Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG, THUẬN lợi VÀ KHÓ KHĂN KHI áp DỤNG TRADE REMEDIES tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.67 KB, 18 trang )

MỤC LỤC



I.
1.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRADE REMEDIES TẠI VIỆT NAM
VỤ KIỆN PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Các doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác.



Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành
vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu.
Biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng
hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm
hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất
trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu.
a. Góc độ bên bị:
Theo thống kê của VC
CI, đến tháng 10/2015, có tới 94 vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam
ở nước ngoài, trong đó có 36 vụ bị áp dụng biện pháp PVTM về chống bán phá
giá. Danh sách mặt hàng xuất khẩu bị điều tra càng ngày trở nên đa dạng từ ốc vít,
sợi, máy biến thế cho đến thủy hải sản, thép… Các vụ kiện PVTM đã gây ra tác
động xấu đối với các DN xuất khẩu.1




Năm 2002, Hoa kỳ khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá đối với cá tra-basa
của Việt Nam (vụ catfish). Tuy đây không phải là vụ đầu tiên nhưng là vụ nổi cộm
để báo chí và doanh nghiệp lần đầu tiên biết về thuế chống phá giá, trước bị áp
thuế lại tưởng là thuế nhập khẩu tăng. Vụ catfish cho thấy sự bất ngờ, thụ động của
phía Việt Nam, đến nay các Doanh nghiệp Việt đã dần có kinh nghiệm nhưng khả
năng ứng phó vẫn kém .2



Đặc điểm của các vụ điều tra phòng vệ thương mại trong đó các doanh nghiệp Việt
Nam là bị đơn


Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với vụ kiện chống trợ cấp (vụ
Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam)

Vì Việt Nam trong bị vong lục tham gia vào WTO (xem báo cáo của ban công
tác về việc gia nhập của việt nam vào WTO) đã phải chấp nhận quy chế NME
(quy chế áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường) bởi thật sư ta chưa
phải là quốc gia hoàn tòan kinh tế thị trường. Khi Chính phủ buộc phải chịu thì
doanh nghiệp bị ràng buộc theo.
1 Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang 15-10-2015

2 Tiểu luận vụ kiện cá ba sa ở Việt Nam />

Về nguyên tắc, WTO không có quy định nào cấm một nước thành viên không
được điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu đến từ một nước có nền
kinh tế phi thị trường . Vì vậy các nước có quyền tự do trong việc quy định có điều
tra chống trợ cấp với một nước NME hay không.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, theo án lệ Georgetown Steel năm 1985 của Tòa Phúc

thẩm liên bang thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thể từ chối không điều tra
chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu đến từ nước NME (trong vụ việc đó là
Ba Làn, Séc, Liên Xô cũ và Cộng hòa dân chủ Đức). Logic nằm đằng sau án lệ này
là trong một nền kinh tế tập trung bao cấp thuần túy thì mọi chủ thể đều nhận được
trợ cấp và vì thế không thể xác định được lợi ích và lợi thế mà chủ thể nhận được
trợ cấp có được so với các chủ thể không nhận trợ cấp trong cùng một thị trường.
Tuy nhiên, thông lệ không kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa đến từ các nước
NME của Hoa Kỳ đã bị DOC thay đổi vào năm 2007 khi cơ quan này quyết định
điều tra chống trợ cấp đối với Trung Quốc với lý do nước này tuy chưa được công
nhận quy chế nền kinh tế phi thị trường nhưng đã có những chuyển biến khác với
mô hình kinh tế xô viết trước đây. Cũng với những lý lẽ này, DOC đã quyết định
điều tra chống trợ cấp đối với Việt Nam trong vụ túi nhựa PE năm 2009.
Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã không còn được “miễn trừ” khỏi các vụ kiện
chống trợ cấp ở Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, Chính phủ đã tiến hành
nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính khác nhau cho các ngành sản xuất, trong đó có các
ngành xuất khẩu; và vì thế vụ kiện chống trợ cấp có thể là một dấu hiệu không mấy
khả quan cho các thị trường xuất khẩu lớn khác của Việt Nam;
Tuy nhiên, thời gian qua thống kê thì việt nam vẫn bị kiện chống trợ cấp không
nhiều nên không có ảnh hưởng quá lớn.
Xét trong các vụ kiện chống bán phá giá, Việt Nam lại phải chịu nhiều ràng
buộc của quy chế NME.
Do chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt
Nam phải chịu sự điều chỉnh theo các quy định riêng biệt trong điều tra và áp dụng
thuế chống phá giá, Đoạn 255 Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam buộc
phải ghi nhận sự đối xử này trong cách so sánh và xác định mức giá thông thường
(Normal Value). Theo đó, nước điều tra không áp dụng các số liệu ở quốc gia bị
điều tra vì lý do các yếu tố đầu vào sản xuất bị ảnh hưởng bởi trợ cấp.
Việt Nam sẽ được dỡ bỏ vào năm 2018 theo cam kết với WTO. Hiện đã có
một số nước dỡ bỏ trước thời hạn với việt nam để thúc đầy hoạt động thương mại.





Một sản phẩm của Việt Nam có khả năng bị vướng vào một vụ kiện đúp –
bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp cùng lúc (vụ túi nhựa PE tại Hoa
Kỳ, chống bán phá giá và chống trợ cấp)

Việc kháng kiện của doanh nghiệp và hiệp hội Việt Nam trong các vụ kiện đơn
lẻ đã không hề dễ dàng (dù với những ngành mạnh như thủy sản). Những vụ kiện
đúp càng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.


Hàng hóa Việt Nam bị kiện ở những thị trường mà lượng xuất khẩu hầu như
không đáng kể

Vụ kiện chống bán phá giá đối với giầy tại Braxin và vụ kiện áp dụng biện
pháp tự vệ đối với thép tại Ấn Độ là 2 vụ mà lượng xuất các mặt hàng nói trên
củaViệt Nam ở các nước này rất thấp.
Braxin là nước xuất khẩu giầy lớn trên thế giới, đã từng được chọn làm nước
thay thế cho Việt Nam để tính các chi phí sản xuất thay thế trong vụ kiện giầy mũ
da Việt Nam tại EU.
Vì vậy đây là thị trường khó tiếp cận của giầy dép Việt Nam, số lượng, kim
ngạch xuất sang thị trường nay không lớn. Mặc dù vậy ngành sản xuất nội địa
Braxin vẫn cảm thấy bị đe dọa bởi hàng hóa Việt Nam và đã tiến hành đệ đơn kiện.
Trên thực tế, đơn kiện đã bị rút lại bởi lượng nhập khẩu từ Việt Nam không đủ để
khởi xướng vụ điều tra.
Thép là mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu, sản xuất trong nước
không đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, trong khoảng cuối 2007, đầu
2008, khi nhu cầu về thép trong thị trường nội địa giảm sút, một số doanh nghiệp

thương mại nhập khẩu thép cuộn/tấm/xẻ băng cán nóng vào Việt Nam buộc phải
tái xuất để thu lại vốn. Vì vậy, Việt Nam có thép xuất khẩu đi Ấn Độ, và khi ngành
sản xuất nội địa nước nay đệ đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, Việt
Nam nằm trong số 14 nước trong danh sách bị kiện.
Vụ việc tại Braxin đã qua êm thấm, vụ điều tra tự vệ ở Ấn Độ cũng sẽ không
gây hậu quả lớn cho ngành thép Việt Nam ngay cả khi vụ điều tra có đi đến kết
luận cuối cùng là áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, hai vụ việc nay cho thấy
những mặt hàng có lượng và kim ngạch xuất khẩu không cao, vào những thị
trường mà Việt Nam không có nhiều sức cạnh tranh cao vẫn có thể là đối tượng
của các vụ điều tra phòng vệ thương mại. 3

3 Bản tin Các vụ kiện Thương mại Quốc tế số 18, tháng 12 năm 2009 VCCI - www.chongbanphagia.vn


Trong lịch sử đối phó với các biện pháp phòng vệ ở nước ngoài, năm 2014 là một
năm đầy sóng gió đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Đây là năm giữ kỷ lục về
số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ) từ trước tới nay.
Năm 2014, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là đối tượng của tổng cộng 13 vụ
điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài, trong đó có 7 vụ chống bán phá giá
và/hoặc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, 2 vụ chống trợ cấp và 4 tự vệ.


Sản phẩm Nước điều Ngày
bị điều tra
tra
xướng

khởi


Ghi chú/Thông tin cập nhật

Điều tra chống bán phá giá
Thổ Nhĩ Kỳ 12/12/2014

Điều tra chống lẩn tránh thuế
chống bán phá giá – Chưa có kết
luận

Ống
thép
hàn không gỉ Thổ Nhĩ Kỳ 12/12/2014
cán nguội

Điều tra chống lẩn tránh thuế
chống bán phá giá – Chưa có kết
luận

Bộ đồ ăn và
dụng cụ làm
bếp
bằng Ấn Độ
nhựa
Melanine

28/10/2014

Chưa có kết luận

Máy

chế
Ấn Độ
biến nhựa

14/10/2014

Chưa có kết luận

Ống
thép
Canada
dẫn dầu

21/07/2014

Kiện đúp chống bán phá giá và
chống trợ cấp; Thuế chống bán
phá giá tạm thời: 53.2%;

Thép
kẽm

11/7/2014

Chưa có kết luận

19/06/2014

Kiện đúp chống bán phá giá và
chống trợ cấp; Thuế chống bán

phá giá tạm thời: 93.42-323.99%

21/07/2014

Kiện đúp chống bán phá giá và
chống trợ cấp; Thuế chống trợ
cấp tạm thời: 19%

19/06/2014

Kiện đúp chống bán phá giá và
chống trợ cấp; Thuế chống trợ
cấp tạm thời: 0.17 – 8.35%

Đá Granite

Đinh thép

mạ

Australia

Hoa Kỳ

Điều tra chống trợ cấp
Ống
thép
Canada
dẫn dầu


Đinh thép

Hoa Kỳ

Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điện thoại di Thổ Nhĩ Kỳ 05/12/2014

Chưa có kết luận


động
Thép cuộn
không gỉ cán Ấn Độ
nguội

19/09/2014

Chưa có kết luận

Sợi Filament
Ấn Độ
đàn hồi

28/02/2014

Chấm dứt điều tra, không áp
dụng biện pháp tự vệ do không
có thiệt hại

Thép

kim

12/02/2014

hợp

Indonesia

Sự gia tăng số lượng các vụ điều tra đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong
năm 2014 nằm trong xu hướng tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế
giới và về cơ bản là không quá bất ngờ.
Những năm gần đây, trào lưu nở rộ của các Hiệp định Thương mại Tự do
(FTA) đã mở ra các cơ hội mới cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành sản
xuất hàng hóa, nhưng đồng thời cũng thu hẹp các công cụ can thiệp chính sách
truyền thống (biện pháp thuế quan, trợ cấp…) mà Chính phủ các quốc gia có thể sử
dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mình. Như một phản ứng tất yếu tức thời, nhiều
ngành sản xuất nội địa ở các thị trường nhập khẩu có xu hướng đổ dồn sang sử
dụng những công cụ vẫn còn được phép duy trì sau các FTA như phòng vệ thương
mại. Cùng với đó là những khó khăn nội tại của các nền kinh tế cũng khiến cho tần
suất sử dụng các công cụ này cao hơn, như là một đối sách để đối phó với hàng
hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Cảnh báo này đã trở thành hiện thực trên thực tiễn thương mại thế giới khi mà
trong ba năm liên tiếp (2011-2013), báo cáo của WTO ghi nhận sự gia tăng dần
của các biện pháp phòng vệ thương mại. Và với các doanh nghiệp Việt Nam thì
thực tế của năm 2014 đã chứng minh rất rõ xu hướng này.4
Từ bảng số liệu và những phân tích nói trên, có thể khẳng định việc sử dụng
công cụ phòng vệ thương mại ở nhiều thị trường mà xuất khẩu Việt Nam hiện hữu
đang ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh về mặt số lượng, đặc biệt là trong
các thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
Trong bối cảnh, nền kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay, sản xuất nội địa

tại các thị trường xuất khẩu rơi vào tình trạng khó khăn, và trong tình thế hiểm
4 />

nghèo đó nguy cơ họ kêu gọi Chính phủ tăng cường “bảo hộ” trước hàng hóa nước
ngoai bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đáng kể nhất là biện pháp phòng vệ
thương mại.


Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát
hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ
Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình
0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm
mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8



Ngày 18 tháng 9 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin
về việc Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng công
báo ngày 11 tháng 9 năm 2015 quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá
đối với sản phẩm tôn phủ màu (Painted Hot dip galvanized of Cold rolled steel and
Painted hot dip plated or coated with aluminumzinc alloys of cold rolled steel)
nhập khẩu từ Việt Nam.



Ngày 28 tháng 10 năm 2015, các doanh nghiệp của ngành Ống thép cuộn cacbon
(Circular Welded Carbon-Quality Steel Pipe - CWP) của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện
chống bán phá giá tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc
tế Hoa Kỳ (ITC) đối với sản phẩm CWP của 5 quốc gia bao gồm Oman, Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam (riêng

đối với Pakistan bị điều tra đồng thời chống trợ cấp).
b.




Góc độ bên nguyên:
Luật VN về phòng vệ thương mại đã có nhưng chưa được pháp điển hóa ở
mức cao (mới dừng ở Pháp lệnh)

Cho đến ngày 15 tháng 10 năm 2015, Việt Nam mới chỉ sử dụng công cụ này 4
lần, với 3 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện chống bán phá giá. Đặc biệt, các sản phẩm bị
kiện trong cả ba vụ việc PVTM của Việt Nam đều không phải các sản phẩm trong
tốp đầu về nhập khẩu vào Việt Nam
Chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa trong
nước trước hàng hóa nhập khẩu là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Song
tại Việt Nam, công cụ này dường như đang bị các doanh nghiệp bỏ quên..
Yêu cầu của Vocarimex cũng được sự hủng hộ của 3 công ty là CTCP Dầu
thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân và Công ty Dầu ăn
Golden Hope Nhà Bè.
Ngày 09 tháng 6 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được Hồ sơ
yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt
Nam của Công ty CPHH Vedan Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Công


Thương đã xác nhận đơn yêu cầu của Bên yêu cầu là đầy đủ và hợp lệ theo quy
định của pháp luật.
Ngày 01 tháng 09 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số
9269/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột
ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.



Trong khi các nước như như Hoa Kỳ, EU đã hoàn thiện luật từ đầu thế kỷ 20 thì
phải đến năm 2002 Việt Nam mới cho ra đời pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng
hóa. Và nhiều năm sau đó mới có các văn bản, nghị định về các biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Vì vậy, doanh nghiệp chưa quen với phòng vệ
thương mại.




Theo một khảo sát vào năm 2013, Thái Lan, Indonesia, Malaysia là các nước trong
khu vực Đông Nam Á áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tích cực nhất để
bảo vệ sản xuất trong nước.
Trước thực tế này, các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan chức năng cần quyết
liệt vào cuộc trong công tác bảo vệ nền sản xuất nội địa.5
2.

KIỆN BẰNG CƠ CHẾ DSU TẠI WTO



Trong giao dịch thương mại xuyên quốc gia, dù muốn hay không, hàng hóa hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp nước này có thể trở thành đối tượng bị áp dụng các biện
pháp hạn chế thương mại bởi cơ quan có thẩm quyền của nước khác (điều tra, áp
thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp, các biện pháp phi thuế…). Doanh nghiệp bị
áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại có nhiều sự chọn lựa: hoặc tiến hành
khởi kiện ra trước Tòa án của nước nơi áp dụng biện pháp hạn chế thương mại;
hoặc kiến nghị Chính phủ nước mình sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO.




Tính đến ngày 24/10/2014; Việt Nam mới chỉ tham gia vào hệ thống này với tư
cách là nguyên đơn trong 02 vụ về một số biện pháp áp thuế chống bán phá giá
(anti-dumping) đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam.
Vụ WT/DS404 là đầu tiên, WT/DS429 là vụ thứ 2.



Ngày 11/7, Ban hội thẩm đã công bố phán quyết đối với vụ WT/DS404, theo đó,
Mỹ đã thực hiện trái với quy định của WTO (thua kiện) ở 2/3 vấn đề chính mà Việt
Nam đưa ra trước Panel. Phán quyết nói trên đã được chính thức thông qua tại cuộc
họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) vào ngày 2/9/2011.



Vụ kiện DS 429 có nhiều điểm tương đồng với Vụ kiện DS 404 nhưng các phán
quyết đã làm rõ hơn nhiều vấn đề có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt
Nam, nhất là trong thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá. Tuy nhiên vẫn có
những phán quyết gây bất lợi cho Việt Nam. Cho nên, hiện nay, Việt Nam đang
kháng cáo lên Ban Phúc thẩm.



Gần đây nhất, Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO
(DSB), tại phiên họp thường xuyên hàng tháng, đã ra thông báo đối với một số vụ
5 Báo sài gòn giải phóng đăng ngày 04/04/2013

10



việc giải quyết tranh chấp trong đó có vụ việc liên quan đến biện pháp tự vệ của
Indonesia đối với sản phẩm thép cán không hợp kim (tôn lạnh) do Việt Nam yêu
cầu thành lập Ban Hội thẩm (DS496).


Theo số liệu của WTO, tính từ năm 2007 đến năm 2014, Việt Nam đã tham gia 18
vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba, bao gồm các vụ việc
có mã: DS 343, DS 360, DS 375, DS 376, DS 377, DS 399, DS 402, DS 405, DS
414, DS 422, DS 430, DS 431, DS 432, DS 433, DS 437, DS 449, DS 464 và DS
471. Trong đó:


Liên quan đến Hiệp định chống bán phá giá (ADA) (31 vụ việc ), ta đã tham
gia 8 vụ trong đó có 3 vụ kép (chống bán phá giá/chống trợ cấp-AD/CVD)

1.
DS471 U.S. – Certain Methodologies and their Application to
Antidumping Proceedings Involving China
2.
DS464 U.S. Antidumping and Countervailing Measures on Large
Residential Washers from Korea (AD/CVD)
3.
DS449 U.S. – Countervailing and Anti-dumping Measures on
Certain Products from China (AD/CVD)
4.
DS422 U.S. – Antidumping Measures on Shrimp and Diamond
Saw blades from China
5.

DS414 China – Countervailing and Antidumping Duties on Grain
Oriented Flat-rolled Electrical Steel from the United States (AD/CVD)
6.
China

DS405 EU – Antidumping Measures on Certain Footwear from

7.
DS402 U.S. – Use of Zeroing in Antidumping Measures
Involving Products from Korea
8.


DS343 U.S. – Measures Relating to Shrimp from Thailand

Liên quan đến Hiệp định chống trợ cấp (SCM) ta đã tham gia 4 vụ trong đó
có 3 vụ kép (AD/CVD)

1.
DS464 U.S. Antidumping and Countervailing Measures on Large
Residential Washers from Korea (AD/CVD)

11


2.
DS449 U.S. – Countervailing and Anti-dumping Measures on
Certain Products from China (AD/CVD)
3.
DS414 China – Countervailing and Antidumping Duties on Grain

Oriented Flat-rolled Electrical Steel from the United States (AD/CVD)
4.
from China


DS437 U.S. – Countervailing Duty Measures on Certain Products

Các vụ việc còn lại liên quan đến vấn đề thuế quan và hạn chế/cấm nhập
khẩu.

Trong các vụ việc nêu trên, những nội dung mà Việt Nam quan tâm chủ yếu
tập trung vào vấn đề phương pháp dành cho các nền kinh tế phi thị trường, thuế
suất toàn quốc, đánh trùng thuế- double remedies, định nghĩa “tổ chức công”,
phương pháp tính toán biên độ phá giá (đặc biệt là phương pháp “quy về không”
-zeroing, phá giá mục tiêu -targetted dumping của Hoa Kỳ), các yếu tố xác định
thiệt hại trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại …).
So sánh với số vụ việc tham gia với tư cách bên thứ ba của một số nước, đặc
biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc (110 vụ), Thái Lan (69 vụ),
Indonesia (12 vụ), Philippines (14 vụ), Malaysia (10 vụ), Singapore (14 vụ)[2] có
thể thấy Việt Nam cũng khá tích cực trong hoạt động này.
Sự tham gia của bên thứ ba là một đặc điểm quan trọng trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Nó cho phép các quốc gia thành viên mặc dù không phải
nguyên đơn hay bị đơn của vụ việc vẫn có thể tham gia và trình bày trước Ban hội
thẩm về những vấn đề mà trong đó họ có lợi ích kinh tế và thương mại. Đối với các
nước đang phát triển, điều này không những giúp họ có cơ hội bảo vệ lợi ích có
liên quan của mình, mà còn có thể học tập, tích luỹ kinh nghiệm về quy trình giải
quyết tranh chấp tại WTO cũng như hiểu rõ về các quy định của WTO.
Việc tham gia với tư cách bên thứ ba trong các vụ kiện tranh chấp tại WTO sẽ
tạo nên những tiền đề vững chắc cho việc sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho Việt Nam trên trường quốc

tế.6
6 Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh tin ngày 23-09-2014

12


II.

THUẬN LỢI TRONG ÁP DỤNG TRADE REMEDIES Ở VIỆT
NAM

Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích hợp
pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã quy định các văn bản pháp
luật về các biện pháp phòng về trong thương mại quốc tế.
Hệ thống văn bản về chống phá giá:
-

-

-

-

-

-

Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống phá giá hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam;
Nghị định số 90/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam;
Thông tư 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán
phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp.
Hệ thống văn bản về chống trợ cấp:
Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 về Chống trợ cấp đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Nghị định số 89/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam;
Thông tư 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán
phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp.
Hệ thống văn bản về tự vệ:
Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Nghị định số 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2003 quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Ngoài ra còn có một số văn bản khác:
Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/06/2005 về việc
Chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại quốc tế.
Nghị định số 04/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc Thành lập
và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

13


-


Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2012 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh;
Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/9/2013 quy định về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, để thực thi một cách hiệu quả những chính sách, quy định đã
được ban hành, Chính phủ đã thành lập những cơ quan chuyên trách:



Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm điều tra, trình
kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền;



Hội đồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết
quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ
Công Thương về cách thức xử lý;





Bộ trưởng Bộ Công Thương: QĐ có hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.
Như vậy, với một hệ thống hàng rào pháp lý quy định về các biện pháp phòng vệ
thương mại tại Việt Nam góp phần giúp cho các cơ quan chức năng, các doanh
nghiệp trong nước có thể tìm được các công cụ pháp lý hỗ trợ để áp dụng nhằm

bảo vệ hàng hóa trong nước. Đặc biệt hơn nữa, với việc Việt Nam tham gia vào
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với những cam kết
về phòng vệ thương mại trong hiệp định TPP đã đem lại nhiều thuận lợi trong áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam:
+ Thứ nhất, các cam kết thể hiện thiện chí của các nước thành viên TPP dành
cho nhau thông qua các quy định đảm bảo sự minh bạch về thủ tục, đảm bảo cơ hội
cho các bên được thông báo và tham vấn, nêu quan điểm và bình luận trước và
trong quá trình điều tra, được loại trừ khỏi cuộc điều tra nếu hàng hóa nhập khẩu
không phải nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại. Do đó, Việt Nam đảm bảo có
được cơ chế phòng vệ thương mại hợp lý đối với các ngành sản xuất trong nước
trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
+ Thứ hai, nhìn từ góc độ nước xuất khẩu, khi các mặt hàng chủ lực của Việt
Nam được hưởng lợi nhiều khi hàng rào thuế quan được bãi bỏ theo cam kết của
Hiệp định, sẽ tồn tại nguy cơ các nước thành viên TPP áp dụng các biện pháp tự vệ
14


để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Các cam kết khá chặt chẽ trong Chương
PVTM mang tính WTO+ giúp hạn chế việc các nước thành viên TPP lạm dụng các
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm bảo hộ ngành sản xuất
trong nước, đi ngược lại với mục tiêu trong các hiệp định của WTO, góp phần tạo
thuận lợi cho việc mở cửa thị trường mà không gặp phải các rào cản gia tăng từ các
biện pháp phòng vệ thương mại.
+ Thứ ba, việc tham gia các cam kết Hiệp định TPP giúp Việt Nam hoàn
thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương
mại. Từ đó, nâng cao khả năng thực thi của các cơ quan chức năng có liên quan
trong các vụ việc phòng vệ thương mại Việt Nam trong tương lai.
III.

KHÓ KHĂN TRONG ÁP DỤNG TRADE REMEDIES


Các doanh nghiệp Việt Nam có những khó khăn nhất định trong việc chủ
động thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, cụ thể như sau:
-

Thứ nhất, ý thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về điều kiện, trình tự,
thủ tục để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại còn hạn chế bởi lĩnh vực này là
lĩnh vực mới tại Việt Nam.
Gia nhập TPP hay các hiệp định thương mại tự do là cánh cửa rộng mở để các
doanh nghiệp Việt xuất khẩu nhiều hơn nhưng cũng là thử thách khi hàng hóa các
nước ồ ạt vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh hơn. Trong bối cảnh đó, các biện
pháp phòng vệ thương mại chính đáng sẽ được triển khai để bảo vệ nền sản xuất
trong nước. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng.
Doanh nghiệp Việt bị "khớp" khi nghe từ kiện, khởi kiện và điều tra. Cứ nghe kiện
là hoang mang, e ngại, nghĩ đến tố tụng, dù bản chất đây là một vấn đề hành chính.
“Điều mà các doanh nghiệp đang thiếu đầu tiên là thái độ hợp tác trước các
vụ kiện PVTM. Kể cả tư cách nguyên đơn hay bị đơn, nhiều doanh nghiệp còn rất
kém về thái độ tiếp cận. Về nguyên tắc luật Việt Nam và quốc tế, dù khởi kiện hay
bị kiện thì cơ quan điều tra cũng rất cần có thông tin. Vậy mà có trường hợp, cơ
quan điều tra nước ngoài yêu cầu cung cấp thông tin nhưng bị doanh nghiệp Việt
Nam từ chối. Doanh nghiệp cho rằng, thông tin đó không liên quan đến mình và
đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, phía đối tác sẽ lấy cơ sở của việc không cung cấp
thông tin này để áp đặt thông tin làm chứng cứ có lợi cho họ.
15


Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn có tâm lý ngại kiện tụng, đặc
biệt kiện tụng với nước ngoài. Đây là điều doanh nghiệp phải vượt qua. Bởi vì khi
tham gia sân chơi chung, DN buộc phải chấp nhận sẽ có kiện tụng. Kiện PVTM là
một hoạt động bình thường, phải có trong các quan hệ thương mại.”7

-

Khó khăn thứ hai đó là vấn đề huy động được tài chính và nhân lực để có thể thực
hiện được biện pháp phòng về thương mại, thông thường một vụ kiện về phòng vệ
thương mại sẽ tốn kém về mặt chi phí trả cho việc điều tra, thu thập chứng cứ, trả
phí luật sư và chuyên viên tài chính tiến hành.
Với biện pháp tự vệ thì lại khác, các doanh nghiệp chỉ cần chứng minh rằng
có một số lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng
tới sản xuất trong nước. Doanh nghiệp đề nghị Chính phủ điều tra, nếu thấy đúng
thì áp dụng biện pháp tự vệ là tăng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hình thức này khiến
Chính phủ phải bồi thường cho đối tác về thuế quan ở một mặt hàng khác. Mức bồi
thường này phải tương đương những thiệt hại mà ngành áp dụng biện pháp tự vệ
phải gánh chịu.
Kết quả điều tra của Hội đồng tư vấn về PVTM, Trung tâm WTO và hội nhập
– VCCI cho thấy, có tới 86% số DN cho rằng nếu đi kiện thì mình sẽ gặp khó khăn
trong huy động tài chính cho việc này (trong đó 52% cho là khá khó khăn, 34%
cho rằng việc huy động này là rất khó khăn). Chỉ có 2% cho rằng chi phí kiện
PVTM sẽ không là vấn đề lớn, 12% cho rằng dù có thể khó khăn nhưng không quá
lớn.8

-

Thứ ba, khó khăn về mặt thông tin và chứng cứ, muốn thu thập các thông tin và
chứng cứ tại Việt Nam rất khó khăn, nhiều thông tin tại Việt Nam từ ngành hải
quan và các đơn vị nhà nước là không công khai, nếu không có thông tin thì sẽ rất
khó để tiến hành.
Muốn kiện phải có bằng chứng nhưng có tới 33% số doanh nghiệp cho biết
tập hợp bằng chứng về việc hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nhiệm vụ bất khả
7 Luật sư Phạm Lê Vinh, Công ty TNHH Luật ATIM


8 Bài viết trên diễn đàn doanh nghiệp ngày 17 tháng 10 năm 2015_ />
16


thi với họ; 65% cho rằng họ có thể tập hợp một số thông tin nhưng không đầy đủ,
chỉ 2% doanh nghiệp cho rằng mình có thể làm được việc này một cách đầy đủ.
Với kiện chống trợ cấp, không doanh nghiệp nào tự tin rằng mình có thể tìm được
đầy đủ bằng chứng, 44,46% cho biết có thể tập hợp nhưng không đầy đủ, 53,53%
khẳng định họ hoàn toàn không có khả năng. Ngay cả các bằng chứng cho việc
kiện tự vệ (được cho là dễ thu thập thông tin) thì cũng chỉ có 1% doanh nghiệp cho
rằng mình có thể tập hợp được các thông tin này; 62,63% có thể nhưng khó khăn
và 36,36% hoàn toàn bất lực.9
-

Thứ tư, Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia pháp lý giỏi để có thể hỗ trợ doanh
nghiệp tiến hành thủ tục này vì chúng ta chưa có nhiều thực tiễn tiến hành.
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp của Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
về vấn đề này cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Cụ thể, trả lời câu hỏi
“Nếu một thời điểm nào đó doanh nghiệp có ý định đi kiện chống bán phá giá,
chống trợ cấp, tự vệ, liệu nhân lực của doanh nghiệp có thể đảm nhiệm việc này
chưa?”, chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp có
thể đáp ứng được yêu cầu. 48% cho rằng cán bộ nhân viên của mình có thể thực
hiện việc này nhưng khó khăn. Và có tới 41% doanh nghiệp trả lời hoàn toàn
không thể.10

-

Thứ năm, vai trò của hiệp hội tại Việt Nam chưa lớn, thông thường các vụ kiện
phòng vệ thương mại phải được tiến hành bằng các hiệp hội đại diện cho doanh
nghiệp.

Kiện PVTM không phải là “cuộc chơi” của một cá nhân riêng lẻ mà là “cuộc
chơi tập thể”, là chiến lược hành động của cả một ngành sản xuất, vì vậy, việc tập
hợp lực lượng để khởi kiện là rất quan trọng. Theo quy định của WTO, các doanh
nghiệp đi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25% tổng lượng sản phẩm; đơn kiện nhận
được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng sản lượng sản
phẩm liên quan, nhưng trong bối cảnh các doanh nghiệpViệt hầu hết đều rất nhỏ,
9 Bài viết trên báo kinh tế nông thôn ngày 19 tháng 10 năm 2015_ />10 Minh Phương (báo điện tử ĐCSVN online) _ />
17


tính kết nối chưa cao thì không có gì ngạc nhiên khi có tới 71% doanh nghiệp cho
rằng việc tập hợp lực lượng là rất khó khăn.11
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đều nhỏ lẻ nên tính liên kết rất kém. Do
đó rất cần vai trò của hiệp hội. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, hiệp hội lại chưa thể
hiện được vai trò nhiều. Trong khi đó, mỗi hiệp hội thì có nhiều ngành hàng khác
nhau. Vì vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong
hiệp hội cần theo hướng phân nhóm cụ thể liên quan đến từng lĩnh vực, từng sản
phẩm. Đây là những nhóm doanh nghiệp mà khi khởi kiện hoặc bị khởi kiện
PVTM sẽ thuộc cùng một đối tượng.

11 Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc trung tâm WTO và Hội nhập

18



×