1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng khoan dung từ trước đến nay dù ở phương Đông hay phương
Tây đã từng là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu hòa hợp giữa các quốc gia,
dân tộc; giữa các vùng, miền trên thế giới, vượt qua mọi sự ngăn cách bởi
không gian, thời gian hay các vấn đề về truyền thống, phong tục, tập quán,
quan điểm chính trò, tư tưởng …. Tuy nhiên, tình hình thế giới hiện nay diễn
biến rất phức tạp, những tư tưởng kì thò, chia rẽ nảy sinh, phong trào li khai
được các thế lực phản động khuyến khích phát triển. Theo Ehsan Naraghi,
cố vấn của UNESCO, thì đó là một “cuộc chiến tranh huỷ hoại ghê gớm
nhất trong lòch sử – một cuộc chiến được châm ngòi bởi một hệ tư tưởng loại
biệt và cố chấp” [123, tr. 8]. Việc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization gọi tắt là UNESCO) được thành lập vào năm 1946 nhằm xây
dựng một nền văn hóa hoà bình lâu dài qua giáo dục, khoa học và văn hoá
đã phần nào phản ánh sự lo lắng này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào phổ biến
và giáo dục tinh thần khoan dung, làm cho nó trở thành một trong các
nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và là một trong những nhân tố góp
phần xây dựng một thế giới hòa bình, vì “hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc tuyệt nhiên không phải là kết quả tất yếu của tiến bộ trong
các lónh vực hoạt động khác nhau của con người. Không một xã hội nào là
miễn dòch đối với những cám dỗ của tư tưởng loại biệt và cố chấp, nếu
không luôn luôn tỏ ra quyết tâm và cảnh giác. Ngay cả những xã hội đã từng
cởi mở với các dân tộc khác vào một số thời điểm trong lòch sử” [123, tr. 8].
Không phải ngẫu nhiên mà Liên hiệp quốc lấy năm 1995 là Năm quốc tế về
2
khoan dung nhằm kêu gọi các quốc gia trên thế giới nỗ lực đề ra những
chiến lược phát triển, và phổ biến rộng rãi nền văn hóa thấm đượm tinh thần
hòa bình dựa trên cơ sở tôn trọng tự do, dân chủ, công bằng, đoàn kết và
khoan dung. Trong bối cảnh thế giới nêu cao tư tưởng khoan dung, việc tổng
kết và đánh giá những giá trò khoan dung của thế giới và của Việt Nam sẽ
góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.
Trong suốt lòch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam không
ngừng đấu tranh để bảo tồn, giữ gìn những giá trò tinh thần truyền thống tốt
đẹp của dân tộc trước những âm mưu thâm độc củøa kẻ thù, nhằm đồng hóa
dân tộc ta và bắt dân tộc ta theo những giá trò của dân tộc khác; song cũng
sẵn sàng rộng lượng, tha thứ đối với những người mắc lỗi lầm nhưng biết
nhận ra sai lầm, biết ăn năn hối lỗi, cải tà quy chính, trở về với dân tộc;
đồng thời đón nhận, tiếp thu cái hay, cái đẹp từ bốn phương, cải biến chúng
thành những giá trò của chính mình. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi
mới đất nước được đánh dấu bằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, đã mở ra một thời kỳ mới trong lòch sử
phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đó là
thời kỳ mở cửa, quan hệ hòa bình, hữu nghò và hợp tác với các nước trên thế
giới, nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Cùng với sự mở
cửa về kinh tế là sự giao lưu, hợp tác về nhiều mặt giữa dân tộc ta và các
dân tộc khác trên thế giới. Thực tế lòch sử phát triển các nước trên thế giới
đã cho thấy rằng, có những nước phát triển cao về kinh tế nhưng đang phải
gánh chòu một thời kỳ xuống cấp về giá trò do không có một triết lý đúng
đắn về phát triển, không xác đònh được những chuẩn mực sống phù hợp, coi
nhẹ tinh thần cộng đồng, đạo lý, tình người … để cho chủ nghóa cá nhân và
3
xu hướng tiêu thụ, hưởng lạc chi phối, để cho đồng tiền khuynh đảo các
quan hệ xã hội, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng làm băng hoại các
giá trò đạo đức.
Ở Việt Nam, những quan niệm và nếp sống khoan dung từ lâu đời đã
là một phần cơ bản làm nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong sự biểu hiện đa dạng và phong phú đó thì Chủ tòch Hồ Chí Minh là
biểu trưng cho nét đẹp của tính cách Việt Nam, Người là tấm gương tiêu
biểu cho sự kết hợp ý chí cách mạng với tấm lòng khoan dung, nhân ái. Tư
tưởng khoan dung của Chủ tòch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trò
tinh thần của phương Đông và phương Tây, của truyền thống và hiện đại;
hơn nữa được Người nâng lên thành mẫu mực của khoan dung trong thời đại
mới, lấy chủ nghóa nhân văn cộng sản làm nền tảng, hướng tới mục tiêu cao
nhất là giải phóng con người, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc
cho con người và trả lại cho con người các quyền vốn có. Tư tưởng khoan
dung Hồ Chí Minh được thể hiện không những qua từng lời nói, cử chỉ của
Người, mà còn thể hiện qua cách đối xử của Người với nhân dân Việt Nam
cũng như với nhân dân các nước khác. Mọi hành động của Người đều toát
lên tấm lòng khoan dung, nhân ái, độ lượng, thể hiện một tâm hồn cao
thượng, một tình yêu bao la đối với tất thảy mọi người, một phong cách của
một nhà văn hóa và một nhà tư tưởng lớn. Chính vì vậy mà năm 1990, nhân
dòp kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Chủ tòch Hồ Chí Minh, UNESCO
đã quyết đònh tổ chức kỷ niệm Người với tính cách một vò anh hùng giải
phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Trong Nghò quyết của
UNESCO về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tòch Hồ Chí Minh đã
nêu rõ những đóng góp của Người đối với sự phát triển của văn minh nhân
4
loại. Nghò quyết có đoạn: “Xét thấy Chủ tòch Hồ Chí Minh là một biểu
tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Xét thấy sự đóng góp quan trọng của Chủ tòch Hồ Chí
Minh trong các lónh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật … những tư tưởng
của Người thể hiện những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng đònh
bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” [122, tr. 51].
Ngày nay khi sự tồn vong của nhân loại đang phải chòu nhiều thử thách
hết sức lớn lao, nhiều vấn đề toàn cầu mới nảy sinh, đòi hỏi sự quan tâm của
tất cả các nước để cùng nhau giải quyết, và do vậy khoan dung trở nên nhu
cầu bức bách hơn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng khoan dung
Hồ Chí Minh tỏ ra cần thiết, nhất là khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực, đồng thời
chủ trương mở cửa, giao lưu và hợp tác với tất cả các nước; tích cực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng khoan dung đã được các nhà nghiên cứu phân tích như một
thành tố của sự giao lưu, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân, các
cộng đồng và các dân tộc, từ đó đã tạo nên tinh thần đối thoại giữa các khu
vực trên thế giới. Trong lòch sử, tư tưởng này đã được phân tích đan xen
trong các công trình tìm hiểu lòch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Bên
cạnh đó có một số tác phẩm tìm hiểu tinh hoa văn hóa tư tưởng nhân loại
dưới góc độ khoan dung văn hóa, tôn giáo, nhất là vào thời kỳ Phục hưng và
cận đại. Trong một số tác phẩm như “Di sản Cổ đại trong văn hóa Phục
5
hưng” (Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 1984), “Những giao điểm của lòch
sử” (A. C. Alepxeep, Nhà xuất bản Mátxcơva 1976), “Phương Đông và
phương Tây” (N. Konrat, Nxb Giáo dục năm 1996), “Triết học Đông – Tây”
(Viện thông tin Khoa học Xã hội, 1996) … đều dành phần đáng kể đánh giá
khoan dung văn hóa nói chung, trong đó triết học là một phần của nó.
Trong tạp chí “Người đưa tin” của UNESCO, số ra tháng 6 năm 1992
có bài “Ca ngợi đức khoan dung” của Ehsan Naraghi, trên cơ sở phân tích
chỉ ra hậu quả của sự không khoan dung, tác giả đã đi tới một kết luận chính
xác rằng: “Hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc tuyệt nhiên
không phải là kết quả tất yếu của tiến bộ trong các lónh vực hoạt động khác
nhau của con người” [123, tr. 8] mà chỉ có thể là kết quả của thái độ ứng xử
khoan dung và sự thực hành khoan dung rộng rãi trong xã hội. Cũng trong số
này còn có bài “Chống lại thái độ khoan dung” của Edgard Pisani, tác giả
đã phân tích vai trò của khoan dung trong xã hội, nhất là xã hội hiện nay,
khi các quan hệ kinh tế thò trường thâm nhập ngày càng sâu vào các quan hệ
xã hội, tác giả cũng chỉ ra những hậu quả của sự bất khoan dung đối với loài
người, và khẳng đònh vai trò tích cực của việc chống lại thái độ không khoan
dung là làm cho con người trở nên khoan dung hơn. Số ra tháng 12 năm
1994 có bài “Từ dã man đến khoan dung” của Kanan Makiya đã phân tích
lòch sử hình thành và phát triển của tư tưởng khoan dung. Số ra tháng 3 năm
1996 có bài “Gốc rễ của chủ nghóa chủng tộc” của Bahgat Elnadi và Adel
Rifaat, từ việc phân tích cội nguồn phát sinh những tư tưởng đề cao thái quá
một dân tộc này và coi thường các dân tộc khác, các tác giả đã cho rằng chủ
nghóa chủng tộc là một trong những nguyên nhân cơ bản nảy sinh những tư
tưởng bất khoan dung và kêu gọi hãy loại bỏ tư tưởng này khỏi đời sống xã
6
hội, cũng như trong quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa các dân
tộc. Cũng trong số này có bài “Chủ nghóa chủng tộc và chống chủ nghóa
chủng tộc” của Etienne Balibar, trên cơ sở thừa nhận quyền bình đẳng của
con người, quyền bình đẳng giữa các chủng tộc, các dân tộc và coi đó là
quyền cơ bản của con người, tác giả đã phân tích những cơ sở nảy sinh tư
tưởng bất khoan dung và khẳng đònh tư tưởng này là một trong những
nguyên nhân cơ bản đẩy nhân loại đi tới vực thẳm của sự huỷ diệt.
Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng khoan dung nói
riêng đã có nhiều công trình đề cập đến. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một số
công trình điển hình được công bố từ năm 1990, nhân kỷ niệm một trăm năm
ngày sinh Chủ tòch Hồ Chí Minh. Trước hết, tại Hội thảo quốc tế về Chủ tòch
Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1990), các nhà khoa
học đã nhất trí đánh giá Người là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, bậc thiên sứ của văn hóa khoan dung. Tạp chí “Người đưa tin” của
UNESCO, số ra tháng 5 năm 1990, đăng toàn văn Nghò quyết của Tổ chức
này về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tòch Hồ Chí Minh với tư
cách là vò anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Việt Nam, và
đã giành nguyên phần phụ trương nói về Hồ Chí Minh, cũng như những lời
phát biểu của các nhân vật có uy tín trên thế giới tại cuộc hội thảo và lễ kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, khi
Liên hiệp quốc quyết đònh lấy năm 1995 là năm quốc tế về khoan dung, đã
có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về khoan dung.
Từ cách tiếp cận của triết học văn hóa, Giáo sư, Tiến só Huỳnh Khái
Vinh và Tiến só Nguyễn Thanh Tuấn trong tác phẩm “Bàn về khoan dung
7
trong văn hóa” (Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội 1997), xuất phát từ
việc phân tích lòch sử tư tưởng khoan dung, chỉ ra những cơ sở và đặc điểm
của khoan dung phương Tây và khoan dung phương Đông, các tác giả đã
dành hẳn một mục lớn của chương 4 để phân tích tư tưởng và đạo đức khoan
dung Việt Nam - Hồ Chí Minh và toàn bộ chương 5 để phân tích khoan dung
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong tác phẩm này, các tác giả đã chỉ
ra sự khác biệt giữa thích nghi với khoan dung và đã chính xác khi cho rằng:
“Thích nghi chỉ là nấc thang thứ nhất, là một mặt của khoan dung” [131, tr.
77], nhưng các ông lại coi thỏa hiệp là cấp độ thấp của khoan dung [131, tr.
131].
Hay như trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách con
người và về chính sách xã hội” do Lê Sỹ Thắng chủ biên với sự tham gia
của Hoàng Tùng, Nguyễn Trọng Chuẩn, Bùi Đình Thanh (Nhà xuất bản
Chính trò quốc gia, Hà Nội 1996), khoan dung được xem như một trong mười
hai nội dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Trong tác phẩm
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” (Võ Nguyên
Giáp, Nhà xuất bản Chính trò Quốc gia, Hà Nội 1997), đã phân tích khá chi
tiết các cơ sở của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã đánh giá
chính xác vai trò của chủ nghóa Mác – Lênin trong việc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh khi khẳng đònh chủ nghóa Mác – Lênin là nhân tố quyết đònh
tạo sự thay đổi về chất đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh, và tác giả đã khái quát tư tưởng của Người thành chín nội dung cơ
bản, trong đó đã khẳng đònh: “Người là hiện thân của chủ nghóa nhân văn,
nhân đạo cộng sản, là tấm gương mẫu mực về đạo đức mới và là nhà văn
hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới” [32, tr. 74].
8
Tác phẩm “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh”, do Giáo sư, Tiến só Lê
Hữu Nghóa chủ biên (in lần thứ hai, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2000),
tư tưởng khoan dung của Chủ tòch Hồ Chí Minh lại được nhìn nhận ở góc độ
triết học đạo đức Hồ Chí Minh. Trong “Nhân ái Hồ Chí Minh” (Tiến só
Nguyễn Văn Khoan, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2005) đã đề cập khái
quát một số khía cạnh của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Ngoài ra có
thể kể đến các tác phẩm khác, ít nhiều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng như “Hồ Chí Minh –
Quá khứ, hiện tại và tương lai” (Phạm Văn Đồng, Nhà xuất bản Chính trò
quốc gia, Hà Nội 1991), “Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa” (Đào Phan,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2000), “Chủ tòch Hồ Chí Minh nhà tư tưởng, danh nhân văn hóa thế giới” (Thành Duy, Nhà xuất bản Chính
trò quốc gia, Hà Nội 1999), “Bao dung nhân ái Hồ Chí Minh” (Tập thể các
tác giả Kim Dung – Nguyễn Chí Thắng – Phạm Đức tuyển chọn và biên
soạn, Nhà xuất bản Thanh niên 1999), “Bao dung Hồ Chí Minh” (Nguyễn
Văn Khoan, Nxb Lao động, Hà Nội 1999); “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của Phó Giáo sư, Tiến só Vũ Văn Hiền và Tiến
só Đinh Xuân Lý đồng chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
năm 2003); “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới” của Phó Giáo sư, Tiến só Bùi Đình Phong (Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội, 2007); “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của Nguyễn
Duy Niên (Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2008) …
Trong số các tác phẩm của các tác giả ngoài nước viết về Hồ Chí Minh
có thể chú ý đến “Đồng chí Hồ Chí Minh” (Ép-ghê-nhi Cô-bô-lép, do
Nguyễn Minh Châu và Mai Lý Quảng dòch theo bản in lần thứ 2 của Nhà
9
xuất bản Cận vệ Thanh niên – Mátxcơva 1983, Nhà xuất bản Thanh niên,
2000) thông qua sự mô tả một cách chi tiết cuộc đời hoạt động của Chủ tòch
Hồ Chí Minh, đã làm nổi bật hình ảnh của một nhà cách mạng chân chính,
một nhà văn hoá và một nhân cách lớn. Trên trang báo điện tử của mình
(htttp://www.unesco.org), UNESCO đã công bố nội dung các cuộc hội thảo
quốc tế về khoan dung được tổ chức ở các khu vực khác nhau trên thế giới
như “Hội thảo về khoan dung ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê” (Conference on Tolerance in Latin America and The Caribbean) được tổ chức ở
Rio de Janeiro, Brazil, từ 12 đến 16 tháng 9 năm 1994 đã xác đònh: khoan
dung không tự nó sinh ra mà đòi hỏi sự nuôi dưỡng, và tất nhiên không phải
là kết quả của sự nhượng bộ thái quá. Nó phải là sản phẩm của sự tiếp xúc
hoàn hảo và sự tôn trọng rộng rãi các quyền con người qua các thế hệ,
khoan dung được coi như là dấu hiệu đạo đức có giá trò pháp lý mang tính
toàn cầu mà việc thực hiện nó là trách nhiệm không thể chối bỏ của các Nhà
nước.
Tại “Hội thảo quốc tế về dân chủ và khoan dung” (International
Conference on Democracy and Tolerance) được tổ chức ở Soul, Cộng hòa
Triều Tiên, từ ngày 17 đến ngày 29 tháng 9 năm 1994 đã nhận đònh: khoan
dung là một trong những nhân tố cơ bản cần thiết để duy trì hòa bình, ngăn
chặn các cuộc xung đột vũ trang; đồng thời cũng xác đònh mối quan hệ giữa
khoan dung với dân chủ, luật pháp và các quyền con người, và nhấn mạnh
rằng khoan dung chỉ được thực hiện tốt nhất trong một xã hội dân chủ thực
sự; luật pháp là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện khoan dung không
bò lợi dụng. Qua đó kêu gọi mọi cá nhân, quốc gia hãy cố gắng thực hiện
10
khoan dung đối với các cá nhân và quốc gia khác nhằm xây dựng nền văn
hóa hòa bình trên toàn thế giới.
Khi năm 1995 được Liên hiệp quốc quyết đònh là Năm quốc tế về khoan
dung (The United Nations Year for Tolerance), UNESCO đã tổ chức rất
nhiều các cuộc hội thảo khu vực xoay quanh chủ đề này như “Hội thảo quốc
tế về khoan dung và luật pháp” (International Conference on Tolerance and
Law) được tổ chức ở Sienna, Italia, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 4 năm 1995
đã khẳng đònh rằng: chỉ có sự thừa nhận một cách đầy đủ sự đa dạng niềm
tin mới có thể đảm bảo thiết lập mối quan hệ anh em giữa những con người
trong mọi quốc gia. Sự thực hành khoan dung và tôn trọng quyền con người
trở thành nhân tố đảm bảo hoà bình trên trái đất. Trong lónh vực này, quyền
cá nhân không phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo và triết lý sống của con
người. Đòa vò công dân trong xã hội phải được duy trì độc lập, không bò ảnh
hưởng bởi các thành viên khác của cộng đồng, tính cách con người không bò
giới hạn trong phạm vi một châu lục và được coi như cách thức biểu hiện
khoan dung ở cấp độ pháp luật.
“Hội thảo về giáo dục khoan dung ở khu vực Trung Đông” (Conference on Teaching of Tolerance in the Miditerranean Area) được tổ chức ở
Carthage, Tunisia, từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 4 năm 1995 đã khẳng đònh
rằng khoan dung không phải là nhân tố có sẵn, bẩm sinh trong mỗi con
người mà đức tính khoan dung có được do giáo dục và rèn luyện trong cuộc
sống hàng ngày. Cho nên, hệ thống giáo dục có nhiệm vụ và trách nhiệm
thực hiện vấn đề này. Tại cuộc hội thảo các đại biểu đã nhận thấy rằng
khoan dung là cần thiết đối với xã hội hiện nay và việc giáo dục khoan dung
phải được coi là vấn đề hết sức cấp bách.
11
Trong “Những khuyến nghị của cuộc Hội thảo khu vực châu Á - Thái
Bình Dương về khoan dung” (Recommendations of the Asia and Pacific
Regional Meeting on Tolerance) được tổ chức ở New Delhi, Ấn Độ, từ ngày
1 đến ngày 4 tháng 5 năm 1995 đã đưa ra nhận đònh rằng sự tiến bộ của
khoa học và công nghệ đang làm gia tăng nhanh chóng sự hòa nhập của các
nền văn hoá. Để có sự hoà nhập quốc tế, điều cần thiết là các cá nhân, cộng
đồng và các dân tộc thừa nhận và tôn trọng sự đa dạng văn hoá của nhân
loại. Mọi hoạt động nên tập trung thúc đẩy sự hoà hợp này. Thế giới chỉ có
thể tồn tại hoà bình khi các nền văn hoá tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trên
cơ sở tôn trọng các thông lệ quốc tế.
Tại “Hội thảo về khoan dung, hoà hợp và hiểu biết lẫn nhau” (Conference on Tolerance, Mutual Understanding and Accord) được tổ chức từ
ngày 16 đến ngày 25 tháng 6 năm 1995 tại Mátxcơva, Liên bang Nga, đã
xem xét các khía cạnh liên quan tới khoan dung như hệ thống quản lý hành
chính và bộ máy Nhà nước, sự phát triển xã hội, chính sách giáo dục, thông
tin và văn hóa, và cuối cùng Hội nghò đã nhận đònh viễn cảnh quốc tế về
khoan dung tất yếu sẽ trở nên phổ biến hơn khi chuyển từ chế độ độc tài
sang chế độ dân chủ, bởi thái độ khoan dung của cái cũ đối với cái mới và
ngược lại.
Trong “Hội thảo chuyên đề khoan dung Istanbul” (Istanbul Symposium on Tolerance) được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 10 năm 1995 ở
Istanbul, Thổ Nhó Kỳ, đã xác đònh đây là cuộc hội thảo cuối cùng về khoan
dung trong năm 1995. Tại cuộc hội thảo này, các đại biểu đã đưa ra bản
tuyên bố về các tiêu chí của khoan dung và kế hoạch tiếp theo nhằm thực
hiện năm quốc tế về khoan dung (Declaration of Principles on Tolerance
12
and the follow - up plan to the United Nations Year for Tolerance), sau đó
hội nghò đã đưa ra bản khuyến nghò gồm mười bốn điểm nhằm thúc đẩy việc
thực hiện rộng rãi khoan dung trên toàn thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc với mục đích thay thế văn hoá
chiến tranh bằng văn hoá hoà bình.
Việc tổ chức các cuộc hội thảo ở các khu vực khác nhau trên thế giới
của UNESCO đã chứng minh sự cần thiết phải tuyên truyền và thực hiện
khoan dung trong xã hội ngày nay. Từ các cuộc hội thảo về khoan dung ở
các khu vực khác nhau, UNESCO đã đề ra những yêu cầu, chương trình
hành động vì khoan dung và làm thế nào đấu tranh chống lại sự bất khoan
dung, với các bài viết như: Plan of Action to follow up the United Nations
Year for Tolerance (1995); bài The six Flags of Tolerance đã phân tích các
khía cạnh của khoan dung; A Global Quest for Tolerance đã phân tích
khoan dung như là một trong những vấn đề quan trọng trong thời đại hiện
nay, nó đòi hỏi phải trở thành tiêu chuẩn trong quan hệ quốc tế; hay Ten
Ideas For Observing the International Day for Tolerance; How Can
Intolerance Be Countered? … Trên mạng internet có website (http://www.
iep.utm.edu/t/tolerati.htm) đăng các bài viết bàn về các vấn đề liên quan tới
khoan dung như: Toleration đã phân tích về mặt thuật ngữ, lòch sử phát triển
và các khía cạnh về đạo đức, chính trò của khoan dung; Tolerance:
Philosophy and Practice đã chỉ ra rằng khoan dung không chỉ dừng lại ở lời
nói, tư tưởng và những điều giáo huấn, mà phải được thể hiện bằng hành
động trong cuộc sống hằng ngày, trong cách đối xử giữa người với người;
Tolerance: Between Forbearance and Acceptance đã chỉ ra sự khác biệt cơ
bản giữa khoan dung và sự chòu đựng, giữa thừa nhận và chấp nhận, khoan
13
dung đòi hỏi sự rộng lượng và phải có cách nhìn nhận, đánh giá trong sự
phong phú đa dạng; Tolerance vs. Indifference lại chỉ ra sự khác biệt giữa
khoan dung và sự thờ ơ, lãnh đạm, khoan dung đòi hỏi chúng ta phải kiềm
chế và kiểm soát cảm xúc của mình, hoàn toàn nên tránh việc phán xét và
đánh giá người khác. A Letter Concerning Tolerance do Jonh Locke viết
năm 1689 khi cho rằng khoan dung là đức tính cơ bản của con người, ông đã
đề nghò Giáo hội Thiên chúa giáo hãy đối xử khoan dung với các tôn giáo
khác. Hay như A Treatise on Toleration của Voltaire (1763) trên đòa chỉ
:8080/ wldciv/ world_civ_reader/ world_civ_reader đã
kêu gọi mọi người hãy thực hiện khoan dung trong cuộc sống hàng ngày,
trong cách đối xử với nhau trên tinh thần đồng loại. Có thể còn kể đến tác
phẩm “Từ chủ nghóa yêu nước đến chủ nghóa Mác” (Daniel Hemery, Nguyễn
Trọng Cổn lược dòch, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2001) …. Đó là nguồn
tài liệu vô cùng quý giá, giúp khá nhiều cho người viết trong quá trình thực
hiện luận án về tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở phân tích làm rõ khái niệm khoan dung, vạch ra những cở sở
hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh, luận
án rút ra ý nghóa lòch sử của tư tưởng này đối với công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ:
- Từ việc chỉ ra nội hàm của khái niệm khoan dung, luận án phân tích
cơ sở hình thành tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh như là kết quả của sự kết
14
hợp truyền thống dân tộc với chủ nghóa yêu nước và chủ nghóa nhân văn
cộng sản.
- Khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng khoan dung Hồ Chí
Minh, rút ra ý nghóa và bài học lòch sử của tư tưởng này đối với sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Trong khuôn khổ của luận án này, người viết xem xét những cơ sở hình
thành, nội dung cơ bản của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh và ý nghóa
lòch sử tư tưởng này trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước Việt Nam
hiện nay. Luận án thuộc phạm vi của lòch sử triết học, thông qua sự phân
tích tư tưởng khoan dung – nhân tố cốt lõi tạo nên chủ nghóa nhân văn Hồ
Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghóa
Mác – Lênin, đặc biệt là quan điểm duy vật lòch sử, cũng như dựa trên tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam khi phân
tích và đánh giá các hiện tượng xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ của luận án, tác giả đã
dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghóa duy vật
biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử xuất phát từ những điều kiện kinh tế
– xã hội nhất đònh để xem xét và đánh giá các vấn đề về tư tưởng, tinh thần.
Trong quá trình xem xét, tác giả còn kết hợp với các phương pháp phân tích
15
và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu cùng với phương pháp lô gích
và phương pháp lòch sử.
5. Cái mới của luận án
Thứ nhất, phân tích làm sâu sắc thêm tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh
và xem xét nó như là hạt nhân tạo nên chủ nghóa nhân văn Hồ Chí Minh.
Thứ hai, trên cơ sở đánh giá vai trò của tư tưởng khoan dung Hồ Chí
Minh, tác giả rút ra ý nghóa và những bài học lòch sử đối với sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghóa khoa học của luận án
Việc nghiên cứu tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh góp phần làm sáng
tỏ thêm một trong những nội dung trong di sản tinh thần của Người, một
thành tố quan trọng của chủ nghóa nhân văn Hồ Chí Minh, cũng như sự kế
thừa và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
6.2. Giá trò thực tiễn của luận án
Nghiên cứu tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh nhằm vận dụng vào công
cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, đặc biệt là sự nghiệp đổi mới
hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục 152 tài liệu tham
khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
16
Chương 1
KHÁI NIỆM “KHOAN DUNG” VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH
1.1. KHÁI NIỆM “KHOAN DUNG”
Thuật ngữ “khoan dung” xuất hiện tương đối sớm trong lòch sử tư tưởng
nhân loại. Ngay từ khi xuất hiện, nghóa của “khoan dung” được thống nhất
ở các ngôn ngữ khác nhau: ở phương Tây từ “khoan dung” có nguồn gốc
chung từ tiếng Latinh (Tolerantia) với nghĩa là sự chấp nhận, sự dung nạp,
và sự tha thứ. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, thuật ngữ “khoan dung” là từ
ghép được hình thành từ Phoretos với nghóa là sự chòu đựng và Anektikos có
nghĩa là sự tha thứ; cho nên khoan dung được hiểu với nghóa là sự chòu
đựng, sự tha thứ. Sau đó, thuật ngữ “khoan dung” với nghóa tương tự được
phổ biến sang các thứ tiếng khác thuộc hệ ngữ Latinh, chẳng hạn tiếng Anh
là Tolerance, tiếng Pháp là Tolérance, tiếng Đức là Toleránz.
Ở phương Đông, mộät cách ngẫu nhiên, tư tưởng phát triển tương đồng
với phương Tây. Mặc dù tư duy phương Đông không mang nặng tính duy lý
như ở phương Tây, nhưng về mặt thuật ngữ, khái niệm “khoan dung” cũng
được được đề cập tương đối sớm. Trong Kinh thư do Khổng Tử san đònh đã
giải thích nghóa của khoan dung: khoan dung thuộc Bộ Miên, trong đó
“khoan” là rộng rãi, là khoan thứ cho, rộng lượng; “dung” là dung mạo,
dáng dấp khoan dung, bao dung [120, tr. 462 – 463]. Do vậy, khoan dung
được hiểu không chỉ ở dáng dấp, phong thái bên ngoài, mà chủ yếu là suy
nghó bên trong của con người, đó là lòng khoan thứ và sự rộng lượng. Nội
dung của thuật ngữ này còn được thể hiện cụ thể trong học thuyết “Nhân”
17
của Khổng Tử (người sáng lập trường phái Nho gia) và các học thuyết triết
học khác như tư tưởng “Giải thoát” của Phật Thích Ca (Phật giáo), “Kiêm
ái” của Mặc Tử (Mặc gia), “Vô vi” của Lão Tử (Đạo gia) …. “Nhân” của
Nho gia hay “Kiêm ái” của Mặc gia đều là lòng thương yêu người, làm lợi
cho mọi người và trừ hại cho mọi người. Tư tưởng “Giải thoát” của Phật
giáo nhằm giúp con người thoát khỏi bể khổ trầm luân của cuộc sống. “Vô
vi” của Lão Tử là đưa con người trở về cuộc sống tự nhiên, hoà mình vào
trong tự nhiên, con người sống và đối xử với nhau theo bản tính tự nhiên,
sống ung dung tự tại …. Trong Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh, “khoan
dung” được sử dụng đồng nghóa với “bao dung”, trong đó “khoan” là rộng
rãi, dung được nhiều, độ lượng rộng; và “dung” là tiếp nhận, bao chứa, bao
bọc [1, tr. 909]. Đại từ điển tiếng Việt cũng nhất trí với cách giải thích này.
Do vậy, “khoan dung” được hiểu là rộng lòng bao dung, là khoan hồng,
lượng thứ, vò tha.
Do chỗ vấn đề khoan dung được đặt ra khi xuất hiện một cái gì đó cần
được khoan dung, nên bản thân khoan dung cũng không dừng lại ở ý nghóa
nguyên thủy của nó. Trong lónh vực tôn giáo, lónh vực mà theo nhiều nhà
nghiên cứu, ý tưởng về khoan dung được đặt ra khá sớm, thì sự khoan dung
thoạt tiên hướng vào tính chất sai phạm của hình thức sinh hoạt tôn giáo
mới với thuyết giáo có tính chất bài bác và đôi khi đi ngược tôn giáo truyền
thống, song cần được tha thứ. Ở đây khoan dung xuất phát từ hai phía: cái
mới mong được thừa nhận và được đối xử rộng lượng, còn lực lượng xã hội
đại diện cho cái đang phổ biến với tính cách chuẩn mực cần tỏ thái độ chấp
nhận đối với một hiện tượng cá biệt. Đó là thái độ ứng xử tích cực, không
bài xích nhau, chấp nhận sự cùng tồn tại của các hình thức tư tưởng và sinh
18
hoạt tôn giáo khác nhau. Sự chấp nhận, hay nói như Bernnard Williams, sự
“căng thẳng tích cực” này đã trở thành yếu tố hòa giải các quan hệ xã hội,
đảm bảo về lâu dài sự cộng sinh, sự chung sống hòa bình giữa các cộng
đồng khác nhau về chính kiến, quan điểm, niềm tin [121, tr. 10]. Tuy nhiên,
nếu vấn đề vừa được nêu không được quan tâm và điều chỉnh thường xuyên
trước các diễn biến tiếp theo của hoạt động con người thì sự xung đột có thể
xảy ra do tính đảo ngược của quan hệ, khi cái cá biệt, cái cần được khoan
dung trở thành cái phổ biến. Sự đổi ngôi này hóa ra lại làm nảy sinh tính
chất cực đoan mới trong ứng xử. Quan điểm được coi là cá biệt trước kia,
khi đã được hiện thực hóa, được thừa nhận là một bộ phận trong cái tổng
thể, đã tự xem mình là cột mốc dẫn đường cho sự vận động chung của xã
hội, là chân lý duy nhất, tự cho mình vai trò “quan tòa” trong việc đánh giá
tính đúng sai của ý thức con người, từ ý thức đạo đức đến ý thức chính trò,
pháp quyền, triết học, khoa học … . Sự độc chiếm tư tưởng đồng nghóa với sự
chấm dứt “căng thẳng tích cực”, thay bằng thái độ phủ nhận và thủ tiêu đối
với những cái “ngoại lai”, những cái được coi là “không chính thống”. Có
thể lấy lòch sử Kitô giáo làm ví dụ. Ra đời vào thời kỳ khủng hoảng của chế
độ chiếm hữu nô lệ, Kitô giáo, vốn xuất hiện tại vùng Cận Đông, nhanh
chóng phổ biến trên khắp đất nước La Mã bằng tư tưởng hòa giải và rộng
lượng của mình [42, tr. 1851-1853]. Sức thu hút của Kitô giáo trong điều
kiện khủng hoảng niềm tin đã làm thay đổi thái độ của chính các nhà cai trò
lúc bấy giờ. Vào đầu thế kỷ thứ IV, từ vò trí một hiện tượng cá biệt, Kitô
giáo được thừa nhận là tôn giáo hợp pháp, đã tạo điều kiện cho nó phát
triển và sau cùng được tuyên bố là tôn giáo của nhà nước đang dần đi vào
quỹ đạo phong kiến. Chính lúc này sự mỉa mai của lòch sử bộc lộ ra: khoan
19
dung với ý nghóa khoan thứ và rộng lượng bò đặt thành vấn đề, bởi lẽ nó
nuôi dưỡng óc hoài nghi đối với chân lý sẵn có và những giá trò đạo đức
được xây dựng trên nền tảng Kinh thánh. Trong bối cảnh ấy, những khám
phá khoa học hay những sáng tạo văn hóa trái với “tư duy chuẩn” của Kitô
giáo đều bò nghiêm cấm và trừng phạt. Có quá nhiều máu đổ trong sự thay
thế tất yếu hình thức sinh hoạt tôn giáo đa thần bằng hình thức sinh hoạt tôn
giáo nhất thần.
Nêu ra ví dụ trên để thấy rằng khoan dung và bất khoan dung về mặt
lòch sử không còn giới hạn trong hệ thống ứng xử đạo đức hay tôn giáo, mà
đã được triển khai sang các lónh vực khác của đời sống, sang ý thức chính
trò, xã hội, văn hóa và mang ý nghóa thế giới quan, nhân sinh quan ngày
càng rõ nét.
Trái với thế giới tinh thần phương Tây luôn bò đặt trong trạng thái
lưỡng cực và đầy bi kòch, ở một số nước phương Đông mà nền văn hóa của
nó có truyền thống lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam thì yếu tố
cộng sinh, tức sự cùng tồn tại và chấp nhận nhau, thâm nhập lẫn nhau và
phát triển giữa người với người, giữa thuyết giáo này với thuyết giáo khác,
và tương tự như thế đối với tín ngưỡng tôn giáo, đóng vai trò là yếu tố bền
vững cho sự tồn tại của một dân tộc, quốc gia. Sự khoan dung ở một mức độ
nào đó còn là sự kìm chế, tránh tạo ra những xung đột có tính bi kòch về mặt
tôn giáo. Suốt lòch sử hàng ngàn năm ở Trung Quốc và Việt Nam hầu như
không xảy ra chiến tranh tôn giáo theo kiểu phương Tây, và do đó cuộc đấu
tranh vì khoan dung tôn giáo cũng bớt phần gay gắt. Lẽ cố nhiên, sự khoan
dung hay bất khoan dung phụ thuộc vào những điều kiện lòch sử cụ thể,
xung đột tôn giáo là sự thể hiện những xung đột xã hội, ở khía cạnh này nó
20
vượt ra khỏi phạm vi của các quan hệ tôn giáo đơn thuần. Với cách đặt vấn
đề ấy, chúng ta hãy trở lại tìm hiểu xem thực chất của sự thống trò tôn giáo
và cuộc đấu tranh vì khoan dung tôn giáo ở Tây Âu vào thời kỳ Phục hưng
và cận đại như thế nào. Bản thân lòch sử đầy bi kòch của tôn giáo phản ánh
lòch sử đầy bi kòch của xã hội, mà chính những bi kòch lại tạo điều kiện cho
sự ra đời của cái mới. Mặc dù chúng ta không hoàn toàn nhất trí với cách
đặt vấn đề về một phương Đông đã an bài và một phương Tây đang phát
triển của Hegel, song quan điểm cho rằng một xã hội êm ả rất có thể là một
xã hội ngưng đọng, trì trệ, còn một xã hội mà ở đó luôn diễn ra sự phủ đònh
lẫn nhau của các yếu tố cấu thành đã hàm chứa hạt nhân của sự phát triển
bên trong [136, tr. 8 – 23].
Ở Tây Âu vào thời Phục hưng, do sự khởi sắc của đời sống kinh tế - xã
hội, sự hình thành và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa và sự
đơn giản hóa từng bước quan hệ xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc
đấu tranh vì khoan dung tôn giáo dưới những hình thức khác nhau. Suy nghó
về tôn giáo thống nhất của các dân tộc, nơi đan xen hình ảnh Christ, Moise,
Mohamet, Zarathustra, các vò thần và các triết gia Hy Lạp, La Mã (Pico
Della Mirandola), ý tưởng viết lại Kinh thánh hay đòi hỏi về quyền tự do
lựa chọn tín ngưỡng (J. Locke, F. M. Voltaire của thời cận đại) vượt xa nội
dung tôn giáo thần bí, mở đường cho sự đề cao phẩm giá con người, tiềm
năng vô tận của lý trí, tính đa dạng và tính tích cực tự do của sáng tạo văn
hóa. “Khoan dung” thể hiện ra như một triết lý sống, và với thời gian, được
xác đònh như một nguyên tắc quan trọng không chỉ trong quan hệ giữa con
người với con người, giữa dân tộc với dân tộc, mà còn là quan hệ giữa con
người với tự nhiên.
21
Như vậy, từ ý nghóa ban đầu của khoan dung tôn giáo, mà thực chất chỉ
đơn giản là tha thứ và chấp nhận sự cùng tồn tại, sự đồng quyền của các
hình thức tôn giáo, dần dần khoan dung đã gắn liền với các mục tiêu xã hội.
Các lực lượng tiến bộ kêu gọi sự khoan dung như cách thức đòi hỏi tự do tư
tưởng trong điều kiện thế lực thần quyền còn mạnh. Cho nên cuộc đấu tranh
vì khoan dung diễn ra trước hết nhằm chống lại sự áp đặt tư tưởng, quan
niệm, niềm tin từ một lực lượng xã hội tự xưng mình là chuẩn mực đối với
các lực lượng xã hội còn lại, và xét theo nghóa đó, đấu tranh vì khoan dung
đòi hỏi trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ các giá trò tinh thần của
mình trước nguy cơ bò xâm thực và biến dạng.
Trong “Luận về khoan dung”, nhà văn, nhà triết học khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII, F. M. Voltaire cho rằng cần phải xem khoan dung như một phần
cơ bản trong cuộc sống nhân loại, và rằng thế giới mới không thể chấp nhận
tính bản vò, máy móc, chủ nghóa sô vanh, đònh kiến dân tộc, sự co mình vào
một bản sắc kín mít theo cái kiểu “mọi người ở yên vò nhà mình”. Ngược
lại, phải bước ra khỏi cái hang chật hẹp ấy, chúng ta sẽ tiếp nhận sự ấm áp
của ánh mặt trời, sự ấm áp của lòng trắc ẩn và tình hữu ái [7, tr. 201 – 204].
Như thế là F. M. Voltaire đã gợi mở cách tiếp cận của triết học văn hóa về
khoan dung, hiểu khoan dung như khoan dung văn hóa, được xác lập trên
nền tảng của chủ nghóa nhân văn. Ở đây, khoan dung không còn giới hạn ở
phạm trù đạo đức học hay của tôn giáo, cũng không chỉ được xét theo nghóa
văn hóa học qua những biểu hiện khác nhau của các yếu tố văn hóa, mà đã
trở thành phạm trù triết học, thể hiện ý nghóa sâu xa của sáng tạo văn hóa
và là nhân tố của sự vận động lòch sử [91, tr. 215 – 227]. Lẽ cố nhiên,
khoan dung được thể hiện trong các hoạt động mang tính văn hóa tích cực,
22
song vấn đề là ở chỗ cần tìm hiểu ý nghóa phổ quát từ những biểu hiện cụ
thể đó. Vì thế chúng tôi nhất trí với nhận đònh của Giáo sư, Tiến só Huỳnh
Khái Vinh và Tiến só Nguyễn Anh Tuấn trong “Bàn về khoan dung trong
văn hóa” là “trong tư tưởng khoan dung đã hàm chứa biện chứng cái bộ phận
và cái toàn thể, cái nội sinh và cái ngoại lai, cái tự tại và cái hội nhập, cái
đơn nhất và cái phổ biến …. Khoan dung không dừng lại ở tha thứ hay khoan
hòa mà đã là một phạm trù phản ánh những mối liên hệ có tính lòch sử xã hội
giữa người với người, giữa các cộng đồng và các dân tộc” [131, tr. 10 – 11].
Thực ra hiểu khoan dung từ góc độ của triết học văn hóa không đơn
giản, và hơn nữa nếu không xem xét nó trong tiến trình vận động của lòch
sử thì không hiểu được vì sao thuật ngữ này được đặc biệt chú trọng trong
thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó có một vấn đề đặt ra là có nên xem khoan
dung tôn giáo đồng nhất với khoan dung văn hóa không? Theo chúng tôi, về
nội hàm cần phân biệt khoan dung tôn giáo và khoan dung văn hóa, song
xét về ý nghóa tích cực thì có thể nói rằng chính khoan dung tôn giáo đã
hàm chứa một phần khoan dung văn hóa, hay ít ra là góp phần mở rộng
không gian cho sáng tạo văn hóa; mặt khác, các nhà nghiên cứu về tôn giáo
cũng như văn hóa đều đề cập đến ý nghóa văn hóa trong các hình thức sinh
hoạt tôn giáo, và thực tế ngày nay các hình thức sinh hoạt tôn giáo tích cực
không tách rời với các hình thức sinh hoạt văn hóa.
Với cách tiếp cận vừa nêu, có thể thấy rằng khoan dung có cơ sở triết
học sâu sắc cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Đông, chúng ta
có thể nhận thấy yếu tố khoan dung trong tư tưởng của Nho gia, Mặc gia,
Lão gia và Phật giáo. Đối với Nho gia, có thể nói yếu tố khoan dung được
phản ánh tập trung trong phạm trù “Nhân”. “Nhân” của Nho gia không phải
23
để chỉ con người mà là đức nhân, thể hiện trong mối quan hệ với người
khác, đó là quan hệ hữu ái giữa người với người, đòi hỏi con người cần có sự
tha thứ và thương yêu những người khác, thương người như thể thương thân,
muốn cho mình lập nghiệp thì trước hết phải giúp người lập nghiệp, điều gì
không muốn xảy ra với mình cũng không muốn xảy ra với người. Mở rộng
phạm trù “nhân” trong lónh vực chính trò – xã hội, Nho gia chủ trương dùng
“đức trò”. Xuất phát từ lòng thương yêu con người, Nho gia cho rằng dùng
hình chỉ làm cho người ta sợ mà làm theo, còn dùng đức để thu phục nhân
tâm, làm cho người ta tự giác làm theo, đó mới là gốc bền của thiên hạ ….
Tuy nhiên, tình thương yêu con người trong triết lý của Nho gia vẫn còn
phân biệt sang hèn, quý tiện. “Kiêm ái” của Mặc gia với nội dung còn rộng
mở hơn về tình thương yêu giữa con người với con người, đó là tình yêu
thương mà không có sự phân biệt giai tầng và quan hệ dòng tộc, thân hay
sơ. Đạo gia với tư tưởng “Vô vi”, hòa mình vào tự nhiên, tôn trọng tính tự
nhiên chất phác, đó là một thái độ ứng xử rộng mở, khoan hòa với muôn
vật, muôn người. Phật giáo với tư tưởng giải thoát nhằm giải thoát chúng
sinh khỏi kiếp trầm luân khổ ải. Triết lý nhân sinh của Phật giáo đã xem xét
con người và cuộc sống của con người ở các góc độ khác nhau, song đều
hướng tới sự giải thoát, đều khuyên con người tu tâm dưỡng tính, khuyên
con người bỏ điều ác, làm điều thiện, thực hiện “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, cứu khổ
cứu nạn, cứu giúp người với sự vô tư tự nhiên, không hy vọng sự trả công
hay đền đáp, bất sát sinh, bất dâm dục, bất đạo tặc, bất vọng ngữ, bất ẩm
tửu … theo chúng tôi đây là những tư tưởng khoan dung tiêu biểu của triết
học phương Đông để lại cho hậu thế.
24
Ở phương Tây, theo nhiều nhà nghiên cứu thì tư tưởng khoan dung đã
được đề cập khá rõ nét trong thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở
làn ranh giữa hai thời đại, sự xuất hiện của Kitô giáo ban đầu kêu gọi sự
rộng lượng chấp nhận của các lực lượng thống trò lúc bấy giờ đối với các
hình thức sinh hoạt tinh thần khác. Tuy nhiên đến thời kỳ trung cổ, khi Kitô
giáo trở thành độc tôn thì nó đã tiến hành đàn áp các tư tưởng khoa học và
bài xích tư tưởng của các tôn giáo khác. Với quan niệm con người là trung
tâm vũ trụ, các nhà triết học Phục hưng đã đấu tranh để mở rộng không gian
cho tự do tín ngưỡng. Thời cận đại, tư tưởng khoan dung đã được nêu ra và
luận giải trong các tác phẩm của J. Locke, Ch. L. Montesquieu, F. M.
Voltaire, J. J. Rousseau. Trong một bức thư được viết vào năm 1689 có tựa
đề A Letter Concerning Toleration , J. Locke đã đề cập tới sự tự do tư tưởng,
tự do lựa chọn niềm tin cũng như tự do bày tỏ chính kiến của con người như
là bản chất tự nhiên của con người và Giáo hội (Kitô giáo) nên tôn trọng các
quyền đó. Trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, J. J. Rousseau đã có sự
phân biệt giữa tôn giáo khoan dung và tôn giáo bất khoan dung, đồng thời
ông cho rằng tôn giáo khoan dung mang ý nghóa tôn giáo tích cực vì nó góp
phần giáo hóa con người, hướng con người đến các giá trò nhân văn cao cả.
Các nhà kinh điển của chủ nghóa Mác – Lênin, với nhiều lý do khác
nhau nên không trực tiếp bàn đến khái niệm khoan dung. Trong bối cảnh
đấu tranh cách mạng phức tạp thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen phải
đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghóa cải lương, cơ hội với chủ
trương thỏa hiệp, hòa đồng giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách
mạng xã hội …. Cho nên, đối với hai ông lập trường cách mạng phải rõ ràng,
không khoan nhượng với kẻ thù; nhưng điều đó không có nghóa là các ông
25
đã bỏ qua vấn đề khoan dung, mà ở đây nguyên tắc khoan dung đã gắn với
chủ nghóa nhân văn cộng sản, đó là đấu tranh chống lại áp bức, bất công,
giải phóng con người, hướng tới xây dựng “vương quốc tự do” cho con
người, điều này được thể hiện trong Bản thảo kinh tế - triết học (1844),
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và nhiều tác phẩm khác. Đó còn là
biểu hiện sự đồng cảm của C.Mác và Ph.Ănghen với người lao động, với
những người bò áp bức, bò bóc lột, từ đó đòi hỏi hình thức giải phóng con
người khỏi những sự bất công trong cuộc sống hiện thực. Do vậy, phải hiểu
khoan dung trong điều kiện lòch sử nhất đònh và trong điều kiện lòch sử nào
việc thực hiện khoan dung có thể bò kẻ thù lợi dụng.
Đến V.I. Lênin, tính lòch sử cụ thể của khoan dung được thể hiện khá
rõ. Trong điều kiện của cuộc đấu tranh cách mạng lúc đó không có khái
niệm thỏa hiệp, xem thù như bạn, mà cần phải thể hiện tính kiên đònh cách
mạng. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghóa xã hội ở Liên
Xô, điều kiện lòch sử thay đổi đòi hỏi tư tưởng con người phải thay đổi theo
cho phù hợp, theo Lênin: “Đã đến lúc toàn bộ quan niệm của chúng ta về
chủ nghóa xã hội phải thay đổi” [50, tr. 428], cần phải tranh thủ tối đa các
lực lượng và các thành phần xã hội, ai không chống lại ta tức là đứng về
phía chúng ta, tạm gạt sang bên những bất đồng, những chính kiến khác
nhau, tranh thủ những lực lượng không gây bất lợi cho chủ nghóa xã hội …
Chính sách kinh tế mới (New Economical Policy, gọi tắt là NEP) là sự thể
hiện sinh động tư tưởng đó. Lênin còn nói rõ là cần phải học chủ nghóa tư
bản trong cách làm ăn kinh tế, tranh thủ tầng lớp trí thức không cộng sản. Ở
đây, rõ ràng khoan dung vẫn được dựa trên cơ sở của những nguyên tắc nhất
đònh, đó là khoan dung nhưng vẫn không xa rời đònh hướng xã hội chủ nghóa,