Tải bản đầy đủ (.pdf) (299 trang)

Đặc điểm văn hóa lịch sử trong kiến trúc đình, chùa nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.01 MB, 299 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------PHẠM ANH DŨNG

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ TRONG
KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh –2005.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------PHẠM ANH DŨNG

ĐẶCĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ TRONG
KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ
Chuyên ngành: Kiến trúc công trình .
Mã số : 62.58. 01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS.KTS. NGUYỄN KHỞI.



Thành phố Hồ Chí Minh –2005.


LỜI CAM ĐOAN :
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án:

Phạm Anh Dũng.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài : ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận án : ................................................................................ 2
3. Ýnghóa khoa học và thực tiễn của luận án :............................................... 3
CHƯƠNG 1 : ...................................................................................................... 5
TỔNG QUAN ..................................................................................................... 5
TÀI LIỆU VÀ THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA VIỆT NAM ........ 5
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ........................... 5
1.1.1 Khái quát phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu liên quan đến đề tài : .............................................................. 5
1.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại qua các công trình nghiên cứu tiêu
biểu liên quan đến đề tài :...................................................................... 8
1.2 Kiến trúc đình, chùa truyền thống Việt Nam trong tiến trình lòch sử :
.................................................................................................................... 9
1.2.1 Đình, chùa Việt Nam thời dựng nước và thònh đạt phong kiến : .. 9
1.2. 2 Đình, chùa Việt Nam thời kỳ phong kiến suy thoái : ................. 12

1.2. 3 Đình, chùa Việt Nam dưới triều đại phong kiến cuối cùng : ..... 14
1.3 Khái quát kiến trúc đình và chùa giữa các miền tại Việt Nam : ....... 16
1.3.1 Kiến trúc đình, chùa Bắc Bộ : ..................................................... 16
1.3.2 Kiến trúc đình, chùa Trung Bộ : .................................................. 17
1.3.3 Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : .................................................... 18
1.4 Phân kỳ lòch sử kiến trúc đình , chùa Nam Bộ : ................................. 21
1.4.1 Giai đoạn hình thành vùng văn hóa Nam Bộ: ............................. 21
1.4.2 Giai đoạn văn hóa Đại Nam (Tây Sơn & Nguyễn) : ................... 26
1.4.3 Giai đoạn giao lưu văn hóa phương Tây : .................................. 29
1.5 Phân loại kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : ........................................... 41
1.5.1 Nhận dạng chung : ....................................................................... 41
1.5.2 Loại hình kiến trúc đình, chùa người Việt tại Nam Bộ :............ 42
1.5.3 Loại hình kiến trúc đình, chùa gốc Hoa và Kh’mer tại Nam Bộ :
.............................................................................................................. 43
CHƯƠNG 2....................................................................................................... 47
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 47
KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM
VÀ NAM BỘ .................................................................................................... 47
2.1 Đối tượng nghiên cứu : ....................................................................... 48
2.1.1 Văn hóa truyền thống Việt Nam – Nguồn cội lòch sử của các
vùng văn hóa Bắc, Trung, Nam Bộ ..................................................... 48
2.1.2 Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ : .............................................. 60


2.1.3 Kiến trúc đình, chùa – bộ phận văn hóa tiêu biểu của vùng văn
hóa Nam Bộ: ......................................................................................... 71
2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án : ...................................... 77
2.2.1 Phạm vi nghiên cứu : ................................................................... 77
2.2.2 Khu vực nghiên cứu : ................................................................... 78
2.2.3 Thời khoảng nghiên cứu : ............................................................ 78

2.3 Phương pháp nghiên cứu : .................................................................. 79
2.3.1 Phương pháp điều tra hiện trạng : ............................................... 79
2.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: ................................................ 79
2.3.3 Phương pháp lòch sử - logic:......................................................... 79
CHƯƠNG 3....................................................................................................... 81
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 81
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ VÀ PHẢN ÁNH VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG QUA KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ ................................... 81
3.1 Đặc điểm văn hóa - lòch sử biểu hiện qua hình thức kiến trúc đình,
chùa Nam Bộ : .......................................................................................... 81
3.1.1 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua quy họach đình, chùa Nam Bộ :
.............................................................................................................. 81
3.1.2 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua hình thức kiến trúc đình, chùa
Nam Bộ ................................................................................................. 90
3.1.3 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua giải pháp kết cấu đình, chùa
Nam Bộ : ............................................................................................ 108
3.2 Đặc điểm nội hàm kiến trúc đình , chùa trong bối cảnh không gian
văn hóa lòch sử Nam Bộ : ...................................................................... 116
3.2.1 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính kế thừa lòch sử
trong đình , chùa Nam Bộ : (Xem SĐ 3.1) ......................................... 116
3.2.2 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính tích hợp văn hoá
trong đình, chùa Nam Bộ : (Xem SĐ 3.2) .......................................... 126
3.2.3 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính tiến triển thời đại
trong đình, chùa Nam Bộ : .................................................................. 139
3.3 Đặc điểm văn hóa truyền thống Việt Nam phản ánh qua kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ : ............................................................................... 142
3.3.1 Văn hóa nhận thức phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ:
............................................................................................................ 142
3.3.2 Văn hóa tổ chức cộng đồng phản ánh qua kiến trúc đình, chùa
Nam Bộ: .............................................................................................. 150

3.3.3 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên phản ánh qua kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ: ............................................................................ 154
CHƯƠNG 4..................................................................................................... 163


BÀN LUẬN VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ĐẶC
ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ CỦA KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA NAM BỘ
TRONG PHÁT TRIỂN................................................................................... 163
4.1 Gìn giữ bản sắc văn hóa với vấn đề bảo tồn di sản kiến trúc đình,
chùa Nam Bộ: ....................................................................................... 163
4.1.1 Văn hóa vật thể trong di tích kiến trúc đình , chùa Nam Bộ : .. 163
4.1.2 Văn hóa phi vật thể trong kiến trúc đình , chùa Nam Bộ ......... 168
4.2 Phát huy bản sắc văn hóa kiến trúc đình, chùa Nam Bộ ngày nay qua
công tác bảo tồn : ................................................................................... 172
4.2.1 Bảo tồn văn hóa kiến trúc đình chùa Nam Bộ - góp phần phát
huy bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam : ......................................... 172
4.2.2 Chọn lựa phương pháp bảo tồn quyết đònh mức độ tồn tại các
yếu tố bản sắc văn hóa Việt Nam : .................................................... 173
4.3 Chính sách , biện pháp quản lý, tu bổ và hoạt động của đình chùa :
................................................................................................................ 175
4.3.1 Chính sách đối với kiến trúc đình chùa : ................................... 175
4.3.2 Biện pháp quản lý, tu bổ : ......................................................... 175
4.3.3 Hoạt động trong di tích kiến trúc đình chùa : ............................ 176
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 180
1.Kết luận : ................................................................................................. 180
2. Kiến nghò : .............................................................................................. 182
Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án.
Danh mục tài liệu tham khảo .
Phụ lục .



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

SD 2.1 : Khái niệm văn hóa.
1p*
SD 2.2 : Mối quan hệ văn hóa với lòch sử.
1p
SD 2.3 : Quan hệ cội nguồn giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
2p
SD 2.4 : Quá trình hình thành và phát triển văn hóa.
2p
SD 2.5 : Hệ thống cấu trúc văn hóa Việt Nam.
3p
SD 2.6 : Sự hình thành các dân tộc Việt Nam.
3p
SD 2.7 : Sự hình thành nhận thức Âm-Dương.
4p
SD 2.8 : Hai con đường phát triển của nhận thức Âm-Dương.
4p
SD 2.9 : Từ Tam Tài đến Ngũ Hành.
5p
SD 2.10: Từ Âm-Dương đến Tam Tài.
5p
SD 2.11: Đặc điểm đất đai, lãnh thổ, dân cư Nam Bộ.
5p

SD 2.12: Đặc điểm tự nhiên khí hậu vùng văn hóa Nam Bộ.
6p
SD 2.13: Đặc điẻm chính trò, kinh tế vùng văn hóa Nam Bộ.
6p
SD 2.14: Đặc điẻm tập quán, phong tục vùng văn hóa Nam Bộ.
6p
SD 2.15: Đặc điẻm hình thành vùng văn hóa Nam Bộ.
7p
SD 2.16: Biến thể văn hóa Nam Bộ.
7p
SD 2.17: Kiến trúc đình, chùa – Bộ phận tiêu biểu vùng văn hóa Nam Bộ.7p
SD 2.18: Các hình thức giao lưu văn hóa.
8p
SD 3.1: Đặc điểm văn hóa biểu hiện tính kế thừa lòch sử trong đình chùa
NB.9p
SD 4.1 : Liên hệ nội dung và hình thức, giữa toàn thể và bộ phận.

_______________________________

10p


1p* : Trang số 1 của phần PHỤ LỤC.

DANH MỤC HỌA ĐỒ
Họa đồ

Tên họa đồ

Trang


1. Họa đồ 1.1a : Mặt bằng ,MĐ,MC chùa Phổ Minh.
2. Họa đồ 1.1b : Mặt bằng điển hình chùa Nam.
3. Họa đồ 1.2a : Mặt bằng chùa Phổ Minh.
4. Họa đồ 1.2b : Mặt bằng đình Yên Sở.
5. Họa đồ 1.2c : Thành Qui (Bát quái).
6. Họa đồ 1.3a : Chùa Diên Hựu và Liên Hoa đài
7. Họa đồ 1.3b : Mặt bằng đình Chu Quyến.
8. Họa đồ 1.3c : Mặt bằng đình Đình Bảng.
9. Họa đồ 2.1a : Bản đồ hành chính Nam Kỳ Lục Tỉnh.
10. Họa đồ 2.1b : Đại Nam Nhất thống Toàn Đồ.
11. Họa đồ 2.1c : Sài Gòn – Chợ Lớn.
12. Họa đồ 2.2a : Trung Hoa thời Chu.
13. Họa đồ 2.2b : Không gian văn hóa Việt Nam.
14. Họa đồ 3.1a : Sơ đồ tương quan vò trí đình chùa trong khu dân cư.
15. Họa đồ 3.1b : Nhà ba gian (chữ Đinh).
16. Họa đồ 3.2a : Mặt bằng đình Trường Thọ – Năm gian.
17. Họa đồ 3.2b : Mặt bằng phức hợp .
18. Họa đồ 3.3a : Mặt bằng hình chữ Nhất.
19. Họa đồ 3.3b : Mặt bằng hình chữ Nhò .
20. Họa đồ 3.3c : Mặt bằng hình chữ Tam .
21. Họa đồ 3.3d : Mặt bằng hình chữ ‘L’ .
22. Họa đồ 3.4a : Mặt bằng lầu chùa Vónh Nghiêm.
23. Họa đồ 3.4b : Mặt bằng trệt chùa Vónh Nghiêm.
24. Họa đồ 3.5a : Nội thất hướng nội của đình chùa Nam Bộ .
25. Họa đồ 3.6a : Nội thất hướng thượng thuộc VH trọng dương
26. Họa đồ 3.7a : Mặt bằng tháp Chàm Mỹ Sơn.
27. Họa đồ 3.7b : Mặt bằng vuông dạng Ngũ Hành.
28. Họa đồ 3.7c : Phân bố không gian sử dụng của kiến trúc Đình và Chùa.
29. Họa đồ 3.8a : Mặt bằng điển hình đình Bắc.

30. Họa đồ 3.8b : Mặt bằng điển hình đình Nam.
31. Họa đồ 3.8c : Mặt bằng điển hình chùa Bắc.

11p
11p
12p
12p
12p
13p
13p
13p
14p
14p
14p
15p
15p
16p
16p
17p
17p
18p
18p
18p
18p
19p
19p
20p
21p
22p
22p

22p
23p
23p
23p


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

CHƯƠNG I :
Hình1.1 : Đình chùa Việt Nam thời thònh đạt phong kiến Đinh –Lê
1.1a : Chùa Dâu.
1.1b : Cột khắc kinh.
1.1c : Chùa Kiến Sơ.
Hình1.2 : Đình chùa Việt Nam thời thònh đạt phong kiến – Lý-Trần
1.2a : Liên Hoa đài.
1.2b : Chùa Láng.
1.2c : Tháp Huệ Quang – Yên Tử.
1.2d : Chùa Kim Liên.
Hình 1.4 : Đình chùa Việt Nam thời thònh đạt phong kiến – Hậu Lê-Mạc
1.4a : Chùa Bối Khê.
1.4b : Đình Lỗ Hạnh.
1.4c : Đình Phù Lưu.
1.4d : Đình Yên Sở.
1.4e : Đình Tây Đằng.
1.4f : Đình Chu Quyến.
Hình 1.5 : Đình chùa Việt Nam thời phong kiến suy thoái Trònh-Nguyễn
1.5a : Chùa Bút Tháp.

1.5b : Chùa Keo.
1.5c : Chùa Thầy.
1.5d : Chùa Thập Tháp.
1.5e : Chùa Trấn Quốc.
1.5f : Chùa Thiên Mụ.
Hình 1.6 : Đình chùa Nam Bộ trước năm 1698
1.6a : Đình Thông Tây Hội.
1.6b : Chùa Long Thiền.
1.6c : Chùa Bửu Phong.
1.6d : Chùa Đại Giác.
1.6e : Chùa Tam Bảo – Hà Tiên.
Hình 1.7 : Đình Nam Bộ từ 1698 đến khởi nghóa Tây Sơn
1.7a : Đình Nguyễn Hữu Cảnh – Đồng Nai.

Trang

24p

25p

26p

27p

28p

29p


1.7b : Đình Tân Lân – Đồng Nai.

Hình 1.8 : Chùa Nam Bộ từ 1698 đến khởi nghóa Tây Sơn
1.8a : Chùa Giác Lâm.
1.8b : Chùa Hội Khánh.
1.8c : Chùa Huê Nghiêm – Thủ Đức.
1.8d : Chùa Phước Tường – Thủ Đức.
1.8e : Chùa Từ Ân.

30p

Hình 1.9 : Đình chùa Nam Bộ triều Tây Sơn
1.9a : Đình Minh Hương – Gia Thạnh.
1.9b : Chùa Hội Sơn.
1.9c : Chùa Phụng Sơn (chùa Gò).
1.9d : Chùa Châu Thới.

31p

Hình 1.10 : Đình Nam Bộ triều Nguyễn (I)
1.10a : Đình Bình Hòa.
1.10b : Đình Thắng Tam.
1.10c : Đình Mỹ Phước - An Giang.

32p

Hình 1.11 : Đình Nam Bộ triều Nguyễn (II)
1.11a : Đình Gia Lộc - Tây Ninh.
1.11b : Đình Bình Đông.
1.11c : Đình Phú Nhuận.
1.11d : Đình Bình Thủy - Cần Thơ.


33p

Hình 1.12 : Chùa Nam Bộ triều Nguyễn (I)
1.12a : Chùa Vónh Tràng – Tiền Giang.
1.12b : Chùa Giác Viên.
1.12c : Chùa Thanh Trước – Tiền Giang.

34p

Hình 1.13 : Chùa Nam Bộ triều Nguyễn (II)
1.13a : Chùa Tam Bảo – Kiên Giang.
1.13b : Chùa Tây An – An Giang.
1.13c : Chùa Tiên Châu – Vónh Long.

35p

Hình 1.14 : Đình Nam Bộ – Giao lưu văn hóa phương Tây
1.14a : Đình Hiệp Ninh – Tây Ninh.
1.14b : Đình Mỹ Lộc – Long An.
1.14c : Đình Bình Chánh .
1.14d : Đình Dương Đông – Phú Quốc.
1.14e : Đình Phong Phú.
1.14f : Đình Đông Phú.

36p

Hình 1.15 : Chùa Nam Bộ – Giao lưu văn hóa phương Tây(I)

37p



1.15a : Chùa Phú Thạnh – An Giang.
1.15b: Chùa Viên Giác – BT.
1.15c : Chùa Phi Lai-Tam Bảo – An Giang.
1.15d : Chùa Hùng Long – Phú Quốc.
Hình 1.16 : Đình-chùa Nam Bộ – Giao lưu văn hoá Phương Tây.(II)
1.16a: Chùa Phước Hải – Ngọc Hoàng.
1.16b : Chùa Hội Linh – Cần Thơ.
1.16c : Chùa Phật Ân – Tiền Giang.
1.16d : Chùa Giác Hải.
1.16e : Đình Tân Hòa .

38p

Hình 1.17 : Chùa Nam Bộ giai đoạn Việt Nam bò chia cắt hai miền(I)
1.17a : Chùa n Quang.
1.17b : Chùa Đại Tòng Lâm- Đồng Nai.
1.17c : Chùa Nam Thiên Nhất Trụ.
1.17d : Chùa Xá Lợi.
1.17e : Chùa Phổ Minh – Kiên Giang.
1.17f : Chùa Phật Tích Tòng Lâm – Đồng Nai.

39p

Hình 1.18 : Chùa Nam Bộ giai đoạn Việt Nam bò chia cắt hai miền (II)
1.18a : Chùa Vónh Nghiêm.
1.18b : Chùa Phước Viên .
1.18c : Chùa Thiên Quang.
1.18d : Chùa An Lạc.
1.18e : Chùa Ưu Đàm.


40p

Hình 1.19 : Chùa Nam Bộ sau ngày thống nhất đất nước
1.19a : Thiền Viện Thường Chiếu.
1.19b : Chùa Huệ Nghiêm.
1.19c : Chùa Đònh Lâm.
1.19d : Chùa Bạch Liên.

41p

Hình 1.20 : Đình chùa Nam Bộ sau 1986
1.20a : Ni viện Thiện Hòa- Đồng Nai.
1.20b : Chùa Từ Hiếu.
1.20c : Chùa Bửu Liên.

42p

Hình 1.21 : Mặt đứng đình chùa Việt – Hoa – K’mer
1.21a : Mặt đứng đình chùa Việt.
1.21b : Nội thất đình chùa Việt.
1.21c : Mặt đứng chùa Hoa.
1.21d : Nội thất chùa Hoa.

43p.


1.21e : Mặt đứng chùa K’mer.
1.21f : Nội thất chùa K’mer.
CHƯƠNG II :

Hình 2.1 : Văn hóa nhận thức
2.1a : Biểu tượng âm dương trên trống đồng.
2.1b : Tranh ngũ hổ.
2.1c : Hai biểu trưng văn hóa trọng âm và trọng dương.
Hình 22 : Biểu trưng hai loại hình văn hóa
2.2a : Giao hòa tín ngưỡng đòa phương…
2.2b : Hoa văn trên rìu Đông Sơn.
2.2c : Bảo tàng lòch sử – Hà Nội.
Hình 2.3 : Văn hóa tổ chức cộng đồng (Tổ chức đời sống cá nhân)
2.3a : Cột đá chùa Dạm.
2.3b : Hát tuồng.
2.3c : Lễ hội làng.
2.3d : Thành Hoàng đình.
2.3e : Trống đồng.
2.3f : Lúa nước.
Hình 2.4 : Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội –(Giao lưu văn hóa)
2.4a : Chùa Tây An.
2.4b : Kiến trúc hiện đại.
2.4c : Chùa Vónh Tràng.
Hình 2.5 : Giá trò thời gian văn hóa trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ.
2.5a : Đình Thông Tây Hội.
2.5b : Chùa Bửu Phong.
2.5c : Đình Phú Nhuận.
2.5d : Chùa Giác Lâm.
Hình 2.6 : Giá trò không gian văn hóa trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ
2.6a : Chùa Giác Viên.
2.6b : Chùa Phú Thạnh.
2.6c : Đình Đông Phú.
2.6d : Chùa Phụng Sơn.
Hình 2.7 : Kết cấu khung kèo gỗ Nam Bộ.

2.7a : Khung kèo gỗ .
2.7b : Gác kèo.

44p

45p

46p

47p

48p

49p

50p

CHƯƠNG III :
Hình 3.1: Tương quan vò trí đình chùa trong khu dân cư

51p


3.1a : Kiến trúc đình trong lòng khu phố.
3.1b : Kiến trúc chùa trong ‘rừng’ cây xanh.
Hình 3.2 : Cảnh quan đình chùa
3.2a : Bến đò đình Bình Đông.
3.2b : Cây xanh chùa hiện đại.
3.2c : Cây xanh ‘khiêm tốn’ tại mộ tháp .
3.2d : Thiên tỉnh chùa Giác Lâm.

Hình 3.3 : Các bộ phận kiến trúc ngoại thất chùa Nam Bộ

52p

53p

3.3a : Cổng Nhò Quan.
3.3b : Cổng Tam Quan.
3.3c : Ba kiểu mộ tháp Bắc-Trung-Nam.
Hình 3.4 : Mặt đứng điển hình đình chùa Nam Bộ
3.4a : MĐ chùa cổ – Giác Viên.
3.4b : MĐ đình Chu Quyến.
3.4c : MĐ chùa hiện đại – n Quang.

54p

Hình 3.5 : Trang trí nội thất đình chùa cổ Nam Bộ .
3.5a : Độc bàn – chùa Giác Lâm.
3.5b : Bao lam – chùa Giác Viên.
3.5c : Chi tiết chạm lộng – đình Tân Lân.
3.5d : Hoành phi – đình Phú Nhuận.
3.5e : Liễng đối.
3.5f : Thần vò – đình Đức Thắng.

55p

Hình 3.6 : Nghệ thuật tạo hình chùa Nam Bộ.
3.6a : Tượng tổ Hải Tònh – chùa Giác Viên.
3.6b : Lư hương – chùa Giác Viên.
3.6c : Tượng thờ theo phong cách người Nam Bộ.

3.6d : Tượng thờ mang tính chất động.

56p

Hình 3.7 : Phong cách cách tân và nội thất của phong cách hiện đại
3.7a : Phong cách cách tân đầu tk.XX.
3.7b : Mái dốc BTCT hiện đại.
3.7c : nh sáng chan hòa trong nội thất hiện đại.
3.7d : Chân cột đá mài chùa Ưu Đàm.
3.7e : Trang trí tượng thờ trong tủ kính.

57p

Hình 3.8 : Trang trí nội thất đình chùa hiện đại
3.8a : Bao lam BTCT hiện đại – chùa An Lạc.
3.8b : Thư pháp hiện đại.
3.8c : Hoành phi ‘cuốn thư’ BTCT hiện đại – chùa Bửu Liên.

58p


3.8d : Kiến trúc đầu tk.XX.
3.8e : Chân cột ‘giả’ bằng thạch cao – chùa Bửu Liên
Hình 3.9 : Biến thể hệ kết cấu đình chùa Nam Bộ
3.9a : Bộ khung sườn thuần gỗ .
3.9b : Khung sườn gỗ kết hợp tường cột gạch.
3.9c : Bộ khung sườn giả gỗ.
3.9d : Cột gạch hành lang.
Hình 3.10 : Giải pháp bao che kiến trúc đình chùa Nam Bộ
3.10a : Vách ‘bổ kho’ và vách ‘lụa’.

3.10b : Vách ‘chấn song’.
3.10c : ‘Thảo bạt’ BTCT – đình Phong Phú.
3.10d : Ngói ‘máng xối’.
3.10e : Ngói ‘mũi hài’.

59p

60p

Hình 3.11 : Giải pháp kết cấu và bao che phổ biến Nam Bộ
61p
3.11a : Bộ khung sườn ‘đâm trính- cột kê’ Nam Bộ.
3.11b : Một số hình thức mái ngói đình chùa Nam Bộ.
3.11c : Tán đá chân đế cao.
Hình 3.12 : Tương quan kiến trúc đình chùa với bao cảnh xung quanh
62p
3.12a : Cây xanh và thiên nhiên làm tăng vẽ đẹp kiến trúc Đình.
3.12b : Kiến trúc Chùa hòa hợp với thiên nhiên.
3.12c : Kiến trúc Chùa tạo sinh động cho cảnh.
Hình 3.13 : Tính kế thừa lòch sử trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ
63p
3.13a : Góc mái cong được thay bằng góc mái thẳng.
3.13b : Nền đình chùa Nam Bộ được ‘tôn’ rất cao.
3.13c : Ngói mũi hài được thay bằng ngói máng xối.
Hình 3.14 : Kế thừa lòch sử trong cấu tạo và vật liệu kiến trúc
64p
3.14a : Tán đá vuông , cột tròn.
3.14b : Các loại hình tán đá kê cột.
3.14c : Cây Đòn Dông.
3.14d : Hiên chùa (Thông hành).

Hình 3.15: Kế thừa lòch sử trong chi tiết kiến trúc
65p
3.15a : “Khu đó” (Đầu hồi).
3.15b : Đầu hồi.
3.15c : “Lưỡng long chầu nguyệt”.
3.15d : Tấn nền bằng đá Ong.
3.15e : Nền lát gạch tàu.
3.15f : Cửa ‘Thượng song hạ bản’.
Hình 3.16 : Kế thừa lòch sử trong phương thức kết cấu
66p


3.16a : Kết cấu khung sườn gỗ đình chùa Bắc Bộ.
3.16b : Kết cấu gỗ Trung Bộ.
3.16c : Kết cấu gỗ Nam Bộ.
3.16d : Mối liên kết mộng Nam Bộ.
3.16e : Mối giao kèo tại vò trí tứ trụ.
Hình 3.17 : Tích hợp văn hóa với bản đòa(I)
3.17a : Tượng Ngũ Hành Nương Nương.
3.17b : Đòa Mẫu.
3.17c : Linga – Yoni.
3.17d : “Trổng cối” tại “Khu đó”.
3.17e : Miễu vuông (Miễu Bà).
Hình 3.18 : Tích hợp văn hóa với bản đòa (II)
3.18a : Nhà sàn ở An Giang.
3.18b : Non bộ và hồ nước – chùa Giác Lâm.
3.18c : Ngói và diềm ngói Óc Eo.
3.18d : Hoa văn gốm Óc Eo.
3.18e : Ngói máng xối.
Hình 3.19 : Tích hợp văn hóa với bản đòa (III).

3.19a : Trang trí gốm sứ – chùa Long Thiền.
3.19b : Thần Mặt trời (Gốm sứ).
3.19c : Sóng nước cách điệu.
3.19d : Chạm lộng theo dạng thức hiện thực cụ thể.
3.19e : Một số họa tiết cách điệu trừu tượng.
Hình 3.20 : Tích hợp văn hóa với bản đòa (IV).
3.20a : Chi tiết Hoa trên chùa Việt.
3.20b : Chi tiết Việt trên chùa Hoa.
3.20c : Chi tiết K’mer trên chùa Việt.
3.20d : Cột cờ.
3.20e : Kiến trúc Việt-La-Hy.
3.20f : Kiến trúc Việt-K’mer-Chăm.
3.20g : Vòm ‘củ hành’ chùa Tây An.
Hình 3.21 : Tích hợp văn hóa với phương Tây
3.21a : Kiến trúc theo trường phái Art Nouveau.
3.21b : Không gian nội thất theo trường phái Bauhaus.
3.21c : Nét thanh thoát trong kiến trúc hiện đại.
3.21d : Nối kèo kiểu trang trí hình thức.
Hình 3.22 : Tiến triển thời đại – Biến thể bộ khung sườn
3.22a : Bộ khung sườn thuần gỗ.

67p

68p

69p

70p

71p


72p


3.22b : Bộ khung sườn BTCT giả gỗ.
3.22c : Bộ khung sườn BTCT trong chùa lầu.
Hình 3.23 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1954-1975
3.23a : Đình Phong Phú.
3.23b : Chùa Vónh Nghiêm.
3.23c : Chùa n Quang.
3.23d : Chùa Xá Lợi.

73p

Hình 3.24 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1975 đến nay(I)
3.24a : Bao lam BTCT chùa Bửu Liên.
3.24b : Bao lam BTCT chùa An Lạc.
3.24c : Bệ thờ BTCT .
3.24d : Trang trí ngoại thất giả cổ.
3.24e : Phù điêu BTCT.

74p

Hình 3.25 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1975 đến nay (II)
3.25a : Ni viện Thiện Hòa.
3.25b : Chùa Lâm Tế.
3.25c : Đình Mỹ Lộc.
3.25d : Thiền viện Thường Chiếu.

75p


Hình 3.26 : Phản ánh văn hóa nhận thức và ứng xử
3.26a : Bày trí kiểu Đông bình,Tây quả.
3.26b : Tượng thần Nhật Nguyệt.
3.26c : Tán đá chân đế cao.
3.26d : Hiên chùa Giác Viên.
3.26e : Mộ tháp chân đế cao, 6 cạnh.

76p

Hình 3.27 : So sánh mặt bằng bố trí đình, chùa Bắc và Nam Bộ
3.27a : Võ ca.
3.27b : Tháp thờ cốt.
3.27c : Bình Phong Thần Hổ.

77p


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu

Tên bảng biểu

Trang

1. BẢNG BIỂU SỐ 1: PHÂN LOẠI THEO THỰC TRẠNG KỸ THUẬT VÀ KHẢ
NĂNG DUY TRÌ CỦA DI TÍCH,

78p


2. BẢNG BIỂU SỐ 2: LIỆT KÊ DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
ĐÌNH THẦN TIÊU BIỂU TẠI NAM BỘ THEO THỨ TỰ
THỜI GIAN XUẤT HIỆN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH NAM BỘ.
79p

3. BẢNG BIỂU SỐ 03: LIỆT KÊ DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
CHÙA PHẬT TIÊU BIỂU TẠI NAM BỘ THEO THỨ TỰ
THỜI GIAN XUẤT HIỆN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH NAM BỘ.
81p

4. BẢNG BIỂU SỐ 04: PHƯƠNG CÁCH “QUY HOẠCH” CHÙA THEO THUẬT
PHONG THỦY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA.

86p

5. BẢNG BIỂU SỐ 05: MỘT SỐ DI CHỈ KHẢO CỔ TIÊU BIỂU TẠI ĐẤT GIA
ĐỊNH CÓ SỰ KẾT HP GIỮA KIẾN TRÚC VÀ HỒ
NƯỚC.
88p

6. BẢNG BIỂU SỐ 06: CÁC KIẾN TRÚC ĐÌNH CHÙA LÀ ĐỐI TƯNG BẢO
TỒN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.

91p


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :

Văn hóa lòch sử là một trong những đặc điểm quan trọng nhất tạo nên nét
đặc thù kiến trúc Việt Nam . Trên thực tế , với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam
đương đại , chúng ta đã có rất nhiều thành tựu thẩm mỹ rất đáng tự hào, nhưng
trên bình diện rộng, kiến trúc Việt Nam hiện nay ngày càng xa rời nét đặc thù
văn hóa Việt . Một số ít nhà thiết kế kiến trúc chỉ mới dừng ở tư duy thẩm mỹ
hình thức , chưa nhận chân đầy đủ nét đẹp văn hóa tinh thần cần phải có trong
sáng tác kiến trúc . Hoặc sâu xa hơn, chúng ta chưa hệ thống được những lý luận
mang tính thực tiễn hằn sâu dấu ấn văn hóa dân tộc trong kiến trúc để từ đó làm
cơ sở nhận đònh , phê phán chính xác các loại hình kiến trúc hiện đang tồn tại.
Đó cũng là một trong các lý do trong thời gian khá dài , chúng ta chưa thể khẳng
đònh đầy đủ được đâu là nét đẹp nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa Việt Nam thể
hiện qua kiến trúc . Càng khó khẳng đònh hơn khi vùng văn hóa ấy thuộc Nam
Bộ, một vùng đất có nhiều biến động về mặt văn hóa, xã hội .
Việc hệ thống lại các đặc điểm văn hóa lòch sử làm cơ sở cho việc xác
đònh nét đặc thù văn hóa truyền thống là rất cần thiết . Tuy chúng ta đã có
nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa lòch sử Việt Nam, nhưng chưa có nghiên
cứu nào phân tích, đánh giá sâu sắc về các đặc điểm văn hóa lòch sử hiện hữu
trong bản thân công trình kiến trúc Việt Nam.
Trong mảng kiến trúc Nam Bộ , hai loại hình kiến trúc đình và chùa có
thể được xem là hai đặc trưng tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa , văn minh tại đây .
Chúng tồn tại lâu dài nhất so với các loại hình kiến trúc khác. Hơn thế nữa ,
đình và chùa là hai loại hình kiến trúc phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân ,
do đó nét đẹp văn hóa càng đậm đà hơn so với các loại hình kiến trúc khác .
Chính vì vậy , tác giả đã chọn đề tài là : “ Đặc điểm văn hóa lòch sử trong
kiến trúc đình , chùa Nam Bộ ”, nhằm tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc , từ đó


2
hệ thống lại các đặc điểm văn hóa tiềm tàng trong kiến trúc thuộc vùng đất đặc
thù Nam Bộ thông qua các tư liệu, hình ảnh điều tra hiện trạng và cơ cấu tổ

chức đình, chùa tại đây . Những nghiên cứu này sẽ là đóng góp chung cho sự
phát triển kiến trúc truyền thống của cả nước . Nhất là , qua đây , hệ thống lại
các tiền đề cần có cho việc thiết kế , bảo tồn , xây dựng , lý luận , phê bình các
loại hình kiến trúc mang tính truyền thống tại Nam Bộ.
2. Mục tiêu của luận án :
Qua mỗi thời kỳ lòch sử , kiến trúc là vật thể khắc họa rõ nét nhất trình độ
thẩm mỹ , kỹ thuật tạo tác cũng như nét đẹp văn hóa của người dân đương thời .
Phong thái nghệ thuật đòa phương được diễn tả khá rõ nét qua kiến trúc , nó trở
thành nét đẹp truyền thống đặc trưng từng vùng , nhưng vẫn mang đậm bản sắc
văn hóa chung của dân tộc. Riêng tại Nam Bộ , nét đẹp văn hóa dân tộc một lần
nữa được phản ánh qua mảng kiến trúc đình, chùa khá đậm , xuyên suốt qua
từng thời kỳ lòch sử . Tất cả những thực tế trên đã đặt ra một số mục tiêu mà đề
tài hướng đến giải quyết nhằm góp phần xác đònh vai trò văn hóa và văn hóa
truyền thống trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ.
Mục tiêu của luận án là :
1. Xác đònh vai trò của truyền thống và bản sắc văn hóa trong kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ.
2. Xác đònh thực chất của truyền thống và bản sắc văn hóa tồn tại trong

kiến trúc đình, chùa Nam Bộ.
3. Đònh hướng thiết kế công trình kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa
mang tính truyền thống văn hóa Nam Bộ.
4. Đònh hướng bảo tồn công trình kiến trúc đình, chùa cổ tại Nam Bộ.
Từ các mục tiêu nêu trên, luận án sẽ được trình bày theo trình tự sau đây
:


3
- Tổng quan các các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên
quan đến đề tài , đồng thời, sơ bộ , điểm qua quá trình hình thành và phát triển

kiến trúc đình chùa Việt Nam trong tiến trình lòch sử dân tộc Việt.
- Xác đònh đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở khoa
học cho việc xác đònh đặc điểm văn hóa lòch sử : Phát xuất từ nguồn cội lòch sử
của văn hóa Việt Nam, các đặc trưng cơ bản của vùng văn hóa Nam Bộ và giá
trò văn hóa tiêu biểu của kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, tác giả sẽ nêu ra mối
tương quan giữa lòch sử với kiến trúc đình, chùa trong không gian văn hóa Nam
Bộ .
- Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn kiến trúc đình, chùa Nam Bộ và thông
qua những cơ sở khoa học, tác giả sẽ từng bước xác đònh các đặc điểm văn hóa
lòch sử tiềm tàng từ hình thức đến nội hàm ; từ giải pháp quy hoạch đến bố cục
kiến trúc. Từ các đặc điểm thực tế này , tác giả sẽ hệ thống lại để nêu ra các
đặc điểm mang tính qui luật tương đối ổn đònh qua các thời kỳ lòch sử và các đặc
điểm mang tính thời đại thường xuyên thay đổi trong từng thời kỳ lòch sử . Để
minh chứng cho các luận cứ vừa nêu, qua thực tế khảo cứu các công trình kiến
trúc đình, chùa còn tồn tại tại Nam Bộ, tác giả sẽ xác đònh các phản ánh văn hóa
lòch sử Việt Nam qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ , đồng thời qua đó chứng
minh dòng chảy liên tục của văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Dựa trên các luận cứ vừa đúc kết được, tác giả sẽ bàn luận về một số
đònh hướng cụ thể cho việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ, trong công tác bảo tồn.
3. Ýnghóa khoa học và thực tiễn của luận án :
- Mọi người , nhất là giới nghiên cứu khoa học , đều rất quan tâm đến
mảng văn hóa nghệ thuật, trong đó có hai loại hình kiến trúc đình, chùa . Tuy
thế , ở nhiều góc độ khác nhau , các nhà nghiên cứu , qua lăng kính chuyên môn
của mình , đã lý giải nhiều vấn đề khoa học rất sâu sắc làm cho mảng kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ, đã có nhiều kiến giải phong phú , giúp cho vò trí nghệ thuật


4
của nó ngày một thăng hoa . Tuy nhiên , đa phần các nghiên cứu trên chưa đi

sâu vào nội hàm (bản chất) của nghệ thuật kiến trúc , phần lớn còn đặc tả và lý
giải vấn đề thông qua hình thức (biểu hiện) hiện hữu bên ngoài , đôi chỗ tuy có
đề cập đến nội dung nhưng còn tản mạn , chưa đúc kết được các đặc trưng mấu
chốt của vấn đề . Qua luận án này , về mặt lý thuyết, luận án đã hệ thống lại
một số nội hàm văn hóa-lòch sử mà các công trình kiến trúc đình và chùa Nam
Bộ đã chuyển tải . Qua đó xác lập một số tiền đề lý luận và qui tắc sáng tạo
nghệ thuật kiến trúc phù hợp với vùng văn hóa Nam Bộ .
- Cũng qua công trình nghiên cứu này , về mặt thực tiển , luận án đã
góp thêm một số kiến giải cho mảng kiến trúc đình chùa Nam Bộ. Các kiến giải
này cũng là cơ sở cho công tác thiết kế kiến trúc, bảo tồn di tích đình, chùa, phù
hợp với văn hóa đòa phương Nam Bộ.
- Cùng với nền văn hóa chung , văn hóa đòa phương như những “kỳ hoa
dò thảo” điểm tô thêm cho khu vườn văn hóa dân tộc ngày càng phong phú hơn.
Bởi lẽ, mỗi vùng đất , mỗi đòa phương sẽ hun đúc nên những con người với tính
khí khác nhau , nhưng cùng hấp thụ một nền văn hóa chung của dân tộc , họ sẽ
sáng tạo ra những nét đẹp văn hóa đặc thù cho đòa phương sinh ra họ . Nét đẹp
văn hóa này sẽ được gởi vào các tác phẩm nghệ thuật mà họ sáng tác , trong đó
đặc sắc nhất vẫn là nghệ thuật kiến trúc dân gian mà đình, chùa là hai đại biểu
còn tồn tại tương đối rõ nét và phong phú nhất . Do vậy, kết quả của đề tài
nghiên cứu này sẽ xác lập các tiền đề lý luận và các qui tắc sáng tạo nghệ thuật
kiến trúc phù hợp với vùng Nam Bộ .
- Sâu sắc hơn , việc phân tích đặc điểm văn hóa lòch sử trong kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ sẽ là cơ sở cho việc xây dựng những lý luận chung về các
đặc điểm văn hóa cho mảng nghệ thuật kiến trúc Nam Bộ . Do đó , cũng có thể
xem kiến trúc đình, chùa như các đại diện để nghiên cứu trong nghệ thuật kiến
trúc Nam Bộ.


5


CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN
TÀI LIỆU VÀ THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA
VIỆT NAM
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trước tác giả đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình khoa
học có giá trò liên quan đến văn hóa đình-chùa . Nhưng mỗi nhà nghiên cứu có
một số kiến giải riêng căn cứ trên lónh vực nghiên cứu của mình . Nhờ vậy , các
kết quả có được từ các công trình khoa học ấy vừa làm phong phú thêm cho
kho tàng văn hóa nước nhà vừa là tiền đề rất tốt cho đề tài nghiên cứu của luận
án . Số lượng các công trình khoa học rất nhiều , vì phạm vi có hạn, tác giả chỉ
có thể điểm qua vài công trình tiêu biểu , xuất bản gần đây nhất :
1.1.1 Khái quát phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến đề tài :
1.1.1.1 Tác phẩm “Đình Việt Nam” của Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự ,
NXB. TP.HCM , năm 1998 [52] :
Tác phẩm nầy có thể được xem là một nghiên cứu tổng kết khá đầy đủ
về hệ thống đình Việt Nam , đặc biệt là các ngôi đình cổ đã được Bộ Văn Hóa
xếp hạng .
Tác giả đã đi từ sự kiện cơ bản là nguồn gốc phát tích ngôi đình đến kiến
trúc , điêu khắc , lễ hội … của một số đình tiêu biểu trong cả nước với nhiều hình
ảnh minh họa rất phong phú .
Đặc biệt , tác giả đã sơ bộ phân tích và đánh giá sự khác biệt cơ bản của
loại hình đình ở ba miền đất nước Việt Nam dựa trên hình thức kiến trúc , phong
cách sống của người dân đương thời từng vùng và không loại trừ cả các yếu tố
lòch sử hình thành nên xã hội lúc bấy giờ .
Trong phần lý giải kiến trúc đình qua thời gian và không gian , đây là
phần khảo cứu tỉ mỉ rất có giá trò về phương pháp luận nghiên cứu và đònh dạng



6
các loại hình đình Việt Nam. Bằng phương pháp lòch đại , tác giả đã tuần tự đưa
ra các loại hình kiến trúc cơ bản của đình trải dài theo dòng thời gian xuất hiện
của chúng. Mỗi thời khoản lòch sử xuất hiện ngôi đình , tác giả đã dẫn giải
nguyên nhân xuất hiện loại hình kiến trúc nêu trên.
Tác giả cũng đã quan tâm đến cả việc tổ chức thi công xây dựng ngôi
đình từ lúc “sơ phác” đến khi hình thành . Đây là cứ liệu khá tốt giúp chúng ta
hiểu thêm cái được và cái hạn chế có thể có trong cấu trúc một ngôi đình truyền
thống .
Trong phần “điêu khắc đình làng” , một lần nữa , tác giả đã cho chúng ta
thấy được sự khác biệt giữa các miền trong phong cách trang trí nội thất đình
làng
Nhìn chung , đây là một tác phẩm rất có giá trò về phương pháp luận
nghiên cứu khoa học , đồng thời là bộ sưu tập các hình ảnh tư liệu khá phong
phú về các vấn đề kiến-trúc , xã-hội , văn-hóa liên quan đến các ngôi đình Việt
Nam từ trước đến nay . Trong loại hình kiến trúc đình Nam Bộ , tác giả chỉ dừng
ở sự mô tả về hình thức cấu trúc, thần phả , hình thức trang trí nội thất , lễ lạc và
vài thay đổi về cấu trúc … Tuy nhiên, tác phẩm vẫn là một tiêu biểu mẫu mực
cho việc nghiên cứu các loại hình đình trong cả nước .
1.1.1.2 Tác phẩm “Chùa Việt”của Trần Lâm Biền , NXB Văn Hóa - Hà
Nội , năm 1996 [ 05] :
Tác giả rất công phu khi biên soạn tác phẩm nầy . Ông đã gắn kết ngôi
chùa với đời sống xã hội , tác giả đã viết : “ đã một thời rất dài , chùa gắn vào
cuộc sống thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp , để trở thành những mảnh
tâm hồn nhân thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề của lòch sử dân tộc”[05]. Quả
thật như thế, đây là một nhận xét rất khách quan và sâu sắc . Tác giả rất tinh tế
khi xem xét giá trò của các ngôi cổ tự từ việc phân tích lòch sử hình thành và
phát triển Phật-giáo trong lòng lòch sử xã hội Việt Nam . Từ đó ông đã khắc họa
được diễn biến của ngôi chùa Việt xuyên suốt qua các thời kỳ lòch sử , những



7
bước thăng trầm , thònh suy của nó . Đây là cơ sở cho việc đánh giá một số đặc
điểm văn hóa - hướng bố cục chung của ngôi chùa . Rất tiếc , tác giả chỉ mới
dừng lại ở nét khái quát chung nhất. Tuy nhiên , kết quả nghiên cứu cũng có thể
xem đó là cơ sở cho việc đònh vò nét đẹp văn hóa của kiến trúc chùa Việt.
1.1.1.3 Tác phẩm “Đình và đền Hà-Nội” của Nguyễn Thế Long , NXB. Văn
hóa , năm 1998 [36] :
Đây là công trình điền dã và biên soạn khá chi tiết về 172 công trình đình
đền Hà-Nội đã được xếp hạng di tích lòch sử văn hóa. Đặc biệt ở phần I , tác giả
đã khái quát toàn cảnh loại hình đình đền ở Hà-Nội , có thể xem đây là những
nét tinh hoa nghệ thuật kiến trúc truyền thống của ông cha ta còn lưu dấu lại
cho đến ngày nay . Tuy tác giả chỉ đề cập đến đình đền Hà-Nội , nhưng đã khắc
họa được toàn cảnh đình đền truyền thống Việt Nam cùng với tín ngưỡng thờ
Thần và Thành Hoàng người Việt.
Cũng qua tác phẩm này , tác giả đã mô tả được các nét khái quát của
kiến trúc đình đền truyền thống Hà-Nội , từ hướng đình , không gian bao cảnh …
đến một số chi tiết kiến trúc tiêu biểu như : cửa , đao mái , bờ giải … kể cả trang
trí nội thất và ngoại thất. Tuy chỉ là những nét khái quát , nhưng tác giả đã đúc
kết được khá rõ hình thức kiến trúc đình đền truyền thống thông qua đình đền
Hà-Nội .
1.1.1.4 Tác phẩm “Những ngôi chùa ở Nam Bộ” của Nguyễn Quảng
Tuân-Huỳnh Lứa-Trần Hồng Liên,NXBtp.HCM,năm 1994 [68].
Bằng văn phong cô đọng, các tác giả đã mô tả khái quát về kiến trúc
chùa Nam Bộ kể cả khái quát lòch sử hình thành một số ngôi chùa tiêu biểu tại
đây.
Ngoài ra , qua tác phẩm nầy còn cho chúng ta thấy được một số phong
cách xây dựng chùa khá đặc trưng như : Chùa kiểu Kh’mer , chùa kiểu Hoa ,
chùa Việt … hoặc đặc trưng “tôn giáo hòa đồng” được tìm thấy qua cách thờ tự .
Đây là hệ quả của việc giao lưu văn hóa mang tính lòch sử tại Nam Bộ . Đặc biệt



8
các truyền thuyết Phật giáo được cụ thể hóa bằng các hình tượng mang tính cách
bình dân khá phổ biến trong các chùa như : Quan m Thò Kính , Thánh Mẫu ,
Thập Điện Diêm Vương , Nhân Thần …
1.1.1.5 Tác phẩm “Đình Nam Bộ xưa và nay”, của Huỳnh Ngọc Trảng và
Trương Ngọc Tường ,NXB.Đồng Nai , năm 1997 [62] :
Như lời nói đầu tác giả đã trình bày , nhờ “có được dòp đi đây đó, dự các
lễ hội đình, trao đổi với các vò bô lão ở các thôn làng và tiếp xúc với các tài liệu
liên quan đến nghi lễ và tín ngưỡng của đình làng : sắc phong, các bản hàm ân,
văn tế, tài liệu về nghi lễ…Nói chung những gì mới thu được đã khiến chúng tôi
quyết đònh phải viết lại cuốn sách về Đình Nam Bộ“ [62]. Điều đó cho thấy dụng
công của các tác giả nhắm vào gốc tích, tổ chức, nghi lễ và tín ngưỡng của Đình
, ít đề cập đến hình thức cũng như nội hàm kiến trúc đình làng . Các tác giả đã
viết khá kỷ về các nội dung nêu trên. Đây là tư liệu rất q, rất có giá trò ; giúp
ích rất nhiều cho các nhà chuyên khảo về Đình Nam Bộ.
Trên đây là một vài tác phẩm tiêu biểu, còn nhiều tác phẩm tương tự
như trên, có liên quan đến đề tài, nhưng trong phạm vi giới hạn của luận án,
chúng tôi không thể nêu ra hết được.
1.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên
quan đến đề tài :
Qua các tác phẩm tiêu biểu như phần 1.1.1 đã sơ lược phân tích, đánh
giá…, đã cho thấy : Các tác giả tuy đôi chỗ , đã đi vào nội hàm của vấn đề văn
hóa lòch sử trong kiến trúc , nhưng mới chỉ là những nét khái quát như những
chấm phá ban đầu. Đặc biệt kiến trúc đình chùa Nam Bộ, tuy có được đề cập
đến trong một số tác phẩm, nhưng chỉ mới được nêu lên như một minh chứng
cho dòng chảy lòch sử hình thành hệ thống kiến trúc đình chùa Việt Nam .
Do phân tích rộng những mảng lớn mang tính tổng quát của đình chùa
Việt Nam, vì vậy đối với kiến trúc đòa phương như đình chùa Nam Bộ , các tác



×