Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Lịch sử quan hệ việt nam xingapo (1965 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 242 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________

Phạm Thò Ngọc Thu

LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT NAM -XINGAPO

(1965 – 2000)

Chuyên ngành Lòch sử Việt Nam
Mã số: 5.03.15

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGÔ MINH OANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Phạm Thò Ngọc Thu


LỜI CÁM ƠN


Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Lòch Sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi hoàn thành chương trình đào tạo và làm luận án tiến sỹ. Nhân
dòp này cho phép tôi được nói lời tri ân sâu sắc cố Phó Giáo sư – Tiến sỹ
Lê Văn Quang, người đã giúp tôi chọn đề tài và hướng dẫn tôi tận tình
ngay từ những ngày đầu làm luận án.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của
mình đối với Phó Giáo Sư – Tiến Sỹ Ngô Minh Oanh, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Xin chân thành cám ơn các Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
và truyền thụ cho tôi những kiến thức q báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và viết luận án.
Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã
kòp thời động viên và giúp tôi hoàn thành luận án này.
Phạm Thò Ngọc Thu


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DẪN LUẬN

1-14

CHƯƠNG 1: QUAN HỆ VIỆT NAM – XINGAPO (1965-1973)
1.1- Vài nét về quan hệ Việt Nam – Xingapo trước 1965
1.1.1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của Việt Nam và
Xingapo


15-22

1.1.2 - Những quan hệ bước đầu giữa Việt Nam – Xingapo trước
năm 1965

22-28

1.2- Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1965 – 1973)
1.2.1 - Bối cảnh quốc tế và khu vực

28-33

1.2.2 - Tình hình Việt Nam- Xingapo (1965 – 1973)

34-42

1.2.3 - Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hoà với Xingapo
(1965 – 1973)

42-43

1.2.3.1 - Quan hệ chính trò - ngoại giao

43-50

1.2.3.2 - Quan hệ kinh tế

51-53


1.2.4 - Quan hệ giữa Việt Nam dân chủ Cộng hoà với Xingapo
(1965 – 1973)
1.2.4.1 - Quan hệ chính trò – ngoại giao

53-56

1.2.4.2 - Quan hệ kinh tế

57-59

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – XINGAPO (1973 – 1991)
2.1 - Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Xingapo (1973 –
1991)
2.1.1 - Tình hình thế giới

60-62


2.1.2 - Tình hình khu vực

62-66

2.2 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1973 – 1975)
2.2.1 - Quan hệ giữa Việt Nam cộng hoà với Xingapo
(1973–1975)

66-70

2.2.2 - Quan hệ giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà (Cộng hoà
xã hội chủ nghóa Việt Nam) với Xingapo (1973 – 1975)


70-72

2.3 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1975 – 1989)
2.3.1 - Quan hệ chính trò, ngoại giao

72-80

2.3.2- Quan hệ kinh tế

80-84

2.4 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1989 – 1991)
2.4.1 - Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam và
Xingapo

84-87

2.4.2 - Quan hệ Việt Nam - Xingapo trong lónh vực chính trò –
ngoại giao
2.4.3 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo trong lónh vực kinh tế

87-89
89-96

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ VIỆT NAM – XINGAPO (1991– 2000)
3.1 - Bối cảnh quốc tế và khu vực (1991 – 2000)
3.1.1 - Tình hình quốc tế

97-98


3.1.2 - Tình hình khu vực

98-100

3.1.3 - Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Xingapo (1991 –
2000)
3.1.3.1 - Chính sách đối ngoại của Việt Nam

100-102

3.1.3.2-Chính sách đối ngoại của Xingapo

102-106

3.2 - Quan hệ chính trò, ngoại giao Việt Nam - Xingapo (1991 – 2000)
106-116


3.3 - Quan hệ kinh tế Việt Nam - Xingapo (1991- 2000)

117-118

3.3.1 - Quan hệ trong lónh vực thương mại

118-127

3.3.2 - Quan hệ trong lónh vực đầu tư trực tiếp

127-142


3.3.3 - Quan hệ trong lónh vực tài chính – ngân hàng

.

3.3.4 - Quan hệ trong lónh vực dầu khí và vận tải biển

142-143
143-144

3.4 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo trong các lónh vực văn hoá, giáo
dục, du lòch và bưu chính viễn thông
3.4.1 - Quan hệ trong lónh vực văn hoá, giáo dục

144-149

3.4.2 - Hoạt động hợp tác trong lónh vực du lòch và bưu chính viễn
thông

149-154

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VỊ THẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUAN
HỆ VIỆT NAM – XINGAPO
4.1- Đặc điểm quan hệ Việt Nam – Xingapo
4.1.1 - Về chủ thể của mối quan hệ Việt Nam – Xingapo

155-156

4.1.2 - Quan hệ kinh tế là mối quan hệ bền vững và xuyên suốt
quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam – Xingapo


156-157

4.1.3 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo là một thành công của sự
hợp tác giữa hai nước có nhiều điểm khác biệt

157-160

4.1.4 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo là quan hệ giữa hai nước
trong cùng tổ chức (ASEAN), là sự kết nối giữa một nền
kinh tế phát triển nhất khu vực với một nền kinh tế nhiều
tiềm năng, đang phát triển
4.2 - Vò thế của mối quan hệ Việt Nam – Xingapo trong khối ASEAN

160-162
162

4.2.1 - Việt Nam và Xingapo đều là những nước có vai trò quan
trọng trong ASEAN

163-168


4.2.2 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau, tăng cường mối liên kết và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, xã hội của các nước ASEAN

168-170

4.2.3 - Quan hệ Việt Nam – Xingapo phát triển tốt đẹp góp phần

làm tăng uy tín của ASEAN trên trường quốc tế

170-171

4.3 - Nguyên nhân của thành công và những hạn chế trong hợp tác
Việt Nam – Xingapo (1965 – 2000)
4.3.1 - Nguyên nhân thành công của mối quan hệ Việt Nam –
Xingapo (1965 – 2000)

171-176

4.3.2 - Những mặt còn hạn chế của mối quan hệ Việt Nam –
Xingapo

176-179

4.3.3 - Bài học kinh nghiệm rút ra từ mối quan hệ Việt Nam –
Xingapo

179-184

4.4 - Triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam – Xingapo trong
bối cảnh toàn cầu hoá

184-187

KẾT LUẬN

188-194


TÀI LIỆU THAM KHẢO

195-221

PHỤ LỤC

222-310


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

AIPO (ASEAN Inter-Parliamentary Organization): Tổ chức liên minh nghò
viện ASEAN.

-

ASEAN (Association of Sutheast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.

-

CNXH: Chủ nghóa xã hội.

-

DCCH: Dân chủ cộng hoà.

-


FDI (Foreign Direct Investment):đầu tư trực tiếp nước ngoài.

-

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.

-

JIM (Jakarta Informal Meeting): Cuộc họp bốn bên về vấn đề Campuchia
tại Jakarta.

-

NIC (Newly Industrializing country): nước công nghiệp mới.

-

SCD (Singapore Coperation Programme): chương trình hợp tác đào tạo.

-

SGD (Singapore dolla): đô la Xingapo.

-

PAP (People’s Action Party): Đảng Hành động nhân dân

-

TBCN: Tư bản chủ nghóa.


-

USD (United State dolla): đô la Mỹ

-

VNCH: Việt Nam cộng hòa.

-

VSCC: Ủy ban hợp tác Việt Nam – Xingapo thành lập vào ngày 5 tháng 5
năm 1993 với hai đồng chủ tòch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt
Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp Xingapo

-

VSIP (Vietnam – Singapore Industrial Park): Khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore.

-

VSTC (Vietnam – Singapore Training Centre): Trung tâm đào tạo Việt
Nam – Singapore (tại Hà Nội).

-

VSTTC (Vietnam – Singapore Technical Training Centre): Trung tâm đào
tạo kỹ thuật Việt nam – Singapore (tại Bình Dương).


-

WTO (World Trade Ogamsation): Tổ chức thương mại thế giới.

-

XHCN : Xã hội chủ nghóa.


1

DẪN LUẬN
1. Lý do, mục đích chọn đề tài
1.1 Trong thời đại ngày nay, hợp tác quốc tế là yêu cầu tất yếu khách quan
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Các
quan hệ trong quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế về kinh tế, thương mại, các
dòch vụ sản xuất, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, … đã đem lại những lợi ích
to lớn cho mỗi quốc gia, đặc biệt là với những nước đang phát triển.
Đối với nước ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay, khi chúng ta đang thực
hiện chính sách đối ngoại với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả
các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển”[70, 147]. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước trên thế
giới, một trong những quan hệ quốc tế song phương có hiệu quả, rất đáng được
chú ý từ những năm 90 (của thế kỷ XX) trở lại đây là quan hệ Việt Nam –
Xingapo.
1.2 Nhìn lại lòch sử quan hệ hai nước Việt Nam – Xingapo chúng ta thấy,
quan hệ thông thương hai nước có từ năm 1965, trong bối cảnh thế giới hai cực
Ianta và cuộc “Chiến tranh lạnh” đang diễn quyết liệt ra trên thế giới và ở khu
vực. Chính phủ Xingapo tuyên bố thi hành chính sách ngoại giao “trung lập”
trong quan hệ quốc tế. Ở thời điểm này, đế quốc Mỹ đang tiến hành chiến tranh

xâm lược Việt Nam (1954 - 1975), tuy Xingapo không phải là thành viên của
khối SEATO, và cũng không trực tiếp đưa quân tham chiến ở Việt Nam (như
Thái Lan và Philippin), nhưng thái độ và hành động của Xingapo trên thực tế
cũng không phải là ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân
Việt Nam, Xingapo ít nhiều đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh này. Chỉ
khi Mỹ thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh và phải ký Hiệp đònh Pari về
chấm đứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), Xingapo mới


2

chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1/8/1973). Việc thiết lập
chính thức quan hệ ngoại giao Việt Nam - Xingapo đã mở ra một bước ngoặt
quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Nhưng tiếc thay cơ hội để phát triển
quan hệ Việt Nam - Xingapo lên một tầm cao mới đã không được thực hiện, vì
"Vấn đề Campuchia" nảy sinh (năm 1979), khiến cho quan hệ Việt Nam Xingapo nói riêng (và quan hệ Việt Nam - ASEAN nói chung) rơi vào tình trạng
căng thẳng.
Năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới với mục tiêu: “hoà bình
để phát triển”, cùng sự kiện tháng 10 năm 1991, khi "Vấn đề Campuchia" được
giải quyết về căn bản với việc ký "Hiệp đònh Pari về Campuchia" thì quan hệ
Việt Nam - Xingapo nói riêng cũng như quan hệ Việt Nam - ASEAN nói chung
chuyển sang một giai đoạn mới về chất, nói như lời của thủ tướng Thái Lan
Chatchai Choonhavan là chuyển sang thời kỳ: "Biến Đông Dương từ chiến trường
thành thò trường". Kể từ đó đến nay, Xingapo luôn là một trong những nước đầu
tư lớn nhất vào Việt Nam, quan hệ kinh tế với Xingapo có vò trí rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Không chỉ có vậy, ngoài quan hệ
kinh tế, quan hệ giữa Việt Nam và Xingapo từ những năm 90 đến nay, ngày
càng phát triển toàn diện cả về chính trò, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa
học - kỹ thuật.v.v... những quan hệ này đang được cả hai chính phủ rất quan tâm
thúc đẩy, hứa hẹn những triển vọng và kết quả tốt đẹp trong tương lai.

1.3 Những vấn đề trên đây cho thấy, quan hệ Việt Nam - Xingapo đã có
một bề dày lòch sử hơn 40 năm (1965 - nay), nội dung của mối quan hệ khá
phong phú, với tất cả những bước thăng trầm của nó. Nhưng cho đến nay, việc
nghiên cứu lòch sử quan hệ Việt Nam - Xingapo trong giới sử học Việt Nam và
nước ngoài lại chưa được chú ý nhiều. Vì tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam
– Xingapo đối với sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, vì lợi ích


3

của chính phủ và nhân dân hai nước, cũng như sự phát triển của tổ chức các nước
ASEAN mà Việt Nam và Xingapo là thành viên, cần tập trung nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện về lòch sử quan hệ Việt Nam – Xingapo trên tất cả
các mặt: Chính trò - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ
thuật,v.v... Do vậy, việc tìm hiểu về Lòch sử quan hệ Việt Nam – Xingapo là
một việc làm cần thiết trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn.
- Về mặt khoa học, thông qua việc tìm hiểu về quan hệ Việt Nam –
Xingapo, luận án sẽ tái hiện một cách có hệ thống và đầy đủ về lòch sử quan hệ
Việt Nam - Xingapo từ năm 1965 đến năm 2000, tìm ra các nhân tố chủ quan và
khách quan, tác động ảnh hưởng, chi phối quan hệ Việt Nam - Xingapo trong
thời kỳ này. Từ đó luận án góp phần làm rõ hơn một mối quan hệ quốc tế chưa
được đi sâu trong các công trình nghiên cứu trước đây.
- Ở góc độ thực tiễn, việc nghiên cứu lòch sử quan hệ Việt Nam Xingapo từ năm 1965 đến năm 2000, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm
tham khảo cần thiết và bổ ích, thúc đẩy tình hữu nghò và quan hệ hợp tác toàn
diện Việt Nam - Xingapo phát triển một cách tốt đẹp, hiệu quả hơn. Thông qua
việc rút ra những bài học kinh nghiệm đó, luận án sẽ góp thêm cứ liệu làm cơ sở
phục vụ cho việc thực hiện đường lối đối ngoại “đa phương hoá, đa dạng hoá”,
các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Xuất phát từ những lý do và mục đích trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn
vấn đề "Lịch sử quan hệ Việt Nam - Xingapo (1965 - 2000)" làm đề tài Luận án

tiến só sử học của mình.
2. Lòch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam - Xingapo gần đây bắt đầu được các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm. Có thể kể đến bài viết của các học giả trong
nước, như bài “Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1991 – 1998)” của PGS – TS


4

Trần Thò Vinh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á tháng 6/1999. Bài
viết này bước đầu đề cập đến một giai đoạn ngắn của quan hệ giữa hai nước từ
năm 1991 đến năm 1998 trong lónh vực quan hệ kinh tế, chính trò. Qua bài viết
này, tác giả đã gợi ý cho chúng tôi nhận thức về tầm quan trọng của mối quan
hệ song phương giữa Việt Nam và Xingapo, cần được tiếp tục đi sâu tìm hiểu
một cách hệ thống hơn.
Tiếp đến năm 2001 có công trình “Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1973 –
2000)” của tác giả Lưu Thò Mai Anh, luận văn thạc sỹ sử học được bảo vệ năm
2001 tại khoa Lòch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là một công trình
nghiên cứu khá đầy đủ về mối quan hệ Việt Nam – Xingapo, giai đoạn từ năm
1973 đến năm 2000. Song về nhận thức, chúng tôi cho rằng quan hệ Việt Nam –
Xingapo thực chất đã diễn ra không phải chỉ bắt đầu từ năm 1973 mà nó đã được
hình thành từ năm 1965 ở trong điều kiện và bối cảnh lòch sử khá đặc biệt. Vì
thế, khi nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Xingapo chúng tôi thấy cần thiết
tiếp tục mở rộng và bổ sung nghiên cứu một số vấn đề.
Xung quanh đến vấn đề về quan hệ Việt Nam – Xingapo cũng phải kể đến
công trình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Minh với “Thành tựu hợp tác kinh tế
Việt Nam – Xingapo trên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giai đoạn 1992 2000”, luận văn thạc sỹ sử học bảo vệ năm 2004, tại khoa Lòch sử, trường ĐH
Khoa học Xã hội &Nhân văn – ĐH Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh. Tác giả đề cập
đến quan hệ Việt Nam – Xingapo chủ yếu trong lónh vực kinh tế, đầu tư giai
đoạn năm 1992 đến năm 2000 trên Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công

trình này chứa đựng nhiều tư liệu giá trò, cùng một số những đánh giá về quá
trình hợp tác và đầu tư của Xingapo ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tác giả Phạm Nguyên Long với “Những vấn đề và xu hướng, vò thế của
Xingapo trong hợp tác kinh tế với Việt Nam” (1997), Nxb Khoa học xã hội, tác


5

giả phân tích và có những đánh giá ban đầu về vò thế của Xingapo trong hợp tác
kinh tế đối với Việt Nam.
PGS.TS Dương Văn Quảng (nguyên Đại sứ nước ta tại Xingapo từ năm
2003 đến năm 2007) với “Xingapo đặc thù và giải pháp”, Nxb Chính trò Quốc
gia, HN 2007. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về đất nước và con người Xingapo, tác
giả đã chỉ ra những điểm đặc biệt của đảo quốc này về cả những thuận lợi và
khó khăn. Đồng thời cũng nêu ra những giải pháp mà chính phủ Xingapo đã tiến
hành nhằm phát huy những lợi thế và khắc phục những “khiếm khuyết” để đưa
đất nước Xingapo phát triển như ngày nay. Đặc biệt, trong tác phẩm này tác giả
còn đề cập sơ lược những nét cơ bản về “Quan hệ Xingapo - Việt Nam” từ năm
1965 đến nay. Căn cứ vào chính sách đối ngoại của chính phủ Xingapo, tác giả
đã lý giải hai vấn đề quan trọng: Một là, về thái độ của Xingapo đối với cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam (1954 – 1975); hai là, về thái độ của
Xingapo đối với “Vấn đề Campuchia” (1979 – 1991), một trong những nguyên
nhân làm cho quan hệ Việt Nam – Xingapo trong giai đoạn này trở nên căng
thẳng. Những vấn đề quan trọng nêu trên đã giúp chúng tôi có được những nhận
đònh, đánh giá xác đáng hơn về quan hệ Việt Nam – Xingapo qua từng giai đoạn
lòch sử cụ thể.
Quan hệ Việt – Xingapo còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu
về Đông Nam Á, ASEAN trong đó viết về Xingapo và quan hệ Việt Nam –
Xingapo, như: Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN của Đỗ
Như Khuê, Nxb Thống Kê, HN, 1997; Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN

của Nguyễn Xuân Sơn – Thái Văn Long, Nxb Chính trò Quốc gia, HN, 1997; Tư
liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN của Tổng cục Thống Kê, năm 1998 và
năm 1999…; Quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN và chính sách xuất - nhập
khẩu của Việt Nam của GS.TS Nguyễn Đình Hương và GS.TS Vũ Đình Bách


6

(đồng chủ biên), Nxb Chính trò Quốc gia, HN.1999; Quan hệ Việt Nam – ASEAN
và những bài học kinh nghiệm (2001) của cố PGS.TS Lê Văn Quang, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Trần Khánh - Vò thế của Singapore
trong hợp tác nội bộ ASEAN, số 4/2003, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; Việt
Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương của GS.TS Vũ Dương Ninh,
Nxb Chính trò Quốc gia, HN, 2004.v.v… là những nguồn tư liệu rất cần thiết giúp
chúng tôi có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, rải rác còn một số bài viết có liên quan đến đề tài có được nhắc đến
trong một vài tư liệu tham khảo, bản tin hàng ngày …, nhưng chưa được đánh giá
tổng kết.
Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy hiện chưa có
công trình nào, kể cả từ phía Xingapo đề cập đến lòch sử mối quan hệ Việt Nam
– Xingapo. Do đó, hầu hết các tài liệu mà chúng tôi có được là các bài phát biểu
của các nhà lãnh đạo Chính phủ Xingapo về quan hệ giữa hai nước; các thông
cáo báo chí của Chính phủ Xingapo; các thông tin và tư liệu rải rác từ Cục phát
triển Thương mại Xingapo, niên giám thống kê hàng năm,… như: Singapore
1997, Ministry of Information and the Arts; Singapore yearbook 1999, Ministry of
Information and the Arts; Singapore 2000, Ministry of Information and the Arts;
Singapore: Facts and pictures, 2002, Ministry of Information, communication and
Arts; Singapore 2003, Ministry of Information, communication and Arts;
Singapore Year Book 2005, Ministry of Information, communication and Arts và

các bài viết được đăng tải trên các báo: The Straits Times, The business Times,
Reuter, Asia Week…
Chúng tôi cũng tham khảo các tài liệu dòch có liên quan đến đề tài như:
Kinh nghiệm phát triển của Xingapo của nhiều tác giả do tập thể biên tập: Tan


7

Tech Meng, Low Aik Meng, Chew Soon Beng. Nxb Thống kê, HN, 1996; Lòch
sử Đông Nam Á của D.G.E Hall (tập thể tác giả dòch), NXB Chính trò Quốc gia,
HN, 1997; Thời đại châu Á trỗi dậy của Jim Rohwer (Nguyễn Tất Thắng, Quốc
Huy dòch), Nxb Thống kê, 1997; Bí quyết hóa rồng –Lòch sử Singapore 1965 –
2000, Lý Quang Diệu, do Trung tâm biên soạn và dòch thuật Saigonbook giới
thiệu (2001) Nxb Trẻ Tp.HCM… những tài liệu trên đều là nguồn tư liệu q giá
giúp chúng tôi có được cái nhìn khách quan, xác thực về mối quan hệ Việt Nam
– Xingapo trong những thời kỳ đã qua.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả, các nhà
nghiên cứu đi trước, chúng tôi cố gắng bổ khuyết những vấn đề còn để ngỏ, còn
thiếu sót nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ và khách quan về quan hệ Việt Nam –
Xingapo từ 1965 – 2000 với tất cả các gam màu của nó, khẳng đònh các thành
tựu, tìm ra các đặc điểm và đánh giá kiến nghò nhằm thúc đẩy mối quan Việt
Nam – Xingapo phát triển ngày càng tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước,
hoà bình, phát triển của khu vực và thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, trọng tâm của đề tài là những vấn đề của mối quan hệ Việt
Nam – Xingapo. Bên cạnh việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Xingapo
trên các lónh vực chính trò, ngoại giao, kinh tế, văn hoá… Luận án còn đề cập đến
bối cảnh quốc tế, những nhân tố chi phối và tác động đến mối quan hệ giữa hai
nước. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những đặc điểm, vò thế, bài học kinh nghiệm
rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ này, nhằm cố gắng phác hoạ một cách

đầy đủ, toàn cảnh bức tranh của mối quan hệ giữa Việt Nam và Xingapo. Luận
án còn đưa ra những dự báo về sự phát triển của mối quan hệ, đồng thời rút ra
những kết luận, những kiến nghò nhằm thúc đẩy sự hợp tác song phương giữa hai
nước.


8

Về mặt thời gian, chúng tôi phục dựng một cách có hệ thống bức tranh toàn
cảnh của mối quan hệ Việt Nam – Xingapo từ năm 1965 đến năm 2000. Mốc
mở đầu mối quan hệ này là từ năm 1965 bởi vì đây là năm nước Cộng hoà
Xingapo tuyên bố thành lập, Xingapo có quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt
Nam Cộng hoà ở phần lãnh thổ phía Nam của nước ta. Mặc dù đến năm 1973,
chính phủ Xingapo mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
dân chủ cộng hoà nhưng trên thực tế mối quan hệ này cũng đã được hình thành
ngay từ giữa những năm 60, trong lónh vực kinh tế thương mại.
Chúng tôi chọn mốc kết thúc vào năm 2000, mốc 5 năm sau sự kiện Việt
Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1995), và Việt Nam với
những bước phát triển vững chắc sau gần 15 năm đổi mới, đã xua tan sự phong
tỏa và hồ nghi về một "Việt Nam Cộng sản", cùng với sự kết thúc chiến tranh
lạnh, sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta trên thế giới và ở khu vực. Trên cơ sở đó
quan hệ song phương giữa Việt Nam và Xingapo cũng bước sang giai đoạn mới,
kết thúc giai đoạn nghi ngờ, cầm chừng, thăm dò sang giai đoạn hợp tác phát
triển toàn diện, hai bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, chúng tôi
cũng cố gắng nêu lên một cách khái quát về mối quan hệ giữa hai nước giai
đoạn trước năm 1965 và mở rộng nghiên cứu đến năm 2005, để xem xét mối
quan hệ một cách đầy đủ và toàn diện hơn bức tranh của mối quan hệ Việt Nam
và Xingapo.
Về mặt không gian, khi nghiên cưú về lòch sử quan hệ Việt Nam – Xingapo
giai đoạn từ năm 1965 đến năm 2000, bên cạnh hai chủ thể chính là Việt Nam

và Xingapo, chúng tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu thêm về Vò thế của mối quan
hệ Việt Nam - Xingapo trong ASEAN, tức là tìm hiểu về mối quan hệ song
phương trong quan hệ đa phương nhằm làm rõ hơn về lợi ích và đặc điểm của
mối quan hệ giữa hai nước. Việt Nam – Xingapo đều là thành viên của tổ chức


9

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN hiện được coi là một tổ
chức khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả trong
hợp tác giữa các thành viên. Vì vậy, khi nghiên cứu Quan hệ Việt Nam –
Xingapo (1965 – 2000) chúng tôi còn xem xét mối quan hệ này trong bối cảnh
không gian của khu vực Đông Nam Á. Tìm hiểu vò trí, vai trò của Việt Nam,
Xingapo trong khu vực cũng là để làm rõ tương quan thực tế về mọi mặt giữa
Việt Nam và Xingapo và đặc biệt là vò trí vai trò của mối quan hệ Việt Nam –
Xingapo trong ASEAN.
4. Nguồn tư liệu:
Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
4.1- Tư liệu gốc tiếng Việt: bao gồm các tài liệu văn kiện Đảng và Nhà
nước ta về đường lối và chính sách đối ngoại đối với các nước trên thế giới và
khu vực nói chung và với Xingapo nói riêng. Nguồn tài liệu này được chia thành
hai loại: loại thứ nhất, tập trung trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta,
gồm: những Nghò quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản và Hiệp
đònh được ký kết giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Xingapo; loại thứ hai,
nằm rải rác trong các kho lưu trữ như: Tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghóa Việt Nam, tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
II, tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, tư liệu của Bộ Thương mại,… ; các bài
phát biểu của lãnh đạo hai nước Việt Nam – Xingapo. Đây là nguồn tài liệu vô
cùng quan trọng được chúng tôi triệt để khai thác nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề mà luận án đặt ra.

4.2- Tư liệu gốc bằng tiếng Anh và các sách báo dòch từ tiếng Anh gồm: tư
liệu của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xingapo, các bài phát biểu các các lãnh
đạo chính phủ Xingapo, các sách, báo và tạp chí được xuất bản, lưu hành tại
Xingapo là những tài liệu quan trọng mà chúng tôi khai thác được chủ yếu từ


10

Thư viện Quốc gia Xingapo (National university of Singapore central library).
Các nguồn tư liệu trên đây đều là những tài liệu q giá giúp chúng tôi có được
cái nhìn khách quan, xác thực về mối quan hệ Việt Nam – Xingapo trong những
thời kỳ đã qua.
4.3- Nguồn tài liệu thứ ba từ các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước
về quan hệ Việt Nam – Xingapo trên các lónh vực chính trò, kinh tế, văn hoá và
các vấn đề khu vực và quốc tế có liên quan. Nguồn tài liệu này thể hiện qua các
luận án tiến só, thạc sỹ, các sách chuyên khảo, sách dùng cho các trường đại học;
chúng tôi còn sử dụng các số liệu, sự kiện có liên quan được đề cập một cách rải
rác trong những bài viết đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên
cứu quốc tế, Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam – Đông Nam Á
ngày nay, tạp chí Thương mại, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, .v.v… loại tài liệu
này cho phép chúng tôi cập nhật các sự kiện và các số liệu, thông tin cần thiết
nhằm hệ thống lại một cách đầy đủ và khoa học toàn bộ lòch sử quan hệ giữa hai
nước Việt Nam – Xingapo.
4.4- Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào các số liệu và thông tin từ các trang
Website của: Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch
đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Báo Đầu tư, Nghiên cứu và đầu tư của Việt
Nam, và Website của Chính phủ Cộng hoà Xingapo, Bộ Ngoại giao Xingapo …
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết chúng tôi dựa vào cơ sở phương pháp luận của chủ nghóa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra.

Trong suốt quá trình giải quyết đề tài, chúng tôi đặc biệt chú trọng vận dụng
những tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và quán triệt những quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta trong lónh vực đối ngoại nói chung. Chúng tôi đứng trên lợi


11

ích của Việt Nam, dưới góc độ của Việt Nam để xem xét mối quan hệ Việt Nam
– Xingapo.
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Phương pháp lòch sử và phương
pháp lôgic là hai phương pháp cơ bản chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu đề tài
này. Chúng tôi xem xét quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Xingapo từ 1965 –
2000, trong bối cảnh quốc tế và khu vực trong những giai đoạn cụ thể, với cả tiến
trình phát triển xuyên suốt. Khi vận dụng nghiên cứu quan hệ Việt Nam –
Xingapo, chúng tôi luôn xem xét mối quan hệ này trong những bối cảnh lòch sử
cụ thể của thời kỳ lòch sử lúc đó, cùng các yếu tố chi phối, tác động đến mối
quan hệ Việt Nam – Xingapo giai đoạn 1965 – 2000.
Ngoài ra các phương pháp sử học so sánh và phương pháp đònh lượng cũng
được chúng tôi áp dụng dùng để so sánh sự khác và giống nhau theo lòch đại và
đồng đại nhằm làm rõ những đặc điểm trong quan hệ quốc tế nói chung và quan
hệ Việt Nam – Xingapo nói riêng; do đề tài phải dựa trên nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, trên các số liệu không tập trung… cần được phân tích tổng thể và toàn
cục, so sánh lực lượng để rút ra những kết luận chính xác.
Mặt khác, khi nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Xingapo chúng tôi còn
phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của khoa học Quan hệ
quốc tế và Kinh tế học như: phương pháp khảo sát kinh tế, phương pháp phân
tích tổng thể và toàn cục, phương pháp phân tích so sánh, tập hợp lực lượng, … là
những phương pháp quan trọng để làm rõ qui luật phát triển của quan hệ quốc
tế, giúp rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển kinh tế, văn
hoá – xã hội, từ đó chọn lọc và vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt

Nam, phục vụ đắc lực cho việc hoạch đònh đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước.


12

6. Bố cục và kết cấu của luận án
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục,
nội dung chính của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: “Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1965 – 1973)”, trong chương
này tác giả đề cập khái quát đến quan hệ giao thương giữa Việt Nam - Xingapo
trong lòch sử - giai đoạn trước năm 1965, làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ Việt
Nam – Xingapo giai đoạn 1965 – 1973, tìm cách lý giải câu hỏi về “chính sách
ngoại giao thực dụng” mà chính phủ Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đã áp
dụng trong quan hệ đối với Việt Nam giai đoạn này.
Chương 2: “Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1973 – 1991)”, Việt Nam và
Xingapo đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1/8/1973. Giai đoạn
này tuy quan hệ giữa hai nước đã chính thức được thiết lập nhưng đây cũng chính
là thời kỳ mà quan hệ giữa hai nước phải trải qua những thử thách với nhiều
thăng trầm và biến đổi do ảnh hưởng của tình hình thế giới, khu vực…, quan hệ
Việt Nam – Xingapo có lúc rơi vào tình trạng rất căng thẳng, có tính chất đối
đầu mà một trong những nguyên nhân chính là “vấn đề Campuchia”. Tại sao
Xingapo lại coi “vấn đề Campuchia” là mấu chốt trong quan hệ với Việt Nam và
chỉ khi vấn đề Campuchia được giải quyết thì quan hệ Việt Nam – Xingapo mới
có điều kiện được cải thiện và phát triển? Đó chính là nội dung cơ bản được
chúng tôi đặt ra và cố gắng giải quyết tại chương 2 của Luận án.
Chương 3: “Quan hệ Việt Nam – Xingapo (1991 – 2000)”, trong tình
hình thế giới những năm 90 của thế kỷ XX diễn ra thuận lợi, xu thế toàn cầu
hóa, khu vực hóa đã diễn ra phổ biến trên thế giới, sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia gắn liền với sự phát triển của kinh tế quốc tế. Sự khác biệt về hệ thống

chính trò – xã hội không còn là rào cản các quan hệ kinh tế, những thách thức về
sự phát triển kinh tế, những vấn đề mang tính toàn cầu như nguy cơ về sự gia


13

tăng dân số, ma túy, ô nhiễm môi trường, chiến tranh hạt nhân.v.v… đều là mối
lo chung của mỗi nước trên thế giới. Tại khu vực, sau những năm chiến tranh và
đối đầu gay gắt, các nước Đông Nam Á nhận thức được rằng cần phải cùng nhau
xây dựng môi trường quốc tế ở khu vực thuận lợi để có thể tập trung vào việc
phát triển kinh tế, hợp tác với nhau nhằm biến Đông Nam Á trở thành khu vực
hoà bình, tự do, trung lập và phi vũ khí hạt nhân. Trên cơ sở đó quan hệ Việt
Nam – Xingapo phát triển nhanh chóng và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
Đây là giai đoạn mà quan hệ Việt Nam – Xingapo thật sự đã bước sang
một chương mới, chương của sự hoà hợp và hợp tác tốt đẹp, trong chương này
Luận án sẽ trình bày mối quan hệ này trên các lãnh vực: chính trò, ngoại giao,
kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học - kỹ thuật, và du lòch… Đặc biệt là quan hệ
hợp tác trong lónh vực kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Chương 4: “Đặc điểm, vò thế và triển vọng của quan hệ Việt Nam –
Xingapo (1965 – 2000)”
Nhìn lại toàn bộ chặng đường lòch sử của quan hệ Việt Nam - Xingapo
(1965 – 2000), nêu lên đặc điểm của mối quan hệ này, đồng thời chỉ ra các nhân
tố chủ quan và khách quan, tác động, ảnh hưởng, chi phối quan hệ Việt Nam Xingapo trong 35 năm qua. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và triển vọng phát
triển của quan hệ Việt Nam – Xingapo trong tương lai là nội dung chủ yếu của
chương 4. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả còn đề cập đến một vấn đề
quan trọng khác là vò thế của quan hệ Việt Nam – Xingapo trong khối ASEAN,
đây là một vấn đề được đề cập nhằm làm rõ thêm sự đóng góp của mối quan hệ
Việt Nam và Xingapo đối với sự phát triển của khu vực và thế giới.
Phần kết luận:
Khái quát lại những luận điểm chính của luận án, nêu lên thành tựu, kết

quả tích cực trong quan hệ Việt Nam - Xingapo và những mặt tồn tại của nó,


14

những bài học kinh nghiệm tham khảo cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam Xingapo phát triển tốt đẹp, hiệu quả hơn nữa; chúng tôi cũng nêu ra những dự
báo về triển vọng của quan hệ Việt Nam – Xingapo trong những thập niên đầu
thế kỷ XXI.
7. Những đóng góp của luận án
7.1 Là công trình đầu tiên tái hiện một cách có hệ thống và đầy đủ về lòch sử
quan hệ Việt Nam - Xingapo từ năm 1965 đến năm 2000, giúp chúng ta nhìn lại
toàn bộ lòch sử quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh lòch sử ở khu vực và thế
giới đầy biến động.
7.2 Trên cơ sở phân tích và lý giải mối quan hệ giữa hai nước, luận án đã
chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan, tác động ảnh hưởng, chi phối quan
hệ Việt Nam - Xingapo trong thời kỳ từ 1965 – 2000. Từ đó nêu ra các đặc điểm
của mối quan hệ này
7.3 Luận án nêu lên những bài học kinh nghiệm phát triển của mối quan hệ
Việt Nam – Xingapo và đề xuất giải pháp cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai
nước phát triển tốt đẹp, hiệu quả hơn; luận án cũng dự báo về triển vọng của
quan hệ Việt Nam - Xingapo những thập niên đầu thế kỷ XXI.
7.4 Luận án nêu lên vò thế của quan hệ Việt Nam – Xingapo trong ASEAN
nhằm làm rõ thêm sự đóng góp của mối quan hệ này đối với sự phát triển của
khu vực và thế giới.
7.5 Những kết quả mà Luận án đạt được về nội dung và tư liệu có thể dùng
phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập về lòch sử Việt Nam hiện
đại, về quan hệ quốc tế nói chung và khu vực nói riêng.


15


CHƯƠNG 1
QUAN HỆ VIỆT NAM – XINGAPO
(1965-1973)

1.1 - VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – XINGAPO TRƯỚC NĂM 1965
1.1.1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của Việt Nam và Xingapo
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông Nam lục đòa châu Á, dải đất
dài hình chữ “S” bao bọc lấy phía Đông của bán đảo Đông Dương, Việt Nam có
diện tích là 330.992 km2. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây và tây nam giáp
Lào và Campuchia, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Nhìn trên bản đồ
các nước Đông Nam Á thì Việt Nam nằm ở vò trí gần như trung tâm của Đông
Nam Á với Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia ở phía Tây, Malayxia,
Inđônêxia, Philippin, Brunây và Xingapo ở phía Nam và phía Đông. Việt Nam
có vò trí ưu thế rõ rệt là chiếc cầu nối liền phần lục đòa của Đông Nam Á với
phần các quần đảo bao bọc quanh biển Đông, nằm trên con đường biển quốc tế
từ Ấn Độ Dương lên Bắc Thái Bình Dương, là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương
của một số nước như Lào, Campuchia và vùng Vân Nam của Trung Quốc.
Khống chế một trong những ngã tư đường biển quốc tế trọng yếu ở khu vực nói
riêng và thế giới nói chung. Do vậy, từ rất sớm Việt Nam đã trở thành một trong
những đòa điểm hấp dẫn trong giao lưu thương mại trên cả đất liền và trên biển.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trải dài trong khoảng từ 80 30’ đến 230 22’ vó bắc,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. Khí hậu giữa các vùng, các
miền có sự khác biệt, sự khác biệt đó tạo thuận lợi cho việc phát triển một nền
nông nghiệp đa canh với nhiều sản phẩm phong phú. Việt Nam có nhiều loại thổ
nhưỡng thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp


16


nhiệt đới có giá trò. Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long phù sa màu mỡ là
hai vựa thóc lớn, hai trung tâm lương thực, rau quả của cả nước.
Rừng Việt Nam chiếm 1/3 diện tích cả nước với 9,6 triệu ha, có nhiều lâm
thổ sản q hiếm như các loại gỗ: lim, sến, táu, trầm hương…, cùng các loại động
vật q như tê giác, voi, hổ, vượn má vàng, sao la… Việt Nam có tài nguyên
khoáng sản phong phú gồm các loại như: than đá, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,
nhôm… Tài nguyên biển và động thực vật phong phú, đặc biệt là dầu khí, nguồn
nhiên liệu có giá trò hàng đầu ở Việt Nam hiện nay với trữ lương rất lớn.
Việt Nam có bờ biển dài 3260km, trên thềm lục đòa có gần 4000 đảo, ngoài
muối và các loại hải sản phong phú. Đặc biệt trên vùng lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, dưới thềm lục đòa chứa đựng nhiều khoáng sản, tài
nguyên biển có giá trò lớn. Bờ biển Việt Nam còn là cơ sở tốt cho ngành du lòch
phát triển.
Về dân cư, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, trong đó 85 – 90% là người
Việt, còn lại là 53 dân tộc anh em khác như người Mường, Thái, Mèo, Khmer,
Mán, Chăm, Hoa … các dân tộc anh em luôn đoàn kết thống nhất trong bảo vệ và
xây dựng đất nước. Nằm ở vò trí đường giao lưu quốc tế nên Việt Nam trở thành
nơi tiếp xúc, gặp gỡ giữa các nhóm cư dân thuộc nhiều thành phần nhân chủng
khác nhau và từ nhiều luồng văn hoá khác nhau đến như: Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản và các dân tộc Đông Nam Á khác.
Việt Nam là đất nước có truyền thống lòch sử, văn hoá lâu đời với hơn bốn
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trải qua thời gian những thế hệ người Việt
cổ tạo nên những nền văn hoá kế tiếp nhau: Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn –
Quỳnh Văn, Phùng nguyên – Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Óc Eo, Đông Sơn…Với trình
độ của nền văn hoá Đông Sơn phát triển, những chủ nhân của nó đã sớm hợp
nhất xây dựng nên nhà nước đầu tiên của mình, nhà nước Văn Lang (khoảng từ


17


thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VI tr. C.N) và sau đó là Nhà nước Âu Lạc (khoảng
nửa sau thế kỷ III tr CN). Một nền văn minh bản đòa được hình thành - văn minh
Văn Lang – Âu Lạc và trở thành cội nguồn của dân tộc sau này.
Đầu thế kỷ thứ II tr CN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các đế chế phong
kiến phương Bắc (từ 179 tr CN đến năm 938), trong hơn 1000 năm Bắc thuộc ấy,
dân tộc Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh anh dũng kiên cường giành độc
lập với các cuộc khởi nghóa: Hai Bà Trưng (40 – 43), Bà Triệu (248), Lý Bí (542
– 603), Mai Thúc Loan (722), … cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc kết thúc bằng
chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng (năm 938). Kỷ
nguyên độc lập, tự chủ, tự cường được mở ra, từ Nhà Ngô (939 – 965), Đinh (968
– 980), Tiền Lê (980 -1009) Lý (1009 -1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 1407), Nhà Lê Sơ (1428 – 1527), Nhà Mạc (1527 -1592), Nhà Tây Sơn (1788 –
1802), Nhà Nguyễn (1802 -1945). Trong 9 thế kỷ độc lập, người dân Việt vừa
xây dựng và phát triển đất nước với nền văn minh Đại Việt rực rỡ, vừa lập nên
nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.
Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp, phong
trào chống pháp nổ ra liên tục ở khắp mọi miền đất nước. Năm 1939, chiến tranh
thế giới II nổ ra, Pháp dâng Đông Dương cho phát xít Nhật (9/1940). Đến tháng
8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí
Minh toàn dân Việt Nam đứng lên làm cuộc tổng khởi nghóa giành lấy chính
quyền từ tay phát xít Nhật, lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ quân
chủ phản động. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước toàn thể quốc dân và nhân dân
toàn thế giới, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng Việt Nam được hưởng hoà bình, độc
lập chẳng được bao lâu thì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp núp sau
quân Anh vào giải giáp quân Nhật ở Nam bộ, Pháp quay lại xâm lược nước ta


×