Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng việt và tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----    -----

NGÔ THỊ CẨM TÚ

CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU NGHI VẤN
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62. 22. 01. 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Tập thể hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KHẮC CƯỜNG
TS. HUỲNH BÁ LÂN

Phản biện 1: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN
Phản biện 2: PGS. TS. TRỊNH SÂM
Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH NGHĨA
Phản biện độc lập 1: GS. TS. DIỆP QUANG BAN
Phản biện độc lập 2: PGS. TS. NGUYỄN CÔNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.


Tác giả luận án

Ngô Thị Cẩm Tú


ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Quy ước trình bày
Bảng danh sách chữ viết tắt trong luận án

trang
i
ii
iv
vii

MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . .....................................................1
0.2 Lịch sử vấn đề . ....................................................................................... ……3
0.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................14
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 14
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .................................................14
0.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................15
0.6 Bố cục ........................................................................................................ .16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Câu và câu nghi vấn .................................................................................... .18
1.2 Đề và Thức .................................................................................................. 23
1.2.1. Đề
1.2.2. Thức
1.3 Vai nghĩa ........................................................................................................31

CHƯƠNG 2: CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU NGHI VẤN TIẾNG
VIỆT
2.1 Hành thể, Người/ Vật trải qua sự biến và Chu cảnh ........................................42
2.2 Tác thể và Lực tác động ..................................................................................49
2.3 Đích thể ..........................................................................................................55
2.4 Tiếp thể/ Khách thể.........................................................................................58
2.5 Lợi thể ............................................................................................................60
2.6 Công cụ hay Phương tiện ................................................................................61
2.7 Cảm thể ..........................................................................................................63
2.8 Hiện tượng......................................................................................................67
2.9 Đương thể, gồm cả sở hữu thể, và thuộc tính của đương thể ...........................69
2.10 Bị đồng nhất thể, gồm cả bị sở hữu thể, và đồng nhất thể...............................74
2.11 Giá trị và Biểu hiện ........................................................................................76
2.12 Phát ngôn thể .................................................................................................76
2.13 Đích ngôn thể ...............................................................................................81
2.14 Ngôn thể .......................................................................................................83
2.15 Tiếp ngôn thể ................................................................................................85
2.16 Hữu thể .........................................................................................................86
2.17 Ứng thể .........................................................................................................88
2.18 Cương vực ....................................................................................................89


iii


CHƯƠNG 3: CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU NGHI VẤN TIẾNG
ANH
3.1 Hành thể, Người/ Vật trải qua sự biến và Chu cảnh ........................................94
3.2 Tác thể và Lực tác động ................................................................................ 105
3.3 Đích thể ........................................................................................................ 110
3.4 Tiếp thể/ Khách thể....................................................................................... 112
3.5 Lợi thể .......................................................................................................... 115
3.6 Công cụ hay Phương tiện .............................................................................. 117
3.7 Cảm thể ........................................................................................................ 118
3.8 Hiện tượng.................................................................................................... 121
3.9 Đương thể, gồm cả sở hữu thể, và thuộc tính của đương thể ......................... 122
3.10 Bị đồng nhất thể, gồm cả bị sở hữu thể, và đồng nhất thể............................. 125
3.11 Giá trị và Biểu hiện ...................................................................................... 127
3.12 Phát ngôn thể ............................................................................................... 129
3.13 Đích ngôn thể ............................................................................................. 132
3.14 Ngôn thể ..................................................................................................... 133
3.15 Tiếp ngôn thể .............................................................................................. 135
3.16 Hữu thể ....................................................................................................... 137
3.17 Ứng thể ....................................................................................................... 140
3.18 Cương vực .................................................................................................. 142

CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU NGHI VẤN
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
4.1. Những nét tương đồng .................................................................................. 146
4.1.1. Cấu trúc các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh............. 146
4.1.2. Phương tiện ở cấp độ từ vựng – cú pháp mã hóa các vai nghĩa trong câu nghi
vấn tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................. 150
4.1.3. Phương tiện ở cấp độ ngữ pháp mã hóa các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng
Việt và tiếng Anh ................................................................................................ 155
4.1.4. Các vai nghĩa thể hiện trong câu nghi vấn qua các tình huống giao tiếp ..... 159

4.2. Những nét dị biệt .......................................................................................... 161
4.2.1. Cấu trúc các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh............. 161
4.2.2. Phương tiện ở cấp độ từ vựng – cú pháp mã hóa các vai nghĩa trong câu nghi
vấn tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................. 168
4.2.3. Phương tiện ở cấp độ ngữ pháp mã hóa các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng
Việt và tiếng Anh ................................................................................................ 182
4.2.4. Các vai nghĩa thể hiện trong câu nghi vấn qua các tình huống giao tiếp ..... 188
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 192

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 196
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 240
Nguồn ngữ liệu minh họa ................................................................................... 245
Danh mục công trình ........................................................................................... 248


iv

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. TRÍCH DẪN:
Dẫn chứng trích nguyên văn của các tác giả được nêu trong dấu ngoặc kép
“__”. Tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [ __ ] và được ghi theo thứ
tự: số thứ tự tài liệu trích dẫn, số trang.
Ví dụ: “Cách diễn đạt đặc trưng của một câu hỏi là thức nghi vấn
(interrogative)” [82,159].
Nếu không trích dẫn nguyên văn, chúng tôi không nêu trong dấu ngoặc kép,
không ghi số trang mà chỉ nêu tên tác giả và số thứ tự trích dẫn [ _ ].
Ví dụ: Diệp Quang Ban [4] gộp hai vai Hành thể và Tác thể lại dưới một tên
gọi chung là Động thể.
Thông tin đầy đủ về tài liệu trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo.
2. ĐÁNH DẤU:

Nhằm mục đích làm nổi bật các vấn đề khá phức tạp mà luận án cần trình bày,
một số từ ngữ được in nghiêng, in đậm, in hoa.
Các dẫn chứng được sử dụng làm ngữ liệu minh họa trong luận án được in
nghiêng. Xuất xứ của các dẫn chứng trích từ các tác phẩm được đặt trong ngoặc
tròn ( __ ) ghi theo thứ tự: tên tác giả, tên tác phẩm.
Ví dụ: - Ai cho tao lương thiện?

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trong các ví dụ minh họa, các vai nghĩa làm Chủ đề (Cđ) được in đậm và in
nghiêng còn Khung đề (Kđ) được in nghiêng, in đậm và gạch chân. Trong khung
vị ngữ của câu hay tiểu cú là (NGỮ) TÍNH/DANH TỪ (được in nghiêng và gạch
chân) để phân biệt với vị từ BE trong câu nghi vấn tiếng Anh và các tác tử phân
giới Đề - Thuyết (được viết hoa và không in nghiêng) trong tiếng Việt như THÌ,
LÀ, MÀ và các phương tiện từ vựng có ảnh hưởng đến việc nhận dạng một số cấu
trúc đặc biệt trong khung vị ngữ như BỊ, ĐƯỢC, v.v… cũng được viết hoa trong
các mô hình để nhấn mạnh sự khác biệt trong câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ đơn
lập và biến hình đang xét. Trong khung vị ngữ của câu nghi vấn hay tiểu cú nghi


v

vấn, vị từ cũng in nghiêng và không in đậm để miêu tả các quá trình kinh nghiệm,
các sự tình, hay các sự kiện, v.v…
(1) - Có đèn (Hữu thể)  đấy à?

(Kim Lân, Vợ nhặt)

(2) - Nhà này (Đích thể)  bao giờ (cc chỉ thời gian: tương lai) thì ông (Tác
thể) # cho dựng?


(Nguyễn Khải, Tầm nhìn xa)

(3) - Ông (Hành thể)  có đứng máy được không?
(Nguyễn Khải, Một người Hà Nội)
(4) - Bố thằng Thuyên (Hành thể)  đi đấy à?

(Thuốc, Lỗ Tấn)

(5) - Ở quê cháu (Kđ)  có đẹp (Thuộc tính của Đương thể) được bằng đây
(cc chỉ sự so sánh) không?

(Nguyễn Khải, Đứa con nuôi)

Trong cách diễn ngôn thông thường, các thuật ngữ ngôn ngữ học cần phải
được đánh dấu nhưng không phải là thuật ngữ chuyên ngành thì được in nghiêng và
thuật ngữ ngôn ngữ học mà cần được làm rõ được in nghiêng và in đậm.
Ví dụ:
- Tiếng Việt có tất cả các vai nghĩa mà tiếng Anh có trong câu nghi vấn.
- Thông tin cũ còn gọi là cái đã biết sẵn xuất hiện trước thông tin mới còn
gọi là cái mới trong ý tưởng của câu.
- Câu nghi vấn trong giao tiếp hội thoại được xây dựng trên tiền giả định là cơ
sở chuẩn xác của mọi câu nói; tiền giả định đúng thì mới có nghĩa đúng, tiền giả
định sai thì có nghĩa không đúng.
Các vai trò ngữ nghĩa của các tham thể và chu cảnh được làm rõ bằng chữ
thường trong các dẫn chứng được đặt trong dấu ngoặc đơn ( _ ) và các phiên bản
tiếng Việt hay tiếng Anh là các câu nghi vấn làm dẫn chứng trong luận án được in
nghiêng và đặt trong ngoặc đơn ‘__’.
(6) - Who (Bị đồng nhất thể) is the fairest one of all (Đồng nhất thể)?
(Snow White and the seven Duartd)

‘Thế gian ai đẹp dường như ta?’

(Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn)

(7) - Who (Đồng nhất thể) are you (Bị đồng nhất thể)? - Huckleberry Finn.
(The Adventures of Tom Sawyer)


vi

‘Cậu là ai ?’ - ‘Huckleberry Finn’. (Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer)
Thông tin liên quan đến thuật ngữ được nêu trong phần chú thích ở cuối mỗi
trang được đánh dấu bằng số đếm tính từ nhỏ đến lớn và được đặt ở góc trên cao
phía bên phải.
Đặt các ý nghĩa trong câu nghi vấn phi chính danh đang quan tâm xem xét lúc
này trong dấu ngoặc vuông [ __ ].
(8) - Why are you (Đương thể) worried (Thuộc tính của Đương thể) so
much? [= You shouldn’t be worried.]
‘Tại sao ông lo lắng quá vậy?’. [= Ông không nên lo lắng.]
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Đặt trong ngoặc tròn ( __ ) là các từ hay ngữ được lược bỏ khỏi câu đang xét
mà không làm thay đổi tính chất ngữ pháp của câu như LÀ trong câu nghi vấn tiếng
Việt hay ‘to be’ trong câu nghi vấn tiếng Anh như sau:
(9) - Cô Duệ ( Đương thể) (là) người khó chịu (Thuộc tính) có phải không?
(Nguyễn Khải, Mùa lạc)
(10) - Was George Washington (Đích ngôn thể) elected (to be)
President (Thuộc tính của Đích ngôn thể)?
‘George Washington được bầu làm Tổng thống phải không?’
3. ĐÁNH SỐ THỨ TỰ:
- Số thứ tự trong các khung tham chiếu được đánh số theo thứ tự từ nhỏ đến

lớn từ các chương của luận án làm căn cứ cho phần so sánh đối chiếu trong phần
chính văn của luận án.


vii

BẢNG DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN
1
2

Dấu / : hay, hoặc
Dấu Ø : bị bỏ trống

8
9

3
4

Dấu +: có, cộng với
Dấu -: không

10
11

5
6

Dấu ± : có hoặc không
Dấu : tiếp đến, suy ra,

được đổi thành
Dấu  : khác với

12
13

7

14

Dấu > <: tương phản về nghĩa
Dấu = /  : có giá trị tương đương về
nghĩa
Dấu *: không chấp nhận được
Dấu ? hay ?? hay ??? : không tự nhiên,
khó chấp nhận tùy theo mức độ ít hay
nhiều
Dấu : ranh giới Đề - Thuyết
Dấu  : ranh giới Cn/Cđ - Vn/T hay
Ranh giới Cn giả - Vn
Dấu # : ranh giới tiểu Đề-tiểu Thuyết

BẢNG DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

HT: Hành thể
Tác T: Tác thể
Đích T: Đích thể
TT: Tiếp thể
LT: Lợi thể
CC: Công cụ
CT: Cảm thể
Hiện T: Hiện tượng
ĐT: Đương thể
BĐNT: Bị đồng nhất thể
ĐNT: Đồng nhất thể
PNT: Phát ngôn thể
Đích NT: Đích ngôn thể
NT: Ngôn thể
TNT: Tiếp ngôn thể
HT: Hữu thể
UT: Ứng thể
CV: Cương vực


19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Cđ: Chủ đề
Cn: Chủ ngữ
Cn/Cđ: Chủ ngữ kiêm Chủ đề
Cn giả: Chủ ngữ giả
Cn ngữ pháp: Chủ ngữ ngữ pháp
Câu hỏi Y-N: Câu hỏi Yes-No
Kđ: Khung đề
cđ: Chủ đề của tiểu cú
t: thuyết của tiểu cú
QT: quá trình

cc: chu cảnh
cc bắt buộc: chu cảnh bắt buộc
cc tùy chọn: chu cảnh tùy chọn
CT NBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện
CT Thức: Cấu trúc Thức
CT Đề - Thuyết: Cấu trúc Đề-Thuyết
NPCN: Ngữ pháp chức năng
UBKHXH: Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam


1

MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vấn đề các vai nghĩa đang được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu.
Các vai nghĩa là vấn đề trọng tâm được đề cập về phương diện ngữ nghĩa học theo
cách tiếp cận chức năng. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy câu nghi vấn
là một trong những loại hình câu có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp hội thoại hằng
ngày và thường gây ra những khó khăn cho người học tiếng Anh trong việc hỏi và đáp
trong giao tiếp. Trong ngôn ngữ, vai nghĩa là bản thể của ngôn ngữ về mặt ngữ
nghĩa. Vai nghĩa không thể mô tả trên bề mặt cấu trúc mà bằng tư duy trong lĩnh
vực hội thoại theo lối trực tiếp hay gián tiếp giữa người nói và người nghe (2 chiều).
Trong luận án chúng tôi đối chiếu giữa các vai nghĩa trong câu hỏi tiếng Việt và tiếng
Anh nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Sự nhận dạng này sẽ
giúp cho người Việt học và sử dụng tiếng Anh dễ dàng hơn và ngược lại cũng giúp cho
người nước ngoài học tiếng Việt thuận lợi hơn.
Ngôn ngữ giúp trao đổi thông tin, ý nghĩa qua lại giữa con người thể hiện
chức năng liên nhân. Trong luận án, chúng tôi đề cập đến một số phương diện
nghiên cứu mới hiện nay theo cách tiếp cận chức năng. Đây là cách tiếp cận mới đối

với tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng
Việt và tiếng Anh” nhằm nghiên cứu các vai nghĩa trong câu nghi vấn theo định
hướng ngữ pháp chức năng.
Trên cơ sở thừa kế các kết quả các công trình đi trước, luận án đã mô tả các
vai nghĩa trong câu nghi vấn theo cách tiếp cận chức năng. Theo cách tiếp cận này,
câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều nét tương đồng và những nét khác
biệt về mặt kết học như sau:
Trong tiếng Anh, trật tự câu nghi vấn là trật tự đảo. Trong tiếng Việt trật tự
câu nghi vấn là trật tự câu trần thuật khẳng định bình thường
Câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có sử dụng ngữ điệu. Trong
tiếng Anh, ngữ điệu là yếu tố thường xuyên. Trong tiếng Việt, ngữ điệu là một hợp


2

tố cùng với các tiểu từ tình thái mang sắc thái biểu cảm hoặc các từ ngữ nghi vấn
làm phương tiện tạo thành câu nghi vấn. Sự khác biệt nêu trên làm cho sinh viên,
học viên Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên không chuyên ngữ, gặp nhiều khó khăn
trong việc chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
Là một giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngữ, chúng tôi nhận thấy các
sinh viên rất khó đọc hiểu về các vai nghĩa, phân tích sai các vai nghĩa trong câu
nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh và dẫn đến việc dịch chuyển sai. Trong giao tiếp,
tần số sử dụng câu nghi vấn rất cao. Ngoài ra, trong việc giảng dạy tiếng Anh giao
tiếp lấy người học làm trung tâm, các sinh viên phải quen dần với việc tự đặt ra các
câu hỏi để chủ động giải quyết nhiều chủ đề xoay quanh nội dung bài học và để
hoàn thành các bảng khảo sát trong nội dung bài học. Theo chúng tôi, việc nắm
vững các vai nghĩa trong câu nghi vấn cực kỳ quan trọng như để đóng vai (role
play) và các vai nghĩa như thiết lập một màn kịch nhỏ mà giữ vị trí trung tâm của nó
chính là các quá trình. Các cấu trúc vai nghĩa xoay xung quanh hạt nhân là các quá
trình trong việc đặt câu hỏi.

Đây là cách rất có hiệu quả để phát triển kỹ năng giao tiếp trong việc giảng
dạy và học tập tiếng Anh. Như vậy, muốn hiểu đúng được nghĩa, các giá trị hiệu lực
của câu nghi vấn, học viên cần phải nắm vững các vai nghĩa trong câu nghi vấn
(biểu hiện nghĩa ý niệm) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện và các giá trị hiệu lực của
câu nghi vấn (biểu hiện nghĩa liên nhân) trong cấu trúc Thức nghi vấn để dịch
chuyển cho đúng. Mục tiêu của luận án là phải đạt được các tiêu chuẩn đặt ra về:
tính sư phạm, tính hệ thống, tính khoa học và tính thiết thực cao nhằm nâng cao
chất lượng hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ của nước ta hiện nay.
NPCN trên thực tiễn đã giải quyết một số điểm chưa rõ trong ngôn ngữ học
truyền thống. Chẳng hạn trên bề mặt là cấu trúc câu nghi vấn nhưng thực tế thì
không phải như vậy. Luận án đã ứng dụng những thành quả của ngữ nghĩa học và
một ít ngữ dụng học trong nghiên cứu các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt
và tiếng Anh. Ngữ pháp chức năng hệ thống là đường hướng nghiên cứu đã được


3

lựa chọn. Trên thực tế sinh viên khối kỹ thuật và sinh viên chính quy chuyên ngành
tiếng Anh vẫn dịch câu nghi vấn trong tiếng Việt sang tiếng Anh như sau:
a. Tiếng Việt:
- Vở kịch tuyệt vời phải không? (cảm thán)
Tiếng Anh:
- Wasn’t it a wonderful play? (sai)
- What a wonderful play it was! (đúng)
b. Tiếng Việt:
- Bạn không nhớ hay sao? (= Bạn có thể nhớ điều đó.)
Tiếng Anh:
- How don’t you remember that? (sai)
- Couldn’t you remember that? (đúng)
c. Tiếng Việt:

- Tôi làm việc đó bao giờ?

(Tôi đã không làm việc đó.)

Tiếng Anh:
- When will I do that? (sai)
- When did I do that? (đúng)
d. Tiếng Việt:
- Bạn (Hành thể) đi với ai?
Tiếng Anh:
- Who go with you (cc chỉ sự đồng hành)? (sai)
- Who (cc chỉ sự đồng hành) do you (Hành thể) go with? (đúng)
Không có sự tương đồng về mặt hình thức cấu tạo và nghĩa nên dễ chuyển
dịch sai. Vì thế, trong quá trình chuyển mã phải xem xét câu nghi vấn dựa trên cách
tiếp cận chức năng. Trong tiếng Anh, câu hỏi toàn bộ phủ định thường là câu cảm
thán. Trong tiếng Việt, câu cảm thán lại cấu tạo bằng cách đặt câu kể với các từ
như: Làm sao, Biết bao, Biết chừng nào…
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.1. Việc nghiên cứu các vai nghĩa trong tiếng Anh


4

0.2.1.1. L.Tesniere
Trong thập kỷ 70 – 90 của thế kỷ trước, nhiều quan điểm của các nhà ngữ
pháp chức năng hiện đại về vai nghĩa như L.Tesniere, Ch.Fillmore, M.Halliday,
M.Clark, S. Dik và nhiều tác giả khác. Luận án chủ yếu khảo sát về các vai nghĩa
trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. Luận án bắt đầu công việc từ việc
nghiên cứu về các vai nghĩa trong tiếng Anh. Về lĩnh vực này phải kể đến công lao
to lớn của nhà ngôn ngữ học L.Tesniere [101], kế đó là C.J.Fillmore [69] [70] [71],

M.Clark [53] [54], S.C.Dik [59] và M.A.K.Halliday [82] v.v.. Tesniere là người có
công đầu tiên trong việc xác lập vị thế nghĩa của thành phần vị ngữ với hai tác
phẩm chính của Tesniere là ‘Esquisse d’une syntaxe structurale’ (Phác thảo một cấu
trúc cú pháp) xuất bản năm 1953 là bộ sưu tập các bài giảng của ông và ‘Elements
de syntaxe structurale’ (Các yếu tố của cấu trúc cú pháp) được xuất bản năm 1959.
Tesniere [101] là người đầu tiên đã đưa ra học thuyết về lý thuyết diễn trị (valency
theory). Ông đã chú ý đến vai trò vị tố “trong cấu trúc ngữ pháp” và ngữ nghĩa của
câu vượt lên trên tư tưởng lôgic chi phối cấu trúc chủ - vị và sự tương phản giữa cấu
trúc bề sâu và cấu trúc bề mặt trong cấu trúc ngữ pháp. L. Tesniere quan niệm rằng
động từ có vô trị, đơn trị và đa trị. Cấu trúc nghĩa của câu là diễn tố xoay quanh
động từ và các tham tố kết hợp với nghĩa động từ và các chu tố (circumstants).
- Diễn tố: là loại tham tố bắt buộc phải có mặt trong nghĩa của vị từ hạt nhân.
Nó đảm nhận các vai nghĩa như: chủ thể sự tình, đối thể sự tình,… Tổng số các diễn
tố của một vị từ làm thành diễn trị (hay khung diễn tố) của nó.
- Chu tố: là loại tham tố không bắt buộc phải có mặt trong nghĩa của vị từ hạt
nhân. Nó đảm nhận các vai nghĩa như: nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương
tiện, điều kiện, …
Khung ngữ vị từ (vị từ trung tâm và các tham tố) là cơ sở để nghiên cứu nghĩa
biểu hiện của câu. Trong câu nghi vấn, khung ngữ vị từ là cơ sở để nghiên cứu
nghĩa biểu hiện của phần dư (Residue) và thức nghi vấn (Interrogative mood). Ông
phân loại vị từ (về phương diện diễn trị ‘valence’) như sau:


5

1. Vị từ vô trị (avalents) (“vô nhân xưng” hay “ không vai”): là những vị từ
không có diễn tố ( không có tham tố bắt buộc).
2. Vị từ đơn trị (monovalents) (vị từ có một diễn tố/ vị từ “một vai”) chỉ có
một diễn tố và diễn tố duy nhất ấy hầu như làm chủ đề.
3. Vị từ song trị (bivalents) (vị từ có hai diễn tố/ vị từ “hai vai”) có hai diễn

tố, trong đó diễn tố nào cũng có thể làm “chủ đề” và đều có thể tỉnh lược nếu ngữ
cảnh cho phép.
4. Vị từ tam trị (travalents) (vị từ có ba diễn tố) có ba diễn tố (ba vai nghĩa).
Tesniere cho rằng mỗi vị ngữ động từ có một ngữ trị do động từ ấy kết hợp
với các diễn tố. Tesniere phân biệt diễn tố với chu tố. Mỗi vị từ có một diễn trị riêng
được thể hiện trong các diễn tố của nó thể hiện sự tình mà vị từ miêu tả. Tesniere
chuyển cấu trúc lôgic của mệnh đề trong cấu trúc cú pháp sang cấu trúc nghĩa của
các vai. Công trình của ông theo quan điểm cú pháp dựa trên nghĩa học. Các ‘diễn
tố’ do ‘vị từ’ quy định còn các ‘chu tố’ là các yếu tố phụ có trong nhiều loại câu.
Xung quanh hạt nhân do vị từ và các diễn tố tạo nên, có các chu tố (circumstants)
chỉ hoàn cảnh, không có số lượng nhất định như các diễn tố, tương đương với các
phó từ (adverbs): thời gian, nơi chốn, phương thức. Những hạn chế của Tesniere về
lý thuyết diễn trị của ông là ông chưa phân biệt chính xác diễn tố và chu tố và ông
cũng không cho rằng trạng từ có thể là chu cảnh và là diễn tố chỉ địa điểm nhưng
ông là người đã đưa lý thuyết diễn trị (valency theory) với diễn tố (actants) và chu
tố (circumstants) vào nghĩa học của cú pháp. Tesniere và những người theo quan
niệm của ông sau này dựa trên lý thuyết diễn trị của ông đã tìm ra cú pháp - ngữ
nghĩa của các vị từ nhưng lúc này chỉ phân chia ra thành ngoại động từ (transitive
verbs) và nội động từ (intransitive verbs).
0.2.1.2 C.J.Fillmore
C.J.Fillmore đã viết nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘The
case for case’ (Tác dụng của cách) năm 1968. Ông cho rằng có thể xác định tham tố
nghĩa, tính độc lập tham tố nghĩa từ hình thái, hình thức ngữ pháp để tập hợp các
mối quan hệ giữa một vị từ và các tham tố (arguments) của nó bao gồm: Agentive


6

(tác cách) chỉ vai tiếp thể hay vật tiếp nhận hành động đó và vị từ biểu thị. Factitive
(tạo cách) chỉ vai vật tạo tác hay kết quả của hành động tạo vật mà vị từ biểu thị.

Locatitive (định vị cách) chỉ vai địa điểm (location) hay sự định hướng trong không
gian (spatial orientation) của hành động hay trạng thái mà vị từ biểu thị. Objective
(đối cách) chỉ vai đích thể hay bất kỳ người hay vật nào được biểu thị bằng một
danh từ mà vai trò trong hành động hay trạng thái đã được vị từ quy định. Trong
những công trình tiếp theo, Fillmore [70] [71] đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ
giữa vị từ và các tham tố. Ông đã bổ sung thêm một số cách “case” tức là các “vai”
khác. Ví dụ như: Counter-Agent (lực tác động) là vai lực tác động không chủ đích
xuất phát từ một tác thể mà vị từ biểu thị. Source (nguồn) là điểm xuất phát của sự
chuyển động mà vị từ biểu thị. Experiencer (kẻ thể nghiệm hay nghiệm thể) tương
đương với Senser (cảm thể) của Halliday [82,221-222]. Undergoer là Người/ Vật
trải qua sự biến, sự vật trải qua một quá trình, một chuyển động hay còn gọi là
Processed (động thể).
0.2.1.3. Các tác giả khác sau Fillmore
Sau khi lý thuyết của C.J.Fillmore ra đời, nhiều tác phẩm theo lý thuyết của
ông xuất hiện. Đến nay đã có nhiều phiên bản ngữ pháp cách (case grammar) khác
được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau của nhiều tác giả khảo sát theo hướng
này. Trong số đó phải kể đến W.Chafe [51], J.M.Anderson. [44], J.T.Platt [99], R.E.
Longacre. [91], M.Clark [53][54], W.A.Cook. [55], S.C.Dik [59], T.Givón [75] và
S.Starosta [98]. Trong giai đoạn này, các tác giả đã khảo sát thêm nhiều bộ vai
nghĩa khác nhau trong nhiều công trình. R.E.Longacre [91] đưa ra một bộ vai nghĩa
gồm Experiencer (nghiệm thể). Patient (đích thể), Agent (tác thể), Range (cương
vực), Measure (biện pháp), Intrument (công cụ), Locative (định vị), Source (nguồn),
Goal (mục tiêu) và Path (lối đi). W.A.Cook [55] nêu ít vai hơn trong bộ vai nghĩa
gồm Agent (tác thể), Experiencer (nghiệm thể), Benefactive (lợi thể), Object (đối
thể) và location (định vị). S.Starosta [98] nêu ra một bộ vai nghĩa khác của mình
gồm Patient (đối thể) - một tên gọi khác của Object hay Theme, Agent (tác thể),
Locus (địa điểm) Correspondent (tiếp thể) - một tên gọi khác của Dative hay


7


Experiencer và Means (phương tiện). T.Givón [75,126-133] trình bày hai vai nghĩa
trong câu gồm các vai nghĩa chính (major semantic case-roles) và các vai nghĩa tùy
chọn (optional case-roles). Theo Givón, các vai nghĩa tham thể bao gồm: Agent (tác
thể) chỉ người/vật chủ ý bắt đầu một hành động, một sự tình. Dative (tiếp thể) chỉ
tham thể tiếp nhận một sự việc, một trạng thái. Patient (đối thể) chỉ trạng thái hoặc
sự thay đổi của trạng thái do bị tác động. Locative (định vị thể) chỉ một điểm cụ thể
so với một vị trí hay một sự thay đổi vị trí khác của một tham tố khác trong câu v.v..
Các vai nghĩa tùy chọn bao gồm như: Benefactive (lợi thể) chỉ vai người/ vật được
hưởng lợi từ hành động, Manner (Phương thức) chỉ trạng thái của một sự tình, Time
(thời gian) gồm cả Duration (thời đoạn), Repetition (sự lặp lại) và Frequency (sự
thường xuyên), Instrumental (công cụ) chỉ công cụ mà Tác thể sử dụng để thực hiện
hành động, Purpose (mục đích) chỉ mục đích hành động của Tác thể, v.v…
S.C.Dik [59,25-32] cho rằng một cấu trúc chủ-vị hạt nhân (nuclear
predication) biểu thị một sự tình do vị ngữ kết hợp với các thực thể và vị ngữ mở
rộng (extended predication) với các vai nghĩa nào đó thể hiện mà ông gọi là các vệ
tinh (satellites). Các thực thể là các tham tố. Các vệ tinh tức là các chu tố bổ sung
hoặc mở rộng nghĩa kết hợp với vị ngữ mở rộng. Dik [59,l7l] khẳng định là: ‘Bất kì
một vị ngữ hạt nhân nào cũng có thể được mở rộng bằng ‘các vệ tinh’ cụ thể hóa
các đặc điểm của cái sự tình hạt nhân’. Các vệ tinh là các chu tố như: Lợi thể, Lý
do, Phương thức, Mục đích, v.v..’
Theo Dik [59,26], các chu tố có các chức năng ngữ nghĩa sau:
- Phương thức (manner), phẩm chất (quality) và công cụ (instrument) chi tiết
hóa cái sự tình hạt nhân (nuclear state of affairs).
- Lợi thể (beneficiary) và liên đới thể (commutative) cho thấy mối quan hệ
của sự tình với các tham tố khác trong vị ngữ.
- Thời điểm (time), thời đoạn (duration) và sự thường xuyên (frequency) cho
thấy mối quan hệ của sự tình với thời gian.
- Địa điểm (location), nguồn (source), hướng (direction) và lối đi (path) cho
thấy mối quan hệ của sự tình với không gian.



8

- Hoàn cảnh (circumstance), nguyên nhân (cause), lý do (reason), mục đích
(purpose) và kết quả (result) cho thấy quan hệ của cái sự tình này với những sự tình
khác.
Theo S.C.Dik [59,26-27] một số vệ tinh có thể chuyển sang làm tham tố trong
một vị ngữ. Ông không chỉ phân biệt diễn tố với chu tố mà còn chỉ ra sự chuyển đổi
của chu tố thành diễn tố trong một số vị từ. Nghĩa là, mối quan hệ giữa vị ngữ mở
rộng và vị ngữ hạt nhân có thể thay đổi được.
Roderick A Jacobs [88]: Theo Jacobs, trong cuốn “Ngữ pháp dành cho các
giảng viên chuyên ngữ tiếng Anh” (A Grammar for English Language
Professionals) thì người học tiếng Anh cần nắm nghĩa của các phát ngôn tiếng Anh.
Mặc dù ngữ cảnh của phát ngôn có ảnh hưởng căn bản đến việc giải nghĩa một câu,
câu vẫn có cái nghĩa hay cái nội dung mệnh đề (propositional content) của nó độc
lập với ngữ cảnh. Theo Jacobs, nghĩa bao gồm nghĩa chứa trong nội bộ một đơn vị
từ vựng, gọi là ngữ nghĩa học nội hướng (word-internal semantics) và các mối quan
hệ về nghĩa giữa một đơn vị từ hay một ngữ với các bộ phận khác trong câu, gọi là
ngữ nghĩa học ngoại hướng (external semantics). Nếu động từ được coi là bộ phận
cốt lõi ngữ nghĩa (semantic core) hay là hạt nhân ngữ nghĩa (nuclear) của câu, thì
các thành phần khác của câu chỉ đóng vai trò các tham tố (participants) trong tình
huống được trình bày. Một số tham tố có mặt vì “bắt buộc” (required), gọi là các
tham tố bắt buộc; số khác không bắt buộc phải có mặt, gọi là các tham tố tùy ý
(optional). Các động từ khác nhau đòi hỏi số lượng các danh ngữ bắt buộc khác
nhau. Theo quan điểm của tác giả Roderick Jacob [88] mệnh đề nghĩa thường lấy
động từ làm trung tâm.
M.A.K.Halliday [82]: Halliday cho rằng ngữ pháp của các ngôn ngữ trên thế
giới đều được miêu tả theo hệ thống tổ chức của ngữ pháp chức năng. Hệ thống tổ
chức của ngữ pháp chức năng này nhằm biểu đạt ba loại nghĩa trong cùng một câu

mà ông gọi là “siêu chức năng (metafunctions)” [82,35]: nghĩa ý niệm (ideational
meaning), nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) và nghĩa văn bản (textual
meaning) [82,34]. Đây là chỗ được coi là điểm nổi bật trong ngữ pháp chức năng


9

của Halliday. Luận án có liên quan chủ yếu tới hai trong ba siêu chức năng của
Halliday – siêu chức năng biểu thị nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân. Nghĩa ý niệm là
sự biểu hiện của kinh nghiệm: kinh nghiệm của ta về thế giới ở quanh ta, và cả ở
trong ta nữa, về cái thế giới tưởng tượng của ta. Đó là nghĩa hiểu như nội dung.
Chức năng ý niệm của câu là biểu hiện của những sự tình: những hành động, những
biến cố, những quá trình tâm lý và những mối quan hệ [82,53]. Chức năng liên nhân
thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và các cá nhân.
Malinowski và Firth, M.A.K Halliday đã phát triển mô hình lý thuyết về ngữ cảnh:
trường (field), không khí (tenior) và cách thức (mode) của diễn ngôn trong mối
tương quan với ba siêu chức năng của ngôn ngữ tương ứng là kinh nghiệm (hay ý
niệm - ideational), liên nhân (interpersional) và văn bản (textual). Luận án này chủ
yếu tham chiếu các vai nghĩa được trình bày trong ‘Clause as exchange’ ‘câu như là
sự trao đổi thông tin’ trong Chương 4 tác phẩm ‘Introduction to Functional
grammar’ ‘Dẫn luận ngữ pháp chức năng’ của Halliday năm 1985. Theo chúng tôi,
bộ vai nghĩa của Halliday đầy đủ hơn cả so với những bộ vai nghĩa của các tác giả
khác đã trình bày ở trên. Giống như Roderick A Jacobs [88], M.A.K Halliday [82]
cũng là tác giả quan tâm đến mệnh đề nghĩa. Mục tiêu của ngữ pháp chức năng là
việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày dựa trên cái mà con
người hành xử với sự hỗ trợ chính là của ngôn ngữ.
Eggins, S nhận định rằng đóng góp rất lớn của M.A.K Halliday là đi xa hơn
Firth. Phân tích các vai nghĩa trong câu nghi vấn bằng mệnh đề nghĩa của tác giả
M.A.K Halliday [82] lấy cú làm trung tâm là một công cụ để tiến đến mục đích đó –
chức năng của cú là trao đổi. Điều này có ý nghĩa đối với việc tiếp cận và phân loại

câu nói chung và câu nghi vấn nói riêng vì mục đích dịch thuật.
0.2.2. Việc nghiên cứu các vai nghĩa trong tiếng Việt
Chúng tôi đã tiếp thu những lý thuyết từ nhiều công trình khác nhau, đặc biệt
là những công trình của các tác giả theo cách tiếp cận ngữ pháp chức năng.
0.2.2.1. Các tác giả theo NPCN


10

Trong quá trình lịch sử nghiên cứu về các vai nghĩa trong câu tiếng Việt phải
kể đến công lao to lớn của các nhà ngôn ngữ học như Trần Trọng Hải, Nguyễn
Đăng Liêm [96], Cao Xuân Hạo [23], Đỗ Hữu Châu [6], Hồ Lê [31], Đinh Văn Đức
[15], Lưu Vân Lăng [29], Hoàng Văn Vân [42], Diệp Quang Ban [3][4], Nguyễn
Thị Ảnh [1], Tô Minh Thanh [36], v.v.. Thật khó có thể điểm hết tất cả những công
trình đã có về cú pháp tiếng Việt (dưới dạng sách, chuyên luận, các bài nghiên
cứu…). Đây chỉ là một số ít tác giả và công trình được dẫn có liên quan trực tiếp
đến vấn đề miêu tả cấu trúc cú pháp chức năng của câu tiếng Việt. Ngoài ra, còn có
rất nhiều tác giả và những công trình quan trọng khác như: Lê A, Lê Cận, Mai Ngọc
Chừ, Nguyễn Cao Ðàm, Nguyễn Lai, Vũ Ðức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn
Anh Quế, Nguyễn Thị Quy, Bùi Minh Toán.... Hướng phân tích câu theo cấu trúc
Đề - Thuyết xuất hiện trong Việt ngữ học là do những bất cập của hướng phân tích
theo cấu trúc chủ - vị. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về vai nghĩa trong
câu tiếng Việt. Trong việc nghiên cứu câu theo ngữ pháp chức năng, quan niệm của
các nhà Việt ngữ học thường dựa vào kết cấu đề – thuyết, mối quan hệ ngữ pháp,
các vai nghĩa. Các nhà Việt ngữ học đã không ngừng đào sâu nghiên cứu về vai
nghĩa của câu, đặc biệt là câu nghi vấn. Việc nghiên cứu các vai nghĩa trong câu
nghi vấn tiếng Việt có sự đóng góp to lớn của các tác giả Cao Xuân Hạo [23],
Hoàng Văn Vân [42] và Diệp Quang Ban [4] thể hiện trong các công trình: “Tiếng
Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng” - quyển 1 của Cao Xuân Hạo năm 2004, “Ngữ
pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt” (Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống)

của Hoàng Văn Vân năm 2005, NXB Khoa học xã hội và “Giáo trình Ngữ pháp
tiếng Việt” (Theo định hướng ngữ pháp chức năng) tập 2 – Phần câu của Diệp
Quang Ban, năm 2008, NXB Giáo dục.
0.2.2.1 Cao Xuân Hạo [23] trong tác phẩm ‘Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp
chức năng’ là nhà Việt ngữ học đầu tiên giới thiệu khái niệm vai nghĩa bằng tiếng
Việt và áp dụng ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu tiếng Việt. Ông đã áp dụng
một cách triệt để quan hệ Đề - Thuyết vào trong việc phân tích cấu trúc cú pháp câu
tiếng Việt. Cao Xuân Hạo cho rằng cần phải thay cách phân tích câu tiếng Việt theo


11

cấu trúc chủ - vị bằng cấu trúc Đề - Thuyết để phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ đơn
lập của tiếng Việt - một ngôn ngữ thiên chủ đề. Trong đó, câu là đơn vị “thông báo
một mệnh đề” hay “phản ánh một nhận định” [23,50-51] được cấu trúc hóa thành
hai phần Đề và Thuyết, trong đó “Đề là điểm xuất phát, là cái cơ sở, cái điểm tựa
làm bàn đạp cho đà triển khai của câu ở phần thuyết”. Ông cho rằng: Đề là điểm
xuất phát của một nhận định trong tư duy. Biên giới Đề Thuyết của câu đặt ở chỗ có
hoặc có thể có ‘THÌ’ hay ‘LÀ.’ [23]. Tuy nhiên, quan niệm này của ông đã được
các nhà Việt ngữ học như Đỗ Hữu Châu [6], Hồ Lê [31], Lưu Vân Lăng [29] cho là
quá phức tạp và nhiều chỗ dường như không phù hợp vì cách tiếp cận của ông đối
nghịch với cấu trúc chủ - vị mà từ lâu đã được áp dụng để phân tích câu trong tiếng
Việt. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng cách phân tích câu theo quan hệ Đề Thuyết của ông đã giải quyết hàng loạt trường hợp bế tắc (các kiểu câu này chiếm
86%) trong phân tích câu trong tiếng Việt. Trong luận án, chúng tôi đã tiếp thu quan
điểm của ông trong cách phân tích cấu trúc các vai nghĩa trong một số kiểu câu nghi
vấn trong tiếng Việt để so sánh đối chiếu với tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi cũng cần
một giải pháp mô tả đầy đủ hơn các vai nghĩa trong cấu trúc câu nghi vấn tiếng Việt
mà không quá phức tạp và phù hợp với nhiều chiều kích của câu hơn.
0.2.2.3 Hoàng Văn Vân [42] trong “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng
Việt” (Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống) năm 2005 đã định hướng theo

ngữ pháp chức năng của Halliday [82] gọi là “hệ thống tính” (systemic). Ông cho
rằng quan điểm chức năng hệ thống có thể phân tích ngữ pháp của các ngôn ngữ
trên thế giới nhất là trong cách phân tích câu. Theo Hoàng Văn Vân [42,203-447],
các vai nghĩa có trong tiếng Việt là: Hành thể, Đích thể, Lợi thể, Tiếp thể, Khách
thể, Khiến thể, Cảm thể, Hiện tượng, Đương thể, Thuộc tính, Tạo thuộc tính thể,
Giá trị, Biểu hiện, Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể, Hiện hữu thể, Phát ngôn thể,
Tiếp ngôn thể, Ngôn thể, Dung môi, Cương vực, Ứng thể, Chu cảnh gồm Phạm vi,
Định vị, Phong cách, Nguyên nhân, Đồng hành, Vấn đề, Vai diễn, và Quan điểm.
Công trình nghiên cứu của ông không phải là tác phẩm dành cho cấu trúc Đề Thuyết nhưng ông đã cho rằng: Đề ngữ trong tiếng Việt nhìn chung giống với tổ


12

chức Đề ngữ trong tiếng Anh. Theo chúng tôi, tác phẩm này là chỗ dựa quan trọng
và đáng tin cậy cho đề tài luận án của chúng tôi để chúng tôi nghiên cứu về các vai
nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt. Công trình nghiên cứu của ông đã phác thảo ra
những định hướng về sau theo cách tiếp cận chức năng trong việc nghiên cứu tiếng
Việt.
0.2.2.4 Nguyễn Thị Ảnh [1,27-28] khác với những tác giả khác, tác giả chỉ đi
sâu vào tìm hiểu các vai nghĩa làm Đề trong câu tiếng Việt và tiếng Anh để so sánh
đối chiếu. Theo tác giả “sự khác biệt, cái làm nên nhu cầu đối chiếu, được thể hiện
chủ yếu ở sự khác biệt của phần Đề. Với phần thuyết, sự khác biệt dường như
không đáng kể”. Theo Nguyễn Thị Ảnh [1,54-59], các vai nghĩa có thể làm Đề
trong câu tiếng Việt là: Tác thể, Hành thể, Lực, Động thể, Nghiệm thể, Đương thể,
Đối thể, Mục tiêu, Tiếp thể, Đích, Nguồn, Công cụ, Thời gian, Nơi chốn, và Điều
kiện.
0.2.2.5 Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng [22] trình bày 23 vai
nghĩa trong tiếng Việt mà các học viên Việt Nam cần phải phân biệt cho được:
Người hành động, Người tác động, Lực tác động, Người thể nghiệm, Người/vật trải
qua sự biến, Vật tạo tác, Người/vật mang trạng thái, Người nhận, Người hưởng lợi,

Nơi chốn, Đích hướng, Nguồn, Lối đi, Phương thức, Công cụ, Thời gian, Khoảng
cách, Không gian, Nguyên nhân, Điều kiện, Trở ngại và Người/vật tồn tại.
0.2.2.6 Diệp Quang Ban [3][4]: Diệp Quang Ban đã cố gắng kết hợp hai cách
phân tích câu trong tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết và chủ - vị cùng tồn tại và
bổ sung cho nhau trong “Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt” của ông. Trong công trình
này, Diệp Quang Ban đã áp dụng mô hình ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K
Halliday vào việc mô tả tiếng Việt. Cấu trúc câu trong tiếng Việt được phân tích
thành 4 kiểu cấu trúc gồm 3 kiểu cấu trúc thực hiện chức năng (cấu trúc nghĩa biểu
hiện với vị tố và các tham thể; cấu trúc thức với biểu thức thức và phần dư; cấu trúc
Đề - Thuyết) với cấu trúc cú pháp (gồm chủ ngữ, vị tố và các loại bổ ngữ, đề ngữ và
gia ngữ) ứng với các kiểu cấu trúc cú pháp, cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc Thức
và cấu trúc Đề - Thuyết. Chúng tôi cho rằng việc phân tích cấu trúc câu theo


13

cách của M.A.K. Halliday của Diệp Quang Ban là cần thiết, phù hợp với tính đa
diện của câu. Theo chúng tôi, cách kết hợp hai cách phân tích câu trong tiếng Việt
theo cấu trúc Đề - Thuyết và chủ - vị của Diệp Quang Ban là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng 3 kiểu cấu trúc thực hiện chức năng trong câu nghi
vấn: cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thức và cấu trúc Đề - Thuyết.
Trên cở sở tiếp thu những thành tựu đã đạt được trong việc nghiên cứu các vai
nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án này so sánh các vai nghĩa trong câu
nghi vấn ở hai ngôn ngữ Việt-Anh để tìm hiểu sâu hơn nữa các vai nghĩa trong
những câu “có thể xác định được là đúng hay sai” [8,36], “những câu mà giá trị
ngôn trung chỉ là hỏi, yêu cầu trả lời” [19,123]. Không chỉ tập trung vào các vai
nghĩa làm Đề kinh nghiệm trong câu nghi vấn của tiếng Việt và tiếng Anh mà luận
án còn phân tích những vai nghĩa khác làm các vai nghĩa tham thể hay chu cảnh
cùng hiển lộ hay ngầm ẩn tham gia trong cấu trúc câu nghi vấn. Luận án xem xét
các vai nghĩa trong 3 dạng câu hỏi chính danh: câu hỏi tổng quát, câu hỏi chuyên

biệt và câu hỏi lựa chọn. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến câu hỏi phi chính
danh khi có liên quan.
Luận án tìm kiếm những nét tương đồng và dị biệt về số lượng các đặc điểm
thể hiện của các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên,
luận án cũng chú ý đến nét nghĩa tình thái (meanings conveyed by modality) có thể
kết hợp với nghĩa mệnh đề (propositional meaning) trong câu nghi vấn tiếng Việt và
tiếng Anh. Nội dung của luận án thể hiện nỗ lực gắn ngữ pháp – ngữ nghĩa. Luận án
cố gắng trình bày chúng trong mối quan hệ phương tiện – mục đích cùng nhau
không trình bày một cách riêng rẽ như hai bình diện độc lập đối với nhau.
Luận án có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau đây:
- Vai nghĩa là gì? Có bao nhiêu vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và
tiếng Anh? Các vai nghĩa này được thể hiện như thế nào trong tiếng Việt và tiếng
Anh?
- Liệu hoạt động và cách thể hiện của các vai nghĩa này có góp phần khẳng
định tính chất thiên chủ đề của tiếng Việt và thiên chủ ngữ của tiếng Anh hay


14

không? Nói cách khác, chúng ta có thể khẳng định cấu trúc ngữ pháp cơ bản của
tiếng Việt là cấu trúc Đ-T hay không còn cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng Anh là
cấu trúc C-V?
- Sự khác biệt về cấu trúc cú pháp cơ bản này nếu có sẽ gây khó khăn như thế
nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải mã và chuyển mã Anh –
Việt hoặc Việt – Anh nhất là trong giao tiếp nghe, nói và dịch chuyển từ Anh - Việt
và từ Việt – Anh?
0.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận án nghiên cứu các vai nghĩa trong cấu trúc của câu nghi vấn tiếng Việt
và tiếng Anh.

0.3.2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ việc giảng dạy trong thực tiễn hiện nay, luận án sẽ không đi sâu
vào nghiên cứu những câu nghi vấn quá phức tạp mà chỉ nghiên cứu câu nghi vấn
chính danh và có chú ý đến phương diện ngữ dụng với một số chức năng thường
gặp nhất trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh.
0.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp miêu tả, phân tích để tìm hiểu, xem xét các vai nghĩa có mặt
và vắng mặt trong câu nghi vấn trong tiếng Việt, xử lý các mô hình và hệ thống các
kết quả phân loại của các vai nghĩa có mặt và vắng mặt trong câu nghi vấn tiếng
Việt và tiếng Anh. Luận án cũng đưa ra các mô hình, bảng biểu so sánh các vai
nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu để nhận diện những nét tương đồng và dị
biệt giữa các vai nghĩa, nhất là những vai nghĩa rất khó phân biệt trong câu nghi vấn
tiếng Việt và tiếng Anh.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng thao tác tổng hợp, khái quát trong quá trình
nghiên cứu để đưa ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất về các vai nghĩa có mặt và


15

vắng mặt trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. Dựa vào các cơ sở lý thuyết về
các vai nghĩa trong câu tiếng Việt và tiếng Anh đưa ra các nhận xét, tiểu kết, kết
luận trong khi nghiên cứu về các vai nghĩa trong câu nghi vấn dựa trên bình diện
ngữ nghĩa - dụng pháp. Chúng tôi cũng vận dụng từ các phương pháp trên để khái
quát đưa ra những ý kiến đề xuất về các cách mã hóa các vai nghĩa trong câu nghi

vấn tiếng Việt và tiếng Anh.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu nghiên cứu làm ví dụ trong toàn bộ luận án phần lớn được trích từ
những nguồn tư liệu đáng tin cậy, có xuất xứ rõ ràng như sách giáo khoa, sách
chuyên đề ngôn ngữ, các tác phẩm văn học tiếng Việt và tiếng Anh trong các giai
đoạn khác nhau, các ví dụ trong từ điển Anh – Việt, truyện cổ tích Việt Nam, nước
ngoài, truyện cười Anh – Việt, 2000 mẫu câu đàm thoại Anh – Việt... góp phần mô
tả đầy đủ cấu trúc ngữ nghĩa câu nghi vấn.
0.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
0.5.1 Ý nghĩa khoa học:
Những kết quả tìm được trong luận án có giá trị khẳng định ưu thế của ngữ
pháp chức năng và cấu trúc Đề - Thuyết trong việc phân tích câu nghi vấn giữa hai
ngôn ngữ khác nhau về loại hình.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng cấu trúc Đề - Thuyết trong việc phân tích
câu nghi vấn tiếng Việt đối chiếu với câu nghi vấn tiếng Anh. Nó mở rộng một
đường hướng nghiên cứu nhiều phương diện thể loại câu khác trong tương lai.
Luận án khẳng định việc nghiên cứu và phân tích câu không thể tách từ vựng
– ngữ pháp, ngữ nghĩa và dụng pháp. Cấu trúc Đề - Thuyết trong mối quan hệ với
ba siêu chức năng: nghĩa ý niệm, liên nhân và văn bản và các vai nghĩa trong câu
nghi vấn tạo thành cấu trúc câu nghi vấn và giúp nhận ra cấu trúc các thể loại câu
nghi vấn một cách dễ dàng hơn.
Luận án cũng chỉ ra rằng có thể thấy điểm nổi bật của việc nghiên cứu ngữ
nghĩa và dụng pháp là khảo sát về ngữ cảnh và việc giao tiếp. Hướng nghiên cứu
này có thể xem là đối lập với cấu trúc luận. Bởi vì các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học


16

cho rằng các yếu tố bên ngoài, thuộc về ngữ cảnh giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với
các yếu tố bên trong của hệ thống ngôn ngữ.

0.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án là sự nối tiếp hướng nghiên cứu theo chiều sâu các vai nghĩa trong
câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh theo cách tiếp cận chức năng. Luận án khẳng
định xu thế nghiên cứu ngữ pháp chức năng đã, đang và sẽ còn phát huy tác dụng và
đóng góp ngày một nhiều hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực có liên
quan.
Ngoài ra, luận án cũng chú ý đến cách thể hiện “thuần Việt” của phần Đề và
Thuyết trong câu nghi vấn tiếng Việt như: ngữ đoạn, vị từ và cách thể hiện “thuần
Việt” trong câu nghi vấn tiếng Việt.
Luận án nêu sự khác biệt giữa các vai nghĩa làm Cđ của câu có cấu trúc Đ - T
và Cn kiêm Cđ (viết tắt là Cn/Cđ) của câu có cấu trúc C - V được thể hiện chủ yếu
phải danh ngữ hóa yếu tố được chọn làm Cn/Cđ trong câu có cấu trúc C - V. Khi
chọn Cđ cho câu có cấu trúc Đ - T thì sự khác biệt giữa Thuyết của câu có cấu trúc
Đ-T và vị ngữ (viết tắt là Vn) của câu có cấu trúc C - V rất đa dạng và phức tạp.
Chúng tôi so sánh - đối chiếu để đưa ra những nét tương đồng và khác biệt các
vai nghĩa của câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh nhằm giúp các học viên tiếp thu
việc học tiếng của mình đạt hiệu quả cao hơn và các giảng viên giảng dạy tiếng Anh
nhận ra những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn và rút ra những kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy tiếng Anh.
0.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được phát triển gồm 4 chương ngoài phần mở đầu và kết luận.
Phần mở đầu, nêu lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những
đóng góp mới và bố cục của luận án.
Chương 1: trình bày tổng quan về câu và câu nghi vấn trong tiếng Việt theo
cách tiếp cận chức năng, Đề, Thức và các vai nghĩa trong câu nghi vấn làm cơ sở
cho việc phân loại và miêu tả ở các chương sau.


17


Chương 2: miêu tả cấu trúc các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt.
Chương 3: miêu tả cấu trúc các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Anh.
Chương 4: Đối chiếu các vai nghĩa trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng
Anh.
Phần kết luận, tổng kết lại những gì luận án đã thu được và đề xuất hướng
nghiên cứu.


×