phải thức thâu đêm suốt sáng để
đăng kí tín chỉ là tình trạng khá phổ biến trong trường đại học hiện nay.
c)Đầu tư của nhà nước và các nguồn lực xã hội trong giáo dục đại học
Đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học tăng nhanh, cơ chế tài chính cho giáo dục
đại học đã bắt đầu được đổi mới. Tuy nhiên, có thể nói ngân sách quốc gia dành cho
giáo dục ở nước ta còn quá thấp (chỉ 11%), so với các nước trong vùng như Thái Lan
(20%), Malaixia (19%), Hàn Quốc (22%), hay ngay cả Trung Quốc (12%). Vì thế,
Chính phủ cần phải tăng cường ngân sách giáo dục lên ít nhất là 15%.

11


Nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục đại học tăng nhanh (có 81 trường
đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm 21,5% số trường). Đã bắt đầu hình thành hệ
thống quản lý chất lượng giáo dục đại học trong cả nước và cơ chế nhà nước, nhà
trường và người dân giám sát chất lượng giáo dục và đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra,
tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học gốc Việt đang làm ở nước ngoài
cũng là một hướng đi mới trong việc thu hút sự tham gia của các nguồn lực trong xã
hội.Hiện nay, số lượng người Việt đang định cư hay làm việc ở nước ngoài đã lên
đến con số hai triệu, trong số này, có ít nhất là 10% có trình độ Đại học trở lên.
Trong số này có nhiều người có khả năng khoa học kỹ thuật cao, có kinh nghiệm lâu

năm trong nghiên cứu khoa học, có uy tín đối với các cơ quan cung cấp tài chính cho
nghiên cứu và quan trọng hơn nữa, là họ có tâm huyết với nền giáo dục trong nước.
Thế nhưng cho tới nay, việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực khoa học này phục
vụ đất nước vẫn được tiến hành một cách có hệ thống.Tôi đề nghị Bộ GDĐT nên lập
một ngân hàng dữ liệu về các nhà khoa học Việt đang làm việc ở nước ngoài trong
lĩnh vực khoa học. Và từ đó, Nhà nước nên có chính sách cụ thề và tích cực nhằm
tạo điều kiện cho các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài có cơ hội giảng dạy, tham
gia vào việc thẩm định các Luận án sau Đại học và nghiên cứu trong nước.
d)Quan hệ quốc tế trong giáo dục đại học
Quan hệ quốc tế phát triển tương đối nhanh cả cấp quốc gia và cấp
trường.Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực kinh
tế từ gần 80 quốc gia, trong khi đó với lĩnh vực giáo dục - đào tạo chi thu hút được
từ 18 quốc gia đầu tư. Các dự án chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như HN,
TPHCM, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, tuy nhien chưa có một dự án ĐTNN vào
lĩnh vực giáo dục - đào tạo nào được đầu tư thực hiện ở nông thôn.
Xu hướng hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là liên kết đào tạo giữa các
trường đại học trong nước với các trường đại học trên thế giới, cụ thể là trao đổi sinh
viên đa ngành,trao đổi kinh nghiệm về quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo, hợp
tác nghiên cứu giữa các trường đại học Việt Nam và các nướctrên thế giới... Một ví
dụ điển hình đó là sự hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam với Hội đồng Anh:
Tại Vương quốc Anh hiện có khoảng hơn 5.000 lưu học sinh Việt Nam, trong đó có
hơn 1.700 sinh viên mới. Hội Cựu sinh viên Việt Nam du học tại Anh hiện tập hợp
gần 1.000 thành viên, những người từng học tập tại Anh từ ba tháng trở lên đều có
thể gia nhập Hội. Tháng 10.2007, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân thăm Vương quốc Anh và ký thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa
Bộ GD&ĐT Việt Nam với Bộ GD&ĐT Vương quốc Anh.Dịp này cũng có 7 trường
đại học hàng đầu của Anh ký biên bản ghi nhớ với Bộ GD&ĐT Việt Nam về hỗ trợ
đào tạo tiến sĩ.Theo đó, các giảng viên ĐH-CĐ Việt Nam được đào tạo tiến sĩ tại các
trường đại học của Anh từ năm 2008-2020.


12


2.

Chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam trong so sánh với các quốc gia trên thế
giới.
Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những
thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu
người tương đương. Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên chất lượng của chúng ta vẫn còn đang ở mức thấp so với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới và đang có xu hướng tụt hậu so với thế giới.
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích để thấy rõ hơn được điều này.
Việt Nam, với 87 triệu dân và hơn 450 trường đại học trên tổng số 8.000
trường đại học của hơn 200 quốc gia và gần 6 tỷ dân trên toàn thế giới. Trong 8.000
trường đó Mỹ đã chiếm hơn 4.000.Con số gần 4.000 trường còn lại, nếu làm một con
số so sánh thì số lượng trường đại học ở nước ta không phải là ít. Nhưng mỗi năm
với hơn 220.000 sinh viên ra lò, lại có đến khoảng 60% trong số đó không có việc
làm, phải làm trái nghề(theo tin Tiêu Điểm lúc 21h đêm 02/3/2010 trên VTV1). Như
vậy, chúng ta có cần xây thêm trường mới? Hay chúng ta phải làm tốt hơn cho các
trường đã có sẵn, với một tư duy giáo dục mới, để chất lượng các trường đại học của
ta từ là đại học từ chương như lâu nay trở thành là đại học nghiên cứu. Hay là cứ xây
trường mới để rồi với tư duy giáo dục cũ, rồi trường mới vẫn là đại học từ
chương.Rồi sinh viên ra trường vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế, vẫn phải
thất nghiệp, vẫn phải làm trái nghề.Và chất xám mãi muôn đời bị hoang phí?
Nếu đem so sánh tư duy giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy giáo dục đại học Việt
Nam và thành quả của nó, thì đó là một sự so sánh khập khiểng.Mục đích bài viết
này không gì khác, ngoài việc nhìn người để tự hiểu, biết về ta.Hòng tìm ra đường đi
cho ta minh triết hơn, đúng đắn hơn.Nước Việt có thiếu tài năng không?Tôi cho là
không.Trí thức Việt và dân Việt có yêu nước không?Tôi cho là quá yêu nước nữa là

đằng khác.Trí thức Việt cần gì để xây dựng nước Việt?Tôi cho rằng cần được lắng
nghe, tôn trọng và một môi trường làm việc tốt.Nếu chúng ta biết tôn trọng và nâng
niu tài năng thì chuyện Việt nam sẽ là nước dẫn đầu khu vực về chất lượng giáo dục
đại học là chuyện không phải không thể thực hiện được.
Đó là so sánh với một quốc gia phát triển vào hàng bậc nhất trên thế giới,
còn đối với quốc gia láng giềng của chúng ta trong khu vực Đông nam Á như Thái
Lan thì sao?

13


Vài con số về giáo dục đại học của Việt Nam và Thái Lan
Chỉ tiêu
Việt
NamThái Lan
(2007-2008)
(2007-2008)
Dân số
85.789.000
63.724.000
Số trường đại học
Số trường đại học công lập
Số trường đại học dân lập

160
120
40

112
78

34

Số sinh viên
1.180.547
Sinh viên trong các trường công 1.037.115
Sinh viên trong các trường dân lập 143.432

2.032.461
1.084.016
948.445

Số sinh viên tốt nghiệp
Công lập
Dân lập

152.272
?
?

334.103
143.762
190.341

Số giảng viên
Công lập
Dân lập

38.217
34.947
3.270


59.562
45.429
14.133

Trình độ giảng viên
Tiến sĩ
Cao học
“Chuyên khoa”
Cử nhân

5.643
15.421
314
16.654

14.099
35.783
?
9.486

Giáo sư
Phó giáo sư

303
1.805

?
?


Số bài báo khoa học trên các tập 959
san quốc tế (năm 2009)

4.527

14


Số liệu của Việt Nam có thể download từ trang nhà của Bộ GDĐT. Số liệu của Thái
Lan trích từ tài liệu “Higher education in Thailand” của Ủy ban Giáo dục Đại học
Thái Lan, năm 2007-2008.
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, tuy Việt Nam có nhiều đại học hơn,
nhưng số sinh viên và giảng viên thì ít hơn Thái Lan. Trong niên học 2007-2008,
Việt Nam có 1,18 triệu sinh viên, chỉ bằng 58% số sinh viên của Thái Lan (2.03
triệu). Số sinh viên tính trên dân số của Việt Nam cũng thấp hơn Thái Lan. Ở Việt
Nam, cứ 1.000 dân có 14 sinh viên. Còn ở Thái Lan, tính trung bình có 32 sinh viên
trên 1.000 dân.Ngoài ta theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2007-2008, có 38.217
giảng viên trong 160 đại học. Trong cùng niên học, Thái Lan có gần 60.000 giảng
viên. Tính trung bình, mỗi đại học Việt Nam có 239 giảng viên, chỉ bẳng 45% của
Thái Lan (trung bình có 532 giảng viên cho mỗi đại học). Đáng chú ý là số giảng
viên cho mỗi đại học tư ở Việt Nam chỉ 82 người, trong khi đó con số này ở Thái
Lan là 416 người.
Số sinh viên trên mỗi giảng viên giữa hai nước không khác nhau nhiều. Ở
đại học Việt Nam, cứ 31 sinh viên thì có một giảng viên (con số này ở đại học dân
lập là 44). Ở đại học Thái Lan, con số sinh viên cho mỗi giảng viên là 34 (và đại học
tư là 67).Tuy nhiên, về trình độ học vấn của giảng viên, có sự khác biệt khá lớn giữa
hai nước. Trong số 38.217 giảng viên đại học ở Việt Nam, khoảng 15% có bằng tiến
sĩ, 40% thạc sĩ, và 44% cử nhân. Ở Thái Lan, trong số 59.562 giảng viên, số có bằng
tiến sĩ là 24%, thạc sĩ 60%, và cử nhân 16% (Biểu đồ 1).


Biểu đồ 1. Phân phối trình độ giảng viên đại học

15


ở Việt Nam và Thái Lan

Về năng suất khoa học,Việt Nam cũng thấp hơn Thái Lan. Số bài báo khoa học được
công bố trên các tập san quốc tế năm 2009 của Việt Nam là 959 bài, chỉ bằng 21%
số bài của Thái Lan (4.527 bài). Chẳng những Việt Nam có số bài báo ít hơn, mà tỉ
lệ tăng trưởng cũng thấp hơn Thái Lan. So với năm 2005, con số bài báo khoa học từ
Thái Lan tăng gần gấp hai lần, trong khi đó Việt Nam chỉ tăng khoảng 75%.
Tóm lại, các dữ liệu thực tế trên đây cho thấy hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam kém hơn hẳn Thái Lan. Thật vậy, Việt Nam có nhiều trường đại học hơn,
nhưng về cơ cấu giảng viên và đầu ra khoa học, thì rất kém so với Thái Lan. Chỉ có
15% giảng viên đại học Việt Nam có bằng tiến sĩ, thấp hơn Thái Lan gần 10%. Ở các
nước tiên tiến, khoảng 65-70% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Nói chung, đại học
Việt Nam vẫn chủ yếu là cử nhân dạy cử nhân.
Một điều đáng ngạc nhiên là trong số 38.217 giảng viên đại học ở Việt Nam,
chỉ có 2.108 người có chức danh giáo sư (303 người) và phó giáo sư (1805). Nói
cách khác, số giáo sư và phó giáo sư chỉ chiếm khoảng 5% tổng số giảng viên!
Không có con số giáo sư và phó giáo sư ở Thái Lan, nên không thể so sánh cụ thể,
tuy nhiên tôi đoán rằng con số của Thái Lan cao hơn so với Việt Nam. Cần nhắc lại
rằng Việt Nam đã phong hàm giáo sư và phó giáo sư cho khoảng 8.300 người.
Những con số trên cho thấy trong số 8.300 người, chỉ có 1/4 là giảng viên đại học,
phần 75% còn lại có lẽ là làm quan chức!
Hơn 30 năm trước, các đại học ở miền Nam Việt Nam là những trung tâm
đào tạo sinh viên có uy tín trong vùng Đông Nam Á và Á châu nói chung. Thuở đó,

16



có sinh viên từ Đông Nam Á, kể cả Thái Lan, sang Sài Gòn du học. Ngày nay, trong
khi một số đại học Thái Lan đang trên đường trở thành “đẳng cấp quốc tế” và thậm
chí sang Việt Nam chiêu sinh, còn các đại học Việt Nam thì đang loay hoay tìm kiếm
một mô hình phát triển và mong muốn có tên trong danh sách “top 200”.
Đối với một dân tộc đang bắt đầu "bước ra biển lớn", mạnh dạn so sánh nền
giáo dục mình với các nền giáo dục khác một cách bình đẳng và toàn diện chứng tỏ
không chỉ tinh thần học hỏi để hiểu biết mà trên hết là quyết tâm đổi mới, lòng dũng
cảm muốn từ bỏ những định kiến và giáo điều cũ, vượt lên trên cả sự mặc cảm lẫn
lòng tự hào nhiều khi quá mức của chính mình. Tuy nhiên rõ ràng Việt Nam còn
phải cố gắng rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng giáo dục đại học bằng các cải
cách mạnh mẽ hơn nữa, theo cả chiều rồng và chiều sâu.
3. Đánh giá về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.
a) Thành công
Qua phân tích thực trạng về chất lượng giáo dục ở Việt Nam chúng ta có thể
thấy rằng giáo dục đại học của nước ta đang tiến những bước tiến đáng khích lệ, thể
hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
_ Năng lực đào tạo và quy mô đào tạo của chúng ta ngày càng được nâng cao. Chỉ
trong hơn một năm qua, cả nước có hơn 20 trường ĐH, CĐ được thành lập mới.
Theo kế hoạch vạch ra đến năm 2010, sẽ có 29 trường ĐH và 81 trường CĐ mới sẽ
được thành lập. Riêng lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, sẽ có khoảng 110 trường ĐH,
CĐ vào năm 2010. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, số lượng
thạc sĩ, tiến sĩ tham gia giảng dạy tại trường đại học ngày càng tăng, chương trình
đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng
xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng
giáo dục tinh hoa.
Mặt khác chúng ta cũng phải nói tới cơ sở vật chất trong các trường đại học
đã ngày càng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên
và sinh viên.


17


_Các trường tư thục ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, có sức cạnh tranh
lớn đối với ngay cả các trường công lập. Với cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, cùng
với đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, chủ yếu là giáo sư, tiến sĩ của các trường
đại học nổi tiếng trong nước cũng như là các giáo viên được mời từ nước ngoài, các
trường tư thục đang góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
đại học ở Việt Nam, đưa nước ta nhanh chóng bắt kịp với những nền giáo dục tiên
tiến trên thế giới.

18


_ Môi trường giáo dục ở trường đại học ngày càng được cải thiện theo hướng tích
cực. Sinh viên chủ động hơn trong học tập và nghiên cứu khoa học.Mặt khác, ngoài
những kỹ năng “cứng” cần cho công việc sau này, sinh viên còn được rèn luyện cả
về những kỹ năng “mềm” như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thuyết trình… thông qua nhiều hoạt động của các tổ, đội, các câu lạc bộ trong trường
đại học. Sinh viên Việt Nam trong thời đại mới ngày càng năng động sáng tạo, tích
cực, chủ động tham gia vào tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, vì sự phát
triển của đất nước.
_Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, khuyến khích nhiều thành
phần trong xã hội tham gia vào công tác giáo dục ở đại học.Điều này đã góp phần
không nhỏ trong việc đẩy mạnh chất lượng đại học của nước ta.
_Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học đã có những bước tiến mới trong giáo dục
đại học ở nước ta.Thật vậy, như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện nay chúng ta
đang đẩy mạnh hợp tác về giáo dục với các quốc gia trên thế giới, đưa giáo dục đại
học của Việt Nam lại gần hơn với thế giới. Chúng ta đã hợp tác rất sâu rộng và có

hiệu quả với các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mĩ, Úc, Nhật, Singapore…
Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng , hợp tác quốc tế về giáo dục đại
học là một xu hướng tất nhiên và cần thiết, góp phần đẩy nhanh chất lượng giáo dục
của nước ta hiện nay.

19


b) Hạn chế
_Số lượng các trường Đại học cũng tăng cao kéo theo đó là số lượng người đi học
Đại học cũng không ngừng gia tăng . Đó là những dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế. Phải nói rằng hiện nay giáo dục của nước ta chỉ mới là phát
triển về số lượng nhưng còn chưa chú trọng đến chất lượng. Chất lượng giáo dục đại
học là vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay.Đặc biệt, khi nước ta gia nhập
WTO cạnh tranh về nguồn nhân lực là rất lớn.Nếu không có bước chuyển mình nâng
cao chất lượng giáo dục thì nguồn nhân lực nước ta khó có thể cạnh tranh được với
các nguồn nhân lực của các nước khác. Đó là một thực trạng và là bài toán khó cho
nền giáo dục nước ta.
_Số lượng trường đại học tăng nhưng năng lực quản lí, chỉ đạo, điều hành của một
số trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập sự phối hợp
giữa các cơ quan Bộ và địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
_Năng lực đào tạo chưa theo kịp quy mô đào tạo. Như đã phân tích ở phần thực
trạng, số lượng giảng viên trong các trường đại học có học vị tiến sĩ, giáo sư là rất ít,
vẫn chủ yếu là cử nhân là thạc sĩ,hơn thế nữaphần lớn các tiến sĩ ấy lại có mức tuổi
trung bình từ 60-65.Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng đội ngũ kế thừa giáo
sưm tiến sĩ.Đào tạo tiến sĩ ở các cơ quan chưa gắn liền với nghiên cứu khoa học.
Việc đánh giá luận văn, luận án còn có tính nể nang, chưa nghiêm túc, thẳng thắn và
khách quan, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tao.
_Xuất hiện tình trạng tiêu cực trong học tập, thi cử, xuất hiện tâm lí trong sinh viên:
Muốn qua được môn này thì cần phải “đi” thầy cô giáo. Từ đó nhiều sinh viên đã ỷ

lại, lười học tập, lười nghiên cứu làm ảnh hưởng chung đến chất lượng giáo dục tại
đại học.
_Phương pháp giảng dạy trong các trường đại học còn chậm đổi mới, chưa theo kịp
được sự phát triển của các nước trên thế giới. Lối học “thầy đọc trò chép” tuy đã
thuyên giảm nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều trường đại học trong cả nước.
Thêm vào đó, những cơ hội thực hành của sinh viên Việt Nam còn khá ít,
học không đi đôi với hành nên khi ra trường nhiều sinh viên không thích ứng kịp với
yêu cầu thực tế, làm việc kém hiệu quả.
_Đầu tư của nhà nước trong các trường đại học trong những năm gần đây đã tăng lên
nhưng vẫn còn ở mức thấp. Nhiều trường công lập còn có cơ sở vật chất thấp kém,

20


tồi tàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời đại mới.Giáo sư
Đào Trọng Thi, giám đốc Đại học Quốc gia HN đưa ra một so sánh : tỷ lệ đầu tư cho
GD mới đạt 3 % GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2 %, ở Thái Lan là 5,4 %
và ở Malaysia là 6,7 %; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đã là 5,3 %, ở Anh là 5,5 %, ở
Canada là 7,3 %. Một cách so sánh khác : Chính phủ hiện quy định mức trần thu học
phí đối với các trường ĐH công lập là 1,8 triệu đồng/ năm/ SV, chỉ bằng khoảng 20 25 % định mức chi phí đào tạo thường xuyên cho một SV (định mức này ở hai
ĐHQG là 9 360 000 đồng/ SV, các trường ĐH công lập khác vào khoảng 7 - 8,5
triệu đồng).
_Cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy trong các trường tư thục đều hiện đại,
tiên tiến nhưng không phải sinh viên nào cũng có khả năng nhập học. Phần lớn các
trường tư thục đều có mức thu từ 40-50 triệu đồng/ người/ năm. Đây quả là một số
tiên quá lớn đối với phần lớn sinh viên hiện nay.
_Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học tuy có nhiều thành tựu nhưng cũng phải
nhìn nhận lại rằng hiệu quả hợp tác của chúng ta chưa cao, chưa khai thác được hết
những tiềm lực giáo dục đào tạo của nước bạn.
4.Nguyên nhân của những hạn chế

_Trải qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nền kinh tế Việt Nam gần như kiệt
quệ, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, thêm vào đó trình độ dân trí thấp cũng là một
trong những khó khan lớn đối với chúng ta thời kì hậu chiến. Như vậy, nước ta là
một nước nghèo với xuất phát điểm thấp. Vì vậy, chất lượng giáo dục đào tạo nói
chung và đại học nói riêng vẫn còn quá nhiều hạn chế là điều không phải là khó
hiểu.
_Hệ thống giáo dục của chúng ta chưa hoàn thiện, từ mức tiểu học đến mức trung
học, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
giáo dục đại học.
_Đầu tư giáo dục của nước ta còn ít.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều
hạn chế.
_Lương của giáo sư chưa cao. Theo đánh giá của các chuyên gia thì lương giáo sư
Việt Nam thấp nhất thế giới!Nhiều ý kiến cho rằng chính chế độ đãi ngộ chưa tương
xứng nên GS-PGS của Việt Nam chưa tập trung hết sức lực và trí tuệ cho công việc
chuyên môn.Tình trạng các giáo sư, tiến sĩ ra ngoài làm kinh tế ngày càng phổ
biến.Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với chất xám của họ thì họ xứng đáng được trả
lương tốt hơn rất nhiều.

21


III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
1. Thành lập ủy ban nghiên cứu và giám định chất lượng giáo dục
Để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cho tương đương với
các tiêu chuẩn quốc tế, ngay bây giờ, ta cần có một ủy ban có nhiệm vụ chính là
nghiên cứu phương pháp giảng dạy đề ra tiêu chuẩn đồng nhất về đào tạo (kể cả sách
giáo khoa) và thẩm tra chất lượng đào tạo cho tất cả các trường Đại học và cơ sở đào
tạo cấp Đại học hay sau Đại học. Ủy ban này nên độc lập với Bộ GDĐT, nhưng phải
có đại diện của Bộ, của các trường Đại học, của chính quyền địa phương, các doanh

nhân cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa bảng ở nước ngoài. Ở Nam Phi trong các

22


thập niên 70 và 80, Ủy ban kiểm tra chất lượng đào tạo Đại học này đã rất thành
công trong việc nâng cao chất lượng sinh viên của họ.
2. Mở rộng truy cập mạng Internet
Ngày nay công nghệ thông tin được công nhận là một bộ phận không thể thiếu được
trong giáo dục. Internet không những là một kho tàng thông tin, một thư viện bách
khoa vĩ đại của nhân loại mà còn là một trường đại học của cộng đồng thế giới.
Mạng Internet đã và đang làm thay đổi hầu như trong mọi vận hành, kể cả cách thức
giảng dạy và nghiên cứu, trong tất cả các trường Đại học ở phương Tây.Thật là khó
tưởng tượng các đại học này sẽ hoạt động như thế nào nếu không có mạng
Internet.Trong khi đó, số lượng Học sinh, Sinh viên và các nhà khoa học trong nước
có điều kiện truy nhập vào mạng Internet còn quá ít. Do đó, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho các Nhà nghiên cứu, Sinh viên, Học sinh trong nước tham gia vào cuộc cách
mạng về công nghệ thông tin này cần phải được đưa lên một trong những quốc sách
hàng đầu trong nền giáo dục. Tôi đề nghị nhà nước nên dành một ngân khoản xứng
đáng cho tất cả các trường Đại học được nối vào một mạng chung, và giúp đỡ giảng
viên và sinh viên ở các trường Đại học hay viện nghiên cứu được truy nhập mạng
Internet miễn phí hay với chi phí tối thiểu, để cho họ có được những thông tin khoa
học mới nhất hay có cơ hội trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trên thế giới.
3. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học gốc Việt đang làm ở
nước ngoài
Hiện nay, số lượng người Việt đang định cư hay làm việc ở nước ngoài đã lên đến
con số hai triệu, trong số này, có ít nhất là 10% có trình độ Đại học trở lên. Trong số
này có nhiều người có khả năng khoa học kỹ thuật cao, có kinh nghiệm lâu năm
trong nghiên cứu khoa học, có uy tín đối với các cơ quan cung cấp tài chính cho
nghiên cứu và quan trọng hơn nữa, là họ có tâm huyết với nền giáo dục trong nước.

Thế nhưng cho tới nay, việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực khoa học này phục
vụ đất nước vẫn được tiến hành một cách có hệ thống.Tôi đề nghị Bộ GDĐT nên lập
một ngân hàng dữ liệu về các nhà khoa học Việt đang làm việc ở nước ngoài trong
lĩnh vực khoa học. Và từ đó, Nhà nước nên có chính sách cụ thề và tích cực nhằm
tạo điều kiện cho các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài có cơ hội giảng dạy, tham
gia vào việc thẩm định các Luận án sau Đại học và nghiên cứu trong nước.
4. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng dạy
Theo như một thống kê gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam chỉ đào tạo khoảng
630 người, một con số rất ư là khiêm tốn, có khi còn thấp hơn con số của một trường
lớn ở các nước phương Tây. Theo Bộ GDĐT từ nay đến 2005, ta cần đào tạo hơn
2500 Tiến sĩ và 4700 Thạc sĩ. Rõ ràng, một số lớn này phải được đào tạo từ nước
ngoài. Do đó, Việt Nam cần mạnh dạn gửi học viên và giảng viên ra nước ngoài học
hậu Đại học nhiều hơn nữa, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các Đại học

23


nước ngoài, để qua đó đào tạo được thêm chuyên viên nghiên cứu và giảng viên với
kinh phí vừa phải.
5. Ổn định đời sống các nhà khoa bọc và khoa bảng
Đại học là nơi tập trung những thành phần trí thức ưu tú, là cái nôi phát triển và nuôi
dưỡng nhân tài. Nhưng ở Việt Nam ngày nay là đại học không có sức thu hút nhân
tài, vì tình trạng lương bổng quá nghèo nàn, không đủ nuôi sống những nhà khoa
học có tài thực sự. Vì thế cần phải ổn định một số nhỏ nhà nghiên cứu làm nghiên
cứu cơ bản qua tăng lương một cách xứng đáng cho họ có thể sinh sống trong một
nền kinh tế thị trường, có chính sách cụ thể khuyến khích các nhà khoa bảng làm
nghiên cứu ứng dụng và qua đó tăng khả năng thu nhập riêng cho họ và cho trường
Đại học. Cần phải khuyến khích bằng các phần thưởng xứng đáng về vật chất và
danh dự cho các sinh viên tham gia thành công vào nghiên cứu khoa học.


IV. KẾT LUẬN
Trong một bài báo về Việt Nam đăng trên tờ New York Times cách đây không
lâu, phóng viên Seth Mydans nhận xét rằng Việt Nam là một nước có một nguồn nội
lực rất lớn chưa được khai thác: đó là con người Việt Nam. Nếu được khai thác, nhà
báo viết tiếp, Việt Nam sẽ làm cho các nước Á châu khác phải tủi thẹn. Ở nước
ngoài, những thành công của giới khoa học và giới trẻ gốc Việt đã từng làm cho
nhiều chính khách như Lý Quang Diệu của Singapore phải ngưỡng phục. Nhiều
người ở trong nước xưa kia chỉ là những học sinh trung bình, thậm chí kém, nhưng
khi ra nước ngoài, đã đạt được nhiều thành tích ngoạn mục trong các đại học hàng
đầu ở Mĩ và các nước Tây phương khác. Điều này cho thấy học sinh Việt Nam ta có
tiềm năng rất lớn, và nếu có cơ hội và môi trường thuận tiện, họ sẽ trở thành một đội
ngũ chuyên viên có thể đóng góp quan trọng cho đất nước. Một cách “khai thác”
tiềm năng của thanh niên là phải có sẵn những đại học có chất lượng cao, hay ít ra là
tương đương với các nước tiên tiến trong vùng. Hi vọng rằng các tiêu chuẩn và đề
nghị trong bài này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước lên một

24


tầm cao hơn, để ước mơ các đại học nước ta sánh vai cùng các đại học quốc tế
không còn mãi mãi là một mơ ước.

25


×