Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin tiếng việt (so sánh với văn bản tin tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 268 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
*******

PHẠM HỮU ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI VĂN BẢN
TIN TIẾNG ANH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh
Mã số: 5.04.27

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện



NCS. PHẠM HỮU ĐỨC


2

LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Ngọc Lệ
là Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận
án này. Tôi xin cảm ơn các Thầy/Cô ở Bộ Môn Ngôn ngữ Khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học KHXH & NV, những
người đã cho tôi những lời khuyên chân tình và bổ ích để
hoàn tất luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy/Cô ở Khoa Ngữ Văn, Trường
Đại học Sư Phạm TP. HCM; các Thầy/Cô ở Viện Ngôn ngữ
học, Hà Nội; đặc biệt là Thầy Đinh Điền, Khoa Công nghệ
Thông tin, Truờng Đại học KHTN TP.HCM đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn tất luận án này.
Tôi cũng không thể không nhắc đến các bạn sinh viên đã giúp
tôi thu thập và xử lý kho ngữ liệu song ngữ cho luận án.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình tôi về sự
động viên khuyến khích và sự hỗ trợ tích cực trong quá trình
viết luận án.
Người thực hiện

NCS.PHẠM HỮU ĐỨC


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH

MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………..........1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………2
2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản tin của giới báo chí ……………………...2
2.1.1. Các loại hình báo chí …………………………………………………..5
2.1.2. Hành ngôn của báo chí...……………………………………………….5
2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tin của giới ngôn ngữ học ……………….7
2.2.1.Ngôn ngữ học hệ thống. ……………………………………………......7
2.2.2. Ngôn ngữ học hệ thống trong văn bản tin……………………………...8
3. Mục đích và ý nghĩa………………………………………………………10
3.1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………...10
3.2. Ý nghĩa của luận án ………………………………………………….....10
3.2.1. Về phương diện lý luận.………………………………………………10
3.2.2. Về phương diện thực tiễn …………………………………………….11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………......12
4.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………......12
4.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………….....12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………….....13


4


6. Phương pháp nghiên cứu của luận án …………………………………….14
7. Bố cục của luận án ……………………………………………………......15
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA
VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
1.1. Kết cấu của văn bản tin ………………………………………………...17
1.2. Văn bản tin và lý thuyết về giao tiếp ……………………………….......20
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin từ góc nhìn của lý thuyết ngữ
pháp chức năng hệ thống ……………………………………………………21
1.3.1. Các bình diện ngôn ngữ trong văn bản tin …………………………...21
1.3.2. Mối tương quan giữa chức năng đóng gói nội dung thông tin,
siêu chức năng và ngữ vực…………………………………………………..23
1.4. Tính văn bản ……………………………………………………………24
1.4.1. Vai trò chuyển tác và tính liên kết ……………………………………25
1.4.2. Đề ngữ và cách thức phát triển ……………………………………….27
1.4.3. Điểm và Thông tin Mới ………………………………………………30
1.4.4. Chủ ngữ và Tình thái trách nhiệm ……………………………………34
1.5. Các siêu chức năng ………………………………………………..........36
1.5.1. Siêu chức năng logic và kinh nghiệm ……………………………......36
1.5.2. Siêu chức năng liên nhân……………………………………………...36
1.5.3. Siêu chức năng văn bản ………………………………………............37
1.5.4. Sự tương ứng của siêu chức năng và cú………………………………37
1.6. Ngữ vực ………………………………………………………………...38
1.7. Quan điểm của Martin về tính văn bản trong văn bản tin………………41
1.8. Các hệ thống ngữ nghĩa diễn ngôn……………………………………...42
1.8.1. Hệ thống thương thuyết……………………………………….............42
1.8.2. Hệ thống nhận dạng ….……………………………………….............43
1.8.3. Hệ thống liên từ ….………………………………………...................44


5


1.8.4. Hệ thống tư tưởng ….………………………………………................44
1.9. Ngữ pháp-từ vựng, ngữ nghĩa diễn ngôn và ngữ vực…………………...45
1.10. Tiểu kết ………………………………………………………………..50
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH VĂN BẢN TRONG
VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
2.1. Tính liên kết (Cohesive harmony) ……………………………………...51
2.1.2. Các phương thức liên kết trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh... 58
2.1.2. Các phương tiện duy trì Đề ngữ …………………………………………..59
2.1.2.1. Phép lặp từ vựng …………………………………………………...59.
2.1.2.2. Phép thế đồng nghĩa……………………………………………….. 60
2.1.2.3. Phép thế đại từ…………………………………………………… ...61
2.1.2.4. Phép tỉnh lược……………………………………………………….62
2.1.3. Các phương tiện phát triển Đề ngữ …………………………………..63
2.1.3.1. Phép đối…………………………………………………………. …63
2.1.3.2. Phép liên tưởng…………………………………………………... ...64
2.1.3. Các phương tiện liên kết logic…………………………………… …..65
2.1.3.1. Phép tuyến tính…………………………………………………….. 65
2.1.3.2. Phép liên hợp (qua liên từ) ………………………………………….66
2.2. Đề ngữ và cách thức phát triển………………………………………….68
2.2.1. Các hình thức Đề ngữ trong tổ chức văn bản tin……………………...69
2.2.2. Sự lựa chọn Đề: Đề đánh dấu và Đề không đánh dấu………………...72
2.2.3. Sự phân bố Đề trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh………... ...73
2.2.3.1. Đề ngữ đơn trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh……………..73
2.2.3.2. Đề ngữ đa trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh. ……………...74
2.2.4. Các mẫu phát triển Đề phát triển trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………....75
2.2.4.1. Mẫu Đề liên tục (Constant Theme Pattern)…………………………75



6

2.2.4.2. Mẫu Đề ngữ theo đường thẳng (The Linear Theme Pattern)……….76
2.2.4.3. Mẫu Thuyết tách (Split Rheme Pattern)………………………….....77
2.2.4.4. Mẫu Đề phái sinh (Derived Themes)…………………………….....78
2.2.4.5. Các loại đề ngoại vi .………………………………………………..79
2.2.5. Đề và phương thức diễn ngôn………………………………………...80
2.2.6. Cách thức phát triển trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh………80
2.3. Điểm (sự phân bố Thông tin Mới)………………………………………85
2.3.1. Mẫu phát triển Thông tin Mới………………………………………...87
2.3.2. Sự phân bố Thông tin Mới trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh ………………………………………………………………...88
2.4. Chủ ngữ và Tình thái trách nhiệm………………………………………92
2.4.1. Chủ ngữ và nghĩa liên nhân……………………………………...........92
2.4.2. Vị trí của Đề ngữ và Chủ ngữ trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh ………………………………………………………………...94
2.5. Nhận xét về sự tương đồng và dị biệt trong các văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………… 96
2.5.1. Sự tương đồng và dị biệt của các phương thức liên kết trong văn bản
tin tiếng Việt và tiếng Anh…………………………………………………..96
2.5.1.1 Các điểm tương đồng……………………………………………......96
2.5.1.2. Các điểm dị biệt …………………………………………………….96
2.5.2. Sự tương đồng và dị biệt của Đề ngữ trong các văn bản tin
tiếng Việt và tiếng Anh …………………………………………………….101
2.5.2.1. Những điểm tương đồng …………………………………………. 101
2.5.2.2. Những điểm dị biệt…………………………………………….......101
2.5.3. Sự tương đồng và dị biệt về sự phân bố Thông tin Mới trong
văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh………………………………………...104
2.5.3.1.Các điểm tương đồng………………………………………………104



7

2.5.3.2. Các điểm dị biệt……………………………………………………105
2.5.4. Sự tương đồng và dị biệt của chủ ngữ và Tình thái trách nhiệm trong
văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh………………………………………...106
2.5.4.1. Các điểm tương đồng………………………………………….......106
2.5.4.2. Các điểm dị biệt……………………………………………………107
2.6. Tiểu Kết………………………………………………………………..108
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CHỨC NĂNG HÌNH THÀNH TÍNH
VĂN BẢN TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1. Các chức năng hình thành tính văn bản trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………..111
3.2. Ẩn dụ tư tưởng ……………………………………………………….121
3.2.1. Danh hóa trong tiếng Việt…………………………………………...121
3.2.2. Danh hóa trong tiếng Anh…………………………………………...123
3.2.3. Các hình thức danh hóa trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………..126
3.3. Ẩn dụ liên nhân (Tình thái trách nhiệm)……………………………....130
3.3.1. Tình thái trong tiếng Việt……………………………………………133
3.3.2. Tình thái trong tiếng Anh……………………………………………134
3.3.3. Siêu chức năng liên nhân trong cú khi cú là một sự trao đổi………..135
3.3.4. Thức, nghĩa liên nhân và không khí diễn ngôn trong văn bản tin
tiếng Việt và tiếng Anh ……………………………………………………137
3.3.5.Các trường hợp dùng tình thái khác …………………………………142
3.4. Ẩn dụ văn bản………………………………………………………….144
3.4.1.Ẩn dụ văn bản là quan hệ liên kết nội bộ.……………………………144
3.4.2.Các kết tố (liên từ) trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh……….144
3.5. Nhận xét vế các điểm tương đồng và dị biệt của các hình thức
ẩn dụ văn bản trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh…………………..146



8

3.5.1. Các điểm tương đồng………………………………………………..146
3.5.2. Các điểm dị biệt……………………………………………………...147
3.6.Tiểu kết …………………………………………………………….......149
Chương 4: ỨNG DỤNG TÍNH VĂN BẢN TRONG THỰC TIỄN DẠY
VIẾT, DỊCH VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIỀNG ANH
4.1. Dạy viết văn bản tin tiếng Việt và văn bản tin tiếng Anh…………......151
4.1.1. Cấu trúc Đề-Thuyết trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh…….151
4.1.2. Phần dẫn nhập như là cách thức phát triển văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh …………….............................................................................158
4.1.3. Các siêu chức năng trong dạy viết văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………..167
4.1.4. Phương thức liên kết chủ đề trong văn bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh….............................................................................................169
4.1.5. Tính văn bản trong văn bản tin tiếng Anh cho phát thanh
và truyền hình ……………………………………………………………...171
4.1.6. Tiếp cận và nhận dạng văn bản tin tiếng Anh ..…………………......175
4.1.7. Ẩn dụ tư tưởng trong việc đơn giản hóa một văn bản tin tiếng Anh...177
4.1.8. Ẩn dụ tư tưởng trong việc rút gọn một văn bản tin tiếng Anh ………179
4.2. Tính văn bản trong dịch thuật …………………………………………181
4.2.1. Dịch văn bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Anh………………………186
4.2.2. Dịch văn bản tin từ tiếng Anh sang tiếng Việt …………..………….187
4.3.Tiểu kết ………………………………………………………………...188
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….190
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ…………………….195
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..196
CHÚ GIẢI VỀ NGUỔN XUẤT XỨ TƯ LIỆU……………………….....210

CÁC PHỤ LỤC…………………………………………………………...215


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Kết cấu của văn bản tin…………………………………………...18
Hình 1.2. Mô hình giao tiếp của Jakobson…………………………………..21
Hình 1.3. Quá trình thông tin giao tiếp……………………………………....21
Hình 1.4. Các nguồn tạo tính văn bản…………………………………….....41
Hình 1.5. Văn cảnh là hình thức nội dung của ngôn ngữ …………………...46
Hình 1.6. Hệ thống tương tác giữa ngữ cảnh, ngữ pháp-từ vựng, và ngữ nghĩa
diễn ngôn…………………………………………………….........................48
Hình 2.1. Sự phát triển của Vĩ đề, Đề, Thông tin Mới………………………87
Hình 2.2. Sự tương tác phát triển của Siêu Đề, Thông tin Mới……………...87
Hình 2.3. Tỉ lệ xuất hiện các đại từ trong văn bản tin tiếng Việt và văn bản
tin tiếng Anh ………………………………………………………………...98
Hình 2.4. Tỉ lệ xuất hiện các hình thức Đề trong văn bản tin tiếng Việt
và văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh …………………………………….103
Hình 3.1. Tỉ lệ Danh hóa trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh............148
Hình 4.1.Giản đồ văn bản tin………………………………………………152


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các siêu năng và khúc xạ của chúng trong ngữ pháp………….....22
Bảng 1.2. Mối tương quan mô hình tương tác, các siêu chức năng và ngữ

vực…………………………………………………………………………...24
Bảng 1.3. Thông tin Mới và Thuyết…………………………………………31
Bảng 1.4. Sự xuất hiện của Đề ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh………….33
Bảng 1.5. Sự tương ứng của siêu chức năng và cú……………………….....38
Bảng 1.6. Sự hiện thức hóa không đánh dấu đối với hệ thống ngữ nghĩa diễn
ngôn trong ngữ pháp-từ vựng………………………………………………..45
Bảng 2.1.Sự tương ứng giữa phương thức liên kết và
hệ thống ngữ nghĩa…………………………………………………………..53
Bảng 2.2. Một số mẫu quy tắc trong tương tác xuyên qua các tầng………...68
Bảng 2.3. Các hình thức Đề ngữ trong các cú tiếng Việt và tiếng Anh……..70
Bảng 2.4. Thống kê độ dài của câu tiếng Việt………………........................89
Bảng 2.5. Thống kê độ dễ / khó đọc của câu tiếng Anh……………………..91
Bảng 2.6. Đề ngữ và Chủ ngữ trong văn bản tin tiếng Việt…………………94
Bảng 2.7. Đề ngữ và Chủ ngữ trong văn bản tin tiếng Anh……………........95
Bảng 2.8. Tần số xuất hiện của đại từ tiếng Việt……………………………97
Bảng 2.9. Tần số xuất hiện của đại từ tiếng Anh……………………………97
Bảng 2.10. Thống kê độ phong phú từ 1000 văn bản tin tiếng Việt
và 1000 văn bản tin tiếng Anh……………………………………………...100
Bảng 2.11. Đề ngữ trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh……………..102
Bảng 2.12. Tần số các hình thức Đề ngữ trong các cú VBT tiếng Việt
và tiếng Anh………………………………………………………………..103
Bảng 2.13. Các hình thức tình thái trong tiếng Anh………………………..108


11

Bảng 3-1. Vai trò của danh hóa, tình thái trách nhiệm, và quan hệ
liên kết nội bộ ………………………………………………………….......115
Bảng 3.2. Danh hóa trong tiếng Anh……………………………………… 124
Bảng 3.3. Hiện thực hóa ẩn dụ và phù hợp với nghĩa kinh nghiệm………. 129

Bảng 3.4. Sự hiện thực hóa ẩn dụ và phù hợp với nghĩa liên nhân………...132
Bảng 3.5. So sánh việc sử dụng siêu chức liên nhân và kinh nghiệm…….. 137
Bảng 3.6. Siêu chức năng kinh nghiệm và liên nhân trong ngôn ngữ
của đơn từ, quảng cáo và thông báo……………………………………......137
Bảng 3.7. So sánh danh hóa trong tiếng Việt và tiếng Anh………………...147
Bảng 3.8. Danh hóa trong văn bản tin tiếng Việt…………………………. 148
Bảng 3.9. Danh hóa trong văn bản tin tiếng Anh…………………………. 148
Bảng 4.1. Cách đưa tin một văn bản tin tiếng Việt………………………...155
Bảng 4.2. Cách đưa tin một văn bản tin tiếng Anh………………………...156
Bảng 4.3. Cách đưa tin một văn bản tin phát thanh truyền hình tiếng Việt..172
Bảng 4.4. Cách đưa tin một văn bản tin phát thanh truyền hình tiếng Anh..172


12

DANH SÁCH ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH
DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Biến thái

modulation

Cá thể ngoại vi

peripheral token

Cá thể quan yếu

relevant token

Cách thức phát triển


method of development

Cấu trúc bộ phận

modularity

Cấu trúc diễn ngôn

discourse structure

Cấu trúc túc từ đồng nguyên

the cognate object construction

Chủ đề

topic

Chuỗi kết hợp quy chiếu

reference chain

Chuỗi từ vựng kế tiếp nhau

lexical string

Chuyển tác

transitivity


Cú pháp

syntax

Đề (ngữ)

theme

Đề đa

mutiple-theme

Đề đơn

single-theme

Đề hóa

thematization

Đích thể

goal

Dịch vụ

service

Điểm


point

Đóng gói (thông tin)

pack

Đồng quy chiếu

co-reference

Dụng pháp

pragmatics

Giá trị

valeur

Hạ danh

hyponym


13

Hành thể

actor


Hệ thống liên từ

conjunction & continuity

Hệ thống nhận dạng

identification

Hệ thống thương thuyết

negotiation

Hệ thống tư tưởng

ideation

Hồi chỉ

anaphora

Không khí diễn ngôn

tenor

Khứ chỉ

cataphora

Khuyến nghị


proposal

Kinh nghiệm & logic

experiential & logical

Liên nhân

Interpersonal

Lược bỏ tích cực

positive omission

Mẫu tương tác

interaction pattern

Mở gói (thông tin)

unpack

Mối quan hệ nghĩa

meaning relation

Ngoại chỉ

exophora


Ngữ nghĩa diễn ngôn

discourse semantics

Ngữ pháp từ vựng

lexico-grammar

Ngữ vực

register

Nội chỉ

endophora

Phân danh

meronym

Phi cấu trúc

non-structural

Phóng chiếu

projecting

Phương thức cú pháp


syntactic mode

Phương thức diễn ngôn

mode

Phương thức thông báo dụng pháp pragmatic communicative mode languages
Quá trình

process


14

Quá trình tinh thần

metal process

Quá trình vật chất

material process

Siêu đề

hyper-theme

Siêu thông tin Mới

hyper-new


Sự mạch lạc

coherence

Sự tương tác

interaction

Tham tố

participant

Thông tin Mới tổng quát

macro-new

Thông tin mới

new

Thượng danh

superordinate

Tính cấu trúc

structural

Tính không tiết kiệm


non-parsimonious

Tính liên kết

cohesive harmony

Tình thái hóa

modalization

Tính văn bản :

texture

Trách nhiệm tình thái

modal responsibility

Trung gian

medium

Trường

field

Tư tưởng & liên kết

ideational & cohesive


Văn bản

textual

Vĩ đề

macro-theme


15

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ thông tin trong
mọi hình thức báo chí ở Việt Nam. Một trong những điều đặc biệt có thể thấy
rõ là lượng thông tin báo chí từ nước ngoài đổ vào Việt nam là khá lớn, đặc
biệt là các tin bằng tiếng Anh. Cùng với sự lớn mạnh của báo chí trong nước,
ảnh hưởng của báo chí nước ngoài đối với công tác truyền thông ở Việt Nam
là một điều hầu như không còn phải bàn cãi. Tuy nhiên có những tương đồng
lẫn dị biệt về nội dung và hình thức của cả hai luồng báo chí này, trong đó có
khía cạnh về mặt ngôn ngữ.
Về mặt lý thuyết, cách truyền đạt thông tin nói chung và báo chí nói
riêng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Về mặt thực tế, người Việt
Nam ngày càng có nhu cầu quan tâm nhiều hơn đến thời sự thông qua báo chí
tiếng Việt và tiếng Anh. Để đáp ứng nhu cầu này, các báo chí tiếng Việt cũng
càng ngày càng cập nhật tin tức để có thể theo kịp với đà phát triển của báo
chí nước ngoài nói chung và báo chí nước ngoài viết bằng tiếng Anh nói
riêng.
Trong bối cảnh như vừa nêu trên, chúng tôi chọn văn bản tin (VBT) của
cả tiếng Việt và tiếng Anh làm đối tượng nghiên cứu của mình vì những lý do

sau:
1.1. Thứ nhất, chúng tôi muốn đúc rút và đưa ra một mô hình lý thuyết về mặt
ngôn ngữ, dựa trên các khái niệm của lý thuyết ngữ pháp chức năng và phân
tích diễn ngôn, mà người làm báo thường dựa vào đó để viết các VBT, làm cơ
sở ứng dụng vào việc dạy viết, dịch các VBT được hiệu quả hơn.
1.2. Thứ hai, chúng tôi muốn khảo sát, tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ ngữ pháp
trong tiếng Anh như là một phương tiện để hình thành các VBT. Còn trong
tiếng Việt, có thể nói các ẩn dụ ngữ pháp như tư tưởng (ẩn dụ kinh nghiệm) là


16

tương đương với việc danh hóa các từ loại khác; ẩn dụ liên nhân là trách
nhiệm tình thái và ẩn dụ văn bản là liên kết nội bộ.
1.3. Thứ ba, thông qua so sánh đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của các đơn
vị thông tin, cụ thể ở đây là các mẩu tin tức, luận án đưa ra một số đề nghị cho
việc chuyển mã ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp báo chí. Việc so sánh đối chiếu
giữa các VBT tiếng Việt và tiếng Anh trong bối cảnh tiếng Anh là một ngôn
ngữ phổ biến trên phạm vi toàn thế giới còn tiếng Việt ngày càng được nhiều
người trên thế giới học tập và nghiên cứu, sẽ rất hữu ích cho việc dạy viết và
dịch các VBT của tiếng Việt và tiếng Anh .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo khảo sát của Dương Văn Quảng [47, tr.55-60], Dương Xuân Sơn
[54, tr.9-11], Connor [91, tr.82], Van Dijk [165, tr.5-15], việc nghiên cứu
VBT được giới báo chí và giới ngôn ngữ học thực hiện như sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản tin của giới báo chí
Ở thế kỷ XIX, các phương tiện truyền thông đại chúng còn chưa phát
triển như bây giờ. Nói đến báo chí, mọi người thường liên tưởng ngay đến
thời sự và thông tin. Nhưng khi nghiên cứu nó như một đối tượng của ngôn

ngữ học thì vấn đề không đơn giản như vậy. Các nhà nghiên cứu báo chí nói
chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng chưa tiếp cận báo chí một cách hiệu quả
vì họ không xác định rõ đối tượng nghiên cứu. Cho đến bây giờ đã có một số
định nghĩa về ngôn ngữ báo chí. Nhưng những định nghĩa này chỉ là tập hợp
các khái niệm không đồng nhất và không khái quát được các đặc trưng của
đối tượng nghiên cứu. Và như thế, VBT có thể là một mẩu tin, một bài tường
thuật trên báo nói (đài phát thanh), báo hình (truyền hình) hoặc trên báo in,
cung cấp các thông tin mới về các sự việc đã xảy ra.


17

2.1.1.Các loại hình báo chí
Báo chí thường được chia ra các loại hình: báo in, báo nói (phát thanh),
báo hình (truyền hình), báo điện tử trên mạng Internet, hoặc mạng Intranet
(mạng nội bộ); đây đều là các loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển báo chí, các thể loại cũng được hình
thành và xác lập, phù hợp với nội dung, mục đích và tôn chỉ hoạt động. Mỗi
thể loại có những đặc thù riêng, chỉ rõ tính chất ổn định của thể loại báo chí.
Việc phân chia nhóm và thể loại báo chí hiện nay trên thế giới còn nhiều
ý kiến khác nhau. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhóm thể loại báo
chí được chia như sau:
1. Nhóm thể loại Tin – thông tấn: nhóm này tái tạo lại những khía cạnh
của thực tế đã được quan sát trực tiếp, bao gồm các tin ngắn, phóng sự, tường
thuật, ghi nhanh.
2. Nhóm thể loại Chính luận – khoa học: nhóm này là thể loại phản ánh
bản chất của hiện thực khách quan, sử dụng các phương pháp nhận thức logic
để có thể đưa ra bức tranh chung cho cuộc sống. Nhóm này gồm các bài thông
tấn, bài báo, bài tổng thuật, điểm báo, bình luận.
3. Nhóm thể loại Chính luận – nghệ thuật: nhóm này có đặc trưng là sự

tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn về mặt lý luận và các phương
pháp biểu hiện mang tính nghệ thuật như ký, tiểu phẩm, châm biếm đả kích.
4. Nhóm thể loại Đối thoại: nhóm này thực chất là những cuộc đối thoại,
trao đổi giữa nhà báo với công chúng được tái tạo lại theo thể chính luận gồm
phỏng vấn, đối thoại chính luận.
5. Nhóm thể loại Phê bình và điểm sách báo, văn học nghệ thuật, khoa
học văn hóa: đây là nhóm đặc biệt, cũng được coi như những thể loại báo chí,
là sự tái tạo hiện thực một lần nữa như phê bình và giới thiệu sách, điểm báo
và bình luận theo từng đề tài về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật văn hóa,


18

văn học. Những bài viết này thường đề cập các hiện tượng, hiện thực của đời
sống tinh thần xã hội. Những bài viết ở thể loại này cần có phương pháp thích
hợp để phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật.
Qua hoạt động thực tiễn ở nước ta hiện nay, có thể chia các thể loại báo
chí làm ba nhóm chủ yếu:
1. Nhóm thông tấn gồm có các dạng tin (tin vắn, tin đi sâu, tin tổng hợp,
tin bình luận..), tường thuật, phỏng vấn (đối thoại, độc thoại, tọa đàm…). Các
tin này được đặc trưng bởi cái mới của sự kiện, hiện tượng được phản ánh.
Nhóm này có đặc điểm là thông báo, phản ánh nhanh chóng, kịp thời những
sự kiện, sự việc, hiện tượng vừa mới xảy ra trong thực tế. Với tính thời sự
cao, nhóm này phù hợp với tính chất của báo chí là tính độc đáo, mới mẻ, sắc
sảo, kịp thời. Chính do tính thời sự cao, mà nhóm này chỉ thông tin sự kiện,
chứ không nhất thiết phải phân tích đánh giá, nhận xét hoặc bình luận sâu sắc
về sự kiện, vấn đề được thông tin.
2. Nhóm chính luận (nghị luận) gồm các thể loại như xã luận, bình luận,
chuyên luận, luận văn truyên truyền, bài phê bình, điểm báo, bình chú. Đặc
điểm chung của nhóm này là trên cơ sở các tư liệu, dữ kiện, sự kiện, hiện

tượng, quá trình để phân tích, bình luận đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó,
đưa ra một kết luận có tình khái quát giúp công chúng nhận thức vừa bằng lý
trí vừa bằng tình cảm. Nội dung của nhóm chính luận là sự thật được coi là
những luận cứ từ đó phát triển thành luận chứng (lý lẽ). luận chứng phải phát
xuất từ luận cứ và gắn bó với luận cứ. Do các tác phẩm thuộc nhóm này là
hình thức cung cấp cho công chúng lý lẽ để hiểu sự thật, cho nên thông tin lý
lẽ là tính vượt trội của nhóm chính luận.
3. Nhóm chính luận nghệ thuật gồm có ký (phóng sự, bút ký, ký sự, ký
chân dung, ký chính luận, tiểu phẩm, câu chuyện báo chí. Đặc điểm của nhóm
này là sự kết hợp uyển chuyển, tự do giữa các yếu tố chính luận (tư liệu, sự


19

kiện lý lẽ - luận cứ, luận chứng, luận điểm) với yếu tố văn nghệ (hình ảnh,
cảm xúc, thái độ, khái quát...) nhằm phản ánh và giải quyết vấn đề. Tình trội ở
nhóm chính luận nghệ thuật là thông tin thẩm mỹ. Tuy nhiên, do đặc điểm
bao trùm của báo chí là thông tin sự kiện, cho nên nhóm này ít nhiều cũng
mang đặc điểm của nhóm thông tấn và nhóm chính luận.
Việc phân chia ba nhóm thể loại báo chí như trên chỉ mang tính tương
đối, vì trong mỗi nhóm đều mang đặc điểm của cả hệ thống thể loại, đều có sự
kết hợp giữa thông tin sự kiện, thông tin lý lẽ và thông tin thẩm mỹ. Các thể
loại được hình thành trong các nhóm khác nhau đều có chung một đặc điểm
nào đó làm nên đặc điểm chung của nhóm. Việc phân chia thành nhóm lớn và
các thể loại báo chí đều dựa theo nguyên tác tính trội trong khả năng thông tin
của từng thể loại và nhóm.
Trong các thể loại báo chí, không có một thể nào tồn tại bất biến. Các thể
loại đang thay đổi theo chiều hướng chung của thời đại. Cùng với sự vận
động và phát triển ấy sẽ luôn xuất hiện các thể loại mới và sẽ có những thể
loại bị đào thải hoặc ít sử dụng, vì không còn đáp ứng được nhu cầu chung

của thực tiễn. Báo chí là một hiện tượng xã hội, luôn nằm trong sự vận động
và phát triển theo quy luật. “Báo chí xuất hiện do nhu cầu của xã hội [16,
tr.28].”
2.1.2. Hành ngôn của báo chí
Bút pháp báo chí ngày càng nhắm vào việc dùng từ đặt câu sao cho
chuẩn xác và triển khai một cách viết ngày càng dễ đọc hơn. Hohenberg rất
coi trọng khía cạnh ngôn ngữ trong khi bàn về ngôn ngữ báo chí. Ông cho
rằng không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ trong ngành truyền
thông. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần
chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không thể hạ giá ngữ pháp vì trình độ
ngữ pháp của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả


20

hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng
đối với quần chúng [33, tr.73]. Như vậy sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc
bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Từ đó, chúng ta thấy rõ rằng sự kiện và tính
chuẩn xác phải luôn đi đôi với nhau trong các VBT. Vì thế vấn đề sử dụng
ngôn ngữ có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin
báo chí, và cũng vì thế ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ
văn hóa chuẩn mực.
Trong các tài liệu viết về báo chí, có nhiều ý kiến khác nhau về cách đưa
tin: báo chí là các thông tin từ những cứ liệu có thực diễn ra trong hiện thực
khách quan, mang thông tin phản ánh sự kiện, quá trình của đời sống xã hội
một cách chính xác, trung thực, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng,
có thái độ tích cực đối với cuộc sống [55, tr.45]. Tin tức báo chí là câu chuyện
đầy đủ về các sự kiện mà công chúng quan tâm [86, tr.31]. Báo chí hoàn toàn
ảnh hưởng tới suy nghĩ của độc giả, cho nên báo chí phải là công cụ có sức
mạnh để phục vụ công chúng và phải có trách nhiệm cụ thể: nói chính xác,

độc lập và công bằng [96, tr.112].
Cần chú ý rằng khi đọc báo để lấy thông tin, độc giả cốt tìm chi tiết
thông tin mà họ cần. Cách viết chỉ chiếm vị trí thứ hai và không quan trọng
đối với người xem. Do vậy hiếm khi người ta đọc một bài báo từ đầu đến
cuối, họ chỉ đọc một số hàng hoặc đoạn nào đó mà vẫn có ấn tượng là đã xem
hết cả tờ báo. Nói cách khác, độc giả chỉ đọc những gì mà họ quan tâm trong
một bài báo, và khi đọc xong những gì đáng quan tâm, họ cho là đã đọc trọn
bài báo.
Bên cạnh đó, chuẩn mực ngôn ngữ luôn là vấn đề lớn trong ngôn ngữ
học. Nó được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu ngôn ngữ học ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam. Thế nhưng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí nói riêng và
ngôn ngữ báo chí nói chung thì lại là một địa hạt rất mới mẻ ở Việt Nam.


21

Ngoài ra, vấn đề định lượng và định tính cũng hết sức quan trọng trong
ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ của phong cách thông tấn báo chí chủ yếu là
ngôn ngữ thông tin sự kiện. Cho nên ngôn ngữ thông tin phải là “ngôn ngữ
định lượng” chứ không phải định tính [51, tr.67-68]. Mọi diễn đạt của VBT
đều phải bằng một hình thức cô đúc ngắn gọn nhất, truyền tải được một lượng
thông tin tối đa.
2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tin của giới ngôn ngữ học
Phân tích cấu trúc của VBT là phân tích các khía cạnh diễn ngôn của
VBT. Phân tích diễn ngôn là một lĩnh vực nghiên cứu mới, liên ngành có liên
quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác, trong đó có ngôn ngữ học. Sự
phát triển của ngành diễn ngôn hiện đại bắt đầu từ cuối những năm 1960, mặc
dù trước đó hơn 2000 năm, Aristotle đã đề cập đến cấu trúc diễn ngôn và chỉ
ra sức thuyết phục của nó khi dùng trong các bài viết cho công chúng.
Trong các ngành phân tích diễn ngôn xuất hiện vào những năm 1960, có

một ngành mang tính ngôn ngữ nhiều hơn, chú trọng đến phần lớn các văn
bản là ngôn ngữ học văn bản. Ngành này phát triển ở lục địa Châu Âu, chủ
yếu là ở miền Tây và Đông nước Đức và các quốc gia lân cận. Trong ngôn
ngữ học văn bản, các thuộc tính về cú pháp [như đại từ, quán từ bất định và
xác định, trạng ngữ, từ nối; các hiện tượng như tiền giả định, tính mạch lạc,
và đề tính (topicality)], ngữ nghĩa không giới hạn ở câu mà mang đặc tính của
các cú kế tiếp nhau, câu hoặc toàn bộ văn bản.
2.2.1.Ngôn ngữ học hệ thống
Mặc dù nhìn quan điểm có khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học như
Halliday và Hasan (1976) cũng có những điểm tương tự. Chịu ảnh hưởng của
trường phái ngôn ngữ học Praha, Halliday đã phát triển hình thức ngôn ngữ
học hệ thống và đặt trọng tâm vào nội dung diễn ngôn. Halliday cho rằng
ngôn ngữ có ba chức năng chính: chức năng tư tưởng (chức năng diễn tả nội


22

dung), chức năng liên nhân (diễn tả thái độ người nói hoặc người viết), và
chức năng văn bản (chức năng tạo một văn bản, giúp người nói hoặc người
viết tổ chức ngôn bản hoặc văn bản sao cho có nghĩa trong văn cảnh và thực
hiện chức năng thông điệp).
Ngôn ngữ học hệ thống của Halliday đã có một ảnh hưởng lớn đối với
việc phân tích văn bản, và phổ biến nhất là việc áp dụng lý thuyết về liên kết,
do lý thuyết này giúp cho việc nhận biết các mối liên hệ giữa các câu được dễ
dàng. Các đóng góp khác của Halliday là việc nghiên cứu ngữ vực và siêu
diễn ngôn (metadiscourse). Kế đó là Martin (1993) với các đóng góp quan
trọng về lý thuyết và thực tiễn liên quan các mối liên hệ giữa ngôn ngữ, ngữ
vực, thể loại và tư tưởng. Công trình “English text” của Martin định hướng
các nghiên cứu trong tương lai đối với ngôn ngữ học hệ thống. Luận án này
dựa chủ yếu vào công trình của ông.

Có nhiều hướng của ngôn ngữ học hiện nay tập trung vào câu, nhưng về
mặt lý thuyết ngôn ngữ, người ta ngày càng chấp nhận một cách mô tả ngôn
ngữ có hệ thống kết hợp với các hình thức diễn ngôn. Và như vậy, trong
những năm gần đây, ngữ pháp văn bản, một nhánh của ngôn ngữ học văn bản
đã cùng hòa quyện với ngành phân tích diễn ngôn, góp phần vào phân tích
diễn ngôn truyền thông và làm rõ cấu trúc văn bản của VBT.
2.2.2. Ngôn ngữ học hệ thống trong văn bản tin
Thể loại tin tức là thể loại tiêu biểu nhất cho phong cách báo chí, xét trên
nhiều bình diện. Tuy nhiên việc nghiên cứu những đặc điểm của ngôn ngữ
báo chí nói chung, đặc điểm của VBT nói riêng, dựa trên lý thuyết ngữ pháp
chức năng, vận dụng cấu trúc Đề-Thuyết, vẫn đang là một đề tài mở mà thành
tựu về chúng chưa nhiều. Do vậy việc tiếp tục làm rõ thêm một số đặc điểm
ngôn ngữ, đặc biệt là việc vận dụng các tri thức của ngành diễn ngôn để tiếp
cận cũng là một việc cần làm và rất có ích. Nội dung của thể loại VBT bao


23

trùm hầu hết các phương diện của đời sống, với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút
pháp linh hoạt dễ cuốn hút người đọc.
Ở cấp độ ngôn ngữ học, báo chí không thể chỉ sử dụng lý thuyết ngôn
ngữ học về câu, vì những lý thuyết này không cho người ta vượt khỏi giới hạn
câu để nghiên cứu lĩnh vực hành ngôn trong đó câu không còn là giới hạn
cuối cùng mà ngược lại nó trở thành đơn vị nhỏ nhất [47, tr.60].
Điều rõ ràng là trong phân tích hoạt động ngôn ngữ nói chung và ngôn
ngữ báo chí nói riêng, ngữ dụng luôn gắn bó với cú pháp và ngữ nghĩa. Cho
nên cần tính đến những hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến các hoạt động
giao tiếp như trực chỉ (deixis), đề hóa (thematization), tự quy chiếu
(autoreference), tình thái (modalities). Chính những hiện tượng ngôn ngữ này
cho phép xác định được đâu là nguồn thông tin; biết được ai nói với ai; bài

báo viết trong điều kiện nào; và hiểu được những ẩn ý trong hành ngôn của
báo chí.
Gần đây, một số công trình nghiên cứu so sánh ngôn ngữ của VBT [31],
[35], cũng vận dụng ngữ pháp chức năng để so sánh đối chiếu ngôn ngữ trong
các phóng sự báo in bằng tiếng Việt và tiếng Anh, dùng cơ sở là khung lý
thuyết cú: siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu chức
năng văn bản, hoặc dựa trên ngữ pháp chức năng để nghiên cứu diễn ngôn
trên tư liệu báo chí tiếng Việt và tiếng Anh hiện đại.
Mặc dù đã có một số công trình như trên, nhưng cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào đi sâu vào đặc điểm ngôn ngữ về tính văn bản của VBT, trong
đó liệt kê và giải thích sự kết hợp của các siêu chức năng ngôn ngữ với hệ
thống và quy trình ngôn ngữ như là nguồn tạo tính văn bản. Vì thế luận án của
chúng tôi có thể được xem là một cố gắng mở đầu cho việc nghiên cứu tính
văn bản để ứng dụng dạy viết, dịch các VBT.


24

3. Mục đích và ý nghĩa
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là để làm rõ các đặc điểm ngôn ngữ
của báo chí, cụ thể là của các VBT, dựa trên tư liệu báo chí tiếng Việt, có so
sánh đối chiếu với tiếng Anh. Trong quá trình nghiên cứu, luận án tập trung
vào việc phân tích diễn ngôn, đưa ra một mô hình lý thuyết, kết hợp so sánh
đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ qua việc phân tích các đặc trưng về ngữ
pháp-từ vựng (lexico-grammar) trong đó có bàn đến thức (mood), chuyển tác
(transtivity), đề ngữ (theme), và các đặc trưng về ngữ nghĩa diễn ngôn
(discourse semantics) gồm có các mối quan hệ liên tố, các hình thức quy
chiếu và liên kết từ vựng, và đặc trưng dụng học.
Với mục đích nêu trên, luận án hướng đến việc mô hình hóa cách viết

một VBT dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng, trong đó luận án chú trọng
đến đặc điểm ngôn ngữ là tính văn bản (texture). Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu, luận án sẽ thẩm định lại sự ứng dụng của việc mô hình hóa trong
phương pháp viết một VBT, nhận dạng một VBT, cách rút gọn cũng như đơn
giản hóa một VBT. Luận án cũng đề cập đến phương pháp chuyển dịch từ
tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
3.2. Ý nghĩa của luận án
3.2.1. Về phương diện lý luận
Luận án dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống liên quan đến
cấu trúc văn bản, chú trọng vào chính văn bản hơn là cú. Nếu Halliday (1985)
dựa trên sự đối lập giữa ngữ pháp và phương thức liên kết, thì Martin [126,
tr.1] dựa chính vào sự đối lập giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Luận án là một cố gắng đi theo hướng nghiên cứu này của Martin, sẽ
ứng dụng ngữ pháp chức năng để phân tích các VBT tiếng Anh – một ngôn
ngữ biến hình và tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập. Thông qua phân tích


×