Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

phản biện NGUYÊN tắc HOẠT ĐỘNG WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.74 KB, 23 trang )

Chào mừng thầy và các bạn
đến với bài phản biện

nhóm 10


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Câu 1: Nguyên tắc “không phân biệt đối
xử” là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt
trong hoạt động thương mại của WTO.


I. Nhận định đúng sai, giải thích
Đáp án: Sai
Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại của WTO là đúng bởi nguyên tắc không phân
biệt đối xử bao hàm 2 đãi ngộ song song đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc này
quy định thương mại thế giới phải thực hiện một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử giữa các
bên tham gia. Tuy nhiên nguyên tắc này không hẳn là nguyên tắc xuyên suốt trong các hoạt động
thương mại của WTO, bởi trong những TH cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia,
bảo vệ các giá trị VH, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khỏe của con người, ngăn chặn các hành vi gian
lận thương mại.
=>Do đó nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản nhưng trong một số trường hợp vẫn
chưa xuyên suốt.


I. Nhận định đúng sai, giải thích
Ngoại lệ: Không áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong các trường hợp như: khi các nước thành
viên WTO gia các Hiệp định thương mại khu vực, các hiệp định này có thể hình thành dưới dạng
liên minh thuế quan hoặc khu vực thương mại tự do. Ví dụ: ở Châu Phi có Hiệp định liên minh
thuế quan Nam Phi (SACU), ở Châu Á có Hiệp hội các nước Đông Nam Ám(ASEAN), ở Châu Âu


có Liên minh Châu Âu (EU)…Hoạt động thương mại ở khu vực biên giới đối với các nước có
chung đường biên giới liền kề, mua sắm Chính Phủ cũng không áp dụng MFN.


Câu 2: Các thành viên WTO có thể
tham gia vào tất cả các cơ quan của
WTO.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Đáp án: Sai
Các nước thành viên của WTO không được tham gia vào Cơ quan
phúc thẩm, các Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp và các Ủy ban
đặc thù.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Câu 3: Điều kiện để nước thành viên WTO nhập khẩu hàng hóa áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được có sự tồn tại đồng
thời các điều kiện sau: (i) hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến về số lượng, (ii) ngành
sản xuất sản phẩm tương tự bị đe dọa hoặc có thiệt hại nghiêm trọng, (iii) có mối
quan hệ nhân quả giữa hai điều kiện (i) và (ii) ở trên.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Đáp án: Sai
Vì để áp dụng biện pháp tự vệ thương mại sau khi đã điều tra và chứng minh

của các tình trạng nói tại (i), (ii), (iii) này phải là hệ quả của việc thực hiện các
cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường trước
được khi đưa ra cam kết.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Câu 4: Biện pháp tự vệ là một công cụ
“miễn phí”


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Đáp án: Sai
Biện pháp tự vệ là một công cụ “phải trả tiền”. Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng
nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp
này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với
nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có
hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ,
WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Câu 5: Trong mọi trường hợp, các quốc gia thành
viên WTO không được tăng mức thuế nhập khẩu
cao hơn mức thuế trần đã thỏa thuận.


I. Nhận định đúng sai, giải thích


Đáp án: Sai
Các quốc gia thành viên vẫn có thể tăng thuế sau khi đã tiến
hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên
bị thiệt hại do việc tăng thuế đó.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Câu 6: Luật lệ WTO là chuẩn mực điều chỉnh các hoạt
động thương mại đối với quốc gia.


I. Nhận định đúng sai, giải thích

Đáp án: Đúng
Vì WTO là thể chế thương mại toàn cầu lớn nhất hiện nay. Để duy trì được
nền tự do thương mại đó vần phải có 1 hệ thống các nguyên tắc làm nền tản
cho các hoạt động ổn định, lâu dài và đó cũng là căn cứ để các quốc gia
thành viên có những điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung chính sách cho phù
hợp với các chuẩn mực mà WTO đề ra.


II. Bài tập tình huống
Bài 1: Năm 1998, quốc gia A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO ( DSB)
yêu cầu được tham vấn về việc quốc gia B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập
khẩu từ A. Trong đơn kiện của mình, A cho rằng biện pháp của B (tăng thuế nhập khẩu sản phẩm
X từ 10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B về tự do hóa mậu dịch. A và B đều là thành viên
WTO.


a) Biện pháp tăng thuế của quốc gia B có phù hợp quy định của WTO không?
b) Bình luận về nội dung tranh chấp trên.


II. Bài tập tình huống
a, Việc tăng thuế của quốc gia B có phù hợp với quy định của WTO hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không thể
chỉ dựa vào tỷ lệ thuế suất tăng lên mà kết luận được rằng việc tăng thuế của quốc gia B là đúng hay sai.

-

Đầu tiên là phải xét xem mức thuế mà quốc gia B đưa ra có cao hơn mức thuế trần hay không, bởi theo quy định về thuế suất ràng
buộc của WTO thì việc quốc gia B tăng thuế mà mức thuế đó thấp hơn mức thuế trần thì vẫn được chấp nhận.

-

Nếu mức thuế mà quốc gia B đưa ra cao hơn mức thuế trần đã được thỏa thuận thì lúc này sẽ được chia làm hai TH: TH thứ nhất là
quốc gia B có chủ ý tăng thuế nhập khẩu, TH thứ hai là quốc gia B được áp dụng biện pháp phòng vệ.
+ Đối với trường hợp thứ nhất thì việc tăng thuế của quốc gia B là không phù hợp với quy định của WTO
+ Đối với TH thứ 2 thì việc tăng thuế của QG B hoàn toàn được chấp nhận.


II. Bài tập tình huống

b. Bình luận về nội dung tranh chấp trên.

1.

Nguyên tắc tự do hóa mậu dịch là gì?

Đây là nguyên tắc quy định về việc cắt giảm dần từng bước các rào cản thương

mại - hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tương lai
sẽ xóa bỏ hoàn toàn, mở đường cho thương mại tự do phát triển.


II. Bài tập tình huống
2.

Biện pháp tăng thuế của quốc gia B

Theo như đã phân tích phía trên, trong TH quốc gia B tăng thuế là đúng với quy định của WTO thì việc
quốc gia A đâm đơn kiện quốc gia là không phù hợp.
Đối với TH việc tăng thuế của quốc gia B là sai với quy định của WTO thì lúc này quốc gia B đã vi phạm
về nguyên tắc ổn định, minh bạch, dễ dự đoán trong thương mại chứ không phải là vi phạm về nguyên
tắc tự do hóa mậu dịch. Bởi việc áp dụng mức thuế ràng buộc trong hoạt động thương mại của các thành
viên WTO được điều chỉnh bằng nguyên tắc ổn định, minh bạch, dễ dự đoán trong thương mại.


II. Bài tập tình huống

3.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành
viên. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của
Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp,
cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ
quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.



II. Bài tập tình huống
Bài 1: Doanh nghiệp A của Việt Nam xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh vào thị trường nước Mỹ.
Nhưng khi mặt hàng của công ty A đưa vào nước Mỹ thì bị đánh thuế cao hơn sao với cùng mặt
hàng này của các nước khác.
Hỏi:

1. Việc nước Mỹ đánh thuế Doanh nghiệp A của Việt Nam cao hơn so với doanh nghiệp khác có vi
phạm nguyên tắc hoạt động của WTO không?

2. Trường hợp này Doanh nghiệp Việt Nam có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình hay không?


II. Bài tập tình huống

1. Trường hợp này đã vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc. Nguyên tắc tối huệ quốc được hiểu là nếu
một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải
dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Vậy nên, Mỹ không được có những
hành vi phân biệt đối xử với bất kì quốc gia nào.
Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ sau:
Thứ nhất, trong trường hợp mua sắm công.
Thứ hai, trong trường hợp các nước trong cùng một hiệp định khu vực.
Thứ ba, trong trường hợp các nước có biên giới chung.


II. Bài tập tình huống

2.Trường hợp này:
- Trên cơ sở đàm phán, thương lượng giữa hai quốc gia, nếu quốc gia Mỹ vẫn áp dụng mức
thuế không hợp lí cho Việt Nam thì Việt Nam có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm
quyền của WTO giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.



Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng
nghe



×