Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tình hình FDI ở việt nam và giải pháp thu hút FDI vào nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.49 KB, 26 trang )

Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
I, Khái niệm và vai trò FDI
1, Khái niệm
+ Theo IMF : FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích
lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền
kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp.
+Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại điều 2 qui định rõ: “Đầu nước ngoài
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào đa Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu theo qui định của luật đâù nước ngoài tại Việt
Nam”-Trích Điều 2, luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, do Quốc hội Việt Nam thông
qua,và có hiệu lực kể từ ngày 23/11/1996

2,Vai trò
Đối với bất kì một quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để phát
triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh
tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thế được huy động ở trong nước hay nước ngoài,
tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát
triển như Việt Nam ( tỉ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để
phát triển kinh tế). Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy
động vốn lớn cho phát triển kinh tế.
Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người.

Nhóm KTĐT_6

Page 1



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Trên giác độ vi mô, FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nước.
Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt
Nam. FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công
nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm
và đào tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách.

II.Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam
1, Hoàn cảnh FDI vào Việt Nam
Việt Nam cố gắng hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI
+ Ban hành luật đầu tư nước ngoài 1987 và qua 4 lần sửa đổi
+Luật doanh nghiệp năm 2005
+ Ký kết các hiệp định song phương về xúc tiến và bảo vệ đầu tư
Luồng FDI vào Việt Nam đã tăng đáng kể

2, Khái quát tình hình FDI các năm trở lại đây
-Quá trình thu hút FDI có thể chia làm 4 giai đoạn
+ Giai đoạn 1988-1995 : số dự án tăng liên tục, vốn thực hiện thấp hơn vốn đăng kí
+Giai đoạn 1996-2000: luồng vốn FDI giảm mạnh, vốn đăng kí mới giảm 24% hàng
năm và vốn thực hiện giảm 14%
+ Giai đoạn 2001- 2005 vốn thực hiện tăng và vốn đăng kí có giảm nhẹ
+giai đoạn 2006 đến nay; sau khi gia nhập WTO luồng vốn FDI vào tăng 12 tỷ USD,
cao nhất trong 18 năm thu hút FDI với nhiều dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp

Nhóm KTĐT_6


Page 2


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

(

thép,

điện

tử,

sản

phẩm

công

nghệ

cao).

-Tỷ trọng vốn khu vực FDI so với tổng đầu tư xã hội tăng từ 16,2% đến 30,9% năm
2008.
Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và các yếu tố khác, FDI đăng
kí vào Việt Nam suy giảm mạnh so với năm 2008.
Có thể nói, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991 - 2000 là
30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 2011 là 28%


Nhóm KTĐT_6

Page 3


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

-Tỉ lệ đóng góp FDI vào GDP của Việt Nam liên tục tăng đều qua các năm

-Tỉ trọng FDI theo ngành

Nhóm KTĐT_6

Page 4


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Vốn FDI đăng ký vào các dự án liên quan đến bất động sản, các dự án công nghiệp nặng
(thép, dầu khí) liên tục tăng cao. Đây đều là các dự án thâm dụng vốn, nghĩa là khả năng
tạo việc làm không nhiều.
Trong khi đó, vốn FDI đăng ký vào các dự án chế biến sử dụng nhiều lao động (công
nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, nông lâm ngư nghiệp) lại giảm.

-FDI theo quốc gia

Nhóm KTĐT_6

Page 5



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Có 75 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong đó những nước đầu tư chính bao gồm Hàn
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia.

3. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong 8 tháng đầu
năm (tính đến 20/8) – số liệu theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài
a) Tổng vốn FDI đăng ký và giải ngân: nhìn chung là giảm so với cùng kỳ 2011
_Có 672 dự án mới được cấp GCNĐT trên cả nước
_ Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,47 tỷ USD, bằng 66,1% so với cùng kỳ 2011.
_Tuy nhiên, trong khi vốn đăng ký tỏ ra “hụt hơi”, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giải ngân được 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2011.
=>Kết quả này có được từ việc nhiều dự án đã được cấp phép trong những năm trước
đây đang vào giai đoạn triển khai mạnh.

b)Theo lĩnh vực đầu tư:
_Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước
ngoài nhất với 281 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,74
tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng.
_Trong khi đó, cho dù thị trường không có bối cảnh thuận lợi, lĩnh vực kinh doanh bất
động sản vẫn đứng thứ hai với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn cấp mới và tăng
thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 20,4%
Nhóm KTĐT_6

Page 6


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút


=>Tuy đây là con số khá khả quan nhưng mặt khác có nhiều vấn đề cần đặt ra
_Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 124 dự án đăng ký mới, tổng
vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 377 triệu USD, chiếm 4,4%.

c)Theo đối tác đầu tư: Hầu hết vẫn là các đối tác truyền thống
_Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
Việt Nam.
_Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,33 tỷ USD,
chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
_Một cái tên khá lạ lẫm là Samoa, đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 889,8 triệu USD, chiếm 10,5 % tổng vốn đầu tư.
_Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 654,7
triệu USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư.
_Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm
khoảng 523,2 triệu USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

d) Theo địa bàn đầu tư:
_Liên tiếp từ tháng 3/2012 đến nay, Bình Dương là địa phương dẫn đầu về thu hút vồn
FDI với 1,84 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư
_Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD,
chiếm 12,4%.
_Đồng Nai đứng thứ 3 với 972,8 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

e) Quy mô đầu tư: phần lớn dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ
Nhóm KTĐT_6

Page 7



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

_Trong số 672 dự án được cấp mới trong 8 tháng đầu năm chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư
trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; có 57 dự án có quy mô từ 10
triệu USD trở lên (chiếm 8,1% số dự án) với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD
_Có khá nhiều các dự án nhỏ và siêu nhỏ trong 8 tháng năm 2012 với 126 dự án có quy
mô vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 USD (chiếm 19% tổng số dự án).

f) Một số dự án lớn tiêu biểu:
_Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương
(do NĐT Nhật Bản đầu tư) với tổng vốn
đầu tư là 1,2 tỷ USD.

3.Khái quát thành tựu và tồn tại về FDI ở Việt Nam:
a)Thành tựu:
_ Việt Nam được đánh giá là 1 trong các nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất châu Á.
_Khu vực đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội
của Việt Nam:
+Đóng góp đáng kể vào tổng đầu tư toàn xã hội (2006-2011: ~25%)
+Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+Đóng góp vào ngân sách NN
Nhóm KTĐT_6

Page 8


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

+Đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của VN (2011 là 59%)
+Góp phần đổi mới, chuyển giao công nghệ

+Tạo thêm việc làm (sử dụng khoảng 2 triệu lao động trực tiếp,..)

b)Những tồn tại về thu hút, sử dụng và quản lý ĐTNN:
_Môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế, có nguy cơ tụt hậu và khó cạnh
tranh với các nước trong khu vực về thu hút FDI
+Thủ tục, chính sách bất cập, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nhân lực chất lượng cao,
tham nhũng và không minh bạch,..
=>chỉ số niềm tin đối với nhà đầu tư giảm
_Chất lượng các dự án FDI thấp, nhất là các năm gần đây (mặt sau của tấm huy
chương):
+Vốn đăng ký không phản ánh vốn thực mà các công ty nước ngoài đầu tư vào VN
Nhiều dự án FDI lại huy động vốn từ vay ngân hàng trong nước hoặc hút vốn từ người
dân
+Nhiều DN FDI có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu, chưa đảm bảo được xử lý chất
thải, ô nhiểm môi trường (như trương hợp công ty Verdan),..
+25 năm chỉ có 5% FDI công nghệ cao

_Cơ cấu không hợp lý:
Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp
ráp nhằm tận dụng nhân công rẻ
Đầu tư vào nông lâm nghiệp đã ít còn có xu hướng giảm
Trong khi đó đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản chiếm tỷ lệ lớn và ngày
càng tăng
_Nhiều chiêu thức trốn thuế, đóng góp vào ngân sách hạn chế
=>chất lượng quan trọng hơn số lượng FDI
Nhóm KTĐT_6

Page 9



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

=>cần tỉnh táo trước “cơn say” hút vốn FDI

c)Một số nguyên nhân chủ yếu:
_Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý ĐTNN
=>Các địa phương chạy theo thành tích, cạnh tranh không làm mạnh, buông lỏng thẩm
định, quản lý lơi lỏng, doanh nghiệp FDI được ưu đãi quá mức
_Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán

III. Giải pháp về thu hút FDI ở Việt Nam:
Trước thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua và
những thách thức, hạn chế mà chúng ta đang phải đương đầu, nhiệm vụ tổng quát trong
công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài được Nhà nước ta đặt ra trong thời gian tới là: tập
trung khắc phục các mặt tồn tại của môi trường đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất tác
động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm tận dụng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, góp phần đạt mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh
xã hội và bền vững môi trường.
Trong hai ngày 03 và 04 tháng 02 năm 2009, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh
giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009 và phương hướng, giải pháp thúc đẩy
tăng cường phát triển kinh tế. Chính phủ đã thảo luận, đánh giá công tác thu hút và quản
lý vốn đầu trực tiếp tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua và đã thống nhất một số
định hướng và giải pháp cơ bản cho những năm tiếp theo. Nghị quyết 13/NQ-CP ngày
07/04/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong thời gian tới ra đời là văn kiện quan trọng, thể hiện vai trò đầu tàu
của Nhà nước trong việc đề ra kế hoạch, chiến lược nhằm tăng cường thu hút FDI một
cách có hiệu quả vào Việt Nam.
Nhóm KTĐT_6

Page 10



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Theo đó, để tiếp tục thu hút và quản lý nguồn vốn FDI trong thời gian tới, các Bộ,
ngành, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện 6 nhóm giải pháp cấp bách sau:

1. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư
. - Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội
dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các
quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh
Hiện nay, cùng với tình hình khó khăn về kinh tế, những thay đổi của một số chính sách
pháp luật và sự chậm trễ trong việc sửa đổi những chính sách khác được coi là một
trong những rào cản lớn nhất đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. “Một khó khăn lớn
đã kéo dài nhiều năm nay đối với chúng tôi là sự không rõ ràng của các quy định pháp
luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Tình hình môi trường đầu tư hiện tại ở
Việt Nam không thuận lợi cho lắm, cho dù thị trường này vẫn còn có rất nhiều cơ hội,”
ông Bobby Liu - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam nói.
Thật vậy, một môi trường kinh doanh tốt và hấp dẫn, ngoài những yếu tố về kinh tế thì
điều kiện tiên quyết phải là đất nước hòa bình, có hệ thống chính trị ổn định và môi
trường pháp lí minh bạch, thuận lợi, cởi mở hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên
cạnh đó là bộ máy giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, linh hoạt giúp rút ngắn thời
gian chờ đầu tư và các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
Thực tế thì Chính phủ Việt Nam đang cố gắng giảm thiểu những rào cản về hành chính
cũng như rủi ro chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện môi trường
đầu tư. Một trong những hành động cụ thể đó là việc thực hiện Đề án 30( quyết định số
30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007) về cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu của đề án là xây
dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và hiệu suất cao, góp phần
chống tham nhũng, lãnh phí thông qua việc đơn giản hóa và cắt giảm các thủ tục hành
Nhóm KTĐT_6


Page 11


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

chính không cần thiết nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian cho người dân và các doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng sự cải thiện còn rất khiêm tốn trong thời
gian qua. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật của mình
theo hướng tiến bộ, hiện đại, san lấp nhưng lỗ hổng trong cơ chế quản lí, bù đắp những
chỗ còn thiếu khuyết, cải cách những quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp với xu
thế phát triển đất nước và ban hành thêm các chính sách mới tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài mà vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
-Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát
triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị…), phát triển nhà ở xã
hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở,
bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đây đều là những lĩnh vực mà Việt Nam đang vấp phải những khó khăn, hạn chế để
phát triển. Việc thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI vào các lĩnh vực này, không chỉ góp phần
làm cân bằng cơ cấu phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế
chung mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung và cho người lao động, người nông dân
thu nhập thấp nói riêng.
+Lấy ví dụ điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế
Việt Nam; khu vực nông nghiệp, nông thôn có vị trí rất quan trọng trong đảm bảo sự ổn
định kinh tế - xã hội, tạo nền tảng phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển,
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư nhằm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện

theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Nhóm KTĐT_6

Page 12


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Trong Nghị quyết các kỳ đại hội đều khẳng định chú trọng, quan tâm đầu tư cho
nông nghiệp thông qua các nguồn vốn khác nhau. Gần đây Nghị quyết TW 7 (khoá
X) đã khẳng định thêm cần “Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài
vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn”.
Có thể thấy, các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đã bắt đầu góp phần thực hiện
chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm đa dạng hóa sản phẩm, nâng
cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ mới.
Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận các dự án FDI có chất lượng và chiều sâu
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bằng rất nhiều cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư.
Cụ thể, ngày 4/6/2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP về
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó,
Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ về đất đai, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân
lực, phát triển thị trường, tư vấn dự án, cước phí vận tải… cho doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là một trong những chính sách cần thiết nhằm hỗ trợ
việc thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới. Và mới đây, để thay thế
NĐ 61, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến cho Nghị định khuyến khích DN, hợp
tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo Dự thảo Nghị định, sẽ chỉ còn 15 lĩnh
vực nông nghiệp thuộc danh mục ưu đãi đầu tư (theo NĐ 61 là 28 lĩnh vực). Tuy nhiên,
mức ưu đãi lại lớn hơn rất nhiều.
Cụ thể, DN được hỗ trợ kinh phí tương đương 50% thuế phải nộp cho ngân sách để chi
phí quảng cáo cho DN và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; được hỗ
trợ kinh phí tương đương 30% tổng thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước để chi cho

công tác tham gia triển lãm, hội chợ, không quá 100 triệu đồng/năm. DN được hỗ trợ
xây dựng thương hiệu với mức 200.000 đồng/tấn với rau, quả, thịt sạch. DN được sử

Nhóm KTĐT_6

Page 13


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

dụng 10% thuế phải nộp cho ngân sách hàng năm để đầu tư áp dụng khoa học công
nghệ…
Theo Dự thảo Nghị định, mức hỗ trợ của Nhà nước sẽ ở khoảng 10% tổng nguồn vốn
của dự án. Đặc biệt, DN sẽ được hưởng những ưu đãi trực tiếp từ ngân sách nhà nước
mà không bị áp dụng cơ chế xin - cho như NĐ 61. So với chính sách ưu đãi cũ, Dự thảo
Nghị định rất hấp dẫn, tạo được niềm tin để DN mạnh dạn đầu tư, đặc biệt là giúp DN
chủ động hơn trong cơ chế tài chính.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ
lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất,
giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả
đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên
địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.

2. Nhóm giải pháp về quy hoạch
- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sử dụng
đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều chỉnh cho phù
hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể để thực hiện
các quy hoạch đã được duyệt.
- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng

mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo
phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
Hiện nay, vấn đề giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông
nghiệp để quy hoạch thành các khu công nghiệp, sân golf, khu resort,… đang rất nóng
Nhóm KTĐT_6

Page 14


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

và gây nhiều nhức nhối, bức xúc trong dư luận. Bởi nhiều dự án dù đã cấp phép xây
dựng, khoanh vùng đất đai chuẩn bị thi công đã nhiều năm nhưng vẫn không thấy chủ
đầu tư tiến hành hoạt động. Những khu đất nông nghiệp vốn màu mỡ, canh tác tốt thì
nay bị bỏ cho hoang hóa, gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế. Bên cạnh đó, người nông dân bị thu hồi đất để làm dự án thì chỉ nhận được
chút tiền đền bù nhỏ, trở thành thất nghiệp trên chính quê hương của mình. Họ bị mất
phương hướng trong việc chuyển đổi nghề nghiệp mới, bởi lâu nay vốn quen với công
việc đồng áng mà chưa được đào tạo làm các ngành nghề khác. Từ đó, nảy sinh ra nhiều
vấn đề xã hội bất cập như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội,… Chính vì vậy, việc xiết chặt
trong công tác quản lí, cấp phép, cấp đất cho các dự án đầu tư nói chung và các dự án
FDI nói riêng là giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của chính các dự án đầu tư.
Bởi khi các dự án không hiệu quả bị loại bỏ, chúng ta sẽ có nhiều quỹ đất hơn để cung
cấp cho các chủ đầu tư có dự án thực sự khả thi, đầy đủ về tài chính để nhanh chóng đi
vào xây dựng, hoạt động.
Để thực hiện giải pháp này, nhiều địa phương đang thu hồi hàng loạt dự án treo, xóa bỏ
hàng loạt quy hoạch. Dù được xem như là một động thái tích cực nhưng đây chẳng phải
là một việc gì vui vẻ khi những dự án đầu tư, quy hoạch được xem là thành tích trong
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đang trở thành hậu quả xấu mà việc xử lý không hề đơn

giản và còn kéo dài.
UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại
cho nông dân trồng lúa. Trong 3 năm qua, Long An, đã thu hồi 3.085ha đất của 57 dự
án. Đặc biệt, có nhiều dự án lớn như cụm công nghiệp 168 ha tại huyện Tân Trụ, sân
golf 280ha tại huyện Thủ Thừa... vốn đã bị phản đối rất thì nay thu hồi để trả về cho
nông dân yên tâm sản xuất.
Nhiều siêu dự án tỷ USD đình đám một thời cũng rơi vào cảnh "treo" phải thu hồi. Cuối
năm ngoái, tỉnh Quảng Nam đã thu hồi giấy phép đầu tư của Dự án Bãi Biển Rồng có
Nhóm KTĐT_6

Page 15


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

vốn đăng ký 4,15 tỷ USD chiếm dụng 400 ha đất. Còn Bà Rịa - Vũng Tàu đang tìm kiếm
Công ty TNHH Good Choice USA - VN, chủ đầu tư dự án "Công viên thế giới kỳ diệu
Vũng Tàu" để làm thủ tục thu hồi dự án. Dự án này có vốn đăng ký đầu tư 1,3 tỷ USD
trên diện tích 100 ha. Trước đó, hàng loạt dự án tỷ USD cũng bị thu hồi như Dự án
Thành phố Sáng tạo có vốn đăng ký 11,4 tỷ USD ở Phú Yên; dự án Thép Cà Ná 9,8 tỷ
USD ở Ninh Thuận...
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định của Luật Đầu tư trong công tác
quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù
hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
Những bất cập về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện đang được xem là vấn đề lớn nhất cản
trở môi trường kinh doanh của đất nước.Vì vậy,để tăng cường thu hút nguồn vốn
FDI,chúng ta cần vượt qua rào cản về cơ sở hạ tầng.
_Các lĩnh vực ưu tiên:

Nhà nước ta chủ trương ưu tiên các lĩnh vực:giao thông vận tải,điện,hệ thống cấp thoát
nước và vệ sinh môi trường.Đây là những cơ sở hạ tầng thiết yếu nhưng lại còn tồn tại
nhiều yếu kém:Điện không đủ cung cấp trong mùa khô,đường sá chật hẹp,tắc đường
thường xuyên,hệ thống cấp thoát nước kém,môi trường suy thoái trầm trọng…
+Giao thông vận tải:
*Phát triển hệ thống cầu và đường bộ cao tốc,trước hết là tuyến Bắc-Nam. Quy hoạch
chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt
ngày 21-1-2010,dự tính hoàn thành vào năm 2020,có chiều dài 1.811 km, tổng mức đầu

Nhóm KTĐT_6

Page 16


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

tư 312.862 tỉ đồng, chạy gần như song song với Quốc lộ 1A hiện tại, nối từ Hà Nội tới
Cần Thơ

Đường cao tốc Bắc-Nam,đoạn Cầu Giẽ-Ninh Bình

*Nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt,trước hết là đường sắt cao tốc
Bắc_Nam,đường sắt nối các cụm cảng biển lớn,các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống
đường sắt quốc gia,đường sắt nội đô thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh…
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.570 km, ngắn hơn đường sắt Bắc Nam (1729
km) là 159 km.[1] Toàn tuyến có 27 ga. Khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc
tại ga Hòa Hưng (TP HCM), nguồn vốn đầu tư cho dự án này lên tới 55,85 tỷ USD,dự
tính sẽ hoàn thành vào năm 2035.

Nhóm KTĐT_6


Page 17


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Với tuyến đường sắt mới, chỉ cần chưa đến 1h30 phút để di chuyển từ Hà Nội tới Vinh

*Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam,kêu gọi vốn đầu tư
vào các cảng lớn như cảng Hiệp Phước-Thị Vải,Lạch Huyện…

+Điện: Phát triển hệ thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên
tục,hướng tới sản xuất và sử dụng điện năng từ sức gió,năng lượng mặt trời,năng lương
nguyên tử ...
Theo Sở Công Thương Thái Bình, dự kiến đến đầu quý III/2012, Nhà máy nhiệt điện
Thái Bình 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư sẽ được khởi công.
Đây là một trong 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Thái Bình đang triển khai xây
dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy.

+Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường(xử lí chất thải rắn,nước thải): Quy
hoạch, đầu tư xây dựng các hệ thống cấp thoát nước,xử lí chất thải,nước thải trong các

Nhóm KTĐT_6

Page 18


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

khu công nghiệp tập trung, khu vực dân sinh, khu vực có mật độ doanh nghiệp đầu tư

lớn…
Dự báo đến năm 2015, nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị, các khu công nghiệp trên
cả nước vào khoảng 8,8 triệu m3/ngày đêm. Tương ứng với nhu cầu đó là đòi hỏi việc
đầu tư cho hệ thống cấp nước, với tổng vốn đầu tư vào khoảng 63.500 tỷ đồng.

_Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:Bên cạnh nguồn vốn
từ ngân sách Nhà nước,cần chú trọng thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư,trong thập niên vừa qua,tổng đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam chiếm bình quân hơn 10%GDP.Bộ ước tính,ngân sách hàng năm dành cho phát
triển cơ sở hạ tầng của khu vực Nhà nước và tư nhân là khoảng 16 tỉ USD.
_Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng: tăng cường kiểm tra, giám sát,thực hiện
nghiêm cơ chế công khai minh bạch trong quản lý,sử dụng ngân sách;hạn chế tối đa
những trục trặc trong khâu lựa chọn dự án,quản lí dự án và điều phối đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở Viêt Nam còn phung phí,dàn trải
và kém hiệu quả,càng ngày càng thấy có nhiều trục trặc trong khâu quy hoạch tổng
thể,quản lí,điều hành.Chẳng hạn,dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được các chuyên gia
đánh giá là cần thiết nhưng chưa cấp thiết,dự án đường cao tốc Bắc Nam chưa biết khi
nào xong,hệ thống cấp thoát nước chắp vá giữa khu cũ và khu mới,giữa lạc hậu và hiện
đại,không đảm bảo vệ sinh…

4.Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:

Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lương nguồn nhân lực
thấp,lao động trải qua đào tạo chiếm tỉ lệ nhỏ.Gần đây,có nhiều ý kiến cho rằng,lao
Nhóm KTĐT_6

Page 19


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút


động giá rẻ ở Việt Nam không còn giữ được sức hấp dẫn như trước đây nữa.Nhiều nhà
đầu tư nước ngoài cho rằng,thiếu công nhân lành nghề là
nguyên nhân quan trọng khiến họ không sử dụng hết công suất nhà xưởng.Do
vậy,chúng ta cần quan tâm đào tạo lao động có chất lượng cao,đảm bảo tốt nguồn nhân
lực cho các dự án nước ngoài.Đặc biệt,việc đào tạo,bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu vị
trí,công việc của các nhà đầu tư nước ngoài,phải liên kết chặt chẽ với các chương trình
đào tạo quốc tế.

5. Nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động ĐTNN
_ Cơ quan Trung ương phải hối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương trong việc cấp
phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài để tạo ra tối đa hiệu quả nguồn vốn lớn
này.
_Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐTNN nhằm phát huy hiệu quả quản lý
nhà nước về ĐTNN của các cơ quan chức năng.
Thực hiện Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
Nhà nước giai đoạn 2009 – 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện phê duyệt dự án
“Hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài” trong thời gian từ 2009-2011. Ngày
25/11/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi Công văn số 719/BKHĐT-ĐTNN về việc tổ
chức các lớp tập huấn sử dụng "Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài cho
cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài

Nhóm KTĐT_6

Page 20


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút


_Tiến hành các hoạt động tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động ĐTNN trong thời gian qua, phát hiện những bất cập, kịp thời điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp.
Tháng 5-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2879/BKH-ĐTNN về việc
tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu
tư (cụ thể như tiến độ góp vốn điều lệ và triển khai dự án; tiến độ xây dựng...). Đồng
thời, rà soát, theo dõi, đôn đốc các dự án tạm dừng triển khai thực hiện, trên cơ sở đó có
văn bản nhắc nhở chủ đầu tư về việc triển khai các dự án theo đúng tiến độ...

6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
_Nghiên cứu, đưa ra các chính sách thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia
cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như EU,
Hoa Kỳ, Nhật Bản,…; chú trọng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư
song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn.
+Sau hơn 4 năm đàm phán, Hiệp định Tự do, Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư Việt Nam Nhật
Bản (gọi tắt là Hiệp định Đầu tư Việt - Nhật) đa được đại diện chính phủ hai nước ký
kết tại Tô-ky-ô. Đây thực sự là mốc quan trọng ghi nhận bước phát triển mới của mối
quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản trên tinh thần “đối tác
tin cậy, ổn định lâu dài” đã được lãnh đạo hai nước thỏa thuận.
+Ngày 26/6/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao Ủy
Thương mại EU Karel De Gucht đã có buổi làm việc tại Brussels, Bỉ, chính thức tuyên
bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). EVFTA
sẽ là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ
Nhóm KTĐT_6

Page 21



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao
gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực
khác mà hai bên quan tâm.
_Hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về hệ thống dự án đối với danh mục đầu tư
quốc gia làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư;
Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 50 dự án được lựa chọn để đưa vào Danh mục, dựa trên
các tiêu chí cụ thể, như có quy mô trên 20 triệu USD; có ứng dụng công nghệ hiện đại
kết hợp chuyển giao công nghệ, chuyển giao thương hiệu; có xét đến tác động và hiệu
quả kinh tế - xã hội lớn; có xem xét tính chất liên vùng; có tính khả thi về lợi ích kinh
tế…
_Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung
ương và địa phương; xây dựng văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo
hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ
chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.
+Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 72/2010/QĐTTg ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia (XTTMQG)
+Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6
năm 2012 về ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư
quốc gia. Mục tiêu của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là thúc đẩy, nâng cao hiệu
quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế trong một chương trình tổng thể thống

Nhóm KTĐT_6

Page 22



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

nhất; kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên
quan khác.
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia với các nội dung cơ bản như tuyên truyền, quảng
bá môi trường đầu tư của Việt Nam; Xây dựng định hướng, chính sách và chiến lược
xúc tiến đầu tư; Tổ chức hội nghị, hội thảo và chương trình vận động xúc tiến đầu tư.
Ngoài ra, còn phải hỗ trợ, cung cấp thông tin, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự
án có quy mô lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng,
lĩnh vực kinh tế trọng điểm tổ chức hội nghị, hội thảo và chương trình vận động xúc tiến
đầu tư; tập huấn, đào tạo và các hoạt động xúc tiến đầu tư khác theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung định hướng hoạt động
xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ, tổng hợp thành Chương trình xúc tiến đầu tư quốc
gia hàng năm.
_Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm.
Tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc tại
các nước của lãnh đạo cấp.
Tại Thông báo số 103/TB-VPCP ngày 9/5/2007 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã đồng ý thành lập Bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm
như:Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Arập Saudi, Quata và Đài
Loan.
_Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
Tính đến năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cử 10 cán bộ đại diện làm công tác xúc
tiến đầu tư tại một số nước có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam.
Nhóm KTĐT_6

Page 23



Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Nhóm KTĐT_6

Page 24


Khái quát tình hình FDI ở Việt Nam và các giải pháp thu hút

Nhóm KTĐT_6

Page 25


×