Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Phong trào dân tộc dân chủ ở nam kỳ từ năm 1930 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.55 MB, 320 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

PHẠM THỊ HUỆ

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

PHẠM THỊ HUỆ

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
MÃ SỐ: 62-22-54-05

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Hữu Phước
TS. Nguyễn Đình Thống

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những luận điểm khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào khác.

Tác giả

PHẠM THỊ HUỆ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .............................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
5. Những đóng góp của luận án ..................................................................................6
6. Bố cục luận án.........................................................................................................7
CHƯƠNG MỘT
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1930-1935
1.1. VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1930 ..............................8
1.2 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
TRONG NHỮNG NĂM 1930-1931 ...........................................................14
1.3 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1930-1931) ...................18
1.3.1. Những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản............................................................ 18
1.3.2. Thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nam Kỳ....... 23

1.4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1932-1935) ..................31
1.4.1. Khôi phục, củng cố tổ chức và lực lượng cách mạng ................................ 31
1.4.2 Các phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ (1932-1935) ............................. 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG MỘT.....................................................................................59
CHƯƠNG HAI
PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1936-1939
2.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936-1939 ................................61
2.1.1. Tình hình thế giới ....................................................................................... 61


2.1.2. Tình hình Việt Nam và Nam Kỳ ................................................................ 62
2.2. CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1936-1939) .............................64
2.2.1. Phong trào Đông Dương Đại hội................................................................ 64
2.2.2. Phong trào “đón rước” Justin Godard và Jules Brévié.............................. 67
2.2.3. Phong trào báo chí công khai ..................................................................... 69
2.2.4 Các cuộc vận động nghị trường................................................................... 77
2.2.5 Phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng ....................................... 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG HAI ......................................................................................91
CHƯƠNG BA
PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1939-1945
3.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM 1939-1940.............................96
3.2. CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ (11/1940) VÀ NHỮNG THỦ ĐOẠN ĐÀN
ÁP CỦA THỰC DÂN PHÁP ......................................................................97
3.3. ĐẤU TRANH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG SAU KHỞI
NGHĨA NAM KỲ (1941-1942).................................................................106
3.3.1. Khôi phục tổ chức Đảng Cộng sản........................................................... 106
3.3.2. Phục hồi phong trào cách mạng quần chúng............................................ 115

3.4. XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG Ở
NAM KỲ (1943 – 1945)............................................................................117
3.4.1. Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản ...................................... 117
3.4.2. Xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng quần chúng....................... 132
3.5. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945 Ở NAM KỲ ..................................................................136
3.5.1. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị................................................... 136
3.5.2. Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền..................................... 143
3.5.3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương Nam Kỳ ...................... 146
3.5.4. Một số đặc điểm của khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng
Tháng Tám ở Sài Gòn và Nam Kỳ ............................................................. 155


TIỂU KẾT CHƯƠNG BA ......................................................................................157
KẾT LUẬN ............................................................................................................160
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................169
PHỤ LỤC ...............................................................................................................203


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

− A.N.O.M

: Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (Pháp)

− BCS

: Ban cán sự


− ĐD

: Đông Dương

− LT

: Lưu trữ

− NK

: Nam Kỳ

− Nxb

: Nhà xuất bản

− TG

: Tác giả

− TNTP

: Thanh niên Tiền phong

− Tp

: Thành phố

− TTLTQG II : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1930-1975), giai
đoạn 1930-1945 có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là giai đoạn đầu tiên cách mạng
Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau một thời kỳ dài bế tắc và
khủng hoảng về đường lối cứu nước. Chỉ sau 15 năm thành lập, Đảng Cộng sản đã
lãnh đạo nhân dân Việt Nam nổi dậy tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền,
lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 là kết quả của ba cuộc vận động cách mạng lớn: 1930-1931, 1936-1939
và 1939-1945.
Trong phong trào dân tộc dân chủ của toàn dân Việt Nam từ 1930 đến 1945,
phong trào dân tộc dân chủ diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ có nhiều điểm độc đáo,
nổi bật:
-

Trước và sau năm 1930, Nam Kỳ là nơi hình thành nhiều tổ chức cộng

sản, nơi có phong trào công nhân, nông dân diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi. Trong đó, có
nhiều hoạt động đấu tranh gắn với các địa danh nổi tiếng, tạo ảnh hưởng lớn đối với
phong trào toàn quốc như xưởng Ba Son, đề-pô xe lửa Dĩ An, đồn điền cao su Phú
Riềng, quận Đức Hoà (Chợ Lớn), quận Chợ Mới (Long Xuyên),…
-

Trong bối cảnh thoái trào cách mạng 1932-1935, nhiều đảng viên Cộng

sản ở Nam Kỳ đã tìm mọi cách khôi phục tổ chức và lực lượng, tập hợp công nhân,

nông dân và quần chúng yêu nước để liền sau đó, tiến hành cuộc vận động dân chủ
1936-1939. Cuộc vận động dân chủ diễn ra liên tục, sôi nổi trên toàn xứ Nam Kỳ,
với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo, có quy mô lớn nhất trong
cả nước.
-

Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11/1940 là một dấu son chói lọi trong

phong trào cách mạng dân tộc dân chủ, thể hiện tinh thần quật khởi, hy sinh của
nhân dân Nam Kỳ, tạo tiền đề làm nên thắng lợi oanh liệt của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 ở Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh thuộc Nam Kỳ.


2

-

Mặc dù bị khủng bố ác liệt sau Khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng bằng nỗ lực

phi thường của những người cộng sản và quần chúng cách mạng, yêu nước, phong
trào dân tộc dân chủ tại đây đã nhanh chóng phục hồi, phát triển. Giai đoạn 19411945 là quãng thời gian ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử độc đáo ở Nam Kỳ như sự
hình thành hai Xứ uỷ Tiền Phong và Giải Phóng, sự ra đời và hoạt động của lực
lượng Thanh niên Tiền phong…. Đến tháng 8 năm 1945, tuy có một số khác biệt về
quan điểm, phương pháp đấu tranh cách mạng so với chủ trương của Trung ương,
Xứ uỷ Tiền Phong đã sáng tạo, nhạy bén lợi dụng thời cơ và điều kiện công khai,
tập hợp và phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
ở Sài Gòn và Nam Kỳ.
Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945 là điều hết
sức cần thiết và có ý nghĩa trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn.

Nhận thấy cho đến nay chưa có công trình nào thực hiện công việc này,
Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ từ năm
1930 đến năm 1945” để thực hiện luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam cận đại và hiện đại, nhằm mục đích:
+ Phục dựng toàn diện và rõ nét phong trào dân tộc, dân chủ ở Nam Kỳ giai
đoạn 1930-1945 với những tài liệu xác thực, đáng tin cậy.
+ Qua đó, luận án cố gắng làm nổi rõ đặc điểm, vai trò, ảnh hưởng của
phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong bối cảnh chung của phong trào cách
mạng toàn quốc.
+ Đặc biệt, với việc khai thác tối đa nguồn tư liệu lưu trữ trong điều kiện cho
phép, luận án cũng nêu lên một số nhận xét khách quan về phong trào dân tộc dân
chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ không phải là một đề
tài hoàn toàn mới. Từ trước đến nay, nội dung này đã được các nhà nghiên cứu đề
cập đến khá nhiều, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử Đảng Cộng sản Việt


3

Nam. Cũng có một số công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến vấn
đề này. Tuy nhiên, tùy vào mục đích của từng công trình nghiên cứu cụ thể mà
phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930-1945 có cách tiếp cận từ những góc độ
và mức độ khác nhau.
Trước hết, có thể kể đến các công trình nghiên cứu phong trào cách mạng
trong cả nước nói chung, trong đó có phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ như:
Thời kỳ Mặt trận Bình dân, Tài liệu tham khảo Lịch sử Cách mạng Cận đại Việt
Nam, tập VII, Trần Huy Liệu - Văn Tạo - Nguyễn Lương Bích (biên soạn), Ban
Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, 1956; Giai cấp Công nhân Việt Nam giai đoạn
1936-1939, Cao Văn Biền, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979; Báo chí Cách

mạng Việt Nam 1925-1945, Nguyễn Thành, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984;
Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995; Việt Nam
những sự kiện lịch sử 1919-1945, Dương Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, 2001; Trần
Văn Giàu - Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, (Quyển I, Quyển II),
Trung tâm KHXH & Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003;
Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nguyễn Hữu
Trí, Nguyễn Thị Phương Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch sử
cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam (1936-1939), Phạm Hồng
Tung, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008 ... Do không đi sâu vào phong trào dân tộc dân
chủ ở Nam Kỳ, nên các tác phẩm này chỉ giới thiệu, cung cấp một số tư liệu, sự kiện
lịch sử có liên quan, chứ chưa có những phân tích, đánh giá toàn diện, sâu sắc về
phong trào dân tộc dân chủ tại đây.
Bên cạnh đó, là những tác phẩm viết và nghiên cứu về phong trào cách mạng
ở Nam Kỳ như: Người thợ máy Tôn Đức Thắng, Lê Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1981; Cuộc vận động Đông Dương Đại hội năm 1936, Nguyễn Thành, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh, 1985; Nguyễn An Ninh, Nguyễn An Tịnh (sưu tầm), Nxb Trẻ, 1993;
Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên trí thức Sài Gòn,
Huỳnh Văn Tiểng - Bùi Đức Tịnh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1995; Cách mạng
Tháng Tám và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng trên địa bàn


4

Nam Kỳ (1945- 1975) (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Đại học Tổng hợp Tp.HCM UBND tỉnh Đồng Nai - Trung tâm KHXH & Nhân văn Tp.HCM - Viện KHXH tại
TP.HCM, 1995; Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh 300 năm, Nxb Chính trị Quốc gia,
1998; Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Hội đồng biên soạn lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ,
2001; Trí thức Sài Gòn – Gia Định 1945-1975, Hồ Hữu Nhựt chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Văn Tạo 1908-1970, Thu Thủy, Nguyễn Quế,
Nguyễn Quế Lâm, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2007; Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài
Gòn – Chợ Lớn và Gia Định, Phạm Ngọc Bích (chủ biên), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ

Chí Minh, 2008; Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862-1975, Nguyễn Đình Thống Nguyễn Linh - Hồ Sĩ Hành, Nxb Lao động, 2008; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (bản
thảo đã nghiệm thu), Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến,
2009; Hội thảo Cách mạng Tháng Tám ở Nam Bộ, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2010.v.v… Tuy nhiên, các tác
phẩm này chỉ đi sâu nghiên cứu về những khía cạnh, vấn đề, nhân vật, sự kiện cụ
thể, chứ cũng chưa phục dựng bức tranh tổng thể về phong trào dân tộc dân chủ ở
Nam Kỳ trong thời kỳ 1930-1945.
Các tập lịch sử Đảng, lịch sử địa phương ở những góc độ và mức độ khác
nhau cũng góp phần phản ánh phong trào cách mạng ở Nam Kỳ giai đoạn 19301945 như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Kiên Giang (1930-1945). Ban
nghiên cứu Lịch Sử Đảng tỉnh Kiên Giang, 1985; Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang
(1927-1975), Đảng bộ tỉnh An Giang, 1986; Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh, Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1987; Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Sóc Trăng, Tập I, Tỉnh ủy Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1994; Lịch sử Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai 1930-1995, Tập 1, Ban Chấp hành
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Nxb Đồng Nai, 1997; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Cần Thơ, Tỉnh ủy Cần Thơ, 1998; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu (1930 - 1945), Tập 1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2000),
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003; Lịch sử Đảng


5

bộ tỉnh Long An (1930-2000), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005; Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia
Định, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Ngọc Bích chủ
biên), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.v.v… Các công trình nghiên
cứu trên chỉ tập trung trình bày sự kiện, tình hình của phong trào dân tộc dân chủ tại
từng địa phương, chứ không nghiên cứu toàn bộ phong trào cách mạng ở Nam Kỳ.
Thực tế cho thấy, tất cả các công trình trên, mỗi công trình chỉ phản ánh một

khía cạnh nội dung của toàn bộ mảng đề tài phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ
1930-1945.
Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu đã công bố về Nam Kỳ thời kỳ
1930-1945, việc khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ - vì lý do nào đó - chỉ
mới được tiến hành ở mức độ hạn chế. Chính vì vậy, việc tập trung khai thác triệt để
nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp, nhằm khắc họa rõ hơn, khách
quan hơn quá trình vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ 1930 đến 1945 là điều hết
sức cần thiết.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu có tính chất nền tảng, giữ vai trò quan trọng nhất là văn
kiện Đảng và các tài liệu lưu trữ tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, phản ánh chủ
trương, đường lối của Trung ương và của các cấp uỷ Đảng, cũng như đề cập đến các
sự kiện, nhân vật trong phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945.
Một nguồn tài liệu quan trọng khác sử dụng trong luận án được khai thác từ
kho tài liệu lưu trữ của người Pháp để lại tại:
- Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
- Cục hồ sơ Nghiệp vụ An ninh của Bộ Công an
- Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng
- Phòng Tư liệu của Viện Lịch sử Đảng
- Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp …
Tổng cộng 221 hồ sơ lưu trữ, trong đó có 180 hồ sơ tiếng Pháp trong các kho
lưu trữ trong nước và 41 hồ sơ được khai thác trong kho lưu trữ tại Pháp. Đó là


6

những thông tri, công văn mật, báo cáo, bảng thống kê, công điện v.v… được hình
thành trong quá trình hoạt động của chính quyền thực dân Pháp trong những năm
1930-1945. Tất cả các tài liệu trên đều tập trung phản ánh phong trào dân tộc dân
chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945. Đây là nguồn tài liệu chính, là đóng góp khoa

học của đề tài.
Luận án còn kế thừa và sử dụng có chọn lọc nguồn tài liệu từ các công trình
nghiên cứu đã công bố (được liệt kê đầy đủ trong Danh mục tài liệu tham khảo).
3.2. Dựa trên phương pháp luận sử học mácxít, tác giả sử dụng chủ yếu hai
phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là kết hợp phương pháp lịch sử với
phương pháp logic; tiến hành các thao tác sưu tầm, thống kê, tổng hợp, phân tích, so
sánh, đối chiếu…; chú trọng sử dụng phương pháp sử liệu học để khai thác nguồn
tài liệu lưu trữ trong nước và nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào đấu tranh nhằm mục tiêu
dân tộc và dân chủ diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là của Xứ uỷ Nam Kỳ và các tổ chức Đảng ở các
địa phương Nam Kỳ. Các hoạt động dân tộc dân chủ khác (không thuộc sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản) chỉ được đề cập đến trong điều kiện tư liệu cho phép.
Phạm vi không gian của đề tài là địa bàn Nam Kỳ theo địa giới hành chính
thời kỳ 1930-1945; trong đó chú trọng nghiên cứu các địa phương có vai trò trọng
điểm, đặc biệt là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Đồng thời, luận án đặt phong trào
dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong mối liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng
dân tộc dân chủ trong cả nước.
Phạm vi thời gian của đề tài là từ 1930 (từ lúc Đảng Cộng sản Việt Nam
thành lập) cho đến 1945 (khi Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nước).
5. Những đóng góp của luận án
5.1. Luận án có thể được xem là một công trình nghiên cứu tương đối toàn
diện về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945.


7

5.2. Luận án cung cấp nhiều tư liệu mới, chủ yếu là tư liệu lưu trữ của người
Pháp về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945.

5.3. Dựa trên nguồn tư liệu mới được khai thác, luận án góp thêm một hướng
tiếp cận và nhận định về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ, làm rõ thêm một số
đặc điểm của phong trào cách mạng tại đây trong những năm 1930-1945.
5.4. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử Việt Nam cận hiện đại.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án gồm ba chương.
Chương một: Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn
1930-1935.
Chương hai: Cuộc vận động dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1936-1939.
Chương ba: Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Nam Kỳ giai đoạn
1939-1945.
Cuối luận án còn có Danh mục tài liệu tham khảo (290 tài liệu) và phần
Phụ lục (49 Phụ lục).


8

CHƯƠNG MỘT
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1930-1935
1.1. VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1930
Nam Kỳ là tên gọi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 của vùng đất
Nam Bộ hiện nay và trong tiến trình lịch sử dân tộc, vùng đất Nam Kỳ (tức Nam
Bộ) đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Đó là một vùng đồng bằng rộng lớn ở hạ
lưu sông Mê Kông, phía đông giáp biển Đông, phía đông bắc giáp với cao nguyên
Trường Sơn và các tỉnh Nam Trung bộ, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía bắc nối
liền với Campuchia. Đất đai màu mỡ, địa hình đa dạng.
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII, vùng đất Nam Kỳ là lãnh thổ của
vương quốc Phù Nam. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, vùng đất Nam Kỳ thuộc

quyền kiểm soát của vương quốc Chân Lạp. Từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX,
người Việt vào khai hoang, lập nghiệp và trở thành chủ nhân của vùng đất này,
cùng chung sống với cộng đồng người Khơme, người Hoa và người Chăm.
Vào năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu cử Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lý vùng đất phía Nam, lập phủ Gia Định, sắp đặt nền hành chính trên phần
lãnh thổ mà người Việt đến khai phá, lập nghiệp. Sau khi mở rộng cương vực, thống
nhất giang sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu Gia Long, đổi phủ
Gia Định thành trấn Gia Định; năm 1808 đổi lại là thành Gia Định gồm 5 trấn.
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi thành Gia Định ra thành Phiên An, và chia 5
trấn thành 6 tỉnh (Lục tỉnh): Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên. Phiên An sau đổi tên là tỉnh Gia Định (1835).
Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, mở đầu quá trình xâm lược
và thôn tính Nam Kỳ. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước cắt nhường 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) cho Pháp. Đến năm
1867, quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Toàn bộ Nam Kỳ thuộc quyền kiểm soát và cai trị của thực dân Pháp với tên gọi
chính thức là Cochinchine, phân biệt với Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam).
Năm 1899, thực dân Pháp chia Lục tỉnh Nam Kỳ thành 21 tỉnh, trực thuộc Phủ
Thống đốc Nam Kỳ.


9

Từ đây, lợi dụng điều kiện tự nhiên của Nam Kỳ, các chính sách, mục tiêu,
biện pháp của thực dân Pháp trong việc khai thác vùng đất Nam Kỳ có những sắc
thái riêng biệt. Miền Đông Nam Kỳ chủ yếu phát triển các đồn điền, nhất là đồn
điền cao su. Còn miền Tây Nam Kỳ lại trở thành vựa lúa khổng lồ. Do ảnh hưởng từ
chính sách khai thác của Pháp, ở Nam Kỳ xuất hiện những tầng lớp mới: điền chủ,
tư sản, trí thức tây học, tiểu tư sản ... Một bộ phận trong số đó dựa vào quyền lực
của thực dân Pháp, phản bội quyền lợi của quốc gia dân tộc; số còn lại, vẫn có tinh

thần yêu nước, chống thực dân.
Giai cấp công nhân Nam Kỳ do những đặc thù của điều kiện kinh tế xã hội
nên có những đặc điểm rất đặc trưng: ra đời sớm, số lượng phát triển khá nhanh.
Chịu ảnh hưởng của những luồng tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lênin, giai cấp công nhân Nam Kỳ dần hình thành và trở thành ngọn cờ đầu trong
phong trào yêu nước ở Nam Kỳ.
Với những đặc điểm tự nhiên và lịch sử đó, phong trào yêu nước chống Pháp
ở Nam Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX diễn ra sôi động hòa cùng phong trào
giải phóng dân tộc dâng cao trên toàn quốc, mà dưới đây là một số phong trào và
hoạt động tiêu biểu:
- Phong trào Hội kín Nam Kỳ
Từ năm 1874, Nam Kỳ chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong bối
cảnh đó, các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp không còn điều kiện thuận lợi để
phát triển như trước. Tuy nhiên, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân
dân Nam Kỳ vẫn được duy trì một cách bền bỉ. Một hình thức đấu tranh mới đã xuất
hiện ở Nam Kỳ là hội kín.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, các hội bí mật mọc lên rất nhiều, tên gọi khác
nhau: Duy Tân, Hòa Đồng, Nghĩa Hòa, Nhân Hòa ..., và đặc biệt là tổ chức Thiên
Địa Hội. Thiên Địa Hội vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhanh chóng được những
người Việt Nam yêu nước ủng hộ để phát triển thành phong trào đấu tranh chống
Pháp dưới hình thức hội kín ở Nam Kỳ.
Mục đích chủ yếu của hội kín là chống Pháp, quan lại tham ô, khôi phục Việt
Nam. Những hội kín ở Nam Kỳ mang màu sắc tôn giáo, nhưng tôn giáo chỉ là
phương tiện để tập hợp, cố kết các thành viên lại với nhau, còn mục đích chung vẫn
là đấu tranh chống bọn thực dân cướp nước và bọn phong kiến tay sai bán nước.


10

Sức mạnh thực sự của hội kín là đã tập hợp được một lực lượng quần chúng hùng
hậu, chủ yếu là nông dân nghèo.

Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XX đến những năm sau chiến tranh thế
giới thứ nhất, các hội kín Nam Kỳ thực hiện được hàng loạt những hoạt động yêu
nước có tiếng vang lớn, trong đó tiêu biểu là việc phát động phong trào đấu tranh
chống chính sách động viên của thực dân Pháp và cuộc đột nhập Khám Lớn Sài
Gòn (1916).
Sự tồn tại của phong trào đấu tranh theo xu hướng phong kiến dưới hình thức
hội kín ở Nam Kỳ kéo dài gần 20 năm đầu thế kỷ XX là một điểm rất đặc biệt của
lịch sử vùng đất Nam Kỳ.
- Phong trào yêu nước theo xu hướng tư sản
Từ đầu thế kỷ XX, khi các phong trào yêu nước mới theo xu hướng dân chủ
tư sản được các sỹ phu yêu nước Việt Nam phát động rầm rộ, Nam Kỳ cũng có
những hoạt động hưởng ứng tích cực. Hai nhà ái quốc Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh đều hết sức chú ý đến Nam Kỳ, bởi tiềm lực tài chính, và truyền thống yêu
nước của cư dân nơi đây. Nam Kỳ, với tư cách là một khu vực trực trị của chính
quyền thực dân Pháp, đã có một nền kinh tế - văn hóa tiếp cận với nền kinh tế thị
trường ở một mức độ sâu rộng và trong thời gian khá dài. Những luồng ý thức hệ tư
sản, vì vậy, có điều kiện nảy sinh và phát triển một cách mạnh mẽ tại đây, thể hiện
qua các hoạt động yêu nước do bộ phận sĩ phu cấp tiến khởi xướng và lãnh đạo.
Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ trên thực tế gồm các nội dung cơ bản là: sử
dụng báo chí khơi dậy lòng yêu nước, chấn hưng thực nghiệp, vận động tài chính và
cổ vũ Đông Du với những gương mặt tiêu biểu như Bùi Chí Nhuận, Nguyễn Thần
Hiến, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương… Nhiều cơ sở kinh doanh được
thành lập, hoạt động đa dạng, với sự góp vốn của các điền chủ, nghiệp chủ, công
chức người Việt trong bộ máy chính quyền…
Bên cạnh các hoạt động chấn hưng kinh tế, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo
chí, văn hóa, tư tưởng cũng diễn ra sôi nổi. Các tờ Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh
Tân Văn, Đuốc Nhà Nam lần lượt ra đời. Các báo công khai cổ súy cho phong trào
Duy Tân, kêu gọi sự đoàn kết của đồng bào, chống quan lại tham nhũng,… Hàng
loạt thanh niên Nam Kỳ xuất dương, gia nhập phong trào Đông Du do Phan Bội
Châu tổ chức…



11

Những hoạt động tích cực đó ở Nam Kỳ cũng như trên phạm vi cả nước đã
nhanh chóng bị thực dân Pháp chú ý. Kết quả là phong trào bị đàn áp, một số nhân
sỹ yêu nước có hoạt động tích cực nhất bị bắt. Nhưng phong trào yêu nước theo xu
hướng tư sản ở Nam Kỳ không vì thế mà tan rã. Nó vẫn tồn tại và bắt đầu có sự điều
chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh mới.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo xu hướng dân
chủ tư sản ở Việt Nam nói chung và ở Nam Kỳ nói riêng có những bước phát triển
mới. Giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản đã hình thành và ngày càng phát triển
đông đảo, trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh dân tộc, dân chủ ở
Nam Kỳ.
Sự trỗi dậy của giai cấp tư sản dân tộc đã dẫn đến một phong trào tẩy chay
tư sản Hoa Kiều tiến hành rộng rãi trên phạm vi cả nước vào năm 1919, mà Sài Gòn
là trung tâm của phong trào.
Năm 1923, cuộc vận động chống độc quyền thương cảng Sài Gòn bùng nổ,
lôi kéo được đông đảo thanh niên trí thức tư sản và tiểu tư sản ở Sài Gòn và các tỉnh
Nam Kỳ. Cuộc đấu tranh này đã trực tiếp tấn công vào tư bản Pháp, song quy mô
còn nhỏ bé, đối tượng chỉ là một công ty tư bản, chứ chưa phải là thực dân Pháp nói
chung. Mặc dù vậy, thắng lợi này cũng mở đường cho phong trào đấu tranh rộng
lớn hơn của xu hướng dân chủ tư sản trong giai đoạn kế tiếp.
Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long thành lập tại Nam
Kỳ năm 1923 là một trong những cố gắng lớn của giai cấp tư sản Việt Nam nói
chung và tư sản Nam Kỳ nói riêng, nhằm khẳng định vị thế của mình trên vũ đài
chính trị.
Tiếp đó, hàng loạt các tổ chức yêu nước của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản tiếp
tục ra đời, tiêu biểu là Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu, tổ chức Thanh niên
Cao Vọng của Nguyễn An Ninh thể hiện sự lớn mạnh của xu hướng yêu nước dân

chủ tư sản.
Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu năm 1925 và đám tang cụ
Phan Châu Trinh năm 1926 là những cuộc biểu dương lực lượng lớn chưa từng có
của quần chúng yêu nước Nam Kỳ, như là một sự trỗi dậy của phong trào dân tộc
dân chủ.


12

Năm 1926 còn diễn ra phong trào yêu nước dưới danh nghĩa đón tiếp Bùi
Quang Chiêu, được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, thu hút
hàng vạn người tham gia. Tuy nhiên, Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến vốn chủ
trương bất bạo động, chỉ mong muốn đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, tuyên
bố trung thành với chủ nghĩa Pháp Việt đề huề. Thái độ tiêu cực của Bùi Quang
Chiêu đã châm ngòi cho phong trào phát triển mạnh mẽ theo một hướng khác: đả
đảo Bùi Quang Chiêu, phản đối chủ nghĩa Pháp Việt đề huề của Đảng Lập hiến. Khí
thế ấy được cụ thể hóa trong cuộc đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh diễn ra ngay
sau đó.
Có thể nói, các phong trào đấu tranh theo xu hướng tư sản ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX đã lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia nhưng không đạt được
những thành quả lớn vì bản thân xu hướng này chưa đủ mạnh và có cả nguyên nhân
từ tính chất thỏa hiệp của giai cấp tư sản.
- Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ở Nam Kỳ diễn ra sự chuyển tiếp
giữa xu hướng dân chủ tư sản và xu hướng yêu nước vô sản, khi chủ nghĩa MácLênin được truyền bá vào Việt Nam, trong đó có Nam Kỳ.
Năm 1912, cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son và bãi khóa của học
sinh trường Bá Nghệ nổ ra dưới sự lãnh đạo của Tôn Đức Thắng, đánh dấu sự phát
triển của phong trào công nhân ở Nam Kỳ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương, giai cấp công nhân có bước phát triển về số
lượng và chất lượng.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lênin
bắt đầu lan tỏa khắp toàn cầu. Nhiều thủy thủ, lính thợ Việt Nam hồi hương sau
chiến tranh đã mang theo những hiểu biết mới, tư tưởng mới, kinh nghiệm tổ chức
và hoạt động của giai cấp công nhân các nước tư bản phương tây. Giai cấp công
nhân Nam Kỳ bắt đầu biết đến Cách mạng Tháng Mười và các tác phẩm viết về chủ
nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở đó dần tiếp thu ánh sáng cách mạng.
Năm 1920, ở Sài Gòn nổ ra một cuộc bãi công lớn của 226 thủy thủ ở Cảng
Sài Gòn đòi tăng phụ cấp và phản đối việc thực dân Pháp đưa lính Đông Dương
sang đàn áp cách mạng Xiri. Các thủy thủ tuy không phải là công nhân Việt Nam
nhưng lại được sự ủng hộ của nhiều người Việt Nam tiến bộ. Cuộc bãi công có tác


13

động sâu sắc đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Nam Kỳ bấy giờ, cả
về khía cạnh tinh thần cách mạng và cách thức tổ chức đấu tranh.
Năm 1920, Tôn Đức Thắng về nước, và sau đó bí mật thành lập Công hội
đầu tiên ở Sài Gòn, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Nam
Kỳ. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Nam Kỳ từ chỗ đấu tranh tự phát
nhằm mục đích kinh tế, dần dần đi vào tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Nam Kỳ, thông
qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và nhiều nhà yêu nước khác, các sách
báo cách mạng đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam, truyền bá một cách sâu rộng chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Nam Kỳ, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các tổ chức cộng
sản trong giai đoạn này. Những tổ chức yêu nước theo xu hướng vô sản bắt đầu
hình thành, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, phát động các phong trào
yêu nước ở Nam Kỳ.
Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông được thành lập, thu
hút cả một số công nhân, thủy thủ ở Nam Kỳ tham gia, chứng minh sự liên hệ chặt
chẽ giữa phong trào công nhân trong nước và quốc tế. Phong trào công nhân vì vậy

cũng có những bước phát triển mới.
Tháng 11/1922, được sự ủng hộ của Công hội bí mật, một cuộc bãi công lớn
của 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn nổ ra.
Tháng 8/1925, cuộc bãi công lớn của 1000 công nhân Ba Son, nhằm giữ
chiếc tàu Michelet không cho thực dân Pháp đưa quân sang đàn áp cách mạng
Trung Quốc. Công hội đã vận động cả các nhà máy, công sở khác ủng hộ công nhân
Ba Son. Cuộc bãi công đã giành thắng lợi, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của
công nhân và thủy thủ Trung Quốc.
Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời tại Quảng Châu
(Trung Quốc). Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhanh chóng
lan tỏa đến Nam Kỳ. Năm 1926, Tôn Đức Thắng và toàn bộ công hội Sài Gòn –
Chợ Lớn đều gia nhập vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, tại
Sài Gòn, Kỳ bộ Nam Kỳ được thành lập.
Dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào công
nhân ở Nam Kỳ bùng nổ mạnh mẽ hòa cùng với phong trào công nhân và phong


14

trào yêu nước trên phạm vi toàn quốc. Có thể kể đến hàng loạt các cuộc đấu tranh
như: công nhân nhà máy cao su Sài Gòn (7/1926), công nhân đồn điền cao su Phú
Riềng (8-9/1927), công nhân nhà máy nước đá Larue Sài Gòn (2/1928), công nhân
nhà máy xay gạo Chợ Lớn (2/1928), công nhân nhà máy in Portail Sài Gòn (5/1928)

Tân Việt Cách mạng đảng cũng chú trọng phát triển tổ chức ở Nam Kỳ. Tân
Việt Cách mạng đảng là một tổ chức yêu nước, qua các hoạt động tiếp xúc với Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lập trường chính trị của Tân Việt từng bước tiếp
cận với xu hướng vô sản. Tại Nam Kỳ, tổ chức Kỳ bộ của Tân Việt có bí danh là
“Dũng kỳ”. Các thành viên Tân Việt ngày càng có xu hướng gia nhập vào Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1929, các phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Nam Kỳ tiếp
tục phát triển mạnh. Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân đồn điền mía Phú
Mỹ (Bà Rịa), công nhân hãng buôn Sacne (Sài Gòn), công nhân đồn điền cao su
Phú Riềng, công nhân các nhà in Chợ Lớn …
Trong quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một bộ
phận ở Nam Kỳ tham gia Đông Dương Cộng sản Đảng. Bộ phận còn lại của Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ cải tổ thành tổ chức An Nam Cộng sản
Đảng. Tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng trước những thay đổi mau lẹ của thực
tiễn lịch sử, cũng cải tổ thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Trên địa bàn Nam Kỳ, có đủ lực lượng đảng viên của cả 3 tổ chức cộng sản
hoạt động, trong đó mạnh nhất là An Nam Cộng sản Đảng.
1.2 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM
1930-1931
Từ năm 1929, chủ nghĩa tư bản bước vào thời kỳ khủng hoảng, khởi đầu nổ ra ở
Mỹ, sau đó lan dần sang các nước tư bản khác (Anh, Đức, Pháp…), trong tất cả các
ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và tài chính. Chính phủ Pháp đã
đẩy gánh nặng khủng hoảng sang thuộc địa, trong đó có Việt Nam.


15

Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây
khủng hoảng nặng nề về xã hội, ảnh hưởng tới đời sống hầu hết các giai tầng trong
xã hội Việt Nam.
Về kinh tế: nông sản sụt giá, ruộng đất bỏ hoang; công nghiệp bị đình đốn, xuất
khẩu giảm; đồng bạc Đông Dương bị phá giá.
Về xã hội: Tỉ lệ công nhân thất nghiệp rất cao, tiền lương giảm; nông dân mất
ruộng, chịu sưu cao, thuế nặng; đời sống tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, trí
thức... điêu đứng; địa chủ nhỏ sa sút; đa số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ. Từ năm
1929 đến năm 1933, Toà án thương mại Đông Dương đã xử 502 vụ khánh kiệt tài

sản và 160 vụ phát mại tài sản ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn, Hà Nội,
Hải Phòng [52, tr.273 – 274].
Tháng 2/1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành
bị đàn áp khốc liệt. Thực dân Pháp đã lập Hội đồng đề hình thường trực, xử chém
hàng loạt các chiến sỹ yêu nước. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam
và thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930),
phong trào đấu tranh đòi quyền dân tộc dân chủ bùng lên mạnh mẽ. Đó là hệ quả
trực tiếp từ những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời kỳ
khủng hoảng. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đưa ra cương lĩnh
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã giành được quyền lãnh đạo phong
trào cách mạng.
Thời gian này, nhiều trí thức yêu nước đang học tập và làm việc ở Pháp bị trục
xuất về nước. Trong số trí thức này có nhiều người là đảng viên Đảng Cộng sản
Pháp; một số người của phái Đệ Tứ chống Pháp, một số thuộc phái Đệ Tam, tuy
không cùng quan điểm nhưng đều bị thực dân Pháp coi là đối tượng thù địch(*). Về
nước, họ tích cực hoạt động, góp một nhân tố tích cực cho phong trào cách mạng
phát triển.
(*)

- Đệ Tam: là tên gọi tắt của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản. Đây là tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô
sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới. [29, tr. 617]
- Đệ Tứ: là tên gọi tắt của Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản do Troskist đứng đầu.


16

Phong trào cách mạng 1930-1931 bắt đầu bằng những cuộc đấu tranh ủng hộ
các chiến sĩ Yên Bái, chống chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp, nổ ra từ
tháng 2/1930 đến tháng 4/1930. Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong

phong trào. Mở đầu là cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng,
công nhân các nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm-cưa Bến Thủy, nhà máy đóng
tàu Ba Son và cuộc biểu tình của thợ mỏ Mông Dương [52, tr.42].
Ngày 1/5/1930, nổ ra nhiều cuộc mít-tinh nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động.
Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập công nhân, hoãn thuế cho
nông dân. Khẩu hiệu chiến lược của Lênin “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại!”
lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Cũng trong ngày 01/5/1930, ba cuộc biểu tình
của nông dân diễn ra ở Tiền Hải (Thái Bình), Bến Thủy (Nghệ An), và Chợ Mới
(Long Xuyên). Công nhân xe lửa Dĩ An và nhà máy điện Chợ Lớn đình công đưa
yêu sách. Đặc biệt, cuộc đình công của công nhân nhà máy diêm Bến Thủy phối
hợp với cuộc biểu tình của nông dân đồn điền Ký Viễn và các làng xung quanh thị
xã Vinh đã mở đầu cho cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh sau này.
Từ tháng 5/1930 đến tháng 5/1931, trên 29 tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ,
đặc biệt là ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Định, Chợ
Lớn, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, đã nổ
ra 535 cuộc biểu tình của nông dân. Có cuộc biểu tình huy động 400-500 người, có
cuộc huy động 20-30 ngàn người [56, tr.1277].
Ngoài một số cuộc biểu tình có tính tự phát, đa số các cuộc đấu tranh của nông
dân là có tổ chức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Phong trào nông dân lúc này đã
mang nội dung phản đế, phản phong.
Giai đoạn đầu, đấu tranh quần chúng chỉ dừng ở mức độ yêu sách đòi quyền lợi
thiết thực, không bạo động. Nhưng do thực dân Pháp đàn áp dữ dội, nông dân phải
tổ chức vũ trang tự vệ, vì thế xung đột xảy ra ác liệt biến thành bạo động.


17

Giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi trên cả nước, tháng 101930, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội
nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc).

Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu
Ban chấp hành Trung ương chính thức gồm 7 thành viên. Ba trong số 7 ủy viên
Trung ương Đảng được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng gồm Trần Phú
(Tổng Bí thư), Nguyễn Phong Sắc (sau đó, Ngô Đức Trì thay Nguyễn Phong Sắc)
và Nguyễn Trọng Nhã. Hội nghị cũng quyết định cơ quan lãnh đạo Đảng đóng trên
địa bàn Sài Gòn – Gia Định.
Trong Chỉ thị ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng quan niệm
: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà
không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc
cách mạng cũng khó thành công” [19, tr.227]. Do đó, Trung ương quyết định thành
lập Hội Phản đế Đồng minh.
Ngày 3/1/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra thông cáo yêu cầu các
Xứ ủy “phải duy trì khuếch trương [các Đội tự vệ] ra làm một lực lượng vĩnh viễn
của quần chúng” để “khi có đấu tranh thì Đội tự vệ phải ra đi đầu, đi kèm quần
chúng mà hộ vệ” [20, tr.8].
Từ 13/3 đến 1/4/1931, Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 2 tại
nhà số 236 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu). Hội nghị kiểm điểm
tình hình đấu tranh trong nửa năm qua và đề ra những nhiệm vụ cần kíp cho thời
gian tới, đặc biệt là việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ nhất.
Ngày 1/4/1931, Hội nghị vừa kết thúc thì Ngô Đức Trì bị bắt. Không chịu
được tra tấn, Ngô Đức Trì khai báo nhiều bí mật của Đảng. Ngày 17/4, Nguyễn
Trọng Nhã bị bắt. Ngày hôm sau, Trần Phú cũng bị bắt. Bị tra tấn dã man, Tổng Bí
thư đầu tiên của Đảng trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Chợ Quán ngày 6/9. Các
ủy viên Trung ương Đảng khác đã rời khỏi Sài Gòn cũng bị bắt (Trần Văn Lan ngày
20/4, Nguyễn Phong Sắc ngày 3/5) hay bị bắn chết (Lê Mao ngày 2/5). Ban chấp
hành Trung ương Đảng gồm 7 thành viên thì có đến 6 người bị bắt hay hy sinh !


18


Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ được thành lập ngay sau khi Đảng ra đời. Nhưng
các cấp ủy và nhiều cơ sở bị phá đi phá lại nhiều lần. Tuy vậy, các đảng viên trung
kiên vẫn tìm cách liên lạc lại với nhau để tái lập tổ chức, hoạt động trở lại(*).
Từ khi cơ quan Trung ương Đảng đóng tại Sài Gòn – Gia Định, sự lãnh đạo
của Đảng đối với phong trào đấu tranh ở Nam Kỳ sâu sát và chặt chẽ hơn.
1.3 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1930-1931)
1.3.1. Những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản
Cùng với Trung kỳ và Bắc Kỳ, phong trào cách mạng 1930 - 1931 cũng diễn
ra mạnh mẽ ở Nam Kỳ, mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su
Phú Riềng. Trong bài “Vai trò của giai cấp vô sản trong cách mạng Đông Dương”
của Hải An (Lê Hồng Phong) viết năm 1935 nêu rõ: “cuộc bãi công của 1.300 phu
đồn điền Phú Riềng tháng 2/1930, trong đó những người bãi công đã chiếm các đồn
điền, đã dựng cờ đỏ” [22, tr. 378]. Bài viết này khẳng định: đây là một trong những
cuộc tranh đấu có tính chất giai cấp và Quốc tế vô sản độc lập [22, tr. 378].
Sau khởi nghĩa Yên Bái (2/1930), chính quyền thực dân Pháp chỉ đạo tất cả
các tỉnh Nam Kỳ ngăn ngừa các cuộc đấu tranh của quần chúng. Tư liệu lưu trữ của
Pháp trình bày dưới đây phản ánh xác thực tình hình lúc bấy giờ:
Ngày 28/2/1930, Thống đốc Nam Kỳ đã có công văn mật số 6-C gửi các chủ
tỉnh ở Nam Kỳ. Trong công văn này, Thống đốc Nam Kỳ đã chỉ đạo: “Do tình hình
chính trị gần đây và các sự kiện xảy ra gần đây tại Bắc Kỳ, tôi yêu cầu các ngài lập
phương án và có biện pháp thiết yếu để bảo vệ trong trường hợp có bạo loạn. Với
mục đích này, tôi yêu cầu các ngài khẩn trương xây dựng các phương án triển khai
lệnh báo động tại các tỉnh lị, trung tâm trong tỉnh và các địa điểm có liên quan, đảm

(*)

Trong 6 năm đầu thập niên 30, có tới 6 Xứ ủy lâm thời, mỗi Xứ ủy chỉ tồn tại vài tháng:
- Đầu 1930 : Xứ ủy do Ngô Gia Tự làm Bí thư
- Năm 1931: do Ung Văn Khiêm làm Bí thư

- Tháng 4/1932: do Hồ Văn Long làm Bí thư
- Tháng 5/1933: do Trương Văn Bang làm Bí thư
- Tháng 2/1934: do Trần Văn Giàu làm Bí thư
- Tháng 4/1935: do Võ Văn Ngân làm Bí thư


×