Tải bản đầy đủ (.doc) (274 trang)

HUỐNG dẫn ôn tập kì THI TRUNG học PHỔ THÔNG QUỐC GIA năm học 2014 2015 môn NGỮ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.52 KB, 274 trang )

HUỐNG DẪN ÔN TẬP
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN

LỜI NÓI ĐẦU
1.1Quán triệt Nghị quyết 29 - NQ/TW của Đảng, Chỉ thị số 3008/CT-


BGDĐT ngày 18-8-2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên vì
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 - 2015 nêu rõ: “Tiếp tục triển khai đông
bộ các giải phảp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh ; nâng cao kĩ năng ngoại ngữ, tin học; rèn luyện năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; phát triển năng lực sáng tạo và tự học. Tiếp
tục triển khai đối mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức,
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá
năng lực người học ; kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kì, cuối
năm học”.
Theo tinh thần đó, văn bản số 4099/BGDĐT- GDTrH ngày 05 - 8 - 2014 về
việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2014 - 2015
xác định yêu cầu đổi mới kiểm trạ, đánh giá ở trường phổ thông : “Tiếp tục nâng
cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn ; đối với các mọn khoa
học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê
hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề
kinh'tế, chính trị, xã hội”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá môn Ngữ
Văn ở trường phổ thông nằm trong tương quan chung với hoạt động đổi mới các
môn học khác và phải tuân thủ các nguyên tắc, các yêu cầu đã nêu trên.

2. Ngày 09 - 9 - 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành


Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông và tuyển sình đại học, cao đẳng từ năm 2015 nêu rõ : “Từ
năm 2015, tổ chức một kì thi quốc gia (gọi là ki thi Trung học phổ thông Quốc
gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và làm căn cứ
xét tuyển sinh đại học, cao đẳng...”.
Nhằm giúp giáo viên và học sinh có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kỉ thi
Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2014 - 2015, chúng tôi biên soạn cuốn
Hướng dẫn ôn tập kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2014 - 2015
môn Ngữ văn.


3. Cuốn sách hệ thống các vấn đề cần ôn luyện, phù họp với định hướng đánh
giá năng lực môn Ngữ văn theo chù trương tổ chức kì thi Trung học phổ thông
Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua đó, giúp học sinh bồi dưỡng và phát
triển năng lực bộ môn, tự trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài đạt kết
quả tốt nhất trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2014-2015.
Ngoài Lời nói đầu khái quát yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực người học và giới thiệu nội dung sách, cuốn sách gồm
hai phần chính :
Phần một. Hướng dẫn nội dung ôn lập : sắp xếp theo đơn vị bài học trong
chương trình Trung học phổ thông môn Ngữ văn, gắn với nội dung thi Trung
học phổ thông Quốc gia ; mỗi bài gồm hai phần : Nội dung trọng tâm cần ôn tập
và Câu hỏi ôn lập.
Phần hai. Giới thiệụ một sổ đề ôn tập và gợi ý, đáp ám : cung cấp các đề thi
môn Ngữ vãn theo mô hình đề thi của kì thi Trung học phổ thông Quôc gia, với
định dạng tương tự đề thi năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực, đáp ứng mục
tiêu tổ chức kì thi Trung học phổ thông Quốc gia và đưa ra cảc gợi ý làm bài cho
các đề thi.
Sách được biên soạn theo tinh thần quán triệt định hướng chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học, đỗi mới thi, kiểm tra, đánh giá và các quy định của quy

chế thi với’ sự tham gia củà các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy
học và ra đề thi môn Ngữ văn trong các kì thi quốc gia hằng hăm. Tuy
nEervềfay chí là những gợi ý cơ bản nhằm hệ thống hoá kiến thức và góp phần
rèn luyện năng lực thực hành đọc hiểu văn bản và, làm văn. Trên cơ sở đó, giáo
viên và học sinh có thể bóc íách hoặc tổ hợp lại theo các yêu cầu khác; nhau tuỳ
thuộc mục đích ôn tập cụ thể.
Hi vọng cuốn Hướng dẫn ôn tập kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm
học 2014 - 2015 môn Ngữ văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ các thầy
(cô) giáo, học sinh chuẩn bị tốt nhất cằ về kiến thức, kĩ năng và tâm thế tham gia
kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2014 - 2015. Xin được gửi lời
cảm ơn đến GS. Nguyễn Khắc Phi, TS. Phạrn Thị Hông, TS. Nguyễn Thị Bé về


những góp ý rất quý báu cho cuốn sách. Mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy (cô) giáo, các em học sinh và bạn đọc gần xa để sách được
hoàn thiện hơn trong những lần in sau.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ti cổ phần Đầu tư và Phái triển Giáo
dục Hà Nội, Toà nhà văn phòng HEID, Ngõ 12, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Nhóm biên soạn
`
Phần một
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP
HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam)
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CAN ÔN TẬP
1.Tác giả, tác phầm
a)Tác giả
Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành
Nguyễn Tường Lân, là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm Tự lực
văn đoàn. Ông sinh tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở huyện cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương. Tuổi thơ nơi phố huyện nghèo đã để lại những dấu ấn đậm nét trong

các sáng tác của ông.
Thạch Lam viết cả truyện ngắn, tiểu thuyết và tuỳ bút nhưng đặc sắc nhất
vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện nhưng
lại giàu tâm trạng, thể hiện thế giói nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ
hồ mong manh và tinh tế bằng lời văn bình dị mà gợi cảm. Viết về số phận của
những con người khổ cực hay về những nét đẹp của Hà Nội xưa, văn Thạch
Lam đều thấm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc, láng đọng trong lòng người
đọc nhiều dư vị.
b)Tác phẩm
Hai đứa trẻ in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938), là một trong
những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam.
2.Nội dung, nghệ thuật
-

Truyện ngắn miêu tả khung cảnh một phố huyện nghèo từ chiều tàn cho tới


đêm khuya. Cảnh chiều muộn hiện lên qua âm thanh: tiếng trống thu không,
tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đông ruộng, tiếng muỗi vo về ; qua hình ảnh : phiên
chợ tàn đầy rác rưởi ; qua mùi vị : mùi ẩm mốc bốc lên, mùi cát bụi quen thuộc,
mùi của đất, của quê hương ; Đó là một bức tranh chiều êm ả nhưng thấm đượm
nỗi bụồn man mác. Cuộc sống phố huyện về đêm được miêu tả qua những kiếp
người mòn mỏi, quẩn quanh và bế tắc : Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước tẻ
nhạt, bác phở Siêu với gánh hàng phở rong, giá đỉnh bậc xẩm với nghề hát dạo ế
ẩm. Thêm vào đấy là cảnh sống chập chờn của cụ Thi điên, chõng hàng đơn sơ
như cuộc sống nghéo nàn dưới bóng chiều tàn của chị em Liên,... tất cả đều tẻ
nhạt, nhàm chán, đều khơi gợi trong tâm trí người chứng kiến nỗi buồn thương
sâu sắc. Âm thanh, ánh sáng, bóng tối và con người trong bức tranh phố huyện
tưởng như rời rạc nhưng lại hoà quyện, cộng hưởng trong nỗi u buồn, trầm mặc
thật thấm thìa, xót xa.

-

Sống cuộc sống lặng lẽ, trầm buồn nhưng những kiếp người nhỏ bẻ không

tắt niềm hi vọng. Đám cư dân huyện nhỏ chờ chuyến tàu như là chờ đợi một sự
đổi thay để trong giây lát được thoát khỏi màn đêm tăm tối u trầm : “Chừng ấy
người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cuộc sống thường ngày
của họ”. Chị em Liền, đếm nào cũng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua. Bời
chuyến tàu đêm mang đầy hương vị và kỉ niệm. Âm thanh vả ánh sáng của đoàn
tàu gợi nhớ về một thời tuổi thơ tươi đẹp, sang giàu nơi đô thành hoa lệ, lấp đầy
khoảng trống mênh mông trong tâm hồn chị em Liên bằng những ước mơ, hoài
niệm, thắp lại ánh lửa hông của niềm khát khao trong tâm hôn hai đữa trẻ về một
cuộc sổng tốt đẹp và tươi sáng
Miêu tả tâm trạng , đợi tàu, Thạch Lam muốn khẳng định sự. bền bỉ của khát
vọng, ước mơ. Cuộc sống dù nghèo khổ, tù túng và bế tắc đến đâu vẫn không
thể dập tắt niềm hi vọng sống của con người.
-

Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ là một

truyện không có cốt truyện, Toàn bộ truyện chủ yếu tập trung miêu tả những
biến thái mong manh, mơ hồ trong tâm hồn trẻ thơ non nớt, bỡ ngỡ của chị em
Liên. Những trang viết miêu tả tâm trạng rất sâu sắc và tinh tế này khiến cho


thiên truyện giàu chất trữ tình, đọng lại nhiều dư ba trong tâm hồn người đọc.
-

Trong truyện, Thạch Lam sử dụng khá thành công thủ pháp nghệ thuật đối


lập, tương phản quen thuộc của bút pháp lãng mạn (giữa, một bên là sự nhạt
nhòa, buồn tẻ và bên kia là những, “toa đèn sáng trưng", là sự ồn ào, náo nhiệt),
khiến cho khung cảnh phố huyện càng thêm nghèo nàn, vắng lặng.
-

Truyện còn đặc sắc ờ lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình của Thạch Lam. Ẩn

sau mỗi hình ảnh và ngôn từ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm
với mọi biến thái của lòng người và tạo vật.
Hai đứa trẻ rất tiêu biểu cho loại truyện ngắn tâm tình của Thạch Lam.
Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi khả năng khai thác, tái hiện
thế giới nội tâm nhân vật của nhà văn, từ đó khơi dậy sự đông cảm, sẻ chia ở
người đọc.
*

Viết về những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi, quẩn quanh, truyện ngắn Hai

đứa trẻ thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của Thạch Lam đối với con
người. Yêu thương sâu sắc, Thạch Lam cũng nâng niu, trân trọng những mong
ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
II.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn

của Thạch Lam. Anh (chị) hãy :
a)Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này.
b) Chỉ ra những đóng góp mới của Thạch Lam cho tư tưởng nhân đạo trong
văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
2.Trong truyện Hai đứa trẻ, hình ảnh đoàn tàu được miêu tả như thể nào ? vì

sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyển tàu đêm đi qua phố huyện ?
NGUYỄN TUÂN
I.

NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP
1. Cuộc đời
a)Tiểu sử
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân


Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi
Hán học đã tàn, Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của
thế kỉ XX. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia
cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
-

Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang

viết độc đáo và tài hoa. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1996,
ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b) Con người
Nét nổi bật ở con người Nguyễn Tuân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân thể hiện ở sự gắn bó với các giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc. Ông yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ, yêu những phong cảnh
đẹp của quê hương, những thú chơi tao nhã như uống trà, chơi hoa, chơi chữ,
thả thơ,... Ông viết về các món an ngon cuạ dẫn tộc' bằng tất cá sự quan sát tinh
tế và niềm trân trọng.
-


Nguyễn Tuân là nhà văn giàu cá tính. Với ông, viết văn là cách để khẳng

định cá tính độc đáo của minh. Ông còn am hiểu nhiều ngành văn hoá, nhiều
môn nghệ khác như hội họa, điêu khắc ,sân khấu điện ảnh,…. vận dụng chúng
vào các trang viết. Những trang văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang một màu
sắc riêng rất dễ nhận, đó là nét tài hoa, uyên bác.
Sống với văn chương và bằng văn chương, Nguyễn Tuân là một nhà văn biết
quý trọng nghề nghiệp của mình Với ông, nghề văn luôn đối lập với sự vụ lợi.
Không những thế, nó thực sự là một nghề lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ
hạnh".
1. Sự nghiệp văn học
a) Quá trình sáng'tác và các đề tài chính
Có thể lấy mốc năm 1945 để chia quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân thành
hai giai đoạn : trước và sau Cách mạng tháng Tám.
-

Tác phâm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay


quanh ba đề tài : "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vàng bóng một thời" và đời sống
truy lạc; gồm : Một chuyến đi, Vàng bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư
đông mắt của,...
+ "Chủ nghĩa xê dịch" vốn là một lí thuyết vày mượn của phương Tây, chủ
trương: cuộc đời là những chuyến đi không mục đích, ,chỉ cốt thay, đổi để tìm
những cảm giác mới lạ và thoát li mọị trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời
cuộc, khi chưa gặp lí tưởng cách mạng, Tảc phẩm thể hiện rõ nhất mảng đề tài
này là Một chuyến đi (1938). Tuy nhiên, ngay ở mảng đề tài gắn với một lí
thuyết có phần tiêu cực này, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng thiết tha
gắn bó của ông với cảnh sắc và phong vị của đất nước bằng những trang văn

uyên bác và tài hoa.
+ Sự bất mãn và bất lực trước cuộc đời hiện tại dường như cũng tự nhiên đưa
Nguyễn Tuân đi tìm những vẻ đẹp trong quá khứ nay chỉ còn "vàng bóng", ông
viết về những tư tưởng đạo đức của, những thú chơi lành mạnh, tao nhã, lịch
thiệp,... dưới con mắt của một nhà nho tài hoa bất đắc chí. Có thể nói, chính với
mảng đề tài này, Nguyễn Tuân đã hình thành nên sở trường của mình, đông thời
cũng bước đầu gặt hái được những thành công xuất sắc trong sự nghiệp. Nổi bật
trong mảng để tài vẻ đẹp "một thời vàng bóng" là hình ảnh các nhân vật khảng
khái, khí phách ngang tàng nhưng cũng rất tài hoa (như Huấn Cao trong Chữ in
tử tù).
+ Nguyễn Tuân khai thác đề tài đời sống truỵ lạc như một phương cách giải
thoát khỏi thực tại đen tối. ở những tác phẩm này, người đọc dễ nhận ra hình ảnh
một cái tôi hoang mang, bể tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và
thuốc phiện. Tuy nhiên, cũng chính từ cuộc đời nhem nhuốc và phàm tục đó. đôi
khi lại thấy một cái tôi thực sự khát khao vượt lên tất cả để bước đến một thể
giới tính khiết, thanh cao trên đôi cánh của nghệ thuật (Chiếc lư đông mắt cua).
Vào những năm cuối cùng của chế độ thuộc địa, trong tâm trạng hoang
mang, bế tắc cực độ, Nguyễn Tuân còn tìm đến một đề tài mà ông gọi là “yêu
ngôn”, viết về thế giới hoang đường, ma quỷ theo kiểu Liêu Trai chí dị của Bô


Tùng Linh. Tuy vậy, những tác phẩm này vẫn chứa dựng ít nhiều tinh thần dân
tộc và “thiên lương” của tác già.
-

Lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội đương thời đưa Nguyễn Tuân

đến với cách mạng và kháng chiến, cũng đông thời mở ra một trang mới trong
sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Hào hứng, náo nức và nhiệt thành, Nguyễn
Tuân đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ

chính trị của đất nước. Hình tượng chính trong những sáng tác của Nguyễn Tuân
sau Cách mạng là nhân dân lao dộng và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang
đầy dũng cảm nhưng vẫn rất mực tài hoa, là những con người của chính nghĩa
với khí phách anh hùng và tư thế sang trọng, hào hoa.
Các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân giai đoạn này là : Tình chiến dịch
(1950) , Sông Đồ (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Kí (1976),...
b) Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và đặc
sắc.
-

Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều rất tài hoa và uyên bác. Mỗi nhân vật

của ông dù thuộc loại người nào cũng đều trở thành những nghệ sĩ trong nghề
nghiệp của mình. Trước Cách mạng, ông đi tỉm những cái đẹp "vàng bóng một
thời". Sau Cách mạng, ông phát hiện ra chấl tài hoa nghệ sĩ ở cá những con
người bình thường nhất.
+ Nguyễn Tuân luôn khát khao tìm kiếm những cảm giác say mê mới lạ. Bởi thế
mà ít thấy trong văn Nguyễn Tuân sự bằng phẳng, nhợt nhạt, tĩnh lặng. Ông là
nhà văn mẫu mực của những tính cách phi thường; của những tình cảm, cảm
giác nãnh liệt; của những phong cảnh tuyệt mĩ; của rừng núi thiêng liêng hay
của những thác ghềnh dữ dội;
-

Phong cách tự,do, phóng túng cùng ý thức sâu sắc về cái tôi đã đựa

Nguyễn Tuân đến với thể tuỳ bút. Đến Nguyễn Tuân, tuỳ bút đã thực sự có một
bộ mặt đáo và mới mẻ.
+ Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn có công lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn
học dận tộc. Với một; kho từ vựng phong phú, với khả năng tổ chức câu văn



giàu tinh tạo hình, giàu nhạc; điệu, Nguyễn Tụân đã tạq nên một bước chuyển
đáng kể, đông thời Với những đóng góp phong phú, độc đáo cho nền văn học
Việt Nam hiện đại,
+ Nguyễn Tuân xứng đáng được tồn vinh là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá
lớn.
II.CÂU HỎI ÔN TẬP
1.

Theo anh (chị), cuộc đời và con người Nguyễn Tuân ảnh hưởng như thế

nào tới việc hình thành nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong văn học
2.

Phân tích những nét đặc sắc trọng phong cách nghệ thuật của Nguyễn

Tuân.
3. Nguyễn Tuận đựợc coi là “người suốt đời đi tìm cái đẹp”. Qua .việc phân tích
vẻ đẹp trữ: tình của hình tượng;sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, hãy
làm sáng tỏ nhận định trên:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
I. NỘI DONG TRỌNG TẦM CẦN ỔN TẬP
1.

Tác giả, tác phẩm
a)Tác già : Xem bài Nguyễn Tuân, trang 7-10.
b) Tác phẩm
Chữ người, từ. Tù là thiên truyện xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vàng


bóng một thời (xuất bản lần đầu năm 1940) của Nguyễn Tuân.
2.

Nội dung, nghệ thuật
-

Chữ người tử tù là tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của con người - được kết tinh

trong hình tượng Huấn Cao - nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng mà nhà văn hằng ấp
ủ, thờ phụng. Đó là một con người tài hoa, có tài viết chữ rất đẹp. Chữ Huấn
Cao thể hiện nhân cách cao khiết phi thường. Nó quý giá không chỉ vỉ được viết
rất nhanh và rất đẹp", không chỉ vì nét chữ "đẹp lắm, vuông lắm mà quan trọng
hon là những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành
của một đời con người". Bởi thế cho nên "Có được chữ ông Huấn mà treo là có


một báu vật trên đời".
Huấn Cao còn là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, ông bình tĩnh đón
nhận sự đoạ đày của tù ngục, coi thường cái chết và rất khinh bỉ những kẻ cam
tâm phục vụ chể độ thống trị.
Không chỉ tài hoa, khí phách, ở con người này còn toả sáng bởi "thiên lương"
trong sạch. Ông tỏ thái độ khinh bạc đến tàn nhẫn khi chưa hiểu quản ngục ngay
cả khi được ông ta biệt đãi. Nhưng ông đã mềm lòng khi biết rõ thực chất của
con người tuy sổng nơi tàn ác xấu xa mà vẫn giữ được “thiên lương lành vững”.
“Cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, ông sẵn lòng cho
chữ trong đêm cuối cùng của tử tù ở nhà giam tỉnh Sơn.
Có thể nói Huấn Cao là nhân vật tiêu biểu, bộc lộ rõ quan điểm thẳm mĩ của
Nguyễn Tuân : cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, chữ tài phải gắn với chữ tâm.
-


Bên cạnh Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục cũng là một sáng tạo thành

cổng của Nguyễn Tuân. Viên quản ngục mang một nhân cách đẹp : giữa chốn
ngục tù đầy lọc lừa, dối trá và tàn nhẫn mà vẫn giữ được “thiên lương lành
vững”, vẫn biết say mê, yêu quý, trân trọng và nâng niu cái đẹp, cái tài. Viên
quản ngục là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật
đều hỗn loạn xô bồ", tôn vinh thêm vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình huống truyện giàu kịch tính, độc đáo và
hấp dẫn. Ngôn ngữ tác phẩm giàu tính tạo hình, gợi không khí cổ xưa rất phù
hợp để nói về "một thời vàng bóng". Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp
tương phản đối lập. Ngoài ra còn phải kể đến nhịp điệu và kết cấu câu văn cân
đối, hài hoà tạo nên chất nhạc và chất hoạ góp phần làm đậm nét cỗ kính, trang
nghiêm của truyện. ,
*

Truyện ngắn Chữ người tử tù ngợi ca vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang

bất khuất và thiên lương trong sáng của con người. Tác phẩm thể hiện nổi bật
những quan điểm thầm mĩ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tạm.
II.

CẦU HỎI ÔN TẬP
1. Cảm nhận của ảnh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao


trong truyện ngẳn Chữ người tử tù.
2. Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét : “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống

bằng tài nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng
người ngay của viên quan, coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào
giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bô”.

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
1. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP _
1. Tác giả, tác phẩm
a)Tác giả
Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo.
Ông mồ côi cha từ khi mới được bảy tháng tuổi, được người mẹ tào tần nuôi cho
ăn học. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ trọng Phụng đi làm kiếm sống, nhưng
chẳng bao lâu thì mất việc. Từ đó, ông sống bàng nghề báo và viết văn chuyên
nghiệp. Vì lao động quả sức, ông mắc bệnh lao và mất khi tài năng đang nở rộ
(ở tuổi 27).
Vũ Trọng Phụng có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy mười năm cầm bút
(1930 - 1939), nhà văn đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm phong phú
gồm nhiều thể loại : kịch, truyện ngắn, phóng sự và tiểu thuyết. Sáng tác của Vũ
Trọng Phụng thể hiện niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội tàn bạo và thối nát
đương thời.
b)Tác phẩm
-

Tiểu thuyết Số đỏ đăng báọ năm 1936, được xếp vào hàng những tác phẩm

xuất sắc nhất của vận xuôi Việt Nam từ lchi.có chữ quốc ngữ. Thông qua tác
phẩm này, "nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo
lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời". Từ chuỗi vận đỏ của nhân vật Xuân Tóc
Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cách chân thực cái quy luật tưởng chừng
như vô lí nhưng lại rất thật : Đặt vào xã hội nhố nhăng đương thời, một kẻ bất

tài, bịp bợm cũng trở thành một đại trí thức, một "anh hùng cứu quốc" ; một mụ


me Tây dâm đãng cũng có thể được tặng bằng “Tiết hạnh khả phong” ; ... Từ đó,
người đọc có thể nghĩ tới cái sân khấu chính trị đương thời vốn không ít những
kẻ tai to mặt lớn thực chất chỉ là những Xuân Tóc Đỏ. Chính bởi điều này cho
nên dù nhà văn chỉ mới phê phán xã hội thành thị ở phương diện sinh hoạt đạo
đức, nhưng số đỏ cỏ ý nghĩa thời sự và tính chiến đấu khá rõ.
về mặt nghệ thuật, số đỏ thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp
châm biếm đặc biệt sắc sảo. Ngoài ra, trong số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng
được một số nhân vật phản diện điển hình mang tính chất hí hoạ vào loại sớm
nhất trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.
-

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tác phẩm số

đỏ. Tiêu đề đầy đủ của chương là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa
cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu.
2.Nội dung, nghệ thuật
-

Nhan đề của chương truyện là Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia bao

giờ cũng đau thương, sầu não, nhưng đây lại là một tang gia hạnh phúc. Chương
truyện đã cho ta thấy rõ một cảnh tượng ngược đời trong một xã hội trớ trêu
đúng như cái nhan đề ấy.
Đám tang của cụ cố tổ đã được đám con cháu mong đợi từ lâu và được tổ
chức nổi đình nổi đám nhất Hà thành lúc bấy giờ. Nó chẳng khác gì một đám
rước, ầm ĩ, om sòm, hổ lốn. Mỗi người, náo nức một niềm sung sướng riêng : cụ
cố Hông ngất ngây vì sắp được thiên hạ khen "già", ông Phán mọc sừng hết sức

mãn nguyện vì khoản tiền 200 đông cho "người chông mọc sừng", ông Văn
Minh hài lòng đến mê mẩn vì cái chúc thư kia đã được đưa vào thực hành, cậu
Tú l an háo hức vỉ sắp được chụp ảnh "nghệ thuật", cô Tuyết lại được dịp "mặc
bộ y phục ngây thơ" để biến đám tang thành một bữa tiệc dạ hội tươi mát. Cụ bà
thì sung sướng. Đám bạn bè cụ cố đến tang lễ như đến đám mừng thọ hay duyệt
binh để ra sức triển lãm những huân huy chương đầy ngực và râu ria dầy mép.
Hai thầy cảnh sát Min đơ và Min toa thì "sung sướng cực điểm", sư cụ Tăng Phú
cũng đến với đám ma như một lịp để "đánh đổ được Hội' Phật giáo", đám "trai
thanh gái lịch" thêm dịp để ghen uông nhau, cười tình với nhau, chim chuột


nhau... Riêng Xuân Tóc Đỏ vừa được thêm năm đông vừa tăng thêm danh tiếng.
Đó là bộ mặt thật ;‘chó đểu” ẩn sau cái nặt nạ giả đạo đức, nhân nghĩa của cái xã
hội nhố nhăng đương thời.
Đặc biệt nhất là ông Phán mọc sừng. Ông ta "oặt người đi khóc mãi
không .thôi" như không đủ sức tỏ lòng hiếu thảo với người quá cố. Nhưng kì
thực lúc đang khóc đến lả người đi như thế, ông ta đã bí mật dúi vào tay thằng
Xuân cái giấy bạc năm đông gấp tư để trả công vì Xuân đã làm cho cụ tổ lăn
đùng rá chết. Đây là pha trào phúng tinh vi nhất, là đỉnh cao của trò diễn này.
-

Có thể nói toàn bộ đám. tang là một tấn đại hài kịch. Nghịch lí giữa hạnh

phúc và bất hạnh, giữa vui sướng và đau khổ, giữa cái trang nghiêm và bát nháo
ngố nhăng và cao hơn là giữa cái thật và cái giả dối ấy đã được phơi bày tất cả
cái thói đạo giả trong gia đình "thượng lưu" và xã hội thành thị Việt Nam bấy
giờ.
Trong chương truyện đậm chất trào phúng này, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên
những tình huống trào phúng đặc sắc, xây dựng thành công những chân dung
trào phúng điển hình sinh động, với giọng điệu trào phúng mỉa mai, thâm thuý,

sâu cay. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, những cách
chơi chữ, so sánh bất ngờ độc đáo…được sử dụng một cách đan xen linh hoạt
đem lại những hiệu quả nghệ thuật đáng kể trong việc làm nổi bật chủ đề
chương truyện.
*

Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, qua đoạn trích Hạnh phúc của một

tang giá, Vũ Trọng Phụng đã mỉa mai, châm biếm thỏi đạo đức giả, hợm hĩnh,
rởm đời của xã hội "thượng lưu" ở thành thị trong xã hội thuộc địa phohg kiến
Việt Nam trước Cách mạng thắng Tám.
II. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày ý nghĩa nhan đề chương XV – Hạnh phúc của một tang gia.
2. Nhận xét về nghệ thuật tràọ phúng của Vũ Trọng Phụng trọng đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia, Chạ Văn sồn khẳng định : -“Tiếng cười trẳo phúng
lả tiếng cười của tư tưởng. Người ta không chỉ được cười sảng khoái mà còn
muốn được thấy tầm cỡ tư tưởng của tiếng cười đó nữa. Vũ Trọng Phụng quả là


một tài năng trào phúng dồi dào khi tạo ra tiếng cười nhự thế ở mọi cấp độ của
truyện : từ vĩ mô đến vi mô, từ mâu thuẫn trào phúng tạo nên tình huống trào
phúng bao trùm cả chương truyện, đến các chân dung trào phúng, và cả những
chi tiết trào phúng nữa”;
Bằng những hiểu biết của anh (chị) về nghệ thuật cùa đoạn trích Hạnh phúc
của một tang gia, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

3. Bức tranh xẵ hội "thượng lưu" thành thị được Vũ Trọng Phụng phơi bày
như thế nào trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ?


NAM CAO
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP
1. Cuộc đời
a) Tiểu sử
Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia
đình nông dân ở làng Đạỉ Hoàng, tổng Cao Đài, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân,
tỉnh Hà Nam. Học hết bậc Thành chung, năm 1935, Nam Cao theo người cậu
vào Sài Gòn kiếm sống. Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải về quê.
Nam Cao làm nhiều nghề nhưng cuộc sống rất chật vật, khi làm ông giáo trường
tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc lại phải về quê sống nhờ vợ.
Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cửu quốc năm 1943. Từ đó tới lúc hi sinh
(1951) , ông một lòng tận tuỵ phục vụ cách mạng và kháng chiến. Nam Cao là
nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX và là một trong những
đại diện xuất sắc nhẩt của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945.
Nam Cao củng là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu nền văn
học mới sau Cách mạng. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b)Con người
Con người Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác
của ông :
-

Bề ngoài Nam Cao ít nói, cỏ vẻ lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm thì luôn

luôn sôi sục. Trong tâm hồn nóng bỏng ấy thường xuyên diễn ra cuộc xung đột


âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm
và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh
thần cao cả và những dục vọng phàm tục. Điều này thể hiện rất rõ trong các tác

phẩm Nam Cao viết về người trí thức.
-

Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp bức và

khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm, không có tình thương với đông loại
Thì không đáng gọi là người, chirlaf một thứ quái vật bị sai khiến bởi long tự ái,
Mỗi tác phẩm của ông viết về người nghèo là một thiên trữ tình đầy xót
thương đối với những kiếp, lầm than. .
-

Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đông loại, từ kinh nghiệm lực

tế mà đưa ra những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết. .
2. Sự nghiệp văn học
a) Quan điếm nghệ thuật
-

Mặc dù không có những tác phẩm chính luạn chuyên bàn về quan điểm,

ghệ thuật, nhưng rải rác trong các sáng tác của Nam Cao cho thấy quan điểm
ghệ thuật của ông được thể hiện khá hệ thống, nhất quán và có nhiều điểm tiến
bộ so với phần đông các nhầ văn cùng thời.
-

Nam Cao là người phê phán chất thoát li tiêu cực của văn học lãng mạn

đương thời một cách toàn diện và sâu sắc. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật "lừa
dối", âm hưởng chủ đậo của nó toàn là cái "giọng sướt mướt của kẻ thất tình".
Lên án văn học lãng mạn thóat li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm

“nghệ thuật vị nghệ thuật”, khẳng định văn học hiện thực, khẳng định “nghệ
thuật vị nhân sinh”. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn: bó với đời sống cảa
nhân dân lao động, "nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những
kiếp lầm than" và nhà văn ''phải đứng trong lao khổ mở hồn đón lấy tất cả những
vàng động của đời.(Giăng sáng).
-

Cùng với việc phê phán không khoan nhượng văn học lãng mạn thoát li,

Nam Cao còn chỉ rõ hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực một cách
mờ nhạt, ý nghĩa xã hội non kém. Theo ông, “một tác phẩm thật giá trị, phải
vượt lên bên trên tất cả các bờ cội và giới hạn”, đặc biệt phải thấm nhuần nội


dung nhân đạo cao cả "chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau
đớn, lại vừà phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó
làm cho người gần người hơn".
-

Trong số các nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,

Nam Cạo là người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của minh. Theo ông,
nghệ vặn trước hết phải là một nghề sáng tạo. Nhà văn phải biết "khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". Để làm được công việc
khó khăn ấy, Nam Cao cho rằng nhà văn "phải đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét
và suy tưởng không biết chán", đặc biệt, phải có lương tâm nghề nghiệp, nhất là
không được cẩu thả, bởi "cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
-

Điều đáng lưu ý nhất là Nam Cao luôn đòi hỏi nhà văn phải có tinh thần


nhân đạo cao cả. Trong Đời thừa, dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật, nhưng
vì cuộc sống, vì chân lí tình thương, Họ vẫn có thể chấp nhận hi sinh nghệ thuật.
Bài học rút ra từ nhân vật Họ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết
phải sống cho nhân đạo.
Quan điểm nghệ thuật tiến bộ này góp phần quan trọng đế Nam Cao có nhiều
chuyển biến ngay sau khi tham gia cách mạng. Từ việc thấy rõ trách nhiệm phản
ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân lao động, Nam Cao khẳng định sứ mệnh
của nhà văn lúc đó là phải phục vụ cho cuộc khảng chiến. Đây là một bước tiến
vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của ông. Nó cho thấy sự gặp gỡ tất yếu
giữa văn học hiện thực chân chính và văn học cách mạng.
b) Quá trình sáng tác vù các đề tài chính
-

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng gồm gần 60 truyện ngắn, một

truyện vừa (Truyện người hàng xôm), một tiểu thuyết (sống mòn), một số vở
kịch ngắn và lấy bài thơ...
-

Truyện của Nam Cao chủ 'ếu xoay quanh hai đề tài : người trí thức nghèo

và người nông dân nghèo. Đù viết về đề tài nào, truyện của ông cũng thể hiện tư
tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị huỷ hoại
về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Ở mỗi đề tài, ông lại có những
khám phá riêng.


+ Ở đề tài người trí thức nghèo, nhân vật chính của Nam Cao là những nhà
văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,... mang nhiều hoài

bão cao đẹp, khát khaọ được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội,
được khẳng định trước cuộc đời. Nhưng họ đã bị xã hội bất công và cuộc sống
nghèo đói "ghì sát đất", vùi lấp phũ phàng hoài bão và ước mơ cao đẹp. Ở mảng
đề tài này, đóng góp nổi bật trước hết của Nam Cao là đã phản ánh một cách
chân thực thực trạng buồn thảm, cơ cực của người trí thức tiểu tư sản nghèo,
đông thời phần nào phác hoạ được bức tranh đeii tối, u ám của xã hội Việt Nam
đang đứng trước bờ vực thẳm của sự khủng hoảng trước Cách mạng. Tiêu biểu
là các tác phẩm : Đời thừa, sống mòn, Nước mắt,...
+ Ở mảng đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao cũng thường lấy nguyên
mẫu từ những người quen biết, thân thuộc trong cái làng Đại Hoàng lam lũ của
ông để xây dựng nên những nhân vật như dì Hảo, lão Hạc, lang Rận, Chí
Phèo,...
-

Qua những sáng tác ở mảng đề tài này, Nam Cao đã phản ánh chân thật

cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân sau luỹ tre làng. Thông qua
những số phận của họ, ông nêu lcn tình trạng bất công ở nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểú lâ : Chỉ Phèo, Tư cách mõ, Mội bữa
no,...
-

Sau Cách mạng tháng Tám, với những tác phẩm có giá trị như: truyện ngắn

Đôi mắt (1948), nhật kí Ở rừng (1948) và tập bút kí Chuyện biên giới (1950),
Nam Cao đựơc xem là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học giai đoạn
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Sáng tác của ông trong thời kỉ
này ca ngại công cuộc kháng chiến, khẳng đinh Tập trường và thái độ đúng đắn
của nhà văn đối với nhân dân và cách mạng.
c) Phong cách nghệ thuật

Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nạm, Nam Cao là một cây bút có phong
cách nghệ thuật độc đáo. Nam Cao quan tâm đặc biệt tới đời sống tinh thần của
con người, luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm sâu xa của con người dù
viết về người nông dân hay nguôi trí thức. Ông luôn đề cao tư tựởng, đặc biệt


chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những
hành động bên ngoài, ông là nhà văn có biệt tài miêu tả và phân tích tâm lý nhân
vật. Nam cao còn tỏ ra đặc biệt sắc sảo trong vịệc phân tích và diễn tả những quá
trình tâm lí phức tạp củạ nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh,
dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền lành và dữ tợn,
giữa con người với con vật,...
Do am hiểu tâm lí nhân vật, Nam cũng là một "nhà độc thoại, đối thọại nội
tâm" sâu sắc. Mặt khác cũng do yêu cầu miêu tả tâm lí, miêu tả mạch tự sự của
tác phẩm, Nam Cao thường đảo lộn thời gian và không gian, tạo nên những kiểu
kết cấu tâm lí vừa phóng túng, linh hoạt lại vừạ nhất quán, chặt chẽ.
Trong những sáng tác của Nam Cao, có nhiều cái rất nhỏ nhặt, xoàng xĩnh,
thế nhưng từ những sự việc quen thuộc, thậm chí tầm thường tróng đời sống
hằng ngày, tác phẩm của Nam Cáo đã đặt ra những vấn đề co ý nghĩa xã hội to
lơn, thể hiện những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng : buồn thương, chua chát ; dửng
dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương ;....
II.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.

Trình bày quan điếm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.


2.

Viết bài văn ngắn phân tích triết lí sâu sắc về con người được Nam Cao thể

hiện trong mội hoặc vài truyện ngắn mà anh (chị) đã được học hoặc đọc.
CHÍ PHÈO
(Nam Cao)
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP
1.Tác giả, tác phẩm
a)Tác già : Xem bài Nam Cao, trang 15-18.
b) Tác phẩm
Truyện ngắn Chí Phèo nguyện có tên là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách lần
đầu năm 1941, Nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi
in lại trong tập Luống cày (Hội Văn hoá cửu quốc xuất bản, 1946), Nam Cao đặt
lại tên tác phẩm là Chỉ Phèo.


2.Nội dung, nghệ thuật
-

Truyện kể về cuộc đời và số phận bi thảm của người nông dân nghèo trước

Cách mạng tháng Tám năm 1945, thông qua nhân vật trang tâm là Chí Phèo.
+ Vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về,
sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà lí
Kiến. Vì chuyện "ghen tuông", lí Kiến đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã
biến Chí từ một người lương thiện thành một kẻ lưu manh. Khi Chí ra tù, về
làng thì các thể lực như bá Kiến đã hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng của việc
tha hoá Chí Phèo: biến một tên lưu manh thảnh một con quỷ dữ, ngày càng hung
hãn, ngang ngược với những cơn say triền miên và những cuộc đâm thuê chém

mướn, rạch mặt ăn vạ, la làng. Chí Phèo đã bị biến thành tay sai của bá Kiến xảo
quyệt "róc đời", để rồi tự huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính mà không hay
biết, thậm chí còn huyễn hoặc, vênh vàng, lấy đó làm đắc chí.
+ Tuy nhiên, từ sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo dần thức tỉnh. Những âm thanh
rất đỗi bình dị mà thân thương trong buổi sáng thức dậy sau đêm gặp thị Nở đã
gợi nhắc giấc mơ xa xôi của một thời : một mái nhà tranh, một gia đình nhỏ. Chí
thấy mình cô độc, buồn cho hiện tại, nhớ về quá khứ và Sợ tương lai, nhất là khi
đã già yếu. Tác động mạnh mẽ nhất kéo lương tri Chí trở về chính là chăm sóc
mộc mạc, ân tình của thị Nở. Chí thèm được trở lại làm người lương thiện.
Nhưng xã hội ấy không chấp nhận, cả làng Vũ Đại không ai chấp nhận,
không ai cho anh Chí hiền lành ngày xưa một cơ hội. Ngay cả thị Nở cũng cự
tuyệt Chí một cách phũ phàng. Đáu đớn, tuyệt vọng đến khôn cùng, Chí đã cầm
dao giết chết bá Kiến và tự kết liễu đời mình:
Tác phẩm Chí Phèo cho thấy nghệ thuật viết truyện ngắn xuất sắc của Nam
Cao: tình tiết truyện biến hoá giàu kịch tính ; nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí
nhân vật tinh tế, sâu sắc ; ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi,
tự nhiên ; giọng văn trần thuật linh hoạt, kết họp hài hoà giữa đối thoại và độc
thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Nồi bật nhất là nghệ thuật xây dựng
nhân vật điển hình. Nhân vật Chí Phèo từ trang sách bước vào cuộc đời, sống
lâu bền trong tâm trí của độc giả nhiều thời đến mức trở thành tên gọi chung cho


một loại người đặc biệt trong xắ hội.
*

Truyện ngắn Chí Phèo khắc hoạ số phận khốn cùng, bi thảm của người

nông dân nghèo trong xã hội cũ và thể hiện niềm cảm thương, trân trọng của
Nam Cao đối với họ, đông thời tố cáo tội ảc của xã hội thuộc địa phong kiến ở
Việt Nam trước Cách mạng.

III.

CÂU HỎI ÔN TẬP

HUỐNG DẪN ÔN TẬP..........................................1
MÔN NGỮ VĂN..................................................1
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP..............................4
II.CÂU HỎI ÔN TẬP..........................................26
ũ......................................................66
I.NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP............................116
1.Tác giả, tác phẩm........................................116
Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở xã Võ Việt................116

Anh (chị) có đông tình với ý kiến trên không ? Đọc kĩ đoạn trích và phân tích
ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo theo cảm nhận của cá nhân mình.

1.Đoạn miêu tả những thay đổi trong con người Chí Phèo từ khi gặp thị Nở
là một đoạn văn đầy xúc động, đông thời thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam
Cao. Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên.

2. Với Chí Phèo, Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ gì về tư tưởng
nhân đạo ?

ĐỜI THỪA
(Nam Cao)
1. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CAN ÔN TẬP.
1. Tác giả, tác phẩm
a) Tác giả : Xem bài Nam Cao, trang 15-18.
b)Tác phẩm
Truyện ngắn Đời thừa, đăng lần đầu trên tuần báo Tiểu thnyết thứ bảy số

490, ngày 4-12 - 1943, là một trong những sáng tác đặc sắc về đề tài trí thức tiểu
tư sản,Tác phẩm thể hiện khá hoàn chính tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
2. Nội dung, nghệ thuật


-

Trong Đời thừa, Nam Cao đi sâu miêu tả tấn bi kịch tinh thần của nhân vật

Hộ - một nhà văn nghèo. Tấn bi kịch tinh thần của Hộ bắt nguồn từ hoàn cảnh
trớ trêu, oái oăm mang ý nghĩa tiêu biểu cho không ít trí thức tiểu tư sản lúc đó.
+ Bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng, có hoài bão lớn lao nhưng bị gánh
nặng cơm áo đè xuống, phải chịu đựng một cuộc sống vô ích, một "đời thừa" bi kịch “vỡ mộng văn chương”.
Với Hộ, văn chương là niềm vui to lớn, không có lạc thú vật chất nào sánh
kịp. Văn chương là lí tưởng, là lẽ sống của đời anh : "Đói rét không có nghĩa lí
gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài
bão lớn". Đối với Hộ, nghệ thuật là tất cả. Hộ mong muốn có được một tác
phẩm kiệt xuất mang tầm cỡ toàn cầu : "Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm
nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời [...], chỉ viết một quyển thôi,
nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nô-ben và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu !".
HUỐNG DẪN ÔN TẬP..........................................1
MÔN NGỮ VĂN..................................................1
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP..............................4
II.CÂU HỎI ÔN TẬP..........................................26
ũ......................................................66
I.NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP............................116
1.Tác giả, tác phẩm........................................116
Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở xã Võ Việt................116
-


Thời gian trần thuật của câu chuyện kéo dài trong khoảng một ngày: bắt

đầu từ buổi sáng Hộ đọc sách rồi đi ra phố, uống say trở về nhà đến buổi sáng
hôm sau khi Hộ tỉnh rượu. Nhà văn đã sử dụng xen kẽ các đoạn hồi ức khiến câu
chuyện được kể kéo dài cả một quãng đời của Hộ. Điều đó làm nên tính hàm súc
cho thiên truyện. Một truyện ngắn nhưng lại truyền tải được nội dung của cả một
tiểu thuyết. Đây là một thành công của Nam Cao trong sáng tác truyện ngắn nhờ
nhà văn biết cách kết hợp khéo léo các mạch kể, hồi tưởng và độc thoại nội tâm.
*

Diễn tả tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, Nam Cao vừa chia sẻ, đông

cảm, trân trọng, vừa lên án cái xã hội đã bóp nghẹt tài năng và ước mơ chân
chính của người trí thức. Truyện ngắn Đời thừa cũng thể hiện những quan điểm


nghệ thuật tiến bộ của tác giả.
IV.

CÂU HỞI ÔN TẬP
1.Nêu ý nghĩa của hai chữ “đời thừa” được dùng làm nhan đề truyện.
2.Phân tích những mâù thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Hộ đế làm

nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
3.Phân tích những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Đời thừa.
4.Có ý kiến cho rằng, Đời thừa là truyện ngắn mang ý nghĩa tuyên ngôn
nghệ thuật của Nạm Cao. Từ những hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
I.

NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP
1.

Tác giả, tác phẩm
Tác giả

a)
-

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho ở

làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là làng Dục Tú, huyện Đông
Anh, Hà Nội), ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1943, Nguyễn Huy
Tưởng tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Tháng 8 - 1945, ông Là đại biểu Văn
hoá cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào.
-

Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề lài lịch sử và

có đóng góp nổi bật nhất theo và kịch: Bình sinh, ông luôn khao khát viết đợc
những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh, những hỉnh
tượng hoành trang về lịch sử bi Hùng của dân tộc ; khao khát nói lên được
những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Văn
phong của ông vừa giận dị, trong sáng ; vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được Nhả nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.



b) Tác phẩm
Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng
Long khỏang năm 1516-1517 dưới chiều Lê Tương Dực. Tác phẩm được
Nguyễn huy Tưởng viết song vào mùa hè năm 1942, đề tựa tháng 6-1942.
Đoạn, trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi thứ năm - hồi cuối cùng của kịch
Vũ Như Tô, là đỉnh cạo bi kịch của những người nghệ sĩ nhiều tài năng, nhiều
khát vọng mà không có điều kiện thi thố, thực hiện ở đời, .
2. Nội dung, nghệ thuật
-

Hành động kịch xây dựng dựa trên các mâu thuẫn :

+ Mâu thẫn giữa tập đoàn phong kiến đoàn phong kiến thối nát Lê Tương
Dực Với quyền sống của nhân dân. Mâu thuẫn trở nên gay gắt khi Vũ Như Tô,
một kiến trúc sư thiên tài bị tên hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu
Trùng Đài làm nơi vui chơi, hưởng lạc. Công trình đang hùng vĩ tráng lệ thi
nhanan dân lại càng bị bần cùng vì sưu cao thuế nặng, phủ phẻn, tập dịch.
Mâu thuẫn này chủ yếu được thể hiện hai ở những hồi; trước của vô kịch,
đến cuối hồi này đã trở thành cao trào và được giải quyết bẳng con đường.bạo
lực của phe nôi loạn, nhân dân nôi dậy, bạo chúa Lê Tương Dực đã bị giết chết,
Vũ Như Tô đi ra pháp trường.

;

.

+ Mâu thuẫn thứ hái là mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ
trong con người Vũ Như Tô, giữả quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của
muôn đơi với lợi ích thiết thực củầ nhân dân.

Vũ Như Tô vẫn từng ôm ấp hoài bão về một công trình hơn mọi kì quan
khác, ông khát khao xây dụng Cửu Trùng Đài thành "toà đài hoa lệ, thách cả
những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công", một công trình trường
tồn vĩnh hằng với thời gian. Nhưng niềm khao khát ấy chính là nguyên nhân vô
tình đấy ông đến vòng xoáy bi kịch, trở thành kẻ thù của nhân dân ; khiến ông
phải luôn sống trong ngổn ngang, bộn bề tâm trạng, những giằng xé đớn đau của
một người nghệ sĩ có nhân cách.
Lí tưởng của Vũ Như Tô đã trở thành hư vô vì xa rời thực tế. Vũ Như Tô đã
phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình. Càng sáng suốt trong nghệ thuật bao


nhiêu thì ông lại càng mê muội trong toan tính đời thường bấy nhiêu. Chính vỉ
thế, mâu thuẫn này không bao giờ giải quyết được triệt để, đó là mâu thuẫn giữa
cái đẹp và cái thiện, chỉ có thể được giải quyết khi đời sống tinh thần, nhu cầu
về cái đẹp của nhân dân được nâng cao.
-

Các nhân vật chính thể hiện tập trung tư tưởng của vở kịch là Vũ Như Tô

và Đan Thiềm :
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao,
say mê sáng tạo cái đẹp, là một nghệ sĩ có nhân cách và hoài bão lớn, có lí tưởng
nghệ thuật cao cả. Nhưng Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch. Những say mê,
khát vọng trong ông mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có
những bước sai lầm. ông không nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài cho đất nước
lại bị xem là tội ác.
+ Nếu như Vũ Như Tô là người nghệ sĩ đam mê sáng tạo cái đẹp thì Đàn
Thiềm là người đam mê cải tài, ở đây là tài sáng tạo ra cái đẹp. Vì đam mê tài
năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên
mình để bảo vệ cái tài ấy. Với nét tính cách ấy, Đan Thiềm xúng đáng là người

tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô. Nhưng nếu Vũ Nhự Tô đam mê sáng tạo đến mức
không hề chú ý, không hề biết đến hoàn cảnh quanh mình, thì Đan Thiềm lại
luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp. Biết chắc ước vọng xây đài lớn
không thành, tâm trí nàng chỉ còn tập trung vào việc bảo vệ an toàn tính mệnh
cho Vũ Như Tô.
-

Thái độ của nhà văn :

+ Tác giả cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đông thời trân trọng tài
năng, hoài bão của người nghệ sĩ khát khao sáng tạo ra cái đẹp.
+ Trân trọng Vũ Như Tô nhưng tác giả cũng thể hiện rất rõ quan điểm: nghệ
thuật đích thực phải gắn với quyền lợi của nhân dân.
Đoạn trích đã khắc hoạ thành công tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả
diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, tinh tế. Kịch tính đặc sắc bất ngờ được thể
hiện qua đối thoại, hành động, Gác lời chú thích .nghệ thuật,... Các lớp kịch
được chuyển linh hoạt tự nhiên, liền mạch.


×