Tải bản đầy đủ (.pdf) (381 trang)

Văn hóa ứng xử của người nam bộ và người mỹ qua lời khen và lời hồi đáp khen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 381 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********************

TRẦN KIM HẰNG

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NAM BỘ VÀ NGƯỜI MỸ
QUA LỜI KHEN VÀ LỜI HỒI ĐÁP KHEN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố HỒ CHÍ MINH - Năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********************

TRẦN KIM HẰNG

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NAM BỘ VÀ NGƯỜI MỸ
QUA LỜI KHEN VÀ LỜI HỒI ĐÁP KHEN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU
Mã số: 62.22.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Thành phố HỒ CHÍ MINH - Năm 2011




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án

TRẦN KIM HẰNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang
- Biểu đồ 3.1. Số lượng người Nam Bộ trong mỗi nhóm tuổi --------------------

79

- Biểu đồ 3.2. Số lượng người Nam Bộ trong mỗi nhóm nghề-------------------- 88
- Biểu đồ 3.3. Số lượng người Nam Bộ trong mỗi nhóm học vấn ---------------- 95
- Biểu đồ 3.4. Số lượng người Nam Bộ và Mỹ biết thêm ngôn ngữ khác ------ 100
- Biểu đồ 4.1. Số lượng người Mỹ trong mỗi nhóm tuổi ----------------------- -- 135
- Biểu đồ 4.2. Số lượng người Mỹ trong mỗi nhóm nghề ------------------------

142

- Biểu đồ 4.3. Số lượng người Mỹ trong mỗi nhóm học vấn ---------------- ---

149



QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
-CN:

Chủ ngữ

- HĐ:

Hành động

-HĐK:

Hồi đáp lời khen

-HSSV:

Học sinh, sinh viên

-KMR:

Hành động khen hay thành phần mở rộng

-LĐPT:

Lao động phổ thông

-LK:

Lời khen


-NDK:

Nội dung khen

-SĐH:

Sau đại học

-THCS:

Trung học cơ sở

-THPT:

Trung học/trung cấp

-TN/TKD:

Có tay nghề/ tự kinh doanh

-VN:

Việt Nam

-XH:

Xã hội


PHỤ LỤC

-Phụ lục 01: Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. (Hình 1.1)

1

-Phụ lục 02: Bốn cấu trúc diễn ngôn. (Hình 1.2)

1

-Phụ lục 03: Các kiểu gọi phổ biến trong tiếng Anh ở Mỹ. (Bảng 1.1)

2

-Phụ lục 04: Khen và các hành động liên quan. (Bảng 1.2)

3

-Phụ lục 05: Một số hành động khác có liên quan mật thiết với khen. (Bảng 1.3)

3

-Phụ lục 06: Các kiểu xưng hô thường gặp của người Nam Bộ.

4

-Phụ lục 07: Những từ ngữ cùng nhóm với khen.

6

-Phụ lục 08: Phiếu khảo sát (Việt, Anh).


13

-Phụ lục 09: Thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát.

26

-Phụ lục 10: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ giới tính.

30

-Phụ lục 11: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ tuổi tác.

45

-Phụ lục 12: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ hôn nhân.

56

-Phụ lục 13: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nghề nghiệp.

67

-Phụ lục 14: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nơi cư trú.

78

-Phụ lục 15: Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ học vấn.

89


Phụ lục 16: Danh mục mã hóa các dữ liệu.

100


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

01. Lý do chọn đề tài

1

02. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2

03. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

04. Tư liệu nghiên cứu

3


05. Phương pháp nghiên cứu

4

06. Cái mới của luận án

5

07. Bố cục luận án

6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

8

1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

8

1.1.1. Khái niệm “văn hóa”

8

1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ”

10

1.1.3. Mối liên hệ giữa ngôn ngữ – văn hóa – xã hội


11

1.2. Ứng xử trong ngôn ngữ – văn hóa

12

1.2.1. Khái niệm về ứng xử và văn hóa ứng xử

12

1.2.2. Ứng xử trong ngôn ngữ và văn hóa

13

1.3. Một số đặc điểm về văn hóa Nam Bộ
1.3.1. Môi trường tự nhiên và xã hội Nam Bộ
1.3.2. Văn hóa Nam Bộ
1.3.3. Con người Nam Bộ
1.4. Một số đặc điểm về văn hóa Mỹ
1.4.1. Môi trường tự nhiên và xã hội Mỹ

29
29
30
32
33
33



1.4.2. Văn hóa Mỹ

34

1.4.3. Con người Mỹ

37

1.5. Khái niệm về lời khen và hồi đáp khen

39

1.5.1. Tiêu chí xác định lời khen

39

1.5.2. Tiêu chí xác định lời hồi đáp khen

44

1.6. Khen, hồi đáp và văn hóa ứng xử

48

1.7. Mối liên hệ giữa khen, khoe, nịnh, mỉa, chê và chửi

50

1.8. Tiểu kết


55

Chương 2 VĂN HÓA NAM BỘ QUA LỜI KHEN VÀ HỒI ĐÁP KHEN

58

2.1. Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ sử dụng từ ngữ
và cấu trúc

58

2.1.1. Cách sử dụng từ ngữ trong lời khen và hồi đáp khen

59

2.1.2. Cách diễn đạt

63

2.1.3. Các cấu trúc thường dùng trong lời khen và hình thức hồi đáp khen

65

2.2. Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ tương tác
ngôn ngữ- xã hội

77

2.2.1. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ giới tính


77

2.2.2. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ tuổi tác

79

2.2.3. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ hôn nhân

85

2.2.4. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nghề nghiệp

88

2.2.5 Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nơi cư trú

92

2.2.6. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ học vấn

94

2.2.7. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ kiến thức ngôn ngữ

98

2.3. Tiểu kết

100


Chương 3 VĂN HÓA MỸ QUA LỜI KHEN VÀ HỒI ĐÁP KHEN

103

3.1. Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ sử dụng từ ngữ
và cấu trúc
3.1.1. Cách sử dụng từ ngữ trong lời khen và hồi đáp khen
3.1.2. Cách diễn đạt

103
104
106


3.1.3. Các cấu trúc thường dùng trong lời khen và hình thức hồi đáp khen

110

3.2. Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen xét ở góc độ tương tác
ngôn ngữ- xã hội

132

3.2.1. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ giới tính

132

3.2.2. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ tuổi tác

134


3.2.3. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ hôn nhân

141

3.2.4. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nghề nghiệp

142

3.2.5 Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ nơi cư trú

146

3.2.6. Khen và hồi đáp khen xét ở góc độ học vấn

148

3.3. Tiểu kết

150

Chương 4 TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HÓA
ỨNG XỬ VIỆT- MỸ QUA LỜI KHEN VÀ HỒI ĐÁP KHEN

153

4.1. Nét tương đồng trong văn hóa ứng xử Việt- Mỹ qua lời khen
và hồi đáp khen

153


4.1.1. Trên phương diện ngôn ngữ

153

4.1.2. Trên phương diện tư duy

157

4.2. Nét khác biệt trong văn hóa ứng xử Việt- Mỹ qua lời khen
và hồi đáp khen

166

4.2.1. Trên phương diện ngôn ngữ

166

4.2.2. Trên phương diện tư duy

167

4.3. Ứng dụng
4.3.1. Một vài lỗi lầm cần lưu ý
4.3.2. Nghệ thuật khen và tiếp nhận lời khen

185
187
189


4.4. Tiểu kết

192

KẾT LUẬN

196

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
01. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta không chỉ truyền đến nhau những thông
điệp mang tính thuần túy miêu tả thế giới, mà còn gửi kèm theo thái độ, đánh giá
của mình đối với hiện thực xung quanh và đối với người nghe. Bên cạnh nội dung
miêu tả, bao giờ cũng có một loại thông tin giúp hình thành lực ngôn trung và giúp
người nói biểu lộ ý định giao tiếp của mình, tạo ra hiệu quả tác động đến người
nghe. Thành phần thông tin ngữ nghĩa này liên quan đến kiến thức ngôn ngữ và văn
hóa, được biểu lộ rất sinh động qua lời khen và hồi đáp lời khen. Đã có một số công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đang đề cập, như luận văn thạc sĩ của Lê Thị
Thu Hoa (1996) “Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng “khen”, “tạng”, “chê””; luận
án tiến sĩ của Nguyễn Văn Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói ViệtMỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” và còn nhiều công trình khác. Tuy
nhiên, chưa công trình nào có thể bao quát được hết các khía cạnh, góc độ của đối
tượng. Luận văn của Lê Thị Thu Hoa tập trung vào việc miêu tả các động từ nói
năng trong tiếng Việt, trong đó có khen, nhưng chưa nghiên cứu về sự biểu hiện cụ

thể của khen trong các vấn đề liên quan đến văn hóa và giao thoa văn hóa. Luận án
của Nguyễn Văn Quang rất sáng tạo trong hình thức trình bày và xử lý các thông
tin dữ liệu đối chiếu song ngữ và văn hóa Việt -Mỹ. Tuy nhiên, thông qua 100 phiếu
khảo sát bằng tiếng Việt và 100 phiếu khảo sát bằng tiếng Anh dường như chưa nói
lên hết tính phổ quát của đề tài vì tiếng Việt trong luận án này là tiếng Việt vùng
Bắc Bộ. Tác giả Nguyễn Văn Quang có quan tâm nhiều đến yếu tố văn hóa và giao
thoa văn hóa theo cách miêu tả mà chưa lý giải tận nguồn cội vì sao lại có hiện
tượng này hay cách phản ứng kia trong cả hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa Đông,
Tây trong hai xã hội khác nhau, thuộc hai châu lục rất xa nhau.

Vì thế, chúng tôi thấy rõ tính cấp thiết của đề tài trong việc giúp cho người
dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh có cái nhìn toàn diện hơn về lời khen và
hồi đáp lời khen trong văn hóa ứng xử của xã hội Việt Nam, điển hình là tiếng Việt


2
Nam Bộ và xã hội Mỹ, cụ thể là tiếng Anh ở Mỹ. Nghiên cứu này góp phần vào việc
soi sáng lý luận giao tiếp dưới tác động của các yếu tố ngôn ngữ- văn hóa. Các lỗi,
lầm khi khen và hồi đáp khen trong ngôn ngữ và văn hóa ứng xử của người Việt học
tiếng Anh hay người Anh, Mỹ học tiếng Việt cũng rất cần được nghiên cứu nhằm
tìm ra nhiều giải pháp giúp những đối tượng này khắc phục và giao tiếp thuận lợi,
thành công hơn trong môi trường đa ngôn ngữ và giao thoa văn hóa. Đó chính là
những lý do để chúng tôi chọn đề tài này.
02. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ứng xử thể hiện qua lời
khen và lời đáp trong tiếng Việt ở Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ để giúp cho việc giao
tiếp hàng ngày đạt tối đa mặt tích cực và giảm tối thiểu mặt hạn chế. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu góp phần nâng cao việc dạy và học tiếng Anh cho người Việt và
tiếng Việt cho người nước ngoài. Để đạt được mục đích này, luận án cần phải giải
quyết một số việc cụ thể sau:

02.1. Chỉ ra mối quan hệ có tính đặc thù giữa văn hóa và ngôn ngữ trong lời
khen
và đáp của người Nam Bộ và người Mỹ.
02.2. Xem xét nội dung với cấu trúc câu khen và các hình thức hồi đáp thể hiện
các đặc điểm văn hóa trong từng trường hợp cụ thể.
02.3. Chỉ ra những biểu hiện văn hóa của cả hai dân tộc qua các cấu trúc khen
và đáp.
02.4. Đối chiếu lời khen trong tiếng Anh và tiếng Nam Bộ để chỉ ra điểm tương
đồng và dị biệt về nội dung, hình thức và cấu tạo lời khen và đáp; từ đó, luận án
khẳng định ngôn ngữ là của chung của nhân loại nhưng mỗi dân tộc có cách sử
dụng riêng, gắn liền với tư duy và văn hóa của dân tộc đó.
Chúng tôi biết rằng còn nhiều vấn đề, khía cạnh khác về văn hóa khen, đáp và
cấu trúc lời khen, đáp cũng khá quan trọng và lý thú. Tuy nhiên, trong phạm vi,
giới
hạn của một luận án, tạm thời chúng tôi chưa đề cập tới những vấn đề đó.


3
03. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa ứng xử thể hiện qua lời khen và
đáp lại lời khen trong tiếng Anh ở Mỹ liên hệ với tiếng Việt Nam Bộ, cụ thể là xem
xét những biểu hiện văn hóa trong lời khen và hồi đáp khen bằng lời, còn các ngôn
ngữ cử chỉ khác như nháy mắt, mỉm cười, gật đầu, bắt tay, vỗ tay, ra dấu, v.v.
không được xem xét đến.
Đối với hồi đáp khen, trong phạm vi luận án này, chúng tôi giới hạn trong việc
nghiên cứu các kiểu hồi đáp cho lời khen. Luận án tâp trung chủ yếu vào các đặc
điểm ngôn ngữ và văn hóa, cụ thể là tìm hiểu những chiến lược khen và hồi đáp
cùng với một số nội dung có tính tình thái trong lời khen của người Mỹ đối chiếu với
lời khen của người Việt Nam Bộ.
04. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Tư liệu phục vụ cho việc khảo sát thực tế, phân tích và bình luận trong luận án
được thu thập chủ yếu từ ba nguồn.
04.1. Quan sát, ghi nhận trong giao tiếp thực tế.
04.2. Các ấn phẩm hiện đại gồm truyện, sách, giáo trình dạy và học ngoại ngữ
được chọn ngẫu nhiên; dựa trên tiêu chí là được xuất bản chính thức, công khai
bằng tiếng Anh hay bằng tiếng Nam Bộ.
04.3. Điều tra khảo sát được tiến hành bằng hai cách:
a. Điều tra bằng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát (Ankét) được soạn thảo bằng
tiếng Việt cho người Việt Nam Bộ và tiếng Anh cho người Mỹ, gồm ba phần: (1)
thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát, (2) suy nghĩ và nhận định, (3) các trường
hợp cụ thể. Đối tượng điền phiếu là người Việt sinh trưởng ở các vùng thuộc miền
Nam VN và người Mỹ sinh trưởng tại Mỹ. Tất cả có trình độ học vấn từ trung học
phổ thông trở lên và trẻ nhất là 18 tuổi (xem phụ lục 08) .
b. Điều tra bằng phỏng vấn sâu: Đối tượng gồm người Việt Nam Bộ và người
Mỹ (sinh trưởng tại Mỹ) có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông và trẻ nhất
là 18 tuổi (xem phụ lục 09).
05. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU


4
Để thực hiện luận án này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp của ngôn
ngữ học xã hội, tức là phương pháp nghiên cứu về sự phân tầng trong sử dụng ngôn
ngữ. Sự phân tầng này được biểu hiện ở các tầng lớp xã hội khác nhau như nhóm
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, trình độ học vấn, mức thu nhập, v.v. Trong phạm
vi luận án, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đối tượng khảo sát ở các góc độ:
(1) giới tính, (2) tuổi tác, (3) hôn nhân, (4) nghề nghiệp, (5) nơi cư trú, và (6) trình độ
học vấn.
Các thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội như điều tra bằng phiếu, phỏng vấn
trực tiếp, miêu tả, thống kê và lập bảng biểu, so sánh và đối chiếu, phân tích định
tính cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu, cụ thể là:

Đầu tiên, chúng tôi phát ra 500 phiếu khảo sát bằng tiếng Anh cho người Mỹ có
trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên ở tại Việt Nam hay ở Mỹ, thu lại
(bằng nhiều cách: trực tiếp, bưu điện, email) 198 phiếu đạt yêu cầu. Chúng tôi tiến
hành phân số phiếu này theo nhóm tuổi và giới tính. Kết quả là có 96 phiếu thuộc
nhóm 18-24 tuổi (35 nam, 61 nữ), 41 phiếu thuộc nhóm 25- 40 tuổi (19 nam, 22 nữ),
36 phiếu thuộc nhóm 41- 60 tuổi (20 nam, 16 nữ) và 25 phiếu thuộc nhóm 61 tuổi trở
lên (11 nam, 14 nữ). Sau đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn người Mỹ có trình độ
học vấn dưới phổ thông trung học cũng ở tại Việt Nam hay ở Mỹ để điền phiếu với
lượng người cho từng nhóm tuổi và giới phải nhiều hơn những con số trên.
Còn đối tượng là người Nam Bộ, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát bằng
tiếng Việt cho người có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên và phỏng
vấn những người có trình độ học vấn dưới phổ thông trung học để điền phiếu với
lượng người thuộc nhóm tuổi và giới cũng phải nhiều hơn số lượng mà chúng tôi đã
thu thập được từ nhóm người Mỹ điền phiếu.
Khi đã có phiếu khảo sát của nhóm người Việt Nam Bộ, thông tin phỏng vấn
đã chuyển sang phiếu của hai nhóm người Mỹ và người Việt, chúng tôi chọn ngẫu
nhiên các phiếu đạt yêu cầu theo phương thức xổ số, gồm: 198 phiếu cho nhóm
người Mỹ trả lời phỏng vấn, 198 phiếu cho nhóm người Việt Nam Bộ điền phiếu và
198 phiếu cho nhóm người Việt Nam Bộ trả lời phỏng vấn. Tất cả 792 phiếu này


5
được phân loại, mã hóa (xem phụ lục 16), nhập dữ liệu, xử lý và kiểm định bằng
phần mềm SPSS trên máy tính.
Kết quả thu được từ ba nguồn được phân tích để tìm ra nét nghĩa ổn định nhất,
phân loại và miêu tả các phương thức và phương tiện biểu hiện lời khen và hồi đáp
khen trong hội thoại của tiếng Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ. Sử dụng các kết quả đã
phân tích và miêu tả, chúng tôi chọn tiếng Anh ở Mỹ là ngôn ngữ chính và đối chiếu,
so sánh để tìm ra những tương đồng và khác biệt của lời khen và đáp giữa hai ngôn
ngữ, hai nền văn hóa Việt và Mỹ trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa và các nghĩa

chuyển dịch.
06. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN
06.1. Xác định được lớp từ ngữ đặc Nam Bộ và cách dùng chúng trong lời khen và
hồi đáp khen.
06.2. Đưa ra những mẫu câu trong lời khen cùng các kiểu hồi đáp khen phổ biến
của người Nam Bộ. Đồng thời chứng minh rằng, thói quen sử dụng các cấu trúc này
có liên quan chặt chẽ tới địa vị, tuổi tác, giới tính, hôn nhân, nghề nghiệp, học vấn,
nơi cư trú của người tạo lời.
06.3. Bổ sung về nội dung, mục đích và hình thức lời nói của khen hoặc đáp lại lời
khen trong tiếng Việt và tiếng Anh mà những người nghiên cứu đi trước chưa phát
hiện.
06.4. Khẳng định về mặt định tính và định lượng rằng, nội dung cùng hình thức
lời khen và hồi đáp khen có liên quan trực tiếp đến các đặc điểm riêng của chủ thể
khen và đối tượng được khen. Từ đó, tính văn hóa địa phương, tính văn hóa xã hội
và văn hóa cá nhân dđược xác định rõ.
06.5. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa khen và các hành động khác có liên
quan.
06.6. Phân tích và chứng minh mối quan hệ tương hỗ giữa hành động lời nói của
ngôn ngữ và tư duy nhận thức trong văn hóa ứng xử theo truyền thống và hiện đại
của xã hội Việt Nam và xã hội Mỹ.


6
06.7. Cung cấp nhiều ví dụ sinh động về ngôn ngữ học xã hội trong dạy và học
tiếng Việt hay tiếng Anh.
06.8. Gợi ý nhiều chiến thuật trong khen và tiếp nhận lời khen để việc giao tiếp
giữa người Việt và người Việt, người Việt và người Mỹ, người Mỹ và người Việt,
người Mỹ và người Mỹ trở nên thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
07. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm

bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương này hệ thống hóa một số đặc điểm về ngôn
ngữ văn hóa, xã hội của cả hai quốc gia Việt và Mỹ nhằm xây dựng nền tảng cho
việc phân tích, lý giải các hiện tượng ngôn ngữ, hành vi văn hóa và mối liên hệ giữa
chúng thể hiện qua lời khen. Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước đã tiến hành trước đây và vài nhận xét, quan điểm riêng của luận án về lời
khen và lời đáp cũng được trình bày nhằm định hướng cho việc khảo sát phát hiện
thêm những yếu tố mang tính ngôn ngữ - văn hóa ứng xử trong tiếng Nam Bộ và
tiếng Anh ở Mỹ.
Chương 2: Văn hóa Nam Bộ qua lời khen và hồi đáp khen. Chương này được
dành cho việc trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu thực tế
lời khen và lời đáp của người Nam Bộ, xét trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa trong
xã hội Việt Nam.
Chương 3: Văn hóa Mỹ qua lời khen và hồi đáp khen. Nội dung của chương này
đề cập đến những kết quả thu được trong việc nghiên cứu khảo sát thực tế lời khen
và lời đáp trong xã hội, văn hóa, ngôn ngữ và tư duy của người Mỹ.
Chương 4: Tương đồng và dị biệt trong văn hóa ứng xử Việt- Mỹ qua lời khen và
hồi đáp khen. Chương này đưa ra cái nhìn toàn diện những cái mới phát hiện, đáp
ứng cho mục đích và nhiệm vụ của luận án. Từ đó, ứng dụng tìm hiểu các lỗi, nhầm
lẫn đúng trong ngôn ngữ nhưng không phù hợp về văn hóa hoặc sai trong ngôn ngữ
nhưng phù hợp về văn hóa mà người Việt nói tiếng Anh và người nói tiếng Anh bản
ngữ học tiếng Việt thường hay mắc phải khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.


7
Ở phần cuối chương, luận án tiến hành nhận diện và giới thiệu những chiến lược
khen và đáp trong giao thoa văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó làm rõ hơn
mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành như: Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tri
nhận, Ngữ dụng học và Văn hóa học với việc dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ, cụ
thể là dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh.


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều nhà khoa học quan tâm và dày công nghiên cứu lĩnh vực văn
hóa, nhưng vì khái niệm và nội dung của văn hóa vừa quá rộng lại quá phức tạp;
hơn nữa, việc sử dụng thuật ngữ này hết sức đa dạng, nên có hàng trăm định nghĩa
khác nhau về văn hóa ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Nhìn chung tùy vào từng
quan niệm, thuật ngữ văn hóa hàm chỉ tất cả, từ thời trang đến những tập tục lâu
đời; từ các đồ dùng vật dụng, đến những nghi lễ truyền thống, từ những nếp sinh
hoạt đời thường trong từng gia đình đến những thể thức tôn nghiêm nơi thờ cúng
linh thiêng. Krober và Klukholm (1952) (Dẫn theo [87]) cho rằng văn hóa là sản
phẩm do con người tạo ra; là lịch sử; bao gồm những tư tưởng, khuôn mẫu và giá
trị; là sự lựa chọn; là sự học hỏi; văn hóa hình thành trên nền tảng các biểu trưng
dân tộc và văn hóa vừa là sự trừu tượng của hành vi vừa là sản phẩm của hành vi.
Mọi nền văn hóa đều được hình thành chủ yếu dựa vào cách người ta ứng xử, cảm
giác và phản ứng. Nói tóm lại, Krober và Klukholm đã khẳng định rằng văn hóa
nhận ra nhờ ở những gì thường được thể hiện trong niềm tin, định hướng, giá trị,
cách thức ứng xử, dấu hiệu biểu trưng trong giao tiếp, các mối quan hệ, các quy tắc
nghi lễ mà các thành viên trong cộng đồng chia sẻ, cho dù có sự khác biệt về giai
cấp, nơi ở, các nhóm xã hội (XH), và đương nhiên là sự khác biệt giữa các cá thể.
Robert Lado cho rằng, “Văn hóa là một hệ thống cấu trúc của hành vi được mẫu
thức hóa”, còn Kluckholm và Kelli thì nhấn mạnh vào mẫu thức và hình thể về văn


8
hóa khi đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ các kiểu mẫu được tạo dựng về mặt
lịch sử cho cuộc sống, rõ ràng và không rõ ràng, có lí và phi lí, tồn tại trong khoảng
thời gian nhất định như là những điều chỉ dẫn tiềm tàng cho hành vi của con người”
[24,210]. Giddens định nghĩa văn hóa là các giá trị mà các thành viên trong cùng

một cộng đồng gìn giữ; là các chuẩn mực mà họ tuân theo và là các hàng hóa vật
chất mà họ tạo ra. Giá trị là những ý tưởng trừu tượng, chuẩn mực là những
nguyên tắc được xác định mà các thành viên của cộng đồng phải tuân thủ. Văn hóa
đề cập đến toàn bộ lối sống của cộng đồng. Văn hóa đồng thời cũng hành chức như
một hệ thống có nghĩa được tường minh hóa thông qua những nghiệm trải trong
cuộc sống cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng (Dẫn theo [13]). Marie
Emmitt và John Pollock cho văn hóa là “ý nghĩ, phong tục, kĩ năng, nghệ thuật và
các dụng cụ mà thể hiện đặc tính của một nhóm người trong một khoảng thời gian
cụ thể” [52,142]. Phan Ngọc cho rằng, văn hóa không phải là kỹ thuật, không phải
là hoạt động tinh thần hay hoạt động chính trị XH, cũng không phải là phong tục
tập quán, mà “Văn hóa là dấu ấn của một tập thể cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh
thần, vật chất, mọi sản phẩm của tập thể cộng đồng này, từ tín ngưỡng, phong tục
cho đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường.” [29,180]. Lê Quang Thiêm
định nghĩa: “Văn hóa là giá trị bao chứa tính ổn định, bền vững nhất định. Nó được
tích lũy và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó giúp cho lịch sử XH vận
động, phát triển, có nối kết với truyền thống” [38,89]. Nguyễn Văn Độ đưa ra định
nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị và phi giá trị, chuẩn mực và phi chuẩn
mực hiện hữu trong cách ứng xử đối với thế giới tự nhiên, môi trường XH và đồng
thời với chính bản thân mình của các thành viên trong một cộng đồng, trải dài suốt
quá trình nảy sinh, tồn tại và phát triển của cộng đồng đó.” [13,64]
Trong “Tuyên bố về những chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế ở Mehico
1982, UNESCO đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
XH hay của một nhóm người trong XH. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người; những hệ thống các giá


9
trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặt

biệt nhân bản, có
lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. “ (Dẫn theo [43,23])
Vậy có thể hiểu văn hóa là những nét chung của một cộng đồng, dân tộc hay
một quốc gia tồn tại tự nhiên ngay trên bản thân của mỗi người một cách có ý thức
hoặc không ý thức; thể hiện qua hành vi, cách ứng xử và các sản phẩm của mỗi con
người tạo ra trong môi trường xung quanh. Do đó, văn hóa có tính kế thừa, chắt lọc,
phát huy và lưu truyền.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là tiếng nói của con người, “là hệ thống các âm thanh, từ ngữ và các
quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng” (Dẫn
theo [42,1209]). Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật, không mang tính di
truyền. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy, tồn
tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Ngôn
ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong XH loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp
của con người. Do đó, ngôn ngữ là một hiện tượng XH (Dẫn theo [9,14]).
Emitt và Pollock [52] xem ngôn ngữ là một tiến trình, một sản phẩm và các tác
giả này cho rằng ngôn ngữ là phương tiện nhận thức môi trường xung quanh, trao
đổi thông tin trong những tương tác XH, và chức năng chính là giao tiếp. Richards
[79,150] khẳng định ngôn ngữ có ba chức năng chính là: (1) Mô tả để đưa ra những
thông tin sự kiện. Loại thông tin này có thể khẳng định hoặc chối bỏ, trong một số
trường hợp còn được kiểm chứng lại. (2) Biểu đạt cung cấp thông tin về người nói;
về cảm nhận, mối quan tâm, thành kiến và các kinh nghiệm đã qua của người nói.
(3) Xã hội thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người với nhau. Các nhà
ngôn ngữ học cũng cho rằng, ngôn ngữ có hai chức năng chính là phương tiện giao
tiếp trọng yếu nhất của con người và là phương tiện của tư duy. Hai chức năng này
luôn gắn liền nhau vì ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, không tách rời nhau.


10
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và tham gia vào quá trình hình thành

tư tưởng. (Dẫn theo [14]).
Chúng tôi quan niệm rằng, ngôn ngữ là hệ thống các tín hiệu độc đáo được con
người tạo ra và sử dụng theo những quy tắc thống nhất trong cộng đồng nhằm trao
đổi thông tin và truyền đạt ý tưởng. Ngôn ngữ chỉ tồn tại trong cộng đồng, mỗi cá
nhân tiếp thu ngôn ngữ của cộng đồng có ý thức và sử dụng nó với nhiều mục đích
riêng tư khác nhau. Vì vậy, ngôn ngữ vừa có tính chất XH vừa có tính cách cá nhân,
nó có tính kế thừa, chắt lọc, phát huy và lưu truyền.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa - ngôn ngữ - xã hội
Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa và XH, và mối quan hệ giữa chúng được
xác định là “vô cùng chặt chẽ tới mức ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái
này mà không có kiến thức về cái kia” (Dẫn theo [87]). Deena Levine [50] cho rằng,
văn hóa giống như một tảng băng. Phần lớn của tảng băng nằm chìm sâu trong đại
dương như nhiều yếu tố văn hóa nằm ẩn sâu trong con người (xem phụ lục 01).
Ngôn ngữ nằm trên đỉnh của tảng băng nên có thể được nhận ra ngay. Nhưng người
ta không thể nào nói một ngôn ngữ thật thành thạo, lưu loát mà không nhận thức
được những phần ẩn khuất của nền văn hóa có trong ngôn ngữ là phong cách giao
tiếp, niềm tin, hành vi, giá trị, cảm nhận, v.v. Khi nói đến khái niệm văn hóa, tác giả
Lý Toàn Thắng [36,15] khẳng định rằng, dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp,
trong định nghĩa của nó bao giờ cũng phải chú trọng đến “nét riêng biệt” về mặt
tinh thần, mặt tâm lí giữa các dân tộc, hay nói cụ thể hơn đó là “lối nghĩ riêng”,
“cách tư duy riêng” của dân tộc đó về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh,
của tự nhiên, của XH, và con người ở đất nước đó, ở lãnh thổ đó. Lối nghĩ riêng
được thể hiện trước hết ở mặt nội dung ngôn ngữ vì chức năng của ngôn ngữ là
phương tiện của tư duy. Khi đề cập đến vấn đề này, tác giả Lý Toàn Thắng đã nhắc
lại nguyên lý Sapir-Whorf về tính tương đối của ngôn ngữ. Có hai điểm nổi bật
trong giả thuyết nổi tiếng này là: (1) ngôn ngữ quyết định cách thức một dân tộc suy
nghĩ, cảm thụ và chia cắt thế giới khách quan thành các phạm trù. Ngôn ngữ khác
nhau thì tư duy khác nhau. (2) ngôn ngữ phản ánh những giới hạn và những ràng



11
buộc về văn hóa đối với lối nghĩ của dân tộc, thể hiện trong cách ngôn ngữ đó chia
cắt hiện thực và phạm trù hóa kinh nghiệm.
Chúng tôi cho rằng ý kiến của Deena Levine đã nêu lên được mối quan hệ
giữa hai yếu tố ngôn ngữ, văn hóa rằng, ngôn ngữ, văn hóa và XH luôn đan xen lẫn
nhau. Do đó, để có thể hiểu được một ngôn ngữ thì nhất thiết phải có kiến thức cơ
bản về văn hóa và XH của cộng đồng nói ngôn ngữ đó. Nói cách khác, để hiểu được
hành vi, văn hóa ứng xử của ai đó thì thật cần thiết phải hiểu được tường tận XH
mà người đó được sinh ra và ngôn ngữ mà người đó sử dụng.
1.2. ỨNG XỬ TRONG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
1.2.1. Khái niệm về ứng xử và văn hóa ứng xử
“Ứng xử là một từ ghép của hai từ ứng và xử” [3,11]. Theo Hoàng Phê, ứng là
đáp lại, và xử là hành động theo cách nào đó, thể hiện thái độ với người khác trong
một hoàn cảnh cụ thể nhất định [30]. Do đó, từ ứng xử bao gồm nhiều nghĩa khác
nhau như ứng đáp, ứng đối, ứng phó, ứng biến, ứng khẩu và xử sự, xử thế, xử trí,
xử lý, cư xử, đối xử, v.v. Từ góc độ văn hóa XH, Đoàn Văn Chúc giải thích ứng xử
được dùng “để chỉ các hành động (và nói) như thế nào đó của một vai trò này đối
diện với một vai trò khác. Và đó là những hành động, hoặc gọi là phản ứng theo một
cách tương đối. Ứng xử không chỉ giới hạn ở giữa các vai trò XH với nhau, mà còn
ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên” [8,123]. Ứng xử của con người, dù
là đối tượng nào, cũng “không diễn ra theo cách ngẫu nhiên, tùy tiện; mà trước mỗi
loại tình huống, con người đều ứng xử theo một cách nào đấy” [8,125]. Từ chỗ mang
tính đơn lẻ, những kiểu ứng xử dần dần được lựa chọn, đánh giá, khái quát hóa để
trở thành khuôn mẫu chung cho những quan hệ ứng xử cùng loại, tức là nếp ứng xử
hay khuôn mẫu ứng xử hoặc khuôn mẫu văn hóa, là tiền đề của văn hóa ứng xử
mang tính chuẩn mực cộng đồng, XH. Tác giả Phạm Vũ Dũng đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử,
chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác
nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm lý… trong quá trình phát triển
và hoàn thiện đời sống; đã được tiêu chuẩn hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân,



12
nhóm XH, toàn bộ XH; phù hợp với đời sống XH, với đặc trưng, bản sắc của văn
hóa một dân tộc, một quốc gia… được cá nhân, nhóm XH, cộng đồng, toàn bộ XH,
thừa nhận và làm theo.” [11,27]
Theo chúng tôi, ứng xử là cách phản ứng của con người trong thế giới mà
người đó tồn tại. Cách phản ứng này thường nhận được phản hồi từ môi trường
xung quanh dưới hình thức hoặc chấp nhận hoặc phản đối. Để được chấp nhận, con
người phải tự điều chỉnh, kềm chế những phản ứng bất lợi và cố tạo ra những phản
ứng có lợi. Từ đó hình thành nên lối ứng xử trong cộng đồng hay văn hóa ứng xử.
1.2.2. Ứng xử trong ngôn ngữ và văn hóa
1.2.2.1. Hội thoại và lời nói
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao tiếp bằng
ngôn ngữ có nhiều hình thức như độc thoại, hội thoại. Giao tiếp hai chiều là hoạt
động cơ bản nhất, phổ biến nhất của con người, gồm một người nói, người nghe và
hồi đáp. Trong hội thoại, dù trong lúc ngẫu hứng nhất, người nói không hoàn toàn
tự do muốn nói gì, theo cách nào tùy thích vì người nghe luôn dõi theo điều người
nói diễn đạt và sẽ phản ứng nếu như lượt lời của người nói không phù hợp. Do đó,
người nói phải đoán trước tâm lý, tình cảm, sở thích, v.v. của người nghe và dự kiến
cách đáp lại của người nghe nữa. Việc đoán trước này càng chính xác với người
nghe thì sẽ đem lại càng nhiều sự thành công cho người nói và tăng khả năng áp đặt
của người nói lên người nghe. Theo lý thuyết Austin (1962), “Hành động sử dụng
các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu, v.v để tạo
ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” là hành động tạo lời. “Mượn phương
tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người
nhận hoặc ở chính người nói” là hành động mượn lời (Dẫn theo [6,88]). “Hành động
người nói thực hiện ngay khi nói năng, hiệu quả của chúng gây ra một phản ứng
ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [5,140] là hành động ở lời. Hành động
này “có thể thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại. Chúng đặt người nói và

người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi
thực hiện hành động ở lời đó” [6,90]. Austin cũng đã phân loại “Những hành động


13
phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng
cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác là
hành động ứng xử” [7,121]. Theo lẽ thường, dù không buộc người nghe phải hồi
đáp, nhưng không nhận được tín hiệu phản hồi nào từ người nghe cho lời nói của
mình, người nói sẽ cảm thấy hụt hẫng, bị coi thường. Còn chính người nghe nếu
không có phản ứng hồi đáp nào, cũng sẽ tự cảm thấy thiếu lịch sự. Do đó, tính lịch
sự, lễ phép và tính phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
1.2.2.2. Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
a. Một số quan điểm về lịch sự
Trong giao tiếp, để có được sự thành công không nhất thiết phải có sự trao đổi
thông tin, mà thường là để chứng tỏ sự ân cần quan tâm lẫn nhau. Do đó, lịch sự hết
sức cần thiết trong đời sống hằng ngày. Theo Lakoff, lịch sự là “một hệ thống các
quan hệ liên nhân được thiết lập để tạo thuận lợi cho giao tiếp bằng cách tối thiểu
hóa khả năng gây xung đột và đối đầu vốn tàng ẩn trong mọi đối tượng giao tiếp của
con người” (Dẫn theo [53]). Để tạo lập sự hòa hợp giữa các đối tác giao tiếp, Lakoff
đưa ra ba nguyên tắc lịch sự là: (1) Không áp đặt. (2) Hãy để ngỏ sự chọn lựa. (3)
Cố phát triển tình cảm thân thiện và tin cậy [66,299]. Nhằm làm tối thiểu hóa những
cách nói mất lịch sự và phát huy tối đa những cách nói lịch sự, Leech [67] đưa ra
sáu phương châm: tế nhị, rộng lượng, tán thưởng, khiêm tốn, tán đồng, cảm thông.
Theo Leech, sáu phương châm này có thể áp dụng trong mọi XH, với mọi nền văn
hóa và đặc biệt ở những quốc gia nói tiếng Anh, thì phương châm một trở nên quan
trọng nhất. Một quan điểm khác về lịch sự, mà được các nhà nghiên cứu ủng hộ rất
nhiều, liên quan đến thể diện, hình ảnh của chính mình trước công chúng, là của
Brown và Levinson [48], [49]. Các tác giả đưa ra hai khía cạnh của thể diện là

dương tính và âm tính. Thể diện dương tính là mong muốn cái tôi được đánh giá
cao, được ủng hộ. Còn thể diện âm tính là nhu cầu cái tôi được tự do, độc lập, được
tôn trọng lãnh địa riêng, không bị người khác áp đặt. Trong giao tiếp hàng ngày, ai
cũng muốn mình được tôn trọng nên con người luôn có nhu cầu thể diện và giữ thể


14
diện. Để thuận lợi trong giao tiếp con người cũng cần tránh làm mất thể diện của
người khác. Brown và Levinson gọi việc dùng lời nói có khả năng gây mất thể diện
cho người khác là hành động đe dọa thể diện (face threatening acts - FTA). Các tác
giả đã phân loại các hành động này thành: (1) Đe dọa thể diện âm tính của người
nghe: a) Bằng lời như ra lệnh, hăm dọa, cảnh cáo, khuyên nhủ và b) Bằng hành
động như vi phạm không gian, thời gian, gây rối. (2) Đe dọa thể diện dương tính của
người nghe: phàn nàn, phê bình, lăng mạ, nói đến những điều cấm kỵ. (3) Đe dọa
thể diện âm tính của người nói: hứa hẹn, nhận lời cảm ơn hay đề nghị. (4) Đe dọa
thể diện dương tính của người nói: xin lỗi, thú tội, nhận lời khen. Brown và
Levinson cũng đề nghị các chiến lược để đối phó với các hành động FTA. (1) Gây ra
FTA không cần bù đắp. (2) Công khai dùng FTA nhưng có bù đắp theo phép lịch sự
dương tính. (3) Công khai dùng FTA nhưng có bù đắp theo phép lịch sự âm tính. (4)
Không công khai sử dụng FTA. (5) Không gây ra FTA. Các tác giả này cũng khẳng
định rằng có ba nhân tố XH học đóng vai trò quyết định mức độ lịch sự mà người
nói sẽ sử dụng với người nghe: (1) Quyền lực quan hệ giữa người nói và người nghe.
(2) Khoảng cách XH giữa người nói và người nghe. (3)
Mức độ áp đặt liên quan đến hành động FTA [49,15].
Lịch sự là củng cố, duy trì và bảo vệ thể diện. Khi thực hiện một hành động lời
nói nào đó, người nói phải làm sao giữ được thể diện của mình và của người đối
thoại. Thể diện dương tính sẽ dẫn đến lịch sự dương tính, là phép lịch sự nhằm thực
hiện những hành động tôn vinh thể diện cho người nói và người nghe. Có ba cách
biểu hiện chính của lịch sự dương tính là: (1) Xác định cái chung. (2) Chỉ ra rằng
người nói và người nghe đều có tinh thần hợp tác. (3) Thỏa mãn nhu cầu của người

nghe về một điều gì đó. Lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính của người nghe.
Nó có tính lảng tránh và bù đắp, nghĩa là tránh không dùng hành động đe dọa thể
diện hoặc bù đắp những tổn hại về thể diện khi không thể tránh thực hiện một hành
động FTA nào đó với những biện pháp làm dịu hóa vấn đề như nói giảm, nói gián
tiếp, nói ướm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve, giảm sốc. Tác giả Nguyễn Quang [32]
đưa ra một số các yếu tố tác động đến lịch sự dương tính và âm tính của người Việt,


15
gồm: tuổi tác, giới tính, địa dư sinh sống, điều kiện sống, trình độ ngoại ngữ và mức
độ văn hóa hóa, bản chất nghề nghiệp, khoảng cách quan hệ, thái độ, tình cảm cần
biểu hiện, khí chất, trạng thái tâm lý, môi trường, đề tài giao tiếp, mục đích giao
tiếp. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về lịch sự ở phương Đông không thống nhất
rằng lịch sự là chiến lược của cá nhân hay trong tương tác XH. Đối với những nhà
nghiên cứu này, lịch sự là sự tuân theo những quy định chuẩn mực trong XH. Theo
Matsumoto, trong văn hóa Nhật, khái niệm thể diện của người Nhật gắn liền với sự
tôn trọng trật tự thứ bậc và sự thừa nhận vị thế XH của người đối thoại hơn là ý
thức về quyền hay sự tự do cá nhân. “Trong bất kỳ một phát ngôn nào của tiếng
Nhật, người ta cũng bị bắt buộc phải tiến hành những lựa chọn về hình thái và từ
vựng phụ thuộc vào mối quan hệ liên nhân giữa các thành viên tham gia giao tiếp.”
[70,127]. Còn lịch sự trong quan niệm của người Trung Quốc, theo Gu, dù có tính
chiến lược vẫn là một hiện tượng “thuộc về cấp độ XH, có sự áp đặt chuẩn mực lên
mọi cá nhân.” [54,247], mà việc không tuân thủ chuẩn mực này sẽ dẫn đến những
phê phán của XH [19,8]. Khái niệm lịch sự trong tiếng Trung Quốc có ý nghĩa là
“khiêm với mình và tôn kính với người” (Dẫn theo [18,141]). Các lý thuyết lịch sự
của những nhà nghiên cứu phương Tây như của Lakoff, Leech, Brown và Levinson
có tính chất phổ quát. Chúng khác nhau về nội dung và phương pháp nhưng giống
nhau là đưa ra các nguyên tắc, các chiến lược cá nhân để tạo lập sự hòa hợp giữa
các đối tác giao tiếp. Chúng có tính cụ thể trong thời điểm diễn ra cuộc thoại, chúng
ta có thể tạm gọi loại lịch sự này là lịch sự chiến lược. Còn loại lịch sự có tính truyền

thống và tương đối phổ quát dùng cho mọi cuộc thoại trong ứng xử XH như lý
thuyết của Matsumoto hay Gu thì được gọi là lịch sự chuẩn mực. Chúng có tính
khuôn mẫu, quy ước và áp đặt, coi trọng quan hệ vị thế, quan hệ thân sơ. Khác với
lịch sự chuẩn mực, lịch sự chiến lược là tự do, ít quy ước và chú ý nhiều đến mục
đích, quan hệ tức thời trong cuộc thoại.
b. Lịch sự trong cách nói trực tiếp - gián tiếp
Lối suy nghĩ và cách thức diễn đạt của mỗi người bị chi phối rất lớn bởi yếu
tố văn hóa. Những nền văn hóa như Nga, phương Đông, luôn đánh giá cao sự gián


16
tiếp trong giao tiếp, thì ngược lại, cách nói vòng, nói xa bị coi là không nói thật lòng,
thiếu quyết đoán trong những nền văn hóa khác (Anh, Mỹ). Kaplan [62] đã đưa ra
bốn cấu trúc diễn ngôn đại diện cho bốn nhóm ngôn ngữ nhất định (xem phụ lục
02).
Trong giao tiếp, con người luôn chứng tỏ mình lịch sự và giữ thể diện cho
người khác, nên cách nói gián tiếp luôn được ưa chuộng hơn. Theo Blum Kulka,
“Lịch sự, về cơ bản, là một chức năng của hành động đền bù mà hành động này có
quan hệ tương liên với gián tiếp” [64,142]. Theo Searle [80], Brown và Levinson [48]
và Blum Kulka [64], có hai loại gián tiếp: ước lệ và phi ước lệ. Gián tiếp ước lệ thực
hiện hành động bằng cách quy chiếu có hệ thống vào các điều kiện tiên quyết cần
thiết cho việc thực hiện hành động đó như đã được ước lệ hóa trong một ngôn ngữ
nhất định. Còn gián tiếp phi ước lệ thực hiện hành động bằng cách quy chiếu bộ
phận vào đối tượng hay yếu tố cần thiết cho việc thực hiện hành động, hoặc đưa vào
các ngữ cảnh cụ thể. Blum Kulka nhận xét rằng, “Lịch sự dường như có liên hệ với
gián tiếp ước lệ nhưng không nhất thiết phải có liên hệ với gián tiếp phi ước lệ”
[64,139]. Nguyễn Quang có ý kiến rằng cách diễn đạt thẳng hay vòng, trực tiếp hay
gián tiếp không chỉ nằm trong bình diện ngôn ngữ và còn mang tính ngôn ngữ tự
thân [32,190]. Chúng còn phải được đặt vào các bình diện đa dạng và nhiều khi bất
thành văn của văn hóa, phải được xét đến trong hệ giá trị của nền văn hóa đó. Tuy

nhiên, tác giả khẳng định, người già thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn
người trẻ. Nữ giới thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn nam giới. Cư dân
nông thôn thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn cư dân thành thị. Người làm
khoa học XH thường thiên về cách diễn đạt gián tiếp hơn người làm khoa học tự
nhiên. Người có địa vị cao thường nói thẳng hơn so với người có địa vị thấp hơn.
Lúc giận dữ, người ta thường nói thẳng hơn bình thường. Người hướng ngoại hay
có khí chất hoạt, thường nói thẳng hơn người hướng nội hay có khí chất trầm. Khi
phải đề cập tới những đề tài tế nhị hay những điều cấm kị, người ta thường nói vòng
hơn. Khi nói về những vấn đề có lợi cho đối thể giao tiếp, chủ thể giao tiếp thường
nói thẳng. Nhưng khi nói về những vấn đề có lợi cho chủ thể giao tiếp, cách diễn đạt


×