PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG MẦN NON SÓC NÂU
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề
: Động vật
Chủ đề nhánh
: Động vật sống dưới nước
Hoạt động có chủ đích: Xé dán theo mẫu
Đề tài
: Xé dán con cá
Tên giáo viên: Nguyễn Thị Thiên Thu
Lớp
: Mẫu giáo lớn
Năm học: 2013- 2014
Thứ 7 ngày 8 tháng 3 năm 2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Đề bài: Xé dán con cá
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
I, Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết các bộ phận của con cá.
- Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
- Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy
màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
- Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
- Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
3. Giáo dục
- Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật
dưới nước ( nói riêng ).
- Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
- Thích học môn tạo hình.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh mẫu xé dán con cá.
- Giấy màu, hồ ( giấy được cắt ra hình chữ nhật : 6 x 8cm)
- Sổ tạo hình, bút màu.
- Bàn ghế đúng qui cách kê thành 3 hàng ngang
- Tích hợp: AN, MTXQ
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: Ổn định, gây hứng thú
Cô và trẻ hát + vận động bài: “Cá vàng bơi”.
- Các con vừa hát bài hát bài hát nói về con gì ?(Con cá vàng)
- Cá vàng là con vật được nuôi ở đâu ?(Trong hồ)
- Nuôi cá vàng để làm gì?( Làm cảnh)
- Vậy muốn cho chúng khỏe mạnh thì chúng ta cần làm gì?( Cho nó ăn, làm cho
nước sạch, không xả rác xuống ao hồ)
- Ngoài cá vàng ra thì các con còn biết con vật nào sống ở dưới nước nữa? ( Trẻ kể)
- Nhà bạn nào có nuôi cá ?( Trẻ trả lời)
- Con thường làm gì cho nó?
- Nhìn xem!...
- Cô có bức tranh xé dán gì đây?( Con Cá)
- Con cá gồm có những bộ phận nào? (Đầu mìn, đuôi, vây...)
- Có màu gì?(Màu cam)
- Mình cá có dạng như thế nào?(Trẻ trả lời)
- Để có được hình ảnh 1 con cá cô đã làm gì?
- Để bức tranh thêm phong phú, cô còn làm gì nữa?(Cô vẽ thêm rong, sóng nước)
- Hôm nay cô sẽ mở hội thi “ xé dán con cá”…
- Để các con thực hiện tốt hội thi này, thì các con phải chú ý xem cô xe dán trước
nhé!
2.Hoạt động trọng tâm: Cô làm mẫu
- Cô dùng tờ giấy màu cam hình chữ nhật đã chuẩn bị, cô gấp đôi tờ giấy lại. Sau
đó cô bặt đầu xé.
Cô dùng ngón cái và ngón trỏ của 2 bàn tay phải trái. Cô xé nhít từng tí 1 thành
đường cong lượn từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Cô đã xé xong gì rồi ?(Trẻ
trả lời)
Cô để mình cá trên giấy cho cân đối rồi gở lên bôi hồ vào giấy nền, đặt mình cá
xuống và dùng tay miết nhẹ cho thẳng.
Con xem còn thiếu bộ phận gì?
Cô vẽ mang cá là 1 nét cong, mắt cá là 1 hình tròn nhỏ đuôi cá hình tam giác, vây
cá là nét cong tên lưng,. Như vậy cô đã xé dán xong hình con cá rồi !
- Để xé được hình con cá trước hết con làm gì?( Dùng giấy gấp đôi lại)
- Cô hỏi… muốn xé hình con cá con dùng kĩ năng gì để xé? Xé xong con làm gì?
- Khi dán xong, để thành hình con cá con sẽ vẽ thêm gì?( Vẽ thêm mang, mắt, vây,
đuôi)
- Cô tóm ý: Để cho bức tranh thêm sinh động khi xé dán xong, các con nên vẻ
thêm các chi tiết phụ như là rong, bọt nước…
- Để cho đôi tay sạch, xé dán xong con làm gì?(Vệ sinh tay sạch sẽ)
- Để có dáng ngồi đẹp con ngồi thế nào?(Trẻ trả lời)
- Hội thi bắt đầu !
*Trẻ thực hiện
- Trẻ xé dán, cô bao quát giúp đỡ.
* Triễn lãm tranh
- Loa! Loa! Loa, hội thi đã kết thúc, cô mời các họa sĩ tý hon hãy mang bài lên
cho Ban giám khảo chấm bài. (Cháu mang sản phẩm treo lên giá, cả lớp xem
chung)
Gọi một vài cháu chọn sản phẩm cháu thích. Vì sao thích ?
- Cô nhận xét bổ sung...
- Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét tuyên dương.
- Cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh khuyến khích.
+Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao.
Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả
nhiều hơn thì sẽ chiến thắng.
*Giáo dục: Các loài vật sống dưới nước rất có ích cho cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, nếu môi trường nước sạch sẽ thì chúng sẽ khỏe mạnh, mau lớn. Vì thế
chúng ta cần phải nuôi chúng, bảo vệ và giữ gìn cho môi trường sạch sẽ.
*Kết thúc: Đọc bài thơ “Rong và cá” chuyển hoạt động