Website: Email : Tel : 0918.775.368
đại học quốc gia Hà Nội
Viện Việt Nam học & KHPT
---------------
tiểu luận
nguồn lực phát triển kt-xh vùng đồng
bằng
sông Hồng và đồng bằng sông cửu
long
(Chuyên đề: Địa lý kinh tế - x hội Việt Nam)ã
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Nguồn lực của một quốc gia là tổng thể các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc dân, dân cư nguồn lao động cùng
với các đường lối chính sách liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia đó. Nguồn lực được chia thành hai nhóm: nguồn lực bên trong
(nội lực) và nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), trong đó nội lực có vai trò
quyết định. Các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách
rời nhau. Đến lượt mình, mỗi nguồn lực lại có vai trò riêng đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích và so sánh nguồn lực phát triển kinh tế
xã hội giữa các vùng kinh tế với nhau sẽ giúp chúng ta có thấy được những
điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời qua đó sẽ phần nào lý giải và tìm
ra nguyên nhân của sự khác biệt đó. Trong khuôn khổ của tiểu luận này, tôi
xin đi vào phân tích và so sánh nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của hai
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai vựa
lúa lớn nhất của cả nước, mang lại nguồn lương thực chính phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mỗi vùng đồng bằng mang trong mình
những đặc trưng riêng dễ phân biệt, những đặc trưng đó đã tạo ra hướng đi
riêng cho mỗi vùng đồng bằng. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những nguồn
lợi phát triẻn cơ bản từ nguồn lực về tự nhiên cho đến những nguồn lực về
kinh tế - xã hội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
ĐỒNG BÀNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng
đồng bằng lớn nhất trong cả nước, đây được coi là hai vựa lúa lớn của cả
nước. Mỗi vùng đồng bằng đóng một vai trò chung nhưng đồng thời cũng
đóng vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hai đồng
bằng này có lịch sử hình thành ở những giai đoạn khác nhau.
Đồng bằng sông Cửu Long mới được tập trung khai thác khoảng 300
năm nay. Khoảng thế kỷ XVI, vùng đất này vẫn còn hoang sơ, hiu quạnh
và “không có vật gì thuộc về sự sống” (Alexandre de Rhodes)
Đến đầu thế kỷ XVII mới dần dần hình thành một số cụm dân cư
thưa thớt ở những vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu và vùng giồng ven
biển, nhưng về cơ bản vẫn chưa có hoạt động khai phá nào ở đây. Bởi lẽ
hoạt động kinh tế cho đến lúc này chưa phải là canh tác nông nghiệp, mà
chỉ là sự khai thác thô sơ theo phương thức săn bắn, đánh bắt, hái lượm các
nguồn lợi trong rừng, dưới nước - những nguồn lợi cực kỳ phong phú của
thiên nhiên hoang dã vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nửa sau thế kỷ XVII, một lớp di dân mới khá đông đến định cư
và lập nên những xóm ấp đầu tiên. Chính lớp dân cư này, chủ yếu là người
Việt với truyền thống lúa nước, đã đánh dấu mốc mở đầu công cuộc khai
khẩn với quy mô tương đối lớn và trên nhiều địa bàn khác nhau của đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ dưới thời Pháp thuộc thì vùng này
mới được khai thác với quy mô lớn, dân số mới gia tăng và mở rộng đáng
kể, làm thay đổi hẳn bộ mặt đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy về mặt
lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long mới được hình thành cách đây ba trăm
năm. Con số này nếu đem so sánh với đời người thì là quá lớn, đến (…)
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thế hệ nhưng nếu so với lịch sử của một vùng đất thì là quá trẻ. Mọi thứ
đều có hai mặt của nó, và lịch sử hình thành của vùng đất này cũng vậy,
yếu tố trẻ vừa mang lại những thuận lợi nhưng đồng thời cũng có những
khó khăn.
Theo giáo sư Lê Bá Thảo: lịch sử chinh phục đồng bằng châu thổ
sông Hồng đã kiến tạo nên ở đây “nền văn minh sông Hồng” mà mọi
người đều biết, gắn liền với bao truyện cổ tích và đời sống của dân tộc
Việt.
Trải qua hàng nghìn năm, đồng bằng châu thổ này đã luôn là địa bàn
cư trú chủ yếu của con người ngay sau khi người Việt cổ rời khỏi vùng đất
cao Phong Châu và Mê Linh để khai phá vùng đồng bằng lúc đó còn lầy
lội. Rừng ngập nước nhiệt đới, lau sậy và cỏ dại bao chiếm những diện
tích rộng lớn…, một phần còn sót lại của cảnh quan đó còn thấy có ở thế
kỷ XVII khi Phan Huy Chú mô tả đầm Dạ Trạch trong cuốn Lịch triều
hiến chương loại chí của ông. Để sinh sống trong đồng bằng lúc đó còn lầy
lội, con người ngay từ đầu đã phải tiến hành mở rộng dần các khu vực đất
cao trong đồng bằng bằng cách phát quang các rừng rậm, san lấp các ao hồ
và đầm lầy. Hoạt động nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản được tiến
hành từ rất sớm.
Thế nhưng cuộc sống trong đồng bằng hàng năm bị lũ lụt đe dọa và
để tự bảo vệ mình, nhân dân thành thành Thăng Long ngay từ thế kỷ XI đã
đắp đê Cơ Xá, và trong các triều đại tiếp theo đã đắp nên một công trình đê
khổng lồ kéo dài từ đỉnh châu thổ đến biển.
Và con người đã dần dần biến châu thổ sông Hồng thành một vựa lúa
lớn “Phù sa sông Hồng, ánh nắng mặt trời, một hệ thống thủy lợi chằng
chịt và cuối cùng là sự lao động cần cù của con người từ thế hệ này sang
thế hệ khác đã tạo cho đồng bằng bộ mặt trù phú như hiện nay.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Như vậy về mặt lịch sử, đồng bằng sông Hồng có lịch sử hình thành
từ rất sớm trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long lại muộn hơn nhiều.
Đặc điểm này cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng đồng bằng
lớn nhất của cả nước hiện nay. Và chính đặc điểm này là một trong những
lý do quan trọng dẫn đến sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đây có thể coi là một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự khác
biệt cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội giữa hai vùng đồng bằng sông
Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN
Nguồn lực tự nhiên giữ vai trò là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta không thể phát triển kinh tế nếu như thiếu cơ sở tài nguyên. Vấn
đề là ở chỗ làm sao khai thác hợp lý, có hiệu quả các thế mạnh và khắc
phục tối đa các hạn chế hiện còn tồn tại.
Đây có thể coi là nhân tố đầu tiên quyết định hướng đi, quyết định sự
phát triển cho mỗi vùng. Lựa chọn một con đường đi đúng đắn, cũng như
muốn đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp, thì mỗi vùng cần
phải dựa trước hết vào nguồn lực tự nhiên, có như vậy mới tận dụng hết
mặt thuận lợi, cũng như hạn chế đến mức tối thiếu những yếu tố bất lợi cản
trở sự phát triển mà thiên nhiên có thể gây ra. So sánh và phân tích nguồn
lực tự nhiên của hai vùng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long sẽ cho ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hai
vùng này.
2.1. Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng được hình thành do quá trình bồi
lắng của hai hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái Bình, trong đó chủ
yếu là phù sa của dòng sông Hồng. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn,
tỉnh Vân Nam – Trung Quốc ở độ cao 1.776m. Chủ yếu chảy theo hướng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tây bắc – đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di,
Cáp Nê trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), giáp
với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà
Nội trước khi đổ ra biển đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái
Bình và Nam Định. Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ
và là cầu nối giữa các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ (những
vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông, lâm, nghiệp). Phía
đông của đồng bằng giáp vịnh Bắc Bộ, đây là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế biển. Đồng bằng sông Hồng gần như nằm trong địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí địa lý của đồng bằng sông Hồng là điều
kiện để cho vùng này phát triển kinh tế.
Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đồng bằng sông Hồng còn có
một lợi thế là có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trước hết là tài nguyên đất đai, là sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông
lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng này đã có một nguồn tài
nguyên lớn và cơ bản là đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích
đất nông nghiệp hiện nay của vùng đồng bằng sông Hồng là 1,03 triệu ha
(5,5% đất nông nghiệp của cả nước). Đây không phải là con số quá lớn
nhưng là nền tảng cơ bản và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp
của vùng. Hiện nay diện tích cây lương thực đạt 1,3 triệu ha. Thêm vào đó
cùng với việc thường xuyên cải tạo đất, người dân còn đẩy mạnh hoạt động
“quai đê lấn biển”, hoạt động này đã làm cho diện tích của đồng bằng tiếp
tục được mở rộng, có thể thêm 137 nghìn ha nữa.
Khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng là nhiệt đới và cận nhiệt
đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ không khí trung bình
năm khoảng 22,5-23,5
o
C và lượng mưa trung bình năm 1400-2000mm.
Đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là có một mùa đông
lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và có tiết mưa phùn trong mùa khô.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các cây
ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. Với bốn vụ luân chuyển liên tục
trong năm nên đã tạo ra sự phong phú về nguồn lương thực và hoa trái,
phục vụ cho nhu cầu của người dân trong vùng và buôn bán cho các vùng
lân cận khác.
Mạng lưới sông ngòi của vùng tương đối phát triển. Ở vị trí hạ lưu
sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu, vùng đồng bằng sông
Hồng có một mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính riêng sông Hồng,
lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2.640m
3
/s với tổng lượng nước
chảy qua tới 83,5 tỷ m
3
. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình
khoảng 100 triệu tấn trên năm tức là gần 1,2 kg phù sa trên một mét khối
nước. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như
trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi
đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình
và Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho
nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ngòai nguồn nước từ sông ngòi, vùng này còn có một nguồn nước ngầm
phong phú, dồi dào với chất lượng hầu hết là tốt.
Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn với bờ biển kéo dài từ
Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình) có bãi biển rộng, phù
sa dày. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
tôm, rong câu, trồng cói, chăn nuôi vịt ven bờ.
Về tài nguyên khoáng sản, đây là vùng có tài nguyên khoáng sản
phong phú. Cho đến nay đã phát hiện được 307 mỏ và điểm quặng. Đáng
kể nhất là đất sét trắng ở Hải Dương, dải đá vôi từ Thủy Nguyên đến Kinh
Môn, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 25,4% trữ lượng của cả
nước. Đó là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng.
7