Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI dự THI CUỘC THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH TRUNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 9 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp.
- Trường THPT Phú Điền.
- Địa chỉ: Ấp Mỹ Thạnh – Xã Phú Điền – Huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp.
- Điện thoại: 0673.965.888.
- Email:
- Họ và tên nhóm học sinh:
1. Nguyễn Văn Định.
2. Nguyễn Vạn Hên.


1. Tên tình huống: “DỰNG TRẠI – CHƠI MÀ HỌC!”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
“Cắm trại” là một trong những hoạt động phong trào mà hầu hết tất cả các học
sinh đều mong muốn được tham gia. Hoạt động “cắm trại” trong nhà trường có rất
nhiều ý nghĩa và tác dụng tích cực. Hầu hết các bạn học sinh đều cho rằng, “cắm trại”
chủ yếu là hoạt động vui chơi, bên cạnh việc dựng trại thì phần lớn là tham gia các trò
chơi. Đối với bản thân em, hoạt động cắm trại giúp em củng cố, cũng như thực hành
những kiến thức đã học, cụ thể là qua hoạt động “Dựng trại”.
Để dựng được một “Trại” đẹp như ý muốn, em cố gắng suy nghĩ vận dụng các
kiến thức được học ở các môn vào việc thực hành dựng trại. Mục tiêu của em là vận
dụng những gì được học để thiết kế và dựng được một “Trại” như mong muốn. Qua
đó, giúp các bạn học sinh khác thấy được sự liên hệ giữa lý thuyết được học và những
công việc cụ thể trong cuộc sống, từ đó giúp các bạn học sinh say mê học tập và khơi
dậy sự tìm tòi nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để dựng được một “Trại” như ý muốn, em đã thực hiện một số công việc sau:
+ Suy nghĩ, tham khảo qua mạng internet những mô hình trại đẹp, có tính nghệ


thuật cao, qua đó giúp bản thân có được những ý tưởng thiết kế trại.
+ Vẽ mô hình trại ra giấy.
+ Khi mô hình trên giấy khá hoàn hảo, em vẽ lại mô hình trên máy tính.
+ Tính toán các nguyên, vật liệu cần sử dụng.


+ Lên kế hoạch cụ thể những công việc cần làm và tổ chức thực hiện.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để đạt được kết quả như mong muốn, em đã vận dụng kiến thức của các môn
học như:
+ Môn Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm trên mạng internet; vẽ
mô hình trên máy tính.
+ Môn mỹ thuật: Vẽ mô hình trên giấy.
+ Môn Toán: tính độ dài các cây dùng dựng trại, tính số lượng cây cần sử dụng,
tính số lượng đinh, ốc,… cần sử dụng. Ứng dụng cách biểu diễn của một hình trong
không gian để vẽ mô hình trại.
+ Môn vật lý: đảm bảo các cột của trại nằm trên cùng một mặt phẳng (hầu như
hiện nay cắm trại trên sân đan), phương pháp gắn kết các mối nối để chịu lực tốt nhất.
Từ đó giúp trại cân bằng và bền hơn.
+ Môn công nghệ: cưa cây đúng độ dài như bản thiết kế; khoan các cột để bắc
ốc ở những vị trí nối.
+ Môn Giáo dục công dân: giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các bạn trong lớp, vì
để dựng được một “trại” thì một cá nhân không thể thực hiện được, mà cần sự tham gia
của tất cả các bạn trong lớp.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Quá trình em thiết kế và dựng “Trại” diện tích 4mx6m trên mặt sân đan được
thực hiện như sau:


Sau khi suy nghĩ được ý tưởng và vẽ phát thảo mô hình “trại” trên giấy khá hoàn

chỉnh; em tiếp tục sử dụng máy tính, kết hợp với cách biểu diễn hình học của một hình

0,7m

2,2m

1,8m

6m

4m

trong không gian (Hình học 11) để vẽ mô hình “trại” trên máy tính.
MÔ HÌNH “TRẠI” VẼ TRÊN MÁY TÍNH
Khi vẽ xong mô hình trại, em tiến hành tính toán độ dài và số lượng cây cần sử
dụng để dựng trại. Cụ thể:
+ Chiều rộng trại 4m: số lượng cây cần sử dụng là 5 cây (2 cây dưới sàn, 3 cây
ngang phía trên).
+ Chiều dài trại 6m: số lượng cây cần sử dụng là 5 cây (2 cây dưới sàn, 3 cây
dọc phía trên).
+ Độ cao từ mặt phẳng ngang đến mặt đất là 1,8m: số lượng cây cần sử dụng là
6 cây vừa và 2 cây nhỏ.
+ Độ cao từ đỉnh trại đến mặt đất là 2,5m. Do đó độ cao từ đỉnh đến mặt phẳng
nằm ngang (cách mặt đất 1,8m) là 0,7m: số lượng cây cần sử dụng là 3 cây.


+ Độ dài các cây xiên (sử dụng định lý Pitago để tính) khoảng 2,2m; làm tròn
2,2m: số lượng cây cần sử dụng là 6 cây (cây nhỏ).
Sau khi tính toán xong, được sự thống nhất của giáo viên chủ nhiệm và các bạn
trong lớp. Nhờ Thầy chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bạn trong lớp mà

số lượng cây cần sử dụng nhanh chóng được tập hợp đủ. Khi số lượng cây đã đủ, em
và các bạn tiến hành chuẩn bị trước một số công việc để việc dựng trại được thực hiện
nhanh chóng. Cụ thể:
+ Chúng em thực hiện 3 khung ngang của trại.

+ Ở vị trí nối giữa các cây, chúng em sử dụng khoan để khoan, sau đó dùng ốc,
tắc ke vặn lại cho chắc (để thuận tiện trong di chuyển khung trại, chúng em không vặn
chặt).


+ Vì trại được dựng trên mặt sân đan, không thể chôn chân cột xuống được. Vận
dụng các kiến thức về toán học, vật lý đã được học; chúng em sử dụng 4 cây (2 cây
4m, 2 cây 6m) tạo thành khung hình chữ nhật, và bắc các chân cột vào hình chữ nhật
này, giúp trại được vững chắc trên nền đan (việc bắc các chân cột vào hình chữ nhật

0,7m

2,2m

1,8m

6m

4m

được thực hiện khi tiến hành dựng trại.

+ Để trại thêm vững chắc, em sử dụng thêm 3 cây 6m trên phần nóc trại, và
thêm các cây liên kết ở góc vuông (nét đậm) để tăng khả năng liên kết và chịu lực. Để
đảm bảo tính thẩm mĩ nên em chọn các cây liên kết tạo thành hình tam giác vuông cân.

Sau khi mọi thứ được chuẩn bị xong. Đến lúc dựng “trại”, chúng em thực hiện
theo các bước sau:
+ Dựng 3 khung ngang của trại (nhờ 6 bạn đứng ngay vị trí 6 cột).
+ Bắt chân cột vào 4 cây ngang trên mặt đất (khung chân hình chữ nhật).
+ Bắt 3 cây 6m phía trên nóc trại.


 Việc dựng trại cơ bản hoàn thành phần khung, các chi tiết che mái che, trang
trí được các bạn chuẩn bị sẵn.

MÔ HÌNH TRẠI SAU KHI DỰNG XONG PHẦN KHUNG

Việc thiết kế và thực hiện phần cổng trại cũng được thực hiện theo qui trình
tương tự.


MÔ HÌNH TRẠI SAU KHI HOÀN CHỈNH
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Tình huống em đặt ra, tuy không giải quyết được vấn đề lớn trong cuộc sống,
nhưng lại có nhiều ý nghĩa tích cực và thiết thực. Từ ý tưởng và vận dụng các kiến
thức đã học ở các môn để dựng được một “trại” hoàn chỉnh đã giúp em và các bạn học
sinh thấy được sự liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.
Bên cạnh để thực hiện được mô hình trại như thế, chúng em đã cùng nhau làm
việc rất tích cực, qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm; giúp các
em hiểu nhau hơn, cùng giúp nhau tiến bộ.


Đồng thời với tư tưởng như thế, cũng đã giúp em thiết kế và tự đóng cho mình
bàn học, tủ, giá để tập sách; cũng như giúp gia đình sữa nhà; dựng trại để canh ruộng
hoa màu, canh các ao nuôi cá,…

Việc giải quyết tình huống trên sẽ là bước đầu để các em tiếp tục vận dụng những
kiến thức đã học để giải quyết những tình huống trong thực tiễn có ý nghĩa to lớn hơn,
thiết thực hơn, hiệu quả hơn.



×