Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

HƯỚNG dẫn ôn tập kì THI THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 16 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KÌ THI THPT QUỐC GIA
PHẦN PHÂN TỬ-BIẾN DỊ VÀ QUI LUẬT DI TRUYỀN
(Giáo viên biên soạn: Lê Hồng Thái-Trường THPT Quang Trung)
Kính chào quí Thầy-Cô giáo, như chúng ta đã biết phần phân tử-biến dị
và các qui luật di truyền là trọng tâm trong chương trình sinh học 12, thể hiện
qua số lượng các câu hỏi trong các đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh
đại học các năm trước rất nhiều. Vì vậy mỗi bản thân giáo viên chúng ta cần
phải có những giải pháp để cho các các em chiếm lĩnh kiến thức này dễ dàng
và vận dụng hiệu quả làm các bài tập trong phần kiến thức này một cách thuần
thục.
Nhằm chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia thật tốt Sở giáo dục và đào
tạo Tây Ninh phân công nhiệm vụ cho nhóm bộ môn sinh học thực hiện biên
soạn nội dung cơ bản để giúp các em trung bình-yếu có thể đạt được mức
điểm trung bình. Qua sự phân công của nhóm bộ môn tôi nhận nhiệm vụ biên
soạn phần phân tử-biến dị và các qui luật di truyền. Qua thực tế nhiều năm
giảng dạy và những kinh nghiệm rút tỉa qua từng năm tôi xin chia sẻ với quí
Thầy-Cô những vấn đề mình cần quan tâm khi thực hiện giảng dạy
Sự biên soạn tài liệu là theo quan điểm cá nhân của tác giả và thời gian
cũng rất gấp nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý
của quí thầy cô để cho tài liệu hoàn thiện hơn.
Trân trọng kính chào!
Tác giả: Lê Hồng Thái

1


NỘI DUNG ÔN TẬP
A. LÍ THUYẾT: HỆ THỐNG BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

2



3


4


B. PHẦN BÀI TẬP: ĐƯA RA CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
I. Bài tập phần ADN-ARN-Protêin
A+T 1
=
G+ X 7
Câu 1: Một gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit
. Tỉ lệ % từng loại
nuclêôtit nuclêôtit của gen này là?
A. A = T = 6,25%; G = X = 43,75%
B. A = T = 3,125%; G = X = 46,875%
C. A = T = 6,25%; G = X = 93,75%
D. A = T = 3,125%; G = X = 96,875%
T+X
= 0,25
A+G

Câu 2 (ĐH 2010): Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit
làm
khuôn tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng
chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do
cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là
A. A + G = 20%; T + X = 80%.
B. A + G = 25%; T + X = 75%.

C. A + G = 80%; T + X = 20%.
D. A + G = 75%; T + X = 25%.
Câu 3 (ĐH 2011): Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có
900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm
30% và số nuclêôt loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số
nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là
A. A = 450, T = 150, G = 750, X = 150.
B. A = 750, T = 150, G = 150, X = 150
C. A = 150, T = 450, G = 750, X = 150
D. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750
Câu 4 (ĐH 2012): Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử
A+T 1
=
G+X 4

ADN này có tỉ lệ:
thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 20%.
B. 40%.
C. 25%.
D. 10%.
Câu 5 (CĐ 2012): Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số
nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của
gen là
A. 644.
B. 506.
C. 322.
D. 480.
Câu 6: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ.
Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N 14 thì mỗi tế

bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở
vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?
A. 8.
B. 32.
C. 16.
D. 30.
Câu 7 (ĐH 2009): Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã
tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi
trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
5


Câu 8: Một gen dài 5100A0 và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp.
Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T=5600; G=X=1600
B. A=T=4200; G=X=6300
C. A=T=2100; G=X=600
D. A=T=4200; G=X=1200
Câu 9 (ĐH 2010): một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn
E.coli có tỉ lệ các loại Nu A,G,U,X lần lượt là 20%, 15%,40%,25%. Người ta
sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN
có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lý thuyết, số lượng Nu
mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A.G=X=320, A=T=280
B. G=X=280, A=T=320
C. G=X=240, A=T=360

D. G=X=360, A=T=240
Câu 10: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn
mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là
5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa
cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala.
B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg.
D. Ser-Arg-Pro-Gly.
II. Bài tập đột biến gen
Câu 11 (CĐ 2008): Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông , có tỉ lệ A/G = 3/2,
gen này bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G – X . số lượng
nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720, G = X = 480
B. A = T = 419, G = X = 721
C. A = T = 719, G = X = 481
D. A = T = 721, G = X = 479
Câu 12 (ĐH 2011): Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit
loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm
thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hidro. Số lượng từng loại nuclêôtit của
alen là:
A. A = T = 799, G = X = 401
B. A = T = 801, G = X= 400
C. A = T = 800, G = X = 399
D. A = T = 799, G = X = 400
A+T
= 1,5
G+X

Câu 13 (CĐ 2011): Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) có tỉ lệ

. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G- X bằng một cặp A – T trở thành
alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là:
A. 3061
B. 3600
C. 3899
D. 3599
Câu 14 (CĐ 2009): Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hidro là 1670,
bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác thành gen
b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b
là:
A. A = T = 250, G = X = 390
B. A = T = 610, G = X = 390
C. A = T = 251, G = X = 389
D. A = T = 249, G = X = 391
Câu 15 (CĐ 2010): Gen D có 3600 liên kết hidro và số nuclêôtit loại ađênin
(A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp A- T
6


thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit
mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là
A. A= T = 1800; G = X = 1200
B. A = T = 1199’ G = X = 1800
C. A = T = 1799; G = X = 1200
D. A = T = 899; G = X = 600
Câu 16 (ĐH 2010): Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị
đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất
cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi,
môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit
loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X
B. Mất một cặp A – T
C. Mất một cặp G- X
D. thay thế một cặp G – X bằng 1 cặp A-T.
Câu 17 (CĐ 2007): Gen A dài 4080, A bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự
nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến
thuộc dạng là
A. mất 1 cặp nuclêôtit.
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. thay 1 cặp nuclêôtit
D. thay 2 cặp nuclêôtit
III. Bài tập đột biến NST.
Câu 18: Số lượng bộ NST lưỡng bội của một loài 2n= 24. Số NST có thể dự
đoán ở thể tam bội là
A. 18
B. 8
C. 6
D. 36
Câu 19: Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử nào
A. 100% Aa
B. 1AA : 1aa
C. 1AA : 2Aa : 1aa
D. 1AA : 4Aa : 1aa
Câu 20: Nếu thế hệ F1 tứ bội là AAaa x AAaa, trong trường hợp giảm phân,
thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ỡ thế hệ F2 sẽ là
A. 1AAAA : 8AAa : 18AAAa: 8Aaaa : 1aaaa.
B. 1aaaa : 18 AAaa : 8AAa : 8Aaaa : 1AAAA.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18AAaa : 1AAAa.
Câu 21 (ĐH 2011): Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây

tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lý thuyết, phép lai
giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử
chiếm tỷ lệ
A. 2/9
B. 1/2
C. 17/18
D. 4/9
Câu 22 (ĐH 2008): Dùng coxixin để xử lý các hợp tử lưỡng bội dị hợp tử Aa.
Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ
giảm phân bình thường. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân ly kiểu gen ở đời con

A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : aaaa.
7


Câu 23 (CĐ 2010): Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao
tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo
lý thuyết phép lai AAaa x Aaaa cho đời con có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 24 (TN 2014): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với
cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các
hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F 1. Cho một cây F1 tự thụ phấn

thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm
phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các cây F 2
thu được có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
IV. Qui luật phân li
Câu 25: Ở một loài thực vật, đỏ thẩm là trội hoàn toàn so với xanh lục. Xác
định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau. P: Thân đỏ thẩm x


Thân đỏ thẩm
F1: 50,2% đỏ thẩm; 49,8% xanh lục. Xác định kiểu gen của
P
A. Aa x aa.
B. Aa x Aa.
C. AA x aa
D. aa x aa
Câu 26: Ở một loài thực vật, A: đỏ thẩm là trội hoàn toàn so với a: xanh lục.
Xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau. P: Thân đỏ


thẩm x Thân đỏ thẩm F1: 74,9% đỏ thẩm; 25,1% xanh lục. Xác định kiểu
gen của P
A. Aa x aa.
B. Aa x Aa.
C. AA x aa
D. aa x aa
Câu 27: Ở một loài thực vật A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Cho các

phép lai sau
1. AA x AA
2. AA x Aa
3. Aa xaa
4. AA x aa
5. Aa x Aa
6. aa x aa
Số phép lai cho 100% kiểu hình hoa đỏ là
A. 3.
B. 2.
C. 1
D. 4.
Câu 28: Ở một loài thực vật A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Cho các
phép lai sau
1. AA x AA
2. AA x Aa
3. Aa x aa
4. AA x aa
5. Aa x Aa
6. aa x aa
Số phép lai cho kiểu hình phân tính là
A. 3.
B. 2.
C. 1
D. 4.
Câu 29: Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Cho phép lai cây
lưỡng bội quả đỏ lai với cây quả đỏ lưỡng bội, ở đời con thu được 10000 cây
vừa có quả đỏ và quả vàng. Theo lí thuyết số cây quả đỏ và quả vàng thu được
ở đời con là
8



A. 2500 và 7500
B. 7500 và 2500
C. 5000 và 5000
D. 6500 và 3500
Câu 30 (ĐH 2011): Ở một lời thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu
được F1; tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột
biến xẩy ra, số cây con được tạo ra khi cho các cây F1 tự thụ phấn là tương
đương nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 62,5%.
B. 37,5%.
C. 75,0%.
D.50,0%.
Câu 31 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây
thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các
cây F2 tự thụ phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết,
tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp
B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp
C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp
D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp
Câu 32 (CĐ 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa
trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí
thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
1
3


2
3

3
4

1
4

A.
B.
C.
D.
Câu 33 (CĐ 2013): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F 1
gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F 1
giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ
A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao
B. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp
C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp
D. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp
V. Qui luật phân li độc lập
Câu 34: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại
giao tử với tỷ lệ:
A. ABD = ABd = 20%; aBD = aBd = 30%.
B. ABD = ABd = aBD = aBd = 25%.
C. ABD = ABd = 30%; aBD = aBd =20%.
D. ABD = ABd = 45%; aBD = aBd = 5%.

Câu 35: Cho biết các gen phân li độc lập với nhau. Một cá thể có kiểu gen
AaBBDdEe. Tỉ lệ xuất hiện aBdE là:
A. 50%.
B. 12.5%.
C. 25%.
D. 75%.
9


Câu 36 (CĐ 2012): Các tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến
hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết,
số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là
A. 4
B. 8
C. 6
D. 2
Câu 37: Cho A: cây cao, a: cây thấp; B: hoa đỏ, B: hoa vàng; D: hoa kép, d:
hoa đơn. Các cặp gen phân li độc lập nhau. Cho bố mẹ có kiểu gen AaBbDd x
AabbDd. Loại kiểu gen AAbbDD xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào?
A. 1,5625%.
B. 9,375%.
C. 3,125%.
D. 6,25%.
Câu 38: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen
trội là trội hoàn toàn sẽ có:
A. 4 kiểu hình : 4 kiểu gen
B. 8 kiểu hình : 27 kiểu gen
C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen
D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen
Câu 39 (CĐ 2012): Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2

alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình
khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn.
Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về
hai lôcut trên là
A. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình.
B. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình.
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.
D. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình.
Câu 40 (CĐ 2012): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn
toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so
với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời
con có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25%
B. 12,5%
C. 37,5%
D. 18,75%
Câu 41 (ĐH 2011): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội
hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Phép lai nào
sau đây phù hợp với kết quả trên?
A. Aabb x aaBb
B. AaBb x AaBb
C. AaBb x Aabb
D. AaBb x aaBb
Câu 42 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao
phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân
thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
A. 3:3:1:1
B. 1:1:1:1:1:1:1:1.
C. 3:1:1:1:1:1
D. 2:2:1:1:1:1
VI. Qui luật liên kết gen
Aa

Bd
bD

Câu 43: Cá thể có kiểu gen
, cho rằng các gen liên kết hoàn toàn thì
thành phần kiểu gen của giao tử sẽ như thế nào?
A. A Bd, a bD, a Bd, A bD
B. A Bd, a bD, a Bd, A bd
10


C. A Bd, a bD, a Bd, a bd

D. A Bd, a bD, a Bd, A BD
Aa

BD
bd

Câu 44: Tỉ lệ các giao tử được tạo ra từ kiểu gen
là:
A. 50% A BD :50% A Bd

B. 50% a BD :50% a Bd
C. 25% A BD :25% A BD :25% a BD :25% a bd
D. 25% A Bd: 25% A bD: 25% a bD: 25% a bd
Câu 45: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a cây thấp; gen B quả
đỏ, gen, b quả trắng, hai gen này liên kết hoàn toàn. Cho cây có kiểu gen

AB
ab

ab
ab

giao phấn với cây có kiểu gen
tỉ lệ kiểu hình ở F1
A. 1 cây cao, đỏ: 1 cây thấp, trắng B. 3 cây cao, trắng: 1 cây thấp, đỏ
C. 1 cây cao, trắng: 3 cây thấp, đỏ D. 9 cây cao, trắng: 7 cây thấp, đỏ
Câu 46: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a cây thấp; gen B quả
đỏ, gen b quả trắng .Cho cây có kiểu gen

Ab
aB

giao phấn với cây có kiểu gen

Ab
aB

. Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ
kiểu hình ở F1.
A. 1 cây cao, đỏ: 1 cây thấp, trắng

B. 3 cây cao, trắng: 1 cây thấp, đỏ
C. 1 cây cao, trắng: 1 cây thấp, đỏ
D. 1 cây cao,trắng: 2 cây cao,đỏ: 1 cây thấp, đỏ
Câu 47: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a cây thấp; gen B quả
đỏ, gen b quả trắng .Cho cây có kiểu gen
AB
ab

AB
ab

giao phấn với cây có kiểu gen

. Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ
kiểu hình ở F1
A. 3 cây cao, đỏ: 1 cây thấp, trắng
B. 3 cây cao, trắng: 1 cây thấp, đỏ
C. 1 cây cao, trắng: 3 cây thấp, đỏ
D. 1 cây cao, trắng: 2 cây cao,đỏ: 1 cây thấp, đỏ

11


Câu 48 (CĐ 2013): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là
Ab

aB

ab


ab

trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
Dd x
dd cho đời con có tối đa
số loại kiểu hình là
A. 16
B. 8
C. 6
D. 4
Câu 49 (CĐ 2012): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội
hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
BV

bv

bv × bv

BV

BV

Bv

bv × bv

bv

bV


Bv

bv × bv

bv

× bv

A.
B.
C.
D.
Câu 50 (CĐ 2014): Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân đen; alen B quy định cách dài trội hoàn toàn so với
alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
thường. Cho ruồi thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài (P),
thu được F1 gồm 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F 1 giao phối với
nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu
hình ở F2 là
A. 3 con thân xám, cánh dài: 1 con thân đen, cánh cụt.
B. 1 con thân xám, cánh dài: 1 con thân đen, cánh cụt.
C. 2 con thân xám, cánh dài: 1 con thân xám, cánh cụt: 1 con thân đen, cánh
dài.
D. 1 con thân xám, cánh dài: 2 con thân xám, cánh cụt: 1 con thân đen, cánh
dài.
VII. Hoán vị gen
Câu 51: Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen
20% là:
A. 10% AD: 10% ad: 40%Ad: 40%aD

B. 40% AD: 40% ad: 10%Ad: 10%aD
C. 30% AD: 30% ad: 20%Ad: 20%aD
D. 20% AD: 20% ad: 30%Ad: 30%aD
Ab
Dd
aB

AD
ad

nếu xảy ra TSHVG

Câu 52: Xét tổ hợp gen
, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần
trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là (đề đại học, 2008)
A. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
B. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.
C. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.
D. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.

12


AB DE
ab DE

Câu 53 (CĐ 2010): Một cá thể có kiểu gen
, biết khoảng cách giữa các
gen A và gen B là 40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình
thường hình thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loài giao tử được tạo ra,

loại giao tử ab DE chiếm tỉ lệ
A. 30%
B. 40%
C. 20%
D. 15%
AD
ad

Câu 54 (ĐH 2011): Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen
đã
xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ
1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra
hoán vị gen giữa các alen D và d là
A. 180.
B. 820.
C. 360.
D. 640.
Câu 55: Ở cà chua thân cao A là trội hoàn toàn so với thân thấp a, quả hình
cầu B trội so với quả hình lê b. Các gen xác định chiều cao thân và hình dạng
quả liên kết và ở cách nhau 20cM. Thực hiện phép lai:
thấp quả lê ở đời sau của phép lai là bao nhiêu?
A. 20%
B. 40%
C. 16%

AB Ab
x
ab ab

. Tỉ lệ cây thân

D. 1%

Ab
aB

Câu 56: Cho cơ thể
lai phân tích, nếu các tính trạng di truyền trội lặn hoàn
toàn và có hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 1:1:1:1 B. 4:4:1:1 C. 3:3:2:2
D. Không xác định được
Câu 57:Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cả bố và
Ab AB
x
aB ab

mẹ đều có hoán vị gen với tần số 40% thì ở phép lai
, kiểu hình mang
hai tính trạng trội có tỉ lệ:
A. 48%
B. 30%
C. 56%
D. 36%
Câu 58 (CĐ 2011): Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b
ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%. Tính theo lí thuyết, phép lai
con có kiểu gen
A. 10%

Ab
Ab


Ab AB
x
aB ab

cho đời


B. 16%

C. 4%

D. 40%

AB
ab

Câu 59 (CĐ 2013): Cho cây (P) có kiểu gen
tự thụ phấn, thu được F1.
Cho biết trong quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái đều không xảy
13


ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, trong
AB
aB

tổng số cây thu được ở F1, số cây có kiểu gen
chiếm tỉ lệ
A. 8%
B. 4%

C. 16%
D. 20%
Câu 60: (CĐ 2009) Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so
với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy
định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1 NST và cách nhau 20 cM.
Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê,
F1 thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp,
quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm
tỉ lệ là
A. 10%
B. 25%
C. 40%
D. 50%
Câu 61 (CĐ 2012): Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với
alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d
Ab

Ab

aB X Y × ab X D X d
D

quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai :
cho đời con
có tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 12,5%
B. 6,25%
C. 18,75%
D. 25%

VIII. Tương tác gen
Câu 62 (CĐ 2012): Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác
của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B
thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có
alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P : AaBb x aaBb, theo lí thuyết,
trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp
tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 37,5%
B. 25%
C. 6,25%
D. 50%
Câu 63 (CĐ 2014): Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và
B, b phân li đọc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định
kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu
hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen
của P là
A. AaBB x Aabb.
B. Aabb x aaBb.
B. C. AABb x aaBb.
D. AaBb x aabb.
Câu 64: Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai
cặp gen không alen. Trong đó, kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện
hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện hoa đơn. Câu
Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không
alen. Trong đó, kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu
một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện hoa đơn. Bố mẹ có kiểu gen
AaBb x aaBb sẽ cho F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
14



A.
B.
C.
D.

A. 62,5% cây hoa kép: 37,5% cây hoa đơn.
B. 87,5% cây hoa kép: 12,5% cây hoa đơn.
C. 62,5% cây hoa đơn: 37,5% cây hoa kép.
D. 87,5% cây hoa đơn: 12,5% cây hoa kép
Câu 65: (CĐ 2009) Ở 1 loài thực vật, cho hai cây thuàn chủng đều có hoa
màu trắng lai với nhau,thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây
kiểu gen đông hợp lặn , F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa
màu đỏ. Màu sắc di truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể( di truyền ngoài nhân). B. phân li.
C. Tương tác cộng gợp.
D. Tương tác bổ sung.
Câu 66: (ĐH 2010) Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần
chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn(P), thu được F1 gờm toàn
cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P),
thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ.
Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ
thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc của loài hoa trên do
hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gợp không quy định.
Một gen có hai alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định .
Một gen có hai alen quy định, alen trội la trội không hoàn toàn
Câu 67: (ĐH 2011) Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với
nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ.Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89
cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ

phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 1:2:1:2:4:2:1:1:1
B. 1:2:1:1:2:1:1:2:1
C. 4:2:2:2:2:1:1:1:1
D. 3:3:1:1:3:3:1:1:1
IX. Di truyền liên kết với giới tính
Câu 68: (ĐH2011) Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai
nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1
ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa x XAY
B. XAXA x XaY
C. XAXa x XaY
D.XaXax XAY
Câu 69 (ĐH 2011): Ở gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn
so với alen a quy định tính trạng lông nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với
gà trống lông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông
vằn : 1 gà lông nâu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Phép lai (P) nào sau đây
phù hợp với kết quả trên ?
A. Aa × aa.
B. AA × aa.
C. XAXa × XaY. D. XaXa × XAY.
Câu 70 (CĐ 2011): Ruồi giấm: A-mắt Đỏ, a-trắng phép lai nào sau đya cho
TLKH đời con 3 đỏ: 1 trắng.
A. XaXa x XaY
B. XAXa x XAY
C. XaXa x XAY
D. XAXa x XaY
15



Câu 71 (CĐ 2012): Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết,
XAXa × XAY

phép lai :
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
D. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ.
Câu 72: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị
bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao
nhiêu so với tổng số con?
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 73: Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X gây ra (không có alen trên Y).
Một người nữ bình thường có bố mù màu lấy chồng bình thường. Xác suất để
đứa con đầu lòng của họ là con gái bình thường là
A. 75%.
B. 50%.
C. 37,5%.
D. 25%.
ĐA: 1A, 2A, 3D, 4B, 5A, 6D, 7B, 8B, 9C, 10A, 11C, 12D, 13D, 14D, 15C,
16A, 17A, 18D, 19D, 20C, 21C, 22B, 23C, 24C, 25A, 26B, 27A, 28B, 29B,
30A, 31D, 32A, 33B, 34B, 35B, 36B, 37C, 38D, 39D, 40C, 41D, 42D, 43A,
44C, 45A, 46D, 47A, 48B, 49D, 50C, 51B, 52A, 53A, 54D, 55A, 56B, 57C,

58C, 59A, 60A, 61A, 62B, 63D, 64C, 65D, 66C, 67C, 68A, 69D, 70B, 71A,
72B, 73B.

16



×