Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ - Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 152 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo, người
thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lịch sử
Thế giới cổ trung đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em, các bạn trong lớp Cao học
K.21 và sự động viên cổ vũ của gia đình đã khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và quá trình thực hiện luận văn này!
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Học viên
Đặng Thị Hiền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Majapahit là vương triều lớn trong lịch sử phong kiến Đông Nam Á nói chung
và lịch sử dân tộc Indonesia nói riêng. Trong suốt 200 tồn tại (1293 - 1527),
Majapahit đã thực sự có nhiều đóng góp quan trọng, đưa đất nước ngày càng phát
triển và trở thành quốc gia lớn mạnh thời bấy giờ. Khi tìm hiểu về lịch sử Indonesia,
các nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của vương triều này. Majapahit
không những chỉ thống nhất các hòn đảo vốn mang tính tự trị cố hữu thành một
quốc đảo thống nhất mà còn “đánh dấu sự khởi đầu ở cấp độ mới cao hơn, sự thống
nhất về kinh tế, xã hội bên trong cũng như đối với khu vực bên ngoài khu vực Đông
Nam Á” [9; 82]. Những thành tựu ấy đạt được là do có một vị trí địa lí hết sức thuận
lợi, nhưng quan trọng hơn hết là sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của những người
đứng đầu đất nước và sự đoàn kết nhất trí của nhân dân trong cả nước. Nhà nước
luôn quan tâm củng cố, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội bằng các chính
sách hợp lí, trong đó quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á
là những mối quan hệ lớn và được nhà nước Majapahit đặc biệt chú trọng.


Vương triều Majapahit hình thành và phát triển trong bối cảnh khu vực có
nhiều biến động mạnh mẽ. Một số quốc gia sau thời kì phát triển đã trở lên suy yếu
như: Srivijaya (1377), Champa (1471),… còn một số quốc gia phong kiến khác
như: Đại Việt, Angkor, Mianma, Ayuthaya,… vẫn tiếp tục phát triển, khẳng định
được sự hùng cường của mình. Bối cảnh đó đã đặt ra những thách thức cho vương
triều trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là phải cạnh tranh với các nước
lớn để tồn tại, phát triển nhưng chính sự suy yếu của một số nước lại tạo ra cơ hội
thuận lợi để vương triều Majapahit mở rộng quyền lực và lãnh thổ, nhất là trong thế
giới hải đảo như Majapahit đã tiến hành chinh phục đảo Bali (1343) và chinh phạt
kinh đô Srivijaya (1377),…
Tuy nhiên, trên cơ sở củng cố tiềm lực đất nước và nhất là thông qua việc mở
rộng quan hệ đối ngoại với các nước, Majapahit ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong lịch sử khu vực. Quan hệ đối ngoại đã đóng góp một phần không
1
nhỏ trong việc thống nhất đất nước thành một Nusantara - hòn đảo hoà bình. Đồng
thời, quan hệ đối ngoại tốt đẹp cũng khiến cho tình hình chính trị xã hội của
Majapahit luôn luôn ổn định, kinh tế ngày càng phát triển đưa quốc gia này gia nhập
vào nền kinh tế thương mại thế giới. Trong tác phẩm “Lịch sử Indonesia”, Bruhat
đã khẳng định: Majapahit là một “đế quốc hàng hải lớn thế kỉ XIV”[3].
Trong mọi thời kì lịch sử, việc thiết lập quan hệ đối ngoại là đặc biệt quan
trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến tất cả các nước. Đối với vương triều Majapahit,
việc phát huy các nguồn lực của đất nước để tiến hành hoạt động đối ngoại đạt hiệu
quả cao là một thành tích to lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận đánh giá về vương triều
Majapahit, đặc biệt là quan hệ đối ngoại vẫn có những quan điểm không thống nhất.
Bởi vì trong thời kì phong kiến, các quốc gia dân tộc trong khu vực luôn tồn tại
trong vòng hưng thịnh và suy vong, bành trướng và thu hẹp, liên kết và đối địch,
chưa thực sự có một mối quan hệ thân thiện lâu bền giữa các nước. Ý thức quốc gia
dân tộc bản vị hẹp hòi thường đối lập nhau, đấu tranh liên miên để tranh giành lãnh
thổ hơn là thân thiện. Do vậy, các nước Đông Nam Á dù rất gần nhau, có chung
một cội nguồn văn hoá tộc người, một quá trình lịch sử nhưng lại rất ít hiểu nhau.

Vì vậy, việc nghiên cứu sâu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit,
phân tích cơ sở, nguyên nhân cũng như hệ quả và có những nhận xét về những hoạt
động bang giao của một vương triều trong suốt hơn 200 năm lịch sử là hết sức cần
thiết. Giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ bù lấp được một khoảng trống, một vấn đề
còn chưa có lời giải đáp trong nghiên cứu về lịch sử Indonesia nói chung và lịch sử
chế độ phong kiến Indonesia nói riêng.
Ngày nay, khi khối ASEAN hình thành, mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu ngày
càng phát triển để hướng tới một mục tiêu chung vì một khu vực Đông Nam Á hoà
bình và thịnh vượng tất yếu cần đến việc cung cấp những thông tin về đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại
trong lịch sử đã quan trọng thì nay càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi
phải có sự quan tâm hơn nữa để đưa Đông Nam Á thực sự trở thành khu vực hoà
bình, ổn định và lớn mạnh.
2
Tìm hiểu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cho chúng ta thấy được
sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc đề ra các chính sách của các vị vua phong kiến
trong lịch sử Indonesia từ thế kỉ XIII - XVI. Đồng thời cũng góp phần làm rõ hơn
các mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp giữa các quốc gia phong kiến trong khu
vực trong một giai đoạn lịch sử đầy sôi động từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Thực tế
lịch sử đã chứng minh, việc mở rộng mối quan hệ rộng lớn ra bên ngoài sẽ tạo nên
mối quan hệ bền chặt giữa các nước, không chỉ ở cấp độ nhà nước mà còn mở rộng
ra trên nhiều lĩnh vực với những nội dung mới và phát triển ở tầm cao mới.
Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về lịch sử
Indonesia, một đất nước có quan hệ gắn bó lâu đời với Việt Nam. Hơn nữa, trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu tìm hiểu lịch sử các dân tộc và những mối
quan hệ bang giao là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quan
hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á và
Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung cũng như lịch sử từng quốc gia nói

riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Vấn đề “Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực
Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” đã được đề cập ở một mức độ nhất
định trong các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á, lịch sử Indonesia. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn chưa được trình bày riêng biệt, có hệ thống. Để giải quyết vấn đề đặt
ra, luận văn đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu chủ yếu sau:
Các công trình của các học giả trên thế giới:
Trước hết phải kể đến Cuốn Biên niên sử của Java là “Nagarakertagama” do
nhà thơ, nhà sử học Prapanca viết vào năm 1365. Đây là tác phẩm viết về giai đoạn
hoàng kim của vương triều Majapahit với 98 khổ thơ. Ông đã biên soạn bộ sử thi này
để ca ngợi chiến công của các vua Majapahit, đặc biệt là vua Hayam Wuruk. Trong
bài thơ 13 và 14 đã liệt kê danh sách các xứ bị Majapahit khuất phục như: quần đảo
Maluku, Java, Bali, phía Nam đảo Borneo, phần lớn đảo Sumatra, đảo New Guinea,
3
và một phần phía Nam của bán đảo Malay. Theo Nagarakertagama, “Majapahit có
mối quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Ayuthaya, Champa và
Việt Nam”[69; 85]
Tiếp đến công trình khá đồ sộ của tác giả D.G.E.Hall: “Lịch sử Đông Nam Á”
do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1997. Tác giả đã phác họa một
bức tranh toàn cảnh về lịch sử các nước Đông Nam Á từ sơ sử đến hiện đại. Đối với
Indonesia, ông đã giành một số lượng trang đáng kể để nói về quá trình hình thành
và phát triển của Indonesia nói chung và vương triều Majapahit nói riêng. Về quan
hệ đối ngoại được nêu khá nhiều trong các chương, mục khác nhau nhưng chưa
thành một hệ thống mà chỉ được nêu ra trong mối tương quan với các nước trong
khu vực.
Cuốn “Early Kingdoms of the Indonesian Archipelago and the Malay
Peninsula” (Những vương quốc cổ trên quần đảo Indonesia và bán đảo Malay) của
Paul Michel Munor đã tập trung về những diễn biến xảy ra trên quần đảo Indonesia
và trên bán đảo Malay. Với số lượng gần 400 trang, tác giả đã bao quát được toàn
cảnh tình hình của các nước hải đảo trong một khoảng thời gian dài, mối quan hệ

qua lại giữa các nước trên quần đảo Indonesia và bán đảo Malay cũng như những
quan hệ của các nước này với bên ngoài, tiêu biểu là quan hệ với Trung Quốc, các
vương quốc của người Siam. Không những thế, tác giả đã phác họa được những
thay đổi bằng bản đồ về tình hình chính trị của các vương quốc trên quần đảo
Indonesia và bán đảo Malay. Đối với vương triều Majapahit, Paul Michel Munor đã
khôi phục được hệ thống chính trị của vương triều mà rất ít công trình nghiên cứu
đề cập đến.
Cuốn sách “Maritime Southeast Asia to 1500” (Đông Nam Á hải đảo đến năm
1500) của tác giả Lynda Norene Shaffer viết năm 1996 là một công trình nghiên
cứu chuyên sâu về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo cho đến năm 1500. Trong đó,
đáng chú ý là những nghiên cứu của tác giả về các vương quốc Đông Java, từ
những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự quan tâm của nhà nước đối với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về vương triều Majapahit, tác giả
4
tập trung vào các nội dung như: những tác động của bên ngoài đối với vương triều,
các nghi lễ của hoàng gia, đặc biệt là quá trình mở rộng sức mạnh của vương triều
Majapahit đối với các tiểu quốc trong thế giới hải đảo. Nhưng, đúng như tên gọi của
nó, tác phẩm này chỉ tập trung nghiên cứu đến những mối quan hệ xảy ra trong các
nước hải đảo, còn mối quan hệ với bên ngoài thì hầu như không đề cấp đến.
Năm 1992, Nhà xuất bản Đại học Cambridge cho xuất bản cuốn sách “The
Cambridge history of Southeast Asia” (Lịch sử Đông Nam Á) bao gồm hai tập do
Nicholas Tarling chủ biên và được tái bản nhiều lần. Trong luận văn này, tác giả sử
dụng lần tái bản năm 2008. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu về Đông
Nam Á một cách công phu, tập hợp rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu hàng
đầu về Đông Nam Á như: Anthony Reid, Kenneth R.Hall, Keith W.Taylor,…
Nghiên cứu về vương triều Majapahit, cuốn sách này đã đề cập đến những vấn đề
chính trị, những điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại. Tuy nhiên, cuốn
sách này cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu những sự kiện chính trị, còn những mối
quan hệ của vương triều này với bên ngoài lại ít được đề cập.
Tác phẩm “A history of modern Indonesia from 1300 to the present” (Lịch sử

hiện đại Indonesia từ năm 1300 đến nay) của tác giả M.C. Ricklefs do Nhà xuất bản
Indiana University ấn hành đã trình bày ngắn gọn Lịch sử Indonesia từ năm 1300
đến nay. Trong phần hai, tác giả đã miêu tả về các triều vua của vương triều
Majapahit, bộ sử kí nổi tiếng của vương triều này. Đối với quan hệ thương mại, ông
khẳng định “Majapahit có quan hệ với Champa, Campuchia, Siam, miền Nam
Mianma, Việt Nam và cử phái đoàn đến Trung Quốc” [73, 17].
Anthony Reid là người đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về lịch sử
Đông Nam Á thời kì cổ trung đại. Tiêu biểu là cuốn “Southeast Asia of the Age of
Commerce 1450 - 1680”(Kỉ nguyên thương mại Đông Nam Á 1450 - 1680) do nhà
xuất bản trường Đại Học Yale ấn hành. Cuốn sách gồm hai tập, nghiên cứu về toàn
bộ những khía cạnh của “Kỉ nguyên thương mại” của khu vực Đông Nam Á. Sở dĩ
tác giả coi thế kỉ XV - XVII là Kỉ nguyên thương mại vì trong giai đoạn này Đông
Nam Á có những thay đổi lớn lao liên quan đến hoạt động thương mại. Đó là sự dự
5
nhập ngày càng phong phú của những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông
Nam Á trong buôn bán quốc tế, sự tham gia ngày càng tích cực của thương nhân
Đông Nam Á vào hoạt động thương mại. Qua công trình này, tác giả đã thu thập
được những nguồn thông tin quan trọng về quan hệ thương mại của vương triều
Majapahit với các nước trong khu vực Châu Á, tiêu biểu là Đông Nam Á và Đông
Bắc Á.
Nhà nghiên cứu người Pháp Jean Bruhat với công trình nghiên cứu: “Lịch sử
Inđônêxia” (Nguyễn Trọng Địch dịch), nhà xuất bản Đại học Pháp phát hành năm
1976, cũng giành rất nhiều công sức nghiên cứu về Indonesia. Ông đã khái quát về
Indonesia với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội, đặc biệt là tiến trình
lịch sử. Nhìn nhận về vương triều Majapahit, ông khẳng định đây là một “đế quốc
hàng hải lớn thế kỉ XIV”.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng khía
cạnh của Indonesia trong thời kì phong kiến, tiêu biểu là những nghiên cứu về tiền tệ
của Java như: Jan Wisseman Christie với công trình “Money and Its Uses in the
Javanese States of the Ninth to Fihteenth Centuries A.D”(Tiền và cách sử dụng tiền

của các vương quốc Java từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV); Arjan Van Aelst với
“Majapahit pisis: the currency of a “moneyless” society, 1300 - 1700”( Đồng tiền
“pisis” của Majapahit: Loại tiền tệ của một xã hội “không tiền”, 1300 - 1700),…
Những công trình nghiên cứu này đã đưa ra các loại tiền tệ địa phương cũng như việc
nhập khẩu các loại tiền bên ngoài trong quá trình giao lưu và buôn bán thương mại.
Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam:
Năm 1972, nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn cho ra đời cuốn sách: “Lịch sử
các quốc gia Đông Nam Á (trừ Việt Nam) từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI” của tác giả
Nguyễn Thế Anh. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp trên tất cả các lĩnh
vực về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á. Đối với vương triều
Majapahit, tác giả đã nghiên cứu khá sâu về hệ thống chính trị, trong đó chủ yếu đề
cập đến mối quan hệ của các nước chư hầu đối với chính quyền trung ương Java.
6
Tác giả Ngô Văn Doanh có rất nhiều công trình nghiên cứu về Đông Nam Á
nói chung và lịch sử Indonesia nói riêng. Trong đó, tác phẩm “Inđônêxia - Những
chặng đường lịch sử” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản là một tác phẩm
nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ thời sơ sử đến thời đại ngày nay. Đối với vương triều
Majapahit, tác giả đã dành một số lượng trang khá lớn nghiên cứu về tất cả các lĩnh
vực như kinh tế, chính tri,… Nhưng là một tác phẩm thông sử nên vấn đề quan hệ
đối ngoại vẫn chưa được nghiên cứu sâu.
Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của nhóm tác giả Lương Ninh (chủ biên), Đỗ
Thanh Bình và Trần Thị Vinh do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2008 đã trình
bày một cách hệ thống, chi tiết về chặng đường lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ
tiền sử cho đến ngày nay. Trong chương 5, phần một, nhóm tác giả đề cập đến
những biến động của các nước Đông Nam Á thế kỉ XIII - XV. Trong đó, những
diễn biến của Majapahit được đề cập trong mối quan hệ với các nước hải đảo và đặc
biệt là những tranh chấp giữa Majapahit với Siam về bán đảo Malay.
Bài viết “Quan hệ thương mại của Đại Việt và Java thế kỉ XI - XV” của tác giả
Nguyễn Tiến Dũng đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2009 đã
trình bày khá chi tiết mối quan hệ của Java và Đại Việt trong một thời gian dài. Có

thể nói, đây là một công trình đã đưa ra nhiều số liệu thuyết phục về mối quan hệ
thương mại giữa hai nước khi mà nguồn sử liệu về thời kì phong kiến còn rất hạn chế.
Một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á như: “Quan hệ thương
mại của vương quốc Champa với các quốc gia trong khu vực (thế kỉ X đến thế kỉ
XV)” của Đỗ Trường Giang; “Những đợt thám hiểm của Trịnh Hòa ở Đông Nam
Á” của Dương Văn Huy; “Ryukyu - một trường hợp phát triển độc đáo ở khu vực
Đông Á thế kỉ XV-XVI” của Lê Thị Khánh Ly;…. đã đưa ra rất nhiều những số liệu
mà tác giả kế thừa trong luận văn của mình về mối quan hệ của Majapahit với
Champa, Trung Quốc, Nhật Bản,… Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số lượng trang
nên những bài viết này chỉ nêu nên một cách khái quát nhất, đưa ra những gợi ý cho
việc nghiên cứu tiếp theo mà chưa nghiên cứu sâu.
7
Ngoài ra, trên tạp chí Khảo cổ học cũng đã trích đăng một số bài viết về những
hiện vật được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Đây là nguồn tài liệu
xác thực để chứng minh về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các
nước. Tiêu biểu như: Bùi Minh Trí với “Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “con
đường gốm sứ trên biển” số 5 năm 2003 đã nêu nên mối quan hệ thương mại của
Việt Nam với nhiều nước trong khu vực Châu Á. Qua các số liệu khảo cổ đã cho
thấy, Việt Nam đã mang đồ gốm đến Java từ rất sớm để buôn bán.
Tác giả cũng ghi nhận rất nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí như:
Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
… Thông qua những bài viết này, tác giả đã kế thừa và sử dụng những nguồn thông
tin đã được thẩm định trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra cho luận văn.
Qua việc tham khảo các nguồn tài liệu này đã cho tác giả một cái nhìn khá
tổng hợp về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của các nước trong khu
vực Đông Nam Á thế kỉ XIII - XVI. Và quan trọng hơn đây là những nguồn tư liệu
giúp ích rất nhiều cho em trong việc làm rõ các vấn đề mà đề tài cần giải quyết.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo trong một số công trình nghiên cứu như:
“Đông Nam Á trong lịch sử thế giới” của tập thể các tác giả thuộc Viện Hàn lâm
khoa học Liên Xô, “Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện đại”, “Trên đất

nước đảo dừa”, “Quan hệ của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thế kỉ XV - XVII”,…
Những công trình này đã cho em nguồn tri thức khá lớn về lịch sử của các nước
trong khu vực Đông Nam Á nói chung và lịch sử của Indonesia nói riêng. Đồng
thời, quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cũng được đề cập đến dù còn
nhiều hạn chế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của luận văn là quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit trong
các thế kỉ từ XIII đến XVI. Để làm rõ được mối quan hệ đối ngoại của vương triều,
luận văn tập trung giải quyết những vấn đề liên quan như: tình hình kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội của vương triều Majapahit; bối cảnh quốc tế và khu vực có
8
những tác động như thế nào đối với quá trình hình thành, phát triển của vương triều
Ấn Độ giáo này.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Đối ngoại với tư cách là một trong hai chức năng cơ bản của nhà nước bao
gồm phạm vi rộng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính trị, ngoại giao, quân
sự, kinh tế, văn hóa, tôn giáo,… Do hạn chế về nguồn tư liệu và nhằm đảm bảo tính
chuyên sâu nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ đối ngoại của vương
triều trên hai lĩnh vực là thương mại và ngoại giao.
* Đối tượng trong quan hệ của vương triều là các nước ở khu vực Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. Với phạm vi không gian rộng nên luận văn tập trung nghiên cứu
các mối quan hệ đối ngoại nổi bật của vương triều, đặc biệt là quan hệ với các nước
láng giềng trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Đại Việt, Champa, Siam) và
Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản).
* Phạm vi thời gian: luận văn bao quát từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, trong đó
tập trung chính là khoảng thời gian từ năm 1293 (năm mở đầu của vương triều) đến
năm 1527 (năm kết thúc của vương triều).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: luận văn tập trung làm rõ các mối quan hệ đối ngoại của vương

triều Majapahit trên các lĩnh vực thương mại và ngoại giao. Trên cơ sở đó, rút ra
một số nhận xét từ các mối quan hệ đó.
- Nhiệm vụ: Luận văn tập trung làm rõ các nội dung sau:
* Phân tích quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit
* Làm rõ những cơ sở và nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới chính
sách đối ngoại.
* Làm rõ nội dung các mối quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với
các nước.
* Nêu ra một số nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với
các nước.
9
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn là
phương pháp nghiên cứu bộ môn với hai phương pháp chủ đạo là: phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp bổ trợ
khác như: phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu,… để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng
góp một số điểm mới như:
Là tài liệu đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ đối ngoại của
vương triều Majapahit từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
Trên cơ sở làm rõ vấn đề quan hệ đối ngoại, thông qua việc giải quyết các mối
quan hệ đối ngoại của vương triều với các nước, luận văn sẽ rút ra một số nhận xét
về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc thành ba
chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit và
những nhân tố tác động đến quan hệ đối ngoại

Chương 2: Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)
Chương 3: Một số nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit
10
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA VƯƠNG TRIỀU MAJAPAHIT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của vương triều Majapahit
1.1.1. Quá trình hình thành vương triều Majapahit
Vương triều Majapahit hình thành trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều
biến động. Sau khi thống nhất các bộ lạc Mông Cổ và lên ngôi Đại Hãn, Thành Cát
Tư Hãn thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Tất cả lục địa Á - Âu đều bị rung chuyển
bởi vó ngựa xâm lược của quân Mông Cổ. Chính sách bành trướng và làn sóng xâm
lăng của đế quốc Mông Nguyên đã khiến các nước trong khu vực xích lại gần nhau,
liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Đó là liên minh chống
quân xâm lược Mông Nguyên giữa Đại Việt - Champa - Java. Liên minh này không
được chính thức kí kết nhưng sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chống quân Mông Nguyên xâm lược đã thể hiện điều đó. Vì vậy, chúng đã gặp thất
bại liên tiếp ở Champa, Campuchia, Java và đặc biệt là Đại Việt. Sau ba lần tiến
công xâm lược, chúng đều bị thất bại trước lòng dũng cảm và sự mưu trí của quân
dân Đại Việt. “Trước sau hơn một trăm vạn quân giặc đã bị nhân dân ta đánh cho
tan tác, tả tơi mảnh giáp không còn, làm cho chủ tướng giặc phải trốn chạy mới
thoát về nước” [47; 47].
Làn sóng xâm lăng của quân Mông Nguyên xuống Đông Nam Á cũng tạo nên
những xáo động nhất định trong khu vực. Đó là việc lập ra các vương quốc riêng
của người Thái. Hơn nữa, sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, những
dân tộc giành được thắng lợi vang dội trong chiến tranh đã nhanh chóng khẳng định
chỗ đứng của mình, ổn định và tiếp tục phát triển thịnh đạt - tiêu biểu là quốc gia
Đại Việt… Bên cạnh đó, một số quốc gia trước đó đã có dấu hiệu suy yếu, đất nước
mất ổn định cộng với làn sóng xâm lược của quân Mông Nguyên đã nhanh chóng đi

vào sự suy yếu như: Campuchia, Champa, Pagan, Srivijaya,…
Trong thời gian này, không chỉ các quốc gia Thái mà một số quốc gia khác
trong khu vực cũng đã hoặc đang trên con đường vận động chuẩn bị cho sự ra đời.
11
Đến năm 1293, quốc gia Majapahit được thành lập trên cơ sở sự suy yếu và tan rã
của vương quốc Singosari trên đảo Java.
Vào thế kỉ XII, Java được chia làm hai vương quốc, lấy sông Brantas làm ranh
giới. Vương quốc Janggana ở phía Đông yếu hơn và nhanh chóng bị nhập vào quốc
gia ở phía Tây là Kediri. Đến năm 1222, Kediri bị sụp đổ sau những cuộc chiến
tranh dữ dội giữa các tiểu quốc với nhau: Java, Srivijaya, Kediri và vương quốc
Singosari hình thành. Dưới triều đại của vua Kertanagara (1268 - 1292), vương
quốc Singosari bước vào giai đoạn cuối của sự tồn tại. Sau khi lên ngôi (1275), ổn
định đất nước, Kertanagara bắt đầu bành trướng thế lực của mình bằng những cuộc
chiến tranh chinh phục: Malayu, Sunda, Madura và một phần bán đảo Malay. Khi
chiếm cứ xong Sumatra, ông quay về tấn công Bali vào năm 1284. Những hành
động quân sự của Kertanagara ngày càng mạnh mẽ hơn đưa đến sự thống nhất các
hòn đảo thành Nusantara - hòn đảo hoà bình. Tuy nhiên, việc phái những đạo quân
viễn chinh hùng mạnh xâm chiếm các nước xung quanh đã làm cho vương quốc này
suy yếu nghiêm trọng.
Cuối thế kỉ XIII, Singosari cũng không thoát khỏi làn sóng xâm lăng của quân
Mông Nguyên. Cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, Kertanagara đã khước từ
mọi yêu sách của triều đình nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt yêu cầu các nước này không
những phải tuyên bố bày tỏ lòng kính trọng và cống nạp các đặc sản tiêu biểu của
từng nước mà phải quy phục thực sự. Nếu các nước này không quy thuận và chống
đối, triều đình nhà Nguyên sẽ dùng sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho những chính sách
của mình.
Năm 1279, triều đình Mông Nguyên đòi hỏi quốc vương Kertanagara phải gửi
một hoàng tử sang làm con tin. Quốc vương Singosari đã bác bỏ yêu cầu này. Trong
các năm 1280, 1281, 1289, triều đình Mông Nguyên lại tiếp tục yêu cầu quốc vương
thực hiện các yêu cầu trên. Trước những đòi hỏi vô lý đó, phản ứng của Java rất

quyết liệt: “nhà vua ra lệnh bắt phái bộ Trung Quốc, rạch mặt rồi đuổi về nước”
[43; 34]. Hành động này khiến cho Hốt Tất Liệt rất giận dữ, liền cử một lực lượng
quân sự hùng hậu sang trừng phạt Java. Để đối phó, Java đã thiết lập mối quan hệ
12
tốt đẹp với Champa - một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương - trên đường
hành quân của đế quốc Mông Nguyên xuống phía Nam. Về sự kiện này, trong Lịch
sử Đông Nam Á, D.G.E.Hall có viết: “Một trong những hành vi đầu tiên của ông
(tức Kertanagara) là thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Champa, một nước cũng bị
Nguyên Mông đe dọa” [15; 143] để ngăn chặn cuộc tấn công của quân Mông
Nguyên bằng cách chiếm giữ những điểm chiến lược nằm trên đường tiến của đội
quân đó. Kết quả là Champa từ chối không cho hải thuyền Mông Nguyên đổ bộ vào
đất Champa nghỉ ngơi trước khi sang đánh Java vào năm 1292. Quân Mông Nguyên
tập trung chủ yếu ở quần đảo Kalimantan (phía Tây Nam Borneo).
Trong khi đó, những kế hoạch mở rộng lãnh thổ của Kertanagara cũng gặp
phải nhiều khó khăn do các phong trào nổi loạn của những thế lực trong nước nhằm
chống lại chính sách của ông. Sự đe doạ của nhà Nguyên đã buộc ông phải phái gần
như toàn bộ lực lượng tới bán đảo Malay và Tây Nam Borneo để cản đội quân xâm
lược. Việc phái một đội quân viễn chinh hùng mạnh ra nước ngoài đã làm cho
Singosari bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước chư hầu bất mãn đã nhân cơ hội đó
nổi lên.
Kediri chính là trung tâm của phong trào chống lại Kertanagara, vì gia đình
tiểu vương Kediri không bao giờ quên được mối nhục mà Ken Angrok đã gây ra
cho họ. Jayakatwang - phó vương của Kediri đã lãnh đạo một cuộc tấn công mạnh
mẽ đe doạ thủ đô của Kertanagara. Lợi dụng sự mất cảnh giác của vua Kertanagara
khi đang tiến hành nghi lễ thờ phụng Siva, ông đã bất ngờ từ phía Tây tấn công
chiếm lấy thủ đô, Kertanagara bị chết một cách bi thảm. Sự kiện này đánh dấu sự
sụp đổ của vương quốc Singosari, ngai vàng do vua Kediri nắm giữ. Sau khi làm
chủ Singosari, Jayakatwang đã vấp phải sự chống đối của Raden Vijaya - một người
trong dòng dõi vua sáng lập ra Singosari và là con rể của vua Kertanagara. Bởi vì
khi Jayakatwang tấn công Singosari, ông đang được phái đi dẹp loạn ở phương Bắc.

Được tin Singosari thất thủ, ông đã kéo quân về và ba lần đánh thắng Kediri. Thế
nhưng quân tiếp viện từ Kediri đến kịp thời khiến ông phải chạy trốn sang Madura.
Nghe theo lời khuyên của Viraraja, ông quay trở lại Java và hàng phục vua Kediri,
13
chờ thời cơ để giành lại quyền lực của mình. Để quy phục Vijaya, vua Kediri đã
thưởng công, ban cho thái tử chức thủ hiến của một quận. Đây chính là cơ hội cho
Vijaya chuẩn bị lực lượng, lập căn cứ ở quê mình là Majapahit trong thung lũng
Brantas, đợi thời cơ phản công lại vua Kediri.
Được tin quân viễn chinh của nhà Nguyên sắp tới, Vijaya nảy ra ý đồ lợi dụng
quân Nguyên để lập cơ đồ. Ông hứa chấp nhận quyền minh chủ của Hốt Tất Liệt
đối với Java, đổi lại quân Nguyên sẽ giúp đỡ Java lật đổ vương quốc Kediri. Lời
hứa thật hấp dẫn, đúng ý đồ mà quân xâm lược mong muốn nên yêu cầu của ông đã
được hoàng đế nhà Nguyên chấp nhận. Với lực lượng được chuẩn bị kĩ lưỡng cùng
với đội quân hùng mạnh của quân Mông Nguyên, Vijaya đã nhanh chóng đánh bại
được kẻ cướp ngôi khi quân của Jayakatwang đang tiến về Majapahit.
Vijaya trở về với một đội quân Nguyên hộ vệ để chuyên chở đồ lễ cống như
đã hứa. Không thể chịu khuất phục trước kẻ thù, Vijaya thực hiện chiến lược mới để
đánh đuổi quân địch về nước. Lợi dụng sự chủ quan không đề phòng, Java đề ra
chiến lược “chờ quân đội Mông Nguyên phân tán ra từng binh đoàn nhỏ đi bình
định. Lúc đó quân đội Java sẽ tập trung tấn công bất thình lình” [43; 34]. Lâm vào
tình thế khó khăn và cực kì nguy hiểm, đề đốc Y-ko-mu-su buộc phải rút quân về
nước. Âm mưu xâm lược Java của đế quốc Mông Nguyên hoàn toàn bị thất bại. Để
thiết lập lại mối quan hệ, quốc vương Java có thái độ cực kì khôn ngoan là gửi sứ
bộ sang triều đình nhà Nguyên xin lập mối bang giao bình thường giữa hai nước.
Như vậy, sự xâm lược của đế quốc Mông Nguyên với mục đích mở rộng lãnh
thổ xuống phía Nam đã không thực hiện được. Tác động ngoài ý muốn của nó là tạo
điều kiện cho sự ra đời và khẳng định nền tự chủ của các nước, trong đó có vương
quốc Majapahit. Ngày 10 tháng 11 năm 1293, Vijaya lên ngôi lấy vương hiệu là
Kertarajasa Jayavarddhara và xây dựng hoàng cung ở Majapahit, vốn là căn cứ quân
sự ở hạ lưu sông Brantas. Ông là người sáng lập ra triều đại cuối cùng trong lịch sử

Java vẫn duy trì truyền thống Đạo Hindu.
14
1.1.2. Quá trình phát triển của vương triều Majapahit
Vương triều Majapahit tồn tại hơn hai trăm năm, trải qua mười hai đời vua trị
vì. Trong quá trình phát triển, vương triều Majapahit đã trở thành một vương triều
phong kiến hùng mạnh, có vị trí quan trọng trong lịch sử phong kiến Indonesia.
Kinh đô của vương quốc được xây dựng trong một thung lũng xanh tươi, phì
nhiêu của dòng sông Brantas. Các chư hầu, lãnh chúa đều quy phục nhà nước mới,
quốc gia Majapahit nhanh chóng trở nên hùng mạnh. Có những tiểu quốc phải cống
nạp cho nhà vua, phải đảm đương công việc canh phòng miền duyên hải. Còn lại
phần lớn các chư hầu sống ở địa phương như một lãnh chúa cai quản một vùng
riêng biệt.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tạo dựng vương triều, vị tân quân Vijaya
đã phải đương đầu với một loạt các cuộc phiến loạn. Vấn đề diệt trừ các nhóm phản
loạn để ổn định đất nước là hết sức cần thiết. Đây chính là thành công lớn của nhà
nước mới.
Krom đã có nhận định về các cuộc phiến loạn này như sau: “Năm đầu tiên của
triều đại, Jayanagara, triều đại này thường xuyên có các cuộc phiến loạn đều là
những người đã từng phò tá thái tử Vijaya giành lấy ngôi báu và sau này đã thất
vọng vì không được thưởng công thích đáng. Việc ông vua Kertanagara
Jayavarddhana đã có thể khống chế tất cả những con người này cho thấy đức vua
rất hùng mạnh”[15; 148]. Tuy nhiên G.S Berg đã chứng minh một cách thuyết phục
về nguyên nhân của các cuộc nổi dậy này là “bắt nguồn từ trong một cuộc xung đột
giữa hai phái: những người ủng hộ liên minh thần thánh của Kertanagara và
những người phản đối liên minh đó giữa phái liên Indonesia và phái bài ngoại”[15;
148].
Cuộc phiến loạn đầu tiên nổ ra vào năm 1295 do Ranga Lawe lãnh đạo.
Nguyên nhân là do Jayanagara, con trai của hoàng hậu Dara Petak được phong làm
thái tử. Việc con trai của người mẹ Malay được công nhận là nhà vua tương lai của
Java đã bị phái bài ngoại phản đối. Hơn thế nữa, trong cùng năm này, nhà vua bắt

đầu ốm kéo dài và hoàng hậu Dara Petak nổi lên với cương vị là mẹ của một cậu bé
15
sẽ có thể nhanh chóng trở thành ấu chúa của Majapahit. Việc nổi lên làm cuộc phiến
loạn là dấu hiệu thể hiện sự căm phẫn của Java đối với một hoàng hậu nước ngoài
và những cận thần người Sumatra của bà. Cuối cùng cuộc nổi dậy của Ranga Lawe
đã bị dập tắt nhanh chóng.
Trong thời gian từ năm 1295 cho đến ngay trước khi Jayanagara qua đời
(1328), theo tập Pararaton có tất cả 9 cuộc phiến loạn. Sau cuộc nổi dậy của Ranga
Lawe thì Viraraja - một viên quan đại thần của vương triều Singosari vừa mới sụp
đổ - nổi dậy ở đảo Madura và tuyên bố độc lập.
Cuộc khởi nghĩa của Sona kéo dài từ năm 1298 đến 1300 là một cuộc khởi
nghĩa mạnh mẽ nhất, đã gây ra nhiều khó khăn cho vương triều mới. Nhưng cuối
cùng đã bị trấn áp và người lãnh đạo của nó đã bị giết.
Sau đó ít lâu, vào năm 1302, Demung - một người trong phe cánh của Sona
tiếp tục nổi lên chống lại vương triều mới. Jayanagara đã phải vất vả để trấn áp cuộc
khởi nghĩa và đến năm 1313, cuộc khởi nghĩa đã được dẹp yên.
Cuộc khởi nghĩa của Nambi lập căn cứ ở Lemba đã khuấy động được tình cảm
dân tộc tại vùng Đông Java chống lại Jayanagara - là một người lai Sumatra. Nambi
vốn là quan tể tướng của vương triều Majapahit, con trai thủ lĩnh Viraraja. Ông
không thích chiều hướng chính sách của Kertarajasa nên viện cớ cha lâm bệnh, xin
phép rút về Đông Java. Sau đó hai cha con đã tăng cường phòng thủ dinh luỹ của
mình. Khi Kertarajasa mất (1309), họ đã cắt đứt mọi quan hệ với Majapahit.
Virajasa mất năm 1331, Nambi vẫn tiếp tục cuộc chống lại uy quyền của hoàng gia.
Cuối cùng Jayanagara đã phải đem quân đến đánh. Năm 1316, một đoàn quân viễn
chinh đã được phái đi, theo tập Nagarakertagama, dinh luỹ của Nambi ở Padjaralean
đã bị chiếm và ông bị giết. Sau đó quân khởi nghĩa ở Madura quy phục thì vương
triều Majapahit mới được yên ổn trong một thời gian ngắn.
Năm 1319, Jayanagara lại phải tiếp tục đối phó với cuộc phiến loạn nguy hiểm
nhất. Lãnh tụ của cuộc phiến loạn này là Kuti, một nhà quý tộc Java. Ông thậm chí
đã chiếm được kinh đô khiến nhà vua đã phải bỏ chạy đến Badander, cùng đi có

một bộ phận quân ngự lâm gồm 25 người dưới quyền chỉ huy của viên tướng trẻ tên
16
là Gaja Mada. Vị tướng trẻ này đã cứu vãn được tình hình bằng một mưu kế táo
bạo. Ông đã trá hình trở về kinh đô để xem xét tình hình và tung tin rằng Kuti đã
giết nhà vua. Việc dân chúng tiếp nhận tin này đã cho thấy Kuti không được lòng
dân. Vì vậy, Gaja Mada đã thành công trong việc tổ chức một cuộc nổi dậy và khôi
phục ngai vàng cho nhà vua. Do đó ông được phong chức Patih của Kahuripan. Vài
năm sau, ông trở thành Patih của Kediri.
Như vậy, với việc dẹp được các cuộc phiến loạn đã tỏ rõ sức mạnh của vương
triều Majapahit. Sau đó, bằng các chính sách thần phục như ban chức tước, phẩm
lộc và đặc biệt là “nhà vua có tục đưa vào hậu cung con gái của tất cả các đại địa
chủ nhằm mục đích đảm bảo lòng trung thành của họ” [2; 150]
đã củng cố được các vùng căn cứ của các thế lực muốn tách ra khỏi sự thống trị của
vương triều.
Tình hình chính trị của vương triều Majapahit dần dần được củng cố qua các triều
đại kế tiếp, đặc biệt là dưới triều đại của nữ hoàng Tribhuvana (1320 - 1350) và con trai
bà là Hayam Wuruk (1350 - 1389), vương quốc Majapahit phát triển đến cực thịnh.
Hayam Wuruk đã triển khai những chính sách mới nhằm thống nhất đất nước.
Indonesia là đất nước có hàng nghìn hòn đảo, luôn tồn tại những vương quốc
riêng biệt nên việc thống nhất đất nước là nhiệm vụ bức thiết. Tiếp tục chương trình
mà Kertanagara đã bỏ dở, vương triều mới bằng nhiều biện pháp như: thông qua con
đường hôn nhân hay các biện pháp chiến tranh đã giành được thành công to lớn. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử Indonesia, lãnh thổ được thống nhất trong một vùng rộng
lớn, bao gồm: đảo Java, Sumatra, các đảo thuộc Indonesia ngày nay, phần lớn đảo
Kalimantan, đảo Sulawesi, bán đảo Malayu và quần đảo Maluku.Vương quốc này đã
kiểm soát hầu hết các hải cảng và gần như nắm độc quyền về buôn bán ở Java. Bộ
máy nhà nước ở trung ương được củng cố và tăng cường.
Sau khi đánh tan quân Mông Nguyên, Vijaya trở thành vị vua đầu tiên của
vương triều Majapahit (1294-1309). Cuốn Nagarakertagama đã hết sức nhấn mạnh
đến đám cưới của Vijaya với bốn người con gái của Kertanagara và ảnh hưởng to

lớn của họ nhằm ngụ ý rằng đó là điều thực sự khiến ông ta có quyền thừa kế nhạc
17
phụ. Tuy nhiên, bản khắc năm 1305 lại cho thấy rằng “các đám cưới này là một sự
đoàn tụ huyền bí với các lãnh thổ đã bị Kertanagara chinh phục”[15; 146]. Bốn
người vợ là đại diện cho Bali, Malayu, Madura và Tanjungpura, và qua việc thành
thân với họ, đức vua đã thiết lập được mối quan hệ đặc biệt với các đảo do
Kertanagara lập nên. Vijaya có một người con trai, con của một công chúa Malayu
tên là Dara Petak. Bà đã cùng với các công chúa khác đến Java sau cuộc chinh phục
của Kertanagara. Khi lên ngôi, Vijaya kết hôn với công chúa Dara Petak và bà trở
thành mẹ của Jayanagara; còn công chúa thứ hai tên là Dara Jingga kết hôn với một
thành viên hoàng gia Java và sinh ra người con trai tên là Adityavarman sau đó làm
vua của Malayu.
Tuy nhiên, việc mở rộng lãnh thổ phần lớn được tiến hành bằng các cuộc
chiến tranh. Nhân vật có vai trò lớn trong chính sách liên Indonesia là Gaja Mada.
Dưới hai triều đại của nữ hoàng Tribhuvana (1320-1350) và vua Hayam Wuruk
(1350-1389), ông vươn lên một vị trí quyền lực và ảnh hưởng mà chưa một đại
quan nào trước đó nắm giữ trong lịch sử Java. Năm 1330, nhờ những đóng góp to
lớn trong công cuộc thống nhất đất nước, vị kiến trúc sư của vương triều Majapahit
được bổ nhiệm làm Mapatih - tức tể tướng của Majapahit. Từ đó đến khi qua đời
(1364), ông thực sự là người trị vì vương quốc.
Ông là người ủng hộ chính sách liên Indonesia. Sau khi dẹp xong cuộc phiến
loạn của Kuti, ông được bầu làm tể tướng. Vào năm 1331, ông đã tuyên thệ trước
Hội đồng các thượng thư rằng ông sẽ không bao giờ thừa hưởng chức Palapa cho
đến khi Nusantara (đế chế đảo) bị khuất phục [15; 151]. Tư liệu ghi chép nói rằng,
các quan thượng thư có mặt tại cuộc họp Hội đồng thượng thư nổi tiếng đó đã nhạo
báng lời tuyên thệ của Gaja Mada. Nhưng chẳng bao lâu sau, họ đã thất vọng và
nhiều người trong số họ bị cách chức. Hơn 30 năm sau, Gaja Mada lên ngôi quốc
vương thực sự của Majapahit và là người chỉ đạo chính sách. Cũng tại lễ tuyên thệ
năm 1331, ông nêu ra một số địa điểm như: Gurun, Seran, Janjangpara, Aru,
Pahang, Pompo, Sunda, Palembang và Tumasik (Singapo ngày nay). Bằng các biện

pháp như: vừa xâm chiếm, vừa thiết lập quan hệ, ông đã thu phục được các hòn đảo
18
của Indonesia. Người ta cho rằng, các vùng này và một số vùng khác đều bị đặt
dưới quyền kiểm soát của Majapahit trong thời kì từ năm 1331 đến 1351. Một bức
tranh rộng lớn của đế chế Indonesia đã hình thành.
Các bang phụ thuộc của Majapahit đã được liệt kê trong bản
Nagarakertagama, bao gồm toàn bộ Sumatra, một nhóm tên ở bán đảo Malay,
Mendawai, Brunei và Janjungpuri ở Borneo và một danh sách dài các địa điểm phía
Đông Java, bắt đầu từ Bali và bao gồm cả Makassar, các quần đảo Banda và
Maluku. Nhà nghiên cứu Vlekke đã mô tả bằng bản đồ một đế chế hùng mạnh,
được duy trì bằng sức mạnh của hải quân. Ông nói rằng, “sau khi Majapahit bị suy
vong, chẳng có gì vĩ đại tương đồng được xây dựng tiếp cho đến khi người Hà Lan
hoàn tất công cuộc chinh phục” [15; 154]. Với sự thống nhất và quy phục cả thế
giới hải đảo (Nusantara) vào mình, Majapahit bước vào giai đoạn cực thịnh.
Mặc dù Hayam Wuruk lên ngôi nhưng mọi quyền hành thực tế vẫn nằm trong
tay của Gaja Mada. Nhà vua trẻ có vẻ vui lòng uỷ thác mọi việc cho ông ta. Mọi
chuyện đã thay đổi khi vào năm 1351 xảy ra sự kiện bi thảm nhất trong thời kì đầu
của lịch sử Java. Các nhà sử học gọi đây là “cuộc tắm máu Bubat”[15; 157]. Sau sự
kiện này, chính sách liên Indonesia được Gaja Mada tiếp nối thay bằng “chính sách
máu và sắt” [15; 157]. Chuyện kể rằng sau khi lên ngôi, Hayam Wuruk đã xin cưới
con gái của Sunda. Lời đề nghị được chấp nhận và chính bản thân nhà vua Sunda
cùng một đoàn tuỳ tùng sang trọng đưa công chúa đến Bubat, nơi diễn ra buổi lễ
thành hôn. Vào phút cuối, Gaja Mada đã can thiệp, quy định rằng Sunda phải trao
cô dâu theo phương thức triều cống chính thức của một nước chư hầu đối với nước
minh chủ. Vua Sunda nhận thấy rằng mình đã bị mắc bẫy. Quyết không từ bỏ nền
độc lập của vương quốc, đức vua đã chiến đấu anh dũng để tìm đường thoát. Nhưng
cuối cùng vua Sunda và đoàn tuỳ tùng đều bị giết. Sau vụ việc này, Sunda dường
như công nhận quyền minh chủ của Majapahit.
Để kiểm soát được toàn bộ thế giới hải đảo, các vua Majapahit cử các hoàng
tử tới các hòn đảo mà mình đã thu phục được. Điều này cho phép nhà nước có thể

với tay xuống các địa phương và quan trọng hơn là luôn đảm bảo lòng trung thành
19
của họ đối với chính quyền trung ương. Sau cuộc tấn công của quân đội Java xâm
chiếm Malayu (1346), Gaja Mada cử một người hoàng tộc tin cậy đến để thống trị
vương quốc chư hầu mới và vị quan tể tướng này đã chọn Adityavarman - một
thành viên hoàng tộc Majapahit có tài năng và có cả sự hỗ trợ rất lớn từ Thái Hậu.
Gaja Mada hi vọng rằng, việc nắm giữ chức vụ mới sẽ giúp Adityavarman được
chấp nhận là người cai trị bởi các tầng lớp địa phương.
Năm 1343, sau khi tấn công xâm chiếm Bali, hòn đảo này chịu sự thống trị trực
tiếp bởi người bác của vua Hayam Wuruk là Vijayarajasa. Trong suốt thời gian nắm
quyền kiểm soát, những người di cư Java tới Bali ngày càng tăng. Đất đai và tước
hiệu ở Bali đều được phân phong cho những người của hoàng gia Java. Tương tự như
vây, một thành viên hoàng tộc Java là Empu Jamatka cũng được cử tới trấn trị
Borneo năm 1387 và hòn đảo này đến thế kỉ XVII mới tuyên bố nền độc lập của
mình.
Quá trình thống nhất các hòn đảo là một thành công lớn của vương triều
Majapahit, đặc biệt ở thời kì đỉnh cao dưới triều vua Hayam Wuruk với sự phò tá
của Gaja Mada. Đây là điều kiện đầu tiên, yếu tố quyết định cho sự tồn tại của một
quốc gia. Đặc biệt là với một quốc gia phương Đông, thống nhất lãnh thổ là mơ ước
của toàn dân, là mục đích cuối cùng trong sự phát triển xã hội. Hoàn thành mục tiêu
khó khăn này đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của nhà nước Majapahit non trẻ, đồng
thời có ý nghĩa to lớn trong lịch sử Indonesia, mở ra thời kì ổn định và phát triển
mạnh về mọi mặt. Đến đây, Indonesia đã xây dựng được một nền móng, cơ sở hạ
tầng vững chắc cho sự phát triển đất nước.
1.2. Những nhân tố tác động tới quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit
1.2.1. Những nhân tố bên trong
1.2.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Vương triều Majapahit có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú
như: lúa gạo, các loại cây gia vi, các loại khoáng sản,… Hầu hết các thương nhân
khi đến đảo Java đều cho rằng nơi đây là cái nôi của các loại cây làm gia vị mà họ

luôn khao khát, nhưng không phải vậy, thứ duy nhất mà Java sở hữu và chiếm ưu
20
thế là lúa gạo. Người Java đã dùng lúa gạo để đổi lấy gia vị và các loại sản phẩm từ
rừng khác có thể khai thác được từ phía Đông quần đảo.
Dòng sông Brantas có vai trò khá lớn trong việc chuyên chở hàng hóa từ nội
địa ra các cảng sông và ngược lại. Đây là dòng chảy dài nhất Đông Java, lưu vực
của nó rộng khoảng 11.000 km
2
từ sườn núi phía Nam Kawi-Kelud-Butak, Wilis tới
sườn phía Bắc của núi Liman-Limas, Welirang và Anjasmoro. Con sông có dòng
chảy rất phức tạp, vòng vèo qua nhiều dãy núi trước khi đổ ra biển. Các dòng chính
của nó hội tụ về bên sườn núi Arjuna, chảy theo chiều kim đồng hồ, đầu tiên là
hướng xuống Nam, chuyển sang Tây, lên Bắc và cuối cùng theo hướng đông ra
biển. Khác với các dòng sông ở miền Trung Java, không có cửa đổ ra duyên hải
phía Đông Bắc, sông Brantas tạo ra một hệ thống cảng thị và kho hàng quan trọng
cho Đông Java.
Vương triều Majapahit nằm cách xa hải lộ chính qua vùng Đông Nam Á
nhưng nó lại nằm giữa tuyến thương mại Đông Nam Á với trung tâm gia vị của khu
vực, quần đảo Maluku. Vị trí này sớm cho phép Java vươn lên trở thành nhà phân
phối chính các loại hàng hóa quý giá này. Ba trong số các loại gia vị quan trọng
như: đinh hương, vỏ và hạt nhục đậu khấu. Cho đến trước năm 1600, quần đảo
Maluku là nơi duy nhất trên thế giới sở hữu những vật phẩm này. Đinh hương là
loại cây phổ biến mọc trên quần đảo Maluku, nơi được người phương Tây gọi là
“đảo hương liệu phía Đông”. Những đảo chính trồng loại cây này là 5 hòn đảo núi
lửa nhỏ nằm ở duyên hải phía Tây của Halmahera là Ternate, Tidore, Motir, Makian
và Batjan; trong đó Tidore được coi là quê hương của loại gia vị này. Người Trung
Quốc là người đầu tiên biết đến công dụng của đinh hương. Theo nguồn tư liệu của
Trung Quốc, Hoa thương đã đến Maluku để mua đinh hương với số lượng hạn chế
từ thế kỉ X. Đến thế kỉ XIV - XV, thương nhân Hồi giáo và Java đã mang những
mặt hàng này tới thị trường phương Tây. Từ thế kỉ XVI, đinh hương mới thực sự là

mặt hàng có giá trị thương mại quốc tế.
Nhục đậu khấu cũng được trồng duy nhất trên quần đảo Banda với khoảng 10
đảo và diện tích là khoảng 44 km
2
với khu vực trung tâm của biển Banda. Đây là
21
những loại gia vị vô cùng hiếm có trên thị trường thế giới ngay cả thời kì hiện đại.
Những loại cây này không thể chuyển tới bất kì vùng đất nào khác vì “các cây nhục
đậu khấu phải được ngửi thấy mùi của biển còn các loại cây đinh hương thì phải
được nhìn thấy biển”[85; 209]. Công dụng của đậu khấu được biết đến rất muộn,
phải đến thế kỉ X người Ai Cập mới sử dụng chúng. Và chính người Trung Quốc
phải đến thế kỉ XV mới biết cách sử dụng loại gia vị này. Họ chủ yếu nhập đậu
khấu ở quần đảo Maluku thông qua vai trò trung gian của các thương nhân Java.
Các cơn gió mùa cũng tạo điều kiện để các thương nhân tiếp cận với thị
trường Java. Khi gió Tây bắt đầu thổi, các thương nhân nước ngoài từ Malacca bắt
đầu cuộc hành trình đến Java. Cùng lúc đó, các thủy thủ ở các quần đảo hương liệu
của Java, sau khi đã đưa đến các loại gia vị sẽ bắt đầu cuộc hành trình từ các cảng
của Java về Maluku. Hai hành trình này diễn ra cùng một thời điểm và cùng một
hướng gió Tây. Vì thế, khi thương nhân nước ngoài tới Java thì thủy thủ Maluku đã
trở về quần đảo cách đó khoảng 1.600 km về phía Đông. Đến khi gió Đông bắt đầu
thổi, thủy thủ Maluku đưa gia vị từ quần đảo đến Java thì các thương nhân nước
ngoài cùng lúc khởi hành từ Java về Malacca. Điều này đưa lại lợi nhuận lớn cho
các thủy thủ Java với vai trò là trung tâm phân phối gia vị.
Chính những điều kiện trên khiến cho Java có sự phát triển một nền kinh tế
toàn diện, cả về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Sản xuất nông nghiệp:
Nằm trong khu vực Đông Nam Á gió mùa với điều kiện khí hậu thuận lợi đã
đưa nông nghiệp thành nền kinh tế chủ đạo của khu vực nói chung và Indonesia nói
riêng. Vấn đề quan trọng nhất trong nông nghiệp là ruộng đất. Về danh nghĩa ruộng
đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước nhưng thực tế vẫn là của địa phương.

Nông dân địa phương được chia ruộng đất để cấy cày, hàng năm nộp thuế cho nhà
nước. Để đảm bảo cho quyền sở hữu ruộng đất tối cao của mình, các vua đã thi
hành một số chính sách và biện pháp như: phong lại ruộng đất cho quan lại phục vụ
cho triều đình (từ trung ương đến địa phương) tuỳ theo công trạng của họ.
22
Tài liệu về ruộng đất ở Java do Rây-phơ-lit viết mặc dù phục vụ cho mục đích
thống trị của chính sách thực dân Anh nhằm thay chân Hà Lan nhưng đã giúp ích
rất lớn trong việc tìm hiểu quan hệ ruộng đất ở Indonesia.
Chính quyền phong kiến trung ương khẳng định quyền sở hữu ruộng đất tối
cao của nhà nước vì vậy chế độ sở hữu ruộng đất tư không có điều kiện phát triển.
“Người dân Java chưa có khái niệm về tư hữu tài sản ruộng đất” [21; 132]. Lúc
này chế độ công xã nông thôn tồn tại phổ biến, quan niệm về tư hữu đất đai chưa
phát triển, bọn phong kiến khôn ngoan đã giữ quyền chi phối ruộng đất, nắm lấy tư
liệu sản xuất cơ bản của nông dân để bóc lột. Những ruộng đất trong làng xã là của
chung, mọi thành viên trong công xã đều được hưởng quyền phân một mảnh đất.
Việc phân chia ruộng đất thường tổ chức vào cuối vụ mỗi năm, cũng có nơi vài năm
mới chia lại một lần.
Đối với nông dân, là thành viên công xã mỗi người đều được phân chia đất
ruộng. Số lượng đất đai được phân tuỳ theo số lượng đất đai khống chế của làng xã.
“Một thôn có chừng 5 - 6 dung (Jung) tương đương với 50 đến 100 mẫu Anh (acre).
Mỗi nông dân được chia chừng 1, 2 mẫu Anh” [21; 135]. Họ có quyền quản lí ruộng
đất ấy trong một năm hay vài năm. Các khâu sản xuất do họ tự liệu và đến thu
hoạch theo định mức tô đem nạp đến cho thôn trưởng. “Số tô nạp thường chiếm 1/2
thu hoạch trở lên đến 3/4”[42; 135].
Tô hiện vật là hình thức chủ yếu của cách bóc lột phong kiến Indonesia:
“Ruộng nước (Sawah) nộp từ 1/4 - 1/2 thu hoạch; ruộng khô, đồng màu (Tegal) nộp
từ 1/5 - 1/3 thu hoạch” [21; 135]. Ngoài ra nông dân công xã còn phải gánh vác
những nghĩa vụ lao dịch nặng nề, phải tham gia lao dịch xây dựng các công trình
thuỷ lợi, đường xá, cầu cống. Tệ hại hơn là nông dân phải lao dịch cho bọn địa chủ
trưởng thôn, phải tết lễ khi bọn chúng có việc ma chay hay cưới xin. “Nhiều nơi có

những gánh vác tuỳ tiện, nông dân phải mừng lễ ngày sinh, cưới xin cho con cái
bọn quan lại, chức sắc, thổ hầu. Đó là chưa kể những gánh nặng có chút ít lợi cho
nông dân như đắp đường, làm cầu, đào mương đập, những việc phúc lợi chung”
[21; 135].
23

×