Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch hoạt động giáo dục chủ đề động vật trường mầm non phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.14 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG MẦM NON SÓC NÂU

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề
Đề tài
Hoạt động âm nhạc
Nghe hát
TCVĐ

: Động vật
: Chú thỏ dễ thương
: Chú thỏ con
: Khúc hát chim sơn ca
: Thỏ tìm chuồng

Tên giáo viên: Nguyễn Thị Thiên Thu
Lớp
: Mẫu giáo lớn

Năm học: 2013- 2014


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề
Đề tài
Hoạt động âm nhạc
Nghe hát
TCVĐ

: Động vật


: Chú thỏ dễ thương
: Chú thỏ con
: Khúc hát chim sơn ca
: Thỏ tìm chuồng

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc và nhớ tên bài hát “ Chú thỏ con”( Nhạc và lời Xuân Hồng). Biết làm
động tác minh họa theo cô, thích nghe hát và biết chơi trò chơi “Thỏ tìm chuồng”.
- Rèn kỹ năng hát và kết hợp vận động minh họa theo bài hát.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và khả năng ghi nhớ ở trẻ.
-Thông qua nội dung các bài hát giáo dục trẻ thích chăm sóc, yêu quí các con vật.
gần gủi.
II.CHUẨN BỊ:
* Cô:
- Cô hát và minh họa tốt bài hát “ Chú thỏ con”.
- Thuộc bài hát cho nghe “ Khúc hát chim sơn ca” kết hợp đánh đàn.
- Đèn chiếu, máy vi tính, đàn Organ.
* Cháu:
- Mủ con thỏ đủ cho các cháu đội.
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp chủ đạo: Biểu diễn diễn cảm, làm mẫu.
- Phương pháp kết hợp: Trò chuyện.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦACÔ
* Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Con thỏ ”
. Con thỏ ăn cỏ
. Con thỏ uống nước
. Con thỏ chui vô hang.
- Cô hỏi trẻ:

. Con thỏ chui vô hang là con thỏ sống ở đâu?

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Trẻ vừa nói vừa làm động tác.

- Con thỏ sống trong rừng.


( cho trẻ xem thỏ sống trong rừng)
. Thỏ sống trong rừng, thỏ còn được nuôi ở đâu
nữa?
(Cho trẻ xem hình ảnh thỏ sống nuôi trong gia đình)
. Ngoài con thỏ ra, trong nhà còn được nuôi những
con vật gì nữa?
- Cô giáo dục trẻ chăm sóc các con vật nuôi.
- GVnói: Có một bài hát cũng nói về một con vật rất
dể thương, bây giờ cô sẽ cho các cháu nghe đoán xem
đó là bài hát gì nha!
-Cô mở máy cho trẻ nghe bài hát “Chú thỏ con”1 lần
- Mời trẻ trả lời tên bài hát?(Chú thỏ con)
- Tên tác giả?( Xuân Hồng)
- Cô đàn cho cả lớp hát bài “ Chú thỏ con” 2 lần
- Trẻ hát
* Hoạt động 2: Dạy vận động minh họa
- GV nói: Để cho bài hát này hay hơn cô sẽ dạy lớp
mình vận động minh họa, các con có thích không nào?
- Cho lớp về đứng đội hình chữ U để nhìn cô hát và
kết hợp vận động minh họa.
- Cô hát múa lần 1+ nhạc

- Cô hát múa lần 2+ phân tích động tác
- Cả lớp hát kết hợp vận động minh họa bài hát cùng
với cô 2-3 lần.
( Qua mỗi lần cả lớp thực hiện cô chú ý sữa sai kỷ
những động tác mà trẻ chưa nắm được)
- Mời lần lược 3 tổ vận động minh họa.
- Mời vài nhóm vận động minh họa.
( Mỗi lượt tổ, nhóm, cá nhân vận động minh họa cô
chú ý sửa sai, động viên trẻ )
- Mời cá nhân vận động minh họa.
* Hoạt động 3: Nghe hát “ Khúc hát chim sơn ca”
- Cho trẻ xem hình ảnh cùng nghe giọng hót của chim
sơn ca, gợi ý cho trẻ trả lời và kết hợp giới thiệu: Nhac
sỹ Hòa An đã sáng bài hát “ Khúc hát chim sơn ca” rất
là hay, hôm nay cô sẽ hát cho lớp mình nghe nhé!
- Cô đàn, hát cho trẻ nghe.
- Trẻ chú ý, lắng nghe
- Cô mở máy cho trẻ nghe.
*Hoạt động 4: Chơi“Thỏ tìm chuồng”
-Chuẩn bị: Các em tham gia chơi chia làm nhiều
nhóm 3 người. Hai người trong số 3 em nắm tay lại
thành một vòng tròn. Mỗi vòng tròn tượng trưng là
một chuồng thỏ. Em còn lại của mỗi nhóm sẽ làm
"Thỏ". Chọn 1 - 2 em đứng ngoài làm "thỏ" không có

- Thỏ nuôi trong nhà.
- Trẻ trả lời…
- Trẻ chú ý cô nói.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ đồng ý.
- Trẻ chú ý xem.
- Trẻ đứng đội hình chữ U và
nhìn cô vận động minh họa.
- Cả lớp vận động minh họa..

- Tổ vận động minh họa.
- Nhóm vận động minh họa.
- Cá nhân vận động minh họa.
- Trẻ quan sát, trả lời.

-Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.


chuồng.
-Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô (có thể dùng
hiệu lệnh như: còi, vỗ tay...) tất cả thỏ phải đổi chuồng
- nghĩa là phải chạy từ chuồng này sang chuồng khác.
Trong lúc này những con "thỏ" chưa có chuồng phải
nhanh chóng tìm lấy một chuồng mà vào. Thỏ nào
chậm không có chuồng nghĩa là phải đứng ngoài, thì
sẽ tiếp tục tìm chuồng mới (khác trong lần chơi sau.
Trò chơi cứ thế tiếp tục. Qua một hời gian, đổi những
em làm "chuồng" thành "thỏ" và ngược lại.
- Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương, cho lớp nghỉ.


- Trẻ tiến hành chơi.
- Cả lớp đi ra ngoài.



×