Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nghiên cứu các khả năng phát triển thượng lưu tác động đến chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn mùa khô ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.38 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

TÔ QUANG TOẢN

NGHIÊN CỨU CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ XÂM NHẬP MẶN
MÙA KHÔ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG
CỦA CNH HOÀN LƯU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

TÔ QUANG TOẢN



NGHIÊN CỨU CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ XÂM NHẬP MẶN
MÙA KHÔ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
MÃ SỐ:

62 58 02 12

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TĂNG ĐỨC THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do
cá nhân tơi thực hiện trong khóa học nghiên cứu sinh và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam,
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả

trong quá trình học tập nghiên cứu thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS Tăng Đức Thắng, người
hướng dẫn khoa học của luận án. Sự giúp đỡ hết sức tận tình của Thầy là sự
khích lệ lớn lao để tác giả hồn thành luận án này. Đặc biệt, Thầy là người đã
khuyến khích và tạo điều kiện để tác giả áp dụng một phần kết quả nghiên
cứu trong thời gian làm luận án vào dự báo xâm nhập mặn phục vụ sản xuất ở
ĐBSCL trong các năm hạn diễn biến nghiêm trọng (2010 và 2013).
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TSKH Nguyễn Ân Niên,
đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong sự nghiệp và góp ý cho nghiên
cứu của đề tài luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Sâm, đã tạo điều
kiện cho tác giả được tham gia học tập và công tác ở Ủy hội sông Mê Công
quốc tế trong thời gian dài, được tham gia các chương trình của Ủy hội và
tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, các ứng dụng và sử dụng DSF từ khi đang
xây dựng và khi mới hoàn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Quang Kim
đã cho tác giả được tham gia chính trong nghiên cứu khoa học của đề tài cấp
Nhà nước (KC08-11/06-10) do GS làm chủ nhiệm. Một phần kết quả mà tác
giả thực hiện trong đề tài và những kết quả nghiên cứu mới trong khóa học
nghiên cứu sinh đã góp phần làm sâu sắc nội dung luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ủy ban sông Mê Công Việt Nam,
các bạn đồng nghiệp ở Ủy hội sông Mê Công quốc tế, các đơn vị liên quan:
Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi, Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình cơng tác, cập nhật và trao đổi thơng tin số
liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, không thể thiếu được, là sự cảm ơn tới gia đình tác giả bởi
sự động viên, khuyến khích, và là chỗ dựa tinh thần để tác giả vượt qua những
khó khăn thử thách trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập.



iii

MỤC LỤC
0. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................... 1
0.2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 3
0.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............... 4
0.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN........................................... 5
0.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 5
0.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................. 5
0.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 6
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: LƯU
VỰC SƠNG MÊ CƠNG, CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CĨ VÀ XÁC
ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .................................... 8

1.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG .............................. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên đặc trưng của lưu vực liên quan đến phát
triển nông nghiệp, thủy điện và tác động đến dòng chảy ............... 8
1.1.2. Vai trò điều tiết của Biển Hồ ........................................................ 12
1.2. HIỆN TRẠNG, CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Ở LƯU VỰC
SÔNG MÊ CÔNG VÀ MỐI QUAN TÂM ĐỐI VỚI ĐBSCL .......... 15
1.2.1. Hiện trạng và các khả năng phát triển ở thượng lưu..................... 15
1.2.2. Hiện trạng và khả năng phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL ........... 18
1.2.3. Mối quan tâm đối với ĐBSCL do phát triển ở thượng lưu .......... 20
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ, NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA
ĐƯỢC ĐỀ CẬP VÀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN ................................................................................. 21
1.3.1. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài luận án....................... 21
1.3.1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới .................................................... 21

1.3.1.2. Nghiên cứu ở lưu vực sông Mê Công................................... 25
1.3.1.3. Nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 30


iv

1.3.2. Các vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến hạ lưu còn chưa được
đề cập đến trong các nghiên cứu liên quan ................................... 36
1.3.3. Nội dung nghiên cứu của luận án ................................................. 39
1.3.4. Tiếp cận, phương pháp và phân vùng nghiên cứu của luận án..... 40
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................... 43
2. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY VỀ
CHÂU THỔ MÊ CÔNG ............................................................................... 44

2.1. PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN ........................................................................................... 45
2.1.1. Kế thừa ứng dụng DSF của Ủy hội sông Mê Công quốc tế ......... 45
2.1.2. Cải tiến và ứng dụng DSF trong nghiên cứu ................................ 47
2.1.2.1. Xây dựng mơ hình mơ phỏng lưu vực ở thượng lưu
Kratie, IQQM-T .................................................................... 50
2.1.2.2. Xây dựng mơ hình mơ phỏng lưu vực ở Campuchia,
IQQM-C ................................................................................ 54
2.1.2.3. Xây dựng mơ hình mơ phỏng lưu vực ở ĐBSCL,
IQQM-ĐB ............................................................................. 55
2.1.2.4. Mơ hình thủy lực cho dịng chính sơng Mê Cơng,
MIKE11-DC ......................................................................... 58
2.1.2.5. Mơ hình thủy lực cho vùng ĐBSCL, MIKE11-ĐB ............. 59
2.2. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY VĂN DỊNG CHẢY LỊCH SỬ
VỀ CHÂU THỔ MÊ CƠNG .............................................................. 63

2.2.1. Cơ sở số liệu, các khái niệm và phân giai đoạn phân tích ............ 63
2.2.2. Phân tích thay đổi dịng chảy bình qn hàng năm và theo
năm thủy văn ................................................................................. 66
2.2.3. Phân tích thay đổi dịng chảy bình qn mùa khô giữa các
năm và theo các giai đoạn ............................................................. 67
2.2.4. Phân tích thay đổi dịng chảy giữa các tháng mùa khô theo
các giai đoạn ................................................................................. 68


v

2.2.5. Nghiên cứu thay đổi chế độ dịng chảy bình quân các tháng
mùa khô theo các giai đoạn........................................................... 70
2.2.5.1. Phân tích tỷ lệ dịng chảy trong mùa khơ so với dịng
chảy năm thủy văn ................................................................ 70
2.2.5.2. Phân tích tỷ lệ thay đổi dòng chảy tháng sau so với
tháng trước trong mùa khơ.................................................... 71
2.2.6. Phân tích đánh giá thay đổi thủy văn mùa khô theo tần suất ....... 72
2.3. THIẾT LẬP CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN Ở THƯỢNG LƯU
TRONG TƯƠNG LAI ........................................................................ 74
2.3.1. Các yếu tố thượng lưu ảnh hưởng đến thủy văn dòng chảy về
ĐBSCL .......................................................................................... 74
2.3.1.1. Yếu tố tự nhiên ..................................................................... 75
2.3.1.2. Tác động của con người........................................................ 75
2.3.1.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ......................... 76
2.3.2. Cơ sở để thiết lập các kịch bản phát triển ở thượng lưu ............... 77
2.3.2.1. Điều kiện khí tượng thủy văn lưu vực .................................. 80
2.3.2.2. Hồ chứa, hồ thủy điện ........................................................... 80
2.3.2.3. Kinh tế xã hội........................................................................ 83
2.3.3. Bối cảnh phát triển ở thượng lưu và xây dựng các kịch bản

thượng lưu ..................................................................................... 84
2.4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHU CẦU NƯỚC
Ở THƯỢNG LƯU VÀ DÒNG CHẢY THEO CÁC KỊCH BẢN
PHÁT TRIỂN VỀ CHÂU THỔ MÊ CÔNG ...................................... 87
2.4.1. Kịch bản và phương pháp mô phỏng ............................................ 87
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả ................................... 90
2.4.3. Kết quả mơ phỏng, phân tích và đánh giá .................................... 91
2.4.3.1. Thay đổi nhu cầu nước theo các kịch bản phát triển
thượng lưu ............................................................................. 91
2.4.3.2. Thay đổi dòng chảy về Kratie theo kịch bản nền ................. 94


vi

2.4.3.3. Thay đổi dòng chảy về Kratie theo kịch bản phát triển
nông nghiệp cao và thủy điện như 2000 ............................... 94
2.4.3.4. Thay đổi dòng chảy về Kratie theo các kịch bản có phát
triển nơng nghiệp và thủy điện vận hành bình thường ......... 95
2.4.3.5. Tác động mơi trường có thể theo các kịch bản phát triển
thượng lưu ............................................................................. 97
2.4.3.6. Thay đổi dịng chảy theo các kịch bản tích nước bất
thường của hồ chứa............................................................... 99
2.4.3.7. Thay đổi dòng chảy theo các kịch bản tích nước của hồ
sớm hay muộn ..................................................................... 100
2.4.3.8. Thay đổi dòng chảy theo các kịch vận hành đáp ứng yêu
cầu phụ tải cao (tăng công suất) ......................................... 101
2.4.3.9. Thay đổi dòng chảy do vận hành phủ đỉnh ngày đêm ........ 103
2.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................. 107
3. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ XÂM

NHẬP MẶN Ở ĐBSCL VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG .......................... 110

3.1. THIẾT LẬP CÁC KỊCH BẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG BỐI CẢNH CÓ PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU .. 110
3.1.1. Kịch bản để đánh giá thay đổi xâm nhập mặn theo các kịch
bản phát triển thượng lưu và hiện trạng sử dụng đất trên đồng
bằng ............................................................................................. 110
3.1.2. Kịch bản để đánh giá thay đổi xâm nhập mặn theo các kịch
bản phát triển thượng lưu và thay đổi sử dụng đất trên đồng
bằng ............................................................................................. 112
3.2. THAY ĐỔI XÂM NHẬP MẶN THEO CÁC KỊCH BẢN PHÁT
TRIỂN THƯỢNG LƯU VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................... 114
3.2.1. Các kịch bản và mô tả kịch bản mô phỏng ................................. 114
3.2.2. Chỉ tiêu phân tích và đánh giá kết quả........................................ 117
3.2.3. Các kết quả mơ phỏng, phân tích và đánh giá ............................ 118


vii

3.2.3.1. Thay đổi xâm nhập mặn theo kịch bản nền ........................ 118
3.2.3.2. Thay đổi xâm nhập mặn theo các kịch bản phát triển
nông nghiệp cao ở thượng lưu ............................................ 119
3.2.3.3. Thay đổi xâm nhập mặn theo các kịch bản phát triển có
thủy điện vận hành bình thường và phát triển nông
nghiệp.................................................................................. 120
3.2.3.4. Thay đổi xâm nhập mặn theo kịch bản có vận hành bất
thường của hồ thủy điện Nuozhadu .................................... 121
3.2.3.5. Thay đổi xâm nhập mặn theo các kịch bản hồ tích nước
sớm hoặc muộn ................................................................... 122

3.2.3.6. Thay đổi xâm nhập mặn trong các kịch bản vận hành
đáp ứng yêu cầu phụ tải (tăng công suất) ........................... 123
3.2.3.7. Đánh giá chung về thay đổi diễn biến xâm nhập mặn
theo các kịch bản phát triển thượng lưu ............................. 123
3.3. THAY ĐỔI XÂM NHẬP MẶN THEO CÁC KỊCH BẢN PHÁT
TRIỂN THƯỢNG LƯU VÀ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................... 126
3.3.1. Các kịch bản và mô tả kịch bản mơ phỏng ................................. 126
3.3.2. Chỉ tiêu phân tích và đánh giá kết quả........................................ 126
3.3.3. Các kết quả mô phỏng, phân tích và đánh giá ............................ 128
3.3.3.1. Thay đổi lưu lượng về ĐBSCL theo các kịch bản ............. 128
3.3.3.2. Thay đổi diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo các
kịch bản ............................................................................... 130
3.4. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
HIỆN HỮU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THÍCH
ỨNG VỚI CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN Ở THƯỢNG LƯU .... 132
3.4.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của các cơng trình thủy lợi hiện
hữu với các kịch bản phát triển ở thượng lưu ............................. 132
3.4.2. Một số giải pháp ở ĐBSCL để thích ứng với các kịch bản
phát triển ở thượng lưu ............................................................... 134
3.4.2.1. Giải pháp cơng trình ........................................................... 135


viii

3.4.2.2. Giải pháp phi cơng trình ..................................................... 136
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................. 137
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN ........................................ 140

4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 140

4.2. KIẾN NGHỊ CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................. 143
5. DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...... 144
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 147
7. PHỤ LỤC ...................................................................................................... 153


ix

TỔNG HỢP CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lưu vực sơng Mê Cơng (nguồn MRC) .......................................................9
Hình 1.2: Phân vùng nghiên cứu của đề tài luận án ..................................................42
Hình 2.1: Sơ đồ cơng cụ phục vụ nghiên cứu của luận án và mối liên kết các mơ
hình mơ phỏng các kịch bản phát triển thượng lưu .................................47
Hình 2.2: Mơ hình IQQM-T mơ phỏng tác động do phát triển ở thượng lưu ..........53
Hình 2.3: Mơ hình IQQM-C mô phỏng các kịch bản phát triển ở Campuchia ........55
Hình 2.4: Mơ hình IQQM-ĐB mơ phỏng các kịch bản phát triển ở ĐBSCL ...........57
Hình 2.5: Mơ hình MIKE11-DC ứng dụng cho dịng chính sơng Mê Cơng ............59
Hình 2.6: Mơ hình MIKE11-ĐB tính thủy lực và xâm nhập mặn ở ĐBSCL ...........61
Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến dịng chảy về hạ lưu .......................................74
Hình 2.8: Sơ họa cấu trúc xây dựng một kịch bản thượng lưu .................................79
Hình 2.9: Nhu cầu nước ở thượng lưu ĐBSCL theo quốc gia trong BL00 ..............91
Hình 2.10: NCN ở thượng lưu theo quốc gia trong kịch bản nơng nghiệp cao ........92
Hình 2.11: Tổng hợp nhu cầu nước theo trung bình tháng ứng với các kịch bản
thượng lưu ................................................................................................93
Hình 2.12: Thay đổi lưu lượng bình quân giai đoạn 86-00 về Kratie theo kịch bản
nền, KBT-0 ..............................................................................................94
Hình 2.13: Thay đổi lưu lượng bình quân giai đoạn 86-00 về Kratie theo kịch bản
nơng nghiệp cao, KBT-7..........................................................................95
Hình 2.14: Thay đổi lưu lượng về Kratie theo kịch bản vận hành tích nước bất
thường– KBT-9........................................................................................99

Hình 2.15: Diễn biến lưu lượng về Chiang Saen có vận hành phủ đỉnh ngày đêm 1
tổ máy ....................................................................................................104
Hình 2.16: Diễn biến lưu lượng về Chiang Saen có vận hành phủ đỉnh ngày đêm 2
tổ máy ....................................................................................................105
Hình 2.17: Diễn biến mực nước về Luong Prabang và Vientiane theo các trường
hợp vận hành phủ đỉnh ngày đêm ..........................................................106


x

Hình 3.1: Biên lưu lượng tại Kratie theo các kịch bản mơ phỏng XNM ................116
Hình 3.2: Thay đổi diễn biến XNM ở ĐBSCL theo kịch bản nền KBH-0 .............118
Hình 3.3: Thay đổi diễn biến XNM theo kịch bản nông nghiệp cao, KBH-8 ........119
Hình 3.4: Thay đổi diễn biến XNM ở ĐBSCL theo các kịch bản thượng lưu có thủy
điện và nơng nghiệp ...............................................................................120
Hình 3.5: Thay đổi diễn biến XNM ở ĐBSCL theo kịch bản tích nước bất thường,
KBH-9....................................................................................................121
Hình 3.6: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn ứng với nồng độ mặn theo một số kịch
bản..........................................................................................................124
Hình 3.7: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn hơn 4g/l theo thời đoạn theo một số
kịch bản ..................................................................................................125
Hình 3.8: Tương quan giữa lưu lượng về ĐBSCL và nồng độ mặn lớn nhất tại một
số vị trí ...................................................................................................131
Hình 3.9: Tương quan giữa lưu lượng về ĐBSCL và nồng độ mặn trung bình tại
một số vị trí ............................................................................................131


xi

TỔNG HỢP CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích và đóng góp dòng chảy từ các quốc gia ......................................8
Bảng 1.2: Mực nước, dung tích và diện tích mặt nước Biển Hồ qua một số năm ....13
Bảng 1.3: So sánh lưu lượng Tonle Sap với Mê Công tại Kratie giai đoạn 19972002 .........................................................................................................15
Bảng 1.4: Hiện trạng khai thác nhóm đất thích nghi cho tưới ..................................16
Bảng 1.5: Tổng hợp diện tích canh tác theo mùa vụ ở ĐBSCL năm 2005 ...............18
Bảng 1.6: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo 3 kịch bản ở ĐBSCL đến 2020 .........20
Bảng 1.7: Phân vùng nghiên cứu và đối tượng quan tâm chính của luận án ............41
Bảng 2.1: Tổng hợp các mơ hình IQQM-T (thượng lưu Kratie) được xây dựng trong
nghiên cứu................................................................................................52
Bảng 2.2: Tổng hợp các mơ hình IQQM-C ở Campuchia được xây dựng trong
nghiên cứu................................................................................................54
Bảng 2.3: Tổng hợp các mơ hình IQQM-ĐB được xây dựng trong nghiên cứu ......56
Bảng 2.4: Thay đổi lưu lượng bình quân nhiều năm ở các giai đoạn từ 1924-2012 67
Bảng 2.5: Thay đổi lưu lượng bình qn mùa khơ nhiều năm theo các giai đoạn từ
1924-2012 ................................................................................................68
Bảng 2.6: So sánh thay đổi lưu lượng bình qn các tháng mùa khơ giữa các giai
đoạn..........................................................................................................69
Bảng 2.7: Kết quả phân tích đánh giá gia tăng điều tiết mùa mưa sang mùa khô ....70
Bảng 2.8: Kết quả phân tích tỷ lệ thay đổi dịng chảy các tháng kế tiếp trong mùa
khô ...........................................................................................................71
Bảng 2.9: Lưu lượng theo tần suất trong các tháng mùa khô ở Kratie .....................73
Bảng 2.10: Tác động của con người làm ảnh hưởng đến dòng chảy về châu thổ Mê
Công .........................................................................................................76
Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thủy văn và XNM ............77
Bảng 2.12: Bối cảnh phát triển ở thượng lưu đến 2020 (dự kiến) ............................84
Bảng 2.13: Tổng hợp các kịch bản thượng lưu để đánh giá ảnh hưởng đến thay đổi
dòng chảy và XNM ở ĐBSCL.................................................................86


xii


Bảng 2.14: Diện tích nơng nghiệp và dung tích thủy điện trong các kịch bản phát
triển thượng lưu .......................................................................................87
Bảng 2.15: Cách tính nhu cầu nước ở theo các kịch bản phát triển thượng lưu bằng
công cụ đã phát triển ................................................................................88
Bảng 2.16: Các kịch bản phát triển ở thượng lưu được mơ phỏng để đánh giá tác
động đến dịng chảy về châu thổ Mê Công bằng công cụ đã phát triển ..89
Bảng 2.17: Thay đổi lưu lượng bình quân giai đoạn (86-00) về Kratie theo một số
kịch bản thượng lưu có vận hành bình thường của thủy điện .................96
Bảng 2.18: Thay đổi lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất trong giai đoạn (86-00) về
Kratie theo một số kịch bản thượng lưu với vận hành bình thường của
thủy điện ..................................................................................................97
Bảng 2.19: Tỷ lệ % giữa nhu cầu nước ở thượng lưu so với khả năng lưu lượng
nước về đến Kratie ...................................................................................98
Bảng 2.20: Khả năng đáp ứng của hồ Xiaowan theo các kịch bản vận hành .........102
Bảng 2.21: Khả năng đáp ứng của hồ Nuozhadu theo các kịch bản vận hành .......102
Bảng 3.1: Tổ hợp kịch bản phát triển thượng lưu và hiện trạng sử dụng đất trên
đồng bằng ở 2005 ..................................................................................111
Bảng 3.2: Tổ hợp kịch bản phát triển thượng lưu và sử dụng đất trên đồng bằng theo
dự kiến ...................................................................................................112
Bảng 3.3: Kịch bản hạ lưu lựa chọn để thiết lập bản đồ xâm nhập mặn ứng với hiện
trạng sử dụng đất ở 2005 .......................................................................114
Bảng 3.4: Chiều sâu XNM trong một số kịch bản phát triển thượng lưu ...............124
Bảng 3.5: Chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ tác động làm thay đổi lưu lượng về
ĐBSCL do các kịch bản phát triển ở thượng lưu ..................................127
Bảng 3.6: Khả năng nguồn nước cho phát triển nông nghiệp trong tương lai ở
ĐBSCL theo các kịch bản phát triển thượng lưu ..................................129


xiii


TỔNG HỢP CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Đặc trưng dòng chảy thực đo ở tháng kiệt một số trạm dòng chính ...153
Phụ lục 1.2: Biển Hồ và thay đổi diện tích mặt nước hồ mùa lũ, mùa kiệt ............153
Phụ lục 1.3: Giới thiệu về các mơ hình trong bộ cơng cụ DSF được ứng dụng ở lưu
vực sông Mê Công và một số tồn tại .....................................................154
Phụ lục 1.4: Giới thiệu về một số mơ hình thủy lực và chất lượng nước đã ứng dụng
ở lưu vực sông Mê Công và việc ứng dụng mơ hình MIKE11 ........158

Phụ lục 2.1: Sơ họa vị trí các trạm quan tâm trên dịng chính sông Mê Công .......163
Phụ lục 2.2: Giới thiệu về các ứng dụng mơ hình IQQM trong luận án, kết quả hiệu
chỉnh và kiểm định.................................................................................164
Phụ lục 2.3: Giới thiệu về mô hình MIKE11-DC, kết quả hiệu chỉnh và kiểm định167
Phụ lục 2.4: Giới thiệu về mơ hình MIKE11-ĐB, kết quả hiệu chỉnh và kiểm định168
Phụ lục 2.5: Nhu cầu nước hàng năm cho sinh hoạt và công nghiệp theo BL00 ...175
Phụ lục 2.6: Tổng hợp nhu cầu nước sinh hoạt theo các quốc gia –2020 ...............175
Phụ lục 2.7: Dung tích và công suất các thủy điện theo kịch bản BL00 ...............175
Phụ lục 2.8: Dung tích và cơng suất lắp máy các thủy điện ở theo kịch bản thủy điện
Trung Quốc - TĐTQ ..............................................................................176
Phụ lục 2.9: Dung tích và cơng suất lắp máy các thủy điện ở hạ lưu trong tương lai
gần- TLG ...............................................................................................176
Phụ lục 2.10: Diện tích canh tác theo các quốc gia phía thượng lưu theo BL00 ....176
Phụ lục 2.11: Cơ cấu sử dụng đất ở phía thượng lưu ĐBSCL theo kịch bản NNT 177
Phụ lục 2.12: Cơ cấu sử dụng đất theo các mùa ở lưu vực sông Mê Công theo kịch
bản NNC ................................................................................................177
Phụ lục 2.13: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSCL ...........................177
Phụ lục 2.14: Đặc trưng các tiểu vùng tưới trong mơ hình IQQM_ĐB.1...............178
Phụ lục 2.15: Nhu cầu điện dự báo, nhu cầu thực và nguồn cấp ở California (vận
hành đáp ứng yêu cầu phụ tải) ...............................................................179
Phụ lục 2.16: Diễn biến mực nước trong ngày trạm Jinghong (Trung Quốc – đã có

vận hành phủ đỉnh ngày-đêm ) ..............................................................179


xiv

Phụ lục 2.17: Khả năng đảm bảo sản lượng điện theo thiết kế của hồ Xiaowan theo
các kịch bản vận hành ............................................................................180
Phụ lục 2.18: Khả năng đảm bảo sản lượng điện theo thiết kế của hồ Nuozhadu theo
các kịch bản vận hành ............................................................................180
Phụ lục 2.19: Dung tích và lưu lượng xả của Xiaowan và Nuozhadu theo kịch bản
VH60......................................................................................................181

Phụ lục 3.1: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL trong điều kiện BL00 ...................182
Phụ lục 3.2: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL trong điều kiện BL05 ...................182
Phụ lục 3.3: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL trong kịch bản KB1 ......................183
Phụ lục 3.4: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL trong kịch bản KB2 ......................183
Phụ lục 3.5: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL trong kịch bản KB3 ......................184
Phụ lục 3.6: Thay đổi mực nước trung bình tháng theo các kịch bản KBHN-i ......185
Phụ lục 3.7: Thay đổi lưu lượng trung bình tháng về ĐBSCL và qua các cửa sơng
Cửu Long theo các kịch bản KBHN-i ...................................................186
Phụ lục 3.8: Thay đổi xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo các kịch bản KBHN-i .........187
Phụ lục 3.9: Kết quả phân tích diễn biến xâm nhập mặn trong kịch bản nước biển
dâng theo dịng chính và theo các mức nước biển dâng ........................188
Phụ lục 3.10: Kết quả phân tích thay đổi diện tích xâm nhập mặn và diện tích ngập
do triều trong kịch bản nước biển dâng .................................................189
Phụ lục 3.11: Thay đổi diện tích lúa qua các năm và thay đổi nhu cầu nước theo các
điều kiện khí tượng thủy văn trên đồng bằng ảnh hưởng tới XNM ......190
Phụ lục 3.12: Phân tích ảnh hưởng của thay đổi diễn biến XNM do tác động của các
kịch bản thượng lưu đến các mơ hình sản xuất trên đồng bằng ............191
Phụ lục 3.13: Sơ họa vị trí một số cơng trình trên dịng chính nghiên cứu đề xuất và

kiểm tra để thích ứng với các tác động do phát triển ở thượng lưu .......192
Phụ lục 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả của các công trình ngăn sơng .193
Phụ lục 3.15: Tổng hợp các bản đồ xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo nồng độ mặn và
theo thời đoạn mặn quá 4g/l ở các kịch bản ..........................................194


xv

KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Các tổ chức quốc tế và trong nước
ADB:
Ngân hàng Phát triển châu Á
AIT:
Viện Công nghệ châu Á
BDP:
Chương trình Quy hoạch và Phát triển lưu vực (của MRC)
FIN:
Viện Môi trường Phần Lan
GIZ:
Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức
ICEM:
Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường
IRRI:
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế
IUCN:
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
JICA:
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
MRC:
Ủy hội sông Mê Công quốc tế (UHSMCQT)

SIDA:
Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
UN:
Liên hợp quốc
VNMC:
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
VKHTLMN: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
WB:
Ngân hàng thế giới
WUP:
Chương trình Sử dụng nước (của MRC)
WWF:
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Các mơ hình và cơng cụ phân tích
DSF:
Cơng cụ hỗ trợ ra quyết định (của MRC)
GIS:
Hệ thống thơng tin địa lý
HEC:
Mơ hình thủy lực (của Mỹ)
IQQM:
Mơ hình mơ phỏng lưu vực (của Úc)
ISIS:
Mơ hình thủy lực ISIS (của Anh)
MIKE11:
Mơ hình thủy lực MIKE11 (của Đan Mạch)
NAM:
Mơ hình thủy văn (của Đan Mạch)
RAM:
Mơ hình thủy văn – Kinh tế

SWAT:
Mơ hình thủy văn (của Mỹ)


xvi

Các thuật ngữ viết tắt
BĐKH-NBD: Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng
CTMC:
Châu thổ Mê Cơng
CTTL:
Cơng trình thủy lợi
ĐBSCL:
Đồng bằng sơng Cửu Long
ĐX-HT-TĐ: Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông
HTTL:
Hệ thống thủy lợi
KBH:
Kịch bản hạ lưu
KBT:
Kịch bản thượng lưu
KBPT:
Kịch bản phát triển
KBPTTL:
Kịch bản phát triển thượng lưu
KTTV:
Khí tượng thủy văn
KTXH:
Kinh tế xã hội
LLBQ:

Lưu lượng bình quân
MNDBT:
Mực nước dâng bình thường
MNC:
Mực nước chết
NCN:
Nhu cầu nước
NN:
Nông nghiệp
PTC:
Phát triển cao
PTNN:
Phát triển nông nghiệp
PTT:
Phát triển thấp
PTTĐ:
Phát triển thủy điện
PTTL:
Phát triển thượng lưu
SXNN:
Sản xuất nông nghiệp
TĐ:
Thủy điện
TĐTQ:
Thủy điện Trung Quốc
TLG:
Tương lai gần
VHBT:
Vận hành bình thường, vận hành theo qui trình
VHPĐ:

Vận hành phủ đỉnh
XNM:
Xâm nhập mặn
Whi:
Dung tích hữu ích của hồ


1
0. MỞ ĐẦU
0.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam nằm ở cuối nguồn

lưu vực sơng Mê Cơng, với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 3,9 triệu ha,
phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đơng giáp biển Đơng và phía Tây giáp vịnh
Thái Lan. Địa hình khá bằng phẳng, cao độ bình quân khoảng +1 m so với
mực nước biển. Bị ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn (XNM) hàng
năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha, bên cạnh đó ĐBSCL cịn bị
lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập lũ lên tới ½ diện tích tồn đồng bằng với
mức ngập lũ từ 1 ÷ 4 m và thời gian ngập từ 1 đến 6 tháng.
Sau ngày thống nhất đất nước (1975), hàng loạt dự án thủy lợi đã được
đầu tư xây dựng để kiểm soát mặn, dẫn và trữ ngọt, chống lũ, tiêu úng, cải tạo
đất phèn và mặn, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của ĐBSCL. Nhờ đó, diện
tích canh tác lúa cả năm tăng từ 2,4 triệu ha năm 1985 lên 4,2 triệu ha năm
2000, đưa đồng bằng thành vựa lúa gạo, thủy sản, hoa quả của Việt Nam, với
tổng sản lượng lương thực tăng từ 6,3 triệu tấn năm 1985 lên đến 23,4 triệu
tấn năm 2011, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước, 90% sản
lượng gạo xuất khẩu, hơn 70% sản lượng xuất khẩu thủy sản và khoảng 55%
sản lượng xuất khẩu trái cây.

Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của đồng bằng luôn bị tiềm ẩn các
tác động tiềm tàng do phát triển ở thượng lưu, làm thay đổi dòng chảy về
đồng bằng cả mùa lũ và mùa kiệt, dẫn đến thay đổi quá trình xâm nhập mặn
trong mùa khô; thay đổi về nguồn nước, sinh hoạt, sản xuất nơng nghiệp (ảnh
hưởng đến thời vụ, diện tích lúa gieo trồng, suy giảm năng suất và sản lượng
lương thực) và ảnh hưởng đến các hoạt động khác.


2
Thời gian qua, đã có khá nhiều nghiên cứu, tính tốn về xâm nhập mặn
ở ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào việc theo dõi và đánh giá các thay
đổi diễn biến xâm nhập mặn theo các điều kiện khí hậu và thủy văn khác
nhau, tính tốn xâm nhập mặn phục vụ quy hoạch, thiết kế hệ thống và điều
hành sản xuất. Các hoạt động này đã có những đóng góp quan trọng cho sự
phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đồng bằng: ngăn và
kiểm soát mặn, trữ ngọt, tưới và tiêu nước…
Một điểm dễ nhận thấy là phần lớn các tính tốn XNM trong nước đều
thực hiện theo các tần suất thiết kế hay năm điển hình (dịng chảy về châu thổ
Mê Cơng, triều biển, sử dụng nước) với liệt số liệu lịch sử và được coi là chấp
nhận được trong bài toán quy hoạch, thiết kế hệ thống thủy lợi, thủy sản. Cách
tiếp cận như vậy chủ yếu chỉ đưa ra được các giới hạn thay đổi của nguồn
nước mặn, ngọt (độ mặn, chiều dài xâm nhập mặn); không đưa ra được sự
thay đổi trong dải tần suất, điều vẫn diễn ra trong thực tế. Chính vì vậy, cách
tính này khơng áp dụng được cho bài toán vận hành hàng năm (theo thời gian
thực), trong nhiều trường hợp chưa tận dụng được các điều kiện thuận lợi về
nguồn nước hoặc khơng đối phó được với tình huống xấu, bất ngờ.
Mặt khác, cả việc tính tốn theo tần suất lẫn theo thời gian thực, hiện
nay đều gặp khó khăn rất lớn là chưa xem xét được tác động từ thượng lưu
đến đồng bằng trong các trường hợp tức thời, ngắn hạn hay dài hạn, chẳng
hạn như: tác động của hệ thống hồ thủy điện (trong điều kiện vận hành bình

thường và bất thường); phát triển nông nghiệp ở thượng lưu,... Một trong
những hạn chế chính dẫn đến tồn tại trên là chúng ta cịn thiếu cơng cụ tính
tốn đánh giá các tác động do sự phát triển ở thượng lưu.
Gần đây, các nghiên cứu của Ủy hội sơng Mê Cơng quốc tế đã có đề
cập đến phát triển thượng lưu, tính theo liệt thủy văn điển hình. Tuy nhiên,
đây mới chỉ là nghiên cứu khởi đầu, mới đánh giá tổng quan ảnh hưởng của


3
phát triển thượng lưu (đặc biệt là cịn ít lượng hóa được các khía cạnh khác
nhau của phát triển thủy điện), chưa có đánh giá chi tiết ảnh hưởng của sự
phát triển của mỗi quốc gia đến thay đổi dòng chảy và xâm nhập mặn ở
ĐBSCL. Chính vì thế, sự phong phú, đa dạng và sự tin cậy của các kết quả
tính tốn, đánh giá của các nghiên cứu này cũng cịn nhiều hạn chế. Thêm vào
đó, các giải pháp phịng chống xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thích ứng được
với các khả năng phát triển ở thượng lưu trong tương lai cần được quan tâm.
Những phân tích trên cho thấy việc phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL
một cách bền vững địi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn về thượng
lưu, nhất là sự thay đổi về dòng chảy dưới tác động của phát triển thủy điện
và nông nghiệp, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với những
thay đổi đó. Đây là lý do tiến hành nghiên cứu đề tài luận án này.
0.2.

MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN
Mục đích chung của luận án là: Đưa ra được các đánh giá có cơ sở

khoa học về khả năng nguồn nước trong mùa khô và diễn biến xâm nhập mặn
trên ĐBSCL phục vụ mục tiêu phát triển nơng nghiệp bền vững trong bối
cảnh có xét đến khả năng phát triển (nông nghiệp và thủy điện) ở thượng lưu
trong tương lai.

Mục đích cụ thể của luận án:
- Có được đánh giá về lịch sử dịng chảy về châu thổ Mê Cơng
(Kratie);
- Có được đánh giá tin cậy, có cơ sở khoa học về thay đổi thủy văn
dòng chảy và xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong tương lai, làm cơ sở
khoa học để đưa ra các định hướng và giải pháp chủ động thích ứng;
- Từng bước có được bộ cơ sở dữ liệu về lưu vực sơng Mê Cơng và
bộ cơng cụ mơ hình góp phần chủ động các đánh giá tin cậy về thay


4
đổi về thủy văn dòng chảy do tác động của các phát triển ở thượng
lưu đến ĐBSCL.
0.3.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: (i) Các hồ chứa, hồ thủy

điện trên lưu vực và hệ thống tưới ở thượng lưu sông Mê Cơng; (ii) Hệ thống
các cơng trình thủy lợi ở ĐBSCL: các cống tưới, tiêu và ngăn mặn; các hệ
thống sông, kênh dẫn nước tưới và tiêu nước; hệ thống đê bao và bờ bao.
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm: về không gian đề tài nghiên
cứu trên lưu vực sông Mê Công; về vấn đề nghiên cứu: Phát triển ở thượng
lưu (PTTL) giới hạn cho phát triển nông nghiệp và thủy điện dự kiến (đến
2020) gồm thủy điện Trung Quốc (TĐTQ) và thủy điện dòng nhánh ở hạ lưu
tác động đến dịng chảy về mùa khơ xuống hạ lưu. Ở ĐBSCL, giới hạn về
nghiên cứu là thay đổi dòng chảy về đồng bằng và thay đổi diễn biến xâm
nhập mặn do phát triển thượng lưu. Biên triều biển được lấy ở cùng điều kiện
như 2005, đây được xem là năm điển hình gần với điều kiện hiện nay. Về các
giải pháp thích ứng, quan tâm chính là giải pháp thủy lợi phục vụ phòng

chống xâm nhập mặn và đảm bảo nguồn nước tưới, có lồng ghép để thích ứng
với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nhiệm vụ của nghiên cứu là: Đánh giá được các thay đổi thủy văn dòng
chảy (quá khứ đến hiện tại) và tương lai gần (do phát triển thủy điện và nông
nghiệp ở thượng lưu) và tác động của chúng, từ đó đề xuất định hướng và giải
pháp (thủy lợi) thích ứng phục vụ cho sản xuất và phát triển nông nghiệp ở
ĐBSCL.


5
0.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

0.4.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu là đã giải quyết các vấn đề tồn tại có
tính khoa học để phục vụ phát triển bền vững trên ĐBSCL:
- Đã đưa ra được các thay đổi qui luật dòng chảy mùa kiệt của lưu vực
về châu thổ Mê Công theo các giai đoạn phát triển khác nhau trên lưu vực,
góp phần hiểu rõ hơn chế độ dòng chảy về đồng bằng;
- Bước đầu khắc phục được một số tồn tại trong công cụ hỗ trợ ra
quyết định (DSF) của Ủy hội sơng Mê Cơng bằng việc sử dụng các mơ hình
thành phần hợp lý hơn, thuận lợi hơn cho việc phân tích đánh giá tác động của
phát triển ở thượng nguồn đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng;
- Đã phân tích đánh giá khá đầy đủ các tác động tiềm năng của phát
triển thượng nguồn đến dòng chảy và xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL có cơ
sở khoa học.
0.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án có ý nghĩa thực tiễn trong ứng dụng phục vụ sản
xuất và nghiên cứu như:

- Đã cập nhật và phát triển các công cụ tính tốn so với bộ cơng cụ
trong DSF của Ủy hội sông Mê Công để sử dụng cho Việt Nam trong phân
tích đánh giá và mơ phỏng tác động ảnh hưởng của các kịch bản phát triển
thượng lưu đến dịng chảy về châu thổ Mê Cơng hợp lý hơn;
- Kết quả từng phần của luận án được công bố, ứng dụng nhằm cung
cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ ra quyết định phục vụ phát triển bền vững ở
ĐBSCL (các cơng trình đã được cơng bố của tác giả);
- Kết quả nghiên cứu của luận án cùng với cơ sở dữ liệu cập nhật và
cơng cụ mơ hình tính tốn về lưu vực sơng Mê Cơng cho phép ứng dụng
trong nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất ở ĐBSCL: dự báo xâm nhập


6
mặn; qui hoạch, quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát
triển thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.
0.5.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 143 trang, gồm 28 hình, 34 bảng, các

trang thuyết minh, các phụ lục. Nội dung chính của luận án gồm 3 chương
chính và phần kết luận-kiến nghị.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Lưu vực sông Mê Công, các
nghiên cứu đã có và xác định nội dung nghiên cứu của luận án.
Chương này đã thu thập, tổng hợp và phân tích hiện trạng, tiềm năng và
bối cảnh phát triển trên lưu vực nói chung và thượng lưu nói riêng có khả
năng làm ảnh hưởng đến thay đổi dòng chảy mùa khô về ĐBSCL và tác động
đến thay đổi diễn biến xâm nhập mặn. Luận án đã tham khảo các nghiên cứu
liên quan, xác định được các vấn đề đã được giải quyết, phân tích các tồn tại
và xác định nội dung nghiên cứu mới không trùng lắp, nhằm khắc phục các

tồn tại để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài luận án.
Chương 2: Nghiên cứu tác động của các khả năng phát triển thượng lưu đến
chế độ dòng chảy về châu thổ Mê Cơng.
Chương này trình bày những kế thừa bộ công cụ DSF, với các cải tiến
các ứng dụng hiện hữu (của IQQM), ứng dụng mơ hình MIKE11 cho dịng
chính và ở vùng ĐBSCL, xây dựng mới các mơ hình với số liệu cập nhật theo
kịch bản để có được cơng cụ phục vụ nghiên cứu của đề tài luận án; Nghiên
cứu chế độ thủy văn dòng chảy lịch sử về châu thổ Mê Cơng để có được các
phân tích đánh giá về các thay đổi trong quá khứ do tác động của các phát
triển ở thượng lưu theo các giai đoạn khác nhau (3 giai đoạn) làm luận cứ để
đánh giá các thay đổi do phát triển ở thượng lưu trong tương lai. Các kịch bản
phát triển thượng lưu đã được xây dựng dựa trên các mức độ phát triển ở
thượng lưu (cao hay thấp), mối quan tâm đến các ảnh hưởng theo lĩnh vực


7
(nông nghiệp, thủy điện), theo không gian (vùng, quốc gia, phần lãnh thổ).
Công cụ phát triển của luận án đã được ứng dụng để mơ phỏng, phân tích và
đánh giá tác động do phát triển ở thượng lưu đến thay đổi dịng chảy về châu
thổ Mê Cơng.
Các cơ hội và thách thức đối với ĐBSCL do tác động của các kịch bản
phát triển thượng lưu đã được đề cập, đặc biệt khả năng cơ hội về điều tiết gia
tăng dòng chảy do vận hành bình thường của các cơng trình thủy điện cũng
như các bất cập khó lường có thể xảy ra (tích nước bất thường, tích nước sớm,
tích nước muộn, vận hành phủ đỉnh theo yêu cầu phụ tải hoặc phủ đỉnh ngày
đêm) đã được làm rõ. Mối lo ngại do gia tăng sử dụng nước cho phát triển
nông nghiệp ở phía thượng lưu nói chung và đặc biệt của Campuchia đã được
làm rõ.
Chương 3: Nghiên cứu tác động của các khả năng phát triển thượng lưu đến
dòng chảy và xâm nhập mặn ở ĐBSCL và giải pháp thích ứng.

Chương này trình bày các kịch bản được thiết lập để đánh giá tác động
của các khả năng phát triển thượng lưu đến thay đổi dòng chảy và xâm nhập
mặn ở ĐBSCL có xét đến các thay đổi sử dụng đất trên đồng bằng: (i) Hiện
trạng sử dụng đất ở 2005, (ii) Thay đổi sử dụng đất trong tương lai dự kiến.
Ứng dụng công cụ đã được phát triển trong Chương 2 để mô phỏng các kịch
bản nêu trên, phân tích và đánh giá các thay đổi dịng chảy và xâm nhập mặn
ở đồng bằng và đánh giá khả năng đáp ứng của các cơng trình thủy lợi phục
vụ phịng chống xâm nhập mặn và cấp nước. Kết quả này là cơ sở khoa học
để đề xuất các giải pháp chủ động thích ứng ở ĐBSCL với các phát triển ở
thượng lưu. Một số giải pháp cụ thể đã được luận án đưa ra.
Kết luận và kiến nghị của luận án: Một số kết quả chính có tính mới và
các kiến nghị của luận án đã được đưa ra.


×