Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THÁI BÌNH 
 

CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG  
HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC  
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO  
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY

 
 
 
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 

Thành phố Hồ Chí Mính – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THÁI BÌNH 
 

CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG  
HỒ CHÍ MINH VỀ  TÔN GIÁO VÀ VIỆC  
THỰC HIỆN  CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO  


ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY 
Chuyên ngành : CN DVBC & CNDVLS  
Mã số : 62228005 
 
 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 
 
 
Người hướng dẫn khoa học 
1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
2. TS. HÀ THIÊN SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 09 năm 2010
Người cam đoan

Nguyễn Thái Bình


1
MỤC LỤC
YZ

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án..............................................................................9
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................................10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................10
6. Cái mới của luận án...................................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................11
8. Kết cấu của luận án ..................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TÔN GIÁO.............................................................................................12
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo .................................................12
1.2. Tính chất, chức năng, đặc điểm và vai trò của tôn giáo .........................................28
1.3. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử .................................................................36
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo........................................................................47
1.5. Thái độ của đảng mác – xít với tôn giáo ...............................................................61
Kết luận chương 1 .........................................................................................................68
CHƯƠNG 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ SỰ DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI ..................................................................70
2.1. Khái quát về đạo Tin lành ......................................................................................70
2.2. Sự du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai ...................................................87
Kết luận chương 2 .......................................................................................................129
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
Ở GIA LAI HIỆN NAY............................................................................130
3.1. Quan điểm và chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam ................................130
3.2. Việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai........................................139
3.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề phát triển trái phép

đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.............................147
3.4. Những giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành
ở Gia Lai hiện nay................................................................................................156
Kết luận chương 3 .......................................................................................................194
PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................197
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................203


2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mấy thập kỷ gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nước có
nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải trên cơ sở
khoa học. Tôn giáo đang là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều nhà khoa học và quản lý trên cả phương diện lý luận cũng như thực
tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các
hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước, mà còn vì trong thời đại ngày
nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc
đang diễn ra ở nhiều nơi và có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Ở Việt Nam, tình hình đại thể, cũng như vây. Những “tình huống có vấn
đề” ở trần thế vừa khơi dậy nhu cầu khôi phục, gìn giữ và phổ cập các giá trị
nhân bản đáng trân trọng của tôn giáo, vừa làm tấy phát những mặt tiêu cực,
lỗi thời trong quan niệm, niềm tin tôn giáo làm xuất hiện nhiều “điểm nóng về
tôn giáo”. Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta có
một trong những nội dung là đổi mới nhận thức về tôn giáo. Mục đích của sự
đổi mới đó là tiếp cận đầy đủ hơn lý luận khoa học Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, lấy đó làm cơ sở để Đảng và Nhà nước bổ sung và
thực hiện chính sách đối với tôn giáo - một chính sách tác động đến một bộ
phận khá động đảo nhân dân ở phần rất sâu xa trong tâm thức của họ và luôn

là vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hàng ngày của họ; một chính sách mà kẻ
thù luôn tìm cách đối lập, xuyên tạc, lợi dụng để phá hoại sự phát triển của đất
nước ta, nhất là trong âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” hòng lật đổ chế
độ ta hiện nay.


3
Gia Lai là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là nơi
tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong các tôn giáo ngoại nhập
hiện có ở Gia Lai, đạo Tin lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi
du nhập đạo Tin lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, đạo Tin lành phát
triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực về
tư tưởng chính trị và văn hóa - xã hội, như phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo
truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc
thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây
mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn làng, giữa những
người theo đạo và những người không theo đạo,…điều đó đang tiềm tàng
nguy cơ gây mất ổn định về chính trị-xã hội của tỉnh, tạo kẽ hở cho bọn xấu
khai thác lợi dụng. Thực tế thời gian qua, các thế lực thù địch và bọn phản
động quốc tế đang tìm mọi cách lợi dụng việc truyền đạo và theo đạo ở những
vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các ý đồ chính trị chống
phá nhà nước ta, điển hình như vụ gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên nói
chung và Gia Lai nói riêng vào đầu năm 2001 và 2004. Do đó, việc đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Gia Lai gia nhập đạo Tin lành một cách ồ ạt, nhanh
chóng đang là vấn đề tư tưởng, chính trị - xã hội rất phức tạp, liên quan đến
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo cả trước mắt lẫn lâu dài.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Quan điểm Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với
đạo Tin lành Gia Lai hiện nay” là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý

luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do


4
cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác
nhau về tôn giáo.
Lý luận mác-xít về tôn giáo là một bộ phận hợp thành của thế giới quan
mác-xít đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong hàng loạt tác phẩm. Với thế
giới quan duy vật biện chứng, các tác giả này đã phân tích bản chất, nguồn
gốc và vai trò của tôn giáo nói chung trên một số lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Đối với vấn đề nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, các nhà tôn giáo học
mác-xít đã đạt được nhiều thành tựu với nhiều công trình khảo cứu có giá trị
được xuất bản. C.Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên)
Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn
giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Viện Nghiên
cứu tôn giáo xuất bản cuốn: Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, năm 1998. Viện nghiên cứu tôn giáo “Về Tôn giáo”
do Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994 và “Những vấn đề tôn giáo
hiện nay”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994. Lưu Kiến Quân,
“Quan niệm về tín ngưỡng của C. Mác-Ph. Ăngghen”, Thông tin lý luận, số
3-1997. Ngô Hữu Thảo, Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 4-1999. Đặng Nghiêm Vạn, Bản chất
và biểu hiện của tôn giáo, Tạp chí Triết học, số 4-1993. Trong các năm 20002002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo liên tiếp ra mắt
bạn đọc như: C.Mác, Ph. Ăngghen và Lênin về tôn giáo, PGS. Nguyễn Đức
Sự(chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2000. C.Mác, Ph Ăngghen
và Lênin về tôn giáo, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2001. Đặc biệt, có một

cuốn sách của Viện Mác-Lênin Trung Quốc giới thiệu: Mác, Ăngghen, Lênin
bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001 do Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch … Tập bài giảng tôn giáo học


5
của Nguyễn Hữu Vui - Trương Hải Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2003; Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà nước và giáo hội, Nhà xuất
Tôn giáo, Hà nội, 2003; Paul Poupard, Các tôn giáo (bản dịch của Nguyễn
Mạnh Hoà), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1999. Bùi Thị Kim Quỳ, Mối
quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002. Viên
thông tin khoa học xã hội, tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội, tập1 và tập
2, 1997; tập 3 (1998); tập 4 (2001). Ngoài ra còn có hàng loạt bài viết như
Nguyễn Chính, Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Cộng sản, số 11,
tháng 6-1998. Nguyễn Đức Lữ, Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong
thời đại ngày nay, Tạp chí Thông tin lí luận, số 11-1997. Nguyễn Hữu Vui,
“Tôn giáo và đạo đức - Nhìn từ mặt triết học”, Tạp chí triết học, số 4-1993.
Đỗ Quang Hưng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-1999. A.Xuhốp, Nguồn gốc nhận thức
luận của tôn giáo, Văn Phủng dịch, Tạp chí Học tập, số 7-1960. Ôpơrescô,
Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, Tạp chí Học tập,
số 12-1961 v.v... các công trình đó đã làm rõ những tư tưởng cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất cũng như cơ
sở tồn tại của tôn giáo nói chung.
Chính sách tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng trong việc chuyển hoá
quan điểm, đường lối vào đời sống thực tiễn. Chính sách tôn giáo phù hợp có
ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo.
Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Tìm hiểu
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Thiên chúa giáo của Nguyễn
Văn Đông. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tập văn bản về tổ chức và đường hướng

hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội,
2003. Đáng chú ý hơn, cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” của GS Đặng Nghiêm Vạn do Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,


6
2007 có phần thứ sáu bàn về “Chính sách tôn giáo” và “Chính sách tự do tôn
giáo ở Việt Nam”, nhưng khuôn khổ đề cập cũng khiêm tốn trong tổng thể
một công trình chung, rộng như tên cuốn sách. Năm 1988, Nhà xuất bản Công
an nhân dân xuất bản cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, của tác giả Mai
Thanh Hải, cũng đã dành phần V để nói về tình hình và chính sách tôn giáo
của một số nhà nước. Ngoài ra, phải kể đến cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam
của Ban Tôn giáo Chính phủ (in nội bộ). Đây là tài liệu khái quát lịch sử và
hiện trạng sáu tôn giáo lớn ở nuớc ta, cùng những nét khá quan trọng trong
chính sách, thái độ ứng xử của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Công trình
“Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” do Nhà xuất bản tôn
giáo xuất bản 2007 cũng đã dành phần phụ lục để in các Chỉ thị và Nghị định,
Pháp lệnh tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002..Những tác phẩm trên đã chỉ
ra quá trình Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường
lối, chính sách, chủ trương và giải pháp cho công tác tôn giáo qua các giai
đoạn lịch sử trên phương diện chung của một quốc gia.
Là một tôn giáo lớn ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng, đạo
Tin lành đã thu hút sự quan tâm của không ít các nhà khoa học ở trong và
ngoài nước; khá nhiều vấn đề nghiên cứu vấn đề này, trong đó phải kể đến
các công trình sau: Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành
trên thế giới và Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà
Nội, 2002; Nông Văn Lưu, Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin
lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối

với công tác an ninh, đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 93-045-002, Hà Nội
1995. Đây là đề tài nghiên cứu về đạo Tin lành gắn với một địa phương khá
sớm ở nước ta, tuy phạm vi nghiên cứu giới hạn các tỉnh miền núi phía Bắc


7
nước ta, nhưng công trình có tính gợi mở cho hướng nghiên cứu mới. Như là
sự tiếp nối công trình Đạo Tin lành với các dân tộc ít người vùng Nam
Trường sơn - Tây Nguyên của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm, Nhà xuất bản thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản 1995, khi tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và
phát triển của đạo Tin lành ở vùng miền núi phía Nam Trường Sơn -Tây
Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân đạo Tin lành phát triển mạnh ở vùng
các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số vấn đề về tôn giáo Tin lành ở Tây
Nguyên - Ban dân vận Trung ương- Ban tôn giáo Chính phủ 1994. Tiếp đến là
đề tài cấp nhà nước là Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát
triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý do Trung tâm
khoa học về Tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh thực hiện năm 1998, đã chú trọng tìm hiểu, khai thác sâu mối quan hệ
trực tiếp giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời
sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hoá - xã hội trên địa bàn Tây
Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Tiến sĩ Hoàng Tăng
Cường làm chủ nhiệm đề tài. Tác giả của công trình đã chú trọng nghiên cứu
tác động của đạo Tin lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để
từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hương tiêu cực,
phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đế việc thực hiện chính sách kinh
tế, văn hoá- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đạo Tin
lành những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, thạc sĩ
Lại Đức Hạnh chủ nhiệm đề tài. Công trình này đi sâu nghiên cứu bối cảnh ra
đời của đạo Tin lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội của

đạo Tin lành ...từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở vùng có
đạo Tin lành. Nguyễn Văn Lai với Luận văn thạc sỹ triết học của mình: Đạo
Tin lành trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên


8
hiện nay, năm 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có báo cáo tổng hợp: Tìm
hiểu thực trạng vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc trong phát triển hiện
nay ở Gia Lai. Đề tài khoa học cấp Bộ (mã số: BA-1999-050-001) Đạo Tin
lành ở Gia Lai những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, trật tự, Đại tá
Đinh Ngọc Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông, Nguyên Phó Giám đốc
công an tỉnh Gia Lai chủ nhiệm đề tài. Công trình này tập trung đánh giá thực
trạng vấn đề phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, những
ảnh hưởng của nó đối với an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề
ra giải pháp công tác an ninh, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có
hiệu quả mọi âm mưu hoạt động lợi dụng việc phát triển đạo Tin lành vùng
dân tộc thiểu số Gia Lai vì mục đích chính trị phản động. Luận văn thạc sĩ
khoa học tôn giáo của Đoàn Triệu Long, Hoạt động truyền đạo Tin lành trái
phép ở Gia Lai- thực trạng và giải pháp, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề
truyền đạo trái phép và đấu tranh chống truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh
Gia Lai. Các tài liệu trên là hết sức giá trị, tạo nên cái nhìn tổng quan và
xuyên suốt về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, hầu hết các đề tài đều hoặc nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô;
hoặc nghiên cứu ở những giác độ nhất định, một địa bàn cụ thể.
Tuy vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta cũng diễn biến phức tạp trong
một thế giới đang đầy biến động, lại phải chuyển mình một cách khôn ngoan
và kịp thời từ một nước mà công nghiệp ở một điểm xuất phát thấp để hội
nhập vào một thế giới hiện đại. Nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tôn giáo,
đang diễn ra dưới dạng khác với nhận thức của chúng ta (A. Malraux). Đó là
điều phản ánh đầy đủ tính lịch sử và tính biện chứng của chủ nghĩa Mác, khi

C.Mác phát biểu: “Con người chính là thế giới những con người, là nhà nước,
là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” [92, tr.226]. Nên khi
nghiên cứu tôn giáo, không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa


9
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời cũng phải từ thực
tiễn để làm phong phú thêm lý luận. Từ thực tế đó, luận án được triển khai
trên cơ sở kế thừa, học hỏi những lý luận chung và kinh nghiệm của các nhà
khoa học đi trước, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là
đi sâu nghiên cứu Quan điểm Mác -Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống các luận điểm về tôn giáo của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
các chính sách cơ bản của Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và tôn giáo Tin
lành nói riêng. Tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia
Lai, từ đó đề xuất việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở
Gia Lai hiện nay.
Để đạt được mục đích này, luận án có những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo;
- Khái quát quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam nói chung và
tỉnh Gia Lai nói riêng;
- Trình bày quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam ;
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp có tính định hướng đối với việc thực hiện
chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay .



10
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quan điểm Mác-Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực
hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay là vấn đề
rộng lớn bao gồm nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau. Giải quyết
toàn diện vấn đề này đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong phạm vi một luận án tiến sỹ triết học, chúng tôi chỉ phân
tích các quan điểm cơ bản về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh trên phương diện nguồn gốc, bản chất của nó, nhằm làm cơ sở
lý luận cho việc đề xuất giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo
Tin lành và trong không gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, Gia Rai
ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm
của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta .
- Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng các phương pháp: phân
tích, tổng hợp, so sánh, lôgic và lịch sử … việc sử dụng các phương pháp này
nhằm hiểu được sự ra đời của tôn giáo và lịch sử tôn giáo; hiểu được vai trò,
sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định;
qua đó có những đánh giá khách quan, khoa học và giải pháp quản lý các
hoạt động tôn giáo.
6. Cái mới của luận án
- Luận án phân tích một cách có hệ thống dưới góc độ triết học tác động
của đạo Tin lành đối với văn hoá-xã hội và tín ngưỡng của người Gia Rai, Ba
Na ở tỉnh Gia Lai;
- Khái quát có hệ thống những hạn chế trong quá trình thực hiện chính
sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai và những hệ luỵ của nó;



11
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng trong việc thực
hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Để thiết thực góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy
khoá IX của Đảng “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng
về công tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ
trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo” [15, tr.52]. Nội dung
của những kết luận được rút ra từ luận án là những luận cứ khoa học giúp cho
việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước
về tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
- Nội dung của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc
giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Văn hoá học, Triết học và những vấn đề liên
quan đến Dân tộc học. Đồng thời nó cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan
tâm nghiên cứu những vấn đề tôn giáo ở Gia Lai.
- Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa
khuyến nghị bổ ích đối với những cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số có đông tín đồ Tin lành tỉnh Gia Lai hiện nay
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, thư mục các tài liệu tham khảo,
luận án gồm có 3 chương.
Chương 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Chương 2: Đạo Tin lành và sự du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp thực hiện những chính sách
tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TÔN GIÁO
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO

1.1.1.Tôn giáo là hiện tượng xã hội đa diện và phức tạp
“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước
ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể
hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ Cổ đến Kim, từ Đông sang
Tây. Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó
cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ
quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không
tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác. Vì vậy trên thực tế
đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều
dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion”
lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm
sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế
chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo
trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô.
Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI,
với sự ra đời của đạo Tin lành - tách ra từ Công giáo - trên diễn đàn khoa học
và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo
thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi
châu Âu, với sự tiếp xúc các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo,
biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức

tôn giáo khác nhau trên thế giới.


13
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở
Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy
nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý
nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của
Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi
là “Tôn giáo”.
Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ
một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo.
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn
cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về
tôn giáo:
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin
vào cái siêu nhiên”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá
nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô
đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo theo C.Mác:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có
tinh thần” [43, tr. 570].
Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc tôn giáo của Ph. Ăngghen: “Tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc con người- của

những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là


14
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [48, tr. 664].
Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn
luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện
hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật
thể hữu hình và vô hình.
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu
tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất
mình, do đó phải dựa vào thánh thần và hướng con người đến một hy vọng
tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”,
một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm
hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống
và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại
một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới
bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ
lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Tôn giáo là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài người.
Chưa nói đến tôn giáo nguyên thủy, chỉ nói đến những tôn giáo lớn đang tồn
tại trên thế giới hiện nay thôi thì từ ngày trên lưu vực sông Hằng ở Ấn Độ.
Phật Thích Ca nói về cõi Niết Bàn, ở Trung Quốc Lão Tử nói về Đạo, Khổng
Tử nói về nhân, và sau đó khoảng 500 năm, ở Israel bên bờ Địa trung hải,

Jêsu xuất hiện và nói về tình yêu của Thiên Chúa – từ bấy đến nay lịch sử tôn


15
giáo đã phải tính hàng nghìn năm, còn nếu kể cả tôn giáo nguyên thủy nữa thì
có thể nói mà không sợ cường điệu rằng tôn giáo đã tồn tại khá lâu trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người, là một bộ phận cấu thành quan trọng của
đời sống xã hội loài người. Hầu hết giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi
hình thành con người hiện đại (Homo sapiens), hay còn gọi là người khôn
ngoan, chỉ khi con người đã bắt đầu tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới manh
nha xuất hiện.“Thời kỳ đó cách đây khoảng 95.000-35.000 năm trước Công
nguyên. Gọi là người hiện đại, vì về phương diện sinh học, cấu trúc cơ thể của
nó đã gần gũi với con người hiện nay” [82, tr.41]. Với ba hình thức tôn giáo
rõ rệt, như S.A.Tokarev đã phỏng đoán “ Đạo vật tổ (tôtem), ma thuật và tang
lễ” [72, tr 75]. Đó là thời kỳ cách mạng đầu tiên đưa Con người trở thành Con
người xã hội trên hành tinh. Sự xuất hiện các hình thức này diễn ra ở những
thời điểm khác nhau, trên những khu vực khác nhau trên thế giới.
Do vậy, Ph.Ăngghen đã có nhận xét “tôn giáo sinh ra trong một thời đại
hết sức nguyên thuỷ…Do đó, những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường là
chung cho mỗi tập đoàn những dân tộc cùng dòng máu; thì sau khi các tập
đoàn đó phân chia ra thành nhiều mãng đều phát triển lên một cách đặc thù ở
mỗi dân tộc” [49,tr. 445].
Trong lịch sử, đã từng có thời kỳ tôn giáo ngự trị toàn bộ đời sống xã
hội, chi phối cuộc sống của con người không chỉ phần hồn mà cả phần xác,
không chỉ bên đạo mà cả bên đời. Lịch sử cũng đã từng biết đến những vụ
đụng độ tôn giáo quyết liệt, những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, tàn sát
lẫn nhau giữa các giáo phái.
Tôn giáo là gì mà có ma lực cuốn hút người ta, làm cho người ta sùng
tín mãnh liệt, nó có thể đồng thời liên kết người ta hoặc ngược lại, đẩy người
ta đến chỗ kỳ thị lẫn nhau sâu sắc như vậy? Nó là gì mà có thể tác động tới

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục,


16
đạo đức, ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo dân
chúng đến như vậy? Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nó là gì, nó đã tồn
tại như thế nào trong từng thời kỳ lịch sử hàng nghìn năm qua, vai trò xã hội
của tôn giáo trong tương lai sẽ ra sao?
Đã có không ít người cố gắng tìm lời giải đáp cho những vấn đề tương
tự. Có người đứng về mặt chức năng, mà chủ yếu là chức năng tiêu cực, để
nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, là thứ rượu kém phẩm chất về tinh
thần, có người lại nhìn nhận bản chất nó từ mặt nhận thức luận để nói nó là
sản phẩm của sự u mê ngu dốt, là sự phản ánh hư ảo méo mó thế giới khách
quan trong đầu óc con người, là thế giới quan tiền khoa học hay đối lập với
khoa học, và với sự phát triển của khoa học, tôn giáo sẽ dần dần thu hẹp phạm
vi ảnh hưởng của mình và đi đến chỗ tiêu vong v.v. Những cách nhìn trên
hoàn toàn không sai. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Đúng là trong
những thời kỳ lịch sử và điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo đã thể hiện vai
trò tiêu cực, nhưng trong phạm vi rộng lớn hơn và trong bối cách lịch sử lâu
dài hơn, nó đóng những vai trò tích cực nhất định trong việc điều chỉnh hành
vi của con người, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất dân tộc. Đúng
là cùng với sự phát triển của khoa học, của trào lưu hiện đại hóa, cũng như
của xu hướng thế tục đã làm cho niềm tin tôn giáo phần nào phai nhạt, ảnh
hưởng và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, bị suy giảm, hay như có
người nói, tôn giáo bị thu hẹp phạm vi của mình trong lĩnh vực đời sống riêng
tư. Nhưng bên cạnh đó, lại thấy xuất hiện xu hướng phục hưng tôn giáo với sự
mở rộng nào đó ý nghĩa xã hội của nó và ra đời những tôn giáo mới nhiều khi
xuất hiện các giáo lý và nghi lễ kì quái.
Thực tế nói trên cho thấy tôn giáo là một hiện tượng cực kỳ phức tạp và
trong tình hình hiện nay, nó phát triển theo kiểu không phải là đơn diện mà đa

diện, không phải là đơn hướng mà đa hướng, hơn nữa những phương hướng


17
đó nhiều khi lại trái ngược nhau. Trước những biến đổi rộng lớn, sâu sắc và
mạnh mẽ của đời sống xã hội, trước sự lấn sân đầy thách đố và ngày càng
nghiêm trọng, gay gắt giữa sự phát triển của khoa học công nghệ và trào lưu
hiện đại tôn giáo, cụ thể là bằng cơ chế riêng vốn có của mình, tôn giáo đang
cố gắng tự điều chỉnh, tự thích nghi với môi trường mới đang biến đổi, trong
đó có sự biến đổi của khoa học và công nghệ đang giữ vững lấy thánh địa
thiêng liêng của mình để tiếp tục tồn tại lâu dài.
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó.
Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong
thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi
câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo
xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời
vào cuối thế kỷ XIX.
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C.
Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng
tạo ra con người” [92, tr.226]. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài
người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung
cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo
là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn
giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người
vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi
thức, những sự kiêng kỵ…
Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm
mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói



18
đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính
thiêng và tục giữa chúng không có sự tách bạch.
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngnghen đã có một nhận xét
làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Nhưng tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con ngườicủa những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế.” [48, tr.664].
Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng
nhất của tôn giáo học mác-xít. Nhờ vạch ra được nguyên nhân xuất hiện và
tồn tại của hiện tượng nào đó mà sự giải thích nó mới mang tính khoa học.
Đối với hiện tượng tôn giáo cũng vậy.
V.I.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm
nảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó
bao gồm:
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều
kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những
niềm tin tôn giáo.Trong đó, một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa
con người với con người.
Về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tôn giáo học mácxít cho
rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn
gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với
tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con
người có. Những công cụ và phương tiện càng kém phát triển bao nhiêu thì
con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự
nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người



19
nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế, sự yếu
kém của các phương tiện tác động thực tế của họ vào thế giới xung quanh.
Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao
động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là
tìm đến tôn giáo. Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên
thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản xuất.
Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người không có khả
năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh
người nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ.
Chúng ta cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người không
phải được quyết định bởi những thuộc tính và quy luật của giới tự nhiên, mà
quyết định bởi tính chất và mối quan hệ của con người với tự nhiên, nghĩa là
bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội, mà trước hết là công cụ
lao động.
Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối
quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết
định. Đây là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản
xuất vật chất mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều
hơn, càng ít phụ thuộc một cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục
được một trong những nguồn gốc quan trọng của tôn giáo.
Về mối quan hệ giữa người và người, nguồn gốc xã hội của tôn giáo
còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là
bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định
là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ
người bóc lột người.



20
Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự
phát. Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng
mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ.
Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá và mang
hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc
xã hội chủ yếu của tôn giáo.
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc
lột là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.
Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là
sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát được,
mà còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước
đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Quần chúng không
thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái đất, nhưng họ
đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia.
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội.
Do đó, tìm nguồn gốc hình thành của nó không phải trong “ý thức” mà phải
trong lịch sử xã hội, lịch sử hoạt động thực tiễn của con người.
Lịch sử xã hội hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình
tháí kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ ra đời trên cơ
sở nề sản xuất hết sức thấp kém. Nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính.
Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Quan hệ giữa các thành
viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư
liệu sản xuất. Do lực lượng sản xuất thấp kém, giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con
người đe doạ cuộc sống của họ, những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn,
động đất, cháy rừng, thú dữ, bệnh tật, đau ốm… luôn rình rập. Con người cảm thấy



21
bất lực trước tự nhiên. Họ thần thánh hoá sức mạnh của tự nhiên và sau đó lại cầu
xin sự che chở, cứu giúp của những sức mạnh đã được thần thánh hoá đó.
Ph.Ăngghen cho rằng “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực
thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát
triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã
được nhân cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [48, tr.437]
Về sau, trong xã hội có giai cấp thì cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên
là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàng ngày của quần chúng
nhân dân. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên
nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động- những lực lượng này đối lập
với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và
cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự
nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnh huyền
bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế có cả những thuộc tính xã hội và trở
thành những đại biểu cho các lực lượng lịch sử” [48, tr.437].
Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm đến sự giải thoát trong
đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức
bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật…cũng
là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. V.I. Lênin cho rằng “sự
bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất
nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y
như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên
đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu” [88, tr.46].
Theo Ph. Ăngghen “trong xã hội tư sản hiện nay con người bị thống trị
bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do
chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó cơ sở thực tế của
sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cùng



22
với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục
tồn tại” [ 48, tr.438].
Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là tính hạn chế của
lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người với
nhau trong xã hội. C.Mác cho rằng, tính hạn chế thực tế đó, đã phản ánh vào
trong những tôn giáo cổ đại, thể hiện sự bất lực của con người những sức
mạnh đang thống trị con người.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Các nhà duy vật trước C.Mác
thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Còn những nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác-Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo. Chính vì vậy, học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên
trên các nhà duy vật đương thời. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không
phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có
cơ sở khoa học nguồn gốc đó.
Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử
nhận thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn đến việc hình thành
quan niệm tôn giáo.
Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến
cao, trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai
đoạn nhận thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con người chưa thể
sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin bao giờ
cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì
chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra
đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái
siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu
tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Theo Ph. Ăngghen: “Sự nhân cách
hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra những vị thần đầu tiên, những



×