Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu, giới thiệu việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.58 KB, 20 trang )

Tiểu luận :
Tìm hiểu, giới thiệu việc đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động trong các doanh
nghiệp lớn


Mở đầu
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi công
ty. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trẻ hiện nay chưa đáp ứng
được đòi hỏi của doanh nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp vào cơng tác
ở xí nghiệp, cơng ty thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị
khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Không chỉ nghiệp vụ chuyên
môn mà ngay cả khâu viết lách và diễn đạt của nhiều sinh viên ra
trường vẫn còn yếu kém. Một trong những nhược điểm lớn nhất của
họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng mềm
và tính chủ động trong cơng việc. "Rất ít sinh viên tốt
nghiệp về cơng tác ở Dệt Phong Phú có tính sáng tạo, tự
tin nên không bao giờ dám đưa ra ý tưởng mới. Họ chỉ
ngồi chờ cấp trên giao đề tài hoặc phải chỉ thị đích danh
mới dám nói, mặc dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng hay",
bà Trần Thị Đường, Tổng giám đốc Công ty Dệt Phong
Phú, bộc bạch. Thông thường mỗi đợt tuyển dụng của Dệt
Phong Phú chỉ có 20%, thậm chí 10% ứng viên đạt tiêu chuẩn.
Chính vì thế, các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng thường phải tổ
chức các khóa đào tạo lại khơng chỉ những kĩ năng chuyên môn mà
những kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động.


1 - Trong DN, cơng tác đào tạo có cần thiết hay khơng?
Sẽ có rất là người trả lời “khơng" cho câu hỏi này, nhưng hành động của đa số
trên thực tế lại đi theo chiều hướng ngược lại.


Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới coi đào tạo như một chiến lược đầu
tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thì có nhiều doanh nghiệp Việt
Nam coi đào tạo như một khoản chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đào tạo gắn liền với
tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo hàng năm
cũng khơng có, hoặc có thì cũng rất sơ sài hình thức. Bức tranh trong nhiều
doanh nghiệp hiện nay là: lãnh đạo không thực sự quan tâm đến công tác đào
tạo, cán bộ phụ trách đào tạo không có, hoặc có thì cũng thiếu năng lực, kinh
phí đào tạo quá hạn hẹp, không xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên,
khơng có các biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo, không đánh giá được hiệu
quả của công tác đào tạo…
Theo khảo sát thực trạng quản trị nhân sự của DN Việt Nam 2011 từ 437
doanh nghiệp cho thấy, có gần 34% DN chưa có chiến lược đào tạo nguồn nhân
lực; có 43% DN đã và đang đầu tư nhiều cho quản trị nhân sự và bộ phận nhân
sự..
Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo là trách nhiệm của xã hội.
Họ chỉ tuyển dụng những cán bộ lành nghề, đã được đào tạo và biết làm việc.
Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, chiến lược tuyển dụng thông minh cũng không
thay thế được công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng khôn
ngoan này thường xuyên gặp phải các vấn đề như: giá của những ứng viên giỏi


ngày càng leo thang và không phải khi nào trên thị trường lao động cũng có sẵn
những ứng viên phù hợp với yêu cầu của họ. Đặc biệt với những chuyên môn
gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp, đào tạo phát triển nhân sự có sẵn bên
trong doanh nghiệp thông thường là biện pháp tối ưu nhất.
Một thực tế mà chúng ta thừa nhận là chất lượng giáo dục đào tạo của Việt
Nam chưa cao. Hầu hết các ứng viên mới ra trường đều cần đào tạo lại trước
khi được chính thức giao việc.Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp làm việc trong các ngành cơng nghệ có tốc độ thay đổi

nhanh, đều phải đào tạo bổ sung rất nhiều cho các nhân viên mới tuyển dụng,
trước khi có thể chính thức giao việc cho họ.
Do đó, cơng tác đào tạo cho người lao động trong các DN lớn là điều vô cùng
quan trọng nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơng ty, dồng thời
qua các khóa hoc, đánh thức khă nang tiềm ẩn ở mỗi người, những tài năng
thiêm bẩm cịn ngủ n, từ đó tạo bước chuyển mình đột phá cho DN chiến
thắng trên thương trường.

2- Đào tạo như thế nào ?
Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển rất nhanh, trong khi xã hội nói
chung chưa được chuẩn bị để đối phó với những địi hỏi mới về nhân lực chất
lượng cao. Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên ngay trong công việc là một giải
pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Song mỗi doanh
nghiệp, tại mỗi thời điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do
đó khó có thể nói tới một hình thức đào tạo chung chung cho tất cả các công ty.
Việc đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với mỗi


doanh nghiệp. Hiểu về các hình thức đào tạo khác nhau có thể giúp nhà lãnh
đạo lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp mình.
Sau đây, tỗi xin đưa ra vài hình thức đào tạo kĩ năng nghề nghiệp phổ biên
trong các DN lớn hiện nay:

A. Tạo điều kiện cho nhân viên tự học
Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng là cách huấn luyện cho nhân viên tự
nâng cao năng lực. Đặc điểm của phương pháp này là nó địi hỏi người nhân
viên phải vượt ra khỏi những gì đã biết, tự học hỏi thêm những kỹ năng mới để
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, đối tượng áp dụng của phương pháp
phải là những nhân viên có nhiều triển vọng phát triển..
Lựa chọn những nhân viên có khả năng hồn thành một nhiệm vụ vượt quá

năng lực. Đó thường là những người đã đảm nhiệm thành thục một công việc
suốt một thời gian dài và đang cảm thấy nó trở nên nhàm chán; hoặc là những
người có tài và có ý chí vươn lên, khát vọng thăng tiến trong sự nghiệp.
Khuyến khích đúng cách để nhân viên sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ. Nhà quản
lý có thể dựa vào các nhu cầu khác nhau của từng nhân viên để tạo động lực
thực thi cho họ: lương bổng, vị trí cơng tác, tương lai nghề nghiệp.
Giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của ứng viên. Ông Jeffries, nhà tư vấn kỳ
cựu kiêm lập trình viên, nói: “Nếu tơi huấn luyện một lập trình viên, đầu tiên tơi
sẽ cố tìm ra những kỹ năng mà người đó cịn thiếu - một thứ gì đó mà anh ta sẽ
có lợi nếu anh ta chịu học. Sau đó, tơi sẽ thử thách anh ta bằng cách giao cho
anh ta một đề án thú vị và khó khăn nhưng có thể làm được.”


Sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Để không cảm thấy mình bị cơ lập với những thử
thách khó khăn, những người được lựa chọn này cần có sự trợ giúp của đồng
nghiệp và những người cố vấn. Ban giám đốc cũng cần trợ giúp và cung cấp các
công cụ cần thiết để những nhân viên đang nhận những nhiệm vụ vượt q năng
lực có nhiều cơ may thành cơng hơn.
Biết cách chấp nhận thất bại của nhân viên. Nhà quản lý phải giúp cho nhân
viên hiểu rằng thất bại trong bài tập nâng cao năng lực không phải là dấu chấm
hết trong sự nghiệp và anh ta vẫn góp phần quan trọng trong sự phát triển của
công ty. Được như vậy nhân viên của bạn sẽ không sợ thất bại để rồi một ngày
nào đó họ lại tham gia vào các bài tập rèn luyện năng lực.

B. Tự đào tạo nhân viên
Hai đối tượng chủ yếu mà doanh nghiệp chú trọng đầu tư là nhân viên mới vào
và nhân viên đang trong q trình làm việc có nhu cầu nâng cao năng lực.
1. Huấn luyện nhân viên mới
Sau quá trình tuyển dụng, nếu tiến hành định hướng và huấn luyện cho các
nhân viên mới một cách bài bản sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc về sau của

đội ngũ nhân viên, giữ họ ở lại lâu dài với doanh nghiệp, giảm chi phí đào tạo
lại .
Mục đích của công tác đào tạo nhập môn ("on boarding") là giúp nhân viên
mới cảm thấy tự tin khi hòa nhập với mơi trường mới, nhanh chóng thích nghi
với cơng việc chung và giúp doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với
sự phát triển trong tương lai của họ.


Việc tiến hành đào tạo nhân viên mới cần chú ý tới các vấn đề sau:


Lựa chọn người đào tạo từ những nhân viên cũ có kinh nghiệm chun
mơn và hiểu biết hoạt động doanh nghiệp.



Xây dựng quan hệ tương tác cá nhân từ buổi đầu nhân viên làm quen với
mơi trường mới.



Giúp nhân viên mới có một bức tranh tổng quan về doanh nghiệp, bao
gồm: lịch sử thành lập và hoạt động của công ty, các quy định, nguyên
tắc, chính sách đối với nhân viên, chức năng của các phịng ban.



Tiến hành đào tạo nghiệp vụ chun mơn và những kỹ năng cơ bản như
giao tiếp, làm việc nhóm..., tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau
dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến phạm vi mà họ

đảm trách hoặc tìm hiểu cơng việc của các phịng ban khác để họ nắm bắt
được tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.



Hoạch định cho tương lai bằng cách tìm hiểu những tiềm năng, nguyện
vọng cơng tác của nhân viên mới (đơi khi q trình tuyển dụng chưa đủ
điều kiện làm rõ), từ đó chuẩn bị để giúp phát triển nghề nghiệp và định
hướng đầu tư cho họ hiệu quả hơn.

2. Kèm cặp trong quá trình làm việc
Ưu điểm của phương án này là công tác huấn luyện được tiến hành thường
xuyên, duy trì liên tục, không gián đoạn; doanh nghiệp tận dụng được nguồn
lực nội bộ; điều kiện huấn luyện linh hoạt theo từng tình huống kinh doanh;
việc dạy - học diễn ra theo một chu trình tuần hồn "lý luận - thực tiễn".
Một số doanh nghiệp bố trí một nhân sự có trình độ cao hướng dẫn một nhân
viên còn yếu kém giúp người này, một mặt, học được nhiều kỹ năng và kỹ xảo


nghiệp vụ từ đồng nghiệp, mặt khác, anh ta có thể làm việc tự tin vì được sẵn
sàng cố vấn nếu có vấn đề. Đối với nhân viên giàu kinh nghiệm, kèm cặp người
khác chính là một sự khẳng định đối với công việc của họ, cho họ một cảm giác
về vai trò quản lý.
Đa số nhà quản lý chọn cách tự mình kèm cặp nhân viên trong quá trình làm
việc. Hình thức đào tạo này diễn ra theo trình tự như sau:


Xác định cơng việc: Căn cứ vào sở trường, sở đoản của từng nhân viên,
nhà quản lý chia công việc cần làm thành nhiều phần, mỗi phần tương
ứng với một bài huấn luyện được giao cho nhân viên đảm nhiệm. Nhà

quản lý sẽ xác định thời gian dự kiến và mục tiêu cần đạt cho mỗi nhân
viên, tùy theo thời gian cho phép và tính chất cơng việc.



Hướng dẫn lý thuyết: Khi cung cấp các kiến thức về lý thuyết, nhà quản
lý nên lồng vào đó kinh nghiệm riêng của mình và truyền cho nhân viên
lịng hăng hái muốn hồn thành nhiệm vụ.



Làm mẫu: Người hướng dẫn cần làm thử trước cho nhân viên xem để
giúp họ hình dung lý thuyết được triển khai trong thực tế ra sao, giải đáp
các thắc mắc của họ trước khi để nhân viên tự làm. Cần theo sát, chú ý
từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và uốn nắn các sai sót của người học để tạo
thói quen tốt ngay từ đầu.



Thực hiện: Đây là giai đoạn nhân viên tự thực hiện cơng việc để tích lũy
kinh nghiệm riêng cho bản thân. Người hướng dẫn chỉ theo dõi tiến độ và
kết quả cơng việc để can thiệp khi cần thiết.



Thảo luận: Khi nhân viên đã thành thạo kỹ năng mới, người dạy và người
học cùng xem xét lại quá trình học hỏi và luyện tập, qua đó kích thích
khả năng sáng tạo, động viên người học tìm cách mới để thực hiện công



việc được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc thảo luận cũng giúp nhà quản lý
đúc kết lại các kinh nghiệm huấn luyện cho riêng mình.

C. DN tổ chức các khóa đào tạo tập trung
Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình đào tạo tập trung thơng qua các
địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp. Hình thức đào tạo này đem đến cho doanh
nghiệp một đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn trong cơng tác giảng
dạy. Bên cạnh đó, các nhân viên được đào tạo tập trung với chất lượng tương
đối đồng đều, có thể hình thành các chuẩn mực trong quy trình làm việc. Các
khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên làm việc nhất quán, tập trung; tăng cường tinh
thần làm việc với đội nhóm …
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải chọn cho mình một địa chỉ đào tạo
đáng tin cậy dựa trên các tiêu chí: chương trình học, danh sách giảng viên, lĩnh
vực chun mơn, danh sách khách hàng của dịch vụ, ý kiến phản hồi từ các
khách hàng. Việc chọn dịch vụ đào tạo khơng nên dựa trên mức học phí thấp;
cần tránh các chương trình học nặng tính hàn lâm; giảng viên có trình độ học
thuật cao nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc, không nắm bắt các vấn đề thời
sự…
Đối tượng đào tạo phải là những người biết đặt ra mục tiêu cá nhân. có thái độ
tích cực để việc học đạt kết quả trọn vẹn. Mặt khác, lãnh đạo phải luôn thể hiện
quan điểm của mình về tầm quan trọng của việc đào tạo đối với nhân viên và
cam kết những chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo để nhân viên nỗ lực hết
mình.
Nội dung đào tạo phải được lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn của
nhân viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp chứ không phải theo


xu thế của xã hội hay nhu cầu cá nhân. Mặt khác, cần tạo cơ hội lựa chọn cho
nhân viên bằng cách lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên để biết được ưu nhược điểm của chương trình đào tạo: Liệu nó đã thực sự phù hợp chưa, nhân
viên thích được đào tạo ở lĩnh vực nào?

Sau một thời gian thực hiện chế độ đào tạo, phải luôn tổ chức đánh giá kết quả
đào tạo và việc chuyển giao kết quả đó vào thực hiện cơng việc. Từ đó, lãnh
đạo doanh nghiệp sẽ có cơ sở để khuyến khích duy trì cơng tác đào tạo hay tìm
hướng đi khác phù hợp hơn. Đây cũng là một dịp để đánh giá khả năng học hỏi
và tiến bộ của cấp dưới.

D. Dịch vụ đào tạo trực tuyến – Lợi ích của việc đào tạo trực
tuyến:
a) Tư vấn đào tạo tại chỗ
Các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho các nội dung
công việc rất phức tạp sau đây:
Khảo sát, đánh giá thực tế công tác đào tạo của doanh nghiệp.
Đề ra chính sách đào tạo, dựa trên tầm nhìn và chiến lược phát triển của doanh
nghiệp.
Xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp trước mắt và dài hạn.
Lập kế hoạch đào tạo.
b) Triển khai đào tạo trực tuyến


Nhân viên dễ dàng bố trí thời gian tham gia các khóa học qua mạng, có thể học
mọi nơi, mọi lúc.Trong khi đó, DN dễ dàng lựa chọn các khóa học thích hợp từ
hàng nghìn khóa học quốc tế khác nhau cho từng lĩnh vực. Nhân viên có thể
nhận các chứng chỉ quốc tế thông qua mạng.
Các doanh nghiệp phân tán trên nhiều địa bàn có thể sử dụng cơng cụ đào tạo
trực tuyến để triển khai các khóa học nội bộ, tiết kiệm được nhiều chi phí ăn, ở
và thời gian đi lại của nhân viên, giảng viên.
Dịch vụ đào tạo trực tuyến có thể cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ "quản lý
đào tạo", quản lý ai đang học gì, đã nhan chứng chỉ gì, các khoản gì đã chi cho
đào tạo...
Với dịch vụ thư viện điện tử, các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng một

thư viện doanh nghiệp phong phú và thiết thực với chi phí dễ chấp nhận.
Đào tạo trực tuyến sẽ tiết kiệm được nhiều ngân sách đào tạo do khơng tốn chi
phí lớp học, chi phì tài liệu và một phần chi phí giáo viên.



Kết luận

Các chuyên gia về nhân lực đã đưa ra những bước phát triển kỹ năng của con
người thông qua đào tạo. Vì thế, một dịch vụ đào tạo hiệu quả sẽ có những khóa
học thích hợp để đáp ứng nhu cầu của từng tầng kỹ năng này. Những kĩ năng
nghề nghiệp cần có trong 1 Dn hồn tồn có thể học được, dưới nhiều hình thức
khác nhau, thơng qua các khóa đào tao, các khóa học truyền thong hay các khóa
đào tạo trực tuyến, đào tạo bổ sung, nâng cao, va khơng thể thiếu đc đó chính là
tinh thần ham học hỏi, tự học ở mỗi con người, ở chinh bản than
NLĐ. Vì vậy, DN rất nên đầu tư vào các chương trình kỹ năng và phát triển cá
nhân. Cá nhân qua đào tạo sẽ được tiếp động lực, làm việc có hiệu quả và năng
suất cao hơn trong tinh thần phối hợp đội nhóm. Chính nhân tố này sẽ giúp phát
triển một môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức doanh nghiệp và đóng góp
to lớn vào thành cơng của DN sau này. Vì trình độ cịn hạn chế, tơi rất mong
nhận đc sự đóng góp cùng những ý kiến phản hồi của thầy cô và bạn bè. Xin
chân thành cám ơn


Tiểu luận:

Nếu được lựa chọn một số môn học kỹ năng mềm,
bạn sẽ chọn học nhữngkỹ năng gì? Tại sao



Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức.
Ngày nay, thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp
cận được thơng tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức
nếu may mắn có thể sẽ thu được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến
thực hiện một cơng việc để có kết quả cụ thể khơng phải chỉ có kiến thức là
được. Từ biết đếu hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao cả là một
khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi
con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo
và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây
đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết
luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công
việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development
skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)


12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Nếu được lựa chọn học 1 số môn kĩ năng mềm, em sẽ chọn kĩ năng

thuyết trình, kĩ năng giao tiếp ứng xử và kĩ năng làm việc nhóm
1. Kĩ năng giao tiếp ứng xử
Một doanh nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách
hàng. Một nhà quản lý hiệu quả khi biết nghe nhân viên nói và biết nói nhân
viên nghe. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu của một người
thành công.
Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển đầy cạnh tranh như ngày nay,
chun mơn giỏi, hết mình với cơng việc chưa đủ để mang lại cho bạn một vị trí
xứng đáng. Mỗi người cần phải nỗ lực làm việc, học hỏi thật nhiều trên con
đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Nhưng cho dù có chất cả núi kiến
thức trong bụng, đổ hàng tấn công sức cho công việc mà không có sự trao đổi
thơng tin với mọi người, khơng có sự giúp đỡ hay nhất là khơng có sự tin tưởng
của người khác, bạn cũng khó gặt hái được thành cơng. Kỹ năng giao tiếp ngày
càng là bí kíp khơng thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.
Một kỹ sư cơ khí giỏi có thể sẽ mãi là kỹ sư nếu khơng trình bày rõ ràng những
phương án sản xuất mới của mình. Một nhà kinh tế học sẽ không được trọng
dụng nếu không làm người khác hiểu được những chiến lược kinh doanh mới.
Và hơn thế nữa, người quản lý càng cần có kỹ năng giao tiếp để thông tin giữa
nhân viên và cấp quản lý được trao đổi một cách hiệu quả.
Trong học tập, học sinh phải chăm chỉ làm bài tập. Trong công việc,
người ta cần có kiến thức chun mơn tốt để làm tốt những công việc được
giao. Trong cuộc sống, người ta muốn được nhiều người yêu mến. Thế nhưng,


nếu khơng có kỹ năng giao tiếp, làm sao một học sinh có thể trình bày thắc mắc
với thầy cơ giáo, làm sao người ta trình bày những sáng tạo của mình trong
cơng việc, làm sao người ta biết cười để chiếm lấy tình cảm của mọi người? Kỹ
năng giao tiếp thật sự là miếng ghép quan trọng nhất trong bức tranh thành cơng
của mọi cuộc đời.
Lợi ích của kỹ năng giao tiếp rõ ràng đến nỗi không ai là khơng hiểu.

Nhưng có một kỹ năng giao tiếp tốt thật ra lại là điều khó đạt được. Ta vẫn
thường bắt gặp hình ảnh cãi vã giữa hai người đàn ơng mặc quần tây áo sơmi
chỉ vì một va chạm nhỏ trong giao thơng thay vì một câu xin lỗi hay phàn nàn
nhỏ nhẹ. Nhớ lại thời đi học, hình như bản thân ta vẫn hay ấp úng ngại ngùng
mỗi khi giơ tay phát biểu một điều mình biết rõ. Một tập thể cũng có thể bị chia
rẽ chỉ vì một câu nói khơng khéo, một cử chỉ chưa đẹp của một thành viên. Hai
người có thể mãi mãi khơng hiểu nhau chỉ vì khơng với tay chào khi tình cờ gặp
ở đâu đó.
Chính vì thế, giao tiếp đóng 1 vai trị quan trọng, là chìa khóa của thành
cơng trong cơng việc cũng như trong cuộc sống của bạn. Và tôi có 1 lwofi
khuyên cho bạn:“Đừng đợi người khác khám phá bạn, hãy chỉ cho người ta thấy
giá trị của con người bạn.”
2- Kĩ năng thuyết trình:
Chúng ta ai cũng một lần đứng lên thuyết trình trước mặt mọi người về
một vấn đề nào đó, có thể là thuyết trình về nội dung mơn học hay thuyết trình
về bản thân khi ứng cử làm cán bộ lớp… Hay khi bạn đứng trước hội đồng quản
trị cơng ty thuyết trình về chiến lược kinh doanh của minh, hay các bạn là đại
bieur tranh cử vào hội dồng nhân dân câp quận chẳng hạn, đứng trong hội


trường trước hang ngàn cử tri bỏ phiếu cho mình. Sự thành cơng hay thất bại có
1 vai trị quan trọng của việc các bạn thuyết trình như thế nào.
Thuyết trình đóng vai trị to lớn trong sự thành cơng của mỗi cá nhân.
Thực tế đã chứng minh những người thành công trong công việc thường là
những chuyên gia thuyết trình. Ví dụ: Abraham Linlcon, Martin Luther King…
Ngồi ra, thuyết trình cịn có thể là một nghề mang lại thu nhập cao…Như vậy
thuyết trình có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống cũng như sự nghiệp của
mỗi người.
Rõ rang, khi trình bày 1 vấn đề nào đó, hay vận động sử ủng hộ của mọi
người, kĩ năng thuyết trình tốt là chìa khóa để bạn đi đến thành cơng. Học kĩ

năng thuyêt trình dồng nghĩa với việc bạn phải hoàn thiện sự tự tin, kĩ năng giao
tiếp cũng như ngơn ngữ cơ thể, kĩ năng trình bày trước đám đơng… ,
Với kĩ năng thuyết trình tơt, các cuộc họp ngốn mất 15 tiếng một tuần
ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất sẽ được giảm đi chỉ
còn vài giừo. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để
kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều
khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới
cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải
quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng thuyết trình của bạn trong các
cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều
gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.
.

Kỹ năng thuyết trình thể hiện qua việc diễn đạt một cách đầy đủ, chính

xác và rõ ràng những gì mình muốn nói – những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ
của mình. Có người có những ý kiến, quan điểm rất hay nhưng khi trình bày,
thuyết trình trước đám đppng thì lại làm cho người nghe khơng hiểu họ muốn
nói gì hay thậm chí cịn thấy buồn cười. Ngun nhân là do họ khơng thể nói
hết, nói đúng những gì mình nghĩ. Đây là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng không


nhỏ đến sự thành công của một người, đặc biệt là trong mơi trường làm việc.
Dù bạn có ý tưởng hay đến mấy mà khơng biết cách trình bày nó một cách đầy
đủ, chính xác và rõ ràng, khơng làm cho người nghe bị thuyết phục thì ý tưởng
của bạn cũng trở thành vô giá trị. Khả năng này không tự nhiên mà có, nó địi
hỏi sự rèn luyện, ngay cả với những người có khả năng hùng biện bẩm sinh.
3 – Kĩ năng làm việc nhóm
Ngày nay, khi áp lực công việc ngày càng cao, mức độ yêu cầu ngày
càng phức tạp, mỗi cá nhân khó có thể tự hồn thành tốt tất cả cơng việc được

giao thì hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm của
mỗi thành viên. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa
biết cách làm việc nhóm hiệu quả.
Trước hết, nhóm khơng phải là một tập hợp những cá thể. Vì vậy, hiệu
quả của làm việc nhóm khơng đơn giản là kết quả của mỗi cá nhân trong tập
hợp ấy. Mỗi chúng ta đều có những kiến thức, phương pháp, cá tính và quan
điểm khác nhau. Thơng thường, chúng ta sẽ thích làm việc theo cách của mình.
Nhìn đàn kiến tha mồi, bạn sẽ nhận ra điều đó. Thống nhìn, ta thấy chúng thật
đồn kết, cùng cố gắng đưa mồi về tổ. Tuy nhiên, nhìn kỹ, ta lại thấy mỗi con
cố hết sức chạy về một hướng. Chúng ta cũng thế. Nếu không biết cách kết hợp,
khơng ít khi một cộng một lại nhỏ hơn khơng.
Có 1 câu nói rất nổi tiếng: “ 1 người thì đi nhanh hơn, nhưng hai người thì đi
đươc xa hơn”. Hay các cụ ta có câu:” 1 cay làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại
nen hòn núi cao”, hay Bác Hồ với câu nói nổi tiếng: “ đồn kết đồn kết đại
đồn kết, thành cơng thnahf cơng đại thành cơng”. Chỉ cần 1 tập thể hịa vào
làm 1, thì cho dù cơng việc có khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết được.
Học kĩ năng làm việc nhóm giúp chúng ta phát huy tối đa và hiệu quả của sức
mạnh đoàn kết với đồng nghiêp, bạn bè, đưa mọi người đến gần nhau hơn. CLB


Liverpool với lồi đá tập thể 1 người vì mọi người và bài hát truyền thống “ You
never walk alone”( bạn khơng bao giờ đi 1 minh)là dội bóng giàu truyền thống
thứ 2 nước Anh và cũng là 1 tấm gương tiêu biểu trong tinh thần đoàn kết thể
thao



×