Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.38 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THANH NGUYỆN






ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ
(TRÊN CỨ LIỆU BÁO BÌNH DƯƠNG)



CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5.04.08



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trònh Sâm









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2004


MỞ ĐẦU

0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong vài thập niên gần đây ngôn ngữ báo chí mới được thừa nhận là một phong
cách chức năng trong hệ thống phong cách chức năng tiếng Việt. Do đó, những thành tựu
nghiên cứu về lónh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, hơn một thế kỷ nay,
ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng đang có
bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện
thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong
việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một tổ chức chính trò, xã hội, trong việc góp
phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đính
giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, về
tuổi tác, về giới tính, v.v…), báo chí đã sử dụng đường kênh ngôn ngữ như một hệ đa chức
năng: không chỉ để thông tin mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lónh
vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới
lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. Mặt khác, báo chí là một phương
thức giao tiếp khá đặc biệt. Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ ngôn tức độc
giả không đồng thời có mặt, không có các hành vi giao tiếp kèm lời (cử chỉ, nét mặt,
v.v…), cũng không có ngữ cảnh giao tiếp. Mọi thông tin - hay nói khác là hoạt động giao
tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, ngôn ngữ báo chí có những yêu cầu

rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực (để người thụ ngôn hiểu và
hiểu đúng thông tin).
Tuy nhiên, trên hầu hết các báo hiện nay, người ta có thể tìm thấy khá nhiều
những lỗi dùng từ, những lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất mơ hồ về nghóa,
v.v… Thậm chí có những bài mà cách tổ chức văn bản không phù hợp với đặc điểm phong
cách chức năng. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông tin và tất nhiên
là ảnh hưởng đến nhận thức, thẫm mỹ và cả khả năng ngôn ngữ của người đọc.
Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các văn bản báo chí hiện nay, tìm ra
nguyên nhân và hướng khắc phục những lỗi sai sót thường gặp là mục tiêu ban đầu để
chúng tôi đi đến lựa chọn đề tài “ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC VĂN BẢN BÁO
CHÍ” (trên cứ liệu báo viết Bình Dương). Qua đó, trong một chừng mực nhất đònh, luận
văn sẽ trình bày những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí, góp thêm những ý
kiến về việc chuẩn hóa ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và
báo chí nói riêng.
0.2. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ được dùng trong phong cách báo chí tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết
trên các phương tiện in ấn (báo viết), phát thanh (báo nói) và truyền hình (báo hình).
Nhưng như giới hạn đã nêu ở đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là cứ liệu ngôn
ngữ trên báo viết và chỉ với báo viết ở Bình Dương từ năm 1997 (thời điểm tái lập tỉnh)
đến nay. Trong quá trình xem xét, luận văn cũng sử dụng một số cứ liệu ngôn ngữ trên
các báo viết tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích đối chiếu so sánh để làm rõ hơn
những vấn đề nêu ra có liên quan.
0.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Có nhiều vấn đề cần nói về việc sử dụng ngôn ngữ trên báo hiện nay. Tuy nhiên,
trong phạm vi có thể, luận văn chủ yếu nghiên cứu đặc điểm chung của phong cách ngôn
ngữ báo chí, cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm và chữ viết, từ vựng,
ngữ pháp), và cách thức tổ chức ngôn ngữ trên văn bản một số thể loại tin tức, bình luận,
ký, tiểu phẩm,v.v. Đối với thể loại quảng cáo, dù chiếm một số trang đáng kể trên các
báo hiện nay nhưng vì nó có những đặc thù riêng (về đối tượng, về mục đích) nên người

viết chỉ đề cập đến ở tiểu mục nhận diện thể loại, chứ không xem nó là đối tượng khảo
sát.
0.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
0.3.1. Nội dung nghiên cứu
Phần đầu luận văn tập trung trình bày những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn
ngữ báo chí. Đây là những quan điểm đã được công bố trong các công trình nghiên cứu
về phong cách học tiếng Việt, trong các tài liệu hội thảo khoa học những năm gần đây.
Trên cơ sở lý luận chung này, luận văn tiến hành khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trên báo
viết Bình Dương. Như đã nói, ngôn ngữ báo chí là một ngôn ngữ giao tiếp khá đặc biệt.
Do vậy, các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được khảo sát không chỉ đặt trong hệ
thống để xem xét mà còn phải được luận giải bằng những tri thức liên ngành như ngôn
ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngữ dụng học,v.v. Vấn đề tổ chức văn bản của các
thể loại cũng là một nội dung người viết quan tâm. Trong thời đại thông tin, phong cách
báo chí là phong cách của ngôn ngữ sự kiện, cho nên văn bản trên báo phải được tổ chức
sao cho trong một thời lượng, một số lượng tối thiểu các phương tiện biểu đạt có thể chứa
đựng được một lượng thông tin tối đa.
Những bất cập trong việc sử dụng ngôn ngữ trên các báo được chọn làm cứ liệu
nêu ra trong luận văn (ở chương hai) không nhằm mục đích phê phán. Mà trên cơ sở thực
tế này, những giải thuyết được đề nghò (ở chương ba) là nhằm nâng cao hiệu quả cho
việc sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.
0.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát đăïc điểm ngôn ngữ trong khi hành chức với phạm vi nội dung như trên là
công việc đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp. Ngoài những thủ pháp quen thuộc
như quan sát, sưu tập, phân tích, miêu tả theo hướng quy nạp, luận văn chủ yếu sử dụng
các phương pháp sau:
-Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê các đối tượng (từ ngữ, câu, văn bản
các thể loại, v.v… ) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các
mối liên hệ giữa các đối tượng.
-Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh, đối chiếu các đơn vò cùng loại; so sánh,
đối chiếu cứ liệu ngôn ngữ trên báo Bình Dương với một số báo khác để tìm ra những

tương đồng và khác biệt; từ đó các kết luận có được vừa mang tính cụ thể, vừa có thể
khái quát.
-Phương pháp cú pháp - ngữ nghóa: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu ngữ
nghóa, chức năng, cấu trúc của các đối tượng đã thống kê (các yếu tố được đặt trong hệ
thống và xem xét trên nhiều bình diện).
-Phương pháp mô hình hóa: để trình bày một cách hệ thống, mô hình các thể loại
văn bản, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và miêu tả quan hệ của các đối tượng
khảo sát (dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ).
Trong quá trình nghiên cứu, các thủ pháp, phương pháp được vận dụng kết hợp; có
khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng chủ yếu
một phương pháp thích hợp.
0.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Phong cách học là bộ môn đã có từ rất lâu trên thế giới với tên gọi ban đầu là
Thuật tu từ ( rhetoric). Nhưng chỉ đến đầu thế kỷ XX, với công trình “Khảo luận về phong
cách học tiếng Pháp”(1909) của Charles Bally, nó mới thật sự được khẳng đònh là một
ngành học độc lập. Ở Việt Nam, phong cách học tiếng Việt được chính thức biết đến từ
thập niên 80 trở lại đây (mà tiền thân là bộ môn Tu từ học trong các giáo trình đại học).
Những thành tựu bước đầu của phong cách học tiếng Việt đã được ứng dụng trên nhiều
lãnh vực như giải mã ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, miêu tả các phong cách chức
năng, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong từng phạm vi giao tiếp, v.v. Tuy
nhiên cũng còn khá nhiều vấn đề chưa được thống nhất trong giới ngữ học.
Trong bối cảnh chung này, vò trí của phong cách ngôn ngữ báo chí cũng chưa được
quan tâm thích đáng. Có tác giả cho là “các tin tức đưa trên báo chí, dưới các hình thức
lược thuật, điều tra, phóng sự, v.v. ít nhiều có tính chất bình giá” là thuộc phong cách
chính luận
[Cù Đình Tú,1983, tr.151].
Cũng có tác giả không đưa “phong cách ngôn ngữ báo
chí-tin tức” vào hệ thống các phong cách chức năng “vì phong cách này cũng bao gồm
nhiều phong cách phức tạp”
[Nguyễn Nguyên Trứ,1988,tr.19].

Điểm qua các công trình nghiên
cứu, ta thấy phong cách ngôn ngữ báo chí có nhiều tên gọi khác nhau:
-Phong cách báo chí-tin tức (Cù Đình Tú-Lê Anh Hiền-Nguyễn Thái Hòa-Võ Bình,
Phong cách học tiếng Việt, 1982).
-Phong cách thông tấn-báo chí (Nguyễn Nguyên Trứ, Phong cách học chức năng
tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám, 1990).
-Phong cách báo chí-công luận (Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách
học tiếng Việt, 1993).
-Phong cách thông tấn ( Hồ Lê, Dẫn luận ngôn ngữ học,1994).
-Phong cách báo chí (Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng
Việt, 2000).
Nhìn chung, các công trình này đã xác đònh sự tồn tại của phong cách ngôn ngữ
báo chí trong hệ thống các phong cách chức năng tiếng Việt dù với nhiều tên gọi khác
nhau, dù có lúc xếp chung nó trong phong cách chính luận. Các công trình này cũng đã
chỉ ra những đặc trưng cơ bản về mặt chức năng, về cách thức sử dụng các phương tiện
biểu đạt, về kết cấu các thể loại văn bản trên báo. Đây là những vấn đề có ý nghóa lý
luận và thực tiễn rất lớn.
Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được
nhiều tác giả đề cập đến trong các cuộc hội thảo, trao đổi khoa học về chuẩn hóa tiếng
Việt. Tiêu biểu là hội nghò về chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ khoa học do Viện ngôn
ngữ và Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục tổ chức trong hai năm 1978 và 1979,
hội thảo Các vấn đề chuẩn ngôn ngữ sách và báo chí tiếng Việt do Phân viện Báo chí
tuyên truyền và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức ngày 12/9/1997 tại Hà Nội và cuộc
thảo luận trên tạp chí Ngôn ngữ kể từ số 2/2000 về vấn đề Phiên chuyển từ ngữ nước
ngoài sang tiếng Việt. Các tham luận chủ yếu nêu lên những hạn chế và yêu cầu chuẩn
hóa khi nói, viết tiếng Việt hiện nay. Chuẩn hóa và phong cách ngôn ngữ, giữ gìn bản
sắc tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là mục tiêu của các hội thảo, hội nghò
này. Một số đề tài trong đó có đề cập riêng đến phong cách báo chí nhưng cũng chỉ ở
một phạm vi giới hạn.
Dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí, cũng có nhiều tác giả đề cập đến một

số vấn đề như thuật ngữ báo chí, ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ quảng cáo,v.v… Thật ra, đây
chỉ là những mảng đề tài riêng lẻ và thiên về kỹ thuật viết lách, biên tập hơn là khảo sát
đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Năm 2001, Vũ Quang Hào khi công bố công
trình Ngôn ngữ báo chí (Nxb ĐHQG Hà Nội) đã khẳng đònh là chưa có một công trình
nào như vậy trước đó. Tác phẩm này, như tác giả đã nói, là tập bài giảng dành cho sinh
viên khoa báo chí nên dù đã có nhiều ý kiến rất giá trò về các vấn đề ngôn ngữ chuẩn
mực, tên riêng, thuật ngữ, tít báo nhưng phần khảo sát về đặc điểm tổ chức ngôn ngữ của
các văn bản thì lại quá sơ lược, có lẽ do tác giả này chỉ xem xét vấn đề dưới quan điểm
của báo chí học. Cũng nhìn từ góc độ này, tác giả Nguyễn Tri Niên trong tác phẩm Ngôn
ngữ báo chí (2003, Nxb Tổng hợp Đồâng Nai) đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của ngôn
ngữ báo chí: ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ đònh lượng, ngôn ngữ của độ không xác đònh và
xem xét ngôn ngữ báo chí trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh, quan hệ đối xứng,
quan hệ liên tưởng. Đây là một cách nhìn mới mẻ, xuất phát từ bản chất của thông tin
báo chí. Tuy nhiên, các vấn đề chỉ mới được nhìn nhận như những nguyên tắc trong việc
sử dụng ngôn ngữ đối với nhà báo. Cách tiếp cận này có lẽ xuất phát từ sự phân biệt khá
cực đoan của chính tác giả: “Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ là hai lónh vực khác
nhau”
[tr.13]
.
Một số quan điểm rất đáng chú ý khi xem xét đặc điểm ngôn ngữ báo chí theo
hướng “động”, “hai chiều” - nghóa là những biến đổi của ngôn ngữ trên báo hiện nay
không chỉ vì thực hiện chức năng đa dạng của nó đối với xã hội mà còn vì chòu sự tác
động nhiều mặt của thời đại đối với chính nó.
Hoàng Tuệ, trong bài viết Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt
(1983), khi bàn về hoạt động ngôn ngữ cũng đã xác đònh báo chí hiện nay thuộc phạm vi
thông tin đại chúng và theo hướng phát triển tương lai, nó sẽ thuộc phạm vi giao tiếp
khoa học - kỹ thuật.
Trònh Sâm, trong bài viết Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách báo chí trong thời
đại thông tin (2001, Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ) đã đặt ra một hướng tiếp cận
mới: tiếp cận trên bình diện ngoại tại của ngôn ngữ. Theo tác giả này, mối tương quan

giữa thời đại và ngôn ngữ trong thời đại thông tin, kinh tế, xã hội như hiện nay được thể
hiện tiêu biểu trong phong cách ngôn ngữ báo chí-nhất là ở cách thức tổ chức văn bản.
Kế thừa các thành tựu đã nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ báo chí và những
hướng tiếp cận mà các công trình trước đã đặt ra, luận văn tiếp tục nghiên cứu đề tài này
với mong muốn có được một cái nhìn tổng thể, xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn
và góp thêm một cách nhìn riêng về phong cách ngôn ngữ báo chí.
0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Cho đến nay chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trên báo và
hoàn toàn chưa có một công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của báo Bình
Dương. Khi chọn đề tài này, chúng tôi có mong muốn là:
5.1. Về mặt lý luận, luận văn sẽ đúc kết lại những thành tựu lý thuyết về phong
cách ngôn ngữ báo chí ở nước ta trong những năm gần đây. Trong quá trình kiến giải
từng vấn đề, nỗ lực của luận văn cố gắng vươn tới là thông qua những xử lý cụ thể, góp
thêm tiếng nói nhằm xác đònh rõ hơn bản chất của ngôn ngữ báo chí dựa vào những đặc
điểm nội tại cũng như ngoại tại của nó.
5.2. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khảo sát thực trạng ngôn ngữ trên báo Bình
Dương, luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực cho phong cách ngôn ngữ của tờ báo ở
đòa phương. Cụ thể là những đề nghò về cách dùng từ, viết câu, tổ chức văn bản sao cho
chuyển tải được nội dung thông tin một cách tốt nhất. Những “lỗi” diễn đạt được chỉ ra từ
các trang báo cũng sẽ có giá trò tham khảo cho các tác giả và người biên tập để có thể
nâng cao chất lượng của tờ báo.
0.6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phần chính của
luận văn bao gồm 3 chương.
Chương một: Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí
1.1. Giới thuyết chung
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Những yếu tố quy đònh đặc điểm ngôn ngữ báo chí
1.1.3. Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí
1.2. Đặc điểm về ngữ âm và chữ viết

1.2.1. Vấn đề chính âm
1.2.2. Vấn đề viết tắt
1.2.3. Vấn đề trình bày kiểu chữ
1.3. Đặc điểm về từ vựng
1.3.1. Từ vựng xét về mặt phạm vi sử dụng
1.3.2. Từ vựng xét về mặt nguồn gốc
1.3.3. Từ vựng xét về mặt phong cách
1.4. Đặc điểm về ngữ pháp
1.4.1. Vấn đề lựa chọn các kiểu loại câu
1.4.2. Vấn đề phân đoạn và liên kết câu
1.4.3. Vấn đề tổ chức câu theo khuôn mẫu
1.5. Đặc điểm về tổ chức văn bản
1.5.1. Về thể loại văn bản
1.5.2. Về kết cấu văn bản
1.5.3. Về cấu trúc nội dung văn bản
1.6. Tiểu kết
Chương hai: Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo Bình Dương
2.1. Giới thuyết chung
2.1.1. Vài nét về Bình Dương
2.1.2.
Về lòch sử báo Bình Dương
2.1.3. Về ngôn ngữ báo Bình Dương
2.2. Những vấn đề về ngữ âm và chữ viết
2.2.1. Về chính tả
2.2.2. Về viết tắt và viết hoa tên riêng
2.2.3. Việc sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài
2.3. Những vấn đề về từ vựng
2.3.1. Lỗi về từ vựng - ngữ nghóa
2.3.2. Lỗi về từ vựng - cú pháp
2.3.3. Lỗi về phong cách

2.4. Những vấn đề về ngữ pháp
2.4.1. Lỗi về cấu trúc cú pháp
2.4.2. Lỗi về lôgic - ngữ nghóa
2.4.3. Lỗi về liên kết
2.5. Những vấn đề về văn bản
2.5.1. Về đề tài và thể loại
2.5.2. Về kết cấu văn bản
2.5.3. Về tổ chức nội dung văn bản
2.6. Tiểu kết
Chương ba: Từ thực tiễn báo Bình Dương đến yêu cầu của việc
chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí.
3.1. Giới thuyết chung
3.1.1. Những nguyên tắc chung của việc chuẩn hoá ngôn ngữ
3.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí
3.1.3. Vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ báo chí
3.2. Yêu cầu về chuẩn ngữ âm và chữ viết
3.2.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá ngữ âm và chữ viết
3.2.2. Những yêu cầu về chuẩn ngữ âm và chữ viết các văn bản báo chí
3.2.3.
Mấy ý kiến bàn luận thêm
3.3. Yêu cầu về chuẩn từ vựng
3.3.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá từ vựng
3.3.2. Những yêu cầu về chuẩn từ vựng trên các văn bản báo chí
3.3.3. Mấy ý kiến bàn luận thêm
3.4. Yêu cầu về chuẩn ngữ pháp
3.4.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá ngữ pháp
3.4.2. Những yêu cầu về chuẩn ngữ pháp trên các văn bản báo chí
3.4.3. Mấy kiến bàn luận thêm
3.5. Yêu cầu về chuẩn văn bản
3.5.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá văn bản

3.5.2. Những yêu cầu về chuẩn văn bản báo chí
3.5.3. Mấy ý kiến bàn luận thêm
3.6. Tiểu kết
CHƯƠNG MỘT
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ


1.1. GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1.1 Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ báo chí (phong cách báo chí) là phong cách ngôn ngữ được
dùng trên các văn bản báo chí dưới hình thức báo viết, báo nói và báo hình. Báo viết là
các loại báo in như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí, v.v… Báo nói là các văn bản
được phát ngôn trên sóng phát thanh. Báo hình là những thông tin bằng hình ảnh (có kèm
lời thuyết minh) trên kênh truyền hình. Cả ba có chung một đặc điểm là đều sử dụng
ngôn ngữ làm phương tiện để chuyển tải thông tin đến với công chúng, tuy mức độ nhiều
ít và những đặc trưng riêng có khác.
Ngôn ngữ báo chí là kiểu ngôn ngữ phi nghệ thuật tồn tại dưới cả dạng nói và dạng
viết trong các thể loại như tin, bình luận, phỏng vấn, ký, phóng sự, v.v. Để đáp ứng nhu
cầu thông tin nhanh nhạy, kòp thời về mọi lónh vực, ngôn ngữ báo chí sử dụng hầu hết các
lớp từ toàn dân với cách thức diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và tuân theo chuẩn mực
chung của xã hội. Trong mối quan hệ với hiện thực, ngôn ngữ báo chí chính là tin tức, sự
kiện được thể hiện qua ngôn từ. Nhìn từ góc độ giao tiếp, sự kiện tin chính là sự kiện giao
tiếp đã được mã hoá trong các thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc (là
đông đảo công chúng). Vì thế ngôn ngữ báo chí có nhiều đặc trưng rất riêng và chòu khá
nhiều yếu tố chi phối.
1.1.2. Những yếu tố quy đònh đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
1.1.2.1. Yếu tố chức năng
Báo chí có hai chức năng chính là thông tin và tác động.
Ngay từ buổi đầu hình thành, báo chí đã tồn tại với chức năng thông tin. Người ta
xem một tờ báo, trước hết là xem những thông tin cần biết về một công việc, về một món

hàng,v.v. Nhưng dần về sau, thế giới vật chất ngày càng phong phú, đa dạng, những mối
quan hệ của con người ngày càng rộng mở, con người càng có nhu cầu thông tin nhiều
hơn. Sự phát triển không ngừng của các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã đáp ứng rất
nhanh, nhiều nhu cầu thông tin của con người: những khoảng cách thông tin (cả không
gian và thời gian) đã được rút ngắn lại. Chỉ mất ít giây, người ta có thể biết ngay một sự
kiện vừa xảy ra ở nửa vòng bên kia trái đất. Và đôi khi, thông tin sớm hay muộn một
chút sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một đời người, cả một cộng đồng.
Chức năng cơ bản thứ hai là chức năng tác động. Theo nghóa rộng, báo chí tác động
đến độc giả trên nhiều lónh vực nhận thức, giáo dục, thẫm mỹ; theo nghóa hẹp, báo chí lôi
cuốn, hấp dẫn người đọc quan tâm ngay đến những vấn đề thời sự thường ngày. Chức
năng tác động ở đây được hiểu theo nghóa bao hàm cả một số chức năng mà nhiều tác giả
cũng đã đề cập đến: chức năng thẫm mỹ, chức năng giáo dục, chức năng hướng dẫn dư
luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng.
Ngôn ngữ báo chí phải có những cách thức thể hiện để thực hiện tốt hai chức năng
này.
1.1.2.2. Đặc trưng về thể loại
Theo sự phát triển của xã hội, con người không chỉ có nhu cầu được thông tin về
các sự kiện quanh mình mà còn có nhu cầu nhận xét, đánh giá, nhìn rõ sự thật. Mặt khác,
hiện thực khách quan cũng phải được phản ảnh theo nhiều chiều. Cho nên, thông tin trên
báo chí tồn tại dưới nhiều hình thức thể loại: tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, ký, trao
đổi bạn đọc,v.v. Báo chí có nhiều thể loại cũng nhằm thực hiện tốt hai chức năng thông
tin và tác động. Khả năng thông tin và tác động của từng thể loại có nhiều mức độ khác
nhau. Chẳng hạn, nếu tin, phóng sự có ưu thế trong việc thông tin thì tiểu phẩm, bình luận
lại có ưu thế trong việc tác động. Do đó, cách tổ chức ngôn ngữ trong từng thể loại cũng
mang nhiều đặc trưng khác nhau.
1.1.2.3. Yếu tố thời đại
Ở thời cuộc có rất nhiều sự kiện hàng ngày đáng chú ý như hiện nay thì yếu tố thời
đại đã tác động đến tất cả các lónh vực chứ không riêng gì báo chí. Báo chí với chức năng
thông tin, tác động đã chiếm ưu thế trong việc thể hiện nhu cầu của con người; đồng thời
nó cũng đặt con người trong chừng mực nào đó vào vò thế phải quan tâm đến tất cả

những vấn đề thời đại. Tính chất thời đại của báo chí gắn liền với sự kiện tin - sự kiện
mới, tiêu biểu, nằm trong xu thế vận động và phát triển của thời đại. Một tờ báo mang
tầm thời đại không có chỗ cho những sự kiện giật gân, rẽ tiền, chạy theo những thò hiếu
tầm thường. Vì thế, cũng có thể nói, thông tin báo chí là thông tin thời đại. Điều này dẫn
đến một yêu cầu có tính bắt buộc là ngôn ngữ báo chí phải chuẩn mực, tiến bộ, hòa nhập
phát triển nhưng không được lai căng, lố bòch mà phải đảm bảo được bản sắc riêng của
ngôn ngữ dân tộc (tính thời đại không phủ nhận tính kế thừa).
Ngoài ra, hàng loạt những vấn đề khác như: sự phát triển không ngừng của các
phương tiện kỹ thuật, sự giao lưu hội nhập toàn cầu trên nhiều lónh vực, khả năng cạnh
tranh thông tin, v.v. cũng đang đem đến cho báo chí nhiều năng lực mới, những yêu cầu
mới.
Chính những đặc điểm về chức năng, về thể loại và các yếu tố thời đại đã buộc
thông tin báo chí trở thành thông tin nén. Đó là thông tin của sự kiện diễn ra trong một
không gian có thể rất rộng nhưng lại được chuyển tải trong một thời gian rất ngắn. Đó
cũng có thể là thông tin mà bằng một hình thức biểu hiện tối thiểu phải chuyển tải được
một nội dung thông tin tối đa.
1.1.3. Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí
1.1.3.1. Trong ý nghóa đó, thông tin báo chí phải là thông tin mới. Xu hướng khám
phá, tìm tòi những gì mới mẻ là xu hướng thuộc về bản chất của con người. Ở góc độ
này, nhà báo - người phát tin - phải có năng lực “đặc biệt mẫn cảm, nhanh nhạy, kòp thời
phát hiện đúng và trúng những hiện tượng mới, những vấn đề mới muôn mặt của xã hội”
[Nghề báo-14/2003,tr.16]
; còn độc giả - người nhận tin - chỉ thật sự quan tâm đến những gì
mới lạ, hấp dẫn “tin tức là những gì thời sự, trung thực và hấp dẫn công chúng”
[Leonard
Rayteel-Ron Taylor;1993,tr.214]
. Từ đó, thông tin báo chí cũng phải là thông tin chính xác.
Thông tin được quy chiếu trong một không gian cụ thể, trong một thời gian xác đònh.
Thông tin có giá trò biểu vật. Hiện thực được quy chiếu trong tác phẩm báo chí phải đồng
nhất với thực tại. Thông tin chính xác không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhận thức mà còn có

giá trò tác động đến tình cảm của người đọc. Để thực hiện chức năng tác động, thông tin
báo chí phải là thông tin mới lạ, hấp dẫn, ngắn gọn. Nội dung phải luôn luôn mới mẻ, đa
dạng, nêu được những vấn đề đích thực của cuộc sống mà công chúng đang quan tâm.
Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc từ việc lựa chọn từ ngữ đến cách thức
tổ chức văn bản sao cho “bắt mắt”, dễ hiểu, dễ đọc.
1.1.3.2. Trước những yêu cầu đó, ngôn ngữ báo chí phải mang tính chất ngắn gọn. Nhiều toà
soạn xem đây là tiêu chuẩn đầu tiên, có những quy ước bắt buộc về số câu, số chữ trong từng kiểu bài.
Điều này có thể được lý giải từ góc độ của các vai giao tiếp: đối với người viết, “phong cách ngắn gọn
này phát sinh từ nhu cầu cần thiết. Báo chí phải kể nhiều chuyện trong ngày, và chỉ có bấy nhiêu
trang”[Leonard Rayteel-Ron Taylor,1993,tr.211]; còn đối với người đọc “ngày càng bò lôi cuốn bởi
cách xử lý ngắn gọn các tin tức thời sự”[Jacques Locquin,2003, tr.24].
Ngôn ngữ báo chí mang tính chính xác, chuẩn mực. Báo chí ngày nay đã trở thành diễn đàn công
luận. Những thông tin trên báo luôn được độc giả tin cậy và kể cho nhau nghe, truyền cho nhau xem. Do
đó, ngôn ngữ báo chí phải chân thực, hướng đến sự chuẩn mực trong diễn đạt.
Ngôn ngữ báo chí phải mang tính chiến đấu cao. Báo chí luôn là cơ quan ngôn luận
của một tổ chức, một đảng phái, tuyên truyền và tác động đến độc giả vì một mục tiêu
nào đó về chính trò, về kinh tế, xã hội.
Ngôn ngữ báo chí cũng phải mang tính thời sự và hấp dẫn để thực hiện tốt chức
năng tác động, đáp ứng được khả năng cạnh tranh thông tin.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT
Ngữ âm và chữ viết là thứ chất liệu cơ bản để tạo nên tín hiệu ngôn ngữ. Chữ viết
mặc dù chỉ là đường nét ghi lại âm thanh theo sự quy ước chung của xã hội nhưng lại có
tác dụng củng cố chuẩn mực ngữ âm bởi tính đònh hình, cố đònh của nó. Hệ thống chữ
viết biểu thò hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ. Chữ viết cũng góp phần thống nhất
ngôn ngữ. Chữ viết còn có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ, vượt cả không
gian và thời gian và có giá trò lưu trữ, bảo tồn (điều mà âm thanh không có được): “Ngôn
ngữ viết truyền đi và trữ lại một khối lượng thông tin lớn lao. Ngôn ngữ viết là công cụ
chủ yếu của sự phát triển xã hội”
[Hoàng Tuệ,2001,tr.355]
. Cho nên, phong cách báo chí có

những quy đònh rất nghiêm ngặt đối với thứ chất liệu này.
1.2.1. Vấn đề chính âm
Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu phong cách dùng trong giao tiếp mang tính
chính thức xã hội, cho nên nhu cầu chuẩn mực, hướng đến chuẩn mực là đặc điểm cơ bản
nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngữ âm và chữ viết. Hơn nữa, chức năng tác
động của báo chí lại rất đặc thù: tác động tức thời đến đông đảo công chúng về nhận
thức, về thẫm mỹ và cả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, viết đúng chính tả, nghóa là
đúng theo các quy tắc hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ là yêu cầu hàng đầu của chữ
viết trên các văn bản báo chí.
Mặt khác, bản thân ngữ âm là một hệ thống bền vững, khép kín, ít thay đổi. Chữ
viết tiếng Việt với hệ thống 22 âm đầu, 16 âm chính, 2 âm đệm, 8 âm cuối và 6 thanh
điệu có khả năng biểu thò rõ âm thanh lời nói và tạo ra đủ các đơn vò giao tiếp. Tiếng
Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính, âm tiết tiếng Việt có giá trò phân giới hình thái học rất
rõ ràng - sự tri giác ngôn ngữ của người Việt vốn dựa trên cơ sở này. Hiện nay, do tác
động của thời đại, tiếng Việt đã vay mượn nhiều từ ngữ tiếng nước ngoài. Điều này là
một nhu cầu tất yếu, vấn đề là phải tuân theo những quy ước đã được thống nhất về cách
đọc, cách viết, cách phân giới âm tiết những từ ngữ vay mượn này.
Cũng theo hướng chuẩn mực mà phương ngữ ít được dùng trên các văn bản báo
chí. Hiện nay, báo trung ương và đặc biệt là báo đòa phương luôn có những tin, bài viết
về tình hình kinh tế xã hội ở đòa phương. Việc viết và nói theo tiếng đòa phương có tác
động trực tiếp đến sự tiếp nhận và hiểu đúng thông tin; có tác dụng bảo tồn những đặc
trưng văn hóa riêng của vùng miền mà trong nhiều trường hợp khó thay thế bằng từ ngữ
toàn dân. Nhưng do yêu cầu thông tin rộng rãi, hướng đến chuẩn mực xã hội nên chữ viết
trên báo không thể ghi theo cách phát âm đòa phương. Thực tế hiện nay, người Việt ở
nhiều vùng khác nhau nói nhiều phương ngữ khác nhau nhưng đều thống nhất chung về
mặt chữ viết.
1.2.2. Vấn đề viết tắt
Viết tắt là một đặc điểm khá nổi trội của chữ viết thuộc phong cách báo chí. Một
thống kê cho thấy, cứ trung bình một trang báo (khổ 42x58) có từ 2 đến 38 đơn vò viết tắt
[

Nguyễn Ngọc Trâm, NN&ĐS-9/2003
]. Trên bất cứ một trang báo nào hiện nay, ta đều có thể
thấy hàng loạt các từ viết tắt kiểu như: UBND, HĐND, KT-XH, TDTT, GD-ĐT, HLV,
CLB, BCH, ASEA, NATO, UNESCO,v.v. Viết tắt là một xu thế tất yếu trên thế giới trong
thời đại bùng nổ thông tin. Đặc biệt trong các văn bản báo chí, như đã nói, thông tin báo
chí vốn là thông tin nén, phương thức viết tắt khá phổ biến tạo nên một diện mạo mới
cho văn bản và làm tăng thêm hiệu quả chuyển tải thông tin. Tuy nhiên, tình trạng viết
tắt đến mức tuỳ tiện cũng đang tạo ra không ít khó khăn cho việc giải mã văn bản, nhất
là những trường hợp đồng dạng tắt dễ làm hiểu sai lệch nội dung.
1.2.3. Vấn đề trình bày chữ viết
Cách trình bày chữ viết với nhiều kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau là một đặc điểm độc
đáo của phong cách ngôn ngữ báo chí. Trước sự tác động của nền kinh tế thò trường hiện
nay, nhiều tờ báo phải tự hạch toán thu chi. Để lôi cuốn được độc giả, hầu như tất cả các
báo, tạp chí đều cải tiến kỹ thuật trình bày. Sự cải tiến này trước hết tập trung chủ yếu
vào các tiêu đề (tít) của bài báo. Có thể nói, sự thành công trong giao tiếp báo chí trước
hết là hướng được sự chú ý của người đọc vào tiêu đề. Do vậy, trong thực tế, tập thể
người phát tin (tác giả và tòa soạn) luôn tạo sự chú ý cho người nhận tin bằng những tiêu
đề có ấn tượng nhất (màu sắc rực rỡ, cỡ chữ to, đậm, có khung viền,v.v…).
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG
Từ vựng là đơn vò cơ sở để tạo văn bản. Do vậy, từ vựng thể hiện khá rõ đặc trưng
của từng phong cách ngôn ngữ. Xem xét đặc điểm từ vựng của một phong cách ngôn ngữ
chính là xem xét khả năng biểu đạt của các phương tiện từ ngữ - mà khả năng này tùy
thuộc vào cách thức lựa chọn và sử dụng các lớp từ ngữ trong từng kiểu văn bản.

1.3.1. Đặc điểm từ vựng xét về mặt phạm vi sử dụng
1.3.1.1. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng cho nên từ ngữ dùng trong báo
chí phải dễ hiểu, thông dụng. Phong cách báo chí sử dụng lớp từ vựng toàn dân một cách
rộng rãi. Đây là lớp từ vựng quan yếu, là vốn từ chung cho những người cùng cộng đồng
ngôn ngữ dù thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, ở nhiều đòa phương khác nhau. Đọc bản tin
sau, chắc chắn là những ai thông thạo tiếng Việt đều có thể hiểu được:

(1)
“Một phụ nữ mang trả cho thư viện tại bang Connecticut, Hoa Kỳ một quyển sách đã mượn
cách nay 94 năm. Đó là quyển mang tựa đề Tuyển chọn 100 tác phẩm văn học. Bà Kelly
Woodward mang trả cho thư viện công cộng Vemon, lẽ ra phải là vào ngày 3-5-1903, do ông nội
của mình ký tên thuê mướn. Với tiền thuê sách lúc đó là 2 cent/ngày, cho đến nay bà phải trả là
685 USD! Tuy nhiên, ban giám đốc thư viện quá mừng rỡ với nghóa cử cao đẹp này,chẳng những
tha cho tiền thuê sách mà còn tặng cho bà một tấm bằng khen nữa!”
(CA -16/8/2003)
Văn bản trên dùng nhiều từ ngữ thuần Việt: mượn, trả, sách, mừng rỡ, cho, tặng,
dùng cả nhiều từ Hán Việt: phụ nữ, thư viện, giám đốc, tác phẩm văn học là những từ ngữ
rất quen thuộc với người Việt.
1.3.1.2. Đôi khi ta cũng thấy xuất hiện những từ ngữ chuyên ngành, những thuật
ngữ khoa học trên các bài báo. Chẳng hạn, bản tin ngắn sau:
(2)

“Bộ Y Tế vừa hoàn tất dự thảo phát đồ chẩn đoán và điều trò bệnh viêm não cấp ở trẻ.
Theo đó khi trẻ có các biểu hiện: sốt cao 39 - 40
0
C, kém linh hoạt, nhức đầu, co giật, rối loạn tiêu
hóa… phải tiến hành chống co giật, chống suy hô hấp, truyền dòch kèm điện giải…”
(TT- 31/5/2003)

dùng hàng loạt những từ ngữ chuyên môn y học: chẩn đoán, điều trò, viêm não cấp, truyền
dòch, điện giải, v.v. nhưng người đọc vẫn hiểu được nội dung. Đã có một sự chuyển hóa,
xâm nhập lẫn nhau giữa lớp từ vựng toàn dân và thuật ngữ. Không ít thuật ngữ đã được
hình thành trên cơ sở của những từ ngữ thông dụng hàng ngày.
1.3.1.3. Khác với lớp từ toàn dân, tiếng lóng và từ đòa phương được dùng rất hạn
chế trên các văn bản báo chí. Tiếng lóng vốn chỉ gắn liền với một tầng lớp nào đó, trong
một điều kiện hoàn cảnh nào đó nên chỉ có giá trò nhất thời (thường chỉ dùng trong phong
cách khẩu ngữ). Một số tiếng lóng không thô tục đôi khi được dùng trong phong cách văn

chương với ý nghóa tu từ nhưng trong phong cách báo chí không tồn tại loại này. Đối với
từ đòa phương thì có khác, khá nhiều từ đòa phương không mang tính chất đối lập với từ
toàn dân. Đó là những từ ngữ biểu thò những sự vật, sự việc, hoạt động đặc thù ở một đòa
phương. Chẳng hạn: măng cụt, sầu riêng (loại trái cây) ở vùng Nam Bộ hay thưng, cối,
khóe (loại đơn vò đong) ở Hải Hưng,v.v. Ngôn ngữ báo chí chỉ dùng đến từ đòa phương khi
cần thông tin những nội dung riêng biệt này.
1.3.1.4. Một đặc điểm khá nổi bật là trong các văn bản báo chí, lớp từ ngữ chính trò
- xã hội xuất hiện với một tần số rất cao. Trên các tờ báo hiện nay, ta có thể bắt gặp
thường xuyên các từ ngữ chính trò xã hội - nhất là ở các bài “đinh”. Chẳng hạn: chủ nghóa
xã hội, dân chủ, văn minh, đấu tranh, công nhân, nông dân, lập trường, lí tưởng, cách
mạng, đảng, hội, đoàn,v.v. Một thống kê mới đây cho thấy, qua khảo sát 35 diễn ngôn
Quốc ngữ trong giai đoạn 1920-1930 thì có đến 2003 đơn vò có nội dung chuyên môn,
trong đó số từ ngữ xã hội chính trò chiếm 43,9%
[Lê Quang Thiêm;2003,tr.110]
. Chính khả
năng nhạy cảm của lớp từ ngữ này đã khiến chúng thật thích hợp với mảnh đất báo chí:
“Quy luật cho thấy trong một xã hội thuộc thời đại nhất đònh, những từ ngữ thuộc phạm vi
xã hội chính trò (XHCT) xét về công năng và tác động xã hội, về hiệu lực hành ngôn và
sự phản ánh thực tại, chúng bao giờ cũng nằm ở trung tâm chú ý của nhận thức và vận
dụng xã hội”
[Lê Quang Thiêm,2003,tr.102]
. Sự có mặt ngày càng nhiều những từ ngữ này
trên các văn bản báo chí chứng tỏ ngày càng xuất hiện nhiều sự kiện chính trò xã hội trên
đất nước ta. Mặt khác, có thể nói, đây là một đặc điểm đã góp phần khẳng đònh sự tồn tại
riêng biệt của phong cách báo chí trong hệ thống các phong cách chức năng tiếng Việt.
1.3.1.5. Lớp từ ngữ chuyên ngành báo chí thể hiện khá rõ đặc điểm nghề nghiệp
báo chí. Chẳng hạn, liên quan đến đối tượng nghề báo: tin tức, thời sự, sự kiện, thông tin,
tư liệu, người tốt việc tốt,v.v. liên quan đến thể loại: tin, tường thuật, phóng sự, ký, ghi
nhanh, phỏng vấn, bình luận,v.v. liên quan đến công việc nghề báo: điều tra, ghi chép, thu
thập, đưa tin, biên tập, thu thanh, phát sóng, ấn hành,v.v. liên quan đến người tạo ngôn:

biên tập viên, thư ký tòa soạn, cộng tác viên, ký giả, nhà báo, phóng viên, đặc phái viên,
phát thanh viên,v.v. và người thụ ngôn: độc giả, khán giả, thính giả, công chúng,v.v. Đây
chính là lớp từ chuyên dùng của phong cách ngôn ngữ báo chí.
1.3.2. Đặc điểm từ vựng xét về mặt nguồn gốc
1.3.2.1. Xét về mặt nguồn gốc, trong các văn bản tiếng Việt nói chung, văn bản
báo chí tiếng Việt nói riêng đều có mặt của các đơn vò từ ngữ thuần Việt, từ ngữ gốc Hán
và từ vay mượn tiếng nước ngoài. Khả năng sử dụng của mỗi loại không như nhau tùy
vào từng giai đoạn phát triển xã hội - ngôn ngữ, tùy vào từng thể loại phản ánh. Khảo sát
lòch sử từ vựng tiếng Việt, tác giả Lê Quang Thiêm đã cho thấy thời kỳ trước 1858 là thời
kỳ song ngữ bất bình đẳng Hán-Việt, tiếng Hán là ngôn ngữ chính thức. Nhưng thời kỳ
sau 1858 đến 1945, tiếng Hán đã mất đi đòa vò độc tôn, nhường chỗ cho sự tiếp xúc và
ảnh hưởng Pháp. Chỉ đến thời kỳ sau 1945, tiếng Việt mới trở thành ngôn ngữ quốc gia
[Lê Quang Thiêm;2003,tr.209]
.
Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã chủ động tiếp nhận khá nhiều từ ngữ tiếng
Hán. Lớp từ ngữ này hầu hết đã nhập hệ, chòu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ
nghóa và ngữ pháp tiếng Việt nên được dùng khá rộng rãi trong các văn bản tiếng Việt.
Ngôn ngữ báo chí sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt ở những nội dung mang tính chất
nghiêm túc, trang trọng (thông tin chính trò xã hội) hoặc những nội dung cần đảm bảo tính
ngắn gọn, chính xác (thông tin chuyên ngành). Chính báo chí là phương tiện phổ biến và
làm thuần hóa lớp từ ngữ vay mượn này. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ Hán Việt trên các
phương tiện thông tin trong nhiều trường hợp sẽ khiến cho nội dung diễn đạt thiếu trong
sáng, khó hiểu đối với công chúng độc giả (trong khi có thể dùng từ thuần Việt tương
đương).
1.3.2.2. Trong thời đại thông tin hiện nay, nhiều thuật ngữ vay mượn từ tiếng nước
ngoài (chủ yếu từ các ngôn ngữ châu Âu) xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Đây là xu thế tất yếu, tích cực, tiết kiệm của một xã hội tiến bộ để
đáp ứng nhu cầu tư duy và giao tiếp. Tuy nhiên, đây là những từ ngữ khó đọc, khó nhớ,
khó tiếp thu đối với người Việt. Phiên chuyển hay giữ nguyên dạng những từ ngữ này
đang là vấn đề chưa được thống nhất và đã gây không ít khó khăn cho người đọc, đòi hỏi

cần có một sự quy ước chặt chẽ về vấn đề này.
1.3.2.3. Từ cổ, từ mới xét về khả năng sử dụng đều thuộc lớp từ vựng tiêu cực. Ít
khi ta bắt gặp những từ cổ kiểu như: trốc (đầu), mảng (mải mê), lọ (huống chi),v.v. trên
các văn bản báo chí. Do ở lớp từ toàn dân thông dụng hiện nay đã có những từ ngữ tương
đương khiến cho từ cổ trở nên lỗi thời, chỉ còn giá trò lòch sử, chẳng hạn những từ: tuần
phủ, án sát, hương cống, phó bảng, v.v. đôi khi chỉ xuất hiện trong phong cách khẩu ngữ ở
đòa phương, hoặc trên các văn bản khảo cứu còn đang lưu dụng. Sự có mặt của loại từ cổ
này thường khiến độc giả khó tiếp thu vì phải truy tầm nghóa từ nguyên của chúng, mà
việc này không phải ai cũng có thể làm được. Cho nên lớp từ cổ có tần suất rất thấp trên
các văn bản báo chí.
Trái với từ cổ, lớp từ mới lại có khả năng phát triển tích cực. Cùng với sự phát triển
của thế giới vật chất cũng như nhu cầu nhận thức và giao tiếp của con người trong xã hội,
khá nhiều từ ngữ mới được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông theo con đường
du nhập hoặc tạo mới. Ban đầu chúng như một sự cách tân, thử nghiệm; về sau trở nên
phổ biến, thông dụng. Chính báo chí đã có công đầu trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ
và góp phần rất lớn trong việc hình thành vốn từ ngữ của dân tộc. Khảo sát những đơn vò
từ vựng mới theo cách “phức tạp hóa”, “đa thành tố hóa” trong các văn bản báo chí đầu
thế kỷ XX, tác giả Lê Quang Thiêm cho thấy số lượng từ phức và thành ngữ tăng lên
trong vòng trên một thập niên là 16,05%. Ở các giai đoạn sau, những yếu tố tạo từ phức
cũng xuất hiện nhiều hơn với tần số cao hơn
[Lê Quang Thiêm;2003,tr.223]
. Trên các văn
bản báo chí hiện nay, số lượng từ mới cũng không ngừng xuất hiện, nhất là trong các thể
loại phóng sự điều tra, tường thuật, bình luận, ký, v.v. với nhiều phương thức cấu tạo độc
đáo làm nên một đặc trưng riêng của phong cách báo chí. Chẳng hạn:
-Theo phương thức mở rộng nghóa: cắt điện, cắt nước, cắt viện trợ, cắt quan hệ,
v.v.
-Theo phương thức mô phỏng: giá sàn, điểm sàn, chạy trường, chạy điểm, đinh tặc,
tin tặc, đất tặc, khoan tặc, khoáng tặc, mềm hoá chỉ tiêu, mềm hoá hội nghò, v.v.
-Tạo mới: phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, bộ vi xử lý, v.v.

-Phiên chuyển từ ngữ vay mượn: ma ket ting, shốp, shốc, xtrét, xì căng đan, v.v.
Nhiều từ ngữ này còn đang trong thời kỳ sàng lọc và báo chí đóng vai trò là
phương tiện thử nghiệm, truyền bá nhanh chóng, rộng rãi.
1.3.3. Đặc điểm từ vựng xét về mặt phong cách
Xét về mặt phong cách, ngôn ngữ báo chí có khả năng rất đa dạng trong việc lựa
chọn và sử dụng các lớp từ ngữ với nhiều màu sắc phong cách khác nhau để đạt được
hiệu quả giao tiếp.
1.3.3.1. Về đại thể, lớp từ ngữ báo chí mang màu sắc trung tính. Có hai lý do sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ báo chí sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ đa phong cách. Đây là lớp
từ ngữ thông dụng, dễ tiếp thu đối với đông đảo công chúng: “Người Việt Nam nào cũng
có vốn từ ngữ này và dùng nó để nói viết trong mọi phong cách tiếng Việt. Trong ngôn
ngữ, cái gì luôn được dùng, cái gì được mọi người đều dùng thì cái đó trở nên quen thuộc
và dễ hiểu”
[Cù Đình Tú;1983,tr.202]
.
Thứ hai, để đảm bảo được tính khách quan của thông tin, tính chân thật của sự
kiện, ngôn ngữ báo chí phải dùng những từ ngữ có sắc thái trung hoà. Trong nhiều trường
hợp, sắc thái biểu cảm (âm tính hoặc dương tính) dễ làm sai lệch nội dung, làm mất đi
tính chính xác của sự kiện.
1.3.3.2. Ngôn ngữ báo chí cũng nổi bật với khả năng sử dụng lớp từ ngữ có màu sắc
biểu cảm. Để thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng bạn đọc, báo chí lựa chọn và
sáng tạo những từ ngữ có màu sắc cảm xúc rõ rệt. Đây thường là những từ ngữ chính trò
xã hội có tính thời sự cao: thảm họa hạt nhân, khủng hoảng con tin, tấn công khủng bố,
biến động chính trường, trừng phạt kinh tế, leo thang chiến tranh, chuyển giao quyền lực,
căn bệnh thế kỷ, v.v. Mức độ biểu cảm thể hiện không đồng đều ở các thể loại. Lớp từ
ngữ biểu cảm này thường xuất hiện nhiều ở thể loại có tính chiến đấu và thuyết phục
cao, thể hiện chính kiến của người viết như bình luận, phóng sự điều tra, v.v. Tuy nhiên,
trong một thể loại vốn rất khô khan như bản tin thì cách diễn đạt cụ thể, sinh động, gợi
cảm sẽ làm “mềm hoá” thông tin, tạo ấn tượng thích thú, dễ tiếp nhận, dễ nhớ đối với
người đọc. Chẳng hạn trong bản tin sau:

(3)

Được mệnh danh là “thiên đường trên mặt đất”, mỗi năm Bali thu hút hàng triệu du
khách và thu về một lượng ngoại tệ lớn cho Inđônesia. Thế nhưng, vụ khủng bố kinh hoàng làm nổ
tung hộp đêm nức tiếng Sari, cướp đi mạng sống gần 200 người, chủ yếu là công dân Australia,
đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày yên bình trên hòn đảo này.

(BD- 5/1/2003)
Bản tin ngắn viết về nạn khủng bố phá huỷ tiềm năng du lòch của đảo Bali, nhưng
hàng loạt từ ngữ gợi hình ảnh, gợi cảm như: mệnh danh, thiên đường trên mặt đất, vụ
khủng bố kinh hoàng, nổ tung, hộp đêm nức tiếng, cướp đi mạng sống, đặt dấu chấm hết,
chuỗi ngày yên bình đã khiến cho bản tin trở nên rất hấp dẫn.
Xét cho cùng, chính sự hấp dẫn của từ ngữ báo chí đã tác động đến tình cảm và
nhận thức của người đọc, nhất là đối với những từ ngữ mang màu sắc dương tính. Báo chí
thường dùng lớp từ này trong những văn bản biểu dương người tốt việc tốt, trong những
thông tin về thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội. Chẳng hạn: kinh tế Bình Dương một năm
thắng lợi, một cán bộ hội nông dân gương mẫu, v.v. Ngược lại, đối với những văn bản có
nội dung phê phán thì lớp từ ngữ được dùng mang màu sắc âm tính rõ rệt.
1.3.3.3. Ngôn ngữ báo chí cũng thường dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng
như: xu thế đối ngoại, thiện chí hoà bình, tăng cường hợp tác, đoàn đại biểu, tổng lãnh sự,
bổ nhiệm, quán triệt, v.v. Đây là lớp từ ngữ có ưu thế khi cần thể hiện những nội dung
mang tính chất trang nghiêm như ở các bản tin, tường thuật về lễ hội, hội nghò, về những
buổi viếng thăm, đón tiếp ngoại giao, v.v. Chẳng hạn:
(4)

“Ngày 9-7-2002, Chủ tòch UBND tỉnh Hồ Minh Phương có buổi tiếp và làm việc với đoàn
đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại các nước…”
(BD- 12/7/2002).
(5)


“Lúc 15 giờ hôm qua (giờ đòa phương), hội nghò liên Triều cấp bộ trưởng về vấn đề hạt
nhân đã khai mạc tại Bình Nhưỡng, với sự tham dự của hai phái đoàn do bộ trưởng Bộ Thống
nhất của Hàn Quốc Jeong Se Hyun và bộ trưởng của CHDCND Triều Tiên Kim Ryung Sung dẫn
đầu…”
(TT- 28/4/2003).
Sắc thái trang trọng này được toát lên từ những từ ngữ thuần Việt cũng như từ ngữ
Hán Việt có trong bản tin.
1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ PHÁP
Đặc điểm ngữ pháp ở đây được hiểu theo nghóa hẹp là đặc điểm về câu. Trong
giao tiếp nói chung, mỗi một câu khi được phát ngôn, bên cạnh việc thông báo một sự
tình còn nhằm có một tác động nào đó đối với người nghe (về mặt nhận thức hoặc hành
vi). Trong giao tiếp báo chí, điều này càng quá rõ ràng. Việc lựa chọn và tổ chức các
kiểu loại câu trong văn bản báo chí luôn nhằm đến mục đích thông tin, tác động sao cho
gây được sự hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc.

1.4.1. Vấn đề lựa chọn các kiểu loại câu trong văn bản báo chí
1.4.1.1. Câu xét theo cấu tạo
Trên thực tế cái cốt lõi của câu khi được nói ra, viết ra chính là nội dung cơ bản cần thông báo
mà người nói, người viết đã tổ chức ngôn từ thành một cấu trúc cú pháp nhất đònh. Như đã nói, thông tin
báo chí thường là những thông tin ngắn gọn, mới lạ, hấp dẫn, cho nên xu hướng tổ chức của câu báo chí
là ngắn gọn, súc tích. Theo đó, loại câu đơn hai thành phần là kiểu câu được dùng rộng rãi nhất. Thống
kê trong một công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên đại học sư phạm cho thấy cứ 1000 câu được đưa
ra sử dụng trong văn bản báo chí thì có khoảng 833 câu đơn (chiếm 83,3%) và 167 câu ghép (chiếm
16,7%) [TL80;tr.17]
Kiểm chứng của chúng tôi trên 540 văn bản tin ở 40 số của báo Lao động, Sài Gòn giải phóng,
Tuổi trẻ, Bình Dương cho thấy trong số 1655 câu thì câu đơn chiếm tỷ lệ là 90,45%:
T.số

T.số


Câu đơn Câu ghép
TÊN BÁO văn

câu T.Số

Tỷ lệ

T.số Tỷ lệ
bản % %
SÀI GÒN GIẢI PHÓNG 135 454 415 91,4 39 8,6
LAO ĐỘNG 135 453 404 89,18

49 10,82
TUỔI TRẺ 135 363 329 90,64

34 9,36
BÌNH DƯƠNG 135 385 349 90,65

36 9,35
Tổng cộng 540 1655

1497

90,45

158 9,55
Bảng 1: Bảng thống kê tỷ lệ câu đơn, câu ghép
Như vậy, để đạt được mục đích thông tin ngắn gọn, chính xác thì cách chuyển tin
nhanh nhất, rõ nhất chính là bằng câu đơn. Về cơ bản, câu đơn hai thành phần có cấu trúc
cú pháp trùng với cấu trúc lôgic của câu nên có khả năng diễn đạt sự kiện đúng với

nguyên mẫu của nó. Ví dụ:
(6)
“Mỹ công bố xoá bỏ cấm vận chống Nam Tư”
(SGGP-20/01/2001)
Trong trường hợp cần mở rộng thì cốt lõi của cấu trúc câu vẫn phải được bảo đảm. Những thành
phần mở rộng thường là: thêm phần trạng ngữ chỉ thời gian, đòa điểm, cách thức,v.v. diễn ra sự kiện, ví
dụ:
(7)
“Từ ngày 16-1, những tờ giấy bạc in gương mặt Saddam Hussen sẽ không còn lưu hành tại
Iraq”
(BD-17/01/2004)
thêm phần chêm xen để chú thích rõ thành phần nào đó trong câu, ví dụ:
(8)
“Cá rạn san hô ở Việt Nam (chủ yếu vùng biển miền Trung) cần được bảo toàn và khai
thác hợp lý”
(SGGP-29/3/2001)
(9)
“Theo ông Trần Quang Phượng, phó giám đốc sở GTCC TPHCM, quy hoạch này nhằm
hoàn chỉnh mạng lưới giao thông”
(Tuổi trẻ-11/3/2003)
thông thường là mở rộng vò ngữ để tăng thêm lượng thông tin mới, ví dụ:
(10)

Chiều 27-3, tại tổng lãnh sự quán Anh đã kết thúc khoá học tiếng Anh dành cho cán bộ
lãnh đạo cao cấp.
C
ác học viên học mỗi tuần 2 buổi trong 9 tháng, do giáo viên người Anh đứng
lớp, với hai phần học gồm Anh ngữ tổng quát và Anh văn thương mại, để phát triển kỹ năng giao
tiếp bằng tiếng Anh trong các buổi họp, hội nghò và các tình huống giao tiếp xã hội”
(SGGP-

28/3/2004)
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, đây là kiểu “câu đơn phát triển”:phát triển các thành phần của câu
theo vò trí của các thành phần dù dài hay ngắn vẫn đảm bảo được tính mạch lạc [2000;tr.234]. Đây là
cách bổ sung làm cho nội dung thông tin thêm rõ ràng, tạo sức thuyết phục, hấp dẫn đối với người đọc.
Điều quan trọng là, phát triển câu phải dựa trên cấu trúc cơ bản, tránh tình trạng câu dài, chứa quá
nhiều thông tin, làm người đọc khó nhớ, khó hiểu.
Trong xu hướng đó, câu ghép lại ít được dùng. Trong bảng 1, chúng tôi đã chỉ ra câu ghép chỉ
chiếm độ 10% số câu trong văn bản. Trong đó, có câu vẫn có thể tách ra thành hai hoặc ba câu đơn,
không làm tăng thêm số chữ mà vẫn đảm bảo được thông tin. Ví dụ, có thể tách câu sau đây:
(11)
“Theo hiến pháp Hàn Quốc, một vò tổng thống đương nhiệm có thể trở thành mục tiêu bò
buộc tội vi phạm hiến pháp hoặc các luật khác và nếu kiến nghò về việc này được phê chuẩn, vấn
đề sẽ được chuyển lên Toà án Hiến pháp nơi cần có 6 trên tổng số 9 thẩm phán phải đưa ra phán
quyết chấp thuận thì mới có thể cách chức tổng thống”
(LĐ-10/3/2004)
thành ba câu đơn:
Theo hiến pháp Hàn Quốc, một vò tổng thống đương nhiệm có thể trở thành mục tiêu bò
buộc tội vi phạm hiến pháp hoặc các luật khác. Nếu kiến nghò buộc tội được phê chuẩn, vấn đề sẽ
được chuyển lên Toà án Hiến pháp. Khi có 6 trên tổng số 9 thẩm phán đưa ra phán quyết chấp
thuận thì tổng thống có thể bò cách chức.
Cho nên câu ghép khi dùng lại có xu hướng rút gọn. Nhiều câu ghép được rút gọn đến mức rất
ngắn, ví dụ:
(12
)
“Sập mỏ quặng sắt ở CHDC Congo,70 người thiệt mạng”
(SGGP-15/3/2001)
(13)
“Chò bò viêm phổi, còn chồng chò bò sốt”
(LĐ-06/01/2004)
Viết ngắn không phải là mục đích tự thân của báo chí, trong thực tế câu dài ngắn lại tuỳ thuộc

vào nội dung phản ảnh. Nhưng viết ngắn thể hiện tài năng của nhà báo và làm cho người đọc dễ tiếp
thu hơn: “Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình người ta nhớ được mười hai từ trong
mỗi câu” [Jean-Luc Martin-Lagardette,2003,tr.46]. Vấn đề là cần tránh tình trạng rút ngắn làm mất đi

×