Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Vũ bằng trong lịch sử văn học việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HÀ MINH CHÂU

NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG TIỂU THUYẾT
TỪ 1986 – 2000
Chuyên ngành: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
Mã số: 5.04.01

VŨ BẰNG TRONG LỊCH SỬ
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
Mã số
: 5.04.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010



DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hà Minh Châu (2005), “Vũ Bằng với nỗi ám ảnh về nhân cách con
người”, Văn hố Nghệ thuật, (số 9), tr.96-98, 104.
2. Hà Minh Châu (2005), “Một số thử nghiệm trong cách viết của Vũ
Bằng”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (số 5), tr.58-64.
3. Hà Minh Châu (2005), “Vũ Bằng với mối quan tâm về văn hố dân
tộc”, Bình luận văn học – Niên giám 2005, tr.196-211.
4. Hà Minh Châu (2006), “Vũ Bằng và thể loại ký”, Nghiên cứu Văn học,
(số 6), tr.110-123.
5. Hà Minh Châu (2006), “Vũ Bằng và thể loại truyện ngắn”, Bình luận
Văn học – Niên giám 2006, tr.164-183.
6. Hà Minh Châu (2009), “Vũ Bằng và việc xây dựng chân dung các nhà
văn cùng thời”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, (số 1), tr.96-104.
7. Hà Minh Châu (2010), “Giọng điệu trong văn xi Vũ Bằng”, Bình
luận Văn học – Niên giám 2010, tr.164-183.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

HÀ MINH CHÂU

VŨ BẰNG TRONG LỊCH SỬ
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
Mã số: 5.04.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Trần Hữu Tá. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2010

Hà Minh Châu



MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU
1. Líù do chọn đề tài ................................................................................................. 01
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 02

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 03
3. Lòch sử vấn đề .................................................................................................... 03
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 17
6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 18

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHÀ VĂN VŨ BẰNG QUA BA CHẶNG ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG
1.1- Cuộc sống và hoạt động những năm trước 1945 ................................................. 19
1.1.1 Cuộc sống những năm trước 1945 ...................................................................... 19
1.1.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học ............................................................ 24
1.2 - Cuộc sống và hoạt động trong vùng Hà Nội tạm chiếm ..................................... 31
1.2.1 Cuộc sống những ngày tản cư và hồi cư ............................................................. 31
1.2.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học ............................................................ 34
1.3- Cuộc sống và hoạt động ở đơ thị miền Nam......................................................... 39
1.3.1 Cuộc sống trong hai thập kỉ di cư ở miền Nam ................................................ 39


1.3.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học ............................................................ 42
1.4- Vũ Bằng – một số phận vinh quang và cay đắng ................................................. 48
1.4.1 Nỗi đau bị lãng quên ........................................................................................... 48
1.4.2 Niềm vinh quang còn lại .................................................................................. 50

CHÖÔNG 2
TÌNH YÊU VĂN HOÁ DÂN TỘC – CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO
TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BẰNG
2.1 - Quan niệm của Vũ Bằng về văn hoá và văn hoá dân tộc .................................. 55
2.1.1 Khái niệm văn hoá ............................................................................................ 55
2.1 .2 Văn hoá và văn hoá dân tộc trong quan niệm của Vũ Bằng .............................. 56

2.2 - Cảm hứng văn hoá cội nguồn ............................................................................ 59
2.2.1 Tình yêu thiên nhiên đất nước ............................................................................ 59
2.2.2 Trăn trở về văn hoá truyền thống ........................................................................ 64
2.2.3 Từ ý thức đến trách nhiệm .................................................................................. 65
2.3 – Tình yêu văn hoá dân tộc nồng nhiệt .................................................................. 68
2.3.1 Những lễ hội thường niên ................................................................................... 68
2.3.2 Những phong tục dân tộc .................................................................................... 72
2.3.3 Những thú chơi tao nhã ...................................................................................... 74
2.3.4 Văn hoá ẩm thực ................................................................................................. 77
2.3.4.1 Thời trân quê hương Bắc - Nam ...................................................................... 79
2.3.4.2 Văn hoá ẩm thực .............................................................................................. 86
2.3.4.3 Ẩm thực và hiện thực đất nước ........................................................................ 90
2.3.4.4 Ẩm thực và tâm trạng, cảm xúc của nhà văn ................................................... 94

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA VŨ BẰNG
3.1 – Quan niệm về văn học của Vũ Bằng ................................................................. 113
3.1.1 Quan niệm về nhà văn, nghề văn ...................................................................... 113
3.1.2 Quan niệm về tiểu thuyết .................................................................................. 116


3.2 – Đặc điểm truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Bằng ................................................. 120
3.2.1 Những chuyện “gần đời, thiết thực” ................................................................. 120
3.2.2 Nhân vật tâm trạng, cảm xúc............................................................................. 124
3.2.3 Những bức thư làm nên truyện ......................................................................... 127
3.2.4 “Kiểu nhân vật tái xuất hiện” ............................................................................ 129
3.3 – Đặc điểm kí Vũ Bằng ....................................................................................... 132
3.3.1 Chất trữ tình ...................................................................................................... 135
3.3.2 Chất thế sự ......................................................................................................... 140
3.3.3 Điểm nhìn trần thuật.......................................................................................... 150

3.3.4 Kết cấu .............................................................................................................. 152
3.3.5 Sự xâm nhập giữa các thể kí ............................................................................. 155
3.3.6 Ngơn ngữ nghệ thuật kí Vũ Bằng ..................................................................... 159
3.3.6.1 Ngơn ngữ kí đậm tính hiện đại ....................................................................... 160
3.3.6.2 Ngơn ngữ kí giàu chức năng thơng tin thẩm mĩ ............................................ 167
3.3.6.3.Ngơn ngữ kí giàu tính hình tượng .................................................................. 171
3.3.7 Giọng điệu ......................................................................................................... 179
3.3.7.1 Giọng tâm tình................................................................................................ 180
3.3.7.2 Giọng triết luận .............................................................................................. 184
3.3.7.3 Giọng hoạt kê ................................................................................................. 187

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 196
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................... 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 201
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 217


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BCH HNV

: Ban chấp hành Hội Nhà văn

2. BCH TW

: Ban chấp hành Trung ương

3. HNV

: Hội Nhà văn


4. HNVVN

: Hội Nhà văn Việt Nam

5. KHXH

: Khoa học xã hội

6. LATS

: Luận án Tiến só

7. Nxb

: Nhà xuất bản

8. TCVH

: Tạp chí Văn học

9. TCNCVH

: Tạp chí Nghiên cứu văn học

10. TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

11. tr


: trang

12. [9]

: Tài liệu số 9 ở mục Tài liệu tham khảo

13. [9, tr.19]

: Tài liệu số 9 ở mục Tài liệu tham khảo, trang 19

14. * (9)

: Chú thích số 1 trang 9 ở phần Phụ chú.




1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học Việt Nam từng ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ
từ xƣa đến nay. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lí do, không phải tác phẩm nào ra đời
cũng đƣợc ngƣời đọc yêu thích, đón nhận ngay. Và không phải nhà văn, nhà thơ nào
cũng đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan. Vũ Bằng là một trong
những trƣờng hợp nhƣ thế. Chúng ta có thể thấy rõ tầm đón đợi của công chúng đối
với tác phẩm của ông ở mỗi thời khác nhau nhƣ thế nào. Có thể nói, những biến đổi
của hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm sống, nhận thức chính trị, vốn văn hoá, trạng
thái tâm lí… đã có ảnh hƣởng rất lớn đến sự tiếp nhận của ngƣời đọc và tạo nên sự
khác biệt ấy.

Đồng hành cùng thời cuộc của đất nƣớc, từ những năm ba mƣơi của thế kỉ
XX, Vũ Bằng liên tục sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Nhƣng
việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, cũng nhƣ
việc xuất bản và tái bản tác phẩm của ông, lại có sự “chững lại” từ sau ngày đất
nƣớc thống nhất. Từ khi nhà văn đƣợc công nhận là chiến sĩ tình báo nhƣ một sự
minh oan, xoá đi những định kiến bất thành văn, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã
thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu.
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, sự xuất hiện các bài viết, các
công trình nghiên cứu về Vũ Bằng, cũng nhƣ việc tái bản liên tục nhiều tác phẩm
của ông, đã trở thành sự kiện có ý nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại. Điều đó
cho thấy xã hội đã quan tâm và đánh giá công bằng, khoa học hơn những đóng góp
của nhà văn đối với nền văn học nƣớc nhà. Đó cũng chính là một trong những yếu tố
góp phần khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong lòng công chúng và trong nền văn học
dân tộc.
1.2. Vũ Bằng hiện diện trên văn đàn Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ
XX, lúc còn rất trẻ. Từ đấy, nhƣ con tằm nhả tơ, ông miệt mài sáng tạo, “dệt” cho
đời những tác phẩm văn học có giá trị. Ông viết nhiều thể loại, phản ánh nhiều vấn


2

đề về xã hội, con ngƣời trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống với phong
cách riêng biệt, góp những gam màu sống động cho nền văn học hiện đại nƣớc nhà.
Gần hai phần ba cuộc đời chuyên tâm cho sáng tác, Vũ Bằng đã để lại một
văn nghiệp rất đáng chú ý. Cai, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ Mười hai …là
những tác phẩm lớn, luôn đƣợc đón nhận, đã thật sự neo đậu trong lòng ngƣời đọc,
trong đời sống văn học, dù thời cuộc có lắm đổi thay.
1.3.So với những nhà văn cùng thế hệ, cuộc đời và sáng tác của Vũ Bằng
quả có nhiều điểm không bình thƣờng: vừa hoạt động tình báo, vừa sáng tác văn
chƣơng, vừa viết báo, lại chịu nhiều khổ đau, oan ức trong cuộc đời, phải sáng tác

trong nhiều hoàn cảnh khác nhau… Điều này làm nên nét đặc biệt, thôi thúc sự quan
tâm, tìm hiểu của ngƣời đọc và của những ngƣời làm công tác nghiên cứu. Không
những thế, từ những năm sau đổi mới, khi những nghi vấn về cuộc đời và về văn
nghiệp của Vũ Bằng đƣợc làm sáng tỏ, ông trở thành một trong số ít các nhà văn
Việt Nam có số lƣợng tác phẩm tái bản nhiều, lại có tác phẩm đƣợc chọn đƣa vào
sách giáo khoa. Vì vậy, việc nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng - để
xác định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại - là việc làm không
chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn, nhằm “ trân trọng những giá trị
văn chƣơng đích thực của ông”.
Tất cả điều đó là lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Vũ Bằng trong
lịch sử văn học Việt Nam hiện đại làm đối tƣợng nghiên cứu cho luận án của mình.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dựa trên những thành tựu cũng nhƣ những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt
để trong thực tiễn nghiên cứu Vũ Bằng, luận án hƣớng tới việc giải quyết một số vấn
đề sau:
2.1. Tìm hiểu về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh bản thân nhà văn, để lí giải về
cuộc đời lắm éo le và nhiều oan ức của ông nhằm khẳng định Vũ Bằng là một hiện
tƣợng văn học đặc biệt.



Vũ Bằng, (2001), Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hóa- Thông tin , Lời nói đầu, Tr.6


3

2.2. Nhìn lại những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu từ trƣớc đến
nay về Vũ Bằng, lí giải những quan điểm đó trên những cơ sở thực tế để có một cách
nhìn tƣơng đối khái quát, thoả đáng về vị trí và những đóng góp nhất định của ông
vào tiến trình văn học dân tộc và cả những ảnh hƣởng tích cực đối với nhiều cây bút

đƣơng thời.
2.3. Nghiên cứu sáng tác của Vũ Bằng, nắm bắt những khía cạnh nội dung và
nghệ thuật quan trọng nhất để khẳng định những đóng góp cụ thể của nhà văn trong
sáng tạo văn học, nhằm góp phần khẳng định một phong cách nghệ thuật, một nhân
cách nghệ sĩ đáng khâm phục, đã sống và viết hết mình cho văn xuôi hiện đại Việt
Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là cuộc đời và những hoạt động đa dạng,
phong phú cũng nhƣ văn nghiệp của nhà văn Vũ Bằng trong hơn bốn mƣơi năm
cầm bút, qua ba chặng đƣờng lịch sử của văn học Việt Nam hiện đại (trƣớc 1945,
chín năm kháng chiến chống Pháp, hai mƣơi năm chống Mỹ).
3.2. Phạm vi đề tài
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt nhà văn Vũ Bằng trong bối cảnh văn
học Việt Nam hiện đại nói chung và trong toàn bộ hành trình sáng tác của ông nói
riêng để khai thác dấu ấn Vũ Bằng ở các phƣơng diện: con ngƣời hoạt động nhiều
mặt, tình yêu văn hoá dân tộc và các thể loại sáng tác, đặc biệt là thể loại kí.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vũ Bằng là một trong những hiện tƣợng văn học mà ngay từ khi xuất hiện
trên văn đàn đã thu hút sự quan tâm của công chúng cũng nhƣ các nhà nghiên cứu.
Trên rất nhiều sách, báo, tạp chí đã xuất bản trong và ngoài nƣớc, Vũ Bằng đƣợc
nghiên cứu và giới thiệu về nhiều mặt, với nhiều góc độ khác nhau.
Theo diễn trình thời gian và theo vấn đề, chúng tôi chia quá trình nghiên cứu
Vũ Bằng làm ba giai đoạn.


4

4.1. Trƣớc 1954
Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu Vũ Bằng, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng

ngƣời đầu tiên quan tâm, viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan. Tuy nhiên, trong quá
trình tìm tòi, chúng tôi có đƣợc tƣ liệu cho thấy từ năm 1937, ngay khi tiểu thuyết
đầu tay Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng ra đời, nhà văn Khái Hƣng đã viết bài
phê bình. Ông đánh giá: “Nó không phải là một tác phẩm tầm thƣờng” [264, tr.12].
Năm năm sau, trong công trình Nhà Văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đánh
giá thành công và hạn chế của Vũ Bằng dựa trên nhiều sáng tác của nhà văn. Ở tác
phẩm này, bƣớc đầu Vũ Ngọc Phan tổng kết sáng tác của 79 nhà văn Việt Nam hiện
đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Việc có
mặt trong công trình này đã ít nhiều khẳng định chỗ đứng của Vũ Bằng trong nền
văn học lúc bấy giờ. Vũ Bằng đƣợc Vũ Ngọc Phan xếp vào hàng các tiểu thuyết gia
ở chƣơng Tiểu thuyết tả chân, bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Lạp, Tô
Hoài. Đặc biệt, tác giả đã so sánh cụ thể nét tƣơng đồng và khác biệt về lối tả cảnh,
tả ngƣời và lời văn giữa Vũ Bằng với Nguyễn Công Hoan.
Theo Vũ Ngọc Phan, “tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của
Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật. Khi tả nhân vật, bao giờ Vũ Bằng
cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông
chỉ tả sơ sơ. Ngƣời ta thấy lối tả chân đá hoạt kê của Vũ Bằng rõ hơn nữa trong các
truyện ngắn của ông” [306, tr.396].
Năm 1944, ở mục Phê bình sách mới trên Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san,
Thƣợng Sỹ có nhiều lời đánh giá, ngợi khen hồi kí Cai vì lần đầu đƣợc thấy một nhà
văn Việt Nam kể chuyện của chính mình một cách hoàn toàn thành thật, “sự thực
làm cho ngƣời đọc, ở lắm đoạn đến ghê sợ, và lắm đoạn cảm động đến rơi nƣớc
mắt” [324, tr.7]. Theo tác giả, trong những sách truyện nói về thuốc phiện trƣớc đó,
chƣa có một cuốn nào ý thành thực phơi bày tâm lí ngƣời nghiện thuốc phiện rành rẽ
nhƣ cuốn Cai.
Năm 1953, sau thiên bút kí Hà Nội trong cơn lốc của Vũ Bằng đăng trên báo
Mới ở Sài Gòn, báo đánh giá cao “nét bút già dặn”, “lối hành văn đặc biệt”, “đầy


5


những bất ngờ”, “lôi cuốn” và khẳng định: “Với cốt tính đặc biệt ấy của một ngƣời
nhà văn miền Bắc, không phải bây giờ, nhờ thiên Bút ký này, Vũ Bằng mới tạo cho
mình một chỗ ngồi trong văn đàn của xứ sở. Từ đã lâu lắm, những công trình sáng
tác của Vũ quân, rải rác khắp các báo chí trong Nam ngoài Bắc, đã khiến bút hiệu
Vũ Bằng thành một bảo đảm văn chƣơng” [108, tr.5].
Có thể nói, trƣớc 1954, có rất ít các bài nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp
của Vũ Bằng. Điều đó cũng phù hợp với thực tế sáng tác của nhà văn vì đây là thời
kì đầu ông bƣớc vào trường văn trận bút.
4.2. Từ 1954 – 1975
Đây là thời kì có nhiều bài viết đa dạng khẳng định sự tài hoa, quá trình lao
động nghệ thuật miệt mài, đặc biệt là khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong việc đóng
góp cho nền văn học Việt Nam.
Những năm 60, Vũ Bằng đƣợc nghiên cứu giới thiệu chủ yếu ở miền Nam
với sự chú trọng về cuộc đời và những tác phẩm đƣợc xem là hay nhất của ông. Tuy
nhiên, số lƣợng các bài nghiên cứu và giới thiệu dành cho Vũ Bằng vẫn chƣa nhiều
so với các tác giả khác nhƣ Nhất Linh, Khái Hƣng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền... Phải chăng vì Vũ Bằng
không nằm trong số những nhà văn đỉnh cao? Và phải chăng vì Vũ Bằng là một
trong những nhà văn mà “vì lẽ này, lẽ khác - hoặc do hoàn cảnh đất nƣớc có chiến
tranh, hoặc do điều kiện nhân lực, tài liệu chƣa cho phép, hoặc do quan điểm đánh
giá...” [247, tr.12] nên ít đƣợc giới thiệu?
Đó là những bài giới thiệu, nhận định về các sáng tác cụ thể của Vũ Bằng: Hy
Hoàng viết về Miếng ngon Hà Nội; Thƣợng Sỹ, Lô Răng với Bốn mươi năm nói láo;
Nguyễn Nhật Duật viết về tập truyện Mê chữ, Cái đèn lồng; Châu Vũ thể hiện cảm
nhận về Món lạ miền Nam; Tam Ích với Nói có sách. Đó còn là những công trình
dày dặn nghiên cứu về sự đóng góp của các nhà văn tiền chiến cho văn học Việt
Nam, trong đó có Vũ Bằng: Mười khuôn mặt văn nghệ (Tạ Tỵ), Văn thi sĩ tiền chiến
(Nguyễn Vỹ), Le Roman Vietnamien Contemporain (Bùi Xuân Bào), Lược sử văn
nghệ Việt Nam, Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945 (Thế Phong), Mấy chàng “trai thế



6

hệ” trước (Dƣơng Thiệu Thanh), Tổng kết văn xuôi miền Nam năm qua (Cao Huy
Khanh)...
Vũ Bằng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu (Thƣợng Sỹ, Tạ Tỵ, Hy Hoàng, Bùi
Xuân Bào, báo Nắng sớm, Tự do…) đánh giá cao về sự phong phú, kì cựu và tài
năng trong vai trò của một nhà văn. Từ đó, họ khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong
nền văn học Việt Nam. Bài viết trên báo Nắng sớm và báo Tự do đã đặt Vũ Bằng
“vào một chỗ ngồi đặc biệt xứng đáng với ông trong văn giới hiện đại” [134, tr.217].
Nguyễn Vỹ xác quyết: “Trong lịch sử văn học Việt Nam,Vũ Bằng phải có địa vị
xứng đáng” [363, tr.220]. Bùi Xuân Bào thì “mong mỏi dành cho ông một nghiên
cứu phong phú đầy đủ hơn về các sáng tác của ông sau chiến tranh” [373, tr.302].
Thƣợng Sỹ khẳng định sáng tác của Vũ Bằng “đã gây ảnh hƣởng không ít cho một
lớp độc giả và một lớp ngƣời viết văn” [137, tr.6].
Bàn về phong thái của Vũ Bằng trong sáng tác, các nhà nghiên cứu đều nói
đến mặt tốt đẹp. Đó là “phong thái riêng biệt” (Tạ Tỵ), “khoẻ mạnh, gân guốc” (Lô
Răng), “thƣởng ngoạn ung dung” (Nguyễn Nhật Duật), “tự tin và tự hào” (Châu
Vũ), “có ý hƣớng rõ rệt” (Dƣơng Thiệu Thanh)...
Nhiều nhà nghiên cứu nói về tinh thần trách nhiệm, về tính cách thẳng thắn
và cách làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi của Vũ Bằng. Theo Tam Ích, Vũ
Bằng “đã sống với văn chƣơng, cƣời vì nó, khóc do nó… suốt gần một nửa thế kỷ…
không buông tha nó” [190, tr.13]. Với Tạ Tỵ, “Vũ Bằng là nhà văn không sợ sự
thực, dù cho sự thực đó có thể gây ngộ nhận” [357, tr.95]. Dƣơng Thiệu Thanh
khẳng định cách làm việc nghiêm túc của Vũ Bằng: “Vũ Bằng viết, Vũ Bằng sửa,
nhất định là hạt sạn nhỏ bé nhất cũng sẽ đƣợc đãi sạch” [328, tr.104]. Thế Phong cho
rằng về biên khảo, Vũ Bằng “là ngƣời chịu học hỏi, nghiên cứu” [310, tr.311].
Thƣợng Sỹ nhận định Vũ Bằng là “một tiểu thuyết gia, một cây bút phóng sự,
tả chân” [137, tr.60]. Nguyễn Vỹ cùng khẳng định Vũ Bằng “là một nhà văn độc đáo

trên lĩnh vực tả chân trào phúng” [363, tr.220]. Bùi Xuân Bào xếp Vũ Bằng vào mục
tiểu thuyết xã hội. Cao Huy Khanh nhận ra sở trƣờng của Vũ Bằng là “trà dƣ tửu
hậu vốn có thừa” [272, tr.84].


7

Sáng tác của Vũ Bằng trong giai đoạn này đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá
cao. Đọc Miếng ngon Hà Nội, Hy Hoàng bộc bạch: “Quả tình chƣa tác phẩm nào
làm tôi rung động bằng Miếng ngon Hà Nội. Phải chăng vì tác giả đã viết ra bằng cả
một tấm lòng tha thiết nhớ quê hƣơng?” [134, tr.220]. Sau khi đọc hồi kí Bốn mươi
năm nói láo, Lô Răng tâm sự: “Khi gấp sách lại rồi, tôi mới nhận ra rằng cái chất Vũ
Bằng đã dẫn mình đi – cái cảm khái, tàng tàng, cƣời cợt kia đã làm mình quyến rũ”
[320, tr.14]. Giới thiệu Món lạ miền Nam, Châu Vũ thể hiện nhận thức về miếng ăn
qua ý hƣớng của Vũ Bằng: “Miếng ăn là một cái gì có thể gọi là “linh thiêng” nối
kết con ngƣời với quê hƣơng, với xóm giềng” [361, tr.8].
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn thấy
những mặt hạn chế của Vũ Bằng. Nguyễn Nhật Duật phê phán (sau khi đọc tập
truyện Cái đèn lồng) cách “kể chuyện dễ dãi mà ta thƣờng thấy trên các báo hàng
ngày, do đó không có bản sắc” [228, tr.14]. Mặc dù khẳng định Vũ Bằng là một nhà
văn nổi tiếng nhƣng Bùi Xuân Bào cũng cho rằng, trong một số tác phẩm của Vũ
Bằng, tính độc đáo có phần “hơi bị hạn chế”. Qua Một mình trong đêm tối và Truyện
hai người, tác giả nhận xét: “Khuyết điểm chính của Vũ Bằng là đã chuyển vào
khung cảnh của xã hội Việt Nam cái mà ông đã đọc trong các tiểu thuyết Âu Châu
về thân phận của “ngƣời cạo giấy”, của viên ký lục lƣơng thấp, với đầu óc thủ cựu
và thiển cận” [373, tr.303]. Thế Phong nêu nhận định về sáng tác của Vũ Bằng:
“Truyện của ông không có gì đặc sắc, không có bản sắc riêng mình. Tính chất phóng
sự trong văn chƣơngVũ Bằng không linh động, truyện ngắn không có lập ý gì, bố
cục cũng nhƣ phân tích nhân vật về tâm lý, hình tƣợng sống không có gì xuất sắc”
[310, tr.310].

Những nhận định khác biệt trong việc tiếp nhận Vũ Bằng xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Trƣớc hết, quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu xuất phát từ
góc độ tiếp cận của họ. Chẳng hạn, Thế Phong nhận định về tƣ tƣởng và cách viết
của Vũ Bằng xuất phát từ việc so sánh những sáng tác truyện với sách biên khảo của
Vũ Bằng và với những sáng tác đƣơng thời. Nguyễn Nhật Duật đƣa ra những nhận
định khác nhau mỗi khi tiếp cận với những tác phẩm khác nhau của Vũ Bằng. Chẳng


8

hạn, khi tiếp cận tập Mê chữ của Vũ Bằng, từ việc ca ngợi phong thái thƣởng ngoạn
ung dung của nhà văn, tác giả nhận định Vũ Bằng là “một nhà văn kỳ cựu, một nhà
báo lão thành”. Nhƣng khi tiếp cận với tập truyện Cái đèn lồng, từ chỗ chỉ ra những
hạn chế của nhà văn, ông lại khẳng định Vũ Bằng chỉ là một nhà báo “kể chuyện dễ
dãi mà ta thƣờng thấy trên các báo hàng ngày” [228, tr.13].
Đƣợc xếp vào hàng các nhà văn tiền chiến, khi sáng tác ở giai đoạn mà văn
học có nhiều đổi mới, xuất hiện nhiều cây bút mới, sáng tác của Vũ Bằng trong
những năm bảy mƣơi (cùng với những nhà văn tiền chiến khác) hầu nhƣ không đem
lại điều gì mới lạ. Thậm chí với những tác phẩm này, “ngƣời ta có cảm tƣởng nhƣ
văn chƣơng đã bỏ rơi họ lại trên một quãng đƣờng khá xa” [272, tr.49]. Ngoài ra,
xuất phát từ quan niệm “không thể bỏ qua những cái hay”, Vũ Bằng đã không ngần
ngại sao chép những đoạn văn hay, mô phỏng lại những nhân vật của các nhà văn
Châu Âu. Thực tế cho thấy, hầu nhƣ các nhà nghiên cứu không đồng tình về quan
điểm và lối viết này. Mặt khác, theo Vƣơng Trí Nhàn, chính tính cách sống ào ào
của Vũ Bằng đã ảnh hƣởng đến lối viết của ông. Và chính sự không đều tay khi viết
của Vũ Bằng cũng đã tạo nên những suy nghĩ khác nhau của ngƣời tiếp nhận.
Giai đoạn này Vũ Bằng sống, viết và hoạt động bí mật ở đô thị miền Nam nên
các bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng cũng chỉ xuất hiện trên các sách
báo xuất bản và phát hành ở miền Nam nhƣ chúng tôi đã giới thiệu. Đây cũng là thời
kì Vũ Bằng sáng tác khá sung sức và có nhiều thành tựu trong hành trình sáng tạo

của nhà văn.
4.3. Từ 1975 đến nay
Từ khi đất nƣớc thống nhất, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới,
nhiều hiện tƣợng văn học trong quá khứ đã đƣợc nhìn lại với một cái nhìn cởi mở,
khách quan và thoả đáng hơn, trong đó có trƣờng hợp của Vũ Bằng.
Từ những năm 80, Vũ Bằng đƣợc chú ý nghiên cứu và giới thiệu xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân mở cửa trong giao lƣu - tiếp nhận.
Theo Lê Thị Đức Hạnh, đến thời kì đổi mới, phạm vi nghiên cứu tác giả, tác phẩm
“đã đƣợc mở rộng đƣờng biên, tạo nên một bầu khí quyển đậm đặc, đa chiều” [247,


9

tr.13]. Và “những trƣờng hợp nhƣ Vũ Bằng, Tam Lang… trƣớc kia (ở miền Bắc) có
phần còn e ngại, chƣa muốn nói tới thì những năm gần đây đã đƣợc nghiên cứu, giới
thiệu” [247, tr.13].
Vũ Bằng là một khuôn mặt đặc biệt trong văn đàn, không phải chỉ bởi cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác và tƣ tƣởng của ông chịu sự ảnh hƣởng của thời cuộc đất
nƣớc mà còn vì ông đã sống và viết hết mình về đất nƣớc, xã hội, con ngƣời. Mặt
khác, Vũ Bằng cũng từng đƣợc đánh giá là “một nhà văn lớn”. Do vậy, nghiên cứu
và giới thiệu nhiều về Vũ Bằng trong thời kì đổi mới văn học là một điều cần thiết.
Ngoài ra, số lƣợng bài nghiên cứu và giới thiệu Vũ Bằng trong những năm
này cũng ngày càng tăng. Không kể những bài viết về các vấn đề khác có đề cập đến
Vũ Bằng, những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông ở phần giới thiệu
sách chiếm một số lƣợng không nhỏ, đáp ứng nhu cầu thƣởng thức của công chúng.
Nếu nhƣ những năm tám mƣơi, Vũ Bằng đƣợc giới thiệu và nghiên cứu nhiều
qua các bài giới thiệu sách thì từ những năm chín mƣơi, ông lại có mặt nhiều ở
những công trình và bộ sách nghiên cứu các vấn đề lớn nhƣ Nhà văn Việt Nam thế
kỷ XX, Nhìn lại một chặng đường văn học, Từ điển văn học, Những lời bàn về tiểu
thuyết trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Nhà văn tiền chiến và

quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Văn
học Việt Nam thế kỷ XX…
Và từ đó đến nay, Vũ Bằng đƣợc nghiên cứu và giới thiệu trong yêu cầu
chung, đáp ứng nhu cầu nhận thức, tìm hiểu ngày càng cao của ngƣời đọc về văn
hoá – văn học của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nhƣng có lẽ
nguyên nhân chính là do những sáng tác có giá trị của nhà văn.
Trong nhiều công trình nghiên cứu, Vũ Bằng đƣợc ngợi ca là “nhà văn lớn
với nhiều đóng góp có giá trị vào nền văn học Việt Nam hiện đại” [370, tr.2020], “là
một trong những nhà văn tiên phong” [252, tr.189]. Cùng ý kiến này có Thanh Hải,
Nguyễn Ngọc Thiện, Triệu Xuân, Ngô Văn Phú, Văn Giá…


10

Từ thực tế cuộc đời hoạt động sôi nổi của Vũ Bằng, nhiều độc giả, nhà
nghiên cứu khẳng định tinh thần dân tộc, “tấm lòng thiết tha yêu nƣớc thƣơng nòi”
của nhà văn (Triệu Xuân, Tô Hoài, Vũ Quần Phƣơng, Ngô Ngọc Ngũ Long, Đỗ
Trung Quân…). Từ những góc nhìn khác nhau, họ nhận ra những đóng góp cụ thể
của Vũ Bằng cho đất nƣớc. Trần Hữu Tá nói đến tinh thần dân tộc và thái độ sáng
tác trƣớc những biến động của thời cuộc ở lớp văn nghệ sĩ trí thức miền Nam, trong
đó có Vũ Bằng: “Những trí thức văn nghệ sĩ tƣởng nhƣ rất lạnh lùng hoặc ngơ ngác
với chính trị nhƣng lúc mâu thuẫn dân tộc ở vào tình thế hết sức căng thẳng, họ đã
có một thái độ chính trị đúng đắn và có những tác phẩm đậm đà tinh thần dân tộc”
[325, tr.39]. Cụ thể, “Vũ Bằng thể hiện tấm lòng đau đáu thƣờng trực với quê hƣơng
miền Bắc” [325, tr.39]. Các tác giả của Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (Tập 9) đề cập
đến “những hy sinh, cống hiến âm thầm cho sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc”
[370, tr.122] của nhà văn. Trong Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam, ở mục Các
nhà văn, nhà thơ hy sinh trong chiến đấu, Bùi Đức Tịnh đã đặt Vũ Bằng vào nội
dung “Một trường hợp đặc biệt” với lí do: “Vũ Bằng không để xƣơng máu ở chiến
trƣờng nhƣng đã chịu nhiều hy sinh mất mát về tinh thần, tình cảm nặng nề trong 20

năm làm công tác tình báo cách mạng ở Sài Gòn” [344, tr.498].
Viết về nhà văn “một đời mê mải”, Bùi Quang Huy nhận định: “Cuộc đời Vũ
Bằng là hình ảnh sống động về một kiếp ngƣời đặc biệt - trí thức viết văn, làm báo
của đất nƣớc ta hàng mấy chục năm qua” [262, tr.4]. Vƣơng Trí Nhàn cho rằng: “Vũ
Bằng hiện ra nhƣ một con ngƣời năng nổ, xốc vác, chỗ nào cũng có mặt, sự giao
thiệp thật rộng” [300, tr.95]. Nguyễn Quang Thiều nhận xét:“Ông không hề che giấu
con ngƣời ông. Ông là ngƣời chân thành và sòng phẳng” [333, tr.4]. Nguyễn Kim
Anh đúc kết: “Nhà văn Vũ Bằng tài hoa mà cô đơn vì ông đã sống rất tự nhiên với
toàn bộ khả năng và tâm đức của mình” [218, tr.30].
Một phẩm chất khác ở Vũ Bằng cũng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm là sự
chân thành, quý trọng tài năng trẻ. Triệu Xuân cho rằng: “Những năm 1932-1945,
Vũ Bằng đã nâng đỡ, hƣớng nghiệp, dìu dắt rất nhiều nhà văn trẻ, sau này trở thành
những nhà văn tên tuổi lẫy lừng” [365, tr.4].


11

Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu đã hồi tƣởng về Vũ Bằng với tình cảm
nhớ thƣơng, trân trọng. Đó là Nguyễn Kim Liên với Những bức thư chắp mối,
Nguyễn Hà với Nhớ người “Thương nhớ mười hai”, Phạm Tƣờng Hạnh với Văn
nghệ sĩ hai miền sau ngày giải phóng, Phạm Huy Khuê với Một kỷ niệm với Vũ
Bằng.
Nói về vai trò “ngƣời góp phần tổ chức quá trình văn học đƣơng thời” của Vũ
Bằng, Vƣơng Trí Nhàn coi ông là “ngƣời mở đầu”, là một trong những “ngòi bút
khai lối mở đƣờng”: “Do đọc nhiều sách Pháp, ông đã tự mình làm cuộc “chuyển
giao công nghệ”, mang lối viết có hơi hƣớng độc thoại nội tâm đó vào văn xuôi
tiếng Việt” [302, tr.86]. Tô Hoài khẳng định:“Vũ Bằng chủ tâm và mở đầu một lối
riêng” [260, tr.65]. Ông cũng thừa nhận điều mà không phải nhà văn nào cũng sẵn
sàng tự nhận: “… Ảnh hƣởng có tính nội dung và cả hình thức tôi lại đƣợc gợi ý
nhiều ở sáng tác của Vũ Bằng” [260, tr.65]. Theo Nguyễn Quốc Trung thì “nhiều

trang văn của Vũ Bằng là những mẫu mực của cách viết” [348, tr.2]. Nguyễn Ánh
Ngân khẳng định: “Với tham vọng trở thành một ngƣời cầm đèn tiên phong, ông góp
phần tạo nên nhiều xu hƣớng khác nhau trong văn học” [210, tr.10]. Hoài Anh cho
rằng Vũ Bằng “đã trở về với chủ nghĩa hiện thực chân chính” [216, tr.65]. Thanh
Hải đề cao “chất đời đậm đặc trong các trang viết của ông” [244, tr.2].
Đƣợc xem là một trong những nhà nghiên cứu viết nhiều về Vũ Bằng, Văn
Giá có các bài viết: Tiếng kêu rỏ máu, Đi tìm chỗ đứt gãy trong lý lịch nhà văn Vũ
Bằng, Đâu là sự thật về chỗ đứt gãy trong lý lịch nhà văn Vũ Bằng, Người nghệ sĩ
tấu “khúc nhạc hồn non nước”, Chân dung văn học của Vũ Bằng, Mối tình giữa nhà
văn Vũ Bằng với người phụ nữ Kinh Bắc Nguyễn Thị Quỳ, Nhân vật Quỳ - người
phụ nữ Kinh Bắc trong đời văn Vũ Bằng, Chuyện nhà văn Vũ Bằng được chính thức
xác nhận là chiến sĩ tình báo cách mạng…
Theo Văn Giá, Vũ Bằng là nhà văn có vị trí xứng đáng trên văn đàn và có
những đóng góp nhất định cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tập sách Vũ Bằng
bên trời thương nhớ của Văn Giá (trên 400 trang) có thể đƣợc xem là công trình dày


12

dặn, dài hơi nhất về Vũ Bằng, giúp ngƣời đọc có cái nhìn tƣơng đối hệ thống và toàn
diện về cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông. Sách gồm ba phần:
Phần I: Phác thảo một chân dung
Phần II: Vũ Bằng trong con mắt của những người cùng thời và hôm nay
Phần III: Văn tuyển
Trong công trình này, tác giả đã khẳng định ý thức và khả năng làm việc của
Vũ Bằng. Vũ Bằng là ngƣời viết nhiều, viết khỏe, tung hoành trong chốn trường văn
trận bút.
Bên cạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu Vũ Bằng trong vai trò của một nhà văn,
nhiều nhà nghiên cứu còn quan tâm đến Vũ Bằng với tƣ cách là nhà báo. Theo Phạm
Đình Lân thì “phải đến thập kỷ 30 mới có Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn, Vũ Bằng…

thực sự là những ký giả chuyên nghiệp” [282, tr.25]. Trần Thị Trâm khẳng định Vũ
Bằng là “tay nhà báo cự phách thời tiền chiến” [347, tr.36]. Trƣơng Uyên xếp Vũ
Bằng vào hàng những cây làm báo có tên tuổi cùng với Tam Lang, Nguyễn Trọng
Trạc và cho rằng “những tên tuổi nhƣ thế không nhiều lắm” [359, tr.34]. Tô Hoài
khẳng định Vũ Bằng là “một nhà báo kiệt hiệt” [260, tr.66]. Hầu hết các bài viết đều
tập trung khẳng định tài năng đức độ, sự lịch duyệt và tinh thần cần mẫn trong công
việc của Vũ Bằng.
Không chỉ trong nƣớc mà từ hải ngoại, năm 2000, Võ Phiến cho in Văn học
miền Nam tổng quan, trong đó có nói đến quá trình hoạt động văn học của Vũ Bằng.
Theo tác giả, “Vũ Bằng viết văn làm báo non nửa thế kỷ, ông nổi danh từ thời tiền
chiến, nổi danh nhƣ một tiểu thuyết gia; vào miền Nam ông chợt quay ra viết một
mạch mấy cuốn tùy bút liền” [308, tr.358].
Khi nói về phong cách sáng tác của các nhà văn gốc Bắc thời kì 1954- 1975,
tác giả cũng nêu lên những đặc điểm nổi trội về phong cách sáng tác của Vũ Bằng.
Đó là “sự trong sáng giản dị nhƣ của Khái Hƣng, Nhất Linh, hoặc nó cầu kỳ điệu bộ
nhƣ của Nguyễn Tuân, hoặc nó phóng khoáng huê dạng nhƣ của Hoàng Hải Thủy,
Vũ Bằng v.v…, nó vẫn mang cái dấu chung là đƣợc đắn đo trau chuốt” [308, tr.163].


13

Theo tác giả, sau 1954, trong số hai lớp nhà văn (thời tiền chiến và thời kháng
chiến), nếu có những nhà văn đã viết ít đi nhƣ Đông Hồ, Tam Lang, Vi Huyền Đắc,
Kiêm Minh… thì lại có những vị hoạt động tích cực, viết nhiều hơn nhƣ Vũ Hoàng
Chƣơng, Nhất Linh, Vũ Bằng, Đinh Hùng… Tuy nhiên, theo ông thì họ không còn
“đóng vai trò chủ động nữa”, mặc dù “thành tích quan trọng của họ phải đƣợc ghi
nhận” [308, tr.225].
Ngoài những bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, còn có
những bài viết của Vũ Hoàng Tuấn - con trai nhà văn Vũ Bằng (Kỷ niệm lần thứ 10
ngày mất nhà văn Vũ Bằng (Người Hà Nội), Vài kỷ niệm về bố tôi (Phụ nữ

Tp.HCM), Nhớ mẹ- vầng sáng trong đời (Phụ nữ TP.HCM), Những điều chưa nói về
hai chiến sĩ tình báo: nhà văn Vũ Bằng và bà Nguyễn Thị Quỳ (Văn nghệ), Về chiến
sĩ tình báo- nhà văn Vũ Bằng (Tuổi trẻ Chủ nhật), Hạnh phúc mới, lần trở về (Phụ
nữ, Văn nghệ quân đội), Những lời buồn của một đứa con (An ninh thế giới)… Đó là
những ghi chép, hồi ức và tình cảm về ngƣời cha - một nhà văn, nhà báo tâm huyết
với nghề. Đó còn là tình cảm của ngƣời con đối với mẹ - một ngƣời phụ nữ chịu
thƣơng chịu khó. Tất cả giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn.
Cho đến hôm nay, nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, độc giả và các
nhà nghiên cứu đều nhìn thấy quá trình hoạt động liên tục của nhà văn và những
thành tựu đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Trong Lời nói đầu tập Truyện ngắn chọn lọc của Vũ Bằng (Nhà xuất bản Văn
hoá – Thông tin), những ngƣời tuyển chọn khẳng định: “Các nhà xuất bản trong
những năm gần đây trở lại với Vũ Bằng trƣớc hết bằng sự trân trọng những giá trị
văn chƣơng đích thực của ông” [205, tr.6].
Năm 1994, Tạp chí Kiến thức ngày nay đã mở cuộc thi bình các tác phẩm
hay, trong đó có Tháng Ba, rét nàng Bân (Trích trong Thương nhớ mười hai) của Vũ
Bằng. Với Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân, Nguyễn Thị Thanh Xuân cảm nhận
tinh tế khả năng nắm bắt, nhận biết rất tinh của Vũ Bằng về “những biến thái của đất
trời” [364, tr.102]. Đặng Anh Đào ngợi ca đó là “cuốn phim ảnh màu tuyệt đẹp về


14

những biến động tinh tế nhất của cỏ cây, mây nƣớc” [232, tr.81]. Văn Giá đắm mình
trong những trang văn hồi nhớ của Vũ Bằng để nhận biết “mỗi trang văn Vũ Bằng
đầy ắp những cảm giác quá khứ bất ngờ trỗi dậy, vụt hiện ra từ cái kho tiềm thức
thăm thẳm và vô trật tự của tâm linh” [240, tr.71]…
Giai đoạn này, một số luận văn ở các trƣờng Đại học cũng đã nghiên cứu về
Vũ Bằng nhƣ: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng (giai đoạn từ 1945 về

sau) – Trần Thu Hƣơng (Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh); Cái đẹp trong
tác phẩm “Thương nhớ mười hai” - Nguyễn Thị Thu Hoà (Đại học Sƣ phạm Hà
Nội), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Vũ Bằng - Phạm Tuấn Anh (Đại học Sƣ phạm
Hà Nội), Ký của Vũ Bằng qua các tác phẩm “Cai”, “Thương nhớ mười hai”,
“Miếng ngon Hà Nội”, “Bốn mươi năm nói láo” - Nguyễn Thị Phi Nga (Đại học Sƣ
phạm Hà Nội).
Quá trình tiếp nhận Vũ Bằng cho thấy sự phát triển và thay đổi không ngừng
của đội ngũ nghiên cứu – phê bình, về lịch sử của ngƣời tiếp nhận – từ mối quan hệ
giữa ngƣời tiếp nhận cùng thời và ngƣời tiếp nhận thời đại sau. Điều đó cho thấy do
tầm đón đợi của mỗi thời đại khác nhau nên ngƣời đọc có những nhìn nhận và quan
niệm khác nhau khi tiếp cận với tác phẩm văn học. Nhƣng có thể nói, Vũ Bằng đƣợc
ngƣời đọc quan tâm và đƣợc số đông đánh giá cao.
Những cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, dù là đồng điệu hay không, đều
đã góp tiếng nói quan trọng, là căn cứ để đặt vấn đề cho việc nghiên cứu, lí giải về
trƣờng hợp Vũ Bằng và vị trí của ông trong văn học Việt Nam hiện đại.
Tóm lại, trong hơn sáu mƣơi năm (kể từ 1937- mốc thời gian nhà văn Khái
Hƣng viết phê bình Một mình trong đêm tối trên báo Phong hoá), Vũ Bằng và tác
phẩm của ông đã đƣợc dƣ luận quan tâm với nhiều bài nghiên cứu đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống về con ngƣời và sự nghiệp Vũ
Bằng để từ đó khẳng định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại vẫn
còn ở phía trƣớc. Trên cơ sở kế thừa và vận dụng thành quả của những ngƣời đi
trƣớc, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để bổ khuyết những công trình trƣớc kia hầu
làm sáng tỏ vị trí của Vũ Bằng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.


15

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng các phƣơng pháp sau:

5.1.Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử
Vũ Bằng là nhà văn sống và viết qua nhiều giai đoạn lịch sử xã hội khác
nhau. Ông lại là nhà văn đa tài, sáng tác nhiều thể loại. Không chỉ viết văn, ông còn
viết báo và hoạt động chính trị xã hội. Cuộc đời sáng tạo và văn nghiệp của Vũ Bằng
luôn gắn với những biến cố lịch sử dân tộc và tình hình chính trị xã hội của đất
nƣớc. Vì vậy, khi nghiên cứu, không thể không có quan điểm lịch sử. Bởi vì quan
điểm lịch sử coi trọng các nguyên tắc kế thừa nhƣ một tất yếu trong nhận thức về đối
tƣợng, xét đối tƣợng trong quá trình hình thành và phát triển, trong những mối liên
hệ với điều kiện lịch sử xã hội văn hoá cụ thể. Nghiên cứu văn nghiệp Vũ Bằng
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại theo quan điểm lịch sử cụ thể cũng có nghĩa
là tìm hiểu quá trình sáng tác và cuộc đời của nhà văn trong quá trình lịch sử, phân
tích những ảnh hƣởng của xã hội, văn hoá, chính trị đến cuộc đời và văn nghiệp của
ông, để từ đó có cơ sở xác định các chuẩn giá trị về vị trí của Vũ Bằng trong văn học
Việt Nam hiện đại; có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về những hạn chế cũng
nhƣ những đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống – thi pháp học
Vũ Bằng là một nhà văn từng gắn với nhiều mối quan hệ chính trị xã hội đa
phƣơng, đa chiều. Không những thế, sự nghiệp sáng tác của ông cũng phong phú và
đa dạng. Vũ Bằng không chỉ là nhà văn, nhà báo mà còn là nhà biên khảo, nhà
nghiên cứu. Ông viết nhiều thể loại: truyện, tiểu thuyết, bút kí, hồi kí, phóng sự, biên
khảo… Vì vậy, việc vận dụng phƣơng pháp hệ thống để xác lập các giá trị về cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm cụ thể của Vũ Bằng, là việc làm có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở hệ thống hoá quá trình sáng tác của ông theo từng giai
đoạn lịch sử, từng đặc trƣng thể loại, từng tƣ tƣởng chủ đề, từng cảm hứng sáng


16

tạo…, chúng ta mới có cơ sở để đánh giá một cách khoa học và khách quan vị trí của

ông trong nền văn học hiện đại nƣớc nhà.
Tác phẩm văn học là kết quả sáng tạo của nhà văn, là “một cấu trúc thẩm mĩ
với một kiểu tổ chức độc đáo, bao gồm các yếu tố thuộc về ngôn từ, hình tƣợng, kết
cấu – thể loại và tƣ tƣởng” [250, tr.136]. Do đó, nghiên cứu tác phẩm cụ thể, xem
tác phẩm văn học nhƣ một chỉnh thể, một hệ thống và khai thác, khám phá ý nghĩa,
giá trị, mối quan hệ của các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm; phát hiện vẻ đẹp, sức
sống của tác phẩm là cách tiếp cận khoa học và thuyết phục. Bởi lẽ từ đó, ngƣời đọc
tìm ra những tìm tòi, sáng tạo của nhà văn và nhận ra cảm hứng, tƣ tƣởng mà nhà
văn muốn gửi gắm.
5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh
Xác định vị trí của Vũ Bằng trong lịch sử Việt Nam hiện đại thực chất cũng
là đánh giá quá trình tiếp nhận tác phẩm của ông. Đây cũng là một phƣơng diện của
hoạt động tiếp nhận văn học nên tùy thuộc rất nhiều vào tầm đón đợi của ngƣời đọc.
Thế nên, việc đối sánh sự tiếp nhận của công chúng cũng nhƣ của các nhà nghiên
cứu phê bình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Vũ Bằng qua các thời điểm lịch
sử, các giai đoạn xã hội là một việc làm thể hiện tƣ duy khoa học và thực tiễn trong
việc nghiên cứu văn học.
Không những thế, bản thân cuộc đời và văn nghiệp Vũ Bằng là quá trình hình
thành và phát triển trong sự vận động của lịch sử văn học dân tộc với nhiều biến cố
xã hội, nhiều trào lƣu, khuynh hƣớng sáng tác khác nhau. Do vậy, việc đối sánh văn
nghiệp của ông với văn nghiệp của các nhà văn cùng thời, cũng nhƣ các thế hệ nhà
văn trƣớc và sau ông qua các thời kì, thiết nghĩ cũng là một việc làm có ý nghĩa
khoa học để xác định đúng vị trí của ông trong tiến trình vận động và phát triển của
văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy, cùng với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp hệ
thống, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc chúng tôi vận dụng để nghiên cứu đề tài.
5.4. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ
phân tích, tổng hợp, thống kê…



×